I. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā)

03/07/20173:10 SA(Xem: 2084)
I. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā)
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ năm.
“KATHĀVATTHU” PHÊ PHÁN NHẤT THIẾT HỮU LUẬN THỜI PHẬT GIÁO BỘ PHÁI [2]

 

        Trong chương này sự phê phán Hữu bộ của Thượng Toạ bộ (Theravāda) chủ yếu nội dung có: (1.) “A-la-hán đẳng luận”, A-la-hán phải chăng có phiền não? (2.) “Quá khứ thủ đẳng luận”, động tác của quá khứ nếu tồn tại những tác dụng ra sao? (3.) “Quá khứ uẩn tập đẳng luận”, trong ba thời gồm có 15 uẩn sao? (4.) “Cú Tịnh luận”, Hữu bộ cho rằng hữu bao gồm những chủ trương quá khứphi quá khứ. (5.) “Kinh chứng”, hai bên dẫn dụng Kinh điển chứng minhso sánh “Kathāvatthu” (Luận Sự) với những quan điểm khác.

 

        I. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā)

        “A-la-hán đẳng luận” (Arahantādikathā), Arahanta (A-la-hán) + Ādi (vân…vân…) + Kathā (lời, nói, luận). Trong biện luận tại “A-la-hán đẳng luận” này, trong bộ phái có tới bốn bộ phái cho rằng sau khi thành tựu A-la-hán có lẽ sẽ còn bị thoái chuyển, bao gồm Chính Lượng bộ, Độc Tử bộ, Thuyết Nhất Thiết Hữu bộĐại Chúng bộ[1]. “A-la-hán thoái luận” (Parihānikathā) dẫn khởi trong “Kathāvatthu” (Luận Sự), biện luận của Thượng Toạ bộ và bốn bộ phái[2]. Từ nơi đó cũng có thể nhìn ra mối quan hệ giữa “Nhất thiết hữu luận” và “A-la-hán thoái luận”, bởi vì biện luận ở dưới có ý khảo sát Thượng Toạ bộ đã phê phán Hữu bộ khi cho rằng A-la-hán còn có phiền não quá khứ.

 

        1. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā) [1]

   I. (Tự): A-la-hán có lòng tham quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): A-la-hán nương lòng tham ấy mà có tham ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   II. (Tự): A-la-hán có lòng sân quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): A-la-hán nương lòng sân ấy mà có sân ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…

   III. (Tự): A-la-hán có lòng si quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): A-la-hán nương lòng si ấy mà có si ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[3]

   (C.S.) Arahato atīto rāgo atthīti? Āmantā. Arahā tena rāgena sarāgoti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   arahato atīto doso atthīti? Āmantā. Arahā tena dosena sadosoti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

   arahato atīto moho atthīti? Āmantā. Arahā tena mohena samohoti? Na hevaṁ  vattabbe …pe…

        Luận I.

  1. Tham quá khứ của A-la-hán (vẫn) có ư? (Arahato atīto rāgo atthi)

(Tha): Phải!

  1. A-la-hán lấy tham (quá khứ) mà (hiện tại) có tham chăng? (Arahā tena rāgena sarāgo)

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu A-la-hán có tham quá khứ (A ͻ B)

n   X.2: thì A-la-hán nhờ tham (quá khứ) mà có tham (hiện tại) (A ͻ B)

n   Nhưng “quá khứ” và “hiện tại” (vô tham) không đánh đồng.

   ∴ Vì vậy “A-la-hán có tham quá khứ” không thể thành lập, (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

Luận II.

  1. Sân quá khứ của A-la-hán (vẫn) có ư? (Arahato atīto doso atthi)

(Tha): Phải!

  1. A-la-hán nhờ sân (quá khứ) mà có sân (hiện tại) chăng? (Arahā tena dosena sadoso)

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu A-la-hán có sân quá khứ (A ͻ B)

n   X.2: thì A-la-hán nhờ sân (quá khứ) mà có sân (hiện tại) (A ͻ B)

n   Nhưng “quá khứ” và “hiện tại” (vô sân) không đánh đồng

   ∴ Vì vậy “A-la-hán có sân quá khứ” không thể thành lập,  (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau.

Luận III.

  1. Si quá khứ của A-la-hán (vẫn) có ư? (Arahato atīto moho atthi)

(Tha): Phải!

  1. A-la-hán nhờ si (quá khứ) mà có si (hiện tại) chăng? (Arahā tena mohena samoho)

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu A-la-hán có si quá khứ (A ͻ B)

n   X.2: thì A-la-hán nhờ si (quá khứ) mà có si (hiện tại) (A ͻ B)

n   Nhưng “quá khứ” và “hiện tại” (vô si) không đánh đồng

   ∴ Vì vậy “A-la-hán có si quá khứ” không thể thành lập,  (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau. Sau đó có phê phán liên quan đến kiến (diṭṭhi), mạn (māna), nghi (vicikicchā), hôn trầm (thina), trạo cử (uddhacca), vô tàm (ahirika), vô quý (anottappa), mười phiền não (kilesa)[4].  

        Cái gọi là “Tam thời thật hữu” không chỉ nhắm vào sự tồn hữu được thảo luận về những lập luận ngũ uẩn quá khứ hoặc mười hai xứ cùng việc A-la-hán cũng bị Hữu bộ coi là vẫn có phiền não quá khứ tồn tại. Nếu dùng “Tam thời thật hữu” khảo sát phiền não, trong sự đồng nhất của ba thời, sợ rằng phàm phu sau khi thành tựu A-la-hán vẫn không được tính là A-la-hán, con người vĩnh viễn không cách nào thành tựu bậc Thánh nhân như A-la-hán bởi vì còn có phiền não tồn tại vĩnh hằng bất biến, thành ra Thánh nhânphàm phu chẳng có gì sai khác, đó gọi là tu hành kiểu gì cũng không hiệu quả, nhìn ra như thế thì chủ trương này đã nảy sinh sự trái ngược nghiêm trọng đối với giáo huấn của Phật giáo Sơ kỳ.

 

      2. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā) [2]

   I. (Tự): Với bậc Bất Hoàn còn có thân kiến quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Bất Hoàn nương thân kiến ấy mà có thân kiến ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[5]

   (C.S.) Anāgāmissa atītā sakkāyadiṭṭhi atthīti? Āmantā. Anāgāmī tāya diṭṭhiyā sadiṭṭhikoti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

    Luận I.

I.          Thân kiến quá khứ của Bất Hoàn (A-na-hàm) còn có ư? (Anāgāmissa atītā sakkāyadiṭṭhi atthi)

(Tha): Phải!

II.        Bất Hoàn nhờ thân kiến (quá khứ) mà có thân kiến (hiện tại) ư? (Anāgāmī tāya diṭṭhiyā sadiṭṭhiko)

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu Bất Hoànthân kiến quá khứ (A ͻ B)

n   X.2: thì Bất Hoàn nhờ thân kiến (quá khứ) mà có thân kiến (hiện tại) (A ͻ B)

n   Nhưng “quá khứ” và “hiện tại” (không thân kiến) không đánh đồng

   ∴ Vì vậy “Bất Hoàn có thân kiến quá khứ” không thể thành lập,  (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau. Trở xuống phê phán Bất Hoàn vẫn có “nghi quá khứ còn”, “giới cấm thủ quá khứ còn”, “một chút dục tham câu hành quá khứ còn”, “một chút sân giận câu hành quá khứ còn”… phương thức tiến hành giống hệt như nêu trên.

 

      3. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā) [3]

   I. (Tự): Đối với bậc Nhất Lai còn có thân kiến quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Nhất Lai nương thân kiến ấy mà có thân kiến ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[6]

   (C.S.) Sakadāgāmissa atītā sakkāyadiṭṭhi atthīti? Āmantā. Sakadāgāmi tāya diṭṭhiyā sadiṭṭhikoti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

    Luận I.

I.          Thân kiến quá khứ của Nhất Lai còn có ư? (Sakadāgāmissa atīta sakkāyadiṭṭhi atthi)

(Tha): Phải!

II.        Nhất Lai nhờ thân kiến (quá khứ) mà có thân kiến (hiện tại) ư? (Sakadāgāmi tāya diṭṭhiyā sadiṭṭhiko)

                                    (Tha): Không!

n   X.1: Nếu Nhất Laithân kiến quá khứ (A ͻ B)

n   X.2: thì Nhất Lai lấy thân kiến (quá khứ) mà có thân kiến (hiện tại) (A ͻ B)

n   Nhưng “quá khứ” và “hiện tại” (không thân kiến) chẳng đánh đồng

   ∴ Vì vậy “Nhất Lai có thân kiến quá khứ”,  (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau. Trở xuống liên quan đến phê phán Nhất Lai có “nghi quá khứ còn”, “giới cấm thủ quá khứ còn”, “một chút dục tham câu hành quá khứ còn”, “một chút sân giận câu hành quá khứ còn”, giống trên.

 

      4. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā) [4]

   I. (Tự): Đối với bậc Dự Lưu còn có thân kiến quá khứ ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Dự Lưu nương thân kiến ấy mà có thân kiến ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[7]

   (C.S.) Sotāpannassa atītā sakkāyadiṭṭhi atthīti? Āmantā. Sotāpanno tāya diṭṭhiyā sadiṭṭhikoti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

    Luận I.

  1. Thân kiến quá khứ của Dự Lưu còn có ư? (Sotāpannassa atītā sakkāyadiṭṭhi atthi)

(Tha): Phải!

  1.  Dự Lưu nhờ thân kiến (quá khứ) mà có thân kiến (hiện tại) ư? (Sotāpanno tāya diṭṭhiyā sadiṭṭhiko)

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu Dự Lưuthân kiến quá khứ (A ͻ B)

n   X.2: thì Dự Lưu nhờ thân kiến (quá khứ) mà có thân kiến (hiện tại) (A ͻ B)

n   Nhưng “quá khứ” và “hiện tại” (không thân kiến) chẳng đánh đồng

   ∴ Vì vậy “Dự Lưu có thân kiến quá khứ”,  (X.1) ~ (X.2) tự mâu thuẫn nhau. Trở xuống phê phán liên quan đến Dự Lưu có “nghi quá khứ còn”, “giới cấm thủ quá khứ còn”, “một chút dục tham câu hành quá khứ còn”, “một chút sân giận câu hành quá khứ còn”, giống đây.

 

      5. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā) [5]

   I. (Tự): Đối với phàm phu còn có tham quá khứ, phàm phu nương tham ấy mà có tham ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Đối với A-la-hán có lòng tham quá khứ, A-la-hán nương tham ấy mà có tham ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[8]

   (C.S.) Puthujjanassa atīto rāgo atthi, puthujjano tena rāgena sarāgoti? Āmantā. Arahato atīto rāgo atthi, arahā tena rāgena sarāgoti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

    Luận I.

  1. Phàm phu có tham quá khứ, phàm phu nhờ tham (quá khứ) mà có tham ư?

(Tha): Phải!

  1. A-la-hán có tham quá khứ, A-la-hán nhờ tham (quá khứ) mà có tham ư?

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu phàm phu có tham quá khứ (A ͻ B)

n   X.2: thì A-la-hán cũng phải có tham quá khứ (A ͻ B)

n   Vì còn có tham quá khứ, bất luận phàm phu hoặc Thánh nhân ắt có điều kiện đồng dạng

n   Nhưng phàm phu không bằng với A-la-hán (X.1) ~ (X.2)

        ∴  Vì vậy không thể nói phàm phu và A-la-hán đều có tham quá khứ, quan điểm này tự mâu thuẫn nhau.

        Phê phán ở dưới có liên quan: sân (dosa), si (moha), kiến (diṭṭhi), mạn (māna), nghi (vicikicchā), hôn trầm (thina), trạo cử (uddhacca), vô tàm (ahirika), vô quý (anottappa), so sánh phàm phu và A-la-hán, kể cả nghi quá khứ còn, giới cấm thủ quá khứ còn, một chút dục tham câu hành còn, một chút sân giận câu hành quá khứ còn, so sánh phàm phu và bậc Thánh nhân như Bất Hoàn. Như đã nói trên, Thượng Toạ bộ do so sánh “phàm phu” và “A-la-hán”, khảo sát phiền não quá khứ và dùng phương thức Thuận luận tiến hành phê phán: “Nếu phàm phuphiền não quá khứ thì A-la-hán cũng phải có phiền não quá khứ”. Trên nguyên tắc sự phê phán này là cần phủ định “quá khứ hữu”, không nên thông qua thái độ ấy mà coi A-la-hán là còn có phiền não quá khứ.

 

      6. A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā) [6]

   I. (Tự): Đối với A-la-hán có lòng tham quá khứ, A-la-hán nương tham ấy mà không bị tham ư?

   (Tha): Đúng.

   (Tự): Đối với phàm phu có lòng tham quá khứ, phàm phu nương tham ấy mà không bị tham ư?

   (Tha): Thật không nên nói như vậy… (cho đến)…[9]

   (C.S.) Arahato atīto rāgo atthi, na ca arahā tena rāgena sarāgoti? Āmantā. Puthujjanassa atīto rāgo atthi, na ca puthujjano tena rāgena sarāgoti? Na hevaṁ vattabbe …pe…

    Luận I.

  1. A-la-hán có tham quá khứ, nhưng A-la-hán bằng tham (quá khứ) mà không có tham à?

(Tha): Phải!

  1. Phàm phu có tham quá khứ, nhưng phàm phu bằng tham (quá khứ) mà không có tham à?

(Tha): Không!

n   X.1: Nếu A-la-hán không có tham  (A ~ B)

n   X.2: thì phàm phu cũng phải không có tham (A ~ B)

n   Nhưng A-la-hán không bằng với phàm phu (X.1) ~ (X.2)

   ∴ Vì vậy từ phản luận phê phán phàm phu giống hệt theo A-la-hán là vô tham, quan điểm này tự mâu thuẫn nhau. Trở xuống Thượng Toạ bộ cũng dùng phản luận phê phán Hữu bộ liên quan đến: kiến (diṭṭhi), mạn (māna), nghi (vicikicchā), hôn trầm (thina), trạo cử (uddhacca), vô tàm (ahirika), vô quý (anottappa), so sánh A-la-hán và phàm phu, kể cả nghi quá khứ còn, giới cấm thủ quá khứ còn, một chút dục tham câu hành quá khứ còn, một chút sân giận câu hành quá khứ còn, bậc Thánh nhân như Bất Hoàn so sánh với phàm phu. Luận thuật ở trên, vì Thượng Toạ bố cố ý dùng phương thức phản luận khảo sát “A-la-hán” và “phàm phu” hỏi nói: “Nếu A-la-hán không phiền não thì phàm phu cũng phải không phiền não”. Trên thực tế A-la-hán không thể còn có phiền não nhưng phàm phu không được nói là không phiền não, cả hai lấy phương diện phiền não khảo sát, không cách gì đánh đồng. Thế nhưng bởi vì Hữu bộ chủ trương “quá khứ hữu”, cho nên phiền não bèn có phiền não quá khứ, nó tất nhiên vĩnh viễn bất diệt. Nếu nói là có, phàm phuThánh nhân cả hai đều có đồng dạng, nếu không có thì hai bên đồng dạng đều không có, nhưng trên lí luận và trên thực tế tự mâu thuẫn nhau.



   [1] (P.T.S.) KvuA. p.37.

   [2] Xem thêm (P.T.S.) Kvu. pp.69~93; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <A-la-hán thoái luận>, sách 61, trang 80 – 104 (bản chữ Hán).

   [3] (P.T.S.) Kvu. p. 132; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 144 (bản chữ Hán).

   [4] (P.T.S.) Vbh. p.391.

   [5] (P.T.S.) Kvu. p. 133; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 145 (bản chữ Hán).

   [6] (P.T.S.) Kvu. p. 133; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 145 (bản chữ Hán).

   [7] (P.T.S.) Kvu. p. 133; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 145 – 146 (bản chữ Hán).

   [8] (P.T.S.) Kvu. p. 133 – 134; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 145 – 146 (bản chữ Hán).

   [9] (P.T.S.) Kvu. p. 135; (NAN.) <<Luận Sự I>>: <Nhất Thiết Hữu luận>, sách 61, trang 147 (bản chữ Hán).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.