Thư Viện Hoa Sen

Tiểu SửCông Hạnh của Bồ Tát Di Lặc

15/01/20201:00 SA(Xem: 13804)
Tiểu Sử và Công Hạnh của Bồ Tát Di Lặc

Hòa Thượng Thích Hành Trụ
TIỂU SỬCÔNG HẠNH CỦA BỒ TÁT DI LẶC
Nhà xuất bản Hồng Đức 2020

  

LỜI NÓI ĐẦU

Hằng năm, cứ đúng vào ngày mùng một tháng giêng âm lịch, mọi người đều hân hoan nao nức đón xuân sang, thì trong lúc ấy, khắp các đền chùa, chuông trống vang rền, hương nến rực rỡ, các Phật tử trong bộ lễ phục uy nghiêm, thành kính dâng nén hương tinh khiết, làm lễ rước vía Bồ Tát Di Lặc. Ngài Bồ Tát Di Lặc, theo lời phó dụ của Đức Như Lai, sẽ là vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp kế tiếp Đức Thích Ca hiện sanh ở cõi Ta Bà để hóa độ quần mê. Trong lúc độ sanh, tu hạnh Bồ Tát, Ngài đã thị hiện ra hằng sa thân tướng, tùy căn cơ cao thấp của chúng sanhhóa độ hằng sa pháp môn vi diệu   Vì thế công hạnh của Ngài thật vô cùng to rộng, rực rỡ.

Ngày kỷ niệm của Ngài đúng vào ngày mùng một tháng giêng. Hiện thân Ngài là tượng trưng cho bao niềm hoan lạc chân thật, bất diệt; cho một tấm lòng Từ Bi bao la; cho một Trí Lực thanh khiết, bất động. Nhơn dịp Xuân về, để làm một món quà Xuân nhỏ nhặt nhưng đầy ý nghĩa và không ngoài mục đích phát huy tư tưởng đạo đức của Phật giáo trong mọi từng lớp nhân dân, chúng tôiấn hành riêng ra đây bài giảng “Tiểu Sử và Công Hạnh của Bồ Tát Di Lặc”. Do Ngài Thượng Tọa Giảng sư Thích Hành Trụ để cống hiến chư vị Phật Tử. Quà Xuân tuy nhỏ nhặt nhưng ý Xuân khá dồi dào chúng tôi thành thật kính chúc quý vị một mùa Xuân bất diệt. Xuân của người Phật Tử chân chánh: Xuân Di Lặc.

Tiểu Sử và Công Hạnh của Bồ Tát Di Lặc

 

Xem tiếp:
pdf_download_2

Tiểu Sử và Công Hạnh của Bồ Tát Di Lặc 


Kính cảm tạ Hòa thượng Thích Đồng Bổn, Viện chủ Chùa Xá Lợi đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen quyển sách này cùng các ấn phẩm của Hòa thượng khác. Kính chúc Hòa Thượng và quý Phật tử chùa Xá Lợi một mùa Xuân bất diệt. (Tâm Diệu)

 





Tạo bài viết
09/10/2016(Xem: 13290)
27/08/2014(Xem: 15020)
01/04/2017(Xem: 25267)
06/12/2022(Xem: 7782)
01/05/2017(Xem: 27549)
free website cloud based tv menu online azimenu
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.