Giảng Rộng Nghĩa Lý Bài Văn Âm Chất - Quyển Hạ (33)

21/09/20145:56 CH(Xem: 11681)
Giảng Rộng Nghĩa Lý Bài Văn Âm Chất - Quyển Hạ (33)
Chu An Sĩ
AN SĨ TOÀN THƯ
Giảng rộng bài văn Âm chất
Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Nhà Xuất Bản Hồng Đức 2014

Giảng Rộng Nghĩa Lý Bài Văn Âm Chất - Quyển Hạ (33)


Sông rộng nhiều người thường qua lại thì ra công bắc cầu
Giảng rộng
Đất đai vì có sông ngòi nên phân cắt thành đôi bờ nam bắc, đông tây, khiến người đi đường chỉ biết nhìn ra trời nước mênh môngthan thở, bỗng dưng được có người giúp xây cầu vượt sông, khác nào như đang chỗ bế tắc bỗng mở ra được một con đường, dù không có thuyền bè vẫn qua được sông rộng. Công lao của người bắc cầu chẳng phải là lớn lắm sao? 
Thật ra cũng không chỉ là ý nghĩa giúp cho muôn vạn người qua lại. Bắc cầu là giúp đưa người vượt qua sông suối. Bố thí tạo phúc là giúp đưa người vượt qua cảnh bần cùng. Bỏ ác làm thiện là giúp đưa người vượt qua hoạn nạn. Siêng năng học hỏi là giúp đưa người vượt qua sự ngu si. Tu hành học đạo là giúp đưa người vượt qua sinh tử. Trong kinh điển gọi sáu ba-la-mật là sáu độ, chính là mang ý nghĩa sáu phương pháp giúp đưa người vượt qua sinh tử
Trưng dẫn sự tích
Thần biển hẹn ngày xây cầu 
Sông Lạc Dương ở Tuyền Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến, khúc sông gần giáp biển trước đây có phà đưa người qua lại, mỗi khi gặp sóng gió, người chết chìm không biết bao nhiêu mà kể. 
Trong khoảng niên hiệu Đại Trung đời Bắc Tống, có một chiếc thuyền khi sang sông gặp gió bão sắp lật thì bỗng nghe trên không trung có tiếng nói: “Đừng làm thương tổn Thái học sĩ.” Ngay khi ấy sóng gió tức thời lặng yên, cả thuyền không ai tổn hại gì. Mọi người hỏi nhau thì trên thuyền không có ai họ Thái cả, chỉ có một bà có chồng họ Thái, đang mang thai được mấy tháng. Bà này suy nghĩ tự lấy làm lạ, liền phát nguyện rằng: “Nếu đứa bé này về sau quả thật được là Học sĩ, nguyện xây một cây cầu nơi đây để giúp người qua sông.” 
Quả nhiên rồi bà sinh con trai, về sau chính là Trung định công Thái Tương. Khi ông thi đỗ Trạng nguyên, về nhậm chức ở Tuyền Châu, người mẹ liền thúc giục ông xây cầu. Thái Tương suy nghĩ thấy độ sâu của nước khó đo được, mà thủy triều về đêm thường dâng lên, không biết làm sao khởi công. Do vậy dần dà trải qua hơn một năm chưa làm được gì. Người mẹ lại hết sức thúc giục. Thái Tương liền thảo một bản văn nói về việc muốn làm cầu, cho vào phong thư gửi thần biển, sai một tên quân mang đi. Tên quân ấy uống một bữa rượu say túy lúy rồi mang phong thư ném xuống biển, sau đó say rượu nằm ngủ vùi bên bờ biển. Đến lúc tỉnh dậy, bỗng phát hiện có một phong thư lạ bên mình, liền lập tức mang về trình lên Thái Tương.
Thái Tương mở ra xem trong thư chỉ thấy duy nhất một chữ thố (醋), nét mực vẫn còn như mới viết chưa bao lâu. Ông ngạc nhiên nói: “Phải chăng thần bảo ta khởi công vào giờ dậu ngày hai mươi mốt sắp tới đây?” 
Liền gấp rút chuẩn bị mọi việc. Đến ngày giờ ấy, quả nhiên thủy triều xuống rất nhiều, bùn cát dưới sông nhô cao lên đến hơn một trượng, nước triều không chạm đến. Liên tiếp như vậy trong 8 ngày, liền khởi công xây dựng được cầu. Cầu dài 360 trượng, rộng 15 thước, chi phí hết 1.400 vạn quan tiền, nhân đó đặt tên là cầu Vạn An
Lời bàn 
Bấy giờ, đốc thúc việc xây cầu còn có các ông Lư Thật, Vương Tích, Hứa Trung, Tôn Thiện, Đại sư Nghĩa Ba... cả thảy 15 người. Chỉ nhắc đến một mình Thái Tương, vì ông là người chủ xướng
Tăng thêm tuổi thọ 
Trình Di Bá, vừa được 29 tuổi, một hôm nằm mộng thấy người cha đã chết hiện về nói rằng: “Mạng con sẽ dứt trong năm này, có thể nhờ Giác Hải cứu cho.” Di Bá tỉnh dậy hoang mang không hiểu.
Đến ngày kia bỗng gặp một vị tăng từ đất Thục đến, rất giỏi thuật xem tướng, liền thưa hỏi tên họ, vị ấy xưng là Giác Hải. Di Bá lại xin hỏi về tuổi thọ, liền nói: “Mạng số ông ngắn lắm, e là không được đến năm sau.” Di Bá hết sức khẩn cầu cứu mạng, sư bèn lấy một chén nước, thổi vào đó một hơi rồi đưa cho Di Bá uống, dặn rằng: “Đêm nay nếu mộng thấy điềm lành hãy cho ta biết.”
Đêm ấy, Di Bá nằm mộng thấy mình đi đến một phủ quan, phía hành lang bên trái thấy có một số nam nữ áo mão chỉnh tề cùng đứng, dáng vẻ vui mừng, lại thấy nơi hành lang bên phải cũng có một số người đang đứng, nhưng đều bị gông cùm xiềng xích, khóc lóc thảm thiết. Khi ấy, có người đứng bên cạnh Di Bá nói: “Bên hành lang trái là những người xây cầu sửa đường, bên hành lang phải là những kẻ phá đường hoại cầu. Muốn cầu sống lâu hưởng phúc, có thể tự chọn lấy.” Di Bá liền phát nguyện đem hết sức mình tu sửa cầu đường. Về sau gặp lại Giác Hải, sư nói: “Tuổi thọ đã dài thêm.” 
Di Bá sống thọ đến 92 tuổi, con cháu năm đời đều được phồn vinh thịnh vượng
Lời bàn
Xây cầu với phá cầu là hai hạng người phân biệt rõ ràng, quả báo lành dữ cũng là hai đường khác biệt. Nếu cho rằng không có nhân quả, nhất định phải gặp tai họa nặng nề. 
Xây cầu được phúc 
Côn Sơn có người tên Chu Quý Phu, nhà giàu có lại rất hoan hỷ ra sức làm việc thiện, đến tuổi trung niên vẫn chưa có con. 
Về sau dời nhà đến Tô quận, gặp được một dị nhân bảo rằng: “Số ông không con. Nếu muốn có con, nên xây dựng 300 cây cầu thì có thể được.” 
Quý Phu thưa: “Tôi thật không đủ sức, biết làm thế nào?” Người kia nói: “Việc xây cầu không kể lớn nhỏ, cũng không nhất thiết là xây mới, chỉ cần sửa sang chỗ hư hỏng cũng được tính vào số đó.” 
Quý Phu vui mừng làm theo như vậy, chỗ nào cần xây mới thì xây, chỗ nào cần sửa sang thì sửa, không chút nề hà khó khăn. Đến khi được đủ số 300, Quý Phu đã 60 tuổi, nhưng vẫn liên tiếp sinh được ba đứa con trai, sau trưởng thành đều là những bậc danh nho. Trong số đó có một người là con rể của Thái tiên sinh
Ông sống đến 84 tuổi, mất vào năm thứ 49 niên hiệu Khang Hy. 
Lời bàn
Xây dựng hoặc sửa chữa một cây cầu có thể giúp cho việc đi lại của vô số người, huống chi nhiều đến số ba trăm? Thế nên tự nhiên mạng số được chuyển từ không con thành có con, nhưng như thế hẳn cũng còn chưa hết phước báo
Phá cầu bị khiển trách 
Ở phủ Giang Ninh thuộc tỉnh Giang Tô có hồ Tần Hoài nằm ngay phía trước trường thi của phủ, xưa nay chưa có cầu bắc ngang, người qua lại đều phải dùng thuyền. Năm Giáp Thìn thuộc niên hiệu Khang Hy, có một nhà buôn lớn đi qua đó, gặp lúc trong người không mang theo tiền lẻ, không có tiền trả. Người chủ thuyền theo đòi rất gắt, nhà buôn ấy vì tức giận mà nói rằng: “Ví như xây một cây cầu ở chỗ này, đối với tôi cũng là chuyện dễ dàng, lẽ nào lại tham tiếc với ông một đồng tiền lẻ. Quả thật là tôi quên mang theo đó thôi.” Nhưng người chủ thuyền vẫn không chịu bỏ qua, to tiếng la lối, khiến người trong phố tụ tập đến xem rất đông, ai nấy đều nghe được câu nói của nhà buôn về việc xây cầu.
Nhà buôn ấy nhân đó liền bỏ ra 2.000 lượng bạc để mua vật liệu đá, gỗ làm cầu. Về phần nhân công thì có một vị tăng đứng ra vận động mọi người góp sức. Vị tăng ấy còn đến ở luôn nơi công trường để coi sóc, đôn đốc công việc, hết sức khó nhọc. Qua năm sau thì cầu xây xong. 
Đến khoa thi mùa thu năm Bính Ngọ, toàn phủ Giang Ninh không có ai thi đỗ, nhiều người quy lỗi do việc xây cầu. Nho sinh trong phủ kéo nhau trình việc này lên quan phủ, nhân đó liền ra lệnh phá dở cây cầu. Vị tăng đã lo việc xây cầu buồn giận lắm, nhảy xuống hồ mà chết. Không bao lâu sau, tên nho sinh đã đề xướng việc phá cầu bỗng nhìn thấy vị tăng ấy hiện đến trách mắng kể tội, ngay lập tức thổ huyết mà chết.
Lời bàn 
Không có người thi đỗ trong khoa ấy, chẳng qua chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, chắc gì đã có liên hệ đến cây cầu? Lại cứ cho là do việc xây cầu gây trở ngại đường khoa bảng, vậy thử hỏi những người thi đỗ trong khoa ấy lại có gì khác mà vẫn được thi đỗ? Đối với những người đọc sách, học đạo thánh hiền, noi theo người xưa, mỗi một việc làm ắt đều phải vì muốn giúp người cứu vật. Việc hỏng thi quả nhiên đáng hận, nhưng thà vậy còn hơn là đỗ đạt vinh hiển rồi chỉ lo cung phụng vợ con, mở mang ruộng vườn nhà cửa cho riêng mình, kết giao quan lại, cậy thế hiếp người, khiến cho người hiền lương nhìn thấy phải sợ như cọp sói. Như vậy thì việc cầu có nên phá hay không hẳn vẫn có thể từ từ cân nhắc, đâu cần phải gấp rút đến như thế? 
Lấy tình thương ngỏ lời dạy bảo, sửa lỗi cho người
Giảng rộng
Hết thảy con người trong cõi trời đất này, đều từ bào thai sinh ra giống như ta. Người khác có bất kỳ chỗ nào không đúng, ấy cũng chính là tự thân ta có chỗ khiếm khuyết. Vì thế, đối với kẻ làm con, ta phải mong cho họ làm người con hiếu; đối với kẻ làm bề tôi, mong cho họ làm bậc tôi trung; đối với kẻ làm anh em một nhà, mong cho họ có sự thương yêu, tử tế; đối với kẻ ngang ngạnh, mong cho họ được mềm mỏng ôn hòa; đối với kẻ tham lận keo kiệt, mong cho họ biết bố thí, chia sẻ cùng người khác; đối với những kẻ hoang đàng hư hỏng, đấu đá, cờ bạc, mong cho mỗi người đều biết noi theo bổn phận của mình, khiêm cung hòa nhã, biết tự giữ mình. 
Ví như có người chịu nghe theo lời khuyên của ta, ắt phải hết lòng hết dạ mà giảng giải, dẫn dắt họ đi vào đường thiện. Nếu dùng lời không đủ nói hết, nên dùng đến văn chương trước thuật, cũng dùng để lưu lại đời sau. Dùng tình thương dạy bảo được như thế, quả thật lớn lao lắm thay! 
Trưng dẫn sự tích
Học thuyết “tự lập vận mạng” 
Tiên sinh Viên Liễu Phàm, tên húy là Hoàng, trước đây có tên tự là Học Hải. Thuở nhỏ có gặp một người họ Khổng ở Vân Nam, vốn được chân truyền phép Hoàng cực số của Thiệu Ung. Ông này đoán số Viên Liễu Phàm rồi khuyên rằng năm sau đó nên ghi tên vào trường học, lại đoán sau này khi đi thi ở các kỳ huyện, phủ và tỉnh sẽ có kết quả thứ hạng mỗi nơi như thế nào. Cả ba kỳ thi ấy về sau quả nhiên đều ứng nghiệm như lời. Họ Khổng lại đoán vận hạn suốt đời cho Viên Liễu Phàm, nói rằng vào năm ấy sẽ nhận được học bổng, năm ấy sẽ được chọn cống sinh, năm ấy sẽ được chọn làm quan huyện lệnh ở phủ ấy, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, giữ chức được hai năm rưỡi thì từ quan về quê, đến năm 53 tuổi, vào ngày 14 tháng 8 sẽ chết vào giờ sửu, đáng tiếc là không con nối dõi. Viên Liễu Phàm liền ghi chép lại tất cả những lời dự đoán ấy, sau trải qua các kỳ thi đều thấy đúng như lời.
Sau đó, Viên Liễu Phàm có dịp đến Nam Ung, tham bái thiền sư Vân Cốc ở núi Thê Hà, cùng ngồi an tĩnh đối diện với thiền sư suốt ba ngày đêm không hề nhắm mắt. Thiền sư nói: “Người đời sở dĩ không thể trở nên bậc thánh, đều chỉ do vọng niệm trói buộc. Ông có thể ngồi yên trong ba ngày đêm không khởi sinh vọng niệm là nhờ đâu vậy?” Liễu Phàm thưa: “Trước đây có Khổng tiên sinh đoán vận mệnh cho tôi, mọi việc đều đúng, nhân đó tôi thấy rằng những việc sống chết, vinh nhục của con người ta đều đã có định số, dù muốn thay đổi cũng không thể được, nên chẳng nghĩ đến làm gì.” Thiền sư Vân Cốc bật cười nói: “Ta vốn tưởng ông là bậc hào kiệt xuất chúng, nào ngờ cũng chỉ là một kẻ tầm thường. Ông nên biết, xưa nay những bậc đại hiền thiện thì số mạng không thể trói buộc, mà những kẻ đại gian ác thì số mạng cũng không thể trói buộc. Từ 20 năm nay, ông bị những lời bói toán của người kia quy định đặt để, không có được một chút tự mình chuyển đổi, há chẳng phải là tầm thường lắm sao?”
Viên Liễu Phàm liền thưa hỏi: “Vậy ra vận số có thể tránh được sao?” Thiền sư đáp: “Số mệnh là do chính mình tạo ra, phước báo do chính mình cầu mà được. Trong sách vở của Nho gia có nhiều chỗ dạy rõ điều đó. Kinh Phật lại có nói: ‘Cầu công danh ắt được công danh, cầu sống lâu ắt được sống lâu, cầu con trai, con gái, ắt có con trai, con gái...’ Lẽ nào đức Phật lại nói dối để lừa gạt người đời sao? Từ nay về sau ông nên thường ngày làm việc tích đức, mọi việc đều nên khởi tâm bao dung tha thứ. Hết thảy những việc đã làm trước đây, xem như chết từ hôm qua. Hết thảy những việc từ nay về sau, xem như mới được sinh ra hôm nay. Đó chính là ý nghĩa của việc làm sống lại thân này. Sách Thượng thư, thiên Thái giáp có nói: ‘Tai họa do trời giáng xuống còn có thể tránh né, tai họa do chính mình tạo ra thì không còn đường sống.’ Khổng tiên sinh đoán rằng ông không đỗ đại khoa, không có con nối dõi, ấy là tai họa trời giáng xuống. Nay ông nỗ lực làm thiện, rộng tích âm đức, đó là tự mình tạo phúc. Kinh Dịch nói rằng: ‘Bậc quân tử hướng về điều lành, tránh đi điều dữ.’ Nếu nói mệnh trời là không thay đổi, vậy điều lành làm sao có thể hướng về, điều dữ làm sao có thể tránh đi? Lại cũng trong Kinh Dịch, quẻ Khôn, ngay nơi phần ý nghĩa mở đầu đã nói rằng: ‘Nhà làm việc thiện ắt có niềm vui, nhà làm việc ác ắt gặp tai ương.’ Nay ông đã có thể tin hiểu được chưa?”
Nhân đó liền lấy ra một bản sách Công quá cách, đưa cho xem. Liễu Phàm liền lễ bái nhận lấy. Sau đó, Viên Liễu Phàm liền tự thảo một bản sớ văn, lược kể hết thảy những việc sai lầm của mình từ trước đến nay, đối trước bàn Phật chí thành lễ bái cầu xin sám hối, phát nguyện làm đủ 3.000 việc thiện để cầu thi đỗ. Thiền sư Vân Cốc lại dạy ông trì tụng thần chú Chuẩn Đề, sau một thời gian ắt có linh nghiệm. Từ đó tiên sinh mới đổi tên tự Học Hải thành Liễu Phàm, có ý là không muốn rơi vào những khuôn khổ tầm thường của người phàm tục nữa.
Năm sau, Liễu Phàm tham gia kỳ khảo thí của bộ Lễ, Khổng tiên sinh trước đã đoán rằng ông khoa này đỗ hạng nhì, nhưng kết quả ông đỗ đầu, xem ra lời tiên đoán đã không còn ứng nghiệm. Đến mùa thu năm ấy lại tiếp tục đỗ cử nhân. Từ đó mỗi ngày đều nỗ lực tu sửa đức hạnh, gia tăng công phu hành trì miên mật, mỗi khi một mình ở nơi vắng vẻ không người vẫn thường luôn tự xét, không để có chỗ ám muội đắc tội với trời đất quỷ thần. Kể từ năm Kỷ Tỵ phát nguyện làm 3.000 việc thiện, đến năm Kỷ Mão vừa tròn 10 năm mới hoàn tất đủ số. 
Bấy giờ, tiên sinh lại phát nguyện làm việc thiện, cầu sinh con trai, cũng nguyện làm đủ số 3.000 việc thiện như trước, lại nhờ người trong nhà hỗ trợ cho mình, khi làm được một điều thiện liền ghi thêm số vào, khi có điều lầm lỗi lập tức trừ bớt đi. Đến khi niệm lành dần thuần thục, con số 3.000 cũng vừa gần đủ thì hạ sinh trưởng nam.
Đến năm Quý Mùi, ngày 13 tháng 9 lại phát nguyện làm 10.000 điều thiện, cầu đỗ tiến sĩ. Sang năm Bính Tuất quả nhiên thi đỗ tiến sĩ, được bổ nhiệm làm tri huyện Bảo Để. Khi ấy, mỗi ngày gặp việc thiện đều làm, mỗi đêm đều thắp hương khấn cáo. Đang khi lo lắng hằng ngày không có đủ việc thiện để làm, thật khó đủ số 10.000 như đã nguyện, thì một đêm bỗng nằm mộng thấy có vị thần hiện đến nói: “Chỉ riêng việc ông giảm thuế ruộng cho dân, xem như con số 10.000 điều thiện đã hoàn thành rồi.”
Liễu Phàm liền nhớ lại quả đúng có việc ấy. Nguyên là khi mới về nhậm chức ở huyện Bảo Để, thấy mỗi mẫu ruộng phải nộp thuế đến 2 phân 3 ly 7 hào, Liễu Phàm cho là quá cao, liền thay dân xin với triều đình giảm số thuế phải nộp xuống còn 1 phân 4 ly 6 hào. Tuy nhiên, Liễu Phàm trong lòng vẫn còn nghi hoặc, không tin rằng chỉ một việc ấy mà có thể được xem như cả 10.000 điều thiện. Gặp lúc có thiền sư Huyễn Dư từ núi Ngũ Đài đến, Liễu Phàm liền kể lại giấc mộng. Thiền sư nói: “Nếu tâm thiện chân thành chí thiết, dù làm một việc thiện cũng có thể bằng như vạn điều thiện. Huống chi giảm thuế cho cả một huyện, có cả vạn người được hưởng phúc ấy.” Tiên sinh nghe vậy rất mừng, liền dùng tiền lương bổng của mình gửi nhờ thiền sư về núi Ngũ Đài thay mình thiết lễ trai tăng cúng dường một vạn vị tăng để hồi hướng công đức.
Khổng tiên sinh từng đoán rằng Liễu Phàm chỉ sống đến 53 tuổi, nhưng về sau tiên sinh thực sự sống khỏe đến hơn 80, con cháu đều đỗ đạt thành danh, nối nhau không dứt.
Lời bàn
Đối với nhà Nho thì thuyết “tự lập số mạng” bắt đầu từ Mạnh tử, nhưng có thể tự thân ra sức thực hành, trải qua mỗi mỗi sự việc đều ứng nghiệm, ắt duy nhất chỉ có một người là tiên sinh Liễu Phàm mà thôi. Nhưng tiên sinh có thể chuyển hóa thay đổi hoàn toàn, phát lòng tin sâu vững không nghi ngờ, thực hành một cách mạnh mẽ quả quyết, việc ấy lại chỉ nhờ nơi sự khuyến hóa của một mình thiền sư Vân Cốc mà thôi. Ai dám nói rằng trong cửa Không của nhà Phật lại không thể làm sáng tỏ những chỗ uyên áo, tinh tế của Khổng Mạnh? 
Người đời thấy ai nỗ lực làm việc thiện liền chê bai rằng: “Làm việc thiện cần phải vô tâm, nếu có mảy may chấp trước thì sanh ra ý tưởng mong cầu phước báo.” Cách lập luận ấy chưa hẳn đã là không có chỗ cao minh, nhưng phần nhiều lại ngăn trở ý chí hướng thiện mạnh mẽ của người khác. Ví như người nông dân quanh năm cần cù lao động, lại bảo: “Ông không nên mong cầu lúc thu hoạch”, hoặc như người học trò mười năm khó nhọc, lại bảo: “Anh đừng nghĩ đến công danh”, liệu họ có vui vẻ nghe theo được chăng? 
Trừ bỏ sự độc hại trong Chiến quốc sách

Trong lúc 7 nước tranh nhau vào thời Chiến quốc, nước nào cũng bị cuốn vào sự đọ sức đấu trí, toàn dùng cơ mưu xảo trá. Kẻ tiểu nhân xem qua Chiến quốc sách thì ngợi khen tán thưởng, cho rằng trong ấy toàn là mưu hay kế giỏi. Người quân tử nhìn đến sách này chỉ thấy lòng cảm khái than thở, vì hiểu được rằng những cách hành xử trong ấy đều là đáng thương xót lắm. Ví như nước uống có độc, tuy có thể tạm thời giúp giảm cơn khát, nhưng rồi chất độc phát tác không sao trị được.
Vào triều Thanh, tiên sinh Lục Giá Thư ở Bình Hồ, Triết Giang, mang Chiến quốc sách ra đọc lại, tuyển chọn cắt bỏ những đoạn nói về các mưu mô tham lam dối trá, chỉ để lại phần hiền thiện trong đó, được khoảng 10 thiên, đặt tên là “Quốc sách khử độc”.
Tiên sinh quả là người đọc sách có con mắt phân biệt chân chánh, không bị người xưa lừa dối. 
Lời bàn
Đã biết rằng trong Chiến quốc sách có sự độc hại, thì có thể biết rằng những sách từ thời Tần Hán về sau cũng không khỏi có sự độc hại. Chỉ có điều là sự độc hại không giống như nhau, nên người có mắt nhìn sáng suốt cần phải tĩnh tâm quán sát. Những người trước thuật, giảng rộng ý nghĩa của sách như tiên sinh thì rất nhiều, nhưng đa số họ đều noi theo lối cũ, lặp lại người xưa, lại không khỏi pha trộn với cái nhìn theo thói tục vào đó.
Tôi đã được đọc qua sách của tiên sinh, lại cũng vận dụng theo phương pháp của tiên sinh đọc Chiến quốc sách, thật không dám xem thường đưa ra những lời luận nghị chê bai. Sách là tài sản chung của thiên hạ xưa nay, đạo là nguyên lý tự nhiên sẵn có trong bản tánh của mỗi chúng ta. Từ lòng yêu kính tiên sinh, thật không dám xu nịnh, chỉ noi làm theo tiên sinh mà thôi
Quyên góp tiền bạc giúp người thành tựu những điều tốt đẹp
Giảng rộng
Thành tựu điều tốt đẹp cho người chính là tâm nguyện của người quân tử. Nhưng muốn thành tựu ắt cần có tiền bạc. Nếu không có ai đứng ra quyên góp tiền bạc thì những việc tốt đẹp cho người sẽ rất khó thành tựu
Có rất nhiều việc tốt đẹp ta có thể làm mà không cần đến tiền bạc, nhưng những việc nhất thiết cần đến tiền bạc cũng không ít. Chẳng hạn như cưới hỏi, tang ma, trị bệnh, cứu nguy... cho đến bao nhiêu việc cứu người giúp đời cũng đều phải nhờ có tiền bạc để lo liệu
Bất kể là ta một mình đứng ra thành tựu điều tốt đẹp cho người, hay cùng một người khác thành tựu việc ấy, hoặc chỉ góp một phần nhỏ trong công việc, hoặc ta đề xướng rồi được mọi người hưởng ứng mà thành tựu, thậm chí có người khác đứng ra khởi xướng, ta cũng vui mừng ngợi khenxúc tiến thành tựu việc ấy. Chuyện quyên góp trong mỗi trường hợp đều không giống nhau, nhưng tâm nguyện muốn thành tựu điều tốt đẹp cho người vẫn là như nhau.
Phân tích chi ly ý nghĩa của chữ “tốt đẹp” trong lời dạy của Đế quân, ắt phải lấy việc tu thiện tu phúc, làm lợi ích cho đời là tốt nhất, mà những việc chỉ thành tựu cho một người, một nhà hẳn phải xem là kém hơn. 
Còn như những việc tổ chức lễ hội rước thần, treo đèn diễn kịch, mở phòng trà, quán rượu, xây dựng miếu thần trên bộ dưới sông, thảy đều là nguyên nhân của những sự dâm loạn, trộm cướp, giết hại, đấu đá... chỉ chuốc lấy nghiệp quả xấu ác, hoàn toàn không phải là những việc tốt đẹp, cần phân biệt rõ như thế. 
Trưng dẫn sự tích
Làm thiện không mệt mỏi 
Đời nhà Minh, có người tên Trương Chấn Chi, tên tự là Trọng Khởi, vốn người Thái Kinh, Thái Thương, tỉnh Giang Tô, trước đây làm Tri phủ Cát An, thuộc Giang Tây. Bấy giờ, có người giữ chức huyện thừa ở Cát An là Trương Đại Du, tuổi đã xế chiều mới có người thiếp sinh được con trai. Đứa con vừa lên ba, Đại Du và người thiếp đều nối nhau lâm bệnh qua đời. Đứa con ấy phải lưu lạc nhờ một nhà dân thường nuôi dưỡng. Chấn Chi nghe biết chuyện liền thu xếp cho một người thiếp của mình đến lo việc đưa đứa bé ấy về lại nhà họ Trương. 
Có người họ Thẩm làm Trường huyện lệnh, cả nhà lần lượt chết hết, Chấn Chi đứng ra thay người nhà lo việc nhập quan đưa về quê an táng. Cả nhà chỉ còn lưu lại được một đứa cháu mồ côi, Chấn Chi liền ủy thác cho một viên quan Hữu ty nuôi dưỡng
Huyện lệnh Thiên Đài qua đời trong lúc đang làm quan, không đưa về quê được, gia đình lưu ngụ ở Hàng Châu, có đứa cháu gái tuổi vừa mới lớn lọt vào tay kẻ gian, phải làm gái lầu xanh. Chấn Chi nghe chuyện rơi nước mắt, liền chuộc về rồi chọn nơi tử tế lo việc gả chồng.
Những trường hợp Chấn Chi bỏ tiền bạc ra giúp người tương tự như thế rất nhiều, không thể kể hết. Con trai ông là Trương Tế Dương, sau thành bậc danh sĩ một thời. Con cháu ông đời sau đều đặc biệt hưng thịnh.
Lời bàn
Cứu giúp người nghèo đói, hoặc giúp người về quê, đó là thành tựu sự tốt đẹp cho người ngay trong đời sống; giúp người khác duy trì dòng tộc, cứu người thoát khỏi hoạn nạn, đó là thành tựu sự tốt đẹp cho người lâu dài về sau. 
Làm việc gì cũng noi theo đạo trời
Giảng rộng
Ý nghĩa của hai chữ “đạo trời” ở đây là ngược lại với tham dục của con người. Đạo trời là quy tắc, chuẩn mực của mọi việc làm, cũng như thợ mộc có thước tròn, thước vuông, người bắn tên có bia làm đích ngắm...
Noi theo đạo trời là đúng, bỏ đi là sai; noi theo đạo trời là góp sức được vào việc chung, bỏ đi là ích kỷ riêng tư; noi theo đạo trời là thẳng suốt đi lên thành người cao thượng; bỏ đi là phăng phăng tuột dốc làm kẻ tiểu nhân; noi theo đạo trời ắt có lòng nhân từ khoan dung tha thứ, tự nhiên có sự giúp dật, bảo vệ, thường luôn được hưởng phúc; bỏ đi thì tâm tính khắc nghiệt, lạnh nhạt vô cảm, thường gặp nhiều điều xấu ác, tai họa theo nhau giáng xuống. Xem thế thì đủ biết, chỗ được mất thật cách xa nhau một trời một vực. 
Câu này với câu văn tiếp theoý nghĩa hỗ tương, hàm chứa lẫn nhau. Chẳng hạn như nói “làm việc”, nhưng tất nhiên cũng bao gồm cả ý “nói ra”, mà việc “nói ra thuận lòng người” tất nhiên cũng đã bao hàm cả ý “noi theo đạo trời” trong đó.
Trưng dẫn sự việc
Không bỏ khi vợ mắc bệnh phong 
Tỉnh Phúc Kiến có người tên Phúc Thanh Văn, là con trai của Thiệu Tổ, định việc kết hôn với con gái Sài Công. Vừa dạm hỏi xong thì người con gái ấy bỗng mắc bệnh phong. Thiệu Tổ thấy bệnh ấy hiểm nghèo nên muốn đổi ý, người vợ giận lắm, nói: “Mình sinh con ra nên dạy cho nó thuận theo đạo trời, thì tự nhiên được bền lâu. Bằng như làm việc trái với lễ nghĩa, tai họa chắc chắn sẽ đến ngay.” 
Do đó nên vẫn tiến hành việc cưới xin. Sau khi con gái họ Sài về làm dâu, năm sau Phúc Thanh Văn thi đỗ, vợ anh cũng dần dần khỏi bệnh, sinh được ba đứa con trai sau đều vinh hiển. 
Lời bàn
Từ xưa đến nay, những người cưới vợ mù, vợ bệnh, phần nhiều tự thân đều được sang quý, sinh con vinh hiển. Thật không phải nguyên nhân gì khác, chỉ là vì tấm lòng nhân hậu có thể thay trời mà bao dung che chở cho một người, nên trời cũng ưu ái đãi ngộ cho một người để bù đắp đó thôi. 
Bội ước không cưới vợ 
Vào triều Thanh, tại huyện Lâu thuộc tỉnh Giang Tô có người tên Cố Nguyên Cát, ban đầu làm một viên thư lại, chăm chỉ học tập, tay không buông sách. Sau đi thi đỗ đầu, học trò theo học ngày càng đông. Nhưng cứ mỗi lần ông vào trường, liền thấy như có một phụ nữ đi theo kế bên, khiến cho ý tứ văn từ rối loạn
Xét nguyên nhân thì từ thuở mới lớn, Nguyên Cát có dạm hỏi một cô gái, sau thấy xuất thân nghèo khó nên cuối cùng bỏ không cưới. Nhân việc này, cô gái uất ức mà chết. 
Đến khi tuổi già, Nguyên Cát bỗng phát điên, thường tự đánh vào dương vật của mình, người nhà phải theo sát ngăn cản. Nhưng chỉ cần lơi lỏng một chút là ông lại đánh vào mạnh hơn. 
Một hôm ông tự đi lên một cây cầu, nhìn xuống dòng nước sông trong vắt, cảm thán nói rằng: “Nơi này có thể chôn ta được rồi.” Nói xong tự nhảy xuống sông mà chết. Hôm ấy là ngày mồng một tháng sáu, thuộc niên hiệu Khang Hy. 
Lời bàn
Vì chê người ta nghèo khó mà không cưới nên trời sẽ bắt sống trong nghèo khó suốt đời. Vì vậy, có được văn tài đến như thế mà cuối cùng không thể thành tựu được gì, cuối cùng phải chôn xác trong bụng cá sông! 
Mẹ con cùng bị sét đánh 
Vào niên hiệu Khang Hy, năm Ất Hợi, quận Tô bị trận lụt lớn. Tại một thôn nọ có người phụ nữ đang mang thai, chồng bệnh nằm đói chẳng có gì ăn, bà liền bế đứa con ba tuổi vào thành vay gạo. Vay được 4 đấu gạo mang về, gặp mưa lớn trên đường, sức lực cạn kiệt nhưng vẫn còn cách nhà khoảng một dặm, không thể vừa bế con vừa mang gạo đi nổi. Bỗng thấy trước cửa nhà gần đó có một đứa trẻ, liền gửi mấy đấu gạo lại đó cho nó, hẹn đưa con về nhà rồi trở lại lấy. 
Đứa trẻ kia cùng bàn với mẹ rồi đem gạo giấu đi mất. Người mẹ bế con về rồi quay lại thì không lấy được gạo, vì sợ chồng không dám vào nhà, trong bụng lại quá đói, cuối cùng treo cổ mà chết bên cạnh nhà. Người chồng đang bệnh không có ai chăm sóc, không bao lâu cũng chết. 
Năm sau, khoảng tháng 6 thì nhà cướp gạo kia dời đến ở nơi hẻm Dưỡng Dục trong quận lỵ, bỗng bị ma nhập tự nói rằng: “Ta đã kiện ngươi nơi ấy, thiên lôi cũng xem xét chấp thuận rồi.” 
Chưa đến ba ngày sau, trời nổi sấm chớp, lôi hai mẹ con nhà kia ra giữa sân đánh chết. Bà mẹ lúc chết vẫn còn ôm chặt con. Hôm ấy là ngày mồng ba tháng bảy năm Bính Tý thuộc niên hiệu Khang Hy. 
Lời bàn
Theo cách hiểu của phái hậu Nho thì chuyện hai mẹ con nhà kia chẳng qua do hai khí âm dương tương khắc, tình cờ phát ra sấm sét đánh trúng mà thôi. Người đời nếu tin theo như vậy ắt trong lòng thản nhiên, không hề sợ sệt trước những việc nhân quả báo ứng hiện tiền như thế. 
Tham dâm phụ lời ủy thác 
Huyện Thái Thương tỉnh Giang Tô có một nho sinh tên Vương Tĩnh Hầu, là người khiêm tốn, thường kính trọng người khác. Một hôm bỗng bị sét đánh chết. Mọi người đều kinh sợ cho là chuyện kỳ lạ. Có người đồng cốt thỉnh được tiên nhập, mọi người liền đem việc này ra hỏi, tiên mượn lời đồng cốt nói: “Tên này vào hồi ngày, tháng, năm ấy... lúc đến Tô Châu dự kỳ thi phủ, ở trọ một nhà dân gần cầu Ẩm Mã. Khi ấy, người chủ nhà bị khép tội đang giam trong ngục, người vợ thấy hắn ta ra dáng hiền hậu khiêm tốn nên tin tưởng, mang tiền bạc ủy thác, cậy lo cho người chồng được ra khỏi ngục. Hắn thấy người vợ chủ nhà yếu đuối có thể hiếp được liền ra tay, lại cướp luôn tiền bạc, hại người vợ chủ nhà đến chết. Vì thế nên hắn phải chịu quả báo như vậy.”
Lời bàn
Tội lỗi giấu kín chẳng ai biết như thế này thì luật pháp quốc gia không trừng trị được. Nếu không có lẽ tội phúc báo ứng, ắt kẻ tiểu nhân sẽ luôn hí hửng mà làm tiểu nhân. Cho nên, việc truyền rộng thuyết nhân quả ra chính là âm thầm hỗ trợ cho việc trị nước bằng pháp luật, lại cũng giúp vào cho đạo lý chân chánh, công lao ấy quả thật không phải ít. 
Nói ra lời nào cũng thuận với lòng người
Giảng rộng
Lời nóiviệc làm là hai phương diện chủ yếu để người quân tử dựa vàolập thân. Làm việc noi theo đạo trời thì ít khi phải hối tiếcviệc đã làm. Nói ra thuận với lòng người thì ít khi phải bị người oán trách vì lời nói
Khổng tử nói: “Người có đức hạnh mới nói ra được những lời tốt đẹp, nhưng người nói ra lời tốt đẹp chưa hẳn đã có đức hạnh.” Lại nói: “Người nhân đức luôn có sự thận trọng, chọn lựa kỹ trước khi nói ra.” Lại nói: “Chưa đến lúc cần nói mà vội vã nói là hấp tấp; có người thưa hỏi, đến lúc cần nói mà không nói rõ ràng là người gian trá giấu giếm; không quan sát kỹ vẻ mặt, phản ứng của người nghe mà chỉ thao thao nói, ấy là mù quáng.” 
Cho nên phải biết rằng, nói năng cho phải đạo thật cũng muôn ngàn khó khăn. Từ xưa đến nay, những bậc đạo cao đức dày ắt không khinh suất trong lời nói, người khéo quán sát đến chỗ biến hóa tinh vi kín đáo của sự vật cũng không khinh suất trong lời nói, người biết khiêm cung tự giữ mình cũng không khinh suất trong lời nói
Những kẻ khinh suất trong lời nói, đa phần đều do tâm ý nông nổi, hấp tấp, gặp việc thì vui mừng bày tỏ ra mặt, cho nên có nói ra điều gì cũng chỉ là lời cửa miệng, trong lòng chưa từng có sự chín chắn suy đi xét lại. Ví như có vì thế mà đắc tội với đời, khiến người khác cười chê, họ cũng không hề suy nghĩ lại, nói gì đến việc dành thời gian để cân nhắc trước xem có nên hay không nên nói? 
Nói “lòng người” ở đây là muốn chỉ đến lòng công bằng, chân chánh hết mực, là tấm lòng mà Tô Đông Pha đã nói đến trong Tư trị luận (思治論) rằng: “Không nói ra mà ai ai cũng giống như nhau.” Lòng người như thế nếu ở nơi đâu thì chính là đạo trời ở đấy, nên phải thuận theo. Nhưng nói “thuận theo” ở đây không có nghĩa là xu nịnh, mà có nghĩa là nên thận trọng trước khi nói, quan sát phản ứng của người nghe, chân chất thẳng thắn không lừa dối, nói ra phải trọn vẹn rõ ràng, có sự suy xét cẩn thận, bảo ban phải khiêm cung hòa ái, lại càng phải cẩn trọng. Những lúc quá vui mừng, quá giận dữ hoặc quá say sưa, ắt phải có những lời luận bàn thái quá, tốt hơn là nên ngậm miệng không nói để ngăn ngừa sự sai trái, lầm lỗi. 
Các bậc tiền bối dạy rằng: “Những người ta gặp trong tiệc tùng xã giao hoặc nơi đông người giao tiếp thường có nhân phẩm tốt xấu khác nhau, hoặc có người phẩm hạnh khiếm khuyết, hoặc có người hình dung xấu xí, hoặc có người tuy hiện nay hiển đạt tôn quý nhưng xuất thân gia thế hàn vi, hoặc có người trước đây gia thế hết sức phồn vinh thịnh vượng, nhưng giờ đây con cháu chẳng được mấy người... Từ đó suy ra, sẽ thấy có rất nhiều điều không nên nói, cần phải lần lượt cân nhắc hết thảy, không được chạm vào những chỗ riêng tư kín đáo, hoặc những điều người khác không muốn nói đến, khiến họ phải hổ thẹn, giận dữ. Nếu không thể nào biết hết để tránh thì tuyệt đối không được luận bàn sằng bậy chuyện thế sự, hoặc trực tiếp gọi tên họ của người khác, để tránh phạm vào húy kỵ tên họ các bậc cha anh, bởi những điều ấy thường mang đến tai họa ngoài ý muốn
Trước đây có một người, trong buổi tụ họp rất đông người, chợt nghe có kẻ đề cập đến một người có tên tuổi, anh ta liền nói rằng mình với người đó rất thân nhau. Không ngờ chỉ một lát sau, người ấy tình cờ ghé đến. Anh ta chắp tay vái chào, không biết là ai, rồi quay sang hỏi người bên cạnh: “Ông ấy là ai vậy?” Người bên cạnh trả lời: “Là người mà ông vừa nói là rất thân với ông đó.” Mọi người quanh đó đều quay nhìn anh ta cười nhạo. Than ôi! Những ai hay khinh suất trong lời nói nên nhớ lấy chuyện này mà tự răn nhắc mình. 
Trưng dẫn sự tích
Lỗ công sai người đối đáp với Tiết hầu 
Đằng hầu và Tiết hầu cùng đến triều kiến vua nước Lỗ, hai bên tranh nhau vị thứ trước sau. Tiết hầu nói: “Ta được phong trước.” Đằng hầu liền nói: “Ta là quan Thái bốc nhà Chu, cùng họ với thiên tử, Tiết hầu mang họ dân thường, ta không thể đứng sau.” 
Lỗ Ẩn công liền sai Vũ Phụ thay mình đến chỗ Tiết hầu nói: “Ngài với Đằng hầu đã hạ mình đến đây thăm vua nước Lỗ tôi, người nhà Chu có câu rằng: ‘Trên núi sẵn có cây gỗ, nhưng người thợ mộc khi dùng phải đo đạc theo chỗ mình cần; khách đến nhà tuy đều sẵn có lễ nghi, nhưng chủ nhà phải có sự chọn lựa.’ Thiên tử nhà Chu với chư hầu đã có sự minh định, nếu khác họ với thiên tử thì đều phải đứng sau. Vua nước Lỗ tôi nếu có đến triều kiến vua nước Tiết, tự nhiên cũng không dám tranh với các vị. Nếu quả ngài đã có lòng hạ cố đến thăm vua nước Lỗ tôi, xin vui lòng để cho vua nước Đằng đứng trước.” 
Vua nước Tiết liền đồng ý để cho vua nước Đằng đứng trước. 
Lời bàn
Lời lẽ của vua nước Tiết rõ ràng là quá bộc trực thẳng thừng, mà lời của vua nước Đằng cũng quá cứng rắn, ra vẻ chèn ép người. Chỉ có lời của Vũ Phụ nói thay vua Lỗ là khiêm cung hòa nhã, mềm mỏng linh hoạtcảm động lòng người. 
Phân tích chi ly thì lời của Vũ Phụ có thể phân chia thành sáu ý để xem xét. Hai câu đầu nói rõ về việc hai vua chư hầu đến nước Lỗ triều kiến. Tiếp theo liền đưa ra lý lẽ nhẹ nhàng mềm mỏng, nêu việc trên núi sẵn có cây gỗ là ý thứ nhất (1), lại thêm việc khách đến nhà sẵn có lễ nghi là ý thứ hai (2), vận dụng rất hay phương pháp mượn khách để nói tiếp đến chủ. Không nói rằng khách không có lễ nghi, mà ngược lại nói khách sẵn có lễ nghi, thật giống như Tử Sản không nói chỗ cả hai đều sai, mà nói chỗ cả hai đều đúng. Thật khéo chọn ngôn từ lắm thay! 
Sau đó nêu lên sự minh định của nhà Chu (3) rằng khác họ với thiên tử phải đứng sau (4), là đã có ý muốn nhường Đằng hầu lên trước. Lại trước khi muốn nói vua nước Tiết hạ mình thăm vua nước Lỗ (5), thì lại đưa ra tình huống ví như vua nước Lỗ đến triều kiến vua nước Tiết (6). Cách nói như thế thật là khiêm tốn hòa nhã, khiến người nghe tự nhiên thấy vui lòng. Chỗ này thật giống như khi Tần Mục Công nói chuyện với sứ nước Tấn, không nói mình bắt Tấn hầu về nước Tần, mà nói: ‘Ta muốn được cùng đi với Tấn hầu về phía tây, cũng chỉ là để thực hiện giấc mơ của nước Tấn mà thôi.” Như vậy chẳng phải là khéo chọn ngôn từ lắm sao? Những việc như vậy đều là nói ra thuận với lòng người, hoàn toàn không phải những cách nói xu nịnh dùa theo ý người mà có thể so sánh được. 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 74439)
26/12/2021(Xem: 4269)
02/02/2024(Xem: 1093)
06/08/2017(Xem: 10619)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.