Thư Viện Hoa Sen

Nhân Duyên Tôi Biết Thầy Tuệ Sỹ (Thích Thái Hòa)

30/10/20232:19 CH(Xem: 2519)
Nhân Duyên Tôi Biết Thầy Tuệ Sỹ (Thích Thái Hòa)
KỶ YẾU TRI ÂN
HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ
Hội Đồng Hoằng Pháp ấn hành 2023

NHÂN DUYÊN TÔI BIẾT THẦY TUỆ SỸ
(THÍCH THÁI HÒA)


thay tue sy va that thich thai hoa
ThầTuệ Sỹ và Thầy Thích Thái Hòa

Chúng sinh thì không biết Phật và vĩnh viễn không bao giờ biết Phật. Nhưng, Phật thì biết rất rõ chúng sinh, luôn luôn nghĩ về chúng sinh và tìm đủ mọi phương tiện để đi đến với chúng sinh.

Tại sao vậy? Vì chúng sinh sống với vô minh tà kiến và bị võng lưới vô minh tà kiến buộc chặt, nên dù chúng sinhcố gắng nhảy lên cao đến cỡ mấy, cũng vẫn không thoát khỏi võng lưới này. Không thoát ra khỏi võng lưới này, thì làm sao biết Phật!

Nếu chúng sanh mà biết Phật, thì họ không còn là chúng sinh nữa rồi, thế thì họ là ai? Họ không thuộc về của ai cả. Họ là thuộc tính của Phật, họ là quyến thuộc của Phật và cùng với Phật nghĩ về sự đau khổ của chúng sinh mà vận khởi tâm đại bi, tìm đủ mọi phương tiện thuận nghịch để đi tới với chúng sinh, lân mẫn với chúng sinh, từ ái với chúng sinh, chia sẻ ngọt cay với chúng sinh, đồng sự với chúng sinh, giúp chúng sinh thoát ly những nợ nần sinh tử và thăng hoa từ cuộc sống.

Phật không những biết rất rõ chúng sinh mà còn biết rất rõ những đồng sự của Ngài, để giúp những đồng sự thoát ra khỏi mọi ý niệm ngã và pháp, để sống cùng với chúng sinh, làm lợi ích cho chúng sinh, mà không bị những ý niệm chúng sinh quấy phá, buộc ràng.

Cũng vậy, trên bước đường học đạo, tôi biết Phật, nhưng tôi không biết Thầy Tuệ Sỹ và hoàn toàn không biết Thầy Tuệ Sỹ là ai? Tôi chỉ biết Thầy Tuệ Sỹ, khi tôi biết Phật; nếu tôi không biết Phật, thì chắc chắn tôi cũng không bao giờ biết Thầy Tuệ Sỹ. Nhân duyên tôi biết Thầy Tuệ Sỹ là do tôi biết Phật và gia đình tôi đã có nhân duyên với Phật từ nhiều đời.

Khi tôi xuất gia và đã trở thành một Tăng sinh theo học Phật tại Phật học viện Báo Quốc-Huế, trước 1975. Khi ấy, tôi đã đọc say sưa cuốn Đại Cương Thiền Quán của Thầy, do Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Chánh Đại diện Miền Vạn Hạnh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bấy giờ, viết lời giới thiệu.

Vừa đọc tác phẩm này, vừa cảm phục Thầy, vì lúc đó Thầy chưa đầy 20 tuổi, mà đã nắm vững những triết lý của thiền, với những phương pháp thiền quán và rồi Thầy lại viết Triết học Tánh không, lại dạy Triết học Đông phương cho lớp chuyên khoa Phật học Liễu Quán tại chùa Linh Quang Huế, lúc ấy Thầy mới 24 tuổi, người nhỏ thó, mắt sáng quắc, được Hòa thượng Thích Mật Nguyện giới thiệu Thầy với đương hội bấy giờ.

Rồi lại đọc, Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng của Thầy viết; lại đọc Tư Tưởng Vạn Hạnh do Thầy Chủ Bút, đọc Thiền Luận của Suzuki do Trúc Thiên và Thầy dịch. Tôi lại đi tìm kiếm Thầy Tuệ Sỹ và đã thật sự tìm thấy Thầy, học trực tiếp với Thầy ở khóa Phật học tại Quảng Hương Già lam, ngoài những giờ trên lớp, còn học riêng với Thầy, như: Câu Xá Luận, Trung Quán Luận, Thành Duy Thức Luận, cộng thêm tiếng Phạn và tiếng Nhật, mỗi khi thấy Thầy rảnh rỗi ở trong Trượng Thất.

Trong khóa học này, tôi cũng đã được lạy Phật với Ôn Già Lam, Ôn Minh Tuệ, Ôn Đức Chơn, cùng với Thầy và Đại chúng đều đặn vào mỗi buổi khuya và ngồi thiền vào mỗi buổi tối, suốt khóa Phật học tại Phật học viện Quảng Hương Già Lam, Sài Gòn, niên khóa 1980-1984. Các thời khóa tu học của Viện, Thầy lúc nào cũng nghiêm túc và có mặt trước chúng tôi. Thầy là tấm gương sáng không phải chỉ pháp học mà còn là cả pháp hành cho chúng tôi noi theo.

Ở trong không gian này, tôi đã trực tiếp học với Thầy và biết Thầy không còn qua sách vở và tư tưởng, mà biết Thầy bằng chính đời sống của Thầy:

Thầy “Lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy lợi sinh làm gia vụ, lấy khổ đau sinh tử của chúng sinh làm sự cộng sinh để rèn luyện tâm chí, trưởng dưỡng hạnh nguyện từ bi, và lấy sự tác nghịch làm sự tác thành”.

Tôi đã học với Thầy Tuệ Sỹ không chỉ bằng sách vở và Thầy Tuệ Sỹ cũng không phải chỉ dạy tôi bằng sách vở, mà đã dạy tôi bằng chính đời sống của Thầy. 

Thầy Tuệ Sỹ là người luôn luôn nghĩ về sự đau khổ của chúng sinh, những bất hạnh của Dân tộc, những lầm lũi của kiếp người, mà dấn thân hành động, như chính Thầy đã từng dấn thân hành động. Hành động và gan dạ đến nỗi đã đi ở tù và sẵn sàng nhận lấy bản án tử hình trước tòa với tâm chí không hề dao động.

Thầy dấn thân hành động không phải để cho Thầy, mà để báo đáp ân sâu của Tam bảo, tiếp nối đại nguyện của Thầy Tổ, không làm tủi nhục kẻ sĩ của bao thời đại và không làm nhụt chí của những thế hệ kẻ sĩ tương lai, nên trong bức thư, gửi cho Tăng Ni trẻ ở Huế, Thầy viết:

Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tínhhình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết…

Mỗi thế hệvấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại. Thế hệ của Thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ, nhưng chưa hề báo đáp ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, xách cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người. Rồi lại vào tù, ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm. Sở học và sở tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia sẻ với thế hệ kế thừa. Một thế hệ đang trưởng thành để khơi tỏ ngọn đèn Chánh pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa”.

Thầy Tuệ Sỹ hôm nay là Tuệ Trung Thượng Sĩ hôm qua và hôm qua nữa. Tuệ Trung Thượng Sĩ ngày hôm qua và hôm qua nữa đã đi vào thể tính của “như”, sống với “như”, nên không cần nói đến trì giớinhẫn nhục, đã vung tay kiếm đâm chết những kẻ trí thức thượng thừa ngái ngủ, trong tháp ngà ảo vọng của nhận thức tư duy một cách không thương tiếc; đập vỡ và buông bỏ mọi kiến chấp nhị nguyên của những kẻ đã bị đầu độc và nhồi sọ trong sáo ngữ khuôn phép của lễ nghi khoa giáo ở tại công đường, để đưa họ trở về sống với pháp thân thanh tịnh, u huyền tịch lặng bản nhiên:

“Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bất chiêu phúc
Dục tritội phúc
Phi trì giới nhẫn nhục”.

Nhưng, Thầy Tuệ Sỹ thời đại của chúng ta, tuy cũng biết vậy, nhưng giấu kỹ kiếm báu vào bao, chỉ sử dụng khi nào cần và có khi cần sử dụng, thì giáo nghĩa: Tạng, Thông, Biệt, Viên, hay Thỉ, Chung, Đốn, Tiệm rõ ràng, mặc dù thấu đạt “Tánh không vô trú”, “Tâm, Phật, Chúng sanh tam vô sai biệt”, nhưng vẫn khiêm tốn dạy dỗ cho con người rằng: “Hiếu thảo với Cha mẹ, quý kính Sư trưởng, yêu mến Quốc gia, bỏ ác làm lành, ăn chay niệm Phật, tin sâu nhân quả…” Nên chính Thầy là người lặng lẽ yêu nước thương dân, yêu đời quý đạo, nghiêm trì giới luật và quan tâm đến giới luật, để làm khuôn phép cho mọi người mà nhất là giới trẻ. Thầy sống vô chấp mà không phá kiến, phóng khoáng mà không rời phép tắc, giảng dạy các hệ thống tư tưởng triết học Đông Tây mà không bị các tư tưởng hệ ấy hút mất tinh chất, biến đổi đức hạnh, không hề thoái thất một mảy may niềm tin đối với Tam bảo và Thầy Tổ. Thầy viết văn, nhưng không bị cuốn hút bởi văn hào. Thầy rạch ròi thông thạo các ngôn ngữ, cổ ngữ, nhưng vẫn trung trinh với ngôn ngữ mẹ sinh. Thầy làm thơ mà không bị men thơ chi phối. Thầy đánh đàn mà không bị những cung đàn làm tê liệt nghị lực, tâm can.

Tuệ Trung Thượng Sĩ hôm qua và hôm qua nữa đã nói: “Tâm chi sinh hề, sinh tử sinh; Tâm chi diệt hề, sinh tử diệt; Sinh tử nguyên lai, tự tính không; thử huyễn hóa thân, diệc đương diệt…”. 

Nhưng, Thầy Tuệ Sỹ thời đại của chúng ta cũng biết đúng như vậy, nhưng không nói vậy. Vì như chính Thầy nói cho thế hệ Tăng Ni trẻ trong thời đại này: “Mỗi thế hệvấn đề riêng của nó, do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố dao động mang tính thời đại”.

nhân duyên, nghiệp quả của con người, ngay cả những con người học đạohành đạo trong mỗi thời đại khác nhau, tất yếu phải có những ứng xử khác nhau, nhưng chỉ có khác nhau về ứng xử, nhưng không hề có sự khác nhau về giác ngộ; chỉ có khác nhau về cách vận dụng pháp môn, nhưng không hề có khác nhau về chỗ đồng quy của mọi pháp môn ấy.

Tuệ Trung Thượng Sĩ hôm qua và hôm qua nữa đã nói:

“Thôi tìm Thiếu thất với Tào khê Thể sáng chưa từng bị che lấp Gió lộng không chia cao với thấp

Trăng soi chẳng ngại chiếu trăm bề. Màu thu đậm nhạt tùy duyên sắc Bùn sao vương được đóa sen hè Diệu khúc muôn đời nên cử xướng Đông Tây Nam Bắc chạy tìm chi”.

Thầy Tuệ Sỹ thời đại của chúng ta không đi tìm bồ đề, vì chính Thầy là bồ đề. Thầy không đi tìm kiếm pháp môn mà chính Thầy là pháp môn. Thầy không đi tìm chữ nghĩa mà chính Thầy là người buông bỏ chữ nghĩa. Thầy không đi tìm tư tưởng, vì chính Thầy là Tư tưởng Vạn hạnh. Thầy không đi tìm trăng thanh mà chính Thầy là vầng minh nguyệt. Thầy không đi tìm gió mát mà chính Thấy là dòng nước mát thanh lương. Thầy không đi tìm khí tiết mà chính Thầy là người giữ gìn danh tiết cho thời đại. Thầy không đi tìm phương trời cao rộng mà chính Thầy là phương trời ấy. Thầy không đi tìm mọi giá trị hư huyễn của thế gian mà từ chối mọi giá trị ấy một cách triệt để. Thầy nói: 

Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tínhhình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại; đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy, mà ngay cả người đời, nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết…

Thầy Tuệ Sỹ đối với tôi là tất cả những gì tôi tôn kính. Điều ấy thật là dễ hiểu, vì tôi là học trò của Thầy. Hạnh phúc nhất của những người làm học trò là có những bậc Thầy để tôn kính. Tôi hạnh phúc, vì tôi có Thầy Tuệ Sỹ để tôn kính và tôi thấy vinh dự mỗi khi tôi nghĩ về Thầy.

Tôi viết bài này không phải để ca ngợi Thầy Tuệ Sỹ, vì chính thầy Tuệ Sỹ từ chối triệt để mọi sự ca ngợi về Thầy; không phải để cảm ơn Thầy Tuệ Sỹ mà Thầy Tuệ Sỹ có thể làm những gì mà Thầy thấy đúng lúc cần phải làm là Thầy làm, nói những gì đúng lúc cần phải nói là Thầy nói. Nói và làm để nâng mọi giá trị cuộc sống của con người lên một tầm cao của trí tuệ, nhằm sưởi ấm lữ khách trong đêm dài băng giá và nhuần đượm nhân sinh giữa nắng hạ điêu tàn!

Tôi viết bài này không phải để cảm ơn Thầy Tuệ Sỹ mà để cảm ơn song thângia đình huyết thống của Thầy đã có Thầy cho thời đại của chúng ta. Tôi viết bài này để cảm ơn hồn thiêng sông núi nước Nam, đã có Thầy cho quê hương dân tộc trong thời đại nhiễu nhương, chính giáo bất phân, tà chánh khó lường, chân ngụy khó tả, trung nịnh khó thấy của chúng tacảm ơn đại gia đình tâm linh đã có Thầy Tuệ Sỹ, để tiếp nối những gì mà Thầy Tổ của chúng ta chưa hoàn tất. Và cảm ơn tất cả mọi người đã hỗ trợ, đồng hànhtiếp nối với những gì mà Thầy Tuệ Sỹ đang làm và tiếp tục làm, vì lợi ích chúng sinh, và phụng hành ý chỉ mà Kinh Hoa Nghiêm đã dạy: “Phụng sự chúng sinhcúng dường chư Phật.”

Kính lễ Thầy Người học trò bé nhỏ:
Thích Thái Hòa

Trích: Kỷ yếu tri ân HT Thích Tuệ Sỹ | Hội đồng Hoằng Pháp ấn hành tháng 10/2023




Tạo bài viết
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.