Hòa Đồng Tôn Giáo

20/08/20159:19 SA(Xem: 8490)
Hòa Đồng Tôn Giáo

Hoang Phong Biên soạnchuyển ngữ 
LỜI DI HUẤN CỦA ĐỨC PHẬT 
VÀ SỰ TỒN VONG 
CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO 
Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

HÒA ĐỒNG TÔN GIÁO
(Paix entre les religions)
Hòa Thượng Parawahera Chandaratana

Lời giới thiệu của người dịch

blank
Hòa thượng Parawahera Chandaratana

Hòa đồng tôn giáo chưa bao giờ trở thành một vấn đề được quan tâm như hiện nay. Dưới đây là một bài viết của một nhà sư Phật Giáo Tích LanHòa Thượng Parawahera Chandaratana về vấn đề thật phức tạp này, và bài này đã được một số trang mạng đăng tải cách nay hơn một năm. Ông tu tập theo Phật Giáo Theravada và trụ trì một ngôi chùa do chính ông thành lập vào năm 1989 tại một vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Paris. Ngày lễ khánh thành của ngôi chùa này đã được đại sứ Tích Lan tại Pháp đích thân tham dự, và cũng ở tại ngôi chùa này nhiều nhà sư Theravada nổi tiếng như Hòa thượng Walpola Rahula, Hòa thượng Hénépola Gunaratana, và một học giả Phật Giáo Theravada rất uyên báctiến sĩ Mohan Wijayaratna đã từng đến thuyết giảngngồi thiền với các phật tử trong vùng Paris.

            Hòa thượng Parawahera Chandaratana sinh năm 1954 và đã xuất gia từ lúc 10 tuổi. Dưới đây là bài viết nêu lên quan điểm của ông về vấn đề hòa đồng tôn giáo.

 

HÒA ĐỒNG TÔN GIÁO
(Paix entre les religions)

            Các tôn giáo nên hợp tác với nhau hầu góp phần mang lại một nền hòa bình cho toàn thế giới. Nếu tìm hiểu cặn kẽ những lời ủy thác do các vị sáng lập tôn giáo đã lưu lại cho chúng ta ngày nay, thì tất chúng ta sẽ hiểu rằng những lời ấy đều đã được ghi sẵn trong kinh sách của mỗi tôn giáo, và nhất loạt nêu lên trọng trách của mỗi người chúng ta trong xã hội.

            Giáo huấn Phật Giáo rất thiết thực, và luôn tôn trọng các tôn giáo khác. Vào thời kỳ Đức Phật còn tại thế, nhiều trào lưu tư tưởng khác nhau đã được phát sinh, đưa đến sự hình thành của thật nhiều tín ngưỡng khác nhau, và tình trạng đó cũng chẳng khác gì ngày nay. Trước khi đạt được Giác Ngộ, vị hoàng tử Tất Đạt Đa cũng đã phải để ra nhiều năm dài nghiên cứu các hệ thống triết học phổ biến vào thời bấy giờ ở Ấn Độ. Dù không hoàn toàn tin vào những điều mà mình đã được học hỏi, thế nhưng không phải vì thế mà Ngài không kính trọng các vị thầy mình.

            Vào các thời kỳ về sau này, tín đồ của các học thuyết khác nhau không còn giữ được sự bao dung giữa họ với nhau như trước đây nữa. Các xã hội Tây Phương vẫn còn duy trì những sự hiềm khích thật tệ hại, chẳng hạn như giữa Thiên Chúa GiáoTin Lành Giáo. Dù rằng những sự hiềm khích ấy đã đi vào lịch sử thế nhưng đôi khi vẫn còn tạo ra những sự xung đột, chẳng hạn như ở Bắc Ái Nhĩ Lan. Trên thực tế thì cả hai tập thể tương khắc ấy đều cùng tôn thờ chung Chúa Ki Tô, một vị Cứu Thế nêu lên tình thương yêu và tình huynh đệ.

            Nơi quê hương mà tôi sinh ra đời thì nhiều sự xung đột cũng đã từng xảy ra giữa người Tamil và quân đội Singhalais, và các sự xung đột này cũng thật hết sức phi lý, chẳng khác gì các sự xung đột trên đây. Người Tamil [di dân từ Ấn Độ] theo Ấn Giáo, và theo tôn giáo này thì Đức Phật là vị tái sinh của thần Visnhu, trong khi đó thì những người [dân địa phương] Singhalais tuy theo Phật Giáo nhưng đều tôn kính các vị thần linh Ấn Giáo, thế nhưng những sự xung đột vũ trang giữa hai tập thể tôn giáo này vẫn cứ tiếp diễn và cũng đã kéo dài từ nhiều chục năm nay, cũng chỉ vì các lý do chính trị mà thôi. Dù rằng những người tu hành chân chính trong Ấn Giáo cũng như trong Phật Giáo đều tôn trọng phi-bao-lực và xem ahimsa (tiếng Phạn và Pa-li có nghĩa là phi-bạo-lực) là mục đích của tín ngưỡng mình, thế nhưng những người thế tục thì lại không quan tâm đến điều ấy. Chẳng hạn như trong một cuộc tranh chấp xảy ra vào năm 1983, nhiều gia đình theo Ấn Giáo bị các đám người ngoài đường tấn công và họ đã phải ẩn náu trong các chùa chiền Phật Giáo ở Colombo.

            Quả thật hết sức khó tránh khỏi các trường hợp cuồng tín khiến một số tín đồ của tôn giáo này hay tôn giáo khác bất tuân các giới luật nêu lên trong tín ngưỡng của mình. Kinh Ko-ran (Hồi Giáo) ghi rõ rằng tôn giáo không mang tính cách bắt buộc. Thế nhưng có phải đấy là những gì đang xảy ra ở Algeria hay chăng? Nhiều người vô tội, không những chỉ là người lớn mà là cả trẻ em, cũng đã bị thiệt mạng một cách thật phi lý, tất cả cũng chỉ vì tình trạng cuồng tín về tôn giáo mà ra, nếu có thể nói như vậy. Vì thế tinh thần bao dung và sự tự do tư tưởng là những yếu tố phải tôn trọng đối với mọi niềm tin tôn giáo.

            Đức Phật dạy chúng ta phải giữ một thái độ bao dung đối với tất cả các tôn giáo khác bằng cách nêu lên tấm gương của chính mình. Một lần có một người chủ gia đình giàu có tên là Ưu-bà-li (Upali), (là một đệ tử của vị Ni-kiền Tử/Nigantha Nâthaputta, là người sáng lập ra đạo Ja-in) đến tìm Đức Phật để tranh cãi về chủ thuyếtkamma (nghiệp/thuyết nhân quả). Quan điểm về chủ thuyết kamma trong Phật Giáo khác hẳn với đạo Ja-in. Sau khi đã được nghe các luận cứ mà Đức Phật đã đưa ra, Ưu-ba-li nhận thấy những sự sai lầm của mình và ngỏ lời xin Đức Phật cho mình được trở thành một người đệ tử tại gia của Ngài, và cho biết rằng sẽ không ủng hộ Ni-kiển Tử nữa. Thế nhưng Đức Phật lại khuyên người này không được hấp tấp như thế mà phải nên tiếp tục tôn trọng người thầy cũ của mình.

            Một vị đại vương của nước Ấn là Asoka đã từng áp dụng chính sách bao dung trên đây vào việc cai trị và quản lý xứ sở của mình. Vị vua này đã cho khắc các chỉ dụ của triều đình trên các trụ đá, trong số các chỉ dụ này có một câu như sau: "Không nên chỉ biết tôn vinh tôn giáo mình và lên án các tôn giáo khác. Biết tôn trọng điều đó sẽ là cách giúp tôn giáo mình thêm lớn mạnh nhưng đồng thời cũng là cách góp phần phát triển các tôn giáo khác nữa". Các cột trụ làm bằng đá quả là một sáng kiến thật tuyệt vời - những người truyền giáo ngày nay mỗi khi quảng bá đức tin tôn giáo của mình và chê trách đức tin của kẻ khác thì cũng nên nhìn vào thông điệp quý giá ấy đã được ghi khắc từ những thời kỳ cổ đại của nước Ấn.

            Sự tự do tư tưởng đã được Đức Phật nêu lên hết sức rõ ràng qua những câu thuyết giảng tuyệt vời trong kinh Kesamutthi-sutta (trong Anguttara Nikaya/Tăng Nhất Bộ Kinh, AN.3.66 ). Một hôm có một người dân sống trong một ngôi làng tỏ bày những sự thắc mắc của mình với Đức Phật như sau:

            "Kính bạch Đấng Thế Tôn, thỉnh thoảng có nhiều vị thầy đến làng chúng tôithuyết giảng nhiều giáo huấn khác nhau. Hôm thì người này giảng thế này, hôm thì người khác giảng thế khác, chẳng những khác nhau mà đôi khi còn đối nghịch nhau nữa. Các vị thầy ấy cứ thay nhau đến làng chúng tôi thuyết giảng nhiều điều khiến chúng tôi không sao tránh khỏi nghi ngại và hoang mang. Chúng tôi không còn biết thế nào là đúng thế nào là sai. Vì quá đỗi hoang mang nên chúng tôi đành xin Ngài hướng dẫn và chỉ cách cho chúng tôi phải làm thế nào để loại bỏ được những gì lệch lạc".

            Đức Phật đã trả lời người này như sau:

            "Khi nghe những lời giáo huấn trái ngược nhau thì tất sẽ khó lòng mà tránh khỏi hoang mang, điều đó thật hết sức tự nhiên. Vì thế nên phải hiểu rằng không được tin vào một điều nào đơn giản chỉ vì điều ấy đã được lưu truyền từ các truyền thống lâu đời. Không được tin vào một điều nào chỉ vì điều ấy đã được ghi chép trong sách vở. Trong sách cũng có những điều đúng, nhưng cũng có những điều sai, không thể nào có thể khẳng định được? Không được tin một cách mù quáng vào những lời thuyết giảng của một vị thầy tâm linh, tức là vị đạo sư của mình, bởi vì vị này đôi khi cũng có thể phạm vào sai lầm. Không được tin vào những những lời đồn đãi mà mình được nghe ở nơi này hay nơi khác. Và ngay cả đối với những lời do chính ta thuyết giảng, thì cũng không được tin ngay. Bất cứ những gì mà mình được nghe đều phải mang ra kiểm chứng, thực nghiệm xem có đúng hay không. Sau khi kiểm chứng và thực nghiệm và nếu tự mình nhận thấy các điều ấy quả đúng là ích lợi, thì khi đó mới xem các điều ấy là bổ ích cho mình*"

*(xin lưu ýĐức Phật không nói lên là điều ấy là đúng mà chỉ cho biết là "bổ ích cho mình", bởi vì trong thế giới của sự tương đốibiến động này, không có gì đúng mãi mãi qua không gianthời gian, và cũng không có một hiện tượng nào mang bản chất nội tại cảĐiều này hết sức khó để giải thích cho một người chất phác sống trong một ngôi làng cách nay hơn hai ngàn năm trăm năm. Do đó Đức Phật chỉ nêu lên tính cách thiết thựcích lợi của một quan điểm hay một khái niệm trong bối cảnh hiện thực liên quan đến chính mình giúp một người đang bị hoang mang vì các lời thuyết giảng của các vị thầy "truyền giáo")

            Là người Phật Giáo sinh sống ở Âu Châu này hơn hai nghìn năm trăm năm sau khi Đức Phật đã tịnh diệt, chúng ta phải biết kính trọng các vị thầy, các giáo huấn cũng như các tín đồ của các tín ngưỡng khác đang cùng chia sẻ với mình một sự sinh hoạt chung trong xứ Pháp này. Dù tự nhận mình là người Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo hay là những người không tin gì cả, thì các sự tự nhận ấy cũng chỉ là những nhãn hiệu không hề phản ảnh các phẩm tính [đích thật] của con người. Bên trong các tôn giáo khác cũng có những người "phật giáo" rất tốt, tuy rằng họ không hề ý thức rõ rệt được điều đó, bởi vì họ cũng phát động được lòng từ bi, tình thương yêu và lòng bác ái, và tuân thủ được cả các giới luật nêu lên trong tôn giáo mà tôi đang tu tập. Hãy nêu lên thí dụ về một cánh hoa hồng tỏa hương thơm ngát cả một khu vườn, dáng hoa thật đẹp khiến mình phải say mê. Dù rằng có gọi cánh hoa bấy bằng một thứ tên gọi nào khác, thì mùi hương của nó lúc nào cũng vẫn là một mùi thơm.

            Tất cả các tôn giáo nên hợp tác với nhau hầu góp phần kiến tạo một thế giới an bình hơn. Nếu tìm hiểu sâu xa ý nghĩa những gì hàm chứa trong các lời ủy thác mà các vị sáng lập tôn giáo lưu lại cho mình, thì tất mình phải nhận thấy đấy là bổn phận mình đối với kẻ khác, các nhắn nhủ ấy đều đã được ghi chép rõ ràng trong kinh sách của tín ngưỡng mình. Tôi xin mạn phép nêu lên một bài kinh trong tín ngưỡng của tôi nhằm nói lên điều ấy:

mâtâ yathâ niyam puttam
âyusâ ekaputtam anurakkhe
evampi sabba bhùtesu
mânasam bhâvaye aparimânam

Tương tự như một người mẹ không hề quan tâm đến sinh mạng mình,
Mà chỉ biết một lòng chăm sóc cho đứa con duy nhất của mình,
Cũng thế, với một tấm lòng không lay chuyển,
Chúng ta cũng phải trân quý tất cả những gì hàm chứa một sự sống.

Vài lời ghi chú của người dịch

            Thật ra việc kêu gọi hòa đồng tôn giáo không phải là một điều gì mới lạ. Cơ quan Liên Hiệp Quốc cách nay nhiều năm đã đưa ra cả một sách lược về vấn đề này, thế nhưng những lời kêu gọi ấy ngày càng trở nên yếu ớt. Liên Hiệp Quốc đưa ra nghị quyết A/RES/65/5 nhằm tổ chức mỗi năm một "tuần lễ quốc tế hòa đồng tôn giáo", nghị quyết này đã được đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết chấp thuận ngày 22 tháng 10 năm 2010. Thật ra lúc ban đầu khi khởi xướng sách lược này nhiều buổi hội họp đã được tổ chức tại nhiều quốc gia, thế nhưng không mấy ai tham dự, hoặc nếu có thì cũng chỉ lấy lệ hay là để thăm dò và canh chừng lẫn nhau. Vậy chúng ta thử nhìn vấn đề này dưới một góc nhìn khác hơn.

            Bài viết trên đây của nhà sư Parawahera Chandaratana nêu lên một nhận xét rất đúng là vào thời kỳ Đức Phật còn tại thế, các trào lưu tư tưởngẤn Độ rất phong phú. Ngoài đạo Ba-la-môn (Vệ Đà) đã có từ lâu đời, các trào lưu tư tưởng trên đây đã đưa đến sự hình thành của hai tôn giáo lớn là Phật Giáo và đạo Ja-in. Thế nhưng trong suốt giai đoạn lịch sử kéo dài nhiều trăm năm này không hề thấy xảy ra bất cứ một cuộc xung đột mang tính cách tôn giáo nào. Các vị thầy xuất hiện nhan nhãn khắp nơi, dân chúng tha hồ lựa chọn, và việc thay đổi tín ngưỡng là chuyện tự nhiên. Nhiều bài kinh Phật Giáo kể lại trường hợp các vị lãnh đạo các trào lưu tư tưởng khác cũng như các vị giáo sĩ của các tôn giáo Bà-la-môn và Ja-in đến tham vấn Đức Phật.

            Nhiều trăm năm sau giai đoạn hòa đồng tôn giáo đó, khi các tôn giáo hữu thần được hình thành bên ngoài nước Ấn thì mọi chuyện lại trở nên khác hơn: tuy cùng thờ chung một vị Trời, nhưng lại không đội trời chung với nhau. Kể từ đó nhân loại trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tôn giáo đã mang lại không biết bao nhiêu đau thương và tàn phá. Thế nhưng các cuộc chiến mệnh danh là tôn giáo ấy cũng mang ít nhiều khía cạnh chính trị và chủng tộc, đúng như sự nhận xét của nhà sư Parawahera Chandaratana trong bài viết trên đây khi ông nêu lên các sự xung đột giữa người Tamil và Singhalais ở Tích Lan, hay giữa những người Tin lànhThiên Chúa Giáo ở Bắc Ái Nhĩ Lan ngày nay, dầu rằng các sự xung đột ấy cũng chỉ là ở các tầm mức gìới hạn. 

            Từ một góc nhìn bao quát hơn thì mọi sự xung đột từ cổ chí kim - dù là vì lý do chủng tộc, quyền lợi hay tín ngưỡng -  cũng đều phát sinh từ ba thứ bản năng chính yếu nhất chi phốiđày đọa con người, đó là bản năng sinh tồn, bản năng truyền giống và bản năng sợ chết. "Bản năng sinh tồn", có thể hiểu một cách đơn giản là sự bảo vệ "miếng ăn", sẽ đưa đến mọi sự tranh chấp, cướp đoạt, và trên một bình diện to lớn hơn là chiến tranh và xâm chiếm lãnh thổ. "Bản năng truyền giống" là sự "sinh đẻ" giúp cho sự tồn vong của chủng loại. Ở một cấp bậc thấp nhất thì bản năng này sẽ đưa đến đến các hình thức si tình, ghen tuông, hạnh phúc lứa đôi, và nếu ở một cấp bậc bao quát hơn thì đưa đến tình trạng thặng dư dân số trên địa cầu. Tình trạng thặng dư dân số là nguyên nhân đưa đến một đời sống khó khăn, trực tiếp liên quan đến bản năng sinh tồn có thể đưa đến chiến tranh. "Bản năng sợ chết" khiến con người lo sợ triền miên và tìm đủ mọi cách để tránh né cái chết, và đó cũng là một trong các nguyên nhân chính yếu nhất đưa đến sự sáng lập ra tôn giáo như là một lối thoát. Thế nhưng con người lại không có cùng chính kiến về các lối thoát ấy và đã đưa đến các sự xung đột.  

            Đối với bản năng sinh tồn thì thật hết sức dễ hiểu, miếng ăn giúp mình, gia đình mình, chủng tộc mình sống còn là những gì hết sức quan trọng, không có gì để phải nói thêm. Một khi bản năng sinh tồn đã được thỏa mãn thì bản năng truyền giống sẽ bùng lên. Theo các nhà sử học và nhân chủng học thì dân số trên địa cầu cầu cách nay hai ngàn năm trăm năm là khoảng chục triệu người và trong thung lũng sông Hằng thì chưa đến một triệu người, ngày nay dân số trên hành tinh đã vượt hơn bảy tỉ. Các con số trên đây cho thấy bản năng truyền giống của con người rất mạnh. Trong một cuộc họp báo tổ chức ngày 19 tháng giêng năm 2015, trên chuyến máy bay từ Phi Luật Tân về La-mã, sau khi thuyết giảng và làm lễ trước một đám đông gồm hơn sáu triệu người, Đức Giáo Hoàng đã chính thức khuyên các gia đình Thiên Chúa Giáo không được sinh sản như thỏ (người Á Châu thô bạo hơn và thường khuyên nhau không được đẻ như chuột). Thật ra thì không phải là con người muốn như thế mà chỉ vì không đủ sức vượt lên trên bản năng truyền giống quá mạnh chi phối họ. Có thể đây là lần đầu tiên Đức giáo Hoàng đứng trước một đám người đông đảo như thế và đã khiến cho Ngài "khiếp sợ" chăng (?). Quả là một sự trùng hợp lạ lùng, trong cùng một ngày hôm ấy Tổ Chức Phi-Chính-Phủ (ONG: Organisation Non-gouvernementale/NGO: Non-Governmental Organization) công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy vào năm 2016 tới đây, 1% nhân loại gồm những người giàu có sẽ chiếm hữu 50% tài sản của cả nhân loại (năm 2009 là 48%). Đấy mới đúng thật là nguyên nhân sâu xa đưa đến mọi sự xung đột và những cảnh bất công trên hành tinh này. Lý do tôn giáo chỉ là các tiêu đề hoặc cũng chỉ là các nguyên nhân phụ thuộc, bởi vì dù có sợ chết thì người ta cũng chưa chết ngay, vì miếng ăn và cái đói là quan trọng hơn nhiều.

            Tóm lại nếu muốn cấp thời giải quyết các cuộc xung đột thì phải tìm kiếm các nguyên nhân liên quan đến bản năng sinh tồn, hơn là các nguyên nhân liên hệ đến bản năng truyền giống và sợ chết. Chế độ nô lệ đã có từ thời tiền sử , thế nhưng việc lùa bắt và buôn bán nộ lệ do người Âu Châu tổ chức quy mô chỉ bắt đầu từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX, khi họ đóng được tàu bè đi biển giúp khám phá ra các dân tộc khác với mình. Song song với phong trào buôn bán nô lệ này nhiều quốc gia Âu Châu khởi động phong trào đánh chiếm và tranh dành thuộc địa từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX. Qua các thời kỳ buôn bán nô lệ và và tranh dành đất đai trên đây, chiến tranh xảy ra liên miên, phản ảnh rõ rệt bản năng sinh tồntham lam vô độ của các quốc gia Âu Châu.

            Bước sang thế kỷ XX, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân loại phải liên tiếp gánh chịu ba cuộc chiến tranh toàn cầu: hai cuộc chiến tranh nóng là Thế Chiến thứ I và thứ II, và một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài gần suốt hậu bán thế kỷ XX. Trong thế kỷ này kỹ nghệ chiến tranh phát triển thật nhanh chóng: bom hạt nhân, hàng không mẫu hạm, oanh tạc cơ khổng lồ, bom nặng hàng tấn, hỏa tiễn liên lục địa... Bước sang thiên niên kỷ thứ III, các vũ khí khủng khiếp này dường như đã lỗi thời bởi vì bộ mặt chiến tranh cũng đã thay đổi, trở nên "kín đáo, "hợp tác" và "hoà bình" hơn: đó là chiến tranh kinh tế và kỹ thuật. Các nước tân tiến tiếp tục khai thác và chi phối các nước chậm tiến, tuy rằng các món hàng xuất cảng quen thuộc từ trước đến nay vẫn không có gì thay đổi: khí giới, tín ngưỡng, các chủ thuyết không tưởng và các sản phẩm kỹ nghệ, và để đổi lại là tài nguyên thiên nhiên và sức lao động của người dân trong các nước nhược tiểu dưói các hình thức nô lệ thật kín đáo. Các thứ vũ khí tối tân của thế kỷ XX ngày nay đã quá dư thừa và không còn thích nghi với các hình thức chiến tranh kinh tế và kỹ thuật nữa, và thay vào đó là các loại vũ khí cá nhân được sản xuất hàng loạt và tràn ngập trên thế giới, tạo ra một tình trạng căng thẳngbất an khắp nơi. Hậu quả mang lại là chưa bao giờ con người lại sợ con người và thù hận con người như ngày nay. 

            Một vị lãnh đạo một tôn giáo lớn, tuy thờ Trời nhưng lại sợ con người, đã không dám tiếp một vị lãnh đạo tôn giáo khác trong một dịp viếng thăm Âu Châu gần đây, mặc dù một vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng khác từ một nước rất xa xôi tận phía nam Phi Châu đã trực tiếp can thiệp và trách cứ về hành động đáng tiếc này. Nếu các vị lãnh đạo không dám ngồi lại với nhau thì dù có kêu gọi các tín đồ của mình phải biết yêu thương nhau và giúp đỡ lẫn nhau thì cũng sẽ chẳng mang lại một hiệu quả nào.

            Tóm lại là không nên chỉ biết kêu gọi suông mà phải tìm cách khiến cho con người không còn khiếp sợ con người nữa. Cách duy nhất để mang con người đến gần với nhau hơn chính là lòng từ bi, và nếu muốn phát động lòng từ bi thì phải chủ động được ba thứ bản năng chi phối mình, giúp mình ý thức được các phản ứng ích kỷthiển cận của mình. Đó cũng là một trong số các phép tu tập chủ yếu nhất của Phật Giáo

 Bures-Sur-Yvette, 23.01.15

Hoang Phong chuyển ngữ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 11795)
01/04/2017(Xem: 20888)
06/12/2022(Xem: 3754)
01/05/2017(Xem: 22163)
28/05/2016(Xem: 8421)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.