Tam thân của Đức Phật

14/07/20202:45 CH(Xem: 12507)
Tam thân của Đức Phật
TAM THÂN CỦA ĐỨC PHẬT 
Đại sư Suzuki | Huỳnh Ngọc Chiến dịch


Giáo lý Tam thân (trikāya), như đã được tất cả các tông phái Phật giáo Đại thừaTrung QuốcNhật Bản chấp nhận hiện nay, là sự phát triển muộn màng trong lịch sử Đại thừa.

Tượng  Đức Phật Thích Ca - Nguồn internet
Tượng Đức Phật Thích Ca - Nguồn internet
Trước khi được hình thành đầy đủ thì nó chỉ được phác thảo rải rác trong các kinh điển Đại thừa sơ kỳ. Có lẽ không phải đợi đến khi triết học Du-già tông (Yogācāra) được kết tinh thành hệ thống bởi Vô Trước và những người đi trước mà khái niệm Tam thân mới được định hình thành một phần trong kế hoạch này do các pháp sư đó đề ra

Theo triết học Du-già tông, Tam thân gồm Pháp thân (Dharmakāya 法身), Báo thân (Saṁbhogakāya 報 身) và Hóa thân (Nirmāṇakāya 化身). Dharma ở đây có thể được hiểu là “thực tính”, “thực tại”, hay “nguyên lý tạo ra quy luật” hoặc chỉ đơn gỉan là “quy luật”. Kāya có nghĩa là “thân” hay “hệ thống”. Sự kết hợp hai từ đó, dharmakāya, theo nghĩa đen là một thân thể hay một nhân vật tồn tại như là nguyên lý, và hiện nay nó có nghĩa là thực tính tối thượng, từ đó lưu xuất ra vạn hữu và luật tắc, nhưng tự thân của thực tính này lại siêu việt mọi điều kiện giới hạn. Nhưng Dharmakāya không chỉ là một danh từ triết học suông, như khi nó được chỉ định bởi danh từ kāya (thân) gợi ý tưởng về một nhân cách, đặc biệt là khi nó liên quan đến Phật tính. Pháp thân thuộc về Đức Phật, nó là cái cốt tủy cấu thành nên pháp tính nội tại, vì không có nó thì Đức Phật cũng chẳng còn hiện hữu. Ta có thể xem dharmakāya tương ứng với khái niệm Thần tính hay Thần cách [Godhead (N.D)] của Thiên Chúa giáoDharmakāya cũng có thể hiểu là Svabhāvakāya (Tự tính thân 自 性 身), có nghĩa là “cái thân của tự tính”, bởi vì nó an trú trong tự thân, nó duy trì tự tính bằng cách đó. Theo nghĩa này thì nó là khía cạnh tuyệt đối của Đức Phật, trong Ngài tràn ngập niềm an lạc viên mãn.

Thân thứ hai là Saṁbhogakāya (báo thân), đôi khi cũng được dịch “báo ứng thân” hay “hoan hỷ thân”. Theo nghĩa đen thì “hoan hỷ” là cách dịch tốt nhất của từ saṁbhoga, vì nó phát xuất từ ngữ căn bhuj, có nghĩa là “ăn uống”, “hưởng thụ”, rồi thêm tiền tố sam, có nghĩa là “cùng nhau”. Như thế đó, Saṁbhogakāya thường được dịch sang tiếng Trung Quốc là “cộng dụng thân 共 用 身”, “thọ dụng thân 受 用 身”, hay “thực thân 食 身”. Khi ta có từ “báo thân 報 身”, có nghĩa là “cái thân báo đền” hay “cái thân được tưởng thưởng” thì dường như tiếng Trung Quốc chỉ đến một từ nguyên khác trong Phạn ngữ, hoặc giả là nó không được hoàn toàn dịch sát theo nghĩa đen, mà dịch theo nghĩa phái sinh. Bởi vì đạt đến thọ dụng thân được xem như là kết quả, hoặc là phần tưởng thưởng, của sự tu học tâm linh trong vô số kiếp. Thân được thể chứng như vậy gọi là Saṁbhogakāya, nó được thọ hưởng bởi một vị rất xứng đáng, đó là Bồ-tát Ma-ha-tát. 

Đức Phật, hiểu theo nghĩa Thọ dụng thân, thường được biểu hiện như là hình tượng bao hàm mọi hào quang của Phật tính, vì nơi Ngài đã thể hiện hết mọi điều thiện, mỹ, linh thiêng được tích tập từ sự toàn thiện của đời sống tâm linh. Những nét đặc trưng của từng vị Phật có thể khác nhau tùy theo những bản nguyện; chẳng hạn như hoàn cảnh, danh hiệu, hình tướng, quốc giahoạt động của Ngài có thể bất đồng. Đức Phật A Di Đà (Amibhūta) thì có Tây phương Tịnh độ với đầy đủ mọi tiện nghi đúng như Ngài mong đợi khi phát tâm tu học Bồ-tát đạo; Đức Phật A Súc Bệ (Akshobhya) cũng thế, như được mô tả trong cuốn kinh mang tên Ngài.2

Trong ba thân thì thân thứ hai này đôi khi còn được biết như là Ứng thân 應 身, thay vì Báo thân 報 身. Trong nguyên nghĩa Phạn ngữ thì từ ứng có thể không giống với từ báo. Ứng có nghĩa là “đáp ứng”, và hiện nay rất khó mà khẳng định được nguyên nghĩa của nó là gì, vì ta vẫn chưa thể khôi phục lại, nếu điều này làm được, bất kỳ một kinh điển Phạn ngữ nào có sử dụng thuật ngữ này. Ứng 應 không thể nào được suy diễn từ saṁbhoga hay saṁbhogya3, trong khi đó phẩm “Tam thân” trong kinh Kim quang minh (Suvarṇa-prabhāsa) lại bị khuyết trong văn bản Phạn ngữ mà ta hiện đang có, rõ ràng đây là phần được thêm thắt về sau. Kinh Kim quang minh có hai bản dịch Hán ngữ, một của Nghĩa Tịnh 義 淨, một của Chân Đế (Paramārtha), trong cả hai bản dịch này đều có phẩm Tam thân, và cả hai dịch giả đều dùng từ Ứng thân 應 身 để dịch cái thân thứ hai này. 

Về nguồn gốc của Báo thân 報 身, ta sẽ tìm thấy trong đoạn tham khảo dưới đây.

Thân thứ ba là Nirmāṇakāya, thường được dịch là Hóa thân 化 身, có nghĩa là “Thân biến hóa”, hay đơn giản là “Thân giả định”. Pháp thân thì quá cao viễn đối với chúng sinh phàm tục, dù có ý thức trong mức độ nào đi nữa họ cũng đều khó lòng tiếp xúc được với nó. Bởi vì Pháp thân siêu quá tất cả giới hạn dưới mọi hình thức, nên nó không thể trở thành đối tượng của giác quan hay trí năng. Những kẻ phàm phu như chúng ta có thể nhận thứctiếp xúc được với cái thân tuyệt đối đó thông qua những hình thức biến hóa của nó. Và ta chỉ có thể nhận thức được các hình thức biến hóa đó tùy theo năng lực đạo đứctâm linh của bản thân. Pháp thân không xuất hiện trong cùng một hình tướng cho chúng ta. Đọc kinh Diệu pháp liên hoa (Saddharma-puṇḍarīka), ta thấy Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) hóa thân thành nhiều hình tướng tùy theo từng loại chúng sinh để hóa độ cho họ. Kinh Địa Tạng (Kshitigarbha-sūtra) cũng nhắc nhở rằng Bồ-tát Địa Tạng (Kshitigarbha 地 藏) hóa thân thành nhiều hình tướng tùy theo nguyện vọng của các tín đồ. Khái niệm Nirmāṇakāya rất có ý nghĩa, nó xem cái thế giới sắc tướng này đối lập với giá trị tuyệt đối của Chân như, vốn chỉ có thể đạt đến bằng Chân như trí (tathatājñāna). 

Cốt tủy của Phật tínhpháp thân, nhưng chừng nào Phật vẫn còn là pháp thân thì không hề có hy vọng giải thoát nào trong cái thế giới sai biệt đa thù này. Phật phải lìa bỏ trụ xứ uyên nguyên của Ngài, và phải hóa thân thành nhiều hình tướng mà những cư dân trong thế gian này có thể hình dungchấp nhận. Thánh Linh [Holy Spirit (N.D)], có thể xem là vậy, xuất phát từ Phật tính và được nhìn thấy bởi những người đã chuẩn bị tâm trí muốn nhìn thấy Ngài từ trong tiền nghiệp [previous karma. (N.D)].

Nirmāṇa xuất phát từ ngữ căn mā, có nghĩa là “đo lường”, “hình thành”, “phô bày”; còn tiền tố nir có nghĩa là “ra khỏi”; trọn cả từ Nirmāṇa này thường được dịch là Hóa thân 化身, tức “Thân biến hóa”, trong hầu hết các kinh luận. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng được dịch là Ứng thân 應 身, gây lẫn lộn với thân thứ hai là Saṁbhogakāya, vì Saṁbhogakāya mới thường được dịch là Ứng thân. Có người hoài nghi rằng Ứng thân theo nghĩa thân thứ ba không phải là Nirmāṇakāya trong Phạn ngữ, mà có thể là Saṁvṛiti (tục đế) như được kiết tập trong các tư liệu Tạng ngữ. Saṁvṛiti (tục đế) tương phản với paramārtha (chân đế) khi xét chân lý trên hai bình diện, một bình diện là chân lý tuyệt đối (paramārthasatya); còn bình diện kia là chân lý tương đối (saṁvṛitisatya) để tùy thuận theo, hoặc đáp ứng cho cách suy tư thế tụcSaṁvṛiti-kāya,4 do đó, có thể mang nghĩa là Phật thân, mà Đức Phật khoác lấy để đáp ứng lại nguyện vọng của tín đồ. Trong thân này thì Đức Phật hiển lộ như là Hóa thân, chứ không phải trong hình tướng nguyên thủy của Ngài.

Kinh Kim quang minh (Suvarna-prabhāsa) bàn về Tam thân

Như đã nói ở trên, trong bản dịch Hán ngữ kinh Kim quang minh5 có một chương dành bàn riêng về giáo lý Tam thân, nhan đề là Phân biệt Tam thân phẩm 分 別 三 身品. Đoạn kinh văn dưới đây được trích từ chương đó.6 

Thiện nam tử, chư Như Lai đều có ba thân. Những gì là ba? Một là Hóa thân, hai là Ứng thân, ba là Pháp thân. Ba thân đầy đủ như vậy thì nhiếp thọ được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu liễu tri được điều đó thì mau chóng thoát khỏi sinh tử. Bồ-tát liễu tri Hóa thân (Nirmāṇakāya) như thế nào? Này thiện nam tử, Như Lai khi còn tu tập trong quá khứ, đã vì tất cả chúng sinhtu tập rất nhiều pháp môn. Tu tập như thế cho đến khi viên mãn. Nhờ sức mạnh tu tập nên được đại tự tại. Nhờ được đại tự tại nên tùy theo ý nguyện của chúng sinh, tùy theo hành vi của chúng sinh, tùy theo thế giới của chúng sinh mà đều thấu hiểu tất cả. Không chờ đợi thời gian, không lỡ mất thời gian, thích ứng theo địa phương, thích ứng theo thời gian, thích ứng theo hành vithị hiện vô số thân tướng để thuyết pháp cho phù hợp, đó gọi là Hóa thân

Này thiện nam tử, Bồ-tát liễu tri ứng thân như thế nào? Ấy là chư Như Lai vì muốn giúp cho Bồ-tát được thông đạt mà nói về chân đế. Vì để chư Bồ-tát thấu triệt sinh tử với Niết-bàn đồng một vị, vì để đoạn trừ những nỗi sợ hãivui mừng của chúng sinh về thân kiến, vì để làm căn bản cho Phật pháp vô biên, vì để tương ứng đúng như thực với như nhưnhư như trí, cùng sức mạnh của bản nguyệnhiện thân tướng đầy đủ ba mươi hai tướng tốt cùng tám mươi vẻ đẹp và hào quang trên vai và sau lưng, đó gọi là Ứng thân
Này thiện nam tử, Bồ-tát liễu tri Pháp thân như thế nào? Vì muốn đoạn trừ các loại phiền não gây chướng ngại, vì để có đầy đủ thiện pháp, mà chỉ có như nhưnhư như trí, đó là Pháp thân.
Hai thân trước chỉ là giả danh. Thân thứ ba mới là thực hữu, làm căn bản cho hai thân trước. Vì cớ sao? Vì lìa như như của các pháp và lìa vô phân biệt trí thì chư Như Lai đều chẳng còn một pháp nào khác. Chư Phật đều có đầy đủ trí tuệ, tất cả phiền não rốt cuộc đều đã diệt tận, được Phật địa thanh tịnh. Thế nên như như của các pháp và như như trí nhiếp trọn tất cả Phật pháp.

Pháp thân trong kinh Lăng-già 

Quan niệm cho rằng vĩ nhân thì bất tử dường như đã có sẵn trong tâm trí loài người. Ta không muốn cái chết của thế gian là dấu chấm hết cho những gì có ở trong ta. Ta cảm thấy rằng phải có một tinh thần, hay một linh hồn, hoặc một cái bóng sống mãi mãi. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không phải là mê tín suông, bởi vì ý nghĩa tâm lý của đầu óc mê tín đó đã ăn sâu thâm căn cố đế trong bản tính con người. Thật là điều hoàn toàn tự nhiên khi tín đồ Phật giáo xem Đức PhậtPháp thân, vĩnh viễn thường trụ cùng họ, và vẫn luôn thuyết pháp trên núi Linh Thứu, mặc dù Ngài đã nhập diệt sau tám mươi năm sống với cái thân nhục thể.

Do đó, đọc kinh Pháp hoa phẩm XV, ta thấy:

Ta đã đắc Vô thượng Chính đẳng Chính giác từ vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, và từ đó đến nay, ta vẫn không ngừng thuyết pháp (1). Ta đã hóa độ cho vô lượng Bồ-tát và an lập họ trong Phật trí, trải qua vô lượng vô biên kiếp ta đã hóa độ cho vô lượng chúng sinh được thành thục (2). Để giáo hóa chúng sinh, ta dùng phương thiện xảo để bày cho họ thấy cảnh giới Niết-bàn; nhưng Ta không bao giờ nhập Niết-bàn, ta vẫn còn đang thuyết pháp mãi mãi ở nơi này (3). 7

Cũng nhờ thế mà ta sẽ hiểu được các dòng kinh văn sau đây, được trích dẫn từ kinh Kim quang minh, phẩm Như Lai thọ lượng 如 來 壽 量 品 (Thọ mạng của Như Lai):

Phật không hề diệt độ, Chính pháp cũng không hề diệt; vì muốn thành thục cho chúng sinhPhật thị hiện là có diệt độ. Phật, Thế Tônbất khả tư nghì, Như Lai là thân thường trụ, vì muốn lợi ích cho chúng sinh mà Ngài hiển bày vô số trang nghiêm.8

Khi Phật nhập Niết-bàn, Ngài đã nói: “Sau Ta nhập diệt, kẻ nào thấy pháp là thấy Ta.” Câu nói này có thể xem như là lời khẳng định tính bất tử theo tâm lý thông thường. Nên chẳng có chi lạ khi giáo lý về hai thân được nêu ra không bao lâu sau khi Phật nhập Niết-bàn. Một thân là Sắc thân (Rūpakāya), tức cái thân vật chất; thân kia là Pháp thân (Dharmakāya), tức cái thân của chân lý. Đọc tiếp trong kinh Kim quang minh, ta sẽ thấy rằng thân Phật bền vững như kim cương, còn cái thân mà Ngài thị hiện chỉ là Hóa thân9; và thực ra thì Pháp thânGiác ngộ, Pháp giới (Dharmadhātu) là Như Lai.10 Hai khái niệm này - một là Pháp thân bất hoại như kim cương, cấu tạo nên bản chất của sự giác ngộ; và một là cái sắc thân phải bị biến đổi, chuyển hóa - hẳn đã xuất hiện trong tâm trí những Phật tử nguyên thủy, mặc dù điều tiếp theo không phải là họ có ý thức rõ ràng về hai khái niệm đó một cách rạch ròi, như ta thấy trong kinh Kim quang minh hay những kinh khác. Có thể là họ mơ hồ cảm nhận được sự khác nhau giữa hai vị Phật, một Đức Phật đã nhập diệt với một Đức Phật đang hiện diện cùng họ, mà họ không thể nào quên đi được, trước khi hai vị Phật này được hình dung bằng thuật ngữ là Thân (kāya), và được nhìn ít nhất dưới hai khía cạnh, một vĩnh cửu, một tạm thời. 

Giáo lý Tam thân (trikāya) là thế. Những Phật tử Đại thừa nguyên thủy tư duy về Pháp tính Phật 法 性 佛 (Dharmatābuddha), về Căn bản Như Lai 根 本 如 來 (Mūlatathāgata), về Báo Phật 報 佛 (Vipākabuddha) và Hóa Phật 化 佛 (Nirmāṇabuddha) như là những vị Phật có thể khác biệt với nhau. Nhưng trong kinh điển Đại thừa sơ kỳ như kinh Lăng-già, mà giờ đây chúng ta đang rất mực quan tâm, thì không hề thấy xuất hiện một giáo lý nào về Thân (kāya) cả. Thực ra, kinh nói về chư Phật bằng nhiều cách, nhưng không hề nói đến Phật trong hệ thống Thân (kāya); bởi vì Hóa Phật (Nirmāṇabuddha) khác với Hóa thân (Nirmāṇakāya), mà Pháp tính Phật (Dharmatābuddha) cũng khác với Pháp thân (Dharmakāya). Để xác định được phẩm tính của một vị Phật trong thuật ngữ Thân (kāya) thì phải đưa tư duy đi xa hơn việc xem Phật chỉ là Hóa Phật (Nairmanika), hoặc không phải là Hóa Phật. Ngay cả Long Thọ cũng nhầm lẫn trong việc phân biệt các vị Phật khác nhau theo các Thân (kāya) khác nhau. Ngài nhắc đến hai loại Thân (kāya), nhưng lại không phân biệt rõ ràng, ngoài ra, chúng còn được chỉ định bằng nhiều cách khác nhau. Quan niệm rạch ròi và mang tính dứt khoát về Thân (kāya) dường như được khởi đầu với Du-già tông, do Vô Trước và những vị tổ trước đó dẫn đầu.

Pháp thân (Dharmakāya) cũng thường được nói đến trong kinh Lăng-già và những kinh điển khác, nhưng không phải như một Thân (kāya) trong hệ thống Tam Thân (Trikāya). Kinh Lăng-già nói về “Pháp thân của Như Lai”, “Pháp thân bất khả tư nghì”, “Pháp thân như ý sinh thân”, nhưng trong tất cả những trường hợp đó đều không có một sự tham chiếu nào đến khái niệm Tam thân (Trikāya) hay bất kỳ một Thân (kāya) nào, ngoài việc Thân (kāya) đó có nghĩa là một cái gì đó cụ thể cấu thành nên Như Lai tính [Tathagatahood (N.D)] hay Phật tính [Buddhahood (N.D)]. Sau đây là những đoạn trong kinh Lăng-già có nhắc đến từ Pháp thân (Dharmakāya):

1. Khi nói đến việc đạt được Như Lai thân (Tathāga-takāya) trong các cõi trời như là kết quả của sự liễu ngộ chân lý tâm linh tối thượng của Phật giáo Đại thừa, thì Pháp thân được dùng đồng đẳng với Như Lai, hiểu theo nghĩa là cái siêu quát bản chất của ngũ pháp, do nó được cung cấp những thứ xuất phát từ trí Bát-nhã, và tự thân an trú trong huyễn cảnh (māyāvishaya). Ở đây, ta có thể xem ba thuật ngữ này là đồng nghĩa: Pháp thân (Dharmakāya), Như Lai thân (Tathāgatakāya) và Như Lai (Tathāgata).

2. Như Lai thân cũng được nói đến khi một Bồ-tát đạt đến cảnh giới thiền định tùy thuận với như như của vạn pháp và những sự biến hóa của như như. Bồ-tát đó thể chứng được Như Lai thân khi mọi tạo tác của tâm đều đoạn tận và trong tâm có sự chuyển y. Thân (kāya) đó cũng chẳng gì khác là Pháp thân.

3. Khi mô tả một Bồ-tát được chư Phật làm phép quán đảnh vì đã vượt khỏi cấp bực cuối cùng của Bồ-tát địa trong quá trình tu tập, thì kinh nhắc đến Pháp thâncuối cùng vị đó sẽ thể chứng được. Đặc điểm của Thân (kāya) này là vaśavartin (tự tại 自 在), và đồng nghĩa với Như Lai. Trong Phật giáovaśavartin được dùng theo nghĩa là quyền năng tối thượng, hễ muốn là được, vì không có gì có thể đương cự nổi trên lộ trình thể hiện quyền năng đó. Ở đây, Pháp thân có thể được đồng hóa với Báo thân, là thân thứ hai trong Tam thân. Tại đây, vị Bồ-tát đó ngồi trong điện Liên Hoa, được trang nghiêm bởi vô số các loại châu báu, có những Bồ-tát đồng phẩm vây quanh, và có chư Phật đưa tay chào đón. Không cần phải nói rằng tại nơi đây, vị Bồ-tát đó được mô tả là đã chứng đắc chân lý Đại thừa, đã liễu ngộ được nội khôngngoại không, và đang an trú trong cảnh giới tự chứng.

4. Ta cũng tìm thấy Pháp thân trong mối tương quan với những quy định đạo đứcthể đạt được trong cảnh giới tâm linh thuần túy. Thuật ngữ này giờ đây được dùng ghép với acintya (bất khả tư nghì) cũng như vaśavartin (tự tại).

5. Khi nói đến tính bình đẳng (Samatā)11 của tất cả chư Phật theo bốn cách thì trong đó sự bình đẳng của thân (kāyasamatā: thân bình đẳng) được xem là một. Tất cả chư Phật - cũng là Như Lai, Giác Ngộ, Ứng Cúng - cùng bình đẳng về Pháp thân (Dharmakāya) và sắc thân (rūpakāya) với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp, chỉ khác ở điểm các Ngài mang những thân tướng khác nhau trong những quốc độ khác nhau để giáo hóa tất cả chúng sinh. Do giáo lý Tam thân (Trikāya) được phát triển về sau mà ta có thể lần ra những dấu vết của cả ba thân trong kinh Lăng-già. Bên cạnh Pháp thân đã được nói đến một cách rõ ràng, ta còn có Báo thân (Sambhogakaya) với những nét nghiêm trang của một bậc thượng đẳng, và Hóa thân (Nirmaṇakāya), để đáp ứng lại những tâm nguyện của chúng sinh đang sống trong từng hoàn cảnh riêng biệt.
(Còn tiếp)
 
Đại sư Suzuki
Huỳnh Ngọc Chiến 
dịch
(Nguyệt san Giác  Ngộ)

Bài đọc thêm: Tam Thân (Wikipedia)

___________
(1) Bản dịch được thực hiện theo nguyên tác tiếng Anh Studies in Laṅkāvatāra Sutra, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., New Delhi, 1998, của Đại sư Suzuki, các trang 308-338. Những ghi chú có thêm chữ (N.D) là của người dịch.
(2) Tức Akshobhya sutra (A Súc Phật kinh). A Súc là cách phiên âm, người Trung Quốc dịch là Vô Động Phật. Kinh Duy Ma, phẩm Kiến A Súc Phật cũng có nói đến Đức Phật này (N.D) 
(3) Trong Mahāyāna Sūtralāṁkāra (Đại thừa trang nghiêm kinh luận) của Vô Trước, do Sylvian Lévi xuất bản, IX, 60.
(4) Saṁvṛiti-kāya: Ứng thân, Tục thân. (N.D) 
(5) Nghĩa Tịnh (634-713) dịch kinh này khi ngài từ Ấn Độ trở về, vào năm 695. Bản dịch của Chân Đế ra đời vào Thừa Thánh 承 聖 nguyên niên. Bản dịch đầu tiên của Dharmaraksha (Pháp Hội) thời Bắc Lương (397-439) không có chương Tam thân
(6) Đoạn trích dẫn này chủ yếu được dịch dựa bản Hán ngữ của Pháp sư Nghĩa Tịnh. (N.D) 
(7) Trong bản dịch Hán ngữ kinh Kim quang minh của Nghĩa Tịnh và của Jñānagupta (Đồ Na Quật Đa 闍 那 崛 多) có một bài lặp lại đúng y cảm xúc được miêu tả ở đây: “Ta luôn ở trên đỉnh Linh Thứu và thuyết tạng kinh; Ta thị hiện Niết-bàn là dùng phương tiện để thành thục chúng sinh. Bởi vì phàm phu do tà kiến mà không tin Ta, nên Ta phải thị hiện cảnh giới Niết-bàn là để giúp họ được thành thục.” Chương II, Như Lai thọ lượng phẩm 如 來 壽 量 品 (Thọ mạng của Như Lai). Đoạn này không có trong bản Phạn ngữ
(8) Na buddhaḥ parinirvāti na dharmaḥ parihīyate,
Sattvānāṁ paripākāya parinirvānaṁ nidarśayate.
Acintyo bhagavān buddho nityakāyas tathāgataḥ,
Deśeti vividhān vyūhān sattvānaṁ hitakāraṇāt.
[Nguyên văn Hán ngữ có khác đôi chút: “Phật bất bát Niết-bàn, Chính pháp diệc bất diệt, vị lợi chúng sinh cố, thị hiện hữu diệt tận. Thế Tôn bất tư nghị, diệu thểdị tướng, vị lợi chúng sinh cố, hiện chủng chủng trang nghiêm. 佛 不 般 涅 槃, 正 法 亦 不 滅, 為 利 眾 生 故, 示 現 有 滅 盡 。 世 尊 不 思 議, 妙 體 無 異 相, 為 利 眾 生 故, 現 種 種 莊 嚴.” (N.D)] 
(9) Vajrasaṁhatanakāyo nirmitaṁ kāyaṁ darśayet.
(10) Dharmakāyo hi saṁbuddho dharmadhātus-tathāgataḥ.
 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/09/2016(Xem: 19771)
22/08/2013(Xem: 16140)
12/02/2016(Xem: 9588)
19/05/2022(Xem: 6014)
17/08/2012(Xem: 44005)
15/05/2016(Xem: 24615)
18/01/2018(Xem: 25590)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.