Truy Môn Cảnh Huấn

25/05/20191:07 SA(Xem: 8813)
Truy Môn Cảnh Huấn

GIỚI THIỆU SÁCH
TRUY MÔN CẢNH HUẤN

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

Truy Mon Canh HuanNhân ngày giỗ Tổ, cố Thượng tọa Thích Viên Thành, thầy trò chúng tôi quần tụ bên nhau để nhớ về những kỷ niệm xưa. Những kỷ niệm với Thầy cứ tràn về. Thật xúc động.

Rồi chúng tôi lôi ra những cuốn sách được Tổ tặng, trong đó có những cuốn mà chính Thầy của chúng tôi, cố Thượng tọa Thích Viên Thànhtác giả hoặc trực tiếp dịch và biên soạn. Thật quý giá biết nhường nào.

Tự nhiên tôi thấy trong giá sách ra bộ “TRUY MÔN CẢNH HUẤN”. Đọc trong lời phi lộ, thấy những dòng chữ như chạm đến tim mình, chạm sâu, sâu mãi. Tôi phải đọc đi đọc lại nhiều lần: “Thiết nghĩ, cần phải học theo Bồ tát Thiện Tài về chí tìm thầy, mộ chí của tổ Tuyết Sơn về gương cầu Pháp. Muốn tắm gió mát thì tìm về dòng Đạo. Muốn được lời hay thì tìm Thiện tri thức. Lắng tinh thần ở nơi Tổ cực, dẹp tâm ý (vọng động) nhờ chốn Tông thừa, phòng tĩnh nhà không. Khoác Thuyền y mà ngồi vui nơi non xanh nước biếc. Chống tích trượng để đi vân du mọi nẻo nhân gian. Cho đến khi ánh tâm quang bỗng dưng loé sáng thì các điều ngưng trệ sẽ tiêu biến như băng tan, Bản lai diện mục lồ lộ hiện ra như lưu ly chứa ánh sáng của vầng trăng báu.

Được như thế, Đạo chẳng lo mất, Pháp chẳng sợ tàn, Tăng không thể lụi”.

Thế rồi lục tìm lại tài liệu thì mới biết rằng bộ TRUY MÔN CẢNH HUẤN, bản chữ Hán, gồm 10 quyển, 253 tờ. Bản khắc in gần đây nhất vào năm Tân Sửu, niên hiệu Thành Thái thứ 13, tức năm 1901, tại chùa Hoa Tân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Lạy Phật! Một tác phẩm cổ và quý giá.

Vậy là sách TRUY MÔN CẢNH HUẤN đã đươc Thầy của chúng tôi, cố Thượng tọa Thích Viên Thành dịch và xuất bản năm Tân tỵ - 2001, cách đây 18 năm. Khi đó tôi đã là học trò của thầy được 6 năm. Sau này tôi được quý Thầy tặng sách này nhưng nói thật là đã bị bỏ quên từ ngày được tặng, chưa hề mang ra đọc. Thế đấy!

THICH MINH HIEN
TT. Thích Minh Hiền

Nhân ngày giỗ Tổ măm nay, tôi được Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho biết rằng, mùa an cư năm nay, Kỷ hợi, 2019, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã quyết định giảng bộ sách TRUY MÔN CẢNH HUẤN tại các trường Hạ trên toàn thành phố. Với túc duyên này, chư Tăng Tùng lâm Hương tích và Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh chùa Hương đã biên tập và ấn tống tái bản lần thứ hai sách Truy Môn Cảnh Huấn để cúng dàng Chư tôn đức Tăng Ni trong 18 Hạ trường của Phật giáo Thủ đô.

Chúng tôi rất vui mừng vì sách thật sự đã kịp xuất bản để phục vụ mùa an cư kết hạ ngay trong tháng tư âm lịch này. Đây là món quà quý mà thầy trò chúng tôi dâng lên Tổ, bậc Tôn sư khả kính của chúng con, Tổ thứ 11 của sơn môn Hương tích, cố Thượng tọa Thích Viên Thành.

Ngay giờ phút này, chúng con đang vô cùng hoan hỷ ngồi đọc lại những lời tán thán hạnh nguyện của Thượng toạ Thích Đồng Bổn, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, tại Hội thảo Chùa Thầy năm 2012:

“Pháp thí nhân gian đại nguyện
Viên Thành bổ xứ thiện duyên
Nhiếp hóa quần sinh bất quyện
Sài Sơn ẩn mật lưu truyền.
Tục diệm Tùng lâm Hương Tích
Truyền đăng độ chúng Hà Tây
Phạm vũ bồi công tú lệ
Già lam tích đức Tăng tài”.

Nhân ngày giỗ Tổ, chúng con xin thành tâm giới thiệu sách quý TRUY MÔN CẢNH HUẤN và xin hồi hướng công đức lên Tôn sư và Lịch đại Tổ sư sơn môn Hương Tích. Chúng con nguyện luôn và mãi tu học tốt, hành thiền đều đặn, tinh tấn thực hành để sớm đến bờ Giác.

25/05/2019

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/01/2015(Xem: 10423)
01/12/2014(Xem: 10577)
16/10/2014(Xem: 25645)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.