Chương 1 – Ấn Độ cổ đại thời Đức Phật

09/06/20183:46 CH(Xem: 11259)
Chương 1 – Ấn Độ cổ đại thời Đức Phật


DUY
ÊN HỢP
TINH T
ÚY CỦA ĐẠO PHẬT

 

Chương 1 – Ấn Độ cổ đại thời Đức Phật
1.1 Chính trị

1.2 Kinh tế
1.3 Văn hóa
1.4 Tôn giáo – truyền thống Brāhmaṇa
1.5 Phong trào Śramaṇa
1.5.1 Nhóm Upaniśad (Áo Nghĩa Thư)
1.5.2 Nhóm Duy vật luận (Lokāyata)
1.5.3 Nhóm Khổ hạnh hành xác (Tapasvín)
1.5.4 Nhóm Du sĩ khất thực
1.6 Phương pháp của truyền thống Brāhmaṇa


CHƯƠNG 1 – ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI THỜI ĐỨC PHẬT

 

Phận sự của người đi tìm giải thoáttrở thành người hiểu biết Brahman.

(BAU 3.8.11)

Chương một trình bày những nét chính về Ấn Độ thời cổ thời điểm thế kỉ thứ 6 – thế kỉ 5 trước công nguyên, bao gồm địa lí, chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo truyền thốngphong trào đổi mới về tâm linh. Nội dung của chúng cung cấp cho ta một bức tranh toàn cảnh về xã hội Ấn Độ thời cổ đại, giúp ta phần nào hình dung được cuộc đời của Đức Phật cùng với những lời dạy của Ngài trong bối cảnh xã hội đó.

1.1 CHÍNH TRỊ

Cuộc đời hoạt động của Đức Phật phần lớn liên quan tới những vùng phía bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc hai bang Uttar Pradesh và Bihar; ngoài ra Ngài còn có liên hệ tới quê hương, ngày nay thuộc nước Nepal; và ít nhiều tới bang Madhya Pradesh vốn được coi là vùng trung tâm Ấn Độ.

Hình 01 Bản đồ địa lí các bang của Ấn Độ hiện nayHình 01: Bản đồ địa lí các bang của Ấn Độ hiện nay

Vào thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, Magadha là vương quốc hùng mạnh và phồn thịnh nhất trong số mười sáu vương quốc hay được đề cập trong cổ thư Ấn Độ. Diện tích của nó phần lớn nằm trong bangBiharhiện nay; thủ đô là Rājagaha mà ngày nay gọi là Rajgir. Đại vươngMagadhangoài việc trị vì đất nước mình còn cai trị một số tiểu quốc xung quanh.

Vương quốc hùng mạnh thứ nhì là Kosala, ngày nay thuộc bang Uttar Pradesh. Thủ đô của nó là Savatthi, ngày nay chỉ còn là một phế tích, cáchLucknowkhoảng 120 km về phía bắc, gần thành phố Balrampur. Cũng giống như Magadha, đại vương Kosala có một số tiểu quốc làm chư hầu, trong số đó có tiểu quốc Śākya có thủ đô là Kapilavastu, là nơi mà Phật – bậc giác ngộ được nuôi dưỡng thời thơ ấu.

Hình 02 Vương quốc Magadha – thế kỉ thứ sáu TCNHình bên: Vương quốc Magadha – thế kỉ thứ sáu TCN

Thời đó, lãnh đạo tiểu quốc Śākya là quốc vương Suddhodana, được hội đồng quí tộc bầu lên và được đại vương Kosala chấp thuận. Công việc của vị quốc vương Suddhodana bao gồm các việc nội trị như: điều hành các cuộc họp hội đồng quí tộc, thu thuế, xử kiện, làm các công trình công cộng như đường xá, giếng nước v.v. Quân đội do một vị đại tướng điều hành, có vị thế ít nhiều độc lập với quốc vương; nên phương pháp cân bằng quyền lực với vị đại tướng này cũng là một việc quan trọng với Suddhodana. Bên cạnh đó, quốc vương Suddhodana còn tham gia đối ngoại với các tiểu quốc xung quanh, và nhất là với vương quốc Kosala hùng mạnh mà mình trực thuộc để duy trì độc lập và hòa bình cho tiểu quốc Śākya. Tất cả những công việc ông làm có lẽ đã ảnh hưởng ít nhiều lên con trai Siddhattha, làm nên một phần tư chất của người sau này sẽ trở thành Phật.

1.2 KINH TẾ

Ở thời điểm thứ sáu trước công nguyên, các hoạt động kinh tế thương mại đã khá nhộn nhịp tạiMagadha, Kosala và các tiểu quốc xung quanh. Sự phổ biến và đa dạng của các ngành nghề dẫn đến sự phân chia chúng thành các nhóm lớn (vārna), rồi từ các nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ hơn (jāti).

Nhóm lớn đầu tiên gọi là Śudra, có lẽ chiếm số lượng đông nhất, gồm những người làm thuê, thợ thủ công. Những người làm những nghề này thường ít được kính trọng như những nhóm lớn khác.

Nhóm lớn thứ hai là Vaiṣya, số lượng có thể bằng hoặc ít hơn so với nhóm Śudra, gồm những thương nhân, nông dân, người chăn nuôi gia súc.

Nhóm lớn thứ ba là Kṣatriya, gồm giới quí tộc cầm quyền như vua quan, các tướng lĩnh và binh sĩ.

Nhóm lớn thứ tư là Brāhmaṇa, số lượng ít nhất, gồm các vị tu sĩ Brāhmaṇa (bà – la – môn; từ đây trở đi trong sách này từ “Brahmana” được dùng thay cho “bà – la – môn”). Những vị này là những tu sĩ theo truyền thống Veda (Vệ – đà), họ thông thạo một hay một vài kinh điển Veda. Vào thế kỷ thứ sáu, phong trào Brāhmaṇa rất phát triển. Các vị tu sĩ trong truyền thống này chú trọng đến khía cạnh tế lễ, nghi thức cúng bái thần thánh của kinh điển Veda hơn là khía cạnh tâm linh của chúng. Những nghi thức này chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu tôn giáo của ba nhóm lớn kia, và cũng phục vụ cho chính các tu sĩ Brāhmaṇa bởi họ thu được nhiều lợi lộc từ chúng. Dù số lượng ít nhất, nhưng các tu sĩ Brāhmaṇa có ảnh hưởng lên tất cả ba nhóm lớn kia trong xã hội.

Ngày nay, ta thường hình dung sự phân chia nghề nghiệp như vậy đã dẫn tới sự định hình bốn giai cấp khắt khe như thường được mô tả trong kinh điển Ấn Độ giáo (Hindu), hay sự phân biệt đối xử thường gặp trong xã hội Ấn Độ ngày nay. Nhưng thực ra vào thế kỉ thứ sáu trước công nguyên, chưa có sự phân biệt rõ ràng như thế trong xã hội. [01]

1.3. VĂN HÓA

Thời điểm thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, văn hóaẤn Độ chưa phát triển đa dạng như ta biết sau này. Có lẽ hình thức giải trí phổ biến nhất là múa hát. Bởi trước hết, nó phục vụ cho việc tế lễ vốn rất phổ biến vào thời ấy. Các nhóm quí tộc, thương nhân giàu có thường tham gia vào các cuộc vui chơi múa hát cùng với các kỹ nữ. Người dân thường ngoài việc kiếm sống bằng nghề nghiệp của mình, không có nhiều hình thức giải trí. Họ thường tụ tập xem các buổi tế lễ của truyền thống Brāhmaṇa, hoặc nghe các tranh luận về đủ mọi đề tài của các nhóm du sĩ theo phong trào Śramaṇa (sa-môn) hay bàn tán về những vị du sĩ kì lạ nào đó đang có mặt trong vùng.

Trong xã hội, đàn ông được coi trọng hơn phụ nữ. Tất cả các tri thức về tôn giáo, y học, nghề nghiệp… được truyền miệng giữa nam giới với nhau, phụ nữ không được tham dự vào. Chữ viết chưa được coi trọng, và có lẽ chưa tồn tại một hệ thống chữ viết nào hoàn chỉnh. Chính vì tri thức được truyền miệng nên dần dần đã tạo ra sự khác biệt về nội dung trong quá trình lưu truyền.

Ngày nay, ta vẫn còn thấy rõ những nét đặc trưng của văn hóa Ấn Độ tồn tại từ thời đó. Không ở đâu trên thế giới con ngườitinh thần tôn giáonghi lễ cúng tế nhiều và phức tạp như người Ấn. Cũng không ở đâu mà múa hát lại được ưa thích nhiều như ở Ấn Độ, nên ta không ngạc nhiên khi bất kì bộ phim Ấn Độ nào cũng có cảnh múa hát. Người giàu thì ở đâu cũng vậy, luôn có nhiều hình thức vui chơi khác nhau. Còn người nghèo Ấn Độ vẫn vậy, không có nhiều hình thức giải trí, họ chủ yếu tụ tập lại tán gẫu với nhau. Người phụ nữ Ấn Độ vẫn không có vai tròđáng kể trong xã hội.

1.4. TÔN GIÁOTRUYỀN THỐNG BRĀHMAṆA

Có một đặc điểm đơn giản nhất để nhận ra một người theo Ấn Độ giáo, hay còn gọi là đạo Hindu. Đó là họ công nhận các bộ Veda chứa chân lí tối thượng. Ngày nay ta biết có bốn bộ Veda lớn, trong số đó bộ Rigveda được xem là cổ nhất và được hình thành, truyền khẩu dần từ khoảng năm 1700 đến 1100 TCN.

Thời xa xưa, ban đầu các bộ Veda được các nhà hiền triết tạo ra nhằm ca ngợi thần thánh, đấng tạo hóa; bên cạnh đó chúng cũng chứa một vài triết lí sâu sắc. Các câu ca trong Veda thường được tụng đọc theo vần điệu một cách trang nghiêm trong các buổi tế lễ.

Nhưng tới thời điểm thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, các nghi thức tế tụng trang trọng ấy đã biến thành một dạng mặc cả đổi chác giữa người làm lễ với thần linh, còn giới tu sĩ Brāhmaṇa đóng vai trò trung gian trong cuộc đổi chác đó. Các buổi tế tụng ngày càng kéo dài và phức tạp hơn, vật phẩm dâng cho thần linh ngày một nhiều và tốn kém hơn, chi phí cho tu sĩ Brāhmaṇa làm chủ lễ cũng ngày một nhiều lên. Người làm lễ, do chịu nhiều phí tổn như vậy, sẵn sàng cầu xin thần thánh không chút ngượng ngùng [02]:

Indra hỡi, nếu ta là Thiên Chủ

Đấng phát ban mọi vật phẩm trên trần

Thì kẻ nào ca tụng với tán xưng

Sẽ chóng hưởng đàn trâu bò đẹp nhất!

Ta sẽ giúp người tấu Trời Đại Lực

Vì kính người, nên ta sẽ phát ban

Cho những ai ca tụng hoặc tri ân

Nếu ta được làm chúa đàn súc vật!

(Rv 8.14.1 – 2)

Vai trò của giới tu sĩ Brāhmaṇa ngày càng quan trọng, nên không có gì ngạc nhiên khi họ trở nên kiêu ngạo với người làm lễ, thậm chí kiêu ngạo với cả thần thánh! [03]

Những lời nói như “Thiên thần nhờ cậy tế lễ” (SBr 14. 6, 8, 9) rất thường thấy trong các kinh Brāhmaṇa. Quả thật, cái tư tưởng cho rằng thần thánh trông cậy vào tài năng của vị tu sĩ Brāhmaṇa tế tự và không thể làm gì được nếu khôngsức mạnh tạo ra do tế đàn, đã xuyên suốt kinh điển Brāhmaṇa. Rõ ràng: “Tế lễ bảo tồn trời đất, tế lễ dành cho chư Thiên, tế lễ ngự trị trên chư Thiên”(TBr 6, 51, 8). Thần chú tế lễ (Brahman) là một loại thần chú có tính tự động bắt buộc thần linh phải làm theo ý muốn của vị Brāhmaṇa tế tự. Thần chú có tính vạn năng, người nào hiểu chú và tụng chú chính xác là người cao trọng hơn tất cả mọi loài.

Hình 03 Một vị tu sĩ Brāhmaṇa ngày nayHình bên: Một vị tu sĩ Brāhmaṇa ngày nay

Từ một tên gọi chỉ nghề nghiệp, giới tu sĩ Brāhmaṇa dần dần trở thành một giai cấp cao nhất trong xã hội. Họ bắt đầu phân chia xã hội thành bốn giai cấp như ta biết ngày nay, và dĩ nhiên giai cấp Brāhmaṇa luôn luôn ở vị trí cao nhất.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 80191)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.