Chương 1: Chừng mực với tiếng ồn

09/09/20212:48 CH(Xem: 6451)
Chương 1: Chừng mực với tiếng ồn
TĨNH LẶNG
SỨC MẠNH CỦA SỰ TĨNH LẶNG 
TRONG THẾ GIỚI HUYÊN NÁO
Thích Nhất Hạnh | Chân Hội Nghiêm chuyển ngữ
Nhà xuất bản Thế Giới

Chương 1: Chừng mực với tiếng ồn

 

Suốt ngày ta phải tiếp nhận các thông tin, âm thanh và tiếng ồn liên miên bất tận, trừ khi ta sống một mình trên núi không có điện. Cho dù không có ai nói với ta và ta cũng không đang nghe đài hoặc bất kỳ chương trình truyền thanh nào khác thì cũng có những bảng thông tin, quảng cáo, những cuộc điện thoại, tin nhắn, các loại truyền thông đại chúng, màn hình máy tính, hóa đơn, những tờ rơi, cũng như những ngôn từâm thanh từ nhiều phương tiện khác nhau đang cố chen vào đời sống của chúng ta. Đôi khi ở sân bay, ta không thể tìm được một góc nào không có màn hình ti vi đang chiếu ầm ĩ. Buổi sáng của ta trôi qua bằng “tweet[1]”, tin nhắn, trò chơi điện tử và cập nhật thông tin trên điện thoại cầm tay.

Cho dù có những giây phút hiếm hoi không có âm thanh, ngôn từ hay những thông tin đến từ bên ngoài thì đầu óc chúng ta cũng đầy ắp những suy nghĩ liên miên không dứt. Như vậy, nếu có, thì chúng ta có được bao nhiêu phút yên lặng thật sự mỗi ngày?

Yên lặng là một điều thiết yếu.

Chúng ta cần yên lặng như cần không khí, như cây cần ánh sáng.

Nếu tâm trí chúng ta đầy ắp những ngôn từsuy nghĩ thì chúng ta sẽ không có không gian.

Những người sống trong đô thị sẽ dần trở nên quen thuộc với những tiếng ồn chung quanh như tiếng reo hò, tiếng còi xe hoặc tiếng nhạc ầm ĩ. Tuy nhiên, đôi khi, chính những tiếng ồn không dứt đó là thứ làm cho người ta yên tâm. Tôi biết một vài người bạn, khi đi về những miền quê vào ngày cuối tuần hoặc đến các khóa tu thiền, thấy im lặng thì sợ hãi và không yên được. Họ không thấy an toànthoải mái vì họ đã quen với những tiếng ồn liên miên bất tận.

Cây không thể phát triển được nếu không có ánh sáng, người ta cũng không thở được nếu không có không khí. Tất cả mọi thứ sống được đều cần có không gian để trưởng thành và phát triển.

Nỗi sợ im lặng

Tôi có cảm giác rằng nhiều người trong chúng ta rất sợ sự im lặng. Chúng ta luôn luôn tìm kiếm một thứ gì đó như sách báo, âm nhạc, radio, tivi, thậm chí là những suy nghĩ để nhét vào đầu, để lấp đầy không gian trong ta. Nếu biết yên lặng là không gian rất quan trọng cho hạnh phúc của ta thì tại sao ta không kiến tạo thêm những thứ đó cho đời sống của mình?

Một trong những học trò lâu năm của tôi có một người bạn trai rất tử tế, biết lắng nghe và không nói quá nhiều. Tuy nhiên, ở nhà, anh ta luôn luôn phải mở radio hay tivi lên, và lúc nào ngồi ăn sáng cũng có một tờ báo đặt trước mặt.

Tôi biết một người phụ nữ có đứa con gái rất thích đến chùa ngồi thiền, thường động viên  cô đi chung. Người con gái nói với cô: “Dễ lắm Mẹ à. Mẹ không phải ngồi dưới đất đâu, có ghế cho Mẹ ngồi đó. Mẹ không cần phải làm gì hết. Chỉ ngồi yên như vậy thôi.” Người Mẹ đã trả lời rất thật lòng là: “Ôi, Mẹ sợ phải làm chuyện đó lắm.”

Có thể chúng ta cảm thấy cô đơn cho dù có rất nhiều người đang vây quanh ta. Chúng ta cô đơn chung với nhau. Trong mỗi chúng ta ai cũng có một khoảng trống trong lòng và không thấy thoải mái với khoảng trống đó, cho nên ta cố lấp đầy nó hay tống khứ nó đi. Những phương tiện kỹ thuật cung cấp cho chúng ta những tiện nghi để chúng ta được “kết nối, truyền thông”. Ngày nay, chúng ta luôn luôn “được kết nối”, thế nhưng chúng ta vẫn cảm thấy cô đơn. Chúng ta kiểm tra điện thư (email) và những trang mạng truyền thông xã hội (web) nhiều lần trong ngày. Chúng ta gửi email, gửi hết tin nhắn này đến tin nhắn khác. Chúng ta muốn chia sẻ và muốn tiếp nhận. Chúng ta cố gắng kết nối truyền thông nên bận rộn cả ngày.

Điều gì làm chúng ta quá sợ hãi như vậy? Có thể chúng ta cảm thấy có một khoảng trống trong lòng, một cảm giác trơ trọi, một cảm giác buồn phiền, một cảm giác lăng xăng, dao động. Có thể chúng ta cảm thấy bơ vơ và không được thương yêu. Có thể chúng ta cảm thấy thiếu vắng một thứ gì đó quan trọng. Một số cảm giác này đã có từ rất lâu rồi và chúng luôn luôn hiện diện trong ta, ẩn nấp bên dưới những hoạt độngsuy nghĩ của ta. Khi có những thứ khác kích thích, ta dễ dàng quên đi những cảm giác đó. Nhưng khi yên lặng, không có gì đi vào ta thì tất cả những thứ đó sẽ hiển hiện ra, rất rõ ràng.

Thức ăn đầy những kích thích

Tất cả những loại âm thanh xung quanh ta và tất cả những ý nghĩchúng ta cứ quay đi quay lại thường xuyên trong tâm trí có thể được xem như một loại thức ăn. Chúng ta đã quen thuộc với những loại thức ăn đoàn thực – những thức ănchúng ta có thể nhai, nuốt được. Nhưng con người chúng ta tiêu thụ không chỉ loại thức ăn đó. Những gì chúng ta đọc, những cuộc trao đổi, những chương trình tivi, những trò chơi điện tử trên mạng, cũng như những lo âu, suy nghĩ, căng thẳng… đều là thức ăn của chúng ta. Khi chúng ta thấy tâm mình không có đủ không gian cho cái đẹp hoặc cho sự yên lặng thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì chúng ta cứ liên tục đưa vào trong mình vô số loại thức ăn khác nhau ấy.

Có bốn loại thức ăn mà người ta đang tiêu thụ mỗi ngày. Đạo Bụt gọi những thức ăn này là Bốn Loại Thực Phẩm. Đó là Đoàn Thực, Xúc Thực, Tư Niệm ThựcThức Thực (tâm thức cá nhântâm thức tập thể).

Đoàn thực, cố nhiên là loại thực phẩmchúng ta ăn bằng đường miệng mỗi ngày.

Loại thực phẩm thứ hai là Xúc Thực, là những kinh nghiệm thuộc về cảm giácchúng ta tiếp nhận qua mắt, tai, mũi, thân và ý. Loại thực phẩm này bao gồm những gì ta nghe, ta đọc, ta ngửi hoặc xúc chạm, kể cả những cuộc điện thoại, những tin nhắn, tiếng xe bus ngoài đường và những bảng quảng cáo mà ta đọc khi đi ngang qua. Dù cho tất cả những thứ này ta không ăn bằng đường miệng nhưng chúng cũng là những thông tin và ý tưởng đi vào tâm thức ta và ta đang tiêu thụ chúng mỗi ngày.

Loại thực phẩm thứ ba là Tư Niệm Thực. Tư niệm là ý chí, là những quan tâm, mong muốn của ta. Chúng được gọi là thức ăn vì chúng “nuôi” những quyết định, hành động và hoạt động của ta. Nếu không có bất kỳ một ý muốn (tư niệm) nào, không có bất kỳ mong ước làm một việc gì, chúng ta sẽ không cử động được. Đơn giản là ta sẽ héo mòn đi.

Loại thực phẩm thứ tư là Thức Thực. Loại thực phẩm này bao gồm tâm thức cá nhân của ta và cách mà tâm ta nuôi lấy chính nó, nuôi những ý nghĩ và hành động của ta. Thực phẩm này còn bao gồm tâm thức tập thể và cách thức nó ảnh hưởng lên chúng ta.

Tất cả những loại thức ăn này có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh, bổ dưỡng hay độc hại, phụ thuộc vào những gì ta tiêu thụ, số lượng ta tiêu thụý thức về sự tiêu thụ của ta. Ví dụ, thỉnh thoảng chúng ta ăn vặt và những thứ đồ ăn vặt này làm chúng ta bệnh; hoặc khi chao đảo, bấn loạn, chúng ta uống quá nhiều với hy vọng là những thứ này sẽ làm chúng ta khuây khỏa, cho dù sau đó chúng làm cho ta tệ hại hơn.

Chúng ta cũng làm như vậy đối với những loại thực phẩm khác. Đối với Xúc Thực, chúng ta có thể ý thức để mở lên những chương trình lành mạnh, có tính cách giáo dục, nếu không, chúng ta lại chơi những trò chơi điện tử, xem phim, đọc tạp chí, hay tán gẫu để quên đi đau khổ.

Niệm Thực có thể lành mạnh (động lực xây dựng) hoặc không lành mạnh (thèm khát, ám ảnh). Tương tự như vậy, tâm thức tập thể có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh.

Hãy nghĩ đến những ảnh hưởng đến từ tâm thức của những nhóm người mà ta đang tiếp xúc và đang sống cùng: nhóm người đó có hạnh phúc, có cảm thông, có biết khích lệ hay không; hay giận dữ, ngồi lê đôi mách, ganh đua, hờ hững…

Mỗi loại thực phẩm đều có ảnh hưởng sâu xa lên chúng ta, do đó, chúng ta phải rất ý thức về những gì mình tiêu thụ và với số lượng bao nhiêu. Sự thức tỉnh chính là chìa khóa bảo vệ cho ta. Không có sự bảo vệ, chúng ta sẽ hấp thụ quá nhiều độc tố. Không nhận ra điều này, con người ta sẽ tràn đầy những âm thanhtâm thức độc hại, mà chính những thứ này gây bệnh cho chúng ta. Ý thức, chánh niệm cũng giống như một loại kem chống nắng bảo vệ làn da nhạy cảm của các em bé sơ sinh. Không có kem chống nắng, da sẽ bị phỏng và phồng rộp lên. Với sự bảo hộ của chánh niệm, chúng ta có thể an toàn, lành mạnh và chỉ đưa vào những thực phẩm giúp chúng ta phát triển tốt.

Đoàn Thực

Hầu hết chúng ta đều ý thức được thức ăn của chúng ta ảnh hưởng lên sức khỏe của thân và tâm như thế nào. Đồ ăn vặt có thể làm chúng ta cảm thấy mỏi mệt, cáu kỉnh, bồn chồn, tội lỗi, và thường chỉ làm chúng ta thỏa mãn một vài giây phút nào đó thôi. Ngược lại, trái cây và rau quả lại làm chúng ta cảm thấysinh lực, lành mạnh và bổ dưỡng. Thông thường, chúng ta ăn một cái gì đó không phải vì đói mà chỉ để khuây khỏa và quên đi những cảm giác không dễ chịu. Giả sử ta đang cảm thấy lo lắng hoặc cô đơn, ta không thích cảm giác này, do đó ta đứng dậy mở tủ lạnh ra và tìm một cái gì đó để ăn. Ta biết rằng ta không đói và ta không cần ăn. Thế nhưng, ta cũng tìm một cái gì đó để ăn, bởi vì ta muốn khỏa lấp cảm giác khó chịu trong lòng.

Khi tổ chức một khóa tu ở bất kỳ trung tâm tu học nào, chúng tôi cũng đều có ba buổi ăn chay mỗi ngày, được chuẩn bị với rất nhiều tình thươngchánh niệm. Ấy vậy mà có những thiền sinh vẫn lo lắng về thức ăn. Có một thiền sinh, lần đầu tiên tới khóa tu, anh ta chỉ nghĩ đến bữa kế tiếp sẽ ăn gì. Vào hai ngày đầu khóa tu, lúc nào anh ta cũng thấy đói, anh ta không thích phải xếp hàng dài để lấy thức ăn. Anh ta lo là sẽ hết thức ăn. Bất kỳ thời khóa nào, anh ta cũng luôn muốn rời sớm hơn giờ kết thúc để có thể xếp hàng đầu tiên lấy thức ăn.

Vào ngày thứ ba của khóa tu, trong nhóm pháp đàm, anh chia sẻ ra được một số cảm giác của anh về cha anh (vừa mới qua đời) và nhận được rất nhiều cảm thông trong nhóm. Sau đó, nhóm của anh ra hơi trễ một chút, nhưng khi đứng vào hàng lấy thức ăn, anh chợt nhận ra là anh không còn lo lắng nữa, anh có cảm giác là sẽ có đủ thức ăncảm thấy an ổn.

Xúc Thực

Xúc Thực là những gì mà chúng ta nhận vào qua các giác quaný thức. Đó là tất cả những thứ mà chúng ta thấy, ngửi, nghe và xúc chạm. Những âm thanh bên ngoài như những cuộc trao đổi, chuyện trò, giải tríâm nhạc đều thuộc vào nhóm thức ăn này. Những gì chúng ta đọc, những thông tin chúng ta nghe cũng là một dạng của xúc thực.

Có thể, ảnh hưởng của Xúc Thực lên thân tâm ta còn nhiều hơn Đoàn Thực. Chúng ta có thể cầm một tờ báo lên đọc hoặc vào mạng để xem ảnh và nghe nhạc. Chúng ta muốn kết nối với mọi người, với thế giới và muốn biết tin tức. Ta muốn một sự thoải mái. Đó là những lý do chính đáng để tiêu thụ Xúc Thực, nhưng thường thì mục đích thật sự của chúng ta trong những giờ phút đó chỉ là để trốn chạy chính mình và khỏa lấp những đau khổ trong lòng. Khi chúng ta nghe nhạc, đọc sách hoặc cầm một tờ báo lên, thông thường không phải vì chúng ta cần những hoạt động hoặc thông tin đó. Chúng ta thường làm những điều đó một cách máy móc, có lẽ vì chúng ta đã quen nó, hoặc muốn “giết thời gian” và lấp đầy cảm giác trống vắng khó chịu. Có thể chúng ta làm điều đó để tránh đối diện với chính mình. Nhiều người trong chúng ta sợ phải trở về với chính mình, vì không biết cách xử lý những nỗi khổ niềm đau trong lòng. Do đó, chúng ta luôn cố tìm kiếm thêm và thêm nhiều những loại thức ăn Xúc Thực để tiêu thụ.

Những gì ta cảm và nhận thức đều là ta. Nếu ta giận dữ thì ta chính là sự giận dữ. Nếu ta thương yêu thì ta là tình thươngNếu ta ngắm nhìn một ngọn núi tuyết thì ta là núi. Khi ta mơ thì ta là giấc mơ.

Mới đây, một cậu bé đã thú nhận với tôi rằng em chơi trò chơi điện tử ít nhất là tám giờ đồng hồ một ngày. Em không thể dừng lại được. Ban đầu, em chơi chỉ để quên đi những cảm giác buồn chán về cuộc sống khi em cảm thấy những người trong gia đình, trong trường học và trong cộng đồng sinh sống không hiểu em.

Nhưng bây giờ, em đã nghiện trò chơi điện tử. Lúc nào em cũng nghĩ đến nó, cho dù những lúc không chơi. Nhiều người trong chúng ta cũng rơi vào những trường hợp tương tự như vậy, chúng ta cố gắng lấp đầy nỗi cô đơn trống vắng trong lòng bằng những thức ăn Xúc Thực.

Những giác quan của chúng ta là những cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài. Nhiều người trong chúng ta đã mở cửa mọi lúc mọi nơi, để cho những hình ảnh, âm thanh của thế giới xâm chiếm ta, thẩm thấu vào ta, hòa trộn khổ đau vào con người của ta vốn đã có nhiều buồn rầu và xáo động. Chúng ta cảm thấy lạnh lẽo, cô đơnsợ hãi khủng khiếp. Có bao giờ ta xem một chương trình tivi rất kinh khủng mà ta không thể tắt đi không? Những tiếng động chát chúa và những tiếng súng nổ làm chúng ta hoảng loạn, ấy vậy mà chúng ta không chịu đứng dậy để tắt tivi. Tại sao chúng ta lại tra tấn mình bằng cách này? Chúng ta không muốn đóng những cánh cửa giác quan lại cho tâm tư an dịu sao? Có phải ta sợ cô đơn, sợ những khoảng trống vắng và bơ vơ khi phải đối diện với chính mình?

Xem một chương trình truyền hình tệ hại thì chúng ta cũng là chương trình truyền hình đó. Chúng ta có thể trở thành bất cứ thứ gì chúng ta muốn mà không cần đến cây đũa thần.

Nhiều bộ phim được dựng lên bởi những nhà sản xuất thích giật gân, thích gây cảm giác mạnh để dễ kiếm tiền. Những bộ phim làm tim ta đập thình thịch, tay chân co cứng lại, và rồi đưa chúng ta về lại con đường kiệt sức. Tại sao chúng ta lại mở những cánh cửa của mình ra để cho những phim ảnh và chương trình tivi độc hại như thế đi vào người mình?

Những cuộc chuyện trò trao đổi cũng là một loại thức ăn thuộc về Xúc Thực. Giả sử bạn đang nói chuyện với một người đầy cay đắng, đố kỵ hoặc thèm khát. Suốt buổi nói chuyện đó, bạn sẽ nhận vào năng lượng tiêu cực của người ấy. Sự thật là nhiều loại thức ăn thuộc về Xúc Thựcchúng ta tiêu thụ làm chúng ta tệ hơn, chứ không khỏe mạnh hay tốt đẹp hơn. Chúng ta sẽ suy nghĩ hết cái này đến cái khác rằng mình chưa đủ, rằng mình cần mua thêm thứ này hay thứ kia, hoặc phải thay đổi cái gì đó trong chính mình để làm cho mình khá hơn.

Tuy nhiên, chúng ta luôn có thể lựa chọn để bảo hộ sự bình an của ta. Điều này không có nghĩa là lúc nào ta cũng phải đóng tất cả các cánh cửa lại. Vẫn có rất nhiều điều mầu nhiệm trên thế giớichúng ta gọi là “bên ngoài.” Hãy mở cánh cửa của bạn ra cho những điều mầu nhiệm đi vào. Và nhìn chúng dưới ánh sáng của sự tỉnh thức. Cho dù khi ngồi cạnh một dòng suối trong, lắng nghe một bản nhạc hay, hoặc xem một bộ phim hấp dẫn, cũng đừng hoàn toàn giao phó mình cho dòng suối, bản nhạc hoặc bộ phim đó. Hãy tiếp tục ý thức về chính mình và về hơi thở. Khi ánh mặt trời tỉnh thức soi chiếu trong bạn, bạn có thể tránh được hầu hết những hiểm nguy. Bạn sẽ cảm nhận được dòng suối trong xanh hơn, bản nhạc hòa điệu hơn và cảm nhận được tâm hồn của người nghệ sĩ cũng hoàn toàn có mặt trong bộ phim ấy.

Niệm Thực

Niệm Thực là loại thực phẩm thứ ba, là ước muốn, là động lực thúc đẩy ta làm điều gì đó. Nó nuôi ta và dẫn ta tới kết quả. Những huyên náo chung quanh ta, dù là quảng cáo, phim ảnh, trò chơi điện tử, âm nhạc hay những cuộc chuyện trò… đều gửi đến cho chúng ta những thông điệpchúng ta nên làm gì, chúng ta nên như thế nào, thành công ra sao và trở thành ai. Bởi do tất cả những huyên náo đó mà hiếm khi ta để tâm đến những mong ước đích thực của ta. Chúng ta làm, nhưng không có sự chú tâmvì không có đủ không gian hoặc sự tĩnh lặng cần thiết.

Nếu không có một mục đích nào để nuôi mình thì ta sẽ như lục bình trôi riu ríu. Có một số người mà tôi chỉ gặp mỗi năm được một lần, nhưng khi tôi hỏi họ đã làm gì trong năm vừa qua thì đa số đều không nhớ được. Đa số chúng ta, có khi cũng để thời gian trôi qua như vậy, ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần kia, thậm chí tháng này sang tháng nọ, như trong một màn sương mù mịt. Đó là vì chúng ta không ý thức được về mục đích của mình trong những ngày tháng đó. Đôi khi mục đích duy nhất của mình chỉ là để sống cho qua ngày.

Bất kể chúng ta làm gì, dù là đi đến tiệm hoa, tiệm sách, gọi điện cho một người bạn, bước một bước chân, hay đi làm việc, trong chúng ta đều có một ý định, một động lực làm chúng ta chuyển động được, cho dù chúng tanhận ra điều đó hay không. Thời gian trôi qua rất nhanh, một ngày nào đó, có thể chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi khám phá ra cuộc đời mình đã gần đến chỗ kết thúcchúng ta không biết mình đã làm được gì với tất cả thời gian sống của mình. Có thể chúng ta đã lãng phí suốt ngày trong sự giận dữ, sợ hãiganh tỵ.

Chúng ta ít khi tự tặng cho mình đủ thời giankhông gian để nghiền ngẫm rằng: Mình có đang làm những gì mà mình muốn làm nhất trong đời mình không? Hay mình có biết đó là điều gì chưa? Tiếng ồn trong đầu và xung quanh chúng ta đã át đi những tiếng nhỏ nhẹ bên trong. Chúng ta quá bận rộn làm “gì đó” mà hiếm khi dùng một chút thời gian để nhìn sâu và kiểm lại những ước mong sâu sắc nhất của mình.

Niệm Thực là một nguồn năng lượng mạnh mẽ, hùng hậu. Nhưng không phải Tư Niệm Thực nào cũng xuất phát từ trái tim. Nếu mong muốn của ta chỉ là làm ra một số tiền khổng lồ hoặc có một số lượng người theo dõi trên trang Twitter lớn nhất, thì có thể điều này sẽ không dẫn ta đến một cuộc sống hạnh phúc. Có nhiều người có rất nhiều tiền bạc và quyền lực mà vẫn không hạnh phúc, vẫn cảm thấy cô đơn. Họ không có thời gian để sống đời mình một cách xác đáng. Không ai hiểu họ, và họ cũng không hiểu bất kỳ ai.

Để trải nghiệm trọn vẹn cuộc sống này với tư cách một con người, tất cả chúng ta cần phải tìm cho ra mong ước sâu sắc nhất của mình, để thực hiện những điều lớn lao hơn cái bản ngã cá nhân.

Điều này có thể là động lực mạnh mẽ để thay đổi cách sống của ta, giúp ta tìm được sự lắng dịu từ những tiếng lao xao đầy ắp trong đầu.

Có thể chúng ta sống cả đời để nghe những tiếng nói trong lòng hay tìm kiếm những tin tức bên ngoài mà chưa từng nghe được mong ước sâu sắc nhất của mình. Ta không cần phải là một tu sĩ hoặc một kẻ tử vì đạo để làm điều này. Nếu có đủ không gian và sự yên lặng để lắng nghe kỹ càng chính mình, chúng ta có thể tìm ra trong lòng mình một mong ước mạnh mẽ là giúp đỡ người khác, mang tình thươngtừ bi đến cho cuộc đời hoặc tạo ra những chuyển đổi tích cực cho thế giới. Cho dù công việc của ta là gì, cho dù ta có đang lãnh đạo một tập đoàn doanh nghiệp, phục vụ thức ăn, dạy học hay chăm sóc người khác, nếu chúng ta có được một sự hiểu biết rõ ràng, mạnh mẽ về mục đích của mình và sự liên hệ giữa mục đích này với công việc của ta, thì đó có thể là một nguồn vui lớn lao cho đời ta.

Tâm thức cá nhân

Cho dù chúng ta có “nhịn” hết những thức ăn cảm giác, cắt đứt hết những tiếng động bên ngoài và những thông tin đưa vào ta, ta vẫn đang tiếp tục tiêu thụ một nguồn thực phẩm tiềm tàng. Đó chính là tâm thức của ta. Tâm thức này, cùng với tâm thức tập thể, là nguồn thực phẩm thứ tư.

Khi chúng ta hướng sự chú tâm vào những yếu tố tâm thức nào đó thì có nghĩa là chúng ta cũng đang “tiêu thụ” chúng. Giống như đối với những bữa ăn, những gì chúng ta tiêu thụ từ tâm thức mình có thể lành mạnh hay độc hại. Ví dụ, khi chúng ta đang có một suy nghĩ giận dữ, độc ácchúng ta cứ lặp đi lặp lại suy nghĩ đó trong tâm là chúng ta đang tiêu thụ thức ăn độc hại. Ngược lại, nếu chúng ta ghi nhận những cái đẹp trong ngày, cảm giác biết ơn về sức khỏe của ta và tình thương ta dành cho những người chung quanh, thì chúng ta đang tiêu thụ thức ăn lành mạnh.

Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng hiểu biết, thương yêu, từ bitha thứ. Nếu ta biết cách gieo trồng những yếu tố này trong tâm thức thì tâm thức có thể nuôi dưỡng ta với loại thức ăn lành mạnh này, làm cho ta cảm thấy rất sung sướng và mang lại lợi lạc cho những người chung quanh. Tuy nhiên, trong tâm thức mỗi người cũng có những hạt giống của ám ảnh, lo lắng, tuyệt vọng, cô đơn và hờn tủi. Nếu ta tiêu thụ những thức ăn Xúc Thực mà làm tăng trưởng những yếu tố tiêu cực này trong tâm thức, như đọc chuyện giật gân, chơi trò chơi điện tử bạo động, dành hết thời gian lên mạng để so đo ganh tỵ với những gì người khác đã làm, hay tham gia vào những cuộc chuyện trò vô bổ, thì sự giận dữ, tuyệt vọng, ganh tị sẽ trở thành những năng lượng lớn mạnh hơn trong tâm thức ta. Như vậy là ta đang gieo trồng loại thức ăn không lành mạnh này vào chính tâm ta. Cho dù sau đó ta có tránh xa những quyển sách hoặc trò chơi điện tử trên máy vi tính, tâm ta vẫn tiếp tục lui tớitiêu thụ lại những yếu tố độc hại đó từng giờ, từng ngày và từng tuần sau đó, bởi vì ta đã tưới tẩm những hạt giống tiêu cực đó vào trong tâm thức ta.

Có những loài cây có thể làm ta lâm bệnh, như cây độc cần (hemlock) hoặc cây cà độc dược (belladonna). Nếu ăn chúng, ta sẽ bị ngộ độc. Thường thường, người ta không chủ ý trồng những cây này trong vườn. Tương tự như vậy, ta có thể chọn lựa gieo trồng những điều lành mạnh để nuôi dưỡng tâm thức ta, thay vì những thứ độc hại sẽ làm ta tàn hại và khổ đau.

Dù có ý thức hay không thì ta cũng vẫn tiếp tục tưới tẩm cái này hay cái kia trong tâm mình, và chắc chắn chúng ta sẽ tiêu thụ lại sau đó. Những gì ta tưới tẩm và tiêu thụ một cách vô thứcthể hiện lên trong những giấc mơ của ta, biểu hiện qua những điều mà ta buột miệng nói ra trong những cuộc chuyện trò. Và rồi sau đó, ta tự hỏi: “Điều này đến từ đâu trong thế giới này?” Nếu không chú tâm vào những gì ta đang đưa vào trong mình và nuôi dưỡng tâm mình, ta có thể gây ra rất nhiều tổn hại cho chính bản thân và cho các mối liên hệ.

Tâm thức tập thể

Cùng với tâm thức cá nhân, chúng ta còn tiếp nhận tâm thức tập thể (cộng đồng). Cũng giống như Internet được hợp thành từ nhiều trang web cá nhân, tâm thức cộng đồng cũng được hợp thành từ nhiều tâm thức cá nhân. Mỗi tâm thức cá nhân chứa đựng tất cả những yếu tố của tâm thức cộng đồng. Tâm thức cộng đồng có thể thuộc loại hủy diệt, như bạo động của một nhóm người đang giận dữ, hoặc tinh tế hơn là sự thù nghịch của một nhóm người hay chỉ trích, phán xét hoặc mưu mô xảo quyệt. Bên cạnh đó, giống như tâm thức cá nhân, tâm thức cộng đồng cũng có thể có khả năng trị liệu, ví dụ như chúng ta đang cùng với những người bạn dễ thương, những người trong gia đình, hoặc một nhóm người khác, thưởng thứcnhận định những giá trị âm nhạc, nghệ thuật hoặc thưởng ngoạn thiên nhiên. Khi chúng ta sống chung với những người đã cam kết sống cuộc đời hiểu biết, cảm thôngthương yêu, thì chúng ta được nuôi dưỡng bởi sự có mặt của họ, và những hạt giống hiểu biết, thương yêu trong ta cũng được tưới tẩm. Còn khi chúng ta sống chung với những người mưu mô xảo quyệt, hay than phiền, chỉ trích, thì chúng ta cũng hấp thụ những chất độc hại ấy.

Tôi có một người bạn nhạc sĩ di cư đến California từ khi còn là một thanh niên, và khi về già, anh chọn trở về Việt Nam để sinh sống. Người ta hỏi tại sao anh lại trở về“Ở California, ông có thể ăn bất cứ thứ gì ông muốn, làm bất cứ điều gì ông thích, bệnh viện cũng rất tốt, đầy đủ những phương tiện y khoa. Ông có thể mua bất cứ nhạc cụ nào ông cần. Ông có tất cả mọi thứ. Vậy tại sao ông chọn trở về Việt Nam?” Ông trả lời:

Ở California, ông sống cùng với những người xa xứ, đầy giận dữhận thù, mỗi lần đến thăm ông, họ đầu độc ông bằng sự oán giận của họ. Ông không muốn tiếp nhận thêm những cơn thịnh nộcay đắng trong những năm quý giá còn lại của đời ông. Vì vậy, ông phải cố tâm tìm kiếm một nơi để được sống với những người hạnh phúc, biết quan tâmthương yêu nhau.

Nếu chúng ta sống ở một nơi đầy bạo lực, sợ hãi, giận dữ, tuyệt vọng, chúng ta sẽ tiêu thụ năng lượng tập thể của những giận dữsợ hãi này, dù chúng ta không muốn. Nếu chúng ta sống trong một khu vực với những tiếng còi xe hoặc tiếng còi báo động ầm ĩ, chúng ta cũng tiêu thụ năng lượng náo loạn này và trở nên lo lắng. Trừ những hoàn cảnh vượt quá khả năng, bắt buộc ta phải sống trong một khu vực như vậy, chúng ta có thể chọn sống ở những nơi yên tĩnh, có sự yểm trợ của những người chung quanh. Và dù có sống trong một môi trường ồn ào, chúng ta cũng có thể tạo cho mình một hải đảo yên tĩnh. Chính chúng ta là những tác nhân tích cực làm thay đổi cuộc đời của chúng ta.

Nếu ta bắt đầu suy nghĩ cách tạo thêm sự yên tĩnh và không gian cho cuộc sống để có thể nuôi dưỡng niềm vui, thì hãy nhớ rằng, không ai trong chúng ta có thể làm điều đó một mình. Nếu có một môi trường tốt hỗ trợ, chúng ta sẽ làm được và tận hưởng được sự yên tĩnh dễ dàng hơn nhiều. Nếu ta không thể tự dời đến một môi trường yên tĩnh và bình an hơn, thì hãy tiếp cận nhiều với những người có khả năng thúc đẩy một năng lượng tập thể từ bibình an. Ý thức chọn lựa những gì và những ai chúng ta gần gũi, sống với, là một trong những chiếc chìa khóa mở ra không gian cho niềm vui và hạnh phúc của chúng ta.

Thực tập: Nuôi dưỡng

Mỗi khi có cảm giác cô đơn và lo sợ, hầu hết chúng ta đều có tập khí tìm một cái gì đó để giải khuây. Điều này dần dần đưa chúng ta đến một hình thức tiêu thụ không lành mạnh, dù chỉ là ăn một bịch bánh snack khi không đói, “lướt” mạng một cách vô thức, hay đọc một thứ gì đó. Vì vậy, để nuôi dưỡng thân tâm bằng chánh niệm, ta phải quay về với hơi thở ý thức. Sau một hoặc hai hơi thở chánh niệm, ta sẽ bớt đi ý muốn tìm cái gì đó để lấp đầy khoảng trống trong lòng hoặc để giải khuây. Thân và tâm ta trở về đoàn tụ với nhau và cả hai cùng được nuôi dưỡng bởi hơi thở chánh niệm. Hơi thở của ta sẽ dần dần êm dịu một cách tự nhiên, những căng thẳng trong thân ta cũng được buông thư.

Trở về với hơi thở ý thức sẽ cho ta cơ hội nghỉ ngơi bổ ích và làm cho chánh niệm của ta lớn mạnh hơn, cho nên khi muốn nhìn sâu vào nỗi lo sợ và những cảm xúc khác, ta sẽ có đủ bình an và định tĩnh để có thể làm chuyện đó.

Từ thời của Bụt đã có thực tập thiền hướng dẫn. Khi ngồi hoặc đi, chúng ta có thể thực tập theo những bài tập sau đây. Khi thiền tọa, điều quan trọng là ta cảm thấy thoải mái, giữ cột sống cho thẳng và thư giãn. Chúng ta có thể ngồi trên một chiếc gối với hai chân bắt chéo nhau, hoặc ngồi trên ghế đặt hai bàn chân chạm đất. Khi thở vào hơi thở đầu, ta nói thầm câu đầu tiên; khi thở ra, ta nói thầm câu thứ hai. Với những hơi thở vào ra tiếp theo, ta có thể chỉ cần sử dụng những từ khóa.

Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào.

Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.

 (Vào/Ra)

 

Thở vào, hơi thở của tôi đã sâu hơn.

Thở ra, hơi thở của tôi đã chậm hơn.

 (Sâu/Chậm)

 

Thở vào, tôi ý thức về thân thể tôi.

Thở ra, tôi làm cho thân thể tôi trở nên an tịnh.

 (Ý thức về thân/An tịnh)

 

Thở vào, tôi mỉm cười.

Thở ra, tôi buông thư.

 (Mỉm cười/Buông thư)

 

Thở vào, tôi an trú trong giây phút hiện tại.

Thở ra, tôi tận hưởng giây phút hiện tại.

 (Giây phút hiện tại/Tận hưởng)

 

 

[1] Tweet là mẩu tin nhỏ được đăng trên mạng xã hội Twitter. (chú thích của biên tập viên)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/01/2015(Xem: 10422)
01/12/2014(Xem: 10575)
16/10/2014(Xem: 25643)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.