Thư Viện Hoa Sen

Phương tiện

17/01/20174:00 SA(Xem: 7896)
Phương tiện

PHƯƠNG TIỆN
Nguyễn Thế Đăng

 

lotusPhương tiện của chư Phật, theo kinh Pháp Hoa, là để khai, thị, ngộ, nhập cái thấy biết của Phật cho chúng sanh, khiến họ vào Nhất thừa Phật tánh.

“Chư Phật Thế Tôn chỉ vì một nhân duyên đại sựxuất hiện nơi thế gian. Chư Phật Thế Tôn muốn cho chúng sanh khai mở cái thấy biết của Phật để được thanh tịnhxuất hiện ở đời; muốn chỉ cho chúng sanh cái thấy biết của Phật mà xuất hiện ở đời; muốn cho chúng sanh ngộ cái thấy biết của Phật mà xuất hiện ở đời; muốn cho chúng sanh nhập cái thấy biết của Phật mà xuất hiện ở đời…

Xá-lợi-phất! Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai dùng vô lượng vô số phương tiện, thảy thảy nhân duyên thí dụ ngôn từ, mà vì chúng sanh diễn nói các pháp. Các pháp ấy đều là một Phật thừa, các chúng sanh theo Phật nghe pháp, rốt cuộc đều được nhất thiết chủng trí…

Xá-lợi-phất! Như vậy đều vì để được một Phật thừa nhất thiết chủng trí”. (Phẩm Phương tiện, thứ 2).

Đối với chúng sanh, phương tiện là những pháp môn tu hành để có thể ngộ nhập cái thấy biết của Phật, mà theo kinh, vốn sẵn có nơi mỗi chúng sanh. Những pháp môn, những hạnh tu hành được nói trong suốt cuốn kinh, nhưng tập trung nhiều nhất là những phẩm cuối, nói về hạnh tu hành của các Đại Bồ-tát: Phẩm Dược Vương Bồ-tát bổn sự thứ 23, phẩm Diệu Âm Bồ-tát thứ 24, phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát phổ môn thứ 25, phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự thứ 27, phẩm Phổ Hiền Bồ-tát thứ 28.

Tất cả mọi phương tiện đều để đưa đến Nhất thừa, và Nhất thừa này chính là Phật tánh, mà khai mở trọn vẹn cũng được gọi là Nhất thiết chủng trí:

Trong cõi Phật mười phương

Chỉ có pháp Nhất thừa

Không hai cũng không ba

Trừ Phật phương tiện nói

Vì nói trí huệ Phật

Chư Phật ra nơi đời

Duy một sự này thật

Hai thứ chẳng phải chân.

        (phẩm Phương tiện, thứ 2).

Thừa nghĩa đen là chiếc xe, vật chuyên chở. Thừa là phương tiện chuyên chở. Trong kinh Pháp Hoa, mọi thừa, mọi phương tiện, mọi pháp môn đều quy về Nhất thừa, quy về Phật tánh:

Chư Phật đời vị lai  

Dầu nói trăm nghìn ức

Vô số các pháp môn

Kỳ thật vì Nhất thừa.

Chư Phật lưỡng túc tôn

Biết pháp thường không tánh

Phật chủng tùy duyên khởi

Thế nên nói Nhất thừa.

         (phẩm Phương tiện, thứ 2).

Nền tảng của kinh Pháp Hoa là hai phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16 và Như Lai thần lực thứ 21. Nền tảng ấy là nền tảng của hiện hữu chúng sanh, thế giới và các bậc thánh. Nền tảng ấy là Phật tánhvô lượng vô biên, không có cái gì có thể ở ngoài nền tảng ấy. Các thừa, các phương tiện, các pháp môn đều ở trong nền tảng ấy, và hơn nữa, khởi phát từ nền tảng ấy.

Các thừa, các phương tiện, các pháp môn phát xuất từ nền tảng Phật tánh ấy, đi trong nền tảng Phật tánh ấy và thành tựu, chấm dứt trong nền tảng Phật tánh ấy. Thế nên, trong mọi con đường, trong mọi pháp môn, chúng ta luôn luôn có thể bắt gặp Phật tánh. Gặp gỡ và thấy trực tiếp Phật tánh được nhiều hay ít là do sự che chướng của phiền não chướngsở tri chướng của riêng chúng ta có nhiều hay ít, còn toàn bộ Phật tánh, “toàn bộ thân Như Lai” (phẩm Hiện bửu tháp, thứ 11) vẫn luôn luôn có đó, từ đầu cho đến cuối con đường của mỗi chúng ta.

Cứu cánh nằm ngay nơi phương tiện, Phật tánh nằm ngay trong các pháp môn, đích đến nằm ngay trong mỗi bước chân đi:

Nếu có loài chúng sanh

Gặp chư Phật quá khứ 

Nếu nghe pháp bố thí

Hoặc trì giới, kham nhẫn

Tinh tấn, thiền, trí thảy

Thảy thảy tu phước huệ

Những người như vậy thảy

Đều đã thành Phật đạo.

Chư Phật diệt độ rồi

Nếu người tâm thiện hòa

Các chúng sanh như thế

Đều đã thành Phật đạo.

Chư Phật diệt độ rồi

Người cúng dường xá-lợi

Dựng muôn ức loại tháp

Vàng bạcpha lê

Xa cừmã não

Ngọc mai khôi, lưu ly

Thanh tịnh rộng nghiêm sức

Trang hoàng nơi các tháp

Hoặc dựng lên miếu đá

Chiên-đàn và trầm thủy

Gỗ mật cùng gỗ khác

Gạch ngói đất sét thảy

Hoặc ở trong đồng trống

Gom đất thành miếu Phật

Nhẫn đến trẻ con chơi

Nhóm cát thành tháp Phật

Những người như vậy thảy

Đều đã thành Phật đạo.

        (Phẩm Phương tiện, thứ 2).

Khi Đức Phật thọ ký cho các vị Vô họcHữu học Thanh văn và các Tỳ kheo ni như Kiều Đàm DiGia Du Đà La cho đến Đề-bà-đạt-đa là ngài đã đứng trên nền tảng Nhất thừa Phật tánh mà nói các vị sẽ thành Phật. Khi nhiếp tất cả các vị tu hành trong Thanh văn thừa về Nhất thừa thì đồng thời cũng nhiếp tất cả các pháp môn của Thanh văn thừa vào Nhất thừa hay Phật thừa.

Đại thừa không loại bỏ các pháp môn của Thanh văn thừa, mà nâng cấp chúng lên bằng cách đặt chúng trên nền tảng Nhất thừa hay Phật tánh. Chẳng hạn, Thanh văn thừa quan niệm tu Bốn Niệm xứ là để đạt đến thực tại tối hậu là Niết-bàn, thì Đại thừa thấy rằng Bốn Niệm xứ xảy ra trên chính nền tảng Niết-bàn.

Bốn Niệm xứniệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, là bốn lãnh vực thuộc sanh tử, vô thường. Trong khi Thanh văn thừa quan niệm rằng đó là bốn phương tiện, bốn pháp môn, bốn con đường sẽ dẫn đến cứu cánh Niết-bàn thì Đại thừa thấy rằng bốn quán niệm về bốn lãnh vực thuộc sanh tử ấy xảy ra trên chính Niết-bàn, vì sanh tử và Niết-bàn không khác.

Niết-bàn cùng thế gian

Không có chút sai khác

Thế gian cùng Niết-bàn

Cũng không chút sai khác.

Thật tế của Niết-bàn

thật tế thế gian

Hai tế ấy như vậy

Không mảy may sai khác.

        (Quán Niết-bàn, 19-20, Trung Luận).

Như vậy, nền tảng của Bốn Niệm xứ không phải là sanh tử, mà nền tảng của chúng là Niết-bàn tánh Không.

Một thí dụ khác là nền tảng của mười hai duyên sanh không phải là sanh tử, mà nền tảng của chúng chính là tánh Không vô sanh, nên trong bất cứ nhân duyên nào của mười hai duyên sanh người ta đều có thể bắt gặp nền tảng vô sanh ấy:

Các pháp chẳng tự sanh

Chẳng từ cái khác sanh

Chẳng cùng (sanh), chẳng vô nhân

Nên biết chúng vô sanh.

        (Quán Nhân duyên, 3, Trung Luận).

Đoạn kệ từ kinh Pháp Hoa ở trên, “Vô số các pháp môn…Chư Phật lưỡng túc tôn, biết pháp thường không tánh”, chúng ta hiểu rằng tất cả các pháp môn đều được thiết lập từ nền tảng của chúng là tánh Không, tiến hành trong tánh Không, và thành tựu trong tánh Không. Các pháp môn, các phương tiện là sự biểu lộ của tánh Không.

Phương tiện chính là cứu cánh, các pháp môn chính là tánh Không, “các pháp đều là Phật pháp” (Kinh Kim Cương), đây là một chủ đề chính của kinh Pháp Hoa mà người tu học chúng ta cần luôn luôn ghi nhớ.

Phương tiện tức là cứu cánh, “sắc tức là Không”; như thế, Khai Thị Ngộ Nhập không phải là bốn giai đoạn nối tiếp nhau, mà là một tiến trình duy nhất. Pháp môn là sự biểu lộ của Mười Như Thị, cũng là sự hiển hiện của Chân Như

 

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 255

 

  

Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 13242)
01/04/2017(Xem: 23021)
06/12/2022(Xem: 5723)
01/05/2017(Xem: 25044)
28/05/2016(Xem: 9588)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: