Hướng tâm về cội nguồn vô tướng (như lý tác ý)

23/08/20174:08 SA(Xem: 13230)
Hướng tâm về cội nguồn vô tướng (như lý tác ý)

HƯỚNG TÂM VỀ CỘI NGUỒN VÔ TƯỚNG 
(NHƯ LÝ TÁC Ý)

Minh Tuệ Đỗ Minh

 

blank(Tầm quan trọng của Như lý tác ý) 

Khi đến với những lời dạy của Đức Phật, đặc biệtkinh tạng Pali, chúng ta sẽ gặp một cụm từ được lập lại trong khá nhiều bài pháp, đó là “Như lý tác ý”, viên kim cương giữa những lời vàng. Bốn chữ này có tầm quan trọng như thế nào mà Đức Thế Tôn lại dạy rằng:

Này các Tỷ-kheo, như cái đi trước và điềm tướng báo trước mặt trời mọc, tức là rạng đông; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái đi trước và điềm tướng báo trước Thánh đạo Tám ngành sanh khởi chính là đầy đủ như lý tác ý.” (1)

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các giác chi chưa sanh được sanh khởi và các giác chi đã sanh đi đến tụ tập viên mãn, này các Tỷ-kheo, như nhưtác ý(2)

(Giải nghĩa)

Tiêu đề của bài viết cũng đã nói lên ý nghĩa chính của Như lý tác ý (Yoniso manasikara). Xin được nói thêm về bốn chữ này từ một số tài liệu đáng tin cậy.

Theo tự điển Pali-Anh thì yoni có 2 nghĩa:

1. Womb (tử cung, cái cung của đứa con, mọi người đều từ đó sinh ra)

2. Origin (nguồn cội), place of birth (nơi sanh), realm of birth (cảnh giới hiện hữu), nature (bản chất).

Yoniso có gốc từ yoni cũng có 2 ý:

1. Down to its origin or foundation (hướng về nguồn gốc hay nền tảng).

2. Thoroughly, wisely, properly, judiciously (thiện xảo, khéo léo, khôn ngoan).

Và nghĩa của yoniso manasikara là:

1. Fixing one’s attention with a purpose (đặt sự chú ý có mục đích),

2. Proper attention (chú tâm đúng đắn),

3. Having thorough method in one’s thoughts (thiện xảo trong cách hướng tâm). (3)

“Hướng tâm về cội nguồn”cũng là nghĩa chung chung của Như lý tác ý mà một số vị thiền sư đã từng giải thích. Thầy Nhất Hạnh nói rằng ‘Khi đưa (tâm) về đúng cội nguồn, không lạc hướng, thì gọi là yoniso. Đưa đi lạc khỏi cội nguồn thì gọi là ayoniso, hay Phi như lý tác ý” (4). Theo Ajahn Brahm thì yoniso manasikara cũng có nghĩa là “work of  the mind that goes to the source”-  hoạt động của tâm đi về cội nguồn (5). Và nghĩa của cội nguồn trở nên cụ thể hơn với Ajahn Sumedho khi nói Như lý tác ý là ‘turn the mind towards the emptiness-  hướng tâm về sự trống rỗng (6).

Như vậy, khi kết hợp cả nghĩa đennghĩa bóng của cụm từ này thì ý nghĩa “cội nguồn” rát rõ ràng. “Tử cung”là nguồn cội từ đó những đứa con dược sinh ra, không gian của vũ trụ cũng giống như tử cung của người mẹ, từ đó xuất hiện mọi vật thể, khổng lồ như tỷ tỷ thiên thể, tinh tú, bé nhỏ như con sâu, cái kiến, đến và đi, sinh diệt trong cội nguồn hư không này. Biết hướng tâm thiện xảo, tác ý khéo là biết nhận ra, biết hướng vào chiều kích rỗng của hư không, tịch lăng vô vi vốn không sinh không diệt, vĩnh hằng, không bị chi phối bởi thời gian. Quan trọng hơn là nhận ra cội nguồn của thân cũng chỉ là hư không, và cội nguồn của tâm là Niết-bàn vô sanh bất diệt.

(Tác ý vô tướng)

Đức Phật còn dùng một nhóm  từ  khác là tác ý vô tướng thay cho Như lý tác ýtác ý vào tất cả tướng thay cho Phi như lý tác ý:

“Ở đây, Tỷ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định” hay          

          “Có hai duyên để chứng nhập vô tướng tâm giải thoát: không có tác ý nhất thiết tướng và tác ý vô tướng giới” (7).

          “Khổ và con đường thoát khổ” là cách nói đơn giản của giáo lý Tứ Diệu Đế. Nếu nhìn dưới góc cạnh tướng và vô tướng như trên thì có thể nói rằng khi tác ý nhất thiết tướng là hướng vào Khổ đếTập đế, còn tác ý vô tướng là hướng về Diệt đếĐạo đế. Một là dòng phàm, một là dòng thánh. Một là cách đặt tâm của kẻ “trong mắt nhiều bụi”, một là cách hướng tâm của người “ít bụi trong mắt”. Và vô tướng chắc chắncon đường xuất thế gian, thoát khỏi dòng phàm, nhập vào dòng thánh.

          Như vậy, như lý tác ý hay tác ý vô tướng là một trong những điều kiện tối quan trong trên đạo lộ giải thoát. Xin trích thêm một dòng kinh quen thuộc:

          “Có bốn pháp, này các Tỷ kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn đưa đến chứng ngộ quả Dự-lưu. Thế nào là bốn?

  1. 1.     Thân cận với bậc chân nhân
  2. 2.     Nghe diệu pháp
  3. 3.     Như lý tác ý
  4. 4.     Thực hành pháptùy pháp. (8)

Một người được gọi là bậc chân nhân chỉ khi nào người đó thực sự hiểu và kinh nghiệm được diệu pháp do Đức Thế Tôn thuyết giảng thâm sâu, nghĩa lý thâm sâu, vượt ra khỏi phạm vi của lý luận, ngôn từ, liên hệ đến không.” (9)

(An trú không)

          Khi như lý tác ý hay tác ý vô tướng được thực hành viên mãn còn được gọi là an trú không:

“Thuở xưa và nay, này Ananda, Ta nhờ an trú không nên an trú rất nhiều”(10).

     “Sự an trú này, này Ananda, đã được Như Lai hoàn toàn giác ngộ, tức là sau khi không tác ý với tất cả tướng, chứng đắcan trú nội không” (11).

Đây chắc chắntinh thần của “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” trong kinh Kim Cang,  tâm kia kỳ diệu sẽ sanh khi không trụ vào bất kỳ tướng gì hay khi tâm trở về với cội nguồn vô tướng.

Khi Phật nói với Tôn giả Ananda điều này, có phải an trú không chỉ là chứng nghiệm đăc biệt của chính Ngài hay là kinh nghiệm chung cho những bậc thầy giác ngộ? Đây là câu trả lời của Đức Thế Tôn:

“Phàm có những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ sau khi chứng đạt, đã an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh Không tánh, tất cả các vị ấy sau khi chứng đạt đều chỉ an trú cứu cánh vô thượng thanh tịnh này”. (12)

An trú không là trạng thái tâm như hư không, hiện hữu yên lặng như hư không thuần khiết tựa bầu trời không mây, mặt hồ không sóng.

“Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Do sự tu tập như hư không, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.” (13)

(Hư không

Hư không vốn có 10 đặc tính như Niết-bàn, , cảm nhận những đặc tính này có thể nắm bắt phần nào trạng thái của Niết Bàn, trạng thái cội nguồn thuần khiết của tâm thức vô tướng:

1. không già (na jivati)
2. không chết (na miyati)
3. không thay đổi (na cavati)
4. không sanh (na uppajjati)
5. không bị ép chế (appasayhan)
6. không bị tổn hại (acprakahaniyam)
7. không có nơi nương đỡ (anissatam)
8. đường đi của loài phi cầm (vihinkakamanam)
9. không có gì cả (niravaranam)
10. không bờ không mé (anantam) (14)

Không giantrạng thái vô vi của vũ trụ, là chân lý muôn đời vô thủy vô chung, dù có Phật ra đời hay không thì không gian vẫn thường hằng như thế. Khi một bậc giác ngộ xuất hiệncon đường này được khám phá lại, được mở ra và ánh sáng của Niết-bàn tỏa chiếu.

“Như người dựng đứng lại những gì đã bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy”là lời tán thán từ những người khi được Phật khai thị Pháp nhãn, nhìn được cội nguồn.

Không có khả năng cảm nhận được cội nguồn trống rỗng của  không gian vô tướng thì “không có cửa” để thoát khỏi khổ đau. Kinh Phật đã xác định rõ ràng như vậy:

“Hư không, không dấu chân
Ngoài đây, không sa-môn” (15)

Và đường bay ra khỏi sinh tử luân hồi nhất định phải là đường không có dấu chân của tướng, thoát khỏi tầm mắt của Mara.

“Không vô tướng giải thoát
Như chim giữa hư không
Hướng chúng đi khó tìm” (16)

Mọi người chúng ta được kết nối bởi không gian, di chuyển trong không gian, hít thở bầu không khí của không gian, nhìn được mọi vật nhờ ánh sáng của không gian, nghe được các âm thanh từ sự tĩnh lặng của không gian. Nhưng có mấy ai nhận ra được sự có mặt “âm thầm, lặng lẽ”  của cội nguồn này?

Có lẽ vì thế mà có nhũng lời thiền như lời của thiền sư Bạch Ẩn:

Vì không biết đạo nằm ngay trước mắt
Người ta tìm nó tận đâu đâu
Như người ở ngay giữa dòng sông
Mà kêu gào xin nước uống.

Con đường, cánh cửa dẫn đến Niết-bàn là hư không, là “đường vô lộ” (pathless path) hay “vô môn quan” (gateless gate). Mặc dù ‘sờ sờ’ ra đó nhưng vì không biểu hiện (unmanifested) nên rất khó để nhận ra. Tuy vậy nếu không có hậu cảnh vô hình đó làm nền tảng thì mọi hình tướng không có nơi xuất hiện, sinh diệt như phần tiền cảnh (foreground), biểu hiện ra ( manifested) để giác quan có thể cảm nhận được.

Hai chiều kích vô tướng và tướng có thể dễ dàng nắm bắt hơn qua những hình ảnh như bầu trời và mây, đại dương và sóng, v.v.. vẫn thường được dùng. Một vĩnh hằng, bất biến, một tạm bợ, đổi thay.

“Pháp ở khắp mọi nơi” là câu thường hay nghe, nhưng phần lớn chỉ nhận biết được  phần biểu hiện của pháp hữu vi, còn phần không biểu hiện của nguồn cội vô vikhông gian vô tướng thì hay “bị quăng cục lơ”. “Pháp là gì? Gì cũng là pháp”. Pháp vô vi (vô tướng) là không gian, không có nhân duyên, không sanh không diệt. Pháp hữu vi (tướng) là vật thể (đối tượng, cảnh), có điều kiện, chịu sự chi phối của sinh diệt Có thể gọi hai loại pháp này là Dhamma và dhammas.  Dhamma (viết hoa, số ít) là pháp vô vi vì chỉ có một, và dhammas (viết thường, số nhiều) là pháp hữu vithiên hình vạn trạng, trùng trùng duyên khởi của chúng.

Nếu nhìn được hai chiều vô vihữu vi của thực tại, một bất biến, một vạn biến, ta sẽ có một “tầm nhìn” nhận biết rộng mở (spacious awareness). Tầm nhìn này có trung tâm và ngoại vi. Ngoại vi thì thay đổi, vô thường, còn trung tâm thì thường hằng, bất động.

Cách nhìn toàn diện thực tại này ngày xưa Đức Phật cũng đã từng dạy:

“Này Ananda, có hai giới này: hữu vi giới và vô vi giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được hai giới này là vừa đủ để nói “Tỷ-kheo thiện xảo về giới”. (17)

Giới là tướng trạng đặc biệt của các pháp. Hữu vi giới là tướng trạng của tướng hay đối tượng của lục căn, vô vi giới là tướng trạng của không gian vô tướng, đối tượng chỉ có thể trực nhận bằng Pháp nhãn, Pháp nhĩ. Nhìn và phân biệt được hai tướng trạng này, chúng ta có sự lựa chọn trong việc chánh hướng tâm. “Tâm đặt đúng hướng sẽ đâm thủng được vô minh” còn “tâm đặt sai hướng thì chuyện vô minh bị đâm thủng là không thể xảy ra”. (18)

Tác ý vô tướng có nghĩa là tác ý đến không gian “không có gì”, nơi trống rỗng, không có tướng nhưng bao trùm các tướng. Khi hướng tầm nhìn vào trống rỗng của không gian, hướng tầm nghe vào tĩnh lặng của không gian, chúng ta lập tức sẽ kinh nghiệm được những thoáng nhìn về giải thoát. Tâm lập tức nhẹ nhàng khi thoát ra được sự trói buộc của vọng tưởng khi dính mắc với hình tướng. Tướng vẫn có đó nhưng vì không được đặt tâm nên trở nên vô tác dụng, không có sự dội lại của tưởng. nguồn gốc của mọi đảo điên. Ý nghĩa thâm sâu của công án thiền “tiếng vỗ một bàn tay” nằm ở đây chăng?

Hán tự có chữ “tưởng” gồm chữ “tướng” nằm trên chữ “tâm” mang ý nghĩa rất sâu sắc về ý đạo này. Do tâm hướng vào tướng, phi như lý tác ý, nên sinh vọng tưởng. Mà vọng tưởng này là bệnh hoạn. là cục bướu, là mũi tên”cần phải chữa trị, cần phải giải phẩu, cần phải nhổ ra  và “khi vọng tưởng không có chuyển động, vị ấy được gọi là một ẩn sĩ tịch tịnh”. (19). Khi vọng tưởng đã được đoạn diệt chính là tâm không tướng, hay vô tướng tâm định, là tâm đã trở về với cội nguồn tự tính, vốn rỗng không, vốn thanh tịnhchói sáng sẵn có của mình.

(Phi như lý tác ý hay Tác ý tất cả tướng)

Nếu thế gian như căn nhà lửa và Niết-bàn ví như lửa được dập tắt thì tác ý vào tướng giống như thêm nhiên liệu cho lửa, hay Niết-bàn ví như thoát khỏi rừng rậm thì phi như lý tác ý giống như loanh quanh mãi trong rừng, không thấy đường ra. Đó là lý do Phật luôn luôn dạy về sự nguy hiểm của tướng:

Ai sống nhìn tịnh tướng
Không hộ trì các căn
Ma uy hiếp kẻ ấy
Như cây yếu trước gió (20)

Lục căntrở về với sự thanh tịnh được hay không hoàn toàn được quyết định bởi sự tu tập cách không nắm giữ tướng, không dính mắc tướng, không chấp thủ tướng. Đến với tam học Giới Định Tuệ, Giới là một nền tảng chắc chắn cho sự tu tập Định Tuệ vì Giới giúp ta không bị trói buộc bởi tướng - nguồn gốc của lậu hoặc, nhiễm ô.

Khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Khi tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức các pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì khiến ý căn không được chế ngự, khiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, chúng ta sẽ tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì ý căn, thực hành sự hộ trì ý căn". (21)

(Không gian bên trong vật thể)

          Cảnh giới vô tướng không chỉ là không gian bao trùm bên ngoài các vật thể, làm nền cho các tướng có mặt mà còn nằm bên trong mọi vật thể. Ngày nay, khoa học vật lý lượng tử khi nhìn vào cấu trúc nguyên tử (atomic structure) đã thấy được tính rỗng không của các dạng vật chất, 99,99999999% là hư không. Cơ thể người cũng không ngoại lệ,

Khám phá này dù mới đối với nhân loại nhưng cũng chỉ là một sự công nhận của khoa học đối với trí tuệ của Phật cách đây hơn 25 thế kỷ. “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” hay “sắc ví như bọt nước” là những lời kinh tuyệt vời khi nói về sự thật này đã được tuyên thuyết khi xưa.

Khi nhìn được sự “đồng nhau cả thảy” của muôn loài vốn “giai không” thì “bình đẳng tánh trí” sẽ tự động sanh khởi. Tâm từ bi sẽ tự nhiên hiển lộ khi nhận ra “ai cũng như ai”. Sự khác biệt chỉ là phần nổi trên bề mặt, còn chiều sâu thì vạn pháp đều trống rỗng giống nhau.

Dù không có không gian thì vật thể không thể xuất hiện nhưng nếu không có vật thể thì không thể hiểu được không gian. Hiểu biết về bản chất rỗng không của thế giới hình tướng không có nghĩa là phủ nhận chúng mà ngược lại chúng ta càng biết trân trọngbiết ơn sự có mặt của chúng. Vì nếu khônghình tướng thì không thể hiểu được vô tướng là gì. Phi như lý tác ý hay không tác ý tất cả tướng mang ý nghĩa sâu sắc là đừng dính mắc vào giá trị “vị ngọt” ảo tạm thời của chúng. Chúng ta sử dụng thân ngũ uẩn này để “xuất ly” nên phải khéo chăm sóc, giữ gìn như người thủy thủ bảo vệ chiếc thuyền của mình khi vượt sóng ra khơi.

(Kinh Tứ Niệm Xứ - Con đường thể nhập Tánh Không)

Tánh Khôngcốt lõi của Phật giáo, dù truyền thống nào cũng không thể phủ nhận sự thật này.  Nếu chưa thấy được tinh túy này thì coi như vẫn còn là ‘ngoại đạo’ (bên ngoài con đường).  

“Như lý nhìn các pháp
Hiện rõ tánh trống không” (22)
“Hãy nhìn đời trống không
Thần chết không thấy được” (23)

Mục đích tối hậu của con đường giải thoát là “tâm không còn bám víu” , và điều đó đã thể hiện rất rõ ràng trong kinh Tứ Niệm Xứ qua câu nói được Phật lập đi lập lại rất nhiều lần: “Vị ấy không nương tựa, không chấp trước bất cứ một tướng gì ở trên đời”. Vì lý do đó mà bài kinh tuyệt diệu này được xem là “con đường duy nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, đoạn tận khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn.”

Đọc toàn bộ bài kinh, từ nổi bật nhất là Biết, có biết có, không có biết không có. Cái biết giống như phần nền vô tướng ẩn sâu để các pháp hữu vi vô thường, anicca, khổ, dukkha, không phải là tôi, không phải của tôi, anatta thuộc thân thọ tâm pháp nổi lên bề mặt và được cái biết này quan sát.

Tấm gương và hình ảnh phản chiếu là một trong những ví dụ hay để minh họa cho cái biết và đối tượng được biết. Tấm gương vô hình (invisible), vô tướng (formless), vô ngã (nonself) với những đặc tánh như hư không, bao giờ cũng chói sáng (luminuous), rỗng không (empty), mở rộng (open, spacious), sẵn sàng tiếp nhận (receptive), yên tĩnh (silent). Gương chỉ làm nhiệm vụ của người quan sát (observer), người chứng kiến (witness) đơn thuần với cái nhìn không chống đối (non-resistence), không phán xét (non-judgement), không dính mắc (non-attachment). Hình ảnh phản chiếu của thân chuyển động, cảm giác, cảm thọ, suy nghĩ, ký ức … cứ thế đi qua, không lưu lại dấu vết trong gương. Gương không làm gì cả, chỉ ghi nhậnbuông xả.

Dù trong kinh Pali, Phật chỉ nói Tâm này  là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào.Tâm là sáng chói và tâm này được gột sạch các cấu uế từ ngoài vào. (24), không nói gì đến cái ta thật. Có lẽ không cần thiết phải biết cái ta thật là gì, chỉ cần biết cái ta giả là đủ để tu. Nhưng nếu đối tượng được quan sát “không phải là ta” thì việc đặt câu hỏi “Ta là ai?” cũng không phải là vô lý.  Nếu câu trả lời rằng tấm gương là ta thật còn hình ảnh phản chiếu trong gương là ta giả thì có thể được chăng?

Trong nhiều truyền thống Phật giáo, có những cách nói khác nhau để tạm thời phân biệt được thật và giả cũng là một điều chính đáng, như nói “Ta là cái biết” hay “chơn tâm”, “chơn ngã”, “chơn tánh”, “tự tánh”, “minh tâm”, “phật tánh” .v..v… hay gì gì đi nữa cũng không thành vấn đề, quan trọng ở đây là hiểu được ngôn từ, khái niệm chỉ là những ngón tay (pointer) hay bảng chỉ đường (signpost) và vượt qua nó để thực chứng chân lý vốn tịch diệt, không lời, chỉ có thể nhận ra bằng tĩnh lặng, vô ngôn. Kinh nghiệm được vô ngã, vốn bất khả tư nghì, không thể bằng chữ nghĩa.

Ngọn đuốc Phật khuyên mỗi người hãy tự thắp lên mà đi trên con đường Ngài đã chỉ ra chính là ngọn đuốc của Chánh Niệm hay Tánh Biết. Tánh nghĩa là bản chất đã có sẵn, tánh biết là ánh sáng có sẵn, chỉ việc thắp lên là bước vào tỉnh thức, thoát ra khỏi giấc mơ, thấy rõ được đường nào là lăn trôi sanh tử, đường nào là chấm dứt tử sanh.

Chân thật, biết chân thật
Không chân, biết không chân
Chứng đạt được chân thật
Do chánh tư, chánh hạnh (25)

          Chân thật chính là ánh sáng vô tướng của tánh biết, không chân là bóng tối mà hình tướng qua bao nhiêu kiếp sống đã che mờ tánh biết chân thật đó.

          Có thể nói khác là nhận ra được bản chất chói sáng của tánh biết là nhận ra cái ta thật. Và nói như thế có phải hành trình phá vỡ sự đồng hóa với bản ngã hay cái ta giả sẽ được dễ dàng hơn?

Khi cảm nhận được chiều kích vô vi của hư không cũng là lúc ánh sáng của tánh biết hòa nhập được với ánh sáng cội nguồn, chiếu sâu vào bên trong thân, và quan trọng nhất là nhận ra chiều vô biên, vô lượng sẵn có của tâm thức thanh tịnh, thuần khiết.

Con đường thiền quáncon đường xả ly tướng, vượt qua hình tướng hữu vi giả hợp của bờ bên này để đến được vô tướng giải thoát của bờ bên kia. Điều này đã được thể hiện rất đẹp trong câu kinh từ Tâm Kinh Bát Nhã: “gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!”(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, đến bờ kia).

(Quán pháp)

Phần quán pháp của bài kinh rất rõ ý ‘vượt qua” này. Cửa ải đầu tiên phải vượt qua chính là năm triền cái, còn gọi là năm chướng ngại hay năm pháp che lấp. Chướng ngại vì là bức màn che lấp mất ánh sáng của cội nguồn tâm bởi từ lâu do tác ý tướng đã cung cấp quá nhiều thức ăn sai lầm cho nó. Đây là chặng đầu thiên nan vạn nan nhưng khi qua được thì ánh sáng sẽ hiển lộ bằng sự hiểu biết Tứ đếkinh nghiệm hương vị giải thoát của Thất giác chi do nguồn thực phẩm cũ đã bị cắt giảm và thay vào đó bằng nguồn dinh dưỡng lành mạnh hơn  là Như lý tác ý hay vô tướng hướng tâm. (26)

(Quán thân, quán thọ)

Khi bước vào thiền, giai đoạn khởi đầu bao giờ cũng với hơi thở, “cảm nghiệm toàn thân” với hơi thở ra vào thực sự là chuyển động của gió khi kết nối không gian bên ngoài và không gian bên trong thân. Cách quan sát này có thể gọi vui là “gió vào nhà trống” hay “gió lộng vườn không”.  Khi gió hòa với đất, nước, lửa tạo được quân bình giữa không đại là bước khởi đầu vững chắc gọi là giai đoạn “an tịnh thân hành”, tạo nền tảng cho những cảm nghiệm tiếp theo . Vì bài này không mang nội dung thực hành nên chỉ xin vài lời ngắn gọn.

(Quán tâm)

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết được cội nguồn vô tướng của tâm chính là những khoảng trống vô niệm (no-mind gap), không có suy nghĩ, chỉ có cái biết thuần túy nhưng không có nội dung. Khi tâm lắng xuống, trong dần, chúng ta sẽ quán sátkinh nghiệm được những khoảng trống yên lặng này (silent gap) giữa hai luồng tư tưởng. Khoảng trống vô niệm và yên lặng này giống như khoảng trời xanh giữa hai đám mây, hay khoảng cách giữa những giòng xe khi lưu thông trên đường. Một tâm trí tán loạn, phóng dật, thích suy tư, diễn dịch, không được tu tập chỉ như mây chập chùng, hay như xe cộ ồn ào, dày đặc, không thể hiểu được sự vi diệu của trạng thái gọi là  “sự im lặng của bậc thánh” này. Đây là một trong những ý nghĩa sâu thẳm của Trung đạo, con đường ngược dòng đi giữa các tướng thuộc thế gian!

Hãy cùng đọc một đoạn ngắn trong phần quán tâm:

 “Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham". Hay với tâm có sân, tuệ tri: "Tâm có sân"; hay với tâm không sân, tuệ tri: "Tâm không sân".v..v…

          Giữa dòng tâm thức khi xuất hiện tâm không có tham, tâm không có sân, tâm không có si, tâm được thâu nhiếp, tâm quãng đại, tâm có định, tâm có giải thoát … chính là những khoảng trống, có thể nói đó những thoáng nhìn (glimpse) được sự thuần khiết của tâm thức cội nguồn vô tướng. Với nhiệt tâm và tỉnh giác, theo thời gian những khoảng trống này sẽ kéo dài hơn, kinh nghiệm về tâm định vô tướng sẽ sâu hơn. “Satori” (flash of enlightenment, ánh chớp giác ngộ) là một từ quen thuộc để diễn tả trạng thái này, khi satori được mở rộng ra sẽ là samadhi.

          Hành thiền thực ra không phải để chứng đạt được cái gì chưa có mà là phát hiện lại kho báu đã có sẵn bên trong. Vàng ròng vốn sẵn đó, chỉ cần loại sắt kẽm đồng chì. Nước trong vốn sẵn đó, chỉ cần lọc được rong rêu, bùn sình. Vải vốn trắng đó, chỉ cần gội rửa cấu uế, tạp dơ. Lõi cây vẫn có đó, chỉ cần buông cành lá, vỏ cây. Mặt trăng sáng vẫn sáng đó, chỉ cần thoát khỏi mây mù. Những hình ảnh quen thuộc này đã được Phật giảng trong nhiều bài kinh. Nói cách khác, khi thanh lọc, tẩy rửa, buông bỏ các tướng thì vô tướng sẽ hiển lộ, bóng tối sẽ tan dần khi ánh sáng sanh lên.

          (Kết luận)

          Trong đoạn mở đầu có trích dẫn bài kinh với ý một người đi trong bóng đêm, nếu như lý tác ý sẽ thấp thoáng thấy được ánh sáng tờ mờ của rạng đông với tràn đầy hy vọng về buổi bình minh đang tới. Cũng giống như người thấy ánh sáng cuối đường hầm, tuy vẫn còn trong bóng tối nhưng niềm vui hy vọng đó thật ngây ngất biết bao.Thực hành như lý tác ý như cầm trong tay chiếc chìa khóa chủ mở cánh cửa giải thoát với ba tên gọi: Không, Vô tướng, Vô tác.

          Đi vào vô tướngđi vào được cốt lõi của hiện tại (sanditthiko) , không gian luôn luôn có mặt “ở đây và bây giờ” với sự hiện hữu đơn thuần trong sạch vốn có của nó. Không gian không có thời gian, vượt ngoài ảo tưởng của thời gian, không bị chi phối bởi thời gian (akaliko), đến để mà thấy, thể nhập để thấy chân lý (ehipassiko), có khả năng xuôi về Niết-bàn (opanayiko) và chỉ người trí mới tự mình chứng hiểu (paccatam veditabbo vinnuhi).

          Với cách nhìn Như lý tác ý hay Tác ý vô tướng theo lời dạy của Đức Phật như thế này (chánh kiến), khả năng phân biệt được đâu là đường đến Tham Sân Si, đâu là đường về Vô Tham Vô Sân Vô Si sẽ rất rõ ràng.

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, như nhưtác ý. Do như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi, hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng.

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, tà kiến chưa sanh được sanh khởi, hay tà kiến đã sanh đi đến tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, như không như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, tà kiến chưa sanh được sanh khởi, hay tà kiến đã sanh được tăng trưởng.

Theo dấu chân Phật, những dấu chân không dấu, là thực hành như lý tác ý. Diệu pháp liên hệ đến không vẫn còn tỏa sáng trên thế gian này nếu vẫn còn có những người con của Như Lai với tâm hướng về chiều kích vô tướng, vô vi của Niết-bàn.

“Như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, đưa đến diệu pháp được an trú, không bị lu mờ, không bị biến mất.”(28).

Namo Buddhaya Namo Dhammaya Namo Sanghaya.

Đồng Nai, Việt Nam
20 – 08 – 2017
minhtuedominh@gmail.com

* * *

Chú thích.-

(1) Tương ưng bộ kinh,Tập V, Thiên Đại Phẩm Chương I.

(2) Tăng chi bộ kinh, Chương I  Một Pháp, Phẩm VIII.

(3) Pali-Englich Distionary, Pali Text Society, Rhy Davids and Steve.

(4) https://thuvienhoasen.org/a16402/nhu-ly-tac-y.

(5) Happiness Through Meditation, Chapter 13, p.199 hay Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ, trang 331.

(6) The Way It Is, Pháp thoại 15.

(7) Trung bộ kinh 43, Kinh Phương Quảng.

(8) Kinh Tương Ưng 5, Thiên Đại Phẩm.

(9) Kinh Tương Ưng 5, Phẩm Dhammadinna.

(10) Trung bộ kinh 121, Kinh Tiểu không.

(11) Trung bộ kinh 122, Kinh Đại không.

(12) Trung bộ kinh 121, KinhTiểu Không.

(13) Trung bộ kinh 62, Đại kinh Giáo giới La-hầu-la.

(14) Thực Tính Pháp, Trần Đức Tài, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2010.

(15) Pháp cú 254.

(16) Pháp cú 92-93.

(17) Trung bộ kinh 115, Kinh Đa Giới.

(18)  Kinh Tăng chi I, Chương 1, Phẩm Đặt hướng và trong sáng.

(19) Trung bộ kinh 140, Kinh Giới Phân Biệt.

(20) Pháp cú 7.

(21) Trường bộ kinh, Kinh Sa-môn quả.

(22) Kinh Tương Ưng III, V.Phẩm Hoa.

(23) Kinh Tập, Chương 5, Phẩm con đường đến bờ bên kia.

(24) Kinh Pháp cú 12.

(25) Kinh Tăng chi, Chương Một, Phẩm Đặt Hướng và Trong sáng.

(26) Ý từ kinh Tương Ưng Bộ Tập V, Thiên Đại Phẩm, Chương II Phẩm Tổng Nhiếp Giác Chi.

(27) Tăng chi bộ kinh, Chương I, Một  Pháp, Phẩm XVII.

(28) Tăng chi bộ kinh, Chương I, Một Pháp, Phẩm VIII.

Bài đọc thêm:
Như Lý Tác Ý (Thích Nhất Hạnh)
Như lý tác ý (Nguyên Kim)
Như lý tác ý (Liên Thủy)

 

 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19540)
22/08/2013(Xem: 16033)
12/02/2016(Xem: 9469)
19/05/2022(Xem: 5835)
17/08/2012(Xem: 43887)
15/05/2016(Xem: 24442)
18/01/2018(Xem: 25281)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.