Hòa hợptương tức trong Phật giáo

11/09/20143:52 SA(Xem: 17086)
Hòa hợp và tương tức trong Phật giáo
HÒA HỢPTƯƠNG TỨC TRONG PHẬT GIÁO
Thích Giác Toàn

blank1
Hòa
hợp tụ họp với nhau trong thuận thảo, không tranh chấp, không xung đột. Một cộng đồng hòa hợp luôn ở trạng  thái ổn định, các thành  viên không mâu thuẫn nhau nên không tranh chấp không xung đột; hoặc nếu có thì cũng dễ dàn xếp. Hòa hợp là phẩm chất cần thiết cho việc sống chung trong xã hội. Xã hội hòa hợpđiều kiện cần thiết cho ổn định để phát triển và mang lại an lạc. Tương tứcđến với nhau ngay tức thì, là cùng nhau có mặt. Tương tức là một vế của cặp khái niệm tương tức-tương nhập  thể  hiện  giáo  nghĩa  “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” hay “một là tất cả, tất cả là một” được triển khai trong  kinh Hoa Nghiêm, nói lên điều Đức Phật dạy, “cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh” trong giáo lý Duyên khởi. Khái niệm tương tức chỉ cho ta thấy mọi sự vật đều liên hệ mật thiết với nhau, khi một vật bị hư tổn thì mọi vật khác đều bị ảnh hưởng. Hòa hợptương tức cần được ứng dụng để góp phần tạo nên sự an lạc cho đời sống xã hội.

2

Chúng sinh khác nhau  vì mỗi người một nghiệp; nhưng, chia sẻ một môi trường sống, có mặt trong cùng một cộng đồng, họ cũng có những  nghiệp chung. Giữa cộng đồng, mỗi người tự thấy mình là một cá thể riêng biệt, chứa đựng nhiều yếu tố khác nhau do nghiệp lực chi phối. Những khác biệt đó có thể tạo mâu thuẫn, có thể không có tính đối kháng, nhưng thường có khả năng gây nên tranh chấp, xung đột, làm mất ổn định và tiêu hao năng lực cộng đồng. Để duy trì ổn định, các cộng đồng thực hiện việc giáo dục truyền thống cho các thành viên, xây dựng những tục lệ hay tập quán tốt đẹp, chế định hệ thống pháp luật hợp lý, tổ chức một bộ máy kiểm soát hữu hiệu, và thiết lập một hệ thống phân xử công bằng. Nói chung, khi con người trong cộng đồng  không cảm thấy mình bị đe dọa bởi các thành  viên khác, các nhóm thành viên khác hay cả cộng đồng, thì cộng đồng đó sẽ có được sự hòa hợp.

Cộng đồng Tăng-già của Phật giáo đã tạo cho mọi thành viên một cảm giác an toàn để duy trì sự hòa hợp suốt chiều dài lịch sử hơn 2.500 năm qua. Đó là nhờ Phật giáo có những  pháp  môn  tạo  nên  sự hòa  hợp rất hữu hiệu: sáu pháp hòa kính, bảy pháp giập tắt sự tranh chấp, và bốn pháp nhiếp hóa.

a. Sáu pháp hòa kính được Đức Phật dạy các đệ tử xuất gia của Ngài lấy làm nền tảng cho nếp sống Tăng đoàn. Theo kinh Kosambiya, bản kinh số 48 của Trung Bộ, tại tịnh xá Ghosita ở Kosambi, các Tỳ-kheo thường  xuyên tranh luận với nhau, dẫn đến mâu thuẫn không chịu hòa giải. Đức Thế Tôn quở trách và vạch ra cho họ thấy điều đó chỉ đưa đến bất hạnhđau khổ rồi Ngài dạy chư Tỳ-kheo nói trên sáu phép hòa kính. Nội dung lục hòa cũng được nêu trong kinh Samagamasuttam, bản kinh số 104 của Trung Bộ. Thấy trưởng lão ngoại đạo là Niganta Nataputta tạ thế để lại các đệ tử tranh cãi nhau rồi chia thành  hai phe, các đệ tử của Đức Phật thỉnh Ngài chuẩn bị trước để tránh sự chia rẽ của giáo đoàn một khi Ngài nhập diệt. Bấy giờ, Thế Tôn giải thích về sáu nguồn gốc tranh luận rồi nêu lên sáu pháp hòa kính. Giữa hai bản kinh, do duyên sự khác nên điều Đức Phật giảng giải có khác; một đằng, Đức Phật nói tới lợi lạc của sáu pháp hòa kính; đằng khác, Ngài nói thêm về bảy pháp giập tắt sự tranh chấp. Trong Hán tạng, kinh Lục trọng pháp thuộc Trung A-hàm có nội dung tương tự bản kinh Samagamasutta, nhưng nêu lên sáu phép lục hòa theo thứ tự khác, gồm 1. Thân hòa cộng trú, 2. Khẩu hòa vô tránh, 3. Ý hòa đồng duyệt, 4. Giới hòa đồng tu, 5. Kiến hòa đồng giải, 6. Lợi hòa đồng quân.

Nội dung  của sáu pháp  hòa  kính thống  nhất  giữa các tông phái. Ba pháp đầu liên quan đến hạnh kiểm cá nhân trong đời sống cộng đồng; ba pháp sau liên quan đến sự tương tác của cá nhân với yếu tố bên ngoài: với lợi dưỡng, với sự tiến bộ về giới đức, với sự tăng trưởng trí tuệ do tu tập. Pháp môn lục hòa đòi hỏi cá nhân phải rèn luyện nhưng cũng yêu cầu cộng đồng luôn tinh tấn quán sát, sớm phát hiện mọi mầm mống gây mất ổn định và giúp đỡ từng cá nhân tu tập. Người xuất gia, tìm kiếm giải thoát, từ bỏ gia đình, sống theo hạnh xuất ly, không ôm giữ tài vật, không mong cầu danh vọng thế tục, đã có nhận thức sâu sắc về vô thường, vô ngã, và duyên sinh, dễ dàng thực hiện các pháp lục hòa để tạo nên sự hòa hợp của Tăng chúng, đã gìn giữ giáo pháp này và thực sự mang lại an lạc cho đời sống Tăng đoànmọi nơi.

b. Thất diệt tránh pháp được Luật tạng lần lượt đưa ra trước mỗi hoàn cảnh cụ thể trong đời sống Tăng đoàn thời Đức Phật; cũng các pháp này được quy định một lần trong bản kinh Samagama thuộc Trung Bộ; có thể được coi là tương đương với luật tố tụng trong pháp luật thế tục, gồm những biện pháp như sau: 1/ luật có mặt (ưng dữ hiện tiền tỳ-ni), 2/ luật nhớ lại (ưng dữ ức niệm tỳ-ni), 3/ luật không mất trí (ưng dữ bất si tỳ-ni), 4/ luật chỉ xử trị lỗi khi người phạm lỗi tự nói ra (ưng dữ tự ngôn trị), 5/ luật thẩm tra về bản chất tội đã phạm (mích tội tướng hay tội xứ sở), 6/ luật đa số phán quyết (đa nhân mích tội), và 7/ luật khỏa lấp sự việc như cỏ che mặt đất (như thảo phú địa). Luật tạng tường thuật chi tiết trường hợp đã xảy ra khiến Đức Phật phải quy định bảy biện pháp nói trên; do đó, mỗi khi cần áp dụng vào một trường hợp cụ thể, Tăng đoàn phải đối chiếu với hoàn cảnh ban đầu, coi như việc tham khảo án lệ trong luật pháp thế  tục.

c. Bốn pháp  nhiếp hóa nhằm  thu phục chúng  sanh đưa họ quay về với Phật pháp, cũng là cách để người tại gia duy trì sự hòa hợp của các hội chúng  hay trong cuộc sống gia đình; được nêu lên trong chương Bốn pháp của kinh Bộ Tăng chi và trong kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt thuộc Trường Bộ bằng những bài kệ, gồm Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt cho rằng người thực hành  bốn  pháp  nhiếp  hóa luôn được mọi người kính nể và tuân phục; được bài kệ minh họa bằng hình ảnh các nhiếp sự làm cho thế giới xoay quanh người thực hành nhiếp sự như bánh xe quay theo trục xe. Các pháp  môn  nêu  trên  dựa vào sự tôn  trọng  mọi thành viên trong Tăng đoàn, coi mọi thành viên là bình đẳng, chỉ hơn kém nhau về giới đức, không lấy số đông đè nén nhóm thiểu số, không lấy tập thể đàn áp cá nhân, đòi hỏi sự đồng thuận trong mọi trường hợp. Những vấn đề không giải quyết được, Tăng đoàn chấp nhận gác qua một bên để duy trì sự hòa hợp. Giáo pháp luôn nhắc đến tính cách thích đáng của quy định. Chẳng hạn, khi nói giới hòa đồng tu thì giới phải là giới thanh tịnh, phù hợp với mục tiêu tu học của Tăng chúng; khi nói về kiến hòa đồng giải thì phải là tri kiến của bậc thánh có khả năng hướng thượng hay tri kiến thánh thiện đưa tới xuất ly đoạn tận khổ đau. Tạo được sự hòa hợp cho Tăng đoàn hẳn là các pháp môn này cũng có thể áp dụng cho đời sống thế tục.

3

Cặp khái niệm tương tức, tương nhập của giáo nghĩa Hoa Nghiêm triển khai giáo lý Duyên khởi, nhấn mạnh việc mọi sự mọi vật đều chứa đựng nhau, giao tiếp với nhau không trở ngại tuy có sự đa tạp  trong  thế  giới hiện  tượng. Khái niệm  tương tức được Pháp môn Làng Mai của Thiền sư Nhất Hạnh triển khai rộng rãi trong mọi ấn phẩm của giáo đoàn này.

Duyên khởigiáo lý căn bản của nhà Phật, là Lậu tận trí được Sa-môn Cồ-đàm như thật thấy biết bằng thiền định để phát biểu, “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa” (Kinh Sợ hãi khiếp đảm, Trung Bộ); từ đó Ngài được kính ngưỡng là bậc đã giải thoát, là Phật, là Thế Tôn. Giáo lý Duyên khởi là xương sống của giáo lý nhà Phật. Không ít lần chính Đức Phật đã nói, “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp. Ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi”. Trong kinh Phật tự thuyết, Đức Thế Tôn dạy, “Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh”. và “Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu; do cái này diệt, cái kia diệt”. Từ căn bản này, giáo lý Duyên khởi đã hình thành với sự đóng góp tuệ giác thực chứng của nhiều thế hệ luận sư Phật giáo.

Giáo lý Duyên khởi giải thích sự vận hành của luân hồi dựa trên nhân quả nghiệp báo của chúng sinh thể hiện qua 12 chi phần của chuỗi nhân duyên, nêu rõ tính chất tương duyên tương tác trong sự hình thành và hiện hữu của thế giới khách quan; khẳng định con người vì sự bám chấp những ảo tưởng từ nhiều đời nhiều kiếp trong tàng thức khiến mang lại khổ đau; chỉ rõ mọi chúng sinh tồn tại nhờ có sự tồn tại của những yếu tố ngoài chúng sinh; khẳng định mọi sự mọi vật đều nương nhau mà biểu hiện. Từ đó, những giáo lý về Khổ, Không, Vô thườngVô ngã hình thành. Cũng từ đó, con đường giải thoát mở ra cho mọi người. Nếu cắt được bất kỳ một mắt xích nào trong

12 chi phần của vòng duyên sinh, con người có khả năng thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc sống. Trong 12 mắt xích đó, con người có nhiều cơ hội để cắt được mắt xích ái.

Giáo lý Duyên khởi là cái thấy độc đáo nhất trong lịch sử tôn giáotriết học. Giữa khi mọi hệ thống  tư tưởng khác xưa nay đều đề cao cái ta, bám chặt vào ta và cái của ta, thì Đức Phật nói lên tiếng  nói vô ngã, khẳng  định  cái ta là giả hợp, do duyên  sinh mà có, nương vào những  cái không phải ta mà có, cũng liên tục biến đổi như vạn sự vạn vật trong tam giới.

Tông Hoa Nghiêm nêu  ra những  khái niệm dị thể tương nhập, đồng thể tương tức, nhất đa tương dung cho thấy mọi sự mọi vật đều dung  thông  nhau, đều chứa đựng nhau mà không trở ngại trong không gianthời gian. Trong pháp giớisự, nghĩa là bản chất hiện tượng, nhưng lý sự vô ngại sự sự cũng vô ngại, một là tất cả tất cả cũng là một.

Trong Phật giáo hiện đại, Pháp môn  Làng Mai do Thiền sư Nhất Hạnh lãnh đạo đã sử dụng triệt để khái niệm tương tức với sự giản lược khéo léo cả giáo nghĩa Hoa Nghiêmgiáo lý Duyên khởi để đưa vào ứng dụng trong xã hội.

Ban đầu, khái niệm tương tức được xây dựng từ ý niệm Đạo Phật đi vào đời sống rồi được chuyển thành thuật ngữ Tiếp-Hiện, với ý nghĩatiếp xúc với hiện tại. Từ điển trực tuyến Wikipedia giải thích bằng tiếng Anh tiếp “being in touch with” có nghĩa “tiếp xúc với” hiện “making it here and now” có nghĩa “thực hiện điều đó tại đây và ngay bây giờ”. Khái niệm này được Thiền sư Nhất Hạnh chuyển dịch sang tiếng Anh bằng từ mới là inter-being, trong đó inter mang ý nghĩa có sự liên hệ giữa hai hay nhiều vật, đồng nghĩa với tương trong tiếng Hán Việt; và being chỉ cho việc khái niệm hóa các khía cạnh chủ quan và khách quan của thực tại, là cái đang là, cái đang có mặt, đồng nghĩa với tức trong tiếng Hán Việt. Tùy trường hợp, thuật ngữ inter-being có thể diễn tả cả ý niệm tiếp hiện lẫn khái niệm tương tức.

Duy biểu học của Thiền sư Nhất Hạnh nêu rõ, “Tương tức và tương nhập là hai ý niệm của Hoa Nghiêm. Tương tức nghĩa là cái này là cái kia (inter-are), tương nhập nghĩa là cái này đi vào cái kia (inter-penetration). Trong nhận thức tương tức, tương nhập thì đám mây nằm trong bông hoa và bông hoa nằm trong đám mây. Điều này có thể quán chiếu” (Bài tụng số 35). Và ở một đoạn khác, “Trong thế giới của phân biệt thì… sự vật ở ngoài nhau, như bình trà ở ngoài cành cây… Trong thế giới của quán chiếu… thì… Nhìn bình trà chúng ta thấy có đất, có nước, có lửa, có không gian, có thời gian, và… không có hiện tượng nào trong vũ trụ mà không có mặt trong bình trà” “Cái một chứa đựng cái nhiều và cái nhiều chứa đựng cái một. Bình hoa cũng là bông hoa, bởi vì không có bông hoa thì cũng không có bình hoa… Đó gọi là tương tức. Cái một do cái tất cả mà có, cái tất cả do cái một mà có. Nói một cách khác như Bụt đã dạy: Cái này có vì cái kia có” (Bài tụng 13).

Tu tập mở rộng, hành giả thấy khi tác động vào những gì ngoài ta, ta cũng tác động vào ta; nói khác, làm hại bất kỳ một sự vật nào ngoài ta là làm hại chính mình. Quán chiếu sâu, hành giả vượt thoát ý niệm, tiếp xúc với sự thật tuyệt đối, với chân như, thấy biết đau khổ của người khác là đau khổ của chính mình; xoa dịu đau khổ cho người khác là tích cực xoa dịu đau khổ cho mình. Vượt qua khổ đau, hành giả tiếp xúc với những gì mầu nhiệm. Bài tụng thứ 47 trong Duy biểu học viết, “Tiếp xúc với đau khổ chưa đủ, phải tiếp xúc với những mầu nhiệm, lành mạnh. … trong truyền thống Nam tông, người ta nói nhiều quá về đau khổ (dukkham)… đạo Bụt Bắc tông, đạo Bụt Đại thừa, … đã chỉ cho chúng ta tiếp xúc với những gì mang lại hạnh phúc (sukham). Do đó, … chúng ta thấy có các thiền sư làm thơ ca ngợi hoa vàng, trúc biếc… Họ ca ngợi pháp thân bất diệt, nghĩa là họ nói tới chân như duyên khởi chứ không phải chỉ nói tới vô minh duyên khởi. Chân như duyên khởi luôn luôn biểu hiện ra những gì tươi đẹp”.

Với khái niệm tương tức, pháp  môn Làng Mai đang dựng lên một pháp giới thanh  tịnh tại đây và ngay bây giờ. Quán chiếu tương tức, hành giả nhận biết nhất thiết duy tâm tạo. Đau khổ hay hạnh phúc hoàn toàn tùy thuộc vào tâm mình, mặc cho thế giới hiện tượng như thế nào. Nếu cảm nhận hạnh phúc, ta đóng góp vào hạnh phúc cộng đồng. Nếu cảm nhận đau khổ, ta gieo thêm đau khổ cho người khác và chính ta đau khổ hơn.

4

Hòa hợp và tương  tứchai mặt của một  vấn đề. Có hòa hợp là để thực hiện tương tức; quán chiếu tương tức thì thấy phải củng cố hòa hợp.

Hòa hợp  là phẩm  chất  thiết  yếu của đời sống  cộng đồngquán chiếu tương tức là chất xúc tác để duy trì phẩm chất ấy. Điều này cần áp dụng trong đời sống cộng đồng hiện tại để giảm bớt tranh chấp xung đột vẫn làm cuộc sống loài người mất ổn định, gây đau khổđe dọa sự tồn tại của giống loài. Thế giới ngày nay đầy dẫy tranh chấpxung đột vì người và người quá nhiều khác biệt mà ai cũng tham ái chấp thủ. Sự gắn kết của ngũ uẩn khiến con ngườiảo tưởng về một cái tôi riêng biệt, tồn tại chắc thật; tìm cách củng cố cái tôi đó với tham giận, kiêu căng, ngờ vực… Ngày nay, các nhà tư tưởng phương Tây bắt đầu không còn tin vào một cái tôi chắc thật khi đặt câu hỏi về ranh giới giữa con người với những gì ngoài con người.

Con người cần phải khéo léo tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho mình. Hiểu về tương tức, ta biết hành động ác đem lại điều xấu cho người thì cũng tác động đến mình; từ đó, con người hành xử cẩn trọng. Cộng đồng ổn định thì sinh hoạt cá nhân ổn định, cộng đồng xáo trộn thì sinh hoạt  từng  cá nhân  cũng  xáo trộn  theo. Hiểu về tương tức, ta biết chỉ một cá nhân không sống hòa hợp đủ làm cộng đồng xáo trộn. Được rèn luyện về các pháp môn hòa hợp, Phật tử biết cách gìn giữ sự hòa hợp của cộng đồng. Nhưng phải chăng những pháp môn ấy chỉ ứng dụng được cho những cộng đồng nhỏ bé, nơi mọi thành viên có cùng một lý tưởng đạt tới sự giác ngộ, giải thoát? Xã hội loài người vô cùng lớn, là đấu trường của vô số khuynh hướng  khác biệt, hoàn  toàn  đối kháng nhau chứ không nói chỉ mâu thuẫn; làm thế nào có thể ứng dụng các giáo pháp của Đức Phật để tạo nên sự hòa hợp? Để trả lời vấn đề này, trước hết cần nhìn vào thực tiễn cuộc sống hiện tại của xã hội loài người.

Trong thế kỷ 20, loài người đã chia rẽ hết mức vì ý thức hệ. Thành công trong khoa học và kỹ thuật khiến con ngườicảm tưởng đã làm chủ được vũ trụ. Nhưng về tâm lý, con người vẫn bị đe dọa bởi những cái ngoài mình; họ cần phải tranh  đấu, phòng  thủ, giành giật, khống  chế  người  khác… để  tạo  cảm  giác an  toàn. Trong bất an, con người đã tiến hành  mọi loại chiến tranh; không chỉ là giết nhau ngoài chiến trường, mà còn là tranh chấp trong mọi lãnh vực. Sau chiến tranh, kẻ chiến thắng cũng bị thương tật vì những hoạt động phá hoại của chiến tranh đã tàn phá môi trường sống.

Ngày nay, những  vấn đề toàn cầu buộc con người ý thức về vận mệnh của giống loài. Nhiều hiện tượng thiên nhiên cho thấy con người chưa làm chủ được trái đất, nói chi tới vũ trụ. Thân phận con người gắn liền với sự lành mạnh của môi trường. Sự kiêu ngạo và tính phù phiếm của họ đang buộc họ phải trả giá trước những hiện tượng như biến đổi khí hậu, thay đổi nhiệt độ của khí quyển, tan băng ở các vùng cực, đảo lộn áp lực trong ruột quả đất… Cảm thấy cần phải thống nhất ý chí trong một số lãnh vực, con người gần lại với nhau hơn, hiểu rằng mọi người đều có chung một số phận gắn với sự phát triển nền văn minh toàn cầu. Đó chính là tiền đề cho việc ứng dụng vào cuộc sống những điều tinh túy trong giáo pháp của Đức Phật.

Tăng đoàn của Đức Phật có sự bình đẳng tuyệt đối; xã hội cũng phải có sự bình đẳng tuyệt đối giữa mọi người, không ai được quyền ưu tiên. Trong Tăng đoàn của Đức Phật, mọi người đều tôn kính người khác, chính Đức Phật không bao giờ coi thường  ai; xã hội cần giáo dục mọi người biết kính trọng nhau để không ai bị ức chế vì thấy mình không xứng đáng. Các thành viên của Tăng-già chia sẻ nhau mọi quyền lợi; xã hội cần giáo dục mọi người biết chia sẻ với những người không may bằng mình; luật pháp cần thỏa mãn mọi nhóm lợi ích khiến mọi người yên tâm rằng luật phápcông bằng. Mọi người cần biết tôn trọng đúng mức các quy định của luật pháp, luật pháp cần phổ biến rộng rãi để mọi người ý thức nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Mọi tri thức cần thiết cho cuộc sống cần phổ biến rộng rãi với sự trung thực. Người cần tiếp cận tri thức với những mục tiêu lành mạnh phải được thỏa mãn và có sự trao đổi cặn kẽ để những tri thức ấy được sử dụng có lợi nhất. Như vậy, xã hội có thể ngăn ngừa được nhiều mầm mống tranh chấp xung đột. Khi tranh chấp xung đột lỡ xảy ra, mọi việc đều phải được giải quyết một cách công khai trên tinh thần hòa giải.

Ý nghĩa bình đẳng nên được áp dụng một cách thực tiễn ngay trong cuộc sống của học sinh, thông qua việc mọi học sinh đều sử dụng  một hình thức đồng  phục trên toàn quốc, để khi các em đến bất kỳ trường học nào đồng cấp, các em cũng không thấy có sự phân biệt. Việc gìn giữ đạo đức cần phải được thể hiệnmọi người dân. Ngôn ngữ dùng  trong đời sống hàng ngày phải được uốn nắn triệt để sao cho lời lẽ thô tục không được thốt ra trong mọi tình huống. Mọi mâu thuẫn  nếu có phải được giải quyết sớm trước khi biến thành xung đột. Các địa phương  quán sát và phát  hiện sớm mọi biểu hiện bất thường  nơi các thành viên thuộc tập thể của mình và áp dụng những biện pháp như của Tăng đoàn để xử lý theo tinh thần của thất diệt tránh pháp.

Điều quan trọng là phải tạo được sự công bằng trong việc phân phối thu nhập. Những doanh nhân có thu nhập cao nên là những tài chủ thực hiện những hoạt động xã hội từ thiện mà đối tượng hưởng dụng là các thành viên thuộc cộng đồng gần gũi nhất với mình; chẳng hạn, người trong công ty, xưởng máy, xí nghiệp do chính mình làm chủ, dân chúng trong khu vực mà công ty, xưởng máy, xí nghiệp của mình đặt trụ sở… Có thể thành lập những quỹ tương trợ ở từng địa phương được quản lý bởi chính những nhà hảo tâm đã có nhận thức đúng mức về tương tứchòa hợp. Tinh thần giáo pháp của nhà Phật nên được phổ biến rộng rãi bằng ngôn ngữ thế tục, không mang màu sắc Phật giáo, được soạn thảo kỹ lưỡng để người dân dễ tiếp thu. Ngay cả việc tham dự vào chính quyền để hoạt động chuyên về lãnh vực tạo hòa hợp cũng là vấn đề cần lưu ý.

Đức Phật nói pháp  để ban  vui cứu khổ, không  chỉ phục vụ chư Tăng Ni lánh đời tìm giải thoát. Lịch sử đã chứng minh khi giáo pháp của Đức Phật được ứng dụng đúng mức trong xã hội thì xã hội an lạc mà vẫn phát triển. Chúng ta tin rằng việc đưa tinh thần giáo pháp của nhà Phật vào ứng dụng trong xã hội sẽ là một biện pháp đứng đắn không chỉ đem lại hòa hợp cho cộng đồng xã hội mà còn có thể giúp duy trì hòa bình nhân loại. ■„ (TC. Văn Hóa Phật Giáo 144 & 145)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2022(Xem: 2861)
18/09/2012(Xem: 70113)
28/10/2010(Xem: 39371)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.