Nghiên Cứu về Cú Ngữ Chỉ Mạn Vô Gián Đẳng (止慢無間等) Trong Kinh Tạp A Hàm

25/05/20201:00 SA(Xem: 5621)
Nghiên Cứu về Cú Ngữ Chỉ Mạn Vô Gián Đẳng (止慢無間等) Trong Kinh Tạp A Hàm

NGHIÊN CỨU VỀ CÚ NGỮ
CHỈ MẠN VÔ GIÁN ĐẲNG (止)
TRONG KINH TẠP A HÀM

Chúc Phú

Kinh Tạp A-hàm được dịch sang Hán ngữ vào niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười hai (435). Tuy được truyền dịch muộn nhất trong bốn bộ A-hàm nhưng quả thật đây là bộ kinh mà trong văn pháp xuất hiện nhiều cấu trúc rất đặc dị. Sự đặc dị đó không hẳn do khả năng giới hạn của những bậc thầy truyền dịch sang Hán ngữ mà chúng vốn tồn tại ngay trong nguyên tác. Đối khảo với nguyên tác Pāli cho thấy, ngay trong cấu trúc văn hệ Nikāya tương đương đã xuất hiện những điều đặc dị này. Cú ngữ Chỉ mạn vô gián đẳng (止慢無間等 - sammā mānābhisamayā) là một trường hợp như vậy.

1.  Nguồn gốc, những biến thể của cú ngữ này và tương đương Pāli

Cú ngữ Chỉ mạn vô gián đẳng (止慢無間等) cùng với những biến thể của chúng như Mạn vô gián đẳng (慢無間等), Chánh vô gián đẳng (正 ), Tu vô gián đẳng (修) và Vô gián đẳng () phần lớn xuất hiện trong Tạp A-hàmxuất hiện hai lần ở Trung A-hàm, thuộc kinh số 10 và kinh số 13, nhưng có sự khác biệt về cấu trúc cũng như tự dạng.

Xét về nguồn gốc, cú ngữ này chỉ là một bộ phận của thành cú mang tính thống nhất, đó là: Đoạn ái dục, chuyển chư kết, chỉ mạn vô gián đẳng, cứu cánh khổ biên (斷愛欲,轉諸結,,究竟苦邊)[1]. Cú ngữ Chỉ mạn vô gián đẳng (止慢無間等) được khảo xét trong trường hợp này luôn đi cùng với những thành tố vừa nêu. Đó là điều cần phân biệt với cú ngữ vô gián đẳng (無間等) mang ý nghĩathành tựu Sơ quả Tu-đà-hoàn xuất hiện trong Tạp A-hàm, kinh số 92, 109, 590, 891, 1178. Điều kế tiếp, cũng là cú ngữ vô gián đẳng (無間等) nhưng mang nghĩa là sự sáng suốt, thông tuệ, thông đạt, thể nhập, xuất hiện trong Tạp A-hàm, kinh số 251, 256, 257, 258, 285, 287, 298, 366, 381, 390, 393, 394, 396, 397, 400, 401, 402, 403, 404, 406, 408, 412, 413, 414, 418, 421, 422, 423, 424, 425, 426, 430, 431, 432, 433, 434, 435, 436, 437, 438, 439, 440, 441, 442, 1239.

Trong văn hệ Nikāya, thành cú đoạn ái dục, chuyển chư kết, chỉ mạn vô gián đẳng, cứu cánh khổ biên (斷愛欲,轉諸結,,究竟苦邊) có tương đương Pāli là: acchecchi taṇhaṃ, vivattayi saṃyojanaṃ, sammā mānābhisamayā antamakāsi dukkhassā.

Trong kinh điển Pāli, thành cú này được sử dụng như một định ngữ. Mặc dù xuất hiện trong nhiều bộ kinh như Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộTiểu bộ, thế nhưng định ngữ này được sử dụng hoàn toàn thống nhất và chính xác trong từng chữ. Đó là điều đặc thù so với những bản kinh tương đương được Hán dịch, Pāli dịch sang Tiếng Việt hoặc ngay cả Pāli dịch sang Anh ngữ.

2.  Những cách dịch đặc thù, từ Hán ngữ cho đến Anh ngữ
và cả Việt ngữ thuộc kinh tạng Nikāya


Nếu tạm thời chấp nhận nguyên tác Pāli acchecchi taṇhaṃ, vivattayi saṃyojanaṃ, sammā mānābhisamayā antamakāsi dukkhassā như là bản gốc thì đã xuất hiện nhiều trường hợp sai khác trong khi chuyển dịch thành cú này, từ bản dịch chữ Hán, bản dịch tiếng Anh và ngay cả bản dịch tiếng Việt thuộc kinh tạng Nikāya.

2.1  Bản dịch Phạn - Hán

Có thể điểm qua mười trường hợp sau trong kinh Tạp A-hàm:

Kinh số 23: 斷愛欲,轉去諸結,正,究竟苦邊.
Kinh số 24: 斷除愛欲,轉去諸結,正,究竟苦邊.
Kinh số 123: 斷愛、離愛、轉結,止慢,究竟苦邊.
Kinh số: 198: 斷愛濁見,正,究竟苦邊.
Kinh số 305: 斷愛結縛,正,究竟苦邊.
Kinh số 465: 斷愛縛諸結、斷諸愛,正慢,究竟苦邊.
Kinh số 982: 愛縛結,慢,究竟苦邊.
Kinh số 1026: 斷愛欲,轉諸結止慢, 究竟苦邊.
Kinh số 1027: 斷諸愛欲, 轉結縛, 止慢, 究竟苦邊.
Kinh số 1214:修習於無相, 滅除憍慢使,得慢, 究竟於苦邊.

Với kinh Tạp A-hàm, mặc dù được một tác giả duy nhất truyền dịch là ngài Cầu-na-bạt-đà-la, cùng với một vị Bút thọ là ngài Đạo Từ và cả một hội đồng các vị san định có thẩm quyền, thế nhưng vẫn có vài sự khác biệt, dù không lớn lắm khi chuyển dịch thành cú này.

2.2. Bản dịch Pāli - Anh

Tỳ-kheo Bodhi là một trong những vị có thẩm quyền trong việc chuyển dịch kinh điển Pāli sang Anh ngữ và đã được học giới đánh giá cao. Tuy nhiên, trong khi chuyển dịch thành cú acchecchi taṇhaṃ, vivattayi saṃyojanaṃ, sammā mānābhisamayā antamakāsi dukkhassā sang Anh ngữ thì đã có một sự bất đồng nho nhỏ trong dịch ngữ của mình ở bản dịch kinh Trung bộ so với những bản kinh khác. Cụ thể là, cùng là một định cú vừa nêu, thế nhưng trong kinh Trung bộ, kinh Tương ưng bộ và cả kinh Tăng chi bộ, Tỳ-kheo Bodhi đã chuyển dịch với dịch ngữ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là:

2.2.1    Trung Bộ, kinh số 2: He has severed craving, flung off the fetters, and with the complete penetration of conceit he has made an end of suffering[2]. (Tỳ-kheo Ñāṇamoli và Tỳ-kheo Bodhi dịch). (Vị ấy đã đoạn trừ ái dục, dứt bỏ kiết sử, và với sự tỏ ngộ hoàn hoàn về kiêu mạn, vị ấy đã chấm dứt khổ đau). Trong Trung bộ kinh số 20, đoạn kinh tương tự cũng được dịch chính xác giống như đoạn này.

2.2.2    Kinh Tăng chi bộ (A.7.9-iv.7): He is then called a bhikkhu who has cut off craving, stripped off the fetter, and by completely breaking through conceit, has made an end of suffering[3].  (Tỳ-kheo Bodhi dịch). (Thầy ấy được gọi là vị Tỳ-kheo đã đoạn trừ ái dục, dứt bỏ kiết sử, và bằng việc phá vỡ hoàn toàn kiêu mạn, [thầy] đã chấm dứt khổ đau).

2.2.3    Kinh Tương ưng bộ (S.23.8- iii. 192):

 Develop meditation on the signless,
And discard the tendency to conceit.
Then, by breaking through conceit,
You will be one who fares at peace[4]. (Tỳ-kheo Bodhi dịch)

(Hãy thiền tập Vô tướng,

Và lìa mạn tùy miên.
Rồi phá vỡ kiêu mạn
Thầy sẽ đến an nhiên).

2.3. Bản dịch Pāli - Việt

2.3.1. Trung bộ, kinh số 2: Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã sống phòng hộ với sự phòng hộ tất cả lậu hoặc, đã đoạn diệt khát ái, đã thoát ly kiết sử, đã chánh quán kiêu mạn, đã diệt tận khổ đau (HT. Thích Minh Châu dịch).

2.3.2. Kinh Tương ưng bộ (S.44.9-iv. 398): Vị ấy đã chặt đứt ái, đã phá hủy các kiết phược, nhờ chơn chánh thấy rõ kiêu mạn, đã đoạn tận khổ đau. (HT. Thích Minh Châu dịch).

2.3.4. Kinh Tăng chi bộ (A.5.200-iii.245): Đây gọi là Tỷ-kheo được giải thoát khỏi tùy miên, đã chặt đứt khát ái, giải tỏa kiết sử, do chánh pháp nhiếp phục kiêu mạn, đoạn tận khổ đau. (HT. Thích Minh Châu dịch).

2.3.5 Kinh Phật thuyết như vậy (It. 47): Tỷ-kheo này gọi là bậc Thánh đã chơn chánh thấy, đã chặt đứt ái, đã giải tỏa kiết sử, đã chơn chánh thắng tri mạn, đã đoạn tận khổ đau. (HT. Thích Minh Châu dịch).

2.3.6 Kinh Tập (Sn. 342):

Hãy tu tập vô tướng,
Bỏ đi, mạn tùy miên,
Do nhiếp phục kiêu mạn,
Ngươi sẽ sống an tịnh.

Như vậy, tuy có cùng nguyên tác Pāli sammā mānābhisamayā thế nhưng trong thực tế, cú ngữ Chỉ mạn vô gián đẳng (止慢無間等) được chuyển dịch khác nhau trong cả ba ngôn ngữ. Với Hán ngữ thì dường như chỉ có vài khác biệt nhỏ. Với Anh ngữ và Việt ngữ thì có hai xu hướng trong khi chuyển dịch cụm từ này. Thứ nhất, đó là sự hiểu rõ tường tận về kiêu mạn, thắng tri kiêu mạn. Thứ hai, đó là sự phá vỡ, hoặc là nhiếp phục kiêu mạn. Thử hỏi, dựa trên cơ sở nào để xuất hiện hai khuynh hướng chuyển dịch như vậy?

3.  Thử lý giải sự sai khác trong khi chuyển dịch và ý kiến đề xuất

Trước hết
, trong những bản dịch Anh ngữ của Tỳ-kheo Bodhi, tác phẩm kinh Trung bộ thực tế là san định lại bản dịch của Tỳ-kheo Ñāṇamoli sau khi vị này viên tịch vào năm 1960. Có thể vì vậy nên khi gặp cụm từ sammā mānābhisamayā vốn được dịch là the complete penetration of conceit (tỏ ngộ hoàn toàn về kiêu mạn) thì ngay sau đó, Tỳ-kheo Bodhi liền chú thích mānābhisamayā có nghĩa là thấy rõ tường tận kiêu mạntừ bỏ chúng, cả hai việc đó đã hoàn thành đồng thời trên bước đường chứng đắc quả vị A-la-hán[5].

Có lẽ xuất phát từ nhận thức này cho nên trong hai bản dịch kinh Tương ưng bộTăng chi bộ về sau, Tỳ-kheo Bodhi đã dịch là completely breaking through conceit (phá vỡ hoàn toàn kiêu mạn).

Theo chúng tôi, cơ sở của quan điểm này xuất phát từ sự chú giải cụm từ mānābhisamayā của ngài Buddhaghosa.

Theo chú giải kinh Tương ưng bộ (S.84-i.188) (Ānandasuttavaṇṇanā) thì cụm từ mānābhisamayāti được ngài Buddhaghosa chú giải: Mānābhisamayāti mānassa dassanābhisamayā ceva pahānābhisamayā ca (Việc tỏ ngộ thấu suốt về kiêu mạn chính là do được đoạn trừ (pahāna) nên tỏ ngộ (abhisamaya)

Thứ hai, trong kinh Tăng chi bộ, chương Bảy pháp (A.7.12-iv.9) đã khẳng định rõ ràng việc đoạn tận, cắt đứt kiêu mạn. Kinh ghi:

Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận (pahānāya), do cắt đứt (samucchedāya) bảy tùy miên, Phạm hạnh được sống. Thế nào là bảy?

2. Do đoạn tận, do cắt đứt dục tham tùy miên, Phạm hạnh được sống... sân tùy miên... kiến tùy miên… nghi tùy miên... mạn tùy miên (mānānusayassa)... hữu tham tùy miên... do đoạn tận, do cắt đứt vô minh tùy miên, Phạm hạnh được sống.

3. Này các Tỷ-kheo, do đoạn tận, cắt đứt bảy tùy miên này, Phạm hạnh được sống. Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo nào đoạn tận dục tham tùy miên... vô minh tùy miên, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây sàla, làm cho không thể tái sanh, làm cho không thể sanh khởi trong tương lai, này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo đã chặt đứt khát ái, đã giải tỏa tùy miên, với chơn chánh hiện quán kiêu mạn (sammā mānābhisamayā), đã đoạn tận khổ đau.

Từ sự khẳng định rõ ràng ở phần đầu bản kinh Tăng chi bộ vừa nêu, thế nên Tỳ-kheo Bodhi khi chuyển dịch cú ngữ sammā mānābhisamayā trong bài kinh này sang Anh ngữ, đã chọn cách dịch là completely breaking through conceit (phá vỡ hoàn toàn kiêu mạn), khác với cách chuyển dịch của cố HT. Thích Minh Châu.

Căn cứ vào những phân tích và đối khảo ở trên, có thể nói rằng, cú ngữ Chỉ mạn vô gián đẳng (止慢無間等) là cách chuyển dịch gần sát với nguyên tác sammā mānābhisamayā. Vì lẽ, chỉ (止) có nghĩa là khiến cho ngưng nghỉ (使停止); mạn (慢) chính là kiêu mạn, ngã mạn; vô gián (無間) nghĩa là không bị trở ngại (沒有隔閡) và đẳng (等) là trực dịch của sammā, nghĩa là toàn diện, hoàn toàn.

 Như vậy, Chỉ mạn vô gián đẳng (止慢無間等) theo chúng tôi có thể được dịch sang Tiếng Việt là: diệt sạch ngã mạn. Nếu như chuyển dịch đầy đủ cả thành cú: đoạn ái dục, chuyển chư kết, chỉ mạn vô gián đẳng, cứu cánh khổ biên (斷愛欲,轉諸結,,究竟苦邊) theo Pāli tương đương acchecchi taṇhaṃ, vivattayi saṃyojanaṃ, sammā mānābhisamayā antamakāsi dukkhassā thì chúng tôi kính cẩn đề nghị chuyển dịch là:

Đoạn trừ ái dục, dứt các kết sử, diệt sạch ngã mạn, vượt thoát khổ đau.



[1] Tạp A-hàm, kinh số 1026 và hơn 10 kinh khác.

[2] The Middle Length Discourses of the Buddha: A Translation of the Majjhima Nikāya. Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi trans. Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society, 1995, p. 96.

[3] The Numerical Discourses of the Buddha: A Complete Translation of the Anguttara Nikaya. Bhikkhu Bodhi trans. Boston: Wisdom Publications, 2012, p.1002.

[4] The Connected Discourses of the Buddha: ATranslation of the Saṃyutta Nikāya. Bhikkhu Bodhi, trans. Somerville MA: Wisdom Publications, 2000. p.284.

[5] The Middle Length Discourses of the Buddha: A Translation of the Majjhima Nikāya. Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi trans. Kandy, Sri Lanka: Buddhist Publication Society, 1995, p 1173. Cf: The "penetration of conceit" (mānābhisamayā) means seeing through conceit and abandoning it, which are both accomplished simultaneously by the path of arahantship.






.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 11806)
01/04/2017(Xem: 20902)
06/12/2022(Xem: 3764)
01/05/2017(Xem: 22181)
28/05/2016(Xem: 8442)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.