Thường Vô Thường (phần 5)

03/06/20191:04 SA(Xem: 7273)
Thường Vô Thường (phần 5)

THƯỜNG VÔ THƯỜNG
(Phần 5)
Mãn Tự

 

hoa sen tàn lụi“Diệt! Sinh Diệt - Tịch diệt hiện tiền” Đó là lời của Đức Thế Tôn Như Lai cho các vị Đại Bồ Tát tu hành Pháp môn Vô Thường sinh diệt, phát đại nguyện mong cầu chứng được Pháp Thường Trụ bất sinh bất diệt thì phải  Diệt! Sinh - Diệt. Vậy Sinh - Diệt là gì? Và tại sao phải “Diệt” Sinh - Diệt. Và Sinh - Diệt vận hành như thế nào.

Mở đầu Kinh Lăng Già ngài Bồ Tát Đại Huệ bạch Đức Thế Tôn! Thức có mấy thứ sinh - trụ - diệt! Thế Tôn bảo Đại Huệ! Các “thức” có hai thứ sinh - trụ - diệt không thể dùng suy nghĩ mà biết được.  Hai thứ sinh đó là lưu trú sinh và tướng sinh. Hai thứ trụ đó là lưu trú trụ và tướng trụ. Hai thứ diệt đó là lưu trú diệt và tướng diệt! Hay: Tướng hiện thì lưu trú sinh, tướng trụ thì lưu trú trụ, tướng diệt thì lưu trú diệt (tướng là hình tướng), (lưu trú là dòng tâm thức lưu giữ lại)

Trong đoạn kinh văn này Đức Thế Tôn xác định là không thể dùng suy nghĩ để mà biết được, vì suy nghĩ là thức thứ sáu tức ý thức, còn sinh diệt ở đây là thức thứ tám tức là A lại da thức. A lại da thức có lúc Thế Tôn gọi là tâm hiện lượng, nó vô cùng vi tế triển chuyển không ngừng mà nó chỉ lưu xuất ra tin tức, nó không phải thiện hay là ác, giống như cái computer nó lưu trữ mọi tin tức mà nó không thiện ác, đúng sai.

Bản chất A lại da thức là cái kho tích chứa lưu trữ nhưng vì không thấy không biết nên bị nó dẫn dắt, nó bao gồm hạt giống chủng tử của tất cả Chúng Sinh trong Pháp giới, nó giữ gìn không để hư mất, dù kiếp kiếp luân hồi vô lượng thời gian trong ba cỏi thì cũng không suy xuyển. A lại da thức cực kỳ vi tế khó thấy khó biết, không phải Đấng Giác Ngộ thì không thể nào nhận ra được. Tuy nhiên nó là vô thường sinh diệt, Vì sao?Vì không phải bỏ vào một lần.

Diệt! Sinh - Diệt dùng phương pháp nào để Diệt! Sinh - Diệt:

-         Phương pháp thứ nhất: Suy nghĩÝ thức, thức thứ sáu là không được rồi. Đức Thế Tôn cũng xác định như vậy, vì thức thứ sáu giống như người lính còn A lại da thức là tổng tư lệnh, người lính chỉ thi hành mệnh lệnh. Còn việc của tổng tư lệnh vì quá cao, quá xa đối với người lính.

-         Phương pháp thứ hai: là những vị tu hành đạt được thiền định siêu việt nhận ra tâm hiện lượng giống như tịnh chỉ lưu thủy,  tuy nhiên không thấy được sinh sinh diệt diệt tiếp nối vì nó quá nhanh, hơn nữa cảnh giới đó nó không gây nên phiền não nên vị tu hành đó bị mê mờ, sinh- diệt còn chưa biết thì làm sao Diệt! Sinh - Diệt.

-         Phương pháp thứ ba: lấy sinh để diệt Diệt cũng không được, nếu không có Diệt thì sinh từ đâu có, còn Diệt cũng vậy.

Vậy tu hành từ Vô Thường Sinh - Diệt làm sao để bước lên Thường Trụ Bất Sinh Bất Diệt. Theo Thiền Tông Trung Hoa là “Đầu sào trăm trượng bước ra bước nữa”. Tuy nhiên dù có bước ra bước nữa thì vẫn chưa Viên mãn. Trong Thiền Luận Suzuki đề cập tới bốn cảnh giới Hoa Nghiêm đó là:

  1. vô ngại pháp giới.
  2. Sự vô ngại pháp giới.
  3. Lý sự vô ngại pháp giới.
  4. Sự sự vô ngại pháp giới.

Trong bốn cảnh giới Kinh Hoa Nghiêm đó Thiền sư Suzuki xác quyết rằng “Tất cả các Thiền sư Trung Hoa cảnh giới tận cùng chứng đắc là: Lý sự vô ngại Pháp giới, còn sự sự vô ngại Pháp giới thì không một vị nào”. Thiền sư Suzuki xác định như vậy theo sự thấy biết của ông ta, tuy nhiên không giải thích tại sao?

Người viết không biết từ “Diệt” tiếng Sankrit dịch sang Hán tự có chính xác hay không. Từ “Diệt” có hai nghĩa:

-         Một là nghĩa thông thường mọi người đều biết đó là: Diệt là diệt bỏ, từ bỏ.

-         Còn nghĩa thứ hai là: Diệt là tịch diệt, lặng yên.

Do nghĩa thứ hai nên trong nhiều bộ Kinh không có gì không đúng, tuy nhiên với hai câu kệ:

 “Sinh - diệt đã diệt,

 Tịch diệt hiện tiền”

Nói lên từ Vô Thường Sinh Diệt chứng được Thường Trụ Bất Sinh Bất Diệt. Nếu đối với hai nghĩa ở trên thì  lại quá khập khểng, người viết mong có các vị thông thạo nhiều về ngôn ngữ học chỉ cho một vài từ khác để có thể thích hợp hơn không, mong thay.

Những vị tu hành đã chứng đắc “Chư hành vô thường là Pháp sinh diệt”mà bước lên để chứng Pháp “Thường Trụ Bất Sinh Bất Diệt” thì từ Diệt với hai nghĩadiệt bỏ, hay tịch diệt thì đều bất khả thi, vì sao?Vì Thường và Vô Thường không hai nên không thể dùng Pháp đối trị được.Vậy bằng phương pháp nào các vị tu hành chứng được Pháp Thường Trụ bất sinh bất diệt,chứng được cảnh giới thứ tư là Sự Sự vô ngại Viên mãn Hạnh nguyện Phổ Hiền. Đó là hai câu kệ:

“Trí bất đắc hữu vô.

Nhi hưng Đại Bi Tâm.”

Dịch nghĩa:

“Trí bất đắc hữu vô.

Tâm Đại Bi thẳng tiến.”

Nghĩa như thế nào mà đưa hành giả từ Vô Thường chứng được Pháp Thường Trụ. Trí bất đắc hữu vô là tổng, toàn bộ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa là biệt. Trí bất đắc hữu vô Kinh Lăng Già là nói cho các Đại Bồ Tát, còn Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa vì giảng cho các vị Bồ Tát sơ phát tâm cùng chư vị Thanh Văn Nhị Thừa nên từ Bất đắc hữu vô, thành Vô sở đắc, vô sở trụ

Từ tuy có khác mà nghĩa thì giống nhau.Trí bất đắc hữu vô thì chứng Chánh trí tự giác còn Vô sở đắc vô sở trụ thì chứng Bát Nhã Ba La Mật Trí.

Các vị Bồ Tát sơ phát tâm cùng các vị Nhị Thừa trước khi đến với Thế Tôn thì đều là Bà La Môn nên hầu hết các vị đó đều có sở đắc, đắc cái gì? Trụ cái gì? Đắc từ cảnh giới Sơ Thiền cho đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, còn Trụ là trụ thân ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Kinh Bát Nhã Ba La Mật từ thấp lên cao là vậy.

“ Trí bất đắc hữu vô = Sinh - diệt đã Diệt”. Sinh là hữu diệt là vô. Hữu - vô bất đắc, ngay đó Pháp bất sinh - Bất diệt hiện tiền.

 Mượn phương tiện thực hành tu học từ Pháp Sinh - diệt để chứng được Pháp bất sinh - Bất diệt, không như Thiền Tông Trung Hoa là “Đầu sào trăm trượng bước ra bước nữa” mà Kinh Lăng Già Đức Thế Tôn chỉ cho hành giả phương pháp trung dung đó là:“Tâm Đại bi thẳng tiến” vì sao Đại Bi Tâm thẳng tiến mới Viên mãn được Sự Sự vô ngại?

“Từ” là thương xót chúng sinh cứu độ chúng sinh: như đói cho ăn, khát cho uống, bệnh tật cho thuốc men… Còn “Bi” là chịu khổ cho chúng sinh. Không chịu khổ cho chúng sinh thì không học hết Pháp Hữu vô - bất nhị. Phải học hết pháp Hữu vô - bất nhị thì mới Viên mãn cảnh giới Sự Sự vô ngại.

Ngộ và Chứng, hay Trí và Hạnh tuy không hai, nhưng có Trí mà thiếu Hạnh thì Trí đó chưa hoàn tất. Pháp Như Lai nói ra là vì Chúng sinh, không Chúng sinh cũng không có Pháp. Có Trí mà Trí đó không thực hiện Hạnh độ Chúng sinh thì Trí đó không phải là Trí Chư Như Lai Thế Tôn. Vì vậy trong Kinh có câu: “Phật Pháp - Thế Gian Pháp không hai” hay “Thế Đế- Đệ Nhất Nghĩa Đế bất nhị”.

Bài kệ bốn câu của Lục Tổ Huệ Năng câu đầu là:

-         “Bồ Đề vốn không cội”

Đó là ngài nói lên khi mới giác ngộ, tuy nhiên khi hành cái Hạnh thì:

-         “Bồ Đề vốn có cội”.

Khi Hạnh Viên mãn thì:

-         “Bồ Đề không cội”

Ba câu đó như thế này:

  1. Bồ đề vốn không cội!  là nói khi mới giác ngộ Tánh Không.
  2. Bồ đề vốn có cội: là nói khi thực hành Hạnh nguyện.
  3. Bồ đề không cội: là nói Hạnh viên mãn.

Câu thứ hai nói “Bồ Đề vốn có cội”! Vậy cội Bồ Đề ở đâu? Cội Bồ Đề ở ngay trong Chúng sinh. Không có Chúng Sinh không có Vô Thượng Bồ Đề, không có thành Chánh Đẳng Giác.

Câu ‘Nhi hưng Đại Bi Tâm” trong Kinh Lăng Già Đức Như Lai chỉ cho các vị Tu sĩ con đường trung đạo không giải đãi, không cực đoan, thực hành hạnh nguyện độ sanh, vừa lợi mình vừa lợi người. Không ở trong Chúng sinh học Hạnh Phổ Hiền trong bất khả thời gian, trong bất khả cỏi, trong bất khả cảnh giới… thì không thể nào Viên mãn Pháp Bất Nhị. Bất Nhị Pháp môn sâu sa như thế nào? Trong kinh Hoa Nghiêm chỉ ra 10 loại trí đó:

  1. Chư Thế Tôn biết tất cả Pháp không nơi xu hướng mà hay xuất sanh hồi hướng nguyện Trí.
  2. Chư Thế Tôn biết tất cả Pháp đều không có thân mà hay xuất sanh Thanh tịnh thân Trí.
  3. Chư Thế Tôn biết tất cả Pháp bổn lai không hai mà hay xuất sanh Năng Giác Ngộ Trí.
  4. Chư Như Lai biết tất cả Pháp Vô Ngã -Vô Chúng Sanh mà hay xuất sanh điều chúng sanh Trí.
  5. Chư Như Lai biết tất cả Pháp bổn lai vô tướng mà hay xuất sanh Liễu chư tướng Trí.
  6. Chư Như Lai biết tất cả thế giới không có thành hoại mà hay xuất sanh Liễu thành hoại Trí.
  7. Chư Như Lai biết tất cả Pháp không có tạo tác mà hay xuất sanh Trí nghiệp quả trí.
  8. Chư Như Lai biết tất cả Pháp khôngngôn thuyết mà hay xuất sanh Liễu ngôn thuyết Trí.
  9. Chư Như Lai biết tất cả Pháp khôngnhiễm tịnh mà hay xuất sanh Trí nhiễm tịnh trí.

10. Chư Như Lai biết tất cả Pháp khôngsinh diệt mà hay xuất sanh Liễu sinh diệt trí. 

 Độ tận Chúng sinh, có bao nhiêu Chúng Sinh để độ? Trong Kinh Kim Cang Thế Tôn dạy có mười hai loại chúng sinh từ thai sanh, noãn sanh, hoá sanh, thấp sanh, loại có tưởng, loại không tưởng…tất cả đều diệt độ vào Vô dư Niết bàn thì gọi là độ tận. Làm sao thấy biết mười hai loài chúng sanh để độ? Mười hai loài chúng sanh ở ngay nơi thân tâm này, tuy nhiên muốn thấy được thì phải tu hành phải có định lực.

          Nói về Định thì có Tứ Thiền Bát Định nhưng ở đây chỉ đưa lên hai loại Định:

  1. Là Định diệt Pháp.
  2. Là Trí Định.

Nếu là Định diệt Pháp thì chỉ biết một phần rất là nhỏ, vì chỉ biết tự thân mà thôi.Còn Trí Định thì mới biết Tam giới duy tâm,Vạn pháp lý thức.

Định diệt Pháp thì có được Giải thoát Thân còn Trí Định thì gọi là Pháp Thân.

Sao gọi là  Pháp Thân? Pháp Thân là Thấy tất cả Chúng sinh trong một Chúng sinh, một Chúng sinh trong tất cả Chúng sinh nên có câu: “Một khởi tất cả đều khởi” hay trùng trùng duyên khởi vô ngại không hề chống đối lẫn nhau giống như Tự tánh Tứ Đại.

Nói độ tận mười hai loại chúng sinh trong hư không Pháp giới, trong vô lượng A tăng kỳ kiếp thời gian thì đối với những vị tu hành sợ khổ, diệt khổ để được an lạc, Niết bàn đó là việc bất khả thi. Nếu dùng sự thấy biết của NhịThừa, dùng trí thức của Nhân Thiên Thừa để suy tưởng, hình dung những hạnh nguyện chư Đại Bồ Tát thì chỉ Kính nhi viễn chi, đúng là dọa chết người thật vậy. Tất cả Kinh Đại Thừa Đức Như Lai đứng ở Chân Như Pháp giới bất sinh bất diệt, dùng ngôn ngữ, văn tự, sinh diệt thuyết pháp cho chúng sinh ở trong sinh diệt, chấp thủ nghe nhận.Do sống trong sinh diệt, do ý thức vận hành nên nghe như thế nào thì ghi nhận như thế đó, dụ như Đức Như Lai thuyết Chúng sinh thì ghi nhậnChúng sinh, thuyết Sinh diệt thì ghi nhậnSinh diệt, thuyết Vô thường thì ghi nhậnVô thường, thuyếtKhổ thì ghi nhận là Khổ…Tuy nhiên, Như Laitùy thuận nên thuyết Chúng sinh dù không phải là Chúng sinh mà nói là Chúng sinh. Thuyết Vô Thường dù rằng không phải là Vô Thường mà nói là Vô Thường. Thuyết Sinh diệt dù không phải là sinh diệt mà nói sinh diệt. Khổ cũng vậy... Vì vậy Kinh Đại Niết Bàn Thế Tôn dạy rằng:

“Có cái Khổ, không người chịu Khổ.

Sinh diệt, không người Sinh diệt”

 Nói Vô Thường,vì không phải Vô Thường nên Đức Thế Tôn nói là Vô thường... Nhiều vị Trí Thức đọc đoạn kinh này đều cho rằng Đức Như Lai “Phủ Định” những gì ngài nói ra.Thật ra với Thế Tôn thì hoàn toàn không có “Thiết Lập”, đã không thiết lập thì “Phủ định” cái gì. Nói Thế Tôn không thiết lập vậy kinh điển lưu truyền đến bây giờ không phải Ngài Thuyết giảng hay sao? 

(Hết phần 5)

Thường và vô thường (phần 5)
Thường và vô thường (phần 4)
Thường và vô thường (phần 3)
Thường và vô thường (phần 2)
Thường và vô thường 




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19534)
22/08/2013(Xem: 16030)
12/02/2016(Xem: 9462)
19/05/2022(Xem: 5820)
17/08/2012(Xem: 43884)
15/05/2016(Xem: 24436)
18/01/2018(Xem: 25271)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.