Tuyển tập các kinh theo các chủ đề giáo lý

26/01/20173:52 CH(Xem: 13893)
Tuyển tập các kinh theo các chủ đề giáo lý

TUYỂN TẬP CÁC KINH
THEO CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO LÝ
Tỳ Kheo Bồ Đề tuyển chọn | Người dịch: Lê Kim Kha 
Nhà xuất bản Hồng Đức
Tuyển tập các kinh theo các chủ đề giáo lý cover

Lời Người Dịch

Kính gửi các Tăng, Ni, Phật tử và các độc giả:

(A) Quyển sách này gồm các bài kinh theo các chủ đề được tuyển chọn bởi vị nhà sư Tỳ Kheo Bồ-Đề, trong thời gian thầy dịch lại các bộ kinh Nikaya Pali. Đây là một công trình rất hữu ích cho nhiều Phật tửđộc giả trên khắp thế giới. Cũng như vậy, tôi dịch tập tuyển kinh này vì hy vọng nó sẽ rất hữu ích và thuận tiện cho nhiều người Việt Nam:

- Các sư thầy có thể dùng để trích dẫn và giảng rộng các lời kinh theo các chủ đề cho các Phật tử.

- Các tăng sinh, sinh viên đang theo học ở các trường Phật giáo. Những người nghiên cứu cần tìm hiểu và trích dẫn các kinh.

- Các Phật tử và những người bắt đầu tìm hiểu Phật giáo muốn tìm đọc những lời dạy của Phật theo những chủ đề mình muốn tìm, nhưng họ chắc chắn gặp khó khăn vì những bài kinh đó nằm rải khắp trong tàng kinh lớn ‘như biển’ của Phật giáo; và nhiều người thời nay không đọc hiểu hết được các bản dịch có dùng tiếng Hán Việt của các vị sư thầy trước đây.

(B) Bản dịch tiếng Việt phổ thông này đã cố gắng diễn dịch đúng và đầy đủ ý nghĩa lời kinh, hy vọng quý độc giả có thể đọc hiểu được hầu hết. Khi đang đọc hiểu ý nghĩa hướng dẫn của lời kinh, nếu không quá cần thiết thì không cần phải ngưng lại để đọc các chú giải; bởi vì những chú giải và luận giảng thường giải thích quá sâu xa, và lúc đó người đọc có thể bị lạc khỏi ý nghĩa bài kinh đang đọc. Trừ một số câu hay đặc ngữ khó hiểu khi mới đọc lần đầu thì quý vị nên đọc phần chú giải chỗ đó. Quý vị có thể đọc từ đầu tới cuối, hoặc có thể tìm đọc những chủ đề trong phần mục lục chi tiết ở đầu sách.  Đối với những người muốn bỏ ít thời gian đọc lại hết những bài kinh được trích dẫn, tôi nghĩ họ nên đọc hết một chương, rồi sau đó đọc phần Giới Thiệu về chương đó trong quyển Phụ Lục, sau đó quay lại đối chiếu từng bài kinh hay đoạn kinh.

(C) Có phần các danh mục cuối sách, phần này rất hữu dụng cho những người muốn tra cứu theo các đoạn kinh, bài kinh, các ví dụ Phật đã dùng, các thuật ngữ chủ đề giáo lý, và tên, số hiệu của các các bài kinh được trích dẫn trong sách này.

(D) Các độc giảđiều kiện đọc trên máy tính hoặc các thiết bị vi tính cầm tay, quý vị có thể bấm vào các đường dẫn trong cột mục lục tự động bên trái, phần các nội dung chủ đề, phần chú giải, và phần các danh mục cuối sách để lập tức nhảy tới ngay chỗ quý vị muốn tìm đọc. Bản dịch có trên trang www.daophatnguyenthuy.com.

(E) Mỗi chương sách gồm các Phần 1, 2, 3…; và trong mỗi phần gồm các Mục (1), (2), (3)…; và trong một số mục có những Chi Mục (a), (b), (c)… Theo thứ tự đó quý vị có thể tìm ra nhanh một đoạn kinh hay một bài kinh. Trong phần phụ lục “Giới Thiệu Theo Các Chương”, vị trí các đoạn kinh hay bài kinh cũng được ghi theo thứ tự đó. Ví dụ ghi: đoạn kinh I,1(1) nghĩa là nó nằm ở: chương I, phần 1, mục (1); hoặc ghi: đoạn kinh IX,4(2)(b), nghĩa là nó nằm ở: chương IX, phần 4, mục (2), chi mục (b).

(F) Xin lưu ý trước khi đọc: trong toàn bộ tập sách (nội dung các kinh, các chú thích và chú giải, phần phụ lục...) các chữ giải thích trong các ngoặc vuông […] là của thầy Tỳ Kheo Bồ-đề; một số giải thích trong ngoặc tròn (…) là của người dịch (quý vị có thể bỏ qua nếu thấy không cần thiết). 

(G) Một số ít bài kinh trong sách này tôi diễn dịch tiếng Việt có một số câu cú khác ít nhiều so với những bản dịch tôi đã dịch trước đây trong những sách khác; điều đó không có nghĩa thay đổi, đó chỉ là dịch đúng theo văn cách của các nhà sư khác nhau, tùy theo cách riêng họ diễn dịch ngữ nghĩa và ý nghĩa lời kinh từ tiếng gốc Pali. (Ví dụ kinh “Các Nền Tảng Chánh Niệm”, các nhà sư dịch kinh như W. Rahula, Nyanaponika, Analāyo… có những cách diễn dịch và câu cú khác nhau ít nhiều, cho dù về mặt ý nghĩa họ chuyển tải thì gần như giống nhau). Dĩ nhiên, trong tập sách này tôi dịch theo cách diễn dịch và văn cách của thầy Tỳ kheo Bồ-Đề; thầy đã cố gắng diễn dịch các lời kinh một cách dễ hiểu nhất cho mọi người trong thời hiện đại, mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa nguyên chất như trong lời Phật đã nói.  

(H) Bản dịch này chắc chắn có nhiều chỗ còn sai sót, mong quý tăng, ni và độc giả cảm thông. Mọi ý kiến đóng góp để sửa lại, kính quý vị gửi các ý kiến đóng góp để sửa lại những chỗ đó để cho bản dịch thêm phần tốt hơn. Email: lekimkha@gmail.com, hoặc ĐT: 0909503993.

Cầu chúc cho mọi người dễ dàng ôn đọc, tìm hiểu lại, hoặc người mới có thể dễ dàng tiếp cận những lời Phật đã dạy. Rồi mong nhiều người nhìn ra những lẽ thực và hướng dẫn tu tập thực tiễnĐức Phật lịch sử đã cố nói cho những thành phần Phật tử và dân chúng khác nhau cách đây gần 26 thế kỷ. Đó cũng là hy vọng khi tôi dịch tập sách này.

Nhà Bè, cuối năm 2016 (PL 2560)

Người dịch 


MỤC LỤC  CHI TIẾT

 

Chương I. TÌNH TRẠNG CON NGƯỜI . 
GIÀ, BỆNH VÀ CHẾT
(1) Già và Chết
(2) Ví Dụ Khối Núi
(3) Ba Vị Thiên Sứ Đưa Tin 
2. NHỮNG SỰ KHỔ ĐAU DO SỐNG THIẾU SUY XÉT  
(1) Mũi Tên Đau Khổ  
(2) Những Thăng Trầm của Cuộc Sống  
(3) Sự Âu Lo vì Mọi Thứ Luôn Đổi Thay  
3. MỘT THẾ GIAN HỖN LOẠN  
(1) Nguyên Nhân của sự Xung Khắc  
(2) Tại Sao Những Chúng Sinh Sống trong Thù Hận?  
(3) Chuỗi Nhân Duyên Mịt Mùng  
(4) Những Gốc Rễ của sự Tàn Bạo và Áp Bức  
4. KHÔNG BIẾT ĐƯỢC KHỞI ĐẦU  
(1) Cỏ, Cây, Cành, Lá  
(2) Những Hòn Đất  
(3) Khối Núi  
(4) Sông Hằng  
(5) Con Chó Bị Xích Cột  

Chương II. NGƯỜI MANG LẠI ÁNH SÁNG  

1. MỘT NGƯỜI  
2. SỰ NHẬP THAI VÀ ĐẢN SINH CỦA ĐỨC PHẬT  
3. ĐI TÌM SỰ GIÁC NGỘ  
(1) Tìm Trạng Thái Cao Nhất của sự Bình An Siêu Phàm  
(2) Chứng Ngộ Ba Loại Hiểu-Biết Đích Thực  
(3) Kinh Thành Cổ  
4. QUYẾT ĐỊNH TRUYỀN DẠY  
5. BÀI THUYẾT GIẢNG ĐẦU TIÊN  

Chương III. TIẾP CẬN GIÁO PHÁP 
1. KHÔNG PHẢI LÀ MỘT GIÁO LÝ BÍ MẬT  
2. KHÔNG PHẢI LÀ GIÁO ĐIỀU HAY TÍN NGƯỠNG MÙ QUÁNG  
3. NHÌN THẤY SỰ KHỞI SINH VÀ BIẾN MẤT CỦA KHỔ   

4. ĐIỀU TRA TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI THẦY  
5. CÁC BƯỚC ĐI TỚI CHỨNG NGỘ SỰ THẬT  

Chương IV. HẠNH PHÚC THẤY ĐƯỢC TRONG KIẾP NÀY  
1. TUYÊN DƯƠNG GIÁO PHÁP TRONG XÃ HỘI  
(1) Vua của Giáo Pháp (Pháp vương 
(2) Thờ Kính Sáu Phương  
2. GIA ĐÌNH  
(1) Cha Mẹ và Con Cái  

(2) Vợ Chồng 
3. PHÚC LỢI HIỆN TẠIPHÚC LỢI TƯƠNG LAI  
4. CÔNG VIỆC NGHỀ NGHIỆP ĐÚNG ĐẮN  
(1) Tránh Bỏ Nghề Nghiệp Sai Trái  
(2) Sử Dụng Tài Sản Một Cách Đúng Đắn  
(3) Niềm Hạnh Phúc Của Một Người Tại Gia  
5. NGƯỜI PHỤ NỮ TẠI GIA  
6. CỘNG ĐỒNG  
(1) Sáu Gốc Rễ Gây Ra Tranh Chấp  
(2) Sáu Nguyên Tắc Để Sống Hòa Hợp  
(3) Sự Thanh Lọc Bản Thân Dành Cho Mọi Giai Cấp  
(4) Bảy Nguyên Tắc Ổn Định Xã Hội  
(5) Vị Vua Quay Chuyển Bánh Xe Báu  
(6) Mang Lại Sự Bình Yên Cho Xứ Sở  

Chương V. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI SỰ TÁI SINH PHÚC LÀNH  
1. QUY LUẬT NGHIỆP (Kamma)  
(1) Bốn Loại Nghiệp  
(2) Tại Sao Chúng Sinh Tái Sinh Vào Những Cảnh Giới Khác Nhau Sau Khi Chết  
(3) Nghiệp và Nghiệp Quả  
2. CÔNG ĐỨC: CHÌA KHÓA DẪN TỚI SỰ TÁI SINH PHÚC LÀNH  
(1) Những Việc Công Đức  

(2) Ba Cơ Sở Của Công Đức  
(3) Bốn Loại Niềm Tin Tốt Nhất  


3. CHO, TẶNG, CÚNG DƯỜNG, CHIA SẺ, GIÚP ĐỠ 
(1) Nếu Người Ta Biết Kết Quả Của Sự Cho Đi  
(2) Những Lý Do Để Cho Tặng  
(3) Cúng Dường Thức Ăn  
(4) Những Món Quà Tặng Của Một Người Ưu Việt  
(5) Hỗ Trợ Lẫn Nhau  
(6) Sự Tái Sinh Nhờ Công Đức Cho Đi  
4. GIỚI HẠNH ĐẠO ĐỨC 


(1) Năm Giới Hạnh  
(2) Kiêng Giữ Tám Giới Hạnh Trong Ngày Lễ Bồ-Tát  
5. THIỀN TẬP  
(1) Tu Dưỡng Tâm Từ  
(2) Bốn Cảnh Giới An Trú Cõi Trời  
(3) Trí Tuệ Vượt Trên Tất Cả  

Chương VI. LÀM SÂU SẮC TẦM NHÌN VÀO THẾ GIỚI  
1. BỐN ĐIỀU KỲ DIỆU  
2. SỰ THỎA THÍCH, SỰ NGUY HẠI & SỰ GIẢI THOÁT   

(1) Trước Khi Phật Giác Ngộ  
(2) Phật Đã Bắt Đầu Đi Tìm  
(3) Nếu Không Có Sự Thỏa Thích  

3. ĐÁNH GIÁ ĐÚNG NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DÍNH CHẤP (RÀNG BUỘC CON NGƯỜI)  
4. CẠM BẪY CỦA NHỮNG KHOÁI LẠC GIÁC QUAN  
(1) Cắt Đứt Mọi Sự Việc Thế Tục  
(2) Cơn Sốt Khoái Lạc Giác Quan  
5. CUỘC SỐNG LÀ NGẮN NGỦI VÀ PHÙ DU  
6. BỐN ĐIỀU TÓM TẮT VỀ GIÁO PHÁP  
7. NHỮNG NGUY HẠI TRONG NHỮNG CÁCH NHÌN SAI LẠC (TÀ KIẾN)  
(1) Nhiều Tác Hại Của Cách Nhìn sai Lạc  
(2) Những Người Mù Sờ Voi  
(3) Bị Dính Hai Loại Cách Nhìn (Quan ĐiểmTà Kiến)  
8. TỪ NHỮNG CÕI TRỜI RỚT XUỐNG CÕI THẤP XẤU   

9. NHỮNG HIỂM HỌA CỦA VÒNG LUÂN HỒI SINH TỬ    

(1) Dòng Nước Mắt  
(2) Dòng Máu Chảy  

Chương VII. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI SỰ GIẢI THOÁT 

1. TẠI SAO PHẢI BƯỚC VÀO CON ĐƯỜNG ĐẠO?  
(1) Mũi Tên ‘Sinh, Già, Chết’  
(2) Cốt Lõi Của Đời Sống Tâm Linh  
(3) Sự Phai Biến Tham Dục  
2. PHÂN TÍCH VỀ CON ĐƯỜNG TÁM PHẦN  

3. TÌNH BẠN TỐT, TÌNH ĐẠO HỮU  
4. SỰ TU TẬP TIẾN DẦN  
5. NHỮNG GIAI ĐOẠN TU CAO HƠN  

Chương VIII. TU TẬP CÁI TÂM  
1. TÂM LÀ CHÌA KHÓA, TÂM LÀ CHÍNH YẾU  
2. PHÁT TRIỂN CẶP KỸ NĂNG  
(1) Sự Tĩnh Lặng và Sự Thấy Biết  
(2) Bốn Con Đường Dẫn Tới Thánh Quả A-la-hán  
(3) Bốn Loại Con Người  
3. NĂM CHƯỚNG NGẠI LỚN CẢN TRỞ SỰ TU TẬP CÁI TÂM  
4. SỰ TINH LỌC CỦA TÂM  
5. TRỪ BỎ NHỮNG Ý NGHĨ LÀM XAO LÃNG  
6. CÁI TÂM TỪ ÁI  
7. SÁU SỰ TƯỞNG NIỆM (QUÁN TƯỞNG)  
8. BỐN NỀN TẢNG CHÁNH NIỆM  
9. CHÁNH NIỆM HƠI-THỞ  
10. ĐẠT TỚI ‘SỰ QUẢN TRỊ CÁI TÂM’  

Chương IX. CHIẾU SÁNG ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ  
1. HÌNH ẢNH CỦA TRÍ TUỆ  
(1) Trí Tuệ Như Ánh Sáng  
(2) Trí Tuệ Như Dao Sắc Bén  
2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN TẠO RA TRÍ TUỆ  

3. BÀI THUYẾT GIẢNG VỀ CÁCH-NHÌN ĐÚNG-ĐẮN (CHÁNH KIẾN)  
4. LÃNH ĐỊA CỦA TRÍ TUỆ  
(1) Theo Cách (Phân Tích) Năm Uẩn  
(2) Theo Cách (Phân Tích) Sáu Cơ Sở Giác Quan  
(3) Theo Cách (Phân Tích) Các Yếu Tố  
(4) Theo Cách (Phân Tích) Sự Khởi Sinh Tùy Thuộc  
(5) Bằng Cách (Phân Tích) Tứ Diệu Đế  
5. MỤC TIÊU CỦA TRÍ TUỆ  
(1) Niết-bàn là gì?  
(2) Ba Mươi Ba Chữ Đồng Nghĩa với Niết-bàn  
(3) Có Cảnh Xứ Đó  
(4) Sự Không-Còn Sinh (Vô Sinh)  
(5) Hai Yếu Tố Niết-bàn  
(6) Lửa và Đại Dương  

Chương X. NHỮNG CẤP BẬC GIÁC NGỘ  
1. RUỘNG CÔNG ĐỨC TRÊN THẾ GIAN  
(1) Tám Loại Người Đáng Được Cúng Dường  
(2) Sự Phân Biệt (các cấp bậc giác ngộDựa Vào Các Căn 

(3) Trong Giáo Pháp Được Giảng Bày Một Cách Khéo Léo

(4) Sự Toàn Vẹn Của Giáo Lý  
(5) Bảy Loại Thánh Nhân  

2. THÁNH QUẢ NHẬP-LƯU  
(1) Bốn Yếu Tố Dẫn Tới Thánh Quả Nhập-Lưu  
(2) Bước Vào Con Đường Chân Chánh Đã Định
(3) Thâm Nhập (Đột Phá Vào, Hiểu Thấu Suốt) Giáo Pháp 

(4) Bốn Yếu Tố Của Một Bậc Thánh Nhập-Lưu  
(5) Còn Đáng Có Hơn Quyền Thống Trị Thế Gian  
3. THÁNH QUẢ BẤT-LAI  
(1) Dẹp Bỏ Năm Gông Cùm Nhẹ Đô  
(2) Bốn Loại Người Chứng Ngộ Niết-bàn  
(3) Sáu Điều Góp Phần Trong Sự Hiểu-Biết Đích Thực 
(4) Năm Loại Thánh Bất-Lai  
4. THÁNH QUẢ A-LA-HÁN  
(1) Loại Bỏ Tàn Dư Hơi Hướng Của Cái “Ta”  
(2) Người Học-Nhân và Bậc A-la-hán  
(3) Một Tỳ Kheo Đã Gỡ Bỏ Thanh Rào Cản  
(4) Chín Điều Một A-la-hán Không Còn Làm Được 
(5) Một Cái Tâm Bất Lay Chuyển  
(6) Mười Năng Lực Của Một A-la-hán  
(7) Vị Tu Sĩ Sống Bình An [Sa-môn Mâu-ni]  
(8) Hạnh Phúc Thay Những Vị A-la-hán!  
5. NHƯ-LAI  
(1) Phật và A-la-hán  
(2) Vì Phúc Lợi Của Số Đông  

(3) Lời Nói Cao Quý Của Thầy Xá-lợi-phất  
(4) Mười Năng Lực và Cơ Sở của Tự-Tin  
(5) Sự Hiện Thị Của Đại Hào Quang  
(6) Người Mong Muốn Sự Tốt Lành Cho Chúng Ta  
(7) Con Sư Tử  
(8) Tại Sao Được Gọi Là Như-Lai [Tathāgata]?  

PHẦN CHÚ GIẢI  
Chương I. TÌNH TRẠNG CON NGƯỜI  
Chương II. NGƯỜI MANG LẠI ÁNH SÁNG  
Chương III. TIẾP CẬN GIÁO PHÁP  
Chương IV. HẠNH PHÚC THẤY ĐƯỢC TRONG KIẾP NÀY 

Chương V. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI SỰ TÁI SINH PHÚC LÀNH  
Chương VI. LÀM SÂU SẮC TẦM NHÌN VÀO THẾ GIỚI  
Chương VII. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI SỰ GIẢI THOÁT  
Chương VIII. TU TẬP CÁI TÂM  
Chương IX. CHIẾU SÁNG ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ  
Chương X. NHỮNG CẤP BẬC GIÁC NGỘ  

Mục Lục Tra Cứu Các Kinh Trong Sách & Theo Các Nguồn Kinh  
Danh Mục Các Ví Dụ Phật Đã Dùng  
Danh Mục Các Thuật Từ, Thuật Ngữ  

Danh Mục Các Thuật Ngữ Pāli  
Danh Mục Các Danh Từ Riêng  
Danh Mục Tên Pāli Của Các Kinh  
Các Nguồn Kinh & Sách Tham Khảo  
Nguồn Kinh Chính  
Những Sách Tham Khảo Khác  
Về Tỳ Kheo Bồ-Đề  



pdf_download_2
Tuyển tập các kinh theo các chủ đề giáo lý


PHỤ LỤC 
GIỚI THIỆU THEO CÁC CHƯƠNG
Tỳ Kheo Bodhi | Lê Kim Kha dịch

MỤC LỤC
Giới thiệu về Chương I. TÌNH TRẠNG CON NGƯỜI
Giới thiệu về Chương II. NGƯỜI MANG LẠI ÁNH SÁNG
Giới thiệu về Chương III. TIẾP CẬN GIÁO PHÁP 
Giới thiệu về Chương IV. HẠNH PHÚC THẤY ĐƯỢC TRONG KIẾP NÀY .

Giới thiệu về Chương V. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI TÁI SINH PHÚC LÀNH. 
Giới thiệu về Chương VI. LÀM SÂU SẮC TẦM NHÌN VÀO THẾ GIỚI
Giới thiệu về Chương VII. CON ĐƯỜNG DẪN TỚI SỰ GIẢI THOÁT 
Giới thiệu về Chương VIII. TU TẬP CÁI TÂM
Giới thiệu về Chương IX. CHIẾU ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ.
Giới thiệu về Chương X. NHỮNG CẤP BẬC GIÁC NGỘ
Chú thích 
Giới thiệu về Chương II
Giới thiệu về Chương III 
Giới thiệu về Chương V
Giới thiệu về Chương VIII
Giới thiệu về Chương IX
Giới thiệu về Chương X 

pdf_download_2
Phụ lục giới thiệu theo các chương



Bài đọc thêm:

blank
VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 
In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon
By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19522)
22/08/2013(Xem: 16030)
12/02/2016(Xem: 9459)
19/05/2022(Xem: 5820)
17/08/2012(Xem: 43882)
15/05/2016(Xem: 24434)
18/01/2018(Xem: 25266)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.