Chương 1 Tổng Luận

04/07/201012:00 SA(Xem: 8217)
Chương 1 Tổng Luận

TIỂU THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN
Tác Giả: Kimura Taiken

Hán Dịch: Thích Diễn Bồi - Việt Dịch: Thích Quảng Độ
Xuất Bản: Viện Đại Học Vạn Hạnh Việt Nam 1969 - Chùa Khánh Anh, France 

THIÊN THỨ BA
THẾ GIỚI QUAN

 

CHƯƠNG I
TỔNG LUẬN

1-ĐỊNH NGHĨA THẾ GIỚI QUAN

Thế-giới-quan nói ở đây không có nghĩa là sẽ luận về bản chất, nguyên nhân thành lập, hay ý nghĩa của thế giới, bởi vì tất cả cái đó đã được trình bày ở thiên thứ hai, trong đề mục vũ trụ quan rồi. Mà thế-giới-quan nói ở đây cũng không có nghĩa như Weltanschauung hay cosmology, mà là về thế-giới-khởi-nguyên-luận và thế-giới-hiện-tượng-luận xem A-tỳ-đạt-ma đã khảo sát như thế nào: đó là vấn đề chúng tôi muốn bàn qua. Có thể nói đây không phải là vũ-trụ-thực-thể-luận, mà là vũ-trụ-hiện-tượng-luận về mặt sự thực.

2- THẾ GIỚI QUAN CỦA PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY.

Đối với vấn đề này, như thường lệ, trước hết phải bắt đầu từ thái độ Phật giáo Nguyên thủy. Như đã nói nhiều lần, mục đích của Phật là ở việc “Chuyển mê khai ngộ”, nhưng để đạt đến chuyển mêkhai ngộ, đức Phật chủ trương “trước hết phải nhìn thằng vào sự thực”. Nếu không nhìn sự thực mà mng cấu tạo đối tượng tôn giáo thì không thể bảo là sự khai ngộ chân thật được. Chính do ý nghĩa ấy mà đức Phật đối với thế-giới sự thực,có thế-giới-quan. Điều này tưởng không cần nói ai cũng đủ hiểu.

Song, có điều chúng ta cần chú là: Phật tuy trương như thế, nhưng cái gọi là “như-thực-tri-kiến” của Phật không phải chuyên lấy việc truy cứu làm chủ, mà là đối với thề giới sự thực phải phê phán giá trị của nó một cách chính đáng. Là vì sự phê phán chính đáng về giá trị của thế giới sẽ trực tiếp cho chúng ta những nguyên lý chỉ đạo cho yêu cầu tôn giáo, còn truy cứu sự thực thì không những rất gián tiếp mà còn có khi vì quá câu nê vào sự truy cứu ấy mà xao nhãng sự thạưc tu vốn như cấu tất yếu của tôn giáo. Do ý nghĩa ấy nên đức Phật tuy chủ trương “nhìn thẳng vào sự thật”, nhưng nếu một sự kiện nào không có liên quan đến trực tiếp đến việc giải thoát mà ta cứ cố lưu tâm chú ý, thì Phật cũng ngăn cản. Thế íơi này có biến biến tế hay không biến biến tế? Thân, tâm là một hay khác? Người sau khi chếtlinh hồn hay không? Đối với những vấn đề đó Phật không trả lời. Cho nên, đứng về phương diện thế giới quan mà nhận xét thái độ của Phật, thì Phật tuy lấy thế gian làm đối tượng quan sát, nhưng đối với thế giới vật lý, sinh vật hiện tượng, có thể nói Phật không quan tâm mấy. Bởi thế, nếu ai bảo đức Phật đã luận cứu tất cả sự tượng từ thiên văn, địa lý đến động vật, thực vật thì, dĩ nhiên, đó là sự hiểu lầm rất lớn.

Nhưng thế giới hiện tượng luận (quan sát về thế giới vật lý, và thế giới sinh vật) của Phật giáo cứu kính đã phát sinh như thế nào? Khi Phật nói về giá trị của thế giới, tuy không phải lấy thế sự thực làm mục đích, nhưng có khi không thể tránh khỏi đung chạm của nó. Nếu lìa sự thật mà chỉ bàn đến giá trị thì điều đó không thể nào làm được. Cho nên, khi Phật thu dụng thế-giới-quan đương thời được lưu hành mà nói về núi Tu-Di, đề cập đến thuyết Nam-diêm-phù-đề, nói đến địa ngục, quỷ thần, v.v… thì hiển nhiên, không nhiều thì ít, đã đụng chạm với vấn đề sự thực, và đó là khởi đầu của sự quản sát về thế giới thực sự của Phật giáo. Điều này tuy có vẻ vụn vặt, nhưng trong các kinh điển được coi là xưa nhất đã thấy rãi rác rất nhiều. Có điều đáng tiếc là cho đến nay chúng ta vẫn chưa được biết những điều đó được thu dụng vào thời đại nào? Nhưng điều đáng tin cậy là đức Phật trong khi thuyết minh, thường đã thu dụng thế-giới-quan ở thời đại Phật, hoặc thế-giới-quan được lưu hành ở các địa phương khác. Tại sao? Vì chính ngay sự thuyết minh đó cũng quyết không phải là mục đích của Phật, cho nên không thể cho đó là sáng kiến của Phật, cũng vì lý do ấy.

3- THẾ-GIỚI-QUAN CỦA A-TỲ-ĐẠT-MA.

Điều chắc chắn là thế-giới-quan sự thực của Phật giáo Nguyên thủy là nói theo học thuật thường thức của đương thời. Do đó, theo ý nghĩa này, thế-giới-quan của Phật giáo, vấn đã cổ kính, lại càng có vẻ cổ kính hơn, bởi vì tự nó đã chẳng có mấy đặc sắc. Có lẽ thế-giới-quan sự thực có đức Phật đã cải tạo ít nhiều quan niệm đương thời để biến nó thành của Phật giáo, vì đặc đặc sắc của Phật giáo vốn là thu dụng những tư tưởng thời bấy giờ rồi biến đổi để trở thành một trào lưu Phật giáo. Nhất là đến các vị luận sư của A-tỳ-đạt-ma dần dần đã coi thế-giới-quan này là một vấn đề tự thân cần phải luận cứu, và cũng đã dần dần biến cải nó thành một trào lưu Phật giáo.

Chú ý của Phật giáo từ xưa vẫn cho rằng ta có thể điều hòa giữa thế-giới-quan luân-lý-tâm-lý và thế-giới-quan sự thực. Nhưng một khi đã tiến đến giai đoạn được cải tạo thì tất cả không còn bị hạn chế trong cái thế-giới-quan nhất-ban của đương thời nữa. Tức là, ngoài thế-giới-quan của Bà-la-môn-giáo, của Kỳ-na-giáo, cuối cùng người ta đã thấy thế-giới-quan của Phật giáo cũng được thành lập một dòng riêng. Do ý nghĩa ấy, khi nghiên cứu sự phát đạt của thế-giới-quan Phật giáo, một mặt chúng ta phải chú ý tới cái thế-giới-quan nhất ban của đương thời, mặt khác, đồng thời lại phải cố gắng tìm hiểu cái quá trình và nguyên do phát đạt của chính Phật giáo nữa.

4- TÀI LIỆU VỀ THẾ-GIỚI-QUAN.

Song, những tài liệu liên quan đến sự phát đạt của thế-giới-quan Phật giáo như thế nào? Dĩ nhiên, nếu đề cập đến tất cả thì tất nhiên, ở đây chúng tôi chỉ nêu lên những tài liệu chủ yếu mà thôi.

Trước hết là tài liệu rãi rác trong A-Hàm-Bộ, nhất là những tài liệu nhất trí giữa Hán văn và Ba li. Những tài liệu này tuy không thể bảo là Nguyên thủy, nhưng ít ra chúng cũng có thể được coi là gần với nguyên thủy. Nếu sưu tập thêm, thì ngoài Trường-A-Hàm, Trung-A-Hàm ra, trong Tạp-A-Hàm và Tăng-Nhất-A-Hàm cũng có rất nhiều. Nhất là trong A-ân-cô-tha-lạp bằng văn Ba li hiện có rất nhiều tài liệu (chẳng hạn trong Anguttara l,p. 227 và Vô-vi-pháp, p. 59, v.v…, nói: “Một mặt trời mặt trăng chiếu khắp một thế giới, một nghìn thế giới cũng như thế. Trong nghìn thế giới, có nghìn mặt trời, nghìn mặt trăng, nghìn núi Tu-Di, nghìn diêm-phù-đề, nghìn Câu-đa-ni, nghìn Uất-đan-việt…”). Trước tiên chúng tôi hãy căn cứ theo những tư liệu này để nghiên cứu thế-giới-quan Phật giáo Nguyên thủy, nhưng đồng thời, chúng tôi sẽ không quên đem so sánh nó với thế-giới-quan đã phát đạt sau này.

Với dụng ý trên đây nên bước thứ hai cần phải nghiên cứu những tài liệu còn truyền lại trong văn Ba li, Phạm ngữ và Hán văn. Tựu trung về phương diện Ba li thì chủ yếu là Bản-sinh-đàm (VI, 125, và p, 432), hoặc là tài liệu trong A-tha-li-nị, v.v… Về phương diện Phạm mgữ thì có Thiên-nghiệp-thí-dụ, Đại-sự (tham chiếu Kirfel; Die Kosmographie der Inder S. 186), v.v… Nhưng tài liệu trọng yếu nhất về vấn đề này là bản Hán dịch Kinh-Lâu-Thán (kinh Thế Khởi). Bộ kinh này được dịch từ Trường-A-Hàm, quyển 18 đến 20 (do Phật-đà-da-xá và Trúc-Phật-niệm cùng dịch vào thời Hậu Tần). Những bản dịch khác thì có Khởi-Thế-Kinh, 10 quyển (do Xà-na-quật-đa dịch đời Tùy); Thế-nhân-bản-kinh, 10 quyển (do Đạt-ma-cấp-đa dịch, cũng đời Tùy). Tất cả có các phẩm sau đây:

1- Diêm-phù-đề-châu-phẩm; 2- Uất-đan-việt-phẩm; 3- Chuyển-luân-thánh-vương-phẩm; 4- Địa-ngục-phẩm; 5- Long-điểu-phẩm; 6- A-tu-long-phẩm; 7- Tứ-thiên-vương-phẩm; 8- Đao-lợi-thiên-phẩm; 9- Tam-tai-phẩm; 10- Chiến-đấu-phẩm; 11- Tam-trung-kiếp-phẩm; 12-Thế-bản-duyên-phẩm.

Tất cả những tài liệu trên đây được thành lập vào thời gian nào thì điều này vẫn chưa được rõ lắm, nhưng có điều chắc chắn chúng là những sản vậ Tam-thế-thực-hữu của thời kỳ mà nên thần học A-tỳ-đạt-ma đã được xây dựng.

Trong lần kết tập thứ tư, những kinh điển thuộc loại này được phụ và Trường-A-Hàm (lúc đầu, kinh văn và thế-giới-quan đích xác đã thuộc bộ loại, điều cứ xem có hai bản dịch khác cũng đủ rồi). Do đấy thế-giới-quan Phật giáo đã được thống nhất, về hình thức tuy đã được nhất định, nhưng nếu đem so sánh nó với những sự tập hợp sau này, thì về nhiều phương diện, nó chưa được luận cứu đến.

Thế-khởi-kinh, về mặt vật chất, tuy là A-tỳ-đạt-ma, nhưng trên danh nghĩa thì vẫn thuộc Khế-Kinh. Tuy nhiên, về danh nghĩa, nếu đặt nó vào địa vị A-tỳ-đạt-ma thì đó chính là “Phật-thuyết-lập-thế-a-tỳ-đàm-luận” (10 quyển, do Chân Đế dịch, Đại chính, 32, trang 173-226). Bộ luận chia các chương thành 25 phẩm đối lại với 10 phẩm trong kinh Thế-Khởi. Đó là:

1- Địa-động-phẩm; 2- Nam-diêm-phù-đề-phẩm; 3- Lục-đại-quốc-phẩm; 4- Dạ-xoa-thần-phẩm; 5- Lâu-xà-kỳ-lợi-tượng-vương-phẩm; 6- Tứ-thiên-hạ-phẩm; 7- Số-lượng-phẩm; 8- Thiên-trụ-xứ-phẩm; 9- Hoan-hỷ-viên-phẩm; 10- Chúng-xa-viên-phẩm; 11- Ác-khẩu-viên-phẩm; 12- Tạp-viên-phẩm; 13- Ba-lợi-dạ-đa-viên-phẩm; 14- Đề-đầu-lại-tra-thành-phẩm; 15- Tỳ-lưu-lặc-xoa-thành-phẩm; 16- Tỳ-lưu-bác-xoa-thành-phẩm; 17- Tỳ-sa-môn-thành-phẩm; 18- thiên-phi-thiên-chiến-đấu-phẩm; 19- Nhật-nguyệt-hành-phẩm; 20- Vân-hà-phẩm; 21-Thụ-sinh-phẩm; 22- Thọ-lượng-phẩm; 23- Phẩm-địa-ngục (trong đó có 10 phẩm nói 11 địa ngục); 24- Tiểu-tam-tai-phẩm (trong đó Tật-dịch-đao-binh và Cơ-ngã ba phẩm); và 25- đại-tam-tai-phẩm (hỏa tai).

Nội dung các phẩm trên đây là lấy thế giới hiện tượng làm nền tảng để nói về những hoạt động của các loài hữu tình trong đó. Tuy mang cái tên là “Phật thuyết” nhưng thật ra nó đã được các vị luận sư của A-tỳ-đạt-ma sau này chỉnh lý, do đó, chắc chắn ta có thể coi nó đã được chế tác theo kinh Thế-Khởi.

Thế-giới-quan của Phật giáo, đến đây đã dần dần được chỉnh lý, chế tác và, đến một trình độ nào đó, được xử lý như một đề mục độc lập để rồi cuối cùng đã được thống hợp thành một phân khoa trong các A-tỳ-đạt-ma luận thư. Trước hết là Thi-thiết-luận bản Hán dịch tuy có một phẩm Nhân-Thi-Thiết gồm 7 quyển (Đại chính, 26), nhưng ở Tây Tạng, ngoài Nhân-Thi-Thiết ra còn có Nghiệp-Thi-Thiết và Thế-Gian-Thi-Thiết ba phẩm. Trong phần phụ lục của hai phẩm đầu, De la Valleepoussin giới thiệu tác giảThế Thân và Xưng Hữu. Phẩm Thế-gian-thi-thiết tức là luận về thế-giới-quan mà chủ yếu là căn cứ vào kinh Thế Khởi trong Trường-A-Hàm và lấy đó làm phong thái để luận cứu của A-tỳ-đạt-ma. Điều này đã được thừa nhậnthời đại Long Thụ, cho nên trong luận Trí Độ quyển 2 có nói như sau:

“Có người cho rằng trong sáu phần A-tỳ-đàm thì Phân-biệt-thế-xứ-phận thứ 3 gồm 8 phẩm (kinh Lâu Thán cũng đặc vào phần thứ 3 trong 6 phấn) là do Mục Kiền Liên trứ tác (Đại chính, 25, trang 70, thượng).

Nghĩa là, trong sáu bộ luận A-tỳ-đạt-ma (Lục-túc-luận của Hữu Bộ?), Thi-thiết-luận được đặt vào hàng thứ 3. Mà phần chú thích thì căn cứ vào kinh Lâu-Thán, cho nên, về điểm này, đã ám chỉ luận Thi-Thiết đã được thoát thai từ kinh Thế-Khởi trong Trường-A-Hàm. Vả lại, trên thực tế, đem đối chiếu giữa Thế-Khởi kinh và Thế-gian-thi-thiết, người ta thấy có nhiều điểm nhất trí, đó là một sự thật không thể phủ nhận. Điều này chúng tôi đã trình bày qua trong “A-tỳ-đạt-ma-luận-nghiên cứu”, thiên thứ 3.

Về Hán dịch, luận Thi-Thiết tuy chưa được truyền một cách toàn thể, nhưng tại Ấn Độ, nó mang một ý nghĩa rất trong yếu, không những là một trong Lục-túc-luận của Hữu Bộ, mà đối với các bộ khác, nó cũng được rất coi trọng. Cho nên, Thế-gian-thi-thiết-luận đã được coi như một quyền uy về thế-giới-quan của Phật giáo. Nhất là trong Hữu Bộ Tôn, tức là trong các luận bộ khác, cũng là đề cập thế-giới-quan (chẳng hạn như Tập-dị-môn-túc-luận, quyển 11, thuyết minh về ngũ-thú, quyển 17, thuyết minh về Thất-thức-trụ, quyển 19, thuyết minh về Cữu-hữu-tình-cư; rồi đến Pháp-uẩn-túc-luận quyển 10 đến 12 thì có Căn-phẩm, Đa-giới-phẩm, Duyên-khởi-phẩm, và Thức-thân-túc-luận quyển 2 thì có Bổ-đặc-già-la-uẩn; sau hết, Phẩm-loại-túc-luận, quyển 6 nóI về Dị-sính-pháp, và quyển 8 thuyết minh về Cữu-hữu-tình-cư, v.v…). Đến khi tập hợp lại thì, về thế-giới-quan, luận Thi Thiết được coi là đặc biệt trọng yếu. Luận Đại-tỳ-bà-sa, vì là giải thích luận Phát Trí, nên không có chương đặc biệt về thế-giới-quan. Tuy nhiên, cũng thỉnh thoảng có chỗ nói đến thế giới và, về điểm này, đã lấy tài liệu từ Thế-gian-thi-thiết. Trong luận Pháp-Thắng-A-Tỳ-Đàm-Tâm tuy không có chương nào nói vể thế giới, nhưng trong luận A-tỳ-đạt-ma Câu xá của Thế Thân, vốn là tập đại thành của Pháp-thắng-a-tỳ-đàm-tâm luận, thì tong chương thứ 3, có lập một phẩm là Thế-gian-phẩm mà tôi cho rằng đã phỏng theo thể tài của luận Thi Thiết kể trên. Mà tinh thần phê bình của luận Câu xá tựa hồ còn triệt để hơn cả tinh thần đó trong Đại-tỳ-bà-sa, và nếu đem biểu hiện nó vào thế-giới-quan trong Thế-gian-phẩm thì, theo một ý nghĩa nào đó, có thể nói nó đã đạt đến điểm cao nhất trong các A-tỳ-đạt-ma luận thư. Chính vì thế mà xưa nay hễ cứ đề cập đến thế-giới-quan của Phật giáolập tức người ta nghĩ ngay đến Thế-gian-phẩm trong luận Câu xá. Biện-duyên-khởi-phẩm trong Thuận-chính-lý-luận, hoặc Hiển-tôn-luận chắc chắn đã dựa theo những tài liệu trên đây làm nền tảng tiêu chuẩn.

5- SỰ PHÂN LOẠI THẾ GIỚI.

Trước khi đi sâu vào đề tài chính, tôi tưởng cần nói qua về phương pháp phân loại thế giới đã.

Trong Phật giáo, thế giới (tức là thế gian) có hai nghĩa: một là vật khí thế gian, và một là hữu tình thế gian. Khí thế gian là chỉ nơi cư ngụ của các loài hữu tình, tức thế giới vật khí; còn hữu tình thế gian là chỉ cái tổng thể của sinh vật cư ngụ trong thế giới vật khí này. Hai cái đó tuy vốn không thể rời nhau, nhưng để tiện cho việc quan sát nên chia thành hai loại như thế: đó là cái thông lệ của nền giáo học Phật giáo. Do đó, chúng tôi tưởng cứ theo cách phân loại trên đây để quan sát thế-giới-quan của Phật giáo cho tiện lợi. Song, thế-giới-quan của Phật giáo vốn quan sát cái gọi là “Hữu tình thế gian”, vì đó là chủ yếu, nên trong khí-thế-gian-luận cũng bao hàm cả Hữu-tình-luận: điều tưởng không cần nói ai cũng đủ hiểu.

6- SÁCH THAM KHẢO.

khi nghiên cứu về vấn đề này, ngoài những tư liệu đã nói ở trên, những sác sau đây cũng là những tài liệu chủ yếu cần tham khảo:

a) Viên-Huy, Câu xá luận tụng sớ, quyển 8 đến 12.

b) W, Kirfel, Die Kosmographie (2te Abschnitt, Die Kosmographie der Buddisten) 1920 Bonn

c) Hastings, Encyclopaedia of Religion and Ethics (vol. IV, phàm phu. 129-138); Cosmogony and Cosmology (Buddist) by De la Valleepoussin.

Tạo bài viết
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.