III. Kiểm thảo văn hiến, phương pháp

02/07/20173:40 SA(Xem: 2173)
III. Kiểm thảo văn hiến, phương pháp
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ nhất.
GIỚI THIỆU 

III. Kiểm thảo văn hiến, phương pháp

1) Thành quả nghiên cứu bao đời

Nghiên cứu “Kathāvatthu” (Luận Sự): người nghiên cứu “Kathāvatthu” ở Đài Loan thì cực ít, ngay đến học giả ngoại quốc nghiên cứu đối với “Kathāvatthu” thì có bộ phận làm công tác dịch như Rhys Davids và Shwe Zan Aung đem “Kathāvatthu” nguyên văn Pāḷi phiên dịch tiếng Anh là Points of Controversy. Và Bimala Churn phiên dịch bộ đại tác chú thích “Kathāvatthu” của ngài Buddhagosa (Phật Âm) mà có cuốn The Debates Commentary. Dịch giả của hai bộ sách này thậm xưng đối với độc giả Anh ngữ thế giới cung cấp cho việc xem đọc khá là tiện lợi, nhưng phần dịch giải đối với “bộ phận logic” trong sách e là chưa đáng kể đâu. Ngay đến bộ nghiên cứu luận trước A History of Indian Logic do học giả Ấn Độ Satish Chandra Vidyabhushna chuyên sự giới thiệu logic Ấn Độ cổ, trong đó bao hàm logic của Phật giáo và các tôn giáo khác. Bộ phận logic trong sách “Kathāvatthu" dù lấy kết cấu logic làm hạt nhân thảo luận, nhưng đối với nội hàm trong “Kathāvatthu” vẫn nói không tỉ mỉ. Ngoài ra, còn có tác phẩm Kathāvatthu: A Critical & Philosophical Study nghiên cứu phê phán và tư tưởng triết học về “Luận Sự” (Kathāvatthu), và bộ Nghiên cứu Luận thư Pāḷi của học giả Nhật Bản Mizuno Kōgen (Thủy Dã Hoằng Nguyên). Về sau qua bởi phân tích luận đề để chỉnh lí ra các môn phái mà nó quy thuộc về, rồi khảo sát “Luận Sự” và những quan hệ với các bộ Luận khác. Nghiên cứu bộ phận “Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ”, học giả của Đài Loan như cuốn sách Nghiên cứu về Luận thư và Luận sư lấy Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ làm chủ (zh. 說一切有部為主的論書與論師之研究) của ngài Thích Ấn Thuận, là về thảo luận thông qua Phật điển Hán ngữ có tương quan với tư tưởng, luận thư, luận sư… của Hữu bộ. Ngay đến nghiên cứu nước ngoài cũng có Sarvāstivāda Buddhist Scholasticism (Triết học kinh viện của Phật giáo Hữu bộ) của Charles Willemen, Bart Dessein & Collect Cox, dò xét tương quan về lịch sử, văn học, luận thư của Hữu bộ, cho đến những tình huống dịch thuật giới thiệu từ Ấn Độ đến Trung Quốc. Nghiên cứu phê phán đối với Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ trong “Kathāvatthu”: trong quá trình chỉnh lí thành quả nghiên cứu từ người đi trước, người viết phát hiện phần chương bài đối với sự phê phán Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ trong nghiên cứu “Kathāvatthu” thì đếm trên đầu ngón tay, trước tác chuyên môn lại càng không thấy nhiều. Bởi vậy bản luận văn muốn thông qua thành quả nghiên cứu “Kathāvatthu” và “Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ” làm một công tác khai thác mang tính thường thức nhằm vào “Kathāvatthu” đối với sự phê phán Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ.     

2) Nguyên điển và chú thích tiếng Pāḷi

Nội dung của bản luận văn có thể chia làm hai phần: (1). Khảo sát khởi nguyên và kiểu logic của “Kathāvatthu” cùng với sự phê phán từ Phật giáo Sơ kỳ đối với tư tưởng nhất thiết của ngoại đạo. (2). Phê phán Nhất thiết hữu luận trong “Luận Sự” của Phật giáo Bộ phái, trong hai thứ đều đem dẫn dụng nguyên điển và sách chú thích tiếng Pāḷi làm suy luận.

1/ Nghiên cứu văn bản của phần một (1): Nhằm vào khởi nguyên và logic của Abhidhamma “Kathāvatthu” (A-tì-đạt-ma “Luận Sự”), phần này đem dẫn dụng văn gốc Pāḷi và cả sách chú giải để kiểm thảo là Abhidhamma được tiến hành thế nào trong Tam Tạng thời kỳ ban sơ. Khái niệm “Kathāvatthu” (Luận Sự) được ghi chép như thế nào trong văn hiến Pāḷi thời Phật giáo Sơ kỳ và Phật giáo Bộ phái. Ngoài ra, cách nhìn của Phật giáo Sơ kỳ đối với nhất thiết được ghi chép trong Nikāya và chú giải của nó phải khảo sát nhằm lí giải và thuyết minh tư tưởng tương quan từ trước. Trong xã hội Ấn Độ cổ bình thường, ngoại trừ Phật giáo ra, giải thích từ các tôn giáo khác đối với nhất thiết có cách nhìn thế nào? Nhất là tôn giáo đồng thời đại với Phật giáo Sơ kỳ, sự lí giải đối với nhất thiết là “có” (hữu)? “không” (vô)? Hay “một” (nhất)? Hay là “khác” (dị)? Truy hỏi nhằm tư khảo về việc Đức Phật đối mặt với nhất thiết Ngài đã trả lời ra sao… Phải dò tìm từ văn hiến Pāḷi duyên do về tư tưởng phê phán nhất thiết của Phật giáo Sơ kỳ.    

2/ Nghiên cứu văn bản của phần hai (2): thì tụ điểm là về Nhất thiết hữu luận ở trong “Kathāvatthu” (Luận Sự). Từ văn bản hiện còn của “Luận Sự” Bộ phái, thậm chí cả tư liệu tương quan từ chú thích đối với “Luận Sự” được đời sau tiến hành, sắp đặt thứ lớp như sau:

1- “Luận Sự” (Kathāvatthu-pakaraṇa). Moggaliputta-Tissa (Mục-kiền-liên Tử Đế-tu) tạo, là loại tư liệu thứ nhất nguyên bản Pāḷi;

2- “Ngũ Luận chú thích” (Pañcapakaraṇaṭṭhakathā)[1], Buddhaghosa (Phật Âm) tạo, gồm có chú giải “Kathāvatthu” (Luận Sự) của Thượng tọa Moggaliputta-Tissa. Do chú thích này, người ta mới có thể phân biệt trong hơn 200 khoản luận điểm, khoản luận điểm này đi theo môn bộ phái nào, cũng như nguồn cội sâu xa và dòng chảy thay đổi của nó.

3- “Ngũ Luận căn bản sớ” (Pañcapakaraṇamūlaṭīkā). Ānanda (A-nan-đà) tạo, Buddhaghosa sớ giải “Ngũ Luận nghĩa thích: Luận Sự” mà có. Đối với bốn văn bản nghiên cứu kể trên, xin tường thuật dưới đây.

Bảng: “Luận Sự” và sách chú thích

 

Nguyên điển Pāḷi

 

STT

Pāli

Hán dịch (phiên âm)

Bản gốc

1

Kathāvatthupakaraṇa

“Luận Sự”《論事》

Anh, Thái, Miến

2

Pañcapakaraṇaṭṭhakathā

“Ngũ Luận chú thích”《五論義釋》

Anh, Thái, Miến

3

Pañcapakaraṇamūlaṭīkā

“Ngũ Luận căn bản sớ”《五論根本疏》

Thái

 

[1]. Ba bộ sách gốc ở trên, các học giả Tây Phương nghiên cứu “Luận Sự” của Moggaliputta-Tissa, không thiếu người nào. Lấy Rhys Davids làm ví dụ, ông cho rằng Abhidhamma “Kathāvatthu” (A-tì-đạt-ma “Luận Sự”) thuộc thời đại vua Asoka (khoảng năm 246 tTL), cử hành cuộc Kết tập thứ III tại thành Patna mà thành, trong đó thảo luận nội dung bao gồm “Luật Tạng” và “Kinh Tạng”[2]. Bản thư tham khảo (P.T.S.) Anh văn có nguyên điển Pāḷi[3] và phần dịch tiếng Anh[4], Trung văn Hán dịch thì theo Hán dịch Nam truyền Đại Tạng Kinh (NAN.)[5], nguyên điển Pāḷi bằng văn Thái (MU.)[6], bản dịch tiếng Thái (MCU.)[7] và (MBU.)[8], nguyên điển Pāḷi bằng văn Miến Điện (CSCD)[9].

[2]. Nội dung văn bản của “Kathāvatthu”, hậu thếgiải không dễ dàng. Tìm tận nguyên nhân của nó có mấy điểm như sau: trước tiên, trong đó không hề phân lập 17 bộ phái, chủ trương và quan điểm của tự mỗi tông phái, chỉ xuất hiện tự thuyếttha thuyết. Lại nữa, trên nghĩa lí thì quá ư giản hóa, cách thức nào dùng để tranh luận cũng không có thuyết minh kỹ càng. Đây có thể là điểm dẫn đến điều kiện hạn chế của biện luận, trực tiếp đáp trả chất vấn từ đối phương nhất định đúng vào dạng trọng điểm hiện trường, do không thể phô bày nghĩa lí. Sau cùng “Kathāvatthu” là sự tập hợp trích lời những đối thoại biện luận, ngôn ngữ của bản văn đầu tiên tự nhiên không giống lắm với mặt sách thông thường vì ngôn ngữ không dễ dàng lí giải. Đáng như thế nên mới có ngài Buddhaghosa (Phật Âm) (thế kỷ thứ 5) về sau bắt chước theo, ngài từ Ấn Độ đến phái Đại Tự (Mahā-vihāra) ở Tích-lan (Sri Lanka) lấy Kinh điển để làm công tác chú giải tạo ra “Ngũ Luận chú thích” (Pañcapakaraṇaṭṭhakathā), Buddhaghosa là nhà chú giải (commentator; chú thích gia) rất ư nổi tiếng của Phật giáo Theravāda. Nếu như đem chú thích của Buddhaghosa tiến hành sàng lọc một cách thích đáng thì khá nhiều vấn đề từ quan điểm 18 bộ phái trong “Kathāvatthu” kể trên tự nhiên sẽ giải quyết dễ dàng. Văn bản chúng ta tham khảo từ ba bản gốc: nguyên văn Pāḷi bằng Anh văn (P.T.S.)[10] và phần dịch tiếng Anh[11], nguyên điển Pāḷi bằng Thái văn (MCU.)[12], bản dịch tiếng Thái (MBU.) và Miến Điện (CSCD).

[3]. “Ngũ Luận căn bản sớ” (Pañcapakaraṇamūlaṭīkā) là do ngài Ānanda (A-nan-đà) từ Ấn Độ là bậc Thượng tọa Tỳ-khưu vào thế kỷ thứ 5 (khoảng năm 1000 – 1100 Phật lịch) nhận lời mời của ngài Buddhamitta (Phật Hữu) mà viết thành. Đối với điều này, Mizuno Kōgen có nói: “Liên quan đến công tác chú giải về Chú thích thư (Aṭṭhakathā) của ngài Buddhaghosa, tác giả là ngài Ānanda ước chừng cùng thời với Buddhaghosa. Ngài là vì lời khuyến thỉnh của Buddhamitta (Phật Hữu) đối với sách chú giải Trung Bộ của ngài Buddhaghosa mà trước tác sách này. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 12 tới dịp cử hành Kết tập Tam Tạng và sách chú thích tại Sri Lanka, lại có phụ chú giải (- phục chú: 復註 -) căn bản[13]. Liên quan đến “Ngũ Luận căn bản sớ: Luận Sự” cứ theo bản Thái văn (MCU.)[14]. Ngoại trừ phần “Kathāvatthu” và chú sớ tương quan của hậu thế, khảo sát liên quan đến thời gian cũng đem viện dẫn Kinh điển ngoại Tạng khác nữa: chẳng hạn Milindapañho (“Di-lan-đà Vương Vấn Kinh”)[15]. Tỳ-khưu Na-tiên là người Bắc Ấn Độ nhưng quan điểm về thời gian và chủ trương của Hữu bộ lại không hề tương đồng. Thế nhưng bản luận văn vẫn lấy “Kathāvatthu” (Luận Sự) làm văn bản cốt lõi nhằm triển khai thảo luận.

Bảng: Tổng kết “Luận Sự” và sách chú giải phiên dịch

 

Bản gốc phiên dịch

 

STT

Tên dịch

Hán dịch (phiên âm)

Phiên dịch

1

Points of Controversy

Luận Sự《論事》

Anh

2

The Debates Commentary

“Luận Sự” chú thích《論事》注釋

Anh

3

《漢譯南傳大藏經》,〈論事一〉冊 61 (<<Hán dịch Nam truyền Đại Tạng Kinh>>, <Luận Sự, 1>, sách 61)

Luận Sự《論事》

Hán

4

พระอภิธรรมปฎก กถาวัตถ (MCU.) Vol.37

Luận Sự《論事》

Thái

5

กถาวัตถุ และอรรถกถา (MBU.) Vol.80,81

“Luận Sự” và “Luận Sự” chú thích《論事》和《論事》注釋

Thái

6

ปฺจปกรณมูลฎีกา (กถาวตฺถุ) (MCU.)

“Ngũ Luận căn bản sớ: Luận Sự” 《五論根本疏:論事》

Thái

                       

3) Phương pháp nghiên cứu

Bản luận văn dùng nghiên cứu văn bản (Documentary Reseach) nhằm tìm tòi thảo luận, nhấn mạnh ngôn ngữ và phân tích, chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu Văn bản học để tiến hành, dựa theo văn hệ Pāḷi Nam Truyền và sách chú thích tiến hành suy luận phân tích (văn hiến Bắc Truyền làm phụ) và làm sự tham cứu đối với lập luận tư tưởng của họ. Có thể quy nạp phương pháp làm:

(1) Chỉnh lí văn bản tương quan đến nguyên văn Pāḷi, những văn bản tương quan Trung văn, Thái văn, Anh văn, và cả quan điểm của các học giả bao đời nay.

(2) Nghiên cứu tư liệu, phiên dịch, phân tích nghĩa lí.

(3) Biên tậpđề xuất thành quả nghiên cứu.



   [1] Giải thích Ngũ Bộ Luận, trong đó có bao quát “Luận Sự”: 1- Giới Luận (Dhātukathā), 2- Nhân Thi Thiết Luận (Puggalapaññatti), 3- Luận Sự (Kathāvatthu), 4- Song Luận (Yamaka), 5- Song Thú Luận (Paṭṭhāna).

   [2] G.A.F. Rhys Davids, Points of Controversy (Prefatory Notes), (Oxford:The PaliText Socity, 1997) ,p. xxx ~ xxxi.

   [3] Arnold C. Taylor  (Edited) , Kathāvatthu, Vols. I,II, (London: The Pali Text Society, 1979 )  (P.T.S.)

   [4] Shwe Zan Aung and Mrs. Rhys Davids, Points of Controversy or Subjects of Discourse,  ( Oxford: The Pali Text Society, 1997)  (P.T.S.)

   [5] Quách Trạch Chương dịch, <<Luận Sự, 1>>, sách 61, (thành phố Cao Hùng: Nguyên Hanh tự Diệu Lâm xuất bản xã, 1998) (NAN).

   [6] Mahidol University Computing Center, BUDSIR/TTV.3, (กรุเทพฯ: สํานักคอมพิวเตอร ม.มหิดล, 2006)  (MU.)

   [7] พระอภิธรรมปฎก กถาวัตถุ เลมที่๓๗ ,(กรุงเทพฯ: โรงพิมพมหาจุฬาลงกรณราชวิทยาลัย,1996) ( MCU.)

   [8] พระอภิธรรมปฎก กถาวัตถุและอรรถกถา เลมที่๘๐~๘๑, (กรุงเทพฯ: โรงพิมพมหามกุฏราชวิทยาลัย, 1995) (MBU.)

   [9] Vipassana Research Institute, Chaṭṭha Sangāyana Version 3, (Igatpuri: Vipassana Research Institute) (CSCD)

   [10] N.A.Jayawickrama (Edited), Kathāvatthupapakaraṇa - Aṭṭhakathā, (London: ThePaliTextSociety,1979) (P.T.S)

   [11] Bimala Churn Law, The Debates Commentary, (Oxford: Pali Text Society, 1989) (P.T.S.)

   [12] ปฺจปกรณฏฐกถาย ธาตุกถาทิวณฺณนา , (กรุงเทพฯ: โรงพิมพมหาจุฬาลงกรณราชวิทยาลัย, 1990) (MCU.)

   [13] Mizuno Kōgen (Thủy Dã Hoằng Nguyên), Thích Đạt Hòa dịch: 《水野弘元著作選集( 三) ─ 巴利論書研究》[Thủy Dã Hoằng Nguyên trước tác tuyển tập (3) – Nghiên cứu Luận thư Pāḷi] (bộ thứ 1: Khái thuyết về sự phát đạt của Luận thư Pāḷi), (Đài Bắc: Pháp Cổ văn hóa, 2000), trang 215.

   [14] ปฺจปกรณมูลฎีกา, (กรุงเทพฯ : โรงพิมพมหาจุฬาลงกรณราชวิทยาลัย, 1995) (MCU.)

   [15] V. Trenckner (Edited), The Milindapañho, (Lodon: The Pali Text Society, 1986) (P.T.S)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.