ĐẠO PHẬT: TÔN GIÁO CỦA HÒA BÌNH Nguyên bản: BUDDHISM: THE TRULY PEACEFUL RELIGION của D.M. MURDOCK Việt dịch: Nhóm Phiên DịchHoa Đàm
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bátư tưởngđạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáoĐại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng. Những môn phái này đều có một điểm chung mà họ muốn nhấn mạnh, đó là sự giác ngộ, là tinh thần được tự do. Chính phẩm chất đó khẳng định sự khác biệt của các tông phái. Tùy theo định nghĩa của từng môn phái, đạo Phật có mặt trên cuộc đời này cách đây hơn 2,500 năm, một số môn đồ còn khẳng định nó ra đời cách đây 15,000 năm, được hình thành trước thời đại của Phật rất lâu, mà người ta gọi đó là thời kỳ của Siddhartha Gautama và Sakyamuni. Hơn một thiên niên kỷ qua, đạo Phật đã phát triển thành một hệ thống đầy màu sắc được miêu tả là “khó có thể tưởng tượng được”. Trong khi đạo Phậtchính thống không thiếu những khuyết điểm – kể cả phân biệt giới tính – và cũng giống những phong trào khác với một quá khứ đẫm máu ở một vài quốc gia, thì rõ ràng là, so với những tôn giáo khác, đạo Phật mang tính hòa bình thật sự và ít bị chỉ trích là đượm màu
bạo lực.
Đạo Phật là vô thần?
Vì đạo Phậtnhấn mạnh vào việc giải quyếttình thếtiến thoáilưỡng nan thông qua sự giác ngộ của bản ngã nhiều hơn là đặt lòng tin vào thánh thần hoặc vào một đấng siêu nhiên, đạo Phật được miêu tả như “vô thần” và Phật là một con ngườivô thần. Thật ra khi giảng dạy về những lời răn
của Phật, một số môn đồ đã gạch bỏ tính siêu nhiên, phép lạ và sự kỳ diệu ra khỏi đạo Phật, như trong đạo Phật của người Tây Tạng. Thật ra, đạo Phậttruyền thống được truyền miệng trong dân gian thường nhắc nhở rất nhiều về phép thuật, về sự bí ẩn cũng như về những khía cạnh thiêng liêng trong từng bài giảng mà mỗi bản ngãcon người nếu được giác ngộ đều có thể lên đến cõi Phật. Nói chung việc lên đến cõi Phật, việc chết đi và đầu thai, việc có kiếp trước – kiếp này – và kiếp sau đều mang tính chất như có thần thánh, và Phật là một đấng thiêng liêng có nhiều kiếp luân hồi khác nhau, hoàn toàn giống với những điều mang tính siêu nhiên mà chúng ta có thể tìm thấy trong thần thoại của người Hy Lạp, người La Mã và người Ai Cập cổ đại. Chính vì lý do này, không ai có thể khẳng định đạo Phật là “vô thần” được, mặc dù môn phái Thiền rất hiện thực, rất gần gũi với cuộc sống của con người.
Đạo Phật đang phát triển khắp thế giới
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay
đạo Phật dường như đang dần dầnthâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới. Đây là một sự phát triển đáng hoan nghênh nếu so sánh với sự cuồng
tín của những tôn giáo khác, hoặc tính cực đoan của những tư tưởngcố chấp, muốn đưa căm thù, bạo lực và giết chóc vào tôn giáo. Ví dụ ở đất nước Hoa Kỳ, trái với các tôn giáothường xuyênlên tiếngồn ào và quảng
cáo rùm beng như Thiên chúa giáo, Hồi giáo hoặc Do Thái giáo, Phật giáo
im lìm và lặng lẽ đến mức hầu như chúng ta không biết rằng số người theo đạo Phật còn nhiều hơn số người theo đạo Hồi hoặc đạo Hindus. Với thêm 6 triệu phật tử là người Hoa Kỳ, đạo Phậttrở thànhtôn giáo lớn nhất thứ tư trên thế giới tại vùng đất Hợp Chủng Quốc này. Hàng trăm đền
thờ, tu viện, trường học, và các khu cộng đồnglần lượt mọc lên ở khắp nơi. Gần đâyPhật tử người Miến Điện cũng đã xây dựng đền thờ đầu tiên của họ ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon. Nhận biếtđạo Phật đang phát triển âm thầm nhưng mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, những người nghiên cứu về tôn
giáonhận xét không chỉ có đạo Phật dành cho người châu Á mà còn có đạo
Phật dành riêng cho người Hoa Kỳ cũng đang xuất hiện. Các trung tâm giảng dạy về kinh Phật và các cộng đồngcầu nguyện đang lan rộng khắp các tiểu bang, trong khi đó những người đề xướng ra đạo Phật cho người Hoa Kỳ chịu khó viết lại kinh kệ bằng các thuật ngữ hiện nay của phương Tây.
Giờ đây chúng ta có thể thấy đạo Phật đang chuyển mình và lan rộng khắp nơi trên thế giới. Ví dụ như ở Ấn Độ, nơi được cho là cái nôi của đạo Phật nhưng cách đây nhiều thế kỷ, đạo Phật từng bị xua đuổi bởi đạo Hồi và đạo Hindu, từng bị bóp chết và dập tắt, nhưng ngày nay đạo Phậtquay trở lại với Ấn Độ, chậm chạp nhưng chắc chắn, dưới sự dẫn dắt về tinh thần của vị thủ lãnh người Tây Tạng là đức Đạt lai Lạt ma trong nhiều thập kỷ qua. Phật tửẤn Độ cũng đang lên tiếngyêu cầu khá ồn ào là họ mong muốn được nắm giữ thành phố Bồ Đề Đạo Tràng, nơi được cho là Phật đã từng đến đây và giác ngộ dưới cây bồ đềthiêng liêng. Ngoài ra, kể từ
tháng 2 năm 2010, tất cả thánh tích được cho là của Phật từ khắp nơi trên thế giới sẽ được phật tửđưa tới thành phố Chennai của Ấn Độ để trưng bày tại đây. Đây là một phần của chương trình mang tên Trở vềThánh tích Maitreya mà phật tử khắp nơi trên thế giới đều ủng hộ. Trong thời gian này, tại Hoa Kỳ, ngày càng có nhiều phật tử tự thành lập chùa chiền và tự quản lý lấy. Đó cũng là một biện pháplinh hoạt nhằm đáp ứng
nhu cầu tâm linh của con số phật tử đang ngày càng tăng lên. Sự phát triển trên có thể được nhìn thấy rõ ràng qua các phong tràohoạt độngtích cực và tiến bộ cho giới phật tử trên đất Hoa Kỳ trong tương lai.
Hôm nay 22-2-2021 người dân Hoa Kỳ và toàn dân thế giới đánh dấu một cột mốc thực sự nghiệt ngã và đau lòng với 2.493.968 người qua đời chỉ trong vòng một năm đại dịch Covid-19. Riêng tại Hoa Kỳ là nửa triệu người chết - nhiều hơn số quân nhân Mỹ chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Việt Nam cộng lại.
Xin nguyện cầu linh hồn/ hương linh những người đã qua đời vì Covid-19 trên toàn thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng sớm được về cõi thiên đường vĩnh hằng hay sớm được tiêu diêu miền cực lạc.Cầu nguyện mọi khổ đau và chết chóc sẽ qua đi, ánh dương quang sớm xuất hiện để nhân loại tiếp tục hát khúc khải hoàn ca của yêu thương và vui đẹp trên hành tinh này.
Với lịch sử 2500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc.
Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z).
Thế hệ Z là giới trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ.
Ngày đầu xuân, kính gởi đến Đại chúng niềm vui trong Chánh pháp, cùng
chia sẻ Pháp lạc trong Giáo pháp hiện thế của Đức Thích Tôn, cùng hướng đến
Giáo nghĩa đương lai của Đức Từ Tôn Vô Năng Thắng.
Trong những chu kỳ thành-trụ-hoại-không của thế giới, trong cái cộng nghiệp
và biệt nghiệp của mỗi chủng loại, của mỗi dân tộc, nhân loại đã và đang trải qua
những biến đổi trong thế giới tự nhiên, những biến động trong xã hội loài người,
làm thay đổi tư duy của con người từ giáo nghĩa, giáo điều, tín lý của các tôn giáo,
các hệ tư tưởng, gây nên những thế kỷ xung đột, bạo hành, chiến tranh, giữa các
dân tộc, các tôn giáo.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.