Giới Thiệu Tổng Quát

06/06/20172:44 SA(Xem: 9545)
Giới Thiệu Tổng Quát

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

VIII

TU TẬP TÂM
 

GIỚI   THIỆU  TỔNG  QUÁT

        

            Sau khi trình bày những mô tả tổng quát về con đường tu tập vượt thoát thế gian trong  chương trước, trong chương này và chương tiếp theo tôi dự định tập trung đặc biệt hơn vào hai phương diện của con đường này như đã được mô tả trong các bộ kinh Nikaya , đó là thiền địnhtrí tuệ. Như chúng ta đã thấy, việc tu tập từ từ được chia làm ba phần gồm Giới, Định và Tuệ ( xem trang 225-226 ). Giới bắt đầu bằng việc giữ gìn giới luật, giúp hành giả gắn chặt hành động của mình với những nguyên tắc hành xử đúng đắn cẩn trọng và biết chế ngự về mặt  đạo đức. Việc giữ gìn giới luật – theo các bộ kinh Nikaya, đặc biệttoàn bộ giới luật Tỷ-kheo – được gọi là tu tập giới cao thượng ( adhisilasikkhā). Giới luật nếu được hành trì bền bỉ liên tục, sẽ hòa quyện tâm với sức mạnh trong sáng của đức hạnh, làm phát sinh hỷ lạcniềm tin sâu đậm hơn vào Giáo  pháp.

          Đặt nền tảng trên giới luật, vị đệ tử thực hành thiền định, nhằm mục đích ổn định tâmquét sạch các chướng ngại để khai mở trí tuệ. Vì thiền định giúp thăng hoa tâm vượt lên mức độ bình thường, giai đoạn tu tập này được gọi là tu tập tâm cao thượng (adhicittasikkhā). Bởi vì việc này mang lại an tịnh nội tâm và tĩnh lặng, giai đoạn tu tập này còn được gọi là phát triển an chỉ ( samathabhāvanā). Thực hành thành công đem lại kết quả  là mức độ định sâu lắng hay nhất tâm (samādhi), cũng được biết như là an định nội tâm.(ajjhattam cetosamatha). Hình thái định tâm tối thắng được nhận diện trong các bộ kinh Nikaya là bốn tầng thiền  (jhanas), là nền tảng của Chánh định ( Samma samadhi) trong Bát Thánh Đạo. Trên bốn tầng thiền là tứ vô sắc định ( arūpasamāpatti), là điều kiện để tiếp tục tiến trình định tĩnh nhất tâm đến các mức độ vi tế hơn nữa.

          Giai đoạn ba của việc hành trìtu tập trí tuệ cao thượng (adhipanññāsikkhā), được thiết lập  để đánh thức việc quán chiếu  trực tiếp vào bản chất của vạn pháp như đã được Đức Phật giảng dạy. Điều này sẽ được bàn luận với chi tiết trong chương tiếp theo.

          Phần tuyển chọn đầu tiên dưới đây, Kinh Văn VIII,1, là một số trích đoạn thi kệ ngắn đủ loại nhấn mạnh đến nhu cầu cần tu tập tâm. Các thi kệ đi từng cặp đôi, câu đầu chỉ dấu hiệu cho biết những nguy hiểm của tâm không tu tập, và câu thứ hai ca ngợi những lợi lạc của tâm có tu tập. Tâm không tu tập dễ dàng trở thành miếng mồi ngon cho những phiền não cấu uế - như tham, sân, si và những biến tướng của chúng. Phiền não cấu uế làm phát sinh nghiệp bất thiện, và sẽ  mang lại kết quả khổ đau cả trong đời này lẫn đời sau. Vì phiền não cấu uếnguyên nhân của khổ đau hệ lụy của chúng ta, con đường giải thoát cần phải liên hệ đến một tiến trình tu tập tâm tinh tế nhằm nhiếp phục mọi cấu uếcuối cùng là nhổ tận gốc từ nơi nuôi dưỡng chúng, nằm trong tận cùng sâu thẳm của tâm. Từ việc tu tập phát triển tâm sẽ khởi sinh hạnh phúc, tự doan bình.

          Tu tập phát triển tâm, theo các bộ kinh Nikaya, nghĩa là phát triển thiền chỉ /định(Samatha) và thiền quán/tuệ (vipassana). Kinh Văn VIII,2, (1) nói rằng khi thiền chỉ phát triển, sẽ đưa đến định và giải thoát tâm khỏi những cấu uế thuộc cảm quan như  tham dụcsân hận. Khi  thiền quán phát triển sẽ đưa đến tuệ giác cao hơn về bản chất đích thực của vạn phápvĩnh viễn giải thoát tâm khỏi si mê. Như vậy, hai pháp cần thiết nhất để làm chủ tâm là thiền chỉthiền quán.

          Vì định là nền tảng của trí tuệ, các bộ kinh Nikaya thường xem việc phát triển thiền chỉ như là dấu hiệu báo trước việc phát triển thiền quán. Tuy nhiên, vì khuynh hướng của các thiền giả khác nhau, nhiều bài kinh cho phép những phương pháp thay thế khác nhau trong trình tự này. Kinh Văn VIII,2,(2) nói đến bốn phương pháp tu tập tâm:

          1) Phương pháp thứ nhất, là phương pháp cổ điển, phát triển chỉ trước, quán sau. Khi nói đến ‘ định’, có nghĩa là các tầng thiền ( jhanas), hoặc là ( theo các bài luận tiếng Pali)  một trạng thái kế cận với tầng thiền gọi là ‘cận định’  (upacārasamādhi).

          2) Phương pháp thứ hai là phát triển quán trước và chỉ sau.  Vì không thể nào có được tuệ đích thực nếu không có định, những thiền giả ấy – được cho là những người có khả năng trí tuệ sắc bén – trước tiên phải sử dụng định  như là nền tảng để đạt được tuệ quán  về bản chất đích thực của vạn phápTuy nhiên, hình như mức độ định ấy, mặc dù đủ để phát sinh tuệ , lại chưa đủ mạnh để cho phép có một bước đột phá để chứng đắc con đường siêu xuất thế gian. Những thiền giả đó phải trở về nhiệm vụ an định nhất tâm trước khi tiếp tục công việc của tuệ quán. Tuệ quán ấy, đặt nền tảng trên định, sẽ đạt đến cao điểm trong việc chứng đắc con đường xuất thế.

          3) Phương pháp thứ ba là phát triển chỉ và quán cùng một lượt . Thiền giả dùng phương pháp này trước tiên phải đạt được một mức độ định đặc biệt nào đó, như là đạt một  tầng thiền sắc giới hay vô sắc giới, rồi dùng nó như một nền tảng để phát triển tuệ quán. Khi đã đạt được tuệ quán, thiền giả quay trở lại với định, đạt được một tầng thiền sắc giới hay vô sắc giới khác, và dùng nó như một nền tảng để phát triển tuệ quán sâu hơn. Cứ như thế thiền giả tiếp tục cho đến khi đạt được tuệ quán siêu xuất thế gian.

          4) Việc mô tả phương pháp thứ tư có vẻ không rõ  ràng. Kinh nói rằng “ tâm của hành giả bị  xâm chiếm bởi sự dao động về lời dạy của Đức Phật’’, và rồi, một thời gian sau, hành giảthể nhập định và chứng được con đường siêu xuất thế gian. Câu này gợi ý rằng lúc đầu hành giả bị lôi kéo bởi lòng ham muốn mạnh mẽ để hiểu được Giáo pháp khiến cho hành giả không thể tập trung sáng suốt vào bất cứ một đối tượng thiền quán nào. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của một vài điều kiện hỗ trợ, hành giả  tìm cách nhiếp phục tâm, có thể nhập định, và chứng đắc con đường siêu xuất thế gian.

          Kinh Văn VIII, 2 (3) một lần nữa xác nhận rằng cả thiền chỉ lẫn thiền quán đều cần thiết, và cũng chỉ rõ những kỹ năng cần có để thực hành hai pháp môn này. Việc tu tập thiền chỉ đòi hỏi kỹ năng ổn định tâm, làm chủ tâm, hướng đến nhất tâmđịnh tâm. Việc tu tập thiền quán đòi hỏi kỹ năng quan sát, điều nghiên, và phân tích các pháp/hiện tượng hữu vi, được nói đến như là các  “ hành ” ( sankhārā). Cũng giống như kinh văn đã nói ở phần trước, bài kinh này xác nhận rằng một vài thiền giả bắt đầu bằng cách phát triển an định nội tâm, vài người khác phát triển tuệ quán cao hơn về các pháp, một số khác phát triển cả thiền chỉ lẫn thiền quán cùng một lượt. Nhưng trong lúc thiền giả có thể khởi đầu khác nhau, cuối cùng tất cả đều phải giữ một mức độ quân bình lành mạnh giữa thiền chỉthiền quán. Điểm quân bình chính xác giữa hai pháp môn này sẽ khác nhau giữa các thiền giả, nhưng khi một thiền giả đạt được sự quân bình đúng đắn, thì thiền chỉthiền quán sẽ cùng hợp lực để phát sinh tri kiến và  pháp nhãn về Tứ Diệu Đế. Tri kiếnpháp nhãn này  – là trí tuệ siêu xuất thế gian – xảy ra trong bốn “ tầng lớp rõ ràng ”, là bốn giai đoạn giác ngộ tiếp nối nhau, sẽ đoạn diệt vĩnh viễn vô minh cùng với những cấu uế liên hệ (1). Kinh Văn VIII, 2 (2) tóm gọn những cấu uế ấy bằng từ ngữ  “các trói buộc ( kiết sử ) và những khuynh hướng ngủ ngầm bên dưới chúng  (các tùy miên).”

          Những trở ngại chính cho việc phát triển thiền chỉ  và thiền quán được gọi chung là ‘ năm chướng ngại ’  (triền cái), mà chúng ta đã biết trong bài tường thuật về việc tu tập từ từ ( xem Kinh Văn VII,4 -18). Kinh Văn VIII,3 nói rằng cũng giống như những chất dơ khác nhau trong nước  ngăn cản chúng ta thấy rõ hình ảnh phản chiếu của gương mặt ta trong một chậu nước, năm chướng ngại cũng ngăn cản chúng ta hiểu được đúng đắn những phẩm chất tốt đẹp của chính mình và của người khác. Những nỗ lực ban đầu của thiền giả vì thế cần phải dành trọn cho nhiệm vụ vượt qua năm chướng ngại. Một khi chúng đã được vượt qua, sẽ bảo đảm thành công trong việc thực hành chỉ  và quán.

          Kinh Văn VIII,4 so sánh những giai đoạn thanh lọc tâm với việc gạn lọc vàng. Vị sư hành thiền bắt đầu bằng cách loại bỏ những cấu uế thô tạp về thân , khẩu , và ý; điều này đạt được bằng cách giữ giới và tự soi xét bản thân thật tinh chuyên. Rồi vị ấy loại bỏ những cấu uế bậc trung về những ý niệm bất thiện như : những ý niệm về dục lạc giác quan, sân hận hay độc hại ( dục tầm, sân tầm và hại tầm). Tiếp đến là loại bỏ những cấu uế vi tế của vọng tưởng. Cuối cùng vị ấy phải từ bỏ ý niệm về Pháp, là chướng ngại vi tế nhất. Khi tất cả những ý niệm làm tâm xao lãng ấy đã bị loại trừ, thiền giả đạt được “ nhất tâm” ( ekodibhāva) , là nền tảng để đắc “ lục thông ” ( abhiñña) lên đến đỉnh cao là chứng quả A-la-hán, tri kiến về sự đoạn tận mọi lậu hoặc ( lậu tận thông ).

          Các bộ kinh Nikaya đôi lúc so sánh tiến trình tu tập tâm giống như việc huấn luyện thuần hóa một con thú hoang. Cũng giống như người huấn luyện thú phải dùng nhiều kỹ thuật khác nhau để chế ngự con vật, thiền giả cũng phải dùng nhiều phương pháp khác nhau để nhiếp phục tâm. Làm quen với một kỹ thuật hành thiền là chưa đủ, hành giả cần phải thiện xảo với một số phương pháp được xem như là liều thuốc để đối trị một vài chướng ngại tinh thần đặc biệt. Trong Kinh Văn VIII,5 Đức Phật mô tả năm kỹ thuật trợ giúp - ở đây được gọi là ‘ các tướng’ (nimitta) – mà hành giả có thể vận dụng để loại trừ những ý niệm bất thiện liên quan đến tham dục, sân hậnsi mê. Hành giả nào thành công trong việc vượt thắng các ý niệm lăng xăng bằng cách sử dụng những kỹ thuật ấy được gọi là “ người làm chủ được dòng ý  niệm’’

          Các bài kinh dạy nhiều kỹ thuật hành thiền khác nhau nhắm mục đích đưa đến định tâm. Một công thức hành thiền phổ biến thử nghiệm nhiều đề mục thiền tập đặc biệt, với ý định loại trừ các tâm hành bất thiện. Như vậy, thiền quán về bản chất bất tịnh của thân ( xem Kinh Văn VIII,8, -10) là phương thuốc để đối trị tham đắm dục lạc giác quan; Từ Bi Quán là thuốc đối trị sân hận;  Pháp Quán Niệm Hơi Thở là thuốc đối trị bất an; và quán vô thường là thuốc để đối trị ngã mạn “ tôi là’’ (2).  Vô thường là một đề mục của thiền quán, và ba đề mục kia là thuộc về thiền chỉ. Từ bi là tâm vô lượng đầu tiên của bốn phạm trú siêu phàm  (brahmavihāra) hay Tứ Vô Lượng Tâm (appamaññā) đã được bàn luận ngắn gọn trong Chương V: từ, bi, hỷ và xả. Bốn tâm vô lượng này lần lượt theo thứ tự là phương thuốc đối trị với sân hận, độc hại, bất mãnthiên vị. Vì chúng ta đã được giới thiệu đoạn kinh tiêu chuẩn về Tứ Vô Lượng Tâm liên hệ đến hành thiền như là một căn bản của đức hạnh – xem Kinh Văn V,5,(2) – để soi chiếu một ánh sáng khác về pháp tu này, tôi đã đưa vào đây, như là Kinh Văn VIII, 6  bài kinh nổi tiếng  Kinh Ví Dụ Cái Cưa, một đoạn kinh chứng tỏ lòng từ bằng hành động cụ thể.

          Qua nhiều thế kỷ những đề mục thiền tập phổ biến nhất trong giới cư sĩ có lẽ là sáu tùy niệm (anussati) : niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thíniệm Thiên. Kinh Văn VIII,7 là một nguồn kinh điển quan trọng cho những đề mục hành thiền ấy. Những đề mục này đặc biệt gần gũi với lòng người và kinh nghiệm hằng ngày của những cư sĩ tại gia trong một nền văn hóa thấm nhuần các giá trị Phật giáo. Những đề mục thiền tập ấy làm phong phú  và nâng cao tinh thần cho cuộc sống của họ, đưa họ đến việc tiếp xúc tâm linh gần gũi hơn với những lý tưởng đức tin tôn giáo. Ba đề mục đầu tiên trước hết là những niệm thuần thành xây dựng trên đức tin vào Tam Bảo; mặc dù  khởi đầu bằng đức tin, chúng tạm thời quét sạch phiền não trong tâm và giúp cho việc định tâm được bền vững. Niệm Giới phát triển từ việc giữ giới của hành giả, một sự tu tập nhắm mục đích lợi lạc cho bản thân; niệm Thí xây dựng trên việc thực hành hạnh bố thí của hành giả, là một hạnh vị thaniệm Thiên là sự suy ngẫm về kết quả của đức tin, Giới và Thí của hành giảTrí tuệ khi những kết quả ấy đã chín muồi trong đời sau.

          Bài kinh thường được xem là cống hiến những lời chỉ dẫn đầy đủ nhất về thiền tậpKinh Niệm Xứ ( Satipatthāna Sutta) (3). Hiện có hai phiên bản của kinh này, phiên bản dài hơn trong Trường Bộ Kinh ( Digha Nikāya), và một phiên bản cỡ trung ở trong Trung Bộ Kinh  (Majjhima Nikāya).  Phiên bản trước chỉ khác với phiên bản sau ở chỗ phân tích rộng hơn về Tứ Diệu Đế, có lẽ điều này xuất phát từ một bài luận giải nguyên thủy được thể nhập vào lời kinh. Phiên bản cỡ trung được đưa vào đây như là Kinh Văn VIII,8. Toàn bộ một chương trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikāya), là kinh Tương Ưng Niệm Xứ (Satipatthānasamyutta ), cũng được dành để nói về hệ thống thiền tập này.

          Kinh Niệm Xứ không đề nghị một đối tượng thiền tập duy nhất cũng  như một phương pháp thiền tập duy nhất. Mà mục đích của Kinh là giải thích làm thế nào để thiết lập kiểu thiền tập cần thiết để đi đến chứng  đắc Niết bàn. Khuôn mẫu tâm thức thích hợp cần được thiết lập, như đã được hàm ý trong tên kinh, được gọi là  “ thiết lập chánh niệm”. Từ ngữ satipatthāna có lẽ cần được hiểu như là một từ kép gồm có sati, nghĩa là chánh niệm, và upatthāna, nghĩa là thiết lập; từ đó “ thiết lập chánh niệm” được xem là chuyển tải được những nét nổi bật nhất từ nghĩa gốc. Theo công thức tiêu chuẩn đi kèm theo mỗi bài thực hành, một niệm xứ (satipatthāna) là một kiểu an trú tâm ( viharati). Kiểu an trú tâm này liên hệ đến việc quan sát các đối tượng bằng khuôn mẫu tâm thức đúng đắn. Khuôn mẫu tâm thức gồm có ba phẩm chất tích cực: nhiệt tâm ( ātāpa , ‘ ardor’), chánh niệm ( sati), và tỉnh giác  (sampajañña). Từ sati nguyên gốc có nghĩa là ký ức, nhưng trong ngữ cảnh này nó có nghĩa là nghĩ tưởng đến hiện tại, một sự nhận thức liên tục về những gì đang xảy ra cho chúng ta và bên trong chúng ta về mỗi lần trải nghiệm. Chánh niệm, trong những giai đoạn đầu, liên quan đến việc giữ vững tâm liên tục vào đối tượng của nó, nghĩa là giữ cho đối tượng có mặt liên tục trong tâm thứcChánh niệm giúp ngăn cản tâm khỏi bị thất niệm, từ chỗ lang thang trôi dạt theo những ý niệm tình cờ  đến chỗ làm gia tăng xao lãng tinh thần. Chánh niệm thường được nói là liên kết chặt chẽ với “ tỉnh giác”, là một sự nhận biết sáng suốt những gì hành giả đang trải nghiệm.

          Công thức mở đầu nói rằng hành giả dấn thân tu tập pháp thiền này  sau khi đã  “nhiếp phục được những tham đắm ưu phiền đối với cuộc đời(vineyya loke abhijjhā-domasassam). Nhóm từ   ‘sau khi đã nhiếp phục ’ không cần phải được xem như ngụ ý rằng hành giả trước tiên phải nhiếp phục tham đắm và ưu phiền – mà theo như bài luận giải, có nghĩa là tham và sân, và như vậy tiêu biểu của năm chướng ngại ( triền cái)  - trước khi hành giả có thể bắt đầu thực hành Tứ Niệm Xứ. Nhóm từ này có thể hiểu với ý  nghĩa là tu tập pháp thiền này tự nó là phương tiện vượt qua được các tham đắm và ưu phiền. Như vậy, trong lúc nhiếp phục những ảnh hưởng gây trở ngại của  tham đắm và ưu phiền, hành giả khởi lên những phẩm chất tích cực của nhiệt tâm, chánh niệm và tỉnh giác, và quán bốn đề mục : thân, thọ, tâm, và pháp. Chính bốn đề mục thiền quán này phân biệt sự quán sát trong chánh niệm thành bốn nền tảng của  chánh niệm.

          Bốn đề mục quán niệm phân chia phần giải thích của Kinh Niệm Xứ thành bốn lãnh vực lớn. Hai trong số đó, lãnh vực thứ nhất và bốn, lại có nhiều tiểu mục. Khi các tiểu mục được tập hợp lại, chúng ta có tất cả hai mươi mốt đề mục thiền quán. Nhiều đề mục trong số đó có thể được dùng như phương tiện để phát triển định ( samatha) , nhưng hệ thống Niệm Xứ nói chung có vẻ như đặc biệt thiết kế cho việc phát triển tuệ.  Những lãnh vực chính với các tiểu mục  như sau :

          1. Quán Thân ( kāyānupassanā ). Lãnh vực này gồm có mười bốn đề mục quán niệm: quán niệm hơi thở; quán bốn tư thế của thân; hiểu rõ các hoạt động của thân; chú ý đến bản chất bất tịnh của thân ( được nhìn qua các cơ phận và da thịt); chú ý đến các yếu tố tứ đại của thân; và chín sự quán về bãi tha ma, quán thi thể đang trải qua từng giai đoạn tan rã khác nhau.

          2. Quán Thọ ( vedanānupassanā ). Cảm thọ được phân biệt thành ba loại đầu tiên : lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ - và sau đó được phân biệt thành cảm thọ thể chấtcảm thọ tinh thần. Tuy nhiên, bởi vì tất cả những cảm thọ đó đều chỉ là những loại cảm thọ khác nhau, quán thọ được xem như một đề mục.

          3. Quán Tâm ( cittānupassanā) Đây là một đề mục quán niệmtâm thức – được phân biệt thành tám cặp tâm đối nghịch nhau.

          4. Quán Pháp ( dhammānupassanā) Từ dhamma ở đây có lẽ  nghĩa là các pháp (hiện tượng) , được chia thành năm phạm trù được qui định trong giáo lý của Đức Phật,  tức là Giáo pháp. Như vậy, quán Pháp (dhammānupassanā ) hai nghĩa, ‘pháp’ (dhammas) nghĩa là các  hiện tượng được quán niệm theo Giáo pháp ( Dhamma) của Đức Phật ”. Năm phạm trù để quán niệm là : năm chướng ngại ( triền cái), năm uẩn, sáu nội căn và ngoại căn , bảy yếu tố của giác ngộ  (thất giác chi ), và Tứ Diệu Đế.

          Mặc dù không đặc biệt nêu ra trong kinh, mỗi bước tiến theo trình tự có vẻ được bao hàm bởi từ ngữ mô tả mỗi lãnh vực quán niệm. Trong quán niệm hơi thở, hành giả từ từ tiến đến những mức độ an tịnh vi tế hơn; trong quán về cảm thọ hành giả tiến đến những cảm thọ không thuộc thể chất, không  khổ cũng không vui; trong quán về tâm, hành giả tiến đến một trạng thái định tâmgiải thoát. Tất cả những điều này gợi ý rằng việc quán niệm theo trình tự sẽ đem lại định lực càng lúc càng vững mạnh.  Trong quán về pháp, điểm nhấn mạnh chuyển đến tuệ giác. Hành giả bắt đầu bằng việc quan sátvượt qua năm chướng ngại. Việc vượt qua được năm chướng ngại đánh dấu sự thành công của định.  Với tâm định tĩnh, hành giả quán về ngũ uẩn và sáu căn. Khi việc quán niệm đạt đến đỉnh cao, bảy yếu tố của giác ngộ (thất  giác chi) sẽ biểu hiện, và sự phát triển của bảy yếu tố của giác ngộ lên đến tột đỉnh với tri kiến về Tứ Diệu Đế. Tri kiến về Tứ Diệu Đế giải thoát tâm khỏi những phiền não cấu uế và dẫn đến chứng đắc Niết-bàn. Như vậy hệ thống thiền tập này hoàn thành tiềm năng trực tiếp  đưa đến việc chứng đắc Niết-bàn như Đức Phật đã  chỉ dạy.

          Mỗi bài thực tập quán niệm chính được bổ túc bằng một phần phụ thuộc, như một ‘điệp khúc’ với bốn tiểu mục. Tiểu mục thứ nhất nói rằng hành giả quán đối tượng bên trong ( nghĩa là bên trong kinh nghiệm bản thân của hành giả), và bên ngoài ( nghĩa là suy ngẫm về đối tượng quán niệm như nó xảy ra trong kinh nghiệm của người khác), và cả trong lẫn ngoài; điều này bảo đảm hành giả đạt được một cái nhìn bao quát và cân bằng về đối tượng quán niệm. Tiểu mục thứ hai nói rằng hành giả quán đối tượng phải chịu duyên sinh, phải chịu hoại diệt, và phải chịu cả duyên sinh lẫn hoại diệt; điều này làm sáng tỏ tính chất vô thường và như vậy đưa đến tuệ giác về Tam Pháp Ấn: Vô thường, Khổ, và Vô ngã ( anicca, dukkha, anattā ). Tiểu mục thứ ba nói rằng hành giả chỉ cần nhận biết đối tượng ở mức độ đơn giản cần thiết để giữ vững chánh niệmtri kiến. Và tiểu mục thứ tư mô tả hành giả an trú tâm trong sự xả ly hoàn toàn, không dính mắc vào bất cứ cái gì trong thế gian.

          Trong Kinh Niệm Xứ , quán niệm hơi thở ( ānāpānasati) được đưa vào như một đề mục quán niệm trong số các đề mục khác, nhưng các bộ kinh Nikaya đã cho nó một vị trí có tầm quan trọng cơ bản. Đức Phật nói rằng Ngài đã dùng pháp quán niệm hơi thở  như là đề mục hành thiền chính yếu để chứng đắc giác ngộ ( xem Tương Ưng BK 54:8; V 317). Trong thời gian hoằng pháp, thỉnh thoảng Ngài đi ẩn cư để dành trọn vẹn cho việc  “nhập định qua pháp quán niệm hơi thở ” và Ngài gắn cho pháp môn này một vinh dự bằng cách gọi nó là “ chỗ an trú của Như Lai ”( Tương Ưng BK 54:11; V 326).

          Quán niệm hơi thởđề mục của toàn bộ một chương trong Tương Ưng Bộ Kinh ( Samyutta Nikaya) Kinh số 54, Pháp Quán Niệm Hơi Thở ( Ānāpānasamyutta ). Trong lúc Kinh Niệm Xứ giải thích pháp quán niệm hơi thở với công thức bốn bước, thì các bài kinh trong Tương Ưng Bộ Kinh mở rộng việc thực hành thành mười sáu bước. Kinh Văn VIII, 9 , trích từ Kinh Quán Niệm Hơi Thở, mô tả mười sáu bước. Vì những bước này không nhất thiết phải tiếp nối nhau nhưng có phần nào chồng chéo lên nhau, nên các bước có thể được xem như những phần thực hành chứ không hẳn là những bước. Mười sáu phần thực hành được xếp thành bốn đoạn, mỗi đoạn bốn câu, tương ứng với một nền tảng của chánh niệm. Đoạn thứ nhất gồm bốn phần được đề cập trong Kinh Niệm Xứ trong phần quán về thân, nhưng những đoạn kia mở rộng phần thực hành đến việc quán thọ, tâm và pháp. Như vậy, việc phát triển pháp quán niệm hơi thở có thể hoàn thành không những một nền tảng, mà cả bốn nền tảng của chánh niệm. Bốn nền tảng của chánh niệm, dựa trên pháp quán niệm hơi thở, lần lượt hoàn thành bảy yếu tố của giác ngộ; và từ đó đạt đến tri kiến như thậtgiải thoát. Sự trình bày giải thích này chứng tỏ pháp quán niệm hơi thở  là một đề mục hành thiền trọn vẹn, bắt đầu bằng việc theo dõi hơi thở thật đơn giảnđạt đến đỉnh cao ở sự giải thoát tâm vĩnh viễn.

          Cuối cùng, trong Kinh Văn VIII,10, vị đại đệ tử của Đức Phật, ngài Xá-Lợi-Phất (Sāriputta), chứng minh thành quả của ngài về việc làm chủ được tâm ý.  Trả lời câu hỏi của ngài A-Nan  (Ānanda), ngài giải thích bằng cách nào ngài có thể an trú suốt ngày trong mỗi tầng thiền và mỗi tầng vô sắc định, cũng như trong sự chứng đắc đặc biệt gọi là Diệt Thọ Tưởng Định ((sanññāvedayitanirodha ).Trong mỗi trường hợp, bởi vì ngài là một bậc A-la-hán, ngài có thể làm như vậy mà không chấp thủ  những chứng đắc ấy với ý niệm là  “tôi” hay “của tôi ”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 11806)
01/04/2017(Xem: 20903)
06/12/2022(Xem: 3765)
01/05/2017(Xem: 22181)
28/05/2016(Xem: 8443)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.