Chương Iv: Câu Chuyện Quanh Ta

06/05/201212:00 SA(Xem: 18489)
Chương Iv: Câu Chuyện Quanh Ta

DU HÓA TẬP 2
Huệ Giáo
PL. 2555 - DL. 2011

CHƯƠNG IV
CÂU CHUYỆN QUANH TA

TIỆM PHẬT

 

Có một cô gái rời Cha Mẹ đi sang Mỹ lúc 7 tuổi. Một thời gian Cha Mẹ của Cô ta qua Mỹ định cư thì lúc ấy cô ta đã trưởng thành. Và cũng từ lúc đó, cô gái có thói quen gọi điện cho Mẹ vào mỗi lúc đi làm về, mục đích là thăm Mẹ, hơn nữa là để trau dồi tiếng Việt, vì tiếng Việt của Cô gái cũng không nói được nhiều, hiểu không hết ý.

Một ngày nọ, Cô gái gọi điện thăm Mẹ, kể nhiều chuyện và nói với Mẹ rằng nhiều lúc con cũng bị stress lắm mà không biết làm sao. Mẹ của Cô gái khuyên cô những lúc như vậy con nên niệm Phật, và đi chùa, thì lòng sẽ thanh thản hơn. Cô gái hỏi Mẹ đi chùa là thế nào, bà Mẹ nói đi chùa là đến những nơi có thờ Phật, và có các Thầy ở, có Phật tử đến tu học, nghe giảng. Đến đó con gặp các Thầy nói chuyện với các Thầy, nghe các Thầy giảng rồi các Thầy chỉ cho con cách để giải quyết stress, những thắc mắc của mình. Cô ta nghe lời Mẹ, nhưng bảo rằng: Chỗ con ở khôngtiệm Phật. Bà Mẹ cười to, hỡi ơi, con gái của tôi. Chùa mà nó hiểu là Tiệm Phật, hết chỗ nói.

Lời bàn:

Ngôn ngữchức năng để giao tiếp và truyền đạt ý tưởng của mình với mọi người. Sử dụng ngôn ngữ, lời nói tốt thì việc giao tiếp trở nên hết sức dễ dàng, có nhiều người thất bại trong cuộc sống bởi sự hạn chế trong lời nói của mình, và cũng có nhiều người thành công, thu hút mọi người bởi biết trau dồi và sử dụng lời nói khôn khéo, nhuần nhuyễn. Tiếng Việt là ngôn ngữ Mẹ đẻ, tuy nhiên cũng cần phải học hỏi, mới có thể sử dụng đúng chứ không phải chúng ta chỉ học ngôn ngữ của dân tộc khác.

Tuy sự hiểu biết của mình đúng, mà lời nói sai thì cũng dễ dẫn đến sự hiểu lầm với nhau, hơn nữa cũng dễ mang đến một trận cười cho người khác, hoặc hơn nữa là nhiều lời nói thiếu duyên, không ai muốn nghe.

Chức năng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng của con người. Do vậy, Đức Phật lưu ý cho chúng ta không những nói đúng sự thật, không dựng chuyện, lừa dối mà còn phải nói Ái ngữ. Ái ngữlời nói chuyển tải sự mềm mại, lòng yêu thương và không chứa đựng sự xung đột, chua chát, mà nhất là không nên nói ác.

Chùa mà nói là Tiệm Phật thì thật là đáng yêu và đáng thương cho những người Việt sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, mà không được học hỏi, tiếp cận ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

 

 

 


TRÁI TIM HỌC PHÁP

Tôi có nhiều buổi giảng pháp cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Trong nhiều buổi giảng đó, khi nhìn xuống thính chúng, tôi quan sát thấy một người đàn ông ngoại quốc, ngồi trên một chiếc ghế gỗ trong góc nhỏ khiêm tốn ở giảng đường, thể hiện sự chăm chú cao độ, niềm hân hoan luôn nở trên khuôn mặt. Và ông ta cứ ngồi như thế cho đến cuối mỗi buổi giảng không lay động.

Sau nhiều buổi giảng đó, tôi tìm hiểu thân nhân của người đó, và biết được rằng ông ta đến chùa chung với cô vợ là người Phật tử Việt Nam. Vợ chồng họ trao đổi với nhau bằng tiếng Pháp, đã sống chung với nhau hơn mấy mươi năm có hai người con.

Tôi hỏi ông ta, ông có hiểu điều gì về Thầy giảng không? Ông trả lời không. Vì ông không giỏi tiếng Việt. Ông ta chỉ biết đề tài của buổi giảng đó, qua sự thông dịch của cô vợ. Tôi hỏi: Ông không hiểu sao ông có sức kiên nhẫn ngồi nghe lâu đến thế? Thông thường, những người chồng ngoại quốc theo vợ đến chùa Việt không phải là hiếm hoi, nhưng phần lớn họ đến để tìm hiểu phong tục người Việt, nói chuyện với những người khác về sinh hoạt hằng ngày, lạy Phật đó chỉ là tín ngưỡng, và xem đó là niềm vui chung với cộng đồng của vợ.

Người đàn ông trả lời? Khi tôi ngồi nghe như thế, tuy không hiểu Thầy nói gì, nhưng nghe qua âm thanh, tôi thấy trong tôi có niềm vui lạ kỳ, và trên khuôn mặt của mọi người đang ngồi trong buổi giảng toát lên niềm hoan hỷ. Đó là giây phút mà tôi cảm thấy hạnh phúc.

Câu chuyện thứ hai, tại lớp học Phật pháp Cư Sĩ Áo Lam Tp. Nha Trang. Có một nữ học viên ngồi trong lớp học thường xuyên luôn gần 100 vị, là một giáo thọ trên bục giảng tôi không thể quan sát và nhớ hết tất cả những khuôn mặt học viên. Một buổi sáng, tôi nhận được điện thoại, người bên kia điện thoại giới thiệu cho tôi biết là học viên của lớp học, và hỏi thăm tôi có ở chùa để lên xin giáo trình bài giảng để về đọc thêm. Ba mươi phút sau, tôi tiếp một nam và một nữ tại phòng khách, và biết được rằng đó là học viên vừa điện thoại cho tôi.

Không thể không bàng hoàng, khi nữ học viện đó thiết tha muốn xin những tài liệu bài giảng để về nhà đọc tham khảo thêm. Là một người bị khiếm thị cả hai mắt, mà có thể đọc được tài liệu đánh máy vi tính của tôi. Tôi hỏi? Sao con có thể đọc được tài liệu của Thầy, thôi thì Thầy sẽ copy CD giảng tối hôm đó cho để về nghe lại. Nữ Phật tử đó khẳng định, con muốn đọc tài liệu nữa. Tôi hỏi sao đọc được? Cô ta trả lời, con về nhờ Mẹ con, và mấy đứa cháu khi rảnh thì đọc cho con nghe.

Và rồi, cứ mỗi buổi học ở trên lớp, tôi bắt đầu chú ý, nữ học viên đó lặng lẽ hòa chung tiếng cười, niềm vui trong lớp học, khuôn mặt luôn hướng lên bục giảng lắng nghe lời dạy của đức Phật qua âm thanh của các vị giáo thọ.

Bàn rằng:

Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn. Có được thân người là khó, nghe được giáo pháp của Phật càng khó hơn. Lời dạy của đức Phật vốn đã có sự mầu nhiệm thanh thoát, đầy đủ năng lực ban vui cứu khổ. Điều chính yếu, mỗi người có gặt hái được gì hay không, khi có duyên nghe pháp. Có người vẫn nghe được giáo pháp nhưng lại chưa có niềm vui, có người mãi không được nghe giáo pháp, có người có điều kiện mà không muốn nghe, tất cả đều chung nghĩa Phật pháp nan văn.

Niềm vui thật sự gặt hái được trong ánh sáng của đức Phật, chính là trái tim biết nghe. Trái tim chính là sự vận hành của mắt, của tai và của tất cả các giác quan còn lại. Nếu không có trái tim nghe pháp thì có mắt cũng không đọc được lời kinh, có tai cũng không nghe được pháp âm giải thoát. Chính vì vậy, người nào có trái tim nghe pháp thì bất cứ nơi đâu cũng nghe được âm thanh giác ngộ, có thiếu lục căn cũng thấm nhuần được hương vị giải thoát.

Thế mới biết, lời dạy của đức Phật, không giới hạn thời giankhông gian, hữu tình hay vô tình. Lời dạy đó lan tỏa cùng khắp, mỗi người có tiếp nhận được hay không chính là có trái tim hiểu biết hay không?

 


BẤT HẠNH VÌ GẶP KẺ THAM ĂN

 

Hai người bạn gái thân thiết học cùng lớp, lâu ngày không gặp, họ hẹn nhau ra quán cà phê tâm sự. Người kia, hỏi thăm bạn mình về sức khỏe và có được hạnh phúc không? Chúc mừng vì mới nghe bạn đã gặp được ý trung nhân.

Người bạn trả lời? Tớ đã ly dị.

Tại sao vậy? Hai bạn mới cưới nhau có 3 ngày thôi mà! Thời gian này thật hạnh phúc mới phải chứ?

Cô bạn trả lời trong trạng thái ảo não, đúng vậy, nhưng sự thật đây là nỗi bất hạnh lớn cho mình, bạn có hiểu nổi không:

- Vợ chồng chúng mình mới cuới nhau, thời gian chúng tớ yêu nhau thật là nồng ấm, vậy mà bản chất thật của anh ta, vẫn được che dấu và những gì xảy ra hằng ngày mình cứ tưởng đó là chuyện nhỏ, yêu nhau có thể phủ lấp. Tuy nhiên, bây giờ mình mới hiểu hết sự thật không phải thế. Chuyện là như thế này:

Ngay trong ngày lễ cưới đang diễn ra, thật trang trọng tại nhà thờ, bà con bạn bè đến tham dự họ vui vẻ, chúc phúc cho chúng mình, mong rằng hai người sánh duyên được trăm năm hạnh phúc. Vậy mà, ngay trong những thời khắc trang nghiêm và quan trọng nhất, nghi lễ cưới đang diễn ra, anh ta vẫn cứ liên tục thỏ thẻ trong lỗ tai của mình, bảo rằng:

Em yêu dấu ơi, trưa nay chúng ta ăn món gì, chiều nay em sẽ nấu món gì cho anh ăn? Và những ngày tới chúng ta sẽ ăn ở đâu? Còn nữa, em đã lên kế hoạch sẽ làm món gì cho anh ăn để trổ tài nội trợ của em chưa nào?

Và thế, sau khi lễ cưới xong, mọi chuyện càng trở nên bi thảm hơn. Qua ba ngày sống chung mình đành phải gửi đơn lên tòa ly dị. Một người mà trong cuộc sống tưởng chừng như không còn điều gì tốt đẹpthú vị hơn, ngoài ăn với ngủ. Vậy, sống với một người như thế có bất hạnh hay không? (phỏng nguồn từ Thanh Niên nhựt báo).

 

Bài học đạo lý:

Con người lấy thức ăn để làm sự sống nuôi dưỡng tấm thân khô gầy, cơ thể sinh vật lý của mình là điều tất yếu. Tuy nhiên, sự ăn uống không phải là mục đích chính của đời sống, chúng chỉ là phương tiện để có sức khỏe và nuôi thân bệnh nầy, cũng như bao nhiêu phương tiện khác xoay quanh trong sinh hoạt của chúng ta. Như người xưa đã từng nói: Ăn để mà sống chứ không phải sống để mà ăn.

Đức Phật đã từng dạy rằng: Sự ăn uống thuộc về một trong năm dục: Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ. Bản chất của dục vọng, luôn mang lại những điều phiền não và khổ đau cho con người. Do đó, trong sự ăn uống, cần phải biết kiểm soáttiết chế chúng, nếu không biết điều độ, lợi ích không thấy ngược lại hại mình, hơn nữa thật là bất hạnh.

Trong thời đại kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất có phần sung túc hơn, từ đó mong muốn hướng tới một điều gì tốt đẹp thuộc về phẩm chất và đạo đức. Việc ăn uống cũng thế, không loại trừ trong văn minh cuộc sống. Do thế, con người mới nói đến văn hóa ẩm thực. Tuy nhiên, vấn đề ăn uống vẫn có nhiều bất hạnh, phiền toái và nan giải trong gia đình, xã hội bởi sự nhận thức của mỗi người. Tình trạng ăn uống say xỉn không kiềm chế dẫn đến chết chóc, bệnh hoạn từ miếng ăn và không ít người tử thực. Cầu kỳ trong ẩm thực, tâm lý vật dưỡng nhơn để thỏa mãn dục tính là một kết quả đen tối tất yếu mà cuộc sống chúng ta đang phải đối mặt nhiều vấn đề.

Hiện nay, loài người có quá nhiều nỗi lo và sợ hãi từ trong gia đình, xung quanh đời sống của mỗi cá nhânxã hội. Chưa bao giờ hết sự lo âu về bệnh tật, nhiễm độc hại từ thức ăn, ngộ độc từ thực phẩmvấn nạn lớn. Con người không làm sao tránh khỏi sự ăn uống, mà ăn uống trong lo âu, thì làm sao có thể nuôi dưỡng được tấm thân này khoẻ mạnh và chắc chắn tinh thần sẽ bị tổn hại. Chỉ khi nào, con người nhận thứcbản chất của các dục và biết tiết chế, quan tâm đến việc ăn uống thì đời sống mới trở nên tốt đẹp hơn. Phẩm chất của con người mới có thể hoàn thiệnđời sống mới lành mạnh. Hơn nữa, không những chúng ta chỉ có nhận thức về sự ăn uống, và những thực phẩm mình sẽ tiêu thụ, bên cạnh đó, vấn đề người cung cấp thực phẩm cũng cần phải nhắc đến, ý thức đạo đức trong kinh doanh. Chúng ta không chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà còn phải nghĩ đến hậu quả của sự tham cầu từ lợi nhuận, và biết rằng bệnh tật của người khác cũng chính là bệnh tật của mình nay mai. Từ đó, mới có những hành động khôn khéo, phẩm hạnh để hạn chế nỗi lo cho cuộc đờixã hội trong hiện tại cũng như tương lai. Ăn uống, ngủ nghĩ, chuyện tưởng chừng như nhỏ nhưng không nhỏ tí nào trong cuộc sống.

 

 

 

CẬU BÉ LAMARTINE

(Phóng tác về Lamartine)

 

Lamartine được mẹ dắt dạo phố vào một buổi sáng thật đẹp, khí trời ấm áp cuốn theo gió trở mùa thu. Những chiếc lá vàng rất hiếm hoi rơi rụng trên nền gạch đủ màu sắc được lót dọc theo lối đi bộ một cách sang trọng và tỉ mỉ, nhiều bạn nhỏ nhảy qua nhảy lại theo màu xanh đỏ giống như hình chữ Z thật là chăm chú. Thỉnh thoảng lại hét lên khi thân người muốn ngã ra khỏi giới hạn ô hình, họ vui mừng vỗ tay khi đã chứng tỏ được tài năng của mình đã vượt qua được chặng đường chông gai. Lamartine cũng hòa điệu trong sự nỗ lực đó bằng những bước chân vững chãi của một nam nhi. 

Hôm nay, tâm trạng của Lamartine rộn ràng khác thường, cậu thức dậy thật sớm, thay vì lăn qua trở lại với giọng ngái ngủ cùng những chiếc gối đầy kiểu dáng được sắp đặt khắp nơi trên chiếc giường xinh xắn, như thường ngày một cách sung sướng, ấm áp, nơi mà Lamartine bảo đó là cung điện của hoàng tử có tên là White Bear (Chú gấu trắng).

Lamartine lại tưởng tượng vào ngày sinh nhật mười tuổi của mình tới đây sẽ có nhiều điều để hãnh diện với bạn bè. Với rất nhiều hy vọng rằng được ông bà, bố mẹ mua cho những món quà mà cậu ưa thích, rồi lại được thổi đèn cầu nguyện cho một ước mơ vĩ đại. Một ngọn lửa nến cỏn con mang hình chú mèo có điểm một vài chấm đen trên lưng đặt ngay giữa chiếc bánh kem xinh đẹp sẽ khẳng định sự có mặt của Lamartine trên đời. Buổi tiệc này sẽ có rất nhiều Chocolatte, nước uống Coca, sẽ hát đùa xoay quanh cùng bạn bè, mỗi người sẽ có một vẻ yêu kiều khác nhau.

Bạn của Lamartine là những người chứng tỏ có rất nhiều năng khiếu âm nhạc ở trong lớp, họ biết thổi kèn bằng ống sáo trúc, kéo đàn violon, và đánh những chiếc trống nhỏ bịt kín hai đầu, hát ngêu ngao những bài ca tình yêu cha mẹ và mến thương thầy cô, tình bạn bè. Bạn của Lamartine đến dự buổi sinh nhật này sẽ mặc những bộ váy nhiều tầng xòe rộng, carvat nơ đẹp xinh xắn. Mùi thơm nhẹ phảng phất thóat ra từ những ngọn nến được sắp đặt tối sáng trong mỗi góc nhà, hòa quyện với tia sáng nhỏ nhoi của những chiếc ngôi sao, những thiên thần được gắn lên đâu đó trên vách nhà, tạo nên một không gian vừa hư vừa thực của thiên đườngđịa giới. Với bao nhiêu mơ tưởng được Lamartine vẽ lên cho buổi sinh nhật của mình một cách hoành tráng, trong suy nghĩ của cậu ta, và nó trở nên trưởng thành một cách kỳ lạ. 

Lamartine rất thích thú với nhiều loại thú bông mềm mại, lớn có nhỏ có tất cả đều trưng bày trong một gian hàng lớn dành cho lứa tuổi thiếu nhi tại siêu thị, vừa đủ để vói tay vuốt ve nhẹ nhàng, chạm đến chúng và cũng vừa đủ đưa Lamartine và các bạn rơi vào thiên đàng của tuổi thơ. Cũng có rất nhiều bạn cùng trương lứa, với đôi mắt sáng rực bởi niềm kiêu hãnh khi được nâng niu chìu chuộng trong tình yêu thương tràn ngập của cha mẹ. Một tình thương được bao phủ, và niềm sung sướng vô hạn khi Lamartine được mẹ đồng ý mua cho những món quà của mình ưa thích

Thế mà, niềm vui đang được mở ra trong cảm xúc dạt dào, Lamartine bỗng nhiên im lặng, tính hồn nhiên mất đi, không biết lúc nào cậu ấy thay đổi suy nghĩ nhanh đến thế, miên manlo lắng. Thay vì nói với mẹ huyên thuyên về những dự định cho buổi tiệc đặc biệt của mình như sáng nay, Lamartine tựa như đang để dòng suy nghĩ trôi theo nơi nào. Về đến nhà, Lamartine ôm chặt lấy mẹ:

 - Con sợ quá… mẹ ơi !!!

Người mẹ hỏi:

Điều gì làm con sợ hãi đến thế, hãy nói cho mẹ nghe đi con cưng.

- Con vừa trông thấy những người hai cánh tay đầy máu đang đập chết một con bò, các người khác thì đang đè giết con vịt và con bê. Chúng kêu la thảm thiết như đang kêu cứu. Máu chảy lênh láng khắp nơi. Không ai cứu chúng hết. Thật là đáng thương hả mẹ… Mẹ đừng nấu thịt súc vật nữa, con không dám ăn nữa đâu, con sợ hãi và ghê tởm lắm.

Người mẹ sực nhớ lại hai Mẹ con vừa đi ngang qua một lò sát sanh, ở đó bà vô tình không để ý. Mẹ của Lamartine ôm con vào lòng vỗ về xin lỗi con yêu của mẹ.

Và rồi từ đó Lamartine không bao giờ ăn thịt nữa. 

Các bạn yêu thương!

Cậu bé Lamartine đó chính là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng ở cuối thế kỷ thứ 18 cách thời đại chúng ta hơn 200 năm. Vào lúc còn bé, có một lần, ông đã chứng kiến cảnh tượng giết súc vật của những người đồ tể. Cảm xúcý thức của Lamartine thấy hành động đó vừa tàn ác, vừa ghê tởm, sợ hãi, khiếp đảm và bất công. Cho đến nỗi ông không dám ăn thịt vì quá thương hại chúng.

- Trong nhà Phật, những hành động giết chóc đó được gọi là giết hại chúng sanh. Từ chối ăn thịt của Lamartine là sự thể hiện tình yêu đến cả loài vật. Hành động đó được đông đảo mọi người tán thưởng, cho đến nay cả thế giới loài người vẫn tiếp tục ca ngợi thông điệp yêu thương, lòng từ bi sâu thẳm trong mỗi con người ai cũng có.

Vẫn biết rằng trong cuộc sống sự ăn uống không thể thiếu được, nhưng ăn với lòng ác tâm, vui vẻ với sự giết chóc, khuyên bảo người khác giết hại, là điều chúng ta nên tránh. Những hành động này là hạt giống tạo thành năng lực của những người ác. Hãy nên tránh xa.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/04/2011(Xem: 55848)
20/06/2013(Xem: 48257)
16/05/2012(Xem: 38633)
30/09/2012(Xem: 24373)
11/04/2013(Xem: 15442)
04/07/2017(Xem: 10271)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.