Những bài giảng về hoằng pháptrụ trì - cuốn cẩm nang của nhà hoằng pháp

01/07/20184:08 SA(Xem: 9958)
Những bài giảng về hoằng pháp và trụ trì - cuốn cẩm nang của nhà hoằng pháp

NHỮNG BÀI GIẢNG VỀ HOẰNG PHÁPTRỤ TRÌ -
CUỐN CẨM NANG CỦA NHÀ HOẰNG PHÁP
Thích Nhật Đạo giới thiệu

 

Hoang-phap-va-tru-tri Tôi viết bài giới thiệu cuốn sách này khi chúng tôihuynh đệ khóa XI Cử nhân Phật học – Học viện Phật giáo Việt Nam Tp.HCM chuẩn bị Tốt nghiệp. Ra trường, có thể có những huynh đệ sẽ đi du học, hoặc tiếp tục học những cấp học cao hơn tại trong nước. Nhưng có lẽ phần đông, Cử nhân Phật học đã là chặng đường cuối của con đường học trên trường lớp. Chúng tôi về lại tự viện với bao hoài bão, tâm huyết trong việc hoằng truyền Chánh pháp Như Lai. Và những kinh nghiệm hoằng pháp, kinh nghiệm trụ trì… thật sự cần thiết để chúng tôi và tất cả chúng ta có thể làm tốt và thật tốt công việc của mỗi người. Đó là lý do tôi chọn cuốn sách “Những bài giảng về Hoằng pháp và Trụ trì” để giới thiệu đến tất cả.

 

Tác giả của quyển sách, Hòa thượng Thích Trí Quảng có lẽ không xa lạ với tất cả chúng ta, Ngài là Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM, viện chủ chùa Huê Nghiêm, quận 2, Tp.HCM. Đặc biệt, với 5 nhiệm kỳ làm Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Hòa thượng thật sự là một “bậc Thầy” trong công tác Hoằng pháp.

“Những bài giảng về Hoằng pháp và Trụ trì” tập hợp những bài giảng về kinh nghiệm, những tâm đắc của tác giả đã giảng dạy trong các khóa Bồi dưỡng Giảng sư và những bài thuyết giảng về vấn đề trụ trì, nếp sinh hoạt cần có của vị trụ trì sống trong Chánh pháp.

Trong Lời nói đầu, tác giả đã chia sẻ: “Mong rằng tập tài liệu này tuy không nhiều, nhưng đó là những tinh ba mà tôi đã thiết thân kiểm nghiệm trong việc hoằng pháp đã được cô đọng lại, sẽ giúp ích phần nào cho quý Tăng Ni giảng sư gặt hái được kết quả tốt đẹp trên bước đường hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp.”

Quyển sách như đã đề cập, thật sự là những chia sẻ đầy tâm huyết của Hòa thượng với thế hệ Tăng Ni kế thừa. Như trong một bài giảng, Hòa thượng nhắc: “Các anh em thấy rõ là người xuất gia học đạo được thì họ phải khỏe mạnh, thông minh và còn phải ‘Bất nhiễm thế gian, thường tu phạm hạnh’. Phải thích phạm hạnh mới dấn thân được”. (trích: Một số đề tài gợi ý cho những bài thuyết giảng của Tăng Ni sinh khóa Giảng sư)

Hay một chia sẻ khác: “Chấp pháp mà hành Bồ-tát đạo, thấy Tỳ-kheo tu hạnh viễn ly thì ta bực bội. Ngược lại, tu hạnh viễn ly mà thấy người nhập thế thì chỉ trích họ thông tục, là tự hại mình và làm cho xã hội bất an”. Một lời dạy mà chỉ cần chúng ta để tâm suy ngẫm thì thấy thật sự rất chí lý, chí tình. Quả là “Lý sự cần phải viên dung”.

Nhưng để nhập thế được và thành công, chúng ta cần phải làm gì? Theo tác giả, Tăng Ni sinh cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi ra làm đạo. Bởi “Anh em thất bại hầu hết vì thiếu chuẩn bị, nên gặp cơ hội không làm được việc”. Để chuẩn bị tốt, Hòa thượng nhắc nhở Tăng Ni sinh nỗ lực tự học: “Theo tôi, nỗ lực tự học mới thành công, nếu đợi giáo sư truyền dạy thì khó thành đạt” (trích: Nỗ lực tự học để kế thừa và phát huy được tinh ba của Thầy, Tổ)

Khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nỗ lực trau dồi Giới – Định –Tuệ, Tăng Ni cần tích cực dấn thân để hoằng dương Chánh pháp. Và khi hoằng pháp, giảng dạy… có lẽ điều mà vị giảng sư luôn tự hỏi là sẽ giảng cái gì và giảng như thế nào? Theo kinh nghiệm hoằng pháp của Hòa thượng thì “Các anh em không được (giảng dạy) tách rời giáo lý căn bản, nhưng phải triển khai giáo pháp cho phù hợp với hội chúng trước mặt tại đây và ngay bây giờ” (trích: Những kinh nghiệm giảng dạy). Một lời dạy tưởng chừng đơn giản nhưng thật sâu sắc, nhất là bối cảnh hiện nay, một số giảng sư đã quá lạm dụng việc suy diễn cá nhân khi giảng pháp, gây hoang mang cho quần chúng Phật tử.

Viết đến đây tôi lại nhớ đến một câu chuyện nhỏ khi tôi hữu duyên được làm thị giả Hòa thượng khi Ngài về thuyết giảng vào mùa hạ năm 2016 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp.HCM cơ sở II. Khi đó Hòa thượng đã hỏi tôi: “Anh em nghe tôi giảng có tiếp thu được không?” Câu hỏi làm tôi bất ngờ và có chút khó hiểu vì cứ nghĩ Hòa thượng hỏi các vị Giảng viên dạy chúng tôitiếp thu được không? Chỉ khi tôi trả lời, Hòa thượng nhắc lại mới biết “tôi” mà Hòa thượng đề cập ở đây chính là Hòa thượng. Một câu chuyện nhỏ nhưng đã để lại kỷ niệm, sự ấn tượng sâu sắc trong tôi về gương hạnh lắng nghe, đón nhận phản hồi từ thính chúng. Cao cả thay một người Thầy.

Bên cạnh việc chia sẻ kinh nghiệm Hoằng pháp, Hòa thượng còn chia sẻ kinh nghiệm trụ trì. Theo Hòa thượng, “quan trọng trên bước đường hành đạo là không làm mất lòng người”. Bởi đơn giản, “ở chùa, chúng ta không bằng lòng trụ trì; ở trong Giáo hội, không bằng lòng lãnh đạo của Giáo hội, thì phải tự khổ” (trích: Kinh nghiệm làm trụ trì). Quyển sách còn chia sẻ nhiều bài viết khác về chủ đề trụ trì như: Làm trụ trì ở vùng đất mới, Vai trò của trụ trì trong thời hiện đại…

Còn rất nhiều những bài viết hay, những chia sẻ đầy kinh nghiệm phát xuất từ tâm huyết một đời hoằng pháp của tác giả. Một quyển sách mà theo tôi, vô cùng cần thiết cho Tăng Ni trên bước đường hoằng pháptrụ trì. Chặng đường mới, chắc hẳn sẽ không thiếu những chông gai, thử thách và những kinh nghiệm của tác giả thật sự là “kim chỉ nam” cho mỗi Tăng Ni chúng ta.

 

Cuối cùng, xin mượn một lời nhắc của Hòa thượng để khép lại bài giới thiệu: “Căn bản hoằng pháp của đạo Phật không phải chỉ giới hạn trong những phương tiện, mà đòi hỏi giảng sư phải phát huy tâm linh thật sự. Vì vậy, ngoài kiến thức thông thường của xã hội cần phải có, người hoằng pháp còn phải thực tập đời sống tâm linh một cách sâu sắc”. (trích: Hoằng pháp ở thế kỷ 21)

 

Vài lời giới thiệu đến mọi người. NHỮNG BÀI GIẢNG VỀ HOẰNG PHÁPTRỤ TRÌ. Tác giả: Hòa thượng Thích Trí Quảng. NXB. Tổng hợp Tp.HCM. 448 trang.

 

TP.HCM, ngày 29-06-2018

Thích Nhật Đạo

Thư Viện Hoa Sen

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/01/2015(Xem: 10521)
01/12/2014(Xem: 10709)
16/10/2014(Xem: 25742)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.