Phụ lục

09/06/20183:48 CH(Xem: 4860)
Phụ lục


DUY
ÊN HỢP
TINH T
ÚY CỦA ĐẠO PHẬT

Phụ lục
Phụ lục 1: Đặc điểm của đạo Hindu – đạo Jain – đạo Phật ở thế kỉ thứ 6 – 5 TCN

Phụ lục 2: Cấu trúc của 17 phiên bản Kinh Chuyển Pháp Luân
Phụ lục 3: Phân tích về công thức 12 nhân duyên
Tài liệu tham khảo

Phụ lục 3: Phân tích về công thức 12 nhân duyên (CTND)

(trong phần này, khi viết CTND chủ yếu  là chỉ công thức nhân duyên gồm 12 yếu tố cùng với 2 quá trình tương ứng quen thuộc.)

1. SỰ KHÔNG CỐ ĐỊNH CỦA CTND TRONG HỆ KINH ĐIỂN PALI

Ta đã biết CTND chuẩn gồm 12 chi nối tiếp nhau lần lượt từ Vô Minh đến Già Chết.

a) Vô Minh à Hành à Thức à Danh-sắc à Lục căn à Xúc à Thọ à Ái à Thủ à Hữu à Sinh à Già-chết + Khổ.

b) – Vô Minh à – Hành à – Thức à – Danh-sắc à – Lục căn à – Xúc à – Thọ à – Ái à – Thủ à – Hữu à – Sinh à – (Già-chết + Khổ).  (dấu “” chỉ “không” –Kan)

Tuy vậy, vẫn có sự không thống nhất xảy ra giữa các bản kinh. Sau đây ta khảo sát một số trường hợp tiêu biểu.

 

1.1 Kinh Đại BổnTrường Bộ số 14  (DN 14)

Bản kinh này có chép việc Bồ-tát Vipassi nói về CTND với 10 chi, không có 2 chi Vô Minh, Hành; quá trình không giống chuẩn.

Danh-sắc à Thức à Danh-sắc à Lục căn à Xúc à Thọ à Ái à Thủ à Hữu à Sinh à Già-chết.

Tuy vậy, bản kinh có nội dung tương đương với DN 14 là Tương Ưng Nhân Duyên SN 12 – IV: Vipassi; trong đó cũng chép Bồ-tát Vipassi nói về CT12ND nhưng lại đầy đủ 12 chi như chuẩn!

1.2 Kinh Đại DuyênTrường Bộ số 15 (DN 15)

CTND trong bản kinh này chỉ có 9 chi, không có 3 chi Vô Minh, Hành, Lục căn; quá trình không giống chuẩn.

Danh-sắc à Thức à Danh-sắc à Xúc à Thọ à Ái à Thủ à Hữu à Sinh à Già-chết

1.3 Kinh Hai Pháp Tùy Quán (Sn 139)  thuộc Sutta Niptata – Kinh Tập (Sn)

Bản kinh này cũng có một đoạn văn xuôi nói về CTND. Ta ghi nhớ rằng đoạn văn xuôi rất dài này xuất hiện trong một bộ Sutta Nipata rất cổ phần lớn là các bài kệ, và do đó, ta cũng cần thận trọng khi xem xét tính nguyên thủy của đoạn văn này.

– CTND được trình bày trong đoạn văn này có cấu trúc như sau:

“Phàm có khổ gì hiện hữu, tất cả đều do duyên X“.

Trong đó, X là: 1) Vô Minh 2) Hành 3) Thức 4) Xúc 5) Thọ 6) Ái 7) Thủ 8 – Hữu 9) Thức ăn 10) Chuyển động.

– Theo cấu trúc này, thì:

Vô minh à Khổ

Hành à Khổ

…………….

Chuyển động à Khổ

Như vậy, quá trình này không giống chuẩn. Nó có 8 chi giống CTND chuẩn, thiếu 4 chi Danh-sắc, Lục căn, Sinh, Già-chết. Nó có 2 chi không có trong chuẩn là Thức ăn, Chuyển động.

1.4 Kinh Khổ – Tương Ưng Nhân Duyên SN 12.43 – Tương Ưng Bộ

CTND trong bản kinh này được trình bày như sau:

Danh-sắc + Lục căn à Thức.

Danh-sắc + Lục căn + Thức à Xúc à Thọ à Ái à Thủ à Hữu à Sinh à Già-chết.

Như vậy, CT này không có 2 chi trong CTND chuẩn là Vô Minh, Hành; quá trình cũng không giống chuẩn.

1.5 Kinh Mật HoànTrung Bộ số 18 (MN 18)

Trong bản kinh này, ta thấy có một số dấu vết của CTND như sau:

Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọđược hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.

Từ đoạn kinh trên ta dựng lại được một quá trình như sau:

Lục căn (mắt) + Danh-sắc (sắc pháp) + Thức (nhãn thức) à Xúc à Thọ à Tưởng à Suy tầm à Ám ảnh một số hí luận vọng tưởng.

Như vậy, trong CT này chỉ có 5 trong số 12 chi chuẩn là: Lục căn, Danh-sắc, Thức, Xúc, Thọ. Có 3 chi không thuộc chuẩn là Tưởng, Suy tầm, Ám ảnh một số hí luận vọng tưởng.

1.6 Kết luận

Ta vừa làm một khảo sát so sánh CTND chuẩn gồm 12 chi với CTND trong 5 bản kinh khác nhau. Ta thấy chúng đều không thống nhất với nhau về số lượng các chi, về quá trình diễn tiến trong đó.

Điều này dẫn đến suy luận như sau:

Hãy giả địnhĐức Phật đã giảng ít nhất 6 loại CTND như trên cho các trường hợp khác nhau, tùy vào người nghe, bối cảnh xảy ra bài giảng. Nếu như vậy, thì xảy ra hai điểm phi lí sau:

Một là, ở phần 1.1 ta đã đề cập đến hai bản kinh giống hệt nhau về nội dung, đó là Đức Phật kể chuyện Bồ-tát Vipassi giảng về CTND. Nhưng bản này thì đủ 12 chi, bản kia lại chỉ có 10 chi.

Hai là, như đã biết, CTND chuẩn có một vị trí cực kì quan trọng trong kinh điển, cùng với một số khái niệm khác như Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo, Ngũ Uẩn… Ta  thấy rằng dù được lập đi lập lại với tần số rất lớn trong kinh điển, nhưng các khái niệm vừa nêu vẫn giữ được hình thức cố định của nó, chẳng hạn: Tứ Diệu Đế chứ không phải Tam hay Ngũ Diệu Đế; Bát Chính Đạo chứ không phải Thất hay Cửu Chính Đạo. Còn CTND không có một hình thức ổn định thực sự, mà như ta vừa khảo sát, có ít nhất 6 loại. Tính không ổn định của nó làm ta phải suy luận rằng các nhà kết tập / biên tập đã tùy tiện diễn giải CTND theo tư kiến riêng của mình.

Như vậy, từ những dữ kiện và phân tích trên, ta đi tới kết luận rằng, Đức Phật không dạy CTND chuẩn. Dựa vào Duyên Hợp, các nhà kết tập / biên tập kinh điển sau này đã tạo ra CTND và phát triển nó dần dần cho đến khi nó được cố định trong CTND chuẩn gồm 12 chi như ta biết ngày nay.

2. TÍNH PHI THỰC CỦA VÔ MINH (ĀVĪJJA)

Như đã biết, CTND chuẩn gồm 12 chi và 2 quá trình. Để phân tích nó, ta cần phân tích các chi và từng quá trình một. Phần phân tích về 2 quá trình sẽ được trình bày sau. Ở đây, ta phân tích từng chi. Ta biết chi Vô Minh (āvījja) đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại (hoặc không tồn tại) của 11 chi kia, nên để chỉ ra tính phi thực của 12 chi, ta chỉ cần chỉ ra tính phi thực của Vô Minh. Phần này được viết ra nhằm mục đích đó.

2.1 Đi tìm Vô Minh

Bản Pali Kinh Chuyển Pháp Luân SN 56.11 chép: thấy được bốn đế làm phát sinh minh (vījja), nghĩa là:

Thấy Bốn đế à Minh (vījja). Theo đó, có lẽ người tạo ra chữ Vô Minh đã suy luận như sau:

Không thấy bốn đế à Không Minh (ā + vījja), hay:

Không thấy bốn đế à Vô Minh (āvījja), không thấy được Tứ Diệu Đế làm sinh ra Vô Minh. Đây chính là định nghĩa về Vô Minh được dùng rất phổ biến trong toàn bộ hệ kinh điển Pāli.

2.2 Sự tự mâu thuẫn của định nghĩa Vô Minh

Khái niệm Vô Minh xuất phát từ một phép suy luận hình thức (formal logic) gồm hai mệnh đề như sau:

(1) Thấy bốn đế à Minh

(2) Không thấy bốn đế à Vô Minh

Để hiểu được sự phi lí của định nghĩa này, ta cần biết đặc điểm của phương pháp logic hình thức (formal logic) và những khuyết điểm của nó. Đặc điểm của logic hình thức là như sau:

Xét 1 suy luận A à B. Để suy luận này có thể thực hiện được thì phải đảm bảo những tiêu chuẩn như sau:

(i) AB phải được định nghĩa rõ ràngđộc lập nhau; các từ dùng để định nghĩa phải rõ ràng, đơn giản hơn AB; chúng không mâu thuẫn nhau hay lặp lại (loop). VD về định nghĩa lặp lại: Chính Mạng là không Tà Mạng. Vậy Tà Mạng là gì? Tà Mạng là không Chính Mạng! Chính Mạng là gì? Chính Mạng là không Tà Mạng! v.v.

(ii) AB phải là 2 mệnh đề logic, chúng phải nhận 1 trong 2 giá trị logic hoặc “đúng” hoặc “sai”. AB không thể “vừa đúng vừa sai”, không thể “không đúng không sai”. VD: Thấy mưa nên tôi hát. Câu này không có giá trị logic đúng hay sai gì cả, bởi 2 mệnh đề “thấy mưa” và “tôi hát” không phải là mệnh đề logic.

Bây giờ, ta xét giá trị logic của mệnh đề (1) (tôi) Thấy bốn đế à (tôi) Minh.

Gọi A = thấy bốn đế; B = Minh. Ta có (1) A à B

– Định nghĩa A: thấy (bốn đế) = thấy (Khổ – Tập – Diệt – Đạo) = thấy (có Khổ –Vô Minh – Niết BànBát Chính Đạo). A bị lặp (loop) chỗ “thấy Vô Minh”.

– Định nghĩa B: Minh; trong kinh điển Minh phần lớn được định nghĩa là “thấy / nhận biết / biết / hiểu về bốn đế”! B bị lặp (loop).

Như vậy, ta thấy A và B đều không đạt tiêu chuẩn (i) của logic hình thức, và do đó chúng đương nhiên không đạt tiêu chuẩn (ii). Vì vậy mà phép suy luận (1) A à B không thể thực hiện được. Vậy nên, 2 mệnh đề: (1) Thấy bốn đế à Minh và (2) Không thấy bốn đế à Vô Minh không có giá trị logic nào hết; không thể kết luận chúng đúng hay sai, nghĩa là không thể khẳng định được Vô Minh tồn tại hay không tồn tại. Không thể có cách gì diệt được một đối tượng (Vô Minh) mà ngay đến cả sự tồn tại của nó cũng không xác định được.

Hơn nữa, ở chương ba ta đã khảo sát vấn đề “nguyên nhân của nguyên nhân” để đi tới một kết luận rằng, Vô Minh là một khái niệm không thực chất, không nên đặt ra.

3. SỰ MÂU THUẪN CỦA VÔ MINH PACCAYĀ HÀNH

Quá trình trong CTND chuẩn:

Vô Minh à Hành à Thức à Danh-sắc à Lục căn à Xúc à Thọ à Ái à Thủ à Hữu à Sinh à Già-chết + Khổ.

Ta thấy, Già-chết + Khổ à Vô Minh vì nếu không, sau khi đi hết 1 vòng đầu tiên thì chuỗi nhân duyên này không còn liên quan tới Vô Minh nữa, nghĩa là Vô Minh diệt. Như vậy:

Vô Minh à Hành à Thức à Danh-sắc à Lục căn à Xúc à Thọ à Ái à Thủ à Hữu à Sinh à Già-chết + Khổ à Vô Minh à Hành…..

Ta chỉ cần phân tích sự phi lí của quan hệ đầu tiên, Vô Minh à Hành (Vô Minh paccayā Hành / Vô Minh duyên Hành) là thấy được toàn bộ sự mâu thuẫn của chuỗi nhân duyên như vậy.

3.1 Paccaya là quan hệ thứ tự?

Khi nói Vô Minh paccayā Hành, các luận sư đã chủ trương một quan hệ có thứ tự, nghĩa là, Vô Minh có trước, Hành có sau, Vô Minh làm sinh ra Hành. Chắc chắn người tạo ra CTND đã quan niệm paccayā là một quan hệ có thứ tự trước – sau, vì chỉ cần nhìn vào cặp Sinh à Già-chết + Khổ là ta thấy được điều đó.

Vô Minh à Hành. Vô Minh có trước, Hành có sau, Vô Minh làm sinh ra Hành.

1) Sau khi Vô Minh paccayā Hành, Vô Minh có mất hẳn không? Dĩ nhiên là không. Nếu Vô Minh mất hẳn thì mục đích diệt Vô Minh đã xong, đâu còn lí do nào để chuỗi nhân duyên tồn tại nữa. Và thực tế là, ta vẫn thấy cặp Sinh à Già-chết + Khổ tồn tại, vậy Vô Minh không thể mất hẳn.

2) Sau khi Vô Minh paccayā Hành, Vô Minh có còn nguyên không? (“còn nguyên” hiểu theo nghĩa là Vô Minh không hề thay đổi “hình dáng”, chất lượng, số lượng, hay bất cứ đặc điểm nào của nó nếu có sau khi paccayā Hành)

Nếu hiểu như vậy, khái niệm Vô Minh sẽ trở nên giống hệt Brahman (Đại Ngã) trong đạo Hindu, còn Hành bây giờ giống hệt ātman (Tự Ngã) theo quan niệm của đạo Hindu. Hẳn người tạo ra CTND cũng không thể chấp nhận hiểu Vô Minh và Hành như là Brahman và ātman. Hơn nữa, theo chuỗi paccaya như vậy sẽ dẫn tới: bởi Sinh à Già-chết nên sau khi paccayā Già-chết thì Sinh còn nguyên! Rõ ràngmâu thuẫn.

Nên Vô Minh không thể còn nguyên sau khi paccayā Hành.

3) Như vậy là, sau khi paccayā Hành, Vô Minh không mất hẳn cũng không còn nguyên. Vậy thì sau khi paccayā Hành, nó phải liên quan với Hành. Vì nếu nó không liên quan với Hành, thì nó buộc phải rơi vào 1 trong 2 trường hợp đã xét ngay bên trên. Khi nó liên quan với Hành, thì:

Hoặc (a) Vô Minh ở trong Hành; hoặc (b) Hành ở trong Vô Minh; hoặc (c) cả hai liên kết với nhau thành 1 “khối” Vô Minh – Hành, còn gọi là Vô Minh – Hành “dính” vào nhau.

(a) Nếu Vô Minh ở trong Hành, thì tương tự, diễn tiến của chuỗi nhân duyên như sau: Hành ở trong Thức, Thức ở trong Danh-sắc…..Sinh ở trong Già-chết, Già-chết ở trong Vô Minh 1. Như vậy, Vô Minh 1 ở trong Vô Minh…..Vô Minh 2 ở trong Vô Minh 1…..Vô Minh 3 ở trong Vô Minh 2……..…Vô Minh 1001 ở trong Vô Minh 1000………..… Từ Vô Minh ban đầu đã sinh ra vô số Vô Minh khác!! Chúng giống nhau như thế nào? Khác nhau như thế nào? Người tạo ra CTND dĩ nhiên không thể trả lời được câu hỏi đó.

(b) Nếu Hành ở trong Vô Minh, thì lập luận tương tự (a) dẫn tới, Vô Minh ở trong Vô Minh 1….Vô Minh 1 ở trong Vô Minh 2………….. Kết quả là dẫn tới những điều vô nghĩa tương tự (a).

(c) Nếu Vô Minh – Hành “dính” vào nhau; thì bởi Hành à Thức, nên Vô Minh – Hành – Thức dính vào nhau; bởi Thức à Danh-sắc, nên Vô Minh – Hành – Thức – Danh-sắc dính vào nhau;…………..bởi Hữu à Sinh, nên 11 nhân duyên từ Vô Minh tới Sinh dính vào nhau; bởi Sinh à Già-chết, nên toàn bộ 12 nhân duyên dính vào nhau thành 1 “khối” X.

Như vậy là không còn nhân duyên nào là riêng biệt nữa hết. Cái “khối” X gồm 12 nhân duyên dính vào nhau này là cái gì? Nó là nhân duyên…thứ 13 chăng? Hơn nữa, X đương nhiên không phải là Già-chết. Vậy làm thế nào X paccayā Vô Minh được khi nó không phải là Già-chết? Rõ ràng là phi lí.

Từ ba điều phi lí (a) (b) (c) vừa nêu, ta kết luận Vô Minh à Hành, trong đó paccayā là quan hệ có thứ tự trước – sau như kinh điển mô tả, không có giá trị.

3.2 Paccayā là quan hệ đồng thời?

Nếu paccayā là quan hệ đồng thời, vậy Vô Minh à Hành có nghĩa Hành sinh ra đồng thời với Vô Minh. Tương tựHành à Thức nên Thức sinh ra đồng thời với Hành. Do đó, Vô Minh – Hành – Thức sinh ra đồng thời. Lập luận tương tự, ta có 12 nhân duyên xuất hiện đồng thời với nhau. Vậy thì làm sao phân biệt từng nhân duyên khi chúng xuất hiện đồng thời như vậy? Hơn nữa, nếu chúng xuất hiện đồng thời thì việc áp dụng CTND này để giải thích về quá khứhiện tại – tương lai, về nhân – quả, về luân hồi v.v. như kinh điển vẫn làm là điều không hợp lí.

Như vậy, paccayā trong CTND không thể là quan hệ đồng thời.

4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA GIỚI PHẬT HỌC VỀ CÔNG THỨC 12 NHÂN DUYÊN

Tác giả Thích Tâm Minh trong tác phẩm Khảo cứu về văn học Pāli (NXB Phương Đông – 2006 – trang 166) nhận xét rằng CTND trong Kinh Đại Duyên (Trường Bộ Kinh số 15) chỉ có 9 chi; và trích dẫn lời của Thầy Thích Minh Châu như sau:

Rất có thể giáo lí duyên khởi chưa được trở thành 12 nhân duyên hay đang trong thời kì hình thành, hoặc là một thiếu sót trong khi kết tập.

Tác giả H. W. Schumann viết như sau trong tác phẩm The Historical Buddha (Đức Phật lịch sử – dịch giả: Thích Nữ Trí Hải – NXB TPHCM 2000 – trang 332):

Nhiều nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải trình bày sự “tái sanh không có linh hồn” này trong một hình thái thật dễ hiểu và dễ học thuộc lòng. Vì thế, nguyên lý duyên khởi (paticcasamuppāda) do đức Phật khám phá đã được biến đổi thành công thức nhân duyên. Không chắc là chính đức Phật Gotama đã thực sự phát biểu rõ ràng cả chuỗi điều kiện gồm mười hai chi phần liên kết này, mà có lẽ đó là tác phẩm của các vị Tỳ-kheo trong thời nguyên thủy. Về chất liệu, các vị này đã sử dụng bốn chuỗi ngắn gọn riêng biệt về tính tùy điều kiện mà bậc Đạo Sư đã dùng lúc thuyết Pháp, rồi nối chúng lại với nhau, bất kể sự thực là chuỗi liên kết gồm mười hai chi phần được sáng tạo theo cách ấy bao gồm cả ba đời sống riêng biệt trong một loạt tái sanh, nhưng lại dùng các từ ngữ khác nhau để diễn tả mỗi đời sống này. Dẫu sao đi nữa, chư vị Tỳ-kheo thời nguyên thủy xem công thức này là một sự thừa nhận rất quan trọng đến độ khi kiết tập Kinh Tạng Pāli chư vị đã tự cho đó là lời đức Phật dạy.

Tác giả Akira Hirakawa viết trong tác phẩm A History of Indian Buddhism from Sakyamuni to Early Mahayana (trang 28):

Theo những diễn giải này, Đức Phật đạt giác ngộ do thấu hiểu Tứ Diệu Đế, thấy được công thức 12 nhân duyên, trải qua Bốn Thiền và đạt tới Ba Minh…Những phiên bản đơn giản hơn của Duyên Hợp có thể được tìm thấy trong những bản kinh cổ hơn; điều này cho thấy công thức 12 nhân duyên để mô tả Duyên Hợp đã được tạo ra sau này.

According to these explanations, the Buddha attained enlightenment either by understanding the Four Noble Truths, realizing the 12 links of Depdendent Origination, or mastering the Four Trances and attaining the Three Superhuman Powers. The Four Noble Truths, however, are designed to be used in instructing others and do not seem to contain the Buddha’s enlightenment in its earliest form. Simpler versions of the Depdendent Origination can be found in early sources, indicating that the twelve-link version of the theory was formulated later.

Tác giả Rune Johansson viết trong nghiên cứu tựa “Citta, mano, viññana – a psychosemantic investigation” (University of Ceylon Review 23, 1 – 2; 1965: 165 – 215) như sau:

Không thể diễn giải rằng āvījja (vô minh) và sakhāra (hành) thuộc về kiếp trước (như kinh điển hay mô tả – Kan), bởi nó sẽ dẫn tới hệ quả là không thể đạt tới nibbāna (niết-bàn – Kan) trong kiếp hiện tại: nibbāna là sự vắng mặt của dūkkha (phiền não) vốn có được do sự vắng mặt của āvījja. Nhưng không thể diệt được āvījja của kiếp trước (tác giả muốn diễn đạt rằng không thể quay lại quá khứ để tác động lên āvījja quá khứ được – Kan). Cần phải công nhận rằng dūkkha hiện tại phụ thuộc vào āvījja hiện tại: đó là điều kiện để làm cả hai vắng mặt. Ta kết luận rằng tương quan đó (āvījja và dūkkha – Kan) có ý nghĩa ban đầu như vậy, chứ không phải là một hệ quả chặt chẽ về mặt thời gian.

The interprepation of āvījja (ignorance) and sakhāra (formations) as belonging to a previous existence is impossible, as it would make nibbāna unattainable in this life: nibbāna is the cessation of dūkkha (suffering) which is effected through the cessation of āvījja. But it is impossible to eradicate the āvījja of a former existence. It must be maintained that the present dūkkha depends on a present āvījja: that is the condition for making them both cease. We conclude that interdependence rather than a strict time – sequence was intended.

Tác giả Piya Tan trích dẫn lời Bucknell trong bài báo Dependent Arising – Sutta Discovery 5.16 – 2003 như sau:

Trong khi phiên bản chuẩn và phiên bản Sn đều truy ngược chuỗi nguyên nhân tới sakhāra và āvījja, thì phiên bản nhánh và phiên bản lặp không đề cập tới hai chi này. (Bucknell 1999: 320) Bucknell viết thêm rằng phiên bản nhánh và phiên bản lặp “có dấu hiệu cho thấy chúng được tạo ra từ duy nhất một dạng nguyên thủy hơn.” (1999: 340).

While the standard and Sn versions agree in tracing the causal chain back to sakhāra and āvījja, the branched version and looped versions agree in not mentioning these two links (Bucknell 1999: 320). The branched and looped versions, Bucknell adds, “show evidence of being derived from a single earlier form.” (1999: 340).

 

Tài liệu tham khảo

André Bareau – Pháp Hiền dịch – Các bộ phái Phật giáo Tiểu thừa (Les Sectes Bouddhiques du Petit Véhicule) – NXB Tôn giáo Hà Nội – 2003.

Johannes Bronkhorst – Greater Magadha: Studies in the Culture of Early India – Koninklijke Brill NV –Leiden, theNetherlands – 2007.

Johannes Bronkhorst – The Two Traditions of Meditation in Ancient India – Motilal Banarsidass –Delhi,India – 2000.

Thích Minh ChâuThích Nữ Trí Hải dịch – So sánh Kinh Trung A-hàm chữ Hán và Kinh Trung Bộ chữ Pāli (The Chinese Madhyama Āgama and the Pāli Majjhima Nikāya: a Comparative Study) – NXB TPHCM 1998.

Thích Minh Châu dịch – Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, Tiểu Bộ Kinh (Sn; Ud).

http://www.budsas.org/uni/index.htm

Akira Hirakawa – A History of Indian Buddhism from Sakyamuni to Early Mahayana – Motilal Banarsidass – 1990.

B. C. Law – A History of Pāli Literature – Indica Books –India – 2000.

Nanamoli, Piyadassi, Harvey – SN 56.11 – Dhammacakkappavattanasutta: Setting Rolling the Wheel of Truth.

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn56/sn56.011.nymo.html

Hermann Oldenberg – The doctrine of the Upaniśads and the Early Buddhism – Motilal Banarsidass –Delhi,India – 1991.

Walpola Rahula – History of Buddhism in Ceylon –Colombo – 1956.

H. W. Schumann – Thích Nữ Trí Hải dịch – Đức Phật lịch sử (The historical Buddha) – NXB TPHCM – 2000.

Norman Joseph Smith – The 17 versions of the  Buddha’s first discourse – Queensland,Australia – 2001.

Piya Tan – Dhammacakkappavattanasutta (2010), Dependent Arising (2003) – Sutta Discovery.

http://dharmafarer.org/wordpress/

Tipiṭaka Studies – Dhammacakkappavattanasutta

http://studies.worldtipitaka.org/tipitaka/14S5/12/12.2/12.2.1

Wikipedia

http://en.wikipedia.org/wiki/

Maurice Winternitz – A History of Indian Literature – vol 1 (Hindu literature) and vol 2 (Buddhist literature and Jaina Literature) – Motilal Banarsidass –Delhi,India – 2003.

© Hình: wikipedia: dùng theo giấy phép tự do GNU; search engine.

Ảnh bìa: di tích Vườn Nai, ngày nay là Sarnath, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ; nơi Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên.

© Sách: tác giả giữ bản quyền. Người đọc được tùy nghi sao chép và trích dẫn cho những mục đích phi lợi nhuận mà không cần thông báo với tác giả. Xin vui lòng không sửa đổi nội dung sách, và vui lòng dẫn nguồn khi sử dụnghttps://kienngot.wordpress.com/.

Phụ lục 1: VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO HINDU – ĐẠO JAIN – ĐẠO PHẬT Ở THẾ KỈ 6 – THẾ KỈ 5 TCN

 

 

Đạo Hindu

Đạo Jain

Đạo Phật

Lịch sử hình thành Từ bộ Veda cổ nhất, Rigveda, 1700 – 1100 TCN. Từ đạo sư Parshvanatha ở thế kỉ 9 – thế kỉ 8 TCN. Từ đạo sư Buddha, thế kỉ 6 – thế kỉ 5 TCN.
Lịch sử trong thế kỷ 6 – thế kỉ 5 TCN Các nhà Brāhmaṇa bảo thủ và các nhà Upaniśad đổi mới. Hoạt động của đạo sư Mahavira trong phong trào Śramaṇa. Hoạt động của đạo sư Buddha – Phật trong phong trào Śramaṇa.
Tư tưởng chính Tương quan giữa Brahman (đại ngã) và ātman (tự ngã, linh hồn); cả hai đều trường tồn bất biến. Tất cả các loài đều có linh hồn kể cả thực vật, vi sinh vật. Sự có mặt (vắng mặt) của một đối tượng kèm theo sự có mặt (vắng mặt) của vô số đối tượng khác – Duyên Hợp.
Quan niệm về đời sống Có dūkkha (phiền não) lẫn sukkha (hạnh phúc); cả hai tính chất này không ảnh hưởng tới ātman bất biến. Toàn dūkkha; dūkkha sinh ra do có hành động. Có dūkkha (phiền não) lẫn sūkha (hạnh phúc); cả hai cùng tồn tại song hành.
Quan niệm về giải thoát Đạt được sau vô số vòng luân hồi, khi ātman trở về hòa nhập vào brahman. trạng thái hoàn toàn bất động vào thời điểm chết. thể đạt được trong đời sống hiện tại bằng cách nhận diệnvượt qua Duyên Hợp.
Phương pháp thực hành Tế lễ và niệm chú để bày tỏ lòng tôn kính tới thần thánh. āhimsa (bất hại): không làm hại đời sống bất cứ loài nào kể cả thực vật lẫn vi sinh vật; khổ hạnh hành xác: làm thân thể bất động. Thiền định (dhyāna) và tuệ giác (prājña) về Duyên Hợp.

Phụ lục 2: Cấu trúc của 17 phiên bản Kinh Chuyển Pháp Luân

Tác giả Norman Joseph Smith trong công trình nghiên cứu The 17 versions of the Buddha’s first discourse đã liệt kê từ bốn nguồn kinh điển:

– Tiếng Pali (P) có 3 phiên bản: P1 = P3, P2 (P1 là phiên bản SN 56.11).

– Tiếng Sanskrit (S) có 3 phiên bản: S1, S2, S3.

– Tiếng Hán (C) có 6 phiên bản: C1, C2, C3, C4, C5, C6.

– Tiếng Tây Tạng (T) có 5 phiên bản: T1 = T4, T2 = T5, T3.

Dựa trên cấu trúc của các phiên bản, ông chia chúng thành 8 nhóm như sau :

(1) P2

(2) S3

(3) C3, T2 = T5.

(4) C2

(5) P1 = P3, S1, S2, C1, C5, T3.

(6) C4

(7) T1 = T4

(8) C6

Dưới đây là bảng phân loại, các phần có mặt trong mỗi loại được đánh dấu Y. Khi viết Y (not C3) nghĩa là phần này có mặt trong nhóm, trừ bản kinh C3 thuộc nhóm này là không có.

BẢNG LIỆT KÊ CẤU TRÚC 8 NHÓM CỦA NORMAN JOSEPH SMITH

  Trung đạo Đoạn thứ hai Định nghĩa Tứ Diệu Đế Sự luân chuyển 3 – 12 Công bố giác ngộ cuả Phật Cái thấy của Kondañña Đặt tên cho Kondañña Chưthiên ca tụng Đặt tên bản kinh Pháp nhãn

(1)

 

Y

(2)

Y

Y

Y

Y

(3)

 

Y

Y

Y (not C3)

Y

Y

Y

(4)

 

Y

Y

Y

Y

Y

Y

(5)

 

Y

Y (not C1,C5)

Y

Y

Y

Y (not C1)

Y

C1

(6)

 

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Y

(7)

 

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Y

Y

(8)

 

Y

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 79846)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.