- Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp

02/09/20189:48 SA(Xem: 7320)
- Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp

NHỤY NGUYÊN
SƯƠNG KHÓI PHẬN NGƯỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation


Phần II
CÕNG NGHIỆP BÊN BỜ VỰC THẲM

 

NGHĨ VỀ NGHIỆP
KHI THÂN CÒN NẶNG NGHIỆP


Thế gian bao người gặp Phật pháp, để hiểu cuộc đời vốn tràn ngập những đau khổ nào dễ tránh. Thân người quá hiếm hoi có lại, đời người mong manh nay sống mai chết và chết rồi có nguy cơ rơi vào cõi khổ vạn lần. Đời người là sự chi phối của nhân quả nghiệp báo và chết không phải hết trong nghĩa luân hồi vốn dĩ thường hằng dẫu chúng ta có tin hay không. Ta ăn uống đúng, nói đúng, trải tình cảm đến mọi người đó mới là cách hưởng thụ chân chính. Ta gặp được chân lý, là hưởng thụ chân chính. Phật luôn dạy thọ mạng và danh vị tiền tài ta có hôm nay đều từ phước phần nhiều gieo từ kiếp trước. Phước như dầu trong đèn; một khi phước vơi ắt thọ mạng lâm nguy. Những người vướng bệnh hiểm mà cứu được chính nhờ họ bất chợt tin điều này; trước án-luật-vô-tình, họ nỗ lực tích phước, nỗ lực sám hối những bất thiện, trong ý nghĩ từng vướng mắc, ác cảm với người; cho đến lúc tự thấy yêu thương và loài vật vốn yếu đuối nhỏ bé sẽ phước tăng, dầu được chêm và đèn tiếp tục sáng. Những trường hợp chữa lành ung thư nhờ chuyển đổi ý niệm, nhờ tích phước, niệm kinh, thế giới tính không xuể. Nhưng chúng ta không mấy ai biết phước trong mạng mình nhiều hay ít, dầu trong đèn còn bao nhiêu. Lời ân sư, cuộc sống hưởng thụ chính là tiêu phước (mà người đời thường hiểu nhầm thành hưởng phước). Thế nên đứng vào khuôn khổ của giới luật vốn là bờ rào an toàn để mỗi người không sa xuống hố thẳm của nghiệp. Tôi và bạn cũng như đứa trẻ lên ba chập chững, hoàn toàn không biết phía trước có hầm hố, nên người Mẹ phải giăng một hàng rào trước hết giữ mạng cho con. Chúng ta lại ngỡ Phật pháp trói buộc tự do, và khi văn hóa phương Tây tràn vào, nhiều người bị ma lực của ảo giác hưởng thụ cuốn hút thôi thúc đã tìm mọi cách gở bỏ làm nảy sinh tai chướng khôn lường. Đương nhiên không phải ai đụng nghiệp cũng là thoái đọa, không phải già bệnh và cái chết sờ gáy mới là thoái đọa, mà thực tế nhiều người nhốt trong thứ hạnh phúc ảo đang sống trong cảnh giới của tam đồ rồi lại chẳng hay. Nhờ còn tấm thân dật giờ nên chưa thật sự nhập không gian (mình đã thọ nhận) ở kiếp sau. Tôi và bạn chưa chạm tới công phu chuyên môn, chỉ là từ cái hiểu tri thức mà lạm bàn, cũng tự thương chính mình thay! 

Con người chết song không phải thực chết; chết chỉ bỏ lại cái thân, còn hồn/thức còn quanh quẩn trong cõi thân trung ấm nhận chịu khổ đau từ nghiệp quả. Cái thời khắc này khiến hành giả dễ nổi sân và không còn tin Phật pháp, bởi từ lâu họ ảo tưởng mang cái tâm tham sân vượt khỏi biển vô biên nghiệp chướng. Ý niệm cho Phật không ứng linh đối với nghiệp tu, hành giả dễ liền rơi vào ác đạo! Vẫn có tín tâmnhận ra những lầm lỗi khiến ta vẫn âm u trong thân trung ấm, là may mắn lắm vậy. Lúc sống ta có tiền đổi được cái ăn uống. Chết đi vả chăng được ăn uống là nhờ lúc sống tích phước; không có phước dĩ nhiên qua bên họ hoàn toàn trắng tay, còn khổ sở hơn một người ăn xin. Nói điều này hơi đau xót. Nhiều người tu lâu năm cũng không màng tới những chuyện “cỏn con” trong gia đình lúc có hậu/họa sự, do đó họ xem thường luôn việc dành phước (nhờ tâm thanh tịnh trong đời sống) cho giờ phút lâm chung, bởi điều này thể hiện rất rõ công phu hành chánh pháp của một chúng sanh. Ngoài công đức và phước, nghiệp dữ là điều thứ hai người ta mang theo. Có phước và nghiệp hay không chúng ta dễ biết về một người mà lúc sống họ biết bố thí tài sản, bố thí lòng từ ái, nhiệt huyết giúp người, bố thí sự yêu thương đến cả loài vật; phước đức lớn nhất là học và hành theo Phật, chuyên niệm Phật, tụng kinh hành thiền (trước hết tạo từ trường/sóng tư tưởng siêu thiện góp phần thanh lọc thời không ô nhiễm), cúng dường Tam bảo, kính Tăng, thật tâm buông chấp ta bà). Phước được tạo từ việc bất cứ người nào có giữ giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm tà hạnh với ai ngoài vợ kể cả trong suy tưởng, không rượu bia say sưa và các chất kích thích gây nghiện, không nói dối, không tham sân si, ngã mạn, không hoài nghi kinh điển và lời tổ sư, thánh hiền).

Nghiệp là sự tích hợp những hành vi, lời nói, ý nghĩ của chúng ta làm ảnh hưởng đến người khác và vạn vật kể cả ở thế giới vô hình; là lộ trình tương duyên từ nhân tới quả và ngược lại.

Hành động, lời nói thì quá rõ. Nhưng còn ý nghĩ, xét đến cùng, nó gây nghiệp nặng, “vô tư” nhất. Bởi ta không “nghe”, không sờ thấy, không nhìn thấy nên nghiệp ý an nhiên tung hoành, cũng không mấy ai nhận ra sự tai hại của ý nghiệpkiểm soát, chưa nói tới liệu kiểm soát được không. Một vị thiền sư từng ví, nếu não bộ chúng ta trổ một cửa sổ bằng kính trong suốt, để ai cũng nhìn thấy vô vàn những ý nghĩ của ta... sẽ hổ thẹn nhường nào. Nhưng nghiệp bí ẩn. Đời người từ khi sinh thành cho tới ngày hoại diệt đều có sẵn một file trong vũ trụ, tất thảy mọi hành động lời nói ý nghĩ sẽ được save lại. Đức trong đó và nghiệp cũng tại đó. Khỏi bàn nếu chúng ta bước qua thế giới khác. Tên tội phạm có thể chối bay máy thăm dò nói dối hiện đại song hành động của hắn lọt vào một thước phim lập tức cúi đầu nhận tội. Người tu chân chính, họ không cần camera cũng dừng bước lúc đèn đỏ bật. Người chân tu, camera theo dõi họ là sự tỉnh thức. Ta thông dự vào cuộc sống trần tục, nếu không thật vững tâm thì đụng vào đâu cũng dễ gây nghiệp. Không ít lần tôi bị oan. Cũng tức. Nhưng cố giấu, rồi tìm lời khuyên. Bạn đồng tu bảo nên tác động sự cảm thông, niềm hòa ái đến người đó qua ý nghĩ.

Lời nói là biểu hiện rõ thứ hai của sự nghiệp. Hằng ngày miệng chúng ta luôn gây nghiệp. Vậy mới có tu khẩu, tịnh khẩu. Nhiều bậc trí thức, nguồn của khẩu nghiệp do tâm tật đố ganh tị. Nói xấu. Ai giàu hơn, tài hơn, đẹp hơn, quyền chức hơn... nói xấu, thậm chí muốn nhổ người ta khỏi mặt đất này. Tiếp xúc một người trong nhiều năm, nhận thấy hễ ngồi với ai ở đâu, không nói xấu thì không chịu nổi và rốt cục người đó tìm đến chỗ khác để nói xấu (một ai đó). Nghĩa là (trường hợp phổ biến) nếu muốn hơn một người, thay vì mình cao đối thủ cũng cao, anh ta phải moi móc đối thủ, hạ đối thủ, phải ghìm đối thủ xuống để được cao. Do tích tập từ nhỏ, tâm lý chung thích gom chuyện xấu ác. Chuyện xấu ác luôn là nhiên liệu trong các cuộc trò chuyện, đàm đạo. Chuyện xấu ác còn có tên gọi khác là rác rưởi. Một khi chuyện xấu được ta hứng khởi thuật lại nhiều lần trước đám đông, hãy xem chừng, bởi rác ấy đang lưu cửu vào tâm thức. Theo đà này, theo thời gian tâm thành một thùng rác khổng lồ. Tu trước hết cần biết tẩy/xóa lỗi người ngay khi thông tin ấy xâm nhập. Lỗi thế gian, nghe mà như không nghe, thấy như không thấy. Một người vẫn thường nhận phong bì bất chính lại quyết liệt chống tham nhũng, xét về mặt đạo lý, là dối, vọng ngữ. Phật từng khuyên chúng sanh trong kinh Vô Lượng Thọ: “Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá (khéo giữ gìn khẩu nghiệp, chẳng chê bai lỗi người). Đạo lý sâu xa quá đỗi. Trong một xã hội động loạn, người ta sẽ gay gắt phản biện trước thảm kịch cái ác ngày càng lên ngôi, mà không đặt ngược câu hỏi: Nếu tất cả người trên hành tinh đều không ngó lỗi nhau mà chỉ xiển dương điều thiện, thế giới sẽ ra sao? Trong bàn nhậu, nói xấu người vắng mặt đã trở thành niềm hứng khởi vô tận cho những bàn tay cùng dơ ly cụng. Sự tiếp tay của tràng cười rú lên tựa hồi c̣i chói óc của con tàu nghiệp lực nặng nề chuyển bánh trong cuộc hành tŕnh đến miền tối.

Hẳn sẽ nghịch lý khi nói hành động gây nghiệp ít nhất so với ý nghĩlời nói. Tức giận một người, ta không dám đánh, trong lúc lại sau lưng nói xấu người ấy bao lần và sản sinh nhiều ý nghĩ độc, nguyền rủa người ta bị thế này thế nọ. Lời nói xấu từ A đến tai B, B truyền lại với C, D… Ở đây dĩ nhiên B và C sẽ nhận nghiệp dẫu ít hơn A, còn A lãnh nghiệp phần trăm theo số người truyền lại điều xấu đó. Đôi lúc cùng một hành động song mức độ gây nghiệp hoàn toàn khác nhau. Giả dụ tôi tới cơ quan bật điện hành pháp, mức độ gây nghiệp sẽ nhẹ hơn nhiều so với: một sớm tôi thấy điện ở phòng đồng nghiệp sáng, nghĩ chiều qua họ quên tắt; gặp hỏi, hết sức ngỡ ngàng khi họ tỉnh bơ: "Tối qua tới cơ quan lấy cuốn sách, tắt điện đi ra thì tối quá…". Chưa đầy một phút ngợp bóng tối mà họ vô tư để điện đỏ suốt đêm. Nhiều thì vài ngàn chứ mấy. Vấn đề không phải chỗ đó. Hành vi ấy nếu quy ra nghiệp, ta chưa hẳn đủ khả năng trả. Bây giờ chùa nhiều, việc cúng dường của đại gia phần lớn bỏ tiền cầu sự bình an, mua thêm giàu có. Chúng ta ra đường rồi trở về thường nhẩm xem mình tiêu hết bao tiền mà quên soát sau một ngày tích điều thiện gì; lời đức hay lỗ nghiệp lòi ra ngay. Buông xuôi, thì câu nói này của một học giả tôi quên tên là chính xác: Mỗi người ra khỏi nhà mỗi sớm và trở về mỗi tối như những con côn trùng sặc sỡ trở về vùng đầm lầy. Rồi đến việc cúng dường thời nay cũng mang nhiều sự tướng, nặng hữu lậu. Có lần tôi tới Phú Thọ, ghé vào ngôi chùa mới được trùng tu. Trước sân có hồ rộng, bên phải từ ngoài vào trồng cây bồ đề nhỏ. Dưới gốc ai đó cúng dường hòn non bộ đá tổ ong trắng rất đẹp. Đẹp mà không đẹp. Những chỗ trơn tru nhẵn thín của hòn non bộ cao khoảng mét đó tên vợ tên chồng, cả tên con đều được khắc lên. Sẽ chẳng sao nếu hòn non bộ thật cao lớn, để cho mấy dòng họ và tên kia khách viếng thăm phải vòng quanh mới vô tình thấy. Sát tường bao của ngôi chùa này, bên trái là mái che dài chừng 10m, nơi đặt các bia công đức. Tấm bia lớn nhất, kích cỡ khoảng 7m x 1,2m, họ tên và số tiền được khắc đầy đủ, người ít nhất hai trăm ngàn, người nhiều vài ba triệu. Thử làm một phép tính, tổng số tiền, thật bất ngờ, nó khoảng 15 triệu, đủ mua tấm bia và trả công thợ chạm. Tức họ cúng dường chỉ đủ dựng tấm bia đó ghi tên vào… lịch sử! Giữa năm 2011 có Đại lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ ở Quảng Trị được rất nhiều vị sư và quan chức tham dự; nhiều doanh nghiệp lớn chung tay tài trợ. Một việc tri ân ý nghĩa như vậy nhưng đến giờ chót nghe tin Ban tổ chức dẫu tìm nhiều cách vẫn không có truyền hình trực tiếp theo như kịch bản, một vài Mạnh thường quân nổi cồ yêu cầu rút lại tiền tài trợ. Vậy ra cái sự cúng dường kia là kinh doanh thương hiệu chứ tâm nguyện gì đâu! Thu nhỏ lại, không ít cá nhân tung tiền làm từ thiện với mục đích đẹp mặt mình trên tivi, chưa tính chuyện tiền của họ có trong sạch? Nếu là tiền mồ hôi nước mắt, việc từ thiện ấy do trừ đi khoản mua danh, họ vẫn được phần trăm đức; nếu tiền không chánh mạng, không ngoại trừ họ còn tích thêm nghiệp. Tinh thần Phật pháp nêu rõ: làm Phật sựtâm không thanh tịnh dễ thành ma sự. Chúa Giêsu từng phán trong Bài giảng trên núi (Kinh Tân Ước): “Khi con làm phúc của gì, chớ cho tay trái biết việc tay phải làm”.

Trong buổi giảng pháp tại Thiền viện Vạn Hạnh, Đà Lạt (29-31/3/2010), Đức Gyalwang Drukpa có nói: “Cúng dường giúp bạn tích lũy công đức. Chúng ta nghèo đói bởi vì chúng ta không cúng dường; chúng ta chỉ không ngừng khư khư giữ cho mình, bởi vậy chúng ta nghèo khó”. Nghe qua có vẻ không hợp lý, nó đồng nghĩa với việc những người tích cóp thật nhiều tiền phòng bệnh tật nhưng nếu vô tư cho đi phần lớn số tiền đó, bệnh tật sẽ không gõ cửa thân thể vật lý của họ nữa. Hay cũng như một người chỉ lo chế biến bữa ăn hàng ngày nào thịt cá nào rau sao cho đủ dinh dưỡng, trong lúc họ không dám ăn chay, ăn dưỡng sinh đạm bạc và không cần biết đến menu khoa học vẫn khỏe mạnh. Đức Gyalwang Drukpa cũng phân chia ra những hình thức cúng dường: “Cúng dường cũng không chỉ nhất thiết là những phẩm vật mà bạn cúng dường lên Thượng sư, chư Phật, chư đại Bồ tát hay lên Tăng già, có thể thậm chí cúng dường lên cả chúng sinh”. Tôi xin mạn phép nói rộng thêm nữa: Ngoài sự cúng dường tốt thắng thuộc về Tam bảo, nếu có thể nới rộng hơn nữa, hãy thành tâm bá thí cho súc vật. Sau khi đã cúng dường Tam bảo; giữa một người nghèo chưa đói và con chó hàng xóm bị gia chủ thường niên bỏ đói, đêm đông phải nằm ngoài thềm lạnh, tôi sẽ chọn cúng dường cho con chó tội nghiệp kia. Một kênh truyền hình tỉnh nọ có chương trình “Nối nhịp nghĩa tình”, những gia cảnh được phát quả bi đát. Ai chưa giúp được, hãy nên hạ khẩu phần ăn của mình xuống. Bình dân. Đó có thể hiểu là cúng dường vi tế. Tôi nhớ hồi còn nhỏ, thời mới ra loại mì tôm Tân Bình vỏ bằng giấy. Nhà bảy thành viên, anh trai tôi đi buôn góp nhóp trong mười ngày mới mua nổi 6 gói để chia ăn cùng một lúc. Bây giờ không ít người đoạn tuyệt với mì tôm để chuyển qua bún cháo cho buổi sáng. Người biết cúng dường không nên chê bát mì tôm suông trong lúc có được mì tôm ăn sáng vẫn là mơ ước của rất nhiều con người phải nhịn đói hoặc ăn khoai sắn, cơm nguội để đến trường và lao động. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà đức Chúa “rất lấy làm tiếc” cho người giàu muốn lên Thiên đàng.

Không nên nghĩ việc nhỏ thì nghiệp nhỏ. Hả hê với việc mình cúng dường bạc triệu, mà xem ra mỏng đức hơn xới một chén cơm trân trọng dâng người ăn mày đói khát. Ở thành phố, cảnh thương tâm gặp nhiều là tại nạn giao thông. Một người nằm sấp sát lề đường, trước chiếc xe tải… Mấy chục người vây quanh ồn ả: “Chở họ đi viện cái”; “Còn thở kìa”; “Để nguyên hiện trường!”; “Sắp chết rồi còn chở đi đâu nữa”. Rất nhiều ta-xi cách hiện trường vài trăm mét liền quay đầu bỏ chạy. Cái chết càng tiến gần người bị nạn. Trường hợp khác. Cặp tình nhân lúc người ta năn nỉ chở nạn nhân tới bệnh viện, cô gái đã thúc tay lia lịa vào chàng trai - chiếc xe máy rù ga. Bỏ qua cơ hội tích đức. Tình yêu của họ mang theo sự vô tâm vô cảm! Giả thử người yêu lâm vào hoàn cảnh đó, cô nàng không lạy lục người ta đưa tới viện thật nhanh, quả nhiên đó là chuyện lạ. Lại thí dụ: người sắp chết đuối, không ai dám nhảy xuống cứu vì sợ Long vương bắt thế mạng. Nhớ trong cơn lũ năm 2004, một thanh niên người huyện Phú Lộc nhảy xuống dòng nước xiết cứu cùng lúc hai cô gái. Bệnh là nghiệp. Nạn nghiệp tự chiêu, nhưng khoanh tay đứng nhìn người hoạn nạn cũng đồng tích ác nghiệp.

Bản thân từng than van đang phải sống trong một môi trường bất an, thực chất do chính tôi bất an. Một khi cá nhân bất an thì không thể có xã hội bình an. Có một “bộ tộc thiểu số tên là Kogi, nguồn gốc từ nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia, nơi quanh năm mây mờ bao phủ”. Không tích trữ, họ sống tự tại ngày ba bữa và không xích mích tị hiềm với ai. Chỉ ăn chay mà họ không bệnh tật và tuổi thọ trung bình hơn 100. Không dính dáng đến khoa học kỹ thuật, họ lại “biết tuốt” về những khám phá vĩ đại. Điều đáng lưu ý: họ không có tôn giáo. Đạo Phật nguồn gốc vốn cũng không phải tôn giáo, người Kogi sống theo với quy luật tự nhiên/vũ trụ, thì chính là sống đúng với đạo Pháp. Đó là biết “mệnh trời”. Không gian bộ tộc Kogi sinh sống tuyệt đối an ổn. Nhưng, nếu ta đặt một phàm phu vào đó chung sống, hẳn họ lại thấy thiết chế nơi đây bất ổn. Vậy mới thấm câu thơ của cụ Nguyễn: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Tâm tùy cảnh chuyển. Tâm tịnh thời cõi Phật tịnh.

Tâm nhiễm là tâm bất định. Tâm bất định thì thân bất định. Người ấy sẽ khó sập mọi giác quan bình yên cho được. Ngược lại bậc chân tu, ngũ căn thông suốt song trần cảnh không khiến tâm dao động nên họ ngồi thiền hàng giờ hàng ngày. Những tiện nghi tưởng sẽ đưa con người tới an lạc, sau một thời gian nó lại khuấy đảo tâm. Có những người xây WC rất tiện nghi và phát ngôn là nơi đưa lại cho họ sự an tĩnh. Nếu vậy, thì thiết tưởng lên núi sống một mình còn... bình an bội phần. Con người với tâm không định thì có chui vào lô cốt cũng khác chi ở chợ trời. Tâm định, công phu có được này cơ bản bắt nguồn từ việc “không nhìn lỗi thế gian”. Giới khoa học đưa ra một kết luận vô cùng quan trọng: không nên chống chiến tranh mà hãy ủng hộ hòa bình. Từ đây triển khai ra ở mọi hoạt động trong cuộc sống sẽ chuyển được cả vận mạng. Ai đó từng chống chiến tranh, không có nghĩa bây giờ phủi tay, mà dành thời gian và tâm sức ủng hộ hòa bình. Tại sao? Bởi quy luật vận hành của vũ trụ là như vậy. Sống trái với quy luật ấy đồng nghĩa vi phạm “pháp luật” vũ trụ, vận mạng cá nhân dĩ nhiên méo mó.

Nhớ lời của một ông bạn: “Anh cảm thấy em mang cái nghiệp hơi nặng. Có người có xu hướng tìm sự giản đơn để được bình an; có người lại vô tình hoặc cố ý làm cho đời sống mình rối ren hơn, xáo trộn và bất ổn...”. Bây giờ chợt ngẫm: Người ta chỉ có thể xoay được mệnh khi sống tốt hơn, có ích hơn, gần hơn với Phật pháp. Tôi mơ hồ cảm thấy mình đang cố vùng vẫy sống tốt hơn. Còn nghiệp không đơn giản ở kiếp này mà còn tích lại từ những kiếp trước. Nghiệp bất khả tư nghì, có tránh cũng không dễ ngoại trừ thật thà niệm Phậtgiao phó vận mạng cho nguyện lực độ tận chúng sanh của chư Phật.

Tạo nghĩa cử đẹp mà mong được đáp đền, đã là tiền trao cháo múc; nghiệp lành trả xứng đáng, đồng nghĩa người ấy "trắng tay". Là con người, hiển nhiên chúng ta đang mang nghiệp. Nói cách khác, trừ một số bậc xuống đầu thai hóa độ, đã mang thân người là mang nghiệp. Không nguyện thoát vòng luân hồi hắc ám, nghiệp đôi khi chúng ta phải trả ở kiếp sau nữa, và đức tích hằng ngày đôi khi cũng không được hưởng tại kiếp này. Đó chính là sự "bất công" mà con người trong đó có tôi, thật tội nghiệp lại chưa thật tin vào cán cân diệu kỳ của vũ trụ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/12/2016(Xem: 9727)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.