Chứng Đạo Ca Thiển Thích

10/10/201012:00 SA(Xem: 50964)
Chứng Đạo Ca Thiển Thích
Vĩnh Gia Đại Sư
CHỨNG ĐẠO CA

Hòa Thượng Tuyên Hóa
Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự
Los Angeles, California, Mỹ Quốc, tháng 2 năm 1985
Nhà xuất bản Tôn Giáo
vinh-gia-dai-su-chung-dao-ca

chung_dao_ca_biaBài Chứng Đạo Ca là do một vị tổ sư người Trung Hoa, tên là Huyền-Giác trước tác. Sư quê quán ở Vĩnh-Gia, một địa danh của Trung Quốc thuộc Ôn Châu (tỉnh Triết-Giang), huyện Vĩnh-Gia. Ôn-châu cũng như Phúc-châu, Ninh-ba, Quảng-đông, mỗi nơi đều có tiếng nói địa phương riêng, người ở vùng khác nghe rất khó hiểu. Cái đó là do tiếng nói ở Trung Quốc không thống nhất, giọng nói cũng như tiếng nói có sự khác biệt tùy theo từng vùng. Khi lên bốn tuổi, Sư đã được cha mẹ gởi vào chùa cho xuất gia, và sau này trở thành một người học rộng vô cùng. Số là, mới bốn tuổi đã xuất gia, nên nhà chùa phải kiếm người chuyên môn, đặc biệt dạy riêng cho Sư. Vì vậycăn bản học vấn của Sư rất vững vàng. Học đã rộng, lại dụng công tu tập nên Sư đã được khai ngộ. Ngộ rồi, Sư không giữ pháp riêng cho lợi ích của chính mình, nên đã viết thành bài ca chứng đạo khai thị mọi người, muốn cho tất cả được hiểu thấu và nhận thức đúng chánh pháp để tu hành.

Hồi đó, Sư nghe nói lối truyền tâm ấn (Nhĩ đề diện mệnh, khẩu thọ tâm hội, tức là "đối diện rỉ tai, lời trao tâm lãnh") của phái Tào-khê, tức Lục-tổ ở Chùa Nam Hoa, được truyền thừa y bát từ Phật Thích Ca, Sư bèn không quản ngàn dặm đường xa, tới kiếm Lục-tổ để cầu ấn chứng.

Sư tới Chùa Nam Hoa thì gặp Lục-tổ đương thuyết pháp. Sư đắp y, tay cầm tích trượng tiến lên pháp tòa, đi nhiễu bên phải ba vòng, rồi đứng trước Lục-tổ, không cúi đầu đảnh lễ mà quát lên một tiếng lớn. Tổ hỏi:

–Người xuất gia gọi là Sa-môn phải có phép tắc, phải đủ ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh. Tại sao ông tới đây mà lại có thái độ thô lỗ như vậy, một chút lễ phép cũng không có?

Sư đáp:

–Sanh tử là việc lớn, vô thường quá mau.

Sư muốn nói rằng việc dụng công tu tập quá cấp bách, làm gì còn thời gian để làm lễ nữa? Làm gì còn thời gian để lo những điều tiểu tiết? Để nghiên cứu cái gì là ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh? Chẳng còn chuyện gì to lớn bằng chuyện sanh tử, quỷ vô thường đến bất chợt lúc nào không hay, vậy tôi còn thời gian nào để hành lễ nữa?









Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 12837)
01/04/2017(Xem: 22481)
06/12/2022(Xem: 5141)
01/05/2017(Xem: 24453)
28/05/2016(Xem: 9241)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :