Thường Vô Thường (phần 4)

05/05/20191:01 SA(Xem: 8489)
Thường Vô Thường (phần 4)

THƯỜNG VÔ THƯỜNG (Phần 4)
Mãn Tự

Mấy phần trước là nói về văn tự, ngôn ngữ, và vô Thường. Đến đây tiếp theo sẽ nói “Thường”.

Thực ra Thường không thể nói được, không thể diễn tả được, vì nó vượt qua phạm trù sáu căn nhận thức. Vì lời nóiVô Thường nên không nói lên Thường được. Còn văn tự diễn tả là do chúng sanh đặt ra nên nó chỉ diễn tả được trong vòng phạm trù sáu căn nhận thức, mà Thường thì không ở trong phạm trù đó nên văn tự không thể diễn tả được. Những vị học đạo ở Phương Đông hầu hết đều biết đến hai câu nói bất hủ của Lão Tử được truyền tụng qua bao đời vẫn còn ảnh hưởng, dù rằng hai câu nói đó ý nghĩa nói lên sự biến dịch cùng cực vi tế của hiện tượng, hai câu đó là: “Đạo khã đạo phi thường đạo. Danh khã danh phi thường danh”. Hay Trang Tử cũng nói rằng: “Không một người nào có thể tắm được hai lần trong một dòng nước”. Với hiện tượng Biến dịch mà còn không nói được, không diễn tả được thì nói chi đến Thường Hằng bất sanh bất diệt là không thể vì Bất khả tư nghị.

Thường không thể nói, tuy nhiên không thể nói không phải là không nói. Nơi thế giới Ta Bà Đức Thế Tôn Như Lai Vị Đại Giác Ngộ đầu tiên chỉ cho chúng sanh từ lâu sống trong Pháp Vô Thường sinh diệt thấy được Pháp Thường Hằng bất sanh bất diệt. Là vị đầu tiên xuất hiện chỉ cho chúng sanh con đường đi tới ánh sáng, rồi sau đó được các vị Tổ Tổ tiếp nối truyền thừa không gián đoạn cho đến tận ngày nay. Để trở thành một vị Tổ thực thụ được truyền thừa từ giáo Pháp Đức Thế Tôn thì vị đó phải được ấn chứngGiác Ngộ Pháp Thường Trụ. Điển hình bài kệ của Lục Tổ Huệ Năng trình bày nói lên Ngài Giác Ngộ Pháp Thường Trụ. Bài kệ đó là:

“Bồ đề vốn không cội.
Gương sáng cũng không đài.
Xưa nay vô nhất vật.
Bùi bặm bám vào đâu”.

Thật ra có nhiều bài kệ nói lên Pháp Thường Trụ của các vị Tổ được truyền thừa ghi lại, không riêng gì chỉ Ngài Lục Tổ Huệ Năng... Những bài kệ nói lên Pháp Thường Trụ các vị Tổ để lại cho hậu học tiếp nối truyền thừa không gián đoạn. Tuy nhiên, Pháp Thường Trụ thì không nói được mà nói, nên phải nhận chân rằng, văn tự trong bài kệ là ngón tay chỉ mặt Trăng, là ảnh trong gương, là bóng trong nước.

Nên nhớ không phải trong kinh Đại Thừa nói cảnh giới  Thường,mà trước khi Đức Thế Tôn Như Lai thị hiện thì Kinh Vệ Đà của Đạo Bà La Môn cũng đã giảng thuyết về Thường. Bây giờ chúng ta hãy tĩnh tâm để thâm nhập vào một vài đoạn Kinh Lăng Già trong đó nói lên sự sai biệt cảnh giới Thường Bất tư nghị giữa Kinh Vệ Đà và của Đấng Thế Tôn Thánh Trí Tự Giác.

Khi ấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Thế Tôn rằng: Thế Tôn! Thế Tôn sở thuyết cảnh giới Thường Bất tư nghị của Đệ Nhất Thánh Trícảnh giới Đệ Nhất Nghĩa, mà những Ngoại Đạo cũng thuyết nhân duyên Thường Bất tư nghị. Vậy Thường Bất tư nghị Thế Tôn thuyết và Ngoại Đạo khác nhau như thế nào? Đức Thế Tôn bảo Đại Huệ: Thường bất tư nghị ta thuyết là do tự tướng thành. Chẳng phải nhân duyên đắcThường Bất tư nghị của Ngoại Đạo. Thường Bất tư nghị nếu chẳng do tự tướng thành thì cớ sao hiển hiện Thường Bất tư nghị…Thường Bất tư nghị Ngoại Đạo là do con người làm ra, vì do làm mới có nên chẳng thành Thường Bất tư nghị... Lại nữa Đại Huệ!  Thường bất tư nghị của Ngoại Đạo chẳng có tánh Thường vì có cái Nhân của tướng khác, chẳng phải do cái Nhân của tự tướng thành. Lại nữa! Pháp Thường Bất tư nghị của Ngoại Đạosở tác tánh phi tánh Vô Thường theo kiến chấp suy tư cho là Thường…

Đại Huệ! Pháp Thường Bất tư nghị ta thuyết là do tướng Thánh Trí Tự Giác chứng đắc, lìa sở tác tánh phi tánh nên vốn tự Thường…Đại Huệ! Nếu ngoài tánh phi tánh, Pháp Vô Thường suy nghĩ cho là Thường, đó là thuyết Thường Bất tư nghị của Ngoại Đạo. Thật ra họ chẳng biết cái tướng tự nhân Thường Bất tư nghị vốn sẵn đầy đủ…
Đoạn trích dẫn trên cho thấy sự sai biệt về Pháp Thường suy tư từ Pháp Vô Thường thành Pháp Thường của các vị Bà La Môn. Còn Pháp Thường Đức Như Lai thuyết là do đắc Thánh Trí Tự Giác Thấy được mà nói ra. Hầu hết Kinh Đại Thừa đều có bóng dáng giáo pháp Bà La Môn nên các vị tri thức lầm tưởng cho là Kinh Đại Thừa xuất phát từ Đạo Hindu Vệ Đà. Thật ra nếu khôngtrí tuệ mà học Kinh Đại Thừa thì dễ bị lầm lạc, một là rớt vào ảo tưởng, hai là phỉ báng. Vì vậy các vị học Kinh Đại Thừa phải thật là cẩn thận để không rớt và vào nghiệp phỉ báng, mong thay...

Mang tên Đạo Phật từ lâu, thật ra đã bị “đóng khung”. Không biết từ Đạo Phật có từ bao giờ, có thể từ thời nhà Đường lúc Ngài Huyền Trang thỉnh Kinh rồi dịch lại. Vì để mọi người dễ dàng tiếp nhận nên Ngài mới gồm mười danh tự mà người Trí thời bây giờ  thành kính tôn sùng đối với Trí Tuệ Đức Thế Tôn thành một từ “Phật”. Có thể từ “Đạo Phật” phát sinh từ thời gian đó, vì từ Phật là chính Ngài Huyền Trang đặt ra, hay có trước đó nữa, người viết không xác định…

Trong thời gian thị hiện Đức Như Lai bằng phương tiện diệu dụng thiện xảo, nương vào mọi cảnh duyên tình huống xảy ra trong khi du hành thuyết pháp độ sinh. Nhờ vào những hiện cảnh đối nghịch đó Đức Thế Tôn mới chỉ cho các tu sĩ “Thật Pháp Giác Ngộ Giải Thoát”. Vào thời Đức Thế Tôn thị hiện người Ấn đã có chữ viết và Đạo Bà La Môn đã có ba bộ Vệ Đà Kinh. Vậy tại sao Đức Thế Tôn không cho các vị Tu Sĩ viết lại những lời thuyết pháp của Ngài ngay vào lúc đó, mà phải đời đợi mấy trăm năm sau mới kết tập?

Đức Thế Tôn Như Lai thị hiện không phải để lập ra một tôn giáo mang tên Ngài để đối trị với các Tôn Giáo khác. Nếu là như vậy thì người Trí thời bấy giờ không có thành kính tôn xưng mười danh hiệu cao cả cho Ngài. Mười danh hiệu đó không phải Ngài tự tôn mà thế tôn, mỗi danh hiệu người Trí thành kính dâng lên Ngài đó không phải vì là học trò của Ngài, không phải vì danh tiếng của Ngài, cũng không phải vì tôn kính Ngài…mà tôn xưng. Từng danh tự một mà người Trí tôn xưng là những tình huống xảy ra, đưa đến mà Ngài phải đương đầu hay giải quyết trong thời gian Ngài du hành thuyết pháp độ sinh. Bài viết này sẽ đưa lên một vài danh tự tượng trưng, chư vị độc giả nếu muốn tìm hiểu thêm hãy tìm đọc “Mười danh tự Đức Như Lai”trong bộ Kinh Đại Bảo Tích.

Bây giờ hãy tìm hiểu vì sao những người thông minh trí tuệ thời bây giờ tôn xưng Đức Thế Tôn danh tự “Đại Mâu Ni”, “Mâu Ni” có nghĩa là tịch tịnh, vì do thế tôn, “Thế Tôn” có nghĩa là thế gian tôn xưng, nên cái Danh phải đúng với cái thật. Trong thời gian Ngài du hành thuyết pháp độ sinh thì chư vị Ngoại Đạo Bà La Môn vì sợ giáo chúng bỏ họ theo Đức Thế Tôn thì họ sẽ mất danh tiếng, mất đi lợi dưỡng cúng dường… Nên Đức Thế Tôn đi đến đâu cũng bị chống đối. Bằng mọi thủ đoạn khó có thể hình dung họ quyết loại trừ Thế Tôn, có một lần họ mướn một đám thợ chửi chuyên nghiệp thời đó đứng xếp hàng theo con đường Thế Tôn đi qua rồi họ đi theo, vừa đi vừa chửi, chẳng những họ chửi chính bản thân Thế Tôn mà họ còn kéo cha mẹ của Ngài ra mà chửi, người sống bị chửi đã đành, mà mẹ Ngài là Hoàng Hậu Maya đã chết từ lâu họ cũng chẳng buông tha. Họ kéo ba đời tổ tông Thế Tôn ra mà chửi suốt ba ngày ba đêm không ngừng nghỉ. Ngài ANan không chịu được vừa khóc vừa khuyên Thế Tôn chuyển sang con đường khác mà đi.

Câu chuyện thứ hai là! Một hôm nọ Ngài đang thuyết pháp trong Tịnh Xá thì có một số đông Ngoại Đạo xông vào, trong số đó có một phụ nữ mang bầu, họ la ó chửi mắng vu cáo rằngThế Tôn gian dâm cùng người phụ nữ đó đến có thai. Pháp hội lúc đó có đông đủ các vị tu sĩ, bốn bộ chúngChư Thiên, tuy nhiên tất cả đều yên lặng, chỉ có Thiên Đế Thích bất bình không chịu được mới hóa thành con chuột cắn đứt đồ độn bụng rớt xuống làm cho các vị ngoại đạo xấu hổ bỏ đi. Những tình huống như vậy không phải xảy ra lần một lần hai mà xảy ra nhiều lần trước sự chứng kiến của các vị tu sĩ cùng các nhà thông thái trí tuệ thời bây giờ. Đối diện bao tình huống như vậy xảy ra có thể làm khủng hoảng tinh thần tu sĩ bốn bộ chúng, Chư Thiên và các vị thông thái trí tuệ. Tuy nhiên Đức Thế Tôn Ngài cũng không phản biện, giải thích, minh họa, biện giải, phân trần, hơn thiệt đúng sai mà Ngài an nhiên tự tại nhìn sự việc diễn biến đến rồi đi. Ngài không hề động rung, tức giận hay hằn học với những vị Ngoại Đạo đó. Do chứng kiến những sự việc bất khả tư nghị đó mà những nhà thông thái trí tuệ thời đó mới tôn xưng Ngài danh tự “Đại Mâu Ni” cùng chín danh hiệu khác cũng đều như vậy, luôn luôn “Danh đi với Thật”.

Mười sự việc xảy ra trong thời gian Thế Tôn du hành thuyết pháp, nếu đứng về nhận thức Thế Đế thì câu hỏi được đặt ra là một vị Đại Giác Ngộ như Đức Thế Tôn thì làm sao còn bị những cái nghiệp như vậy? Còn đứng về trí tuệ Đệ Nhất Nghĩa Đế thì những sự việc đó cần phải có, nếu không các vị tu sĩ đi theo Ngài làm sao học được “Thật Pháp”.

Đức Như Lai thị hiện là do một Đại sự nhân duyên, đó là chỉ đường cho các vị tu sĩ Bà La Môn căn cơ tu học đã chín mùi, chỉ cần một bước nữa là ra khỏi sự trói buộc của cái “Thức”. Các vị tu sĩ đó tu hành không biết bao nhiêu kiếp, bao nhiêu thời gian quanh đi quẩn lại, mỗi lần đi đến cửa thì không dám vượt qua mà phải quay trở lại. Như trong Kinh Nguyên Thủy hay Đại Thừa chúng ta thấy có nhiều vị chỉ cần một bài pháp hay bài kệ bốn câu cũng đủ làm các vị đó Ngộ ra. Thí dụ như năm anh em Ngài Kiều Trần Như , hay Ngài Xá Lợi Phất và Ngài mục Kiều Liên. Sự thị hiện của Như Lai là độ chư vị tu sĩ Bà La Môn. Chuyển hóa giáo lý Bà La Môn chứ không phải lập nên một tôn giáo mang tên Ngài để đối trị với giáo phái Bà La Môn. Ngài không cho các vị đệ tử viết lại những gì trong khi Ngài thuyết giảng vì sự thị hiện của Ngài là để lại cái “Pháp”chỉ đường cho tất cả chúng sinh không phân biệt, chứ không phải lập nên một tôn giáo mang tên Ngài để đối trị với một tôn giáo khác. Nếu có tâm tư lập nên một Đạo mới mang tên Ngài thì những danh tự như: “Thiên Nhân Sư. Đại Giác Ngộ. Như Lai. Pháp Vương…” mà người Trí thời bây giờ tôn xưng Ngài thành ra hí luận sáo ngữ.

Thế Tôn thường nói với các tu sĩ rằng: Như Lai không tranh với chúng sinh, chỉ có chúng sinh tranh với Như lai. Tranh hay đối trị là có hai mới xảy ra, còn Thế Tôn không thấy có hai nên Ngài không tranh không đối trị. Vì vậy mở đầu Kinh Lăng Già Bồ Tát Đại Huệ tán thán trí tuệ thấy biết Đức Như Lai là: “Thế gian hằng như mộng. Như hoa đốm Hư không…”

Do Thấy biết như vậy nên Ngài không dựng lên một Tôn Giáo mang tên Ngài. Nếu như vậy thì chẳng khác nào quy tụ đội quân để đánh giặc trong “Mộng” (chiêm bao). 

Thế thì tại sao bây giờ có danh tự Đạo Phật lan tỏa gần như khắp năm châu? Đó là vì sau này không có một vị nào có đủ trí tuệ như Đức Thế Tôn Như Lai nên danh tự “Đạo Phật” phát sinh.

Những vị tu hành từng lớp chứng được ba tầng Vô Thường và phải thâm giải chứng ngộ thật rõ ràng, phải quyết tâm dũng mãnh, ý chí cương quyết, phải phát tâm rộng lớn, phải phát đại thệ nguyện, phải có niềm tin không thối chuyển, nguyện độ tận mười hai loại chúng sinh trong vô lượng vô biên thời gian, trong bất khả, bất khả tư nghị kiếp...

Dùng tâm to lớn như vậy, dùng đại thệ nguyện như vậy làm hành trang tinh tiến đi tới, cho đến lúc đầy đủ cơ duyên thì chỉ một bước nhảy là chứng được Pháp Thường Trụ bất sinh bất diệt. Sinh diệtbất sinh bất diệt chỉ cách một bước, tuy nhiên nếu tâm không đủ dũng mãnh, tâm không truy cầu khẩn thiết, không dám hy sinh…thì không thể nào bước qua được. Cảnh giới đó được các Tổ Thiền Tông Trung Hoa diễn tả là: “Đầu sào trăm trượng bước ra bước nữa”, bước ra bước nữa đặt chân chỗ nào?

Vì vậy rất khó có người dám bước ra. Các vị tu sĩ Bà La Môn tu hành vô lượng kiếp, tuy nhiên đến đầu sào thì không biết đường nào đi nữa, nên chỉ biết chứng Độc Giác mà thôi. Quanh quẩn trong vô thường không biết bao nhiêu thời gian mà không ra được nên Đức Như Lai thị hiện chỉ cho các vị đó một bước quyết định sau cùng.

(Hết phần 4)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190919)
01/04/2012(Xem: 36514)
08/11/2018(Xem: 15191)
08/02/2015(Xem: 54403)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.