Đừng Luống Phí Thời Gian

18/08/20201:03 SA(Xem: 7451)
Đừng Luống Phí Thời Gian

ĐỪNG LUỐNG PHÍ THỜI GIAN
Thích Trung Định

hoa sen tàn lụiSự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với bất cứ ai. Bất cứ khi nào chúng đến, chúng sẽ đến mà không một lời báo trước. Bởi vì cuộc sống là vô thường, nên chúng ta không biết chắc rằng chúng ta có còn sống ở sát na kế tiếp hay không. Nếu một tai nạn xảy đến, chúng ta sẽ biến mất khỏi thế giới này ngay tức khắc. Mạng sống của chúng ta ví như hạt sương đọng lại trên đầu ngọn cỏ trong buổi sáng mùa Xuân. Nó sẽ bị tan biến ngay khi ánh mặt trời ló dạng. Những ý niệm của chúng ta cũng thay đổi rất nhanh trong từng sát na. Thời gian rất là ngắn ngủi. Nó chỉ kéo dài trong một sát na (kṣaṇa), giống như hơi thở, nếu thở vào mà không thở ra, chúng ta sẽ chết.

Tôi luôn tự hỏi: “Phải chăng tôi có sự sống?”, “Mạng sống của tôi sẽ kéo dài được bao lâu?”, “Phải chăng mạng sống của tôi chỉ kéo dài trong một sát na ngắn ngủi, hay là nó kéo dài hàng trăm năm với sự tiếp nối của một dòng chảy từ sát na này đến sát na khác?”. Quả thật không không ai đoán định được chu kỳ của sinh và tử. Đó là quy luật tự nhiêntùy theo nghiệp lực của từng người để có những kết quả tương ứng.

Các vị thiền sư nhìn sự đời thấy rỏ chúng thật mong manh, ngắn ngủi. Đối với Vạn Hạnh thiền sư thì: “Thân như bóng chớp chiều tà, cỏ Xuân tươi tốt Thu qua rụng rời, sá chi suy thịnh việc đời, thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.” Cái nhìn này không phải bi quan yếm thế mà cái nhìn đầy tuệ giác của một bậc Thiền sư chiêm nghiệm sự thật vô thường của cuộc đời để giác ngộ được tự tính vô thường của vạn pháp. Kinh Kim Cang đưa ra bảy ảnh dụ cho thấy sự mong manh vô thường của các pháp hữu vi, và sự hạn hữu của thời gian. Tất cả các pháp hữu vi, đều như chiêm bao, như ảo thuật, như bóng nước, như ảnh tượng, như sương mai, như điện chớp, nên phải quán sát đúng như vậy.” Chiêm bao, ảo thuật, bóng nước, ảnh tượng, sương mai, điện chớp là huyển hóa không thật. Thân người cũng như vậy, có đó rồi không, mong manh tạm bợ. Trong bài thán của buổi công phu chiều nhấn mạnh: “Một ngày trôi qua, mạng sống giảm dần, như cá thiếu nước, nào có ích gì, đại chúng nên cần tinh tấn, như cứu lửa trên đầu, cẩn thận chớ buông lung.”

Những lời dạy trên nhắc nhở người học Phật nên xem trọng thời gian để tấn tu đạo nghiệp. Đừng để thời gian luống qua một cách vô ích. Người tu tranh thủ sáu thời trong ngày để quán niệm tu tập. Nỗ lực tinh tấn đến khi nào đạt đạo mới an tâm. Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật chỉ rỏ các pháp hành, và trân quý thời gian, đừng luống bỏ một cách vô ích. “Này các đệ tử, ban ngày thì nỗ lực tu tập pháp lành, không để thời gian trôi qua uổng phí. Đầu hôm, cuối đêm cũng không luống bỏ. Giữa đêm tụng niệmtu trì. Đừng vì chuyện ngủ nghỉ mà để cuộc đời trôi qua vô ích. Hãy tâm niệm rằng ngọn lửa vô thường đang đốt cháy thế gian, để tự tinh tấn độ mình, khắc phục sự lười biếng, ngủ nghỉ. Giặc phiền não luôn rình rập giết các vị, còn nguy hiểm hơn kẻ thù, làm sao các vị có thể mặc tình ngủ nghỉ mà không cảnh giác ! Phiền não ngủ trong tâm người cũng như rắn độc nằm trong nhà, phải dùng móc sắt giới hạnh mà lôi kéo nó ra gấp. Rắn độc ra rồi ta mới an tâm ngủ nghỉ. Rắn độc chưa ra mà mải mê ngủ nghỉ thì thật là người không biết hổ thẹn.” (Kinh Di Giáo)

          Đức Phật giáo huấn về sự vô thường của thế giớicon người: “Các thầy Tỳ kheo phải ý thức toàn bộ cuộc đờichuyển biến vô thường, có kết hợp thì có tan rã. Giáo huấn về sự vô thường của cuộc đời để khích lệ tinh thần thoát ly, đừng bám víu vào cuộc đời. Nhìn sự vô thường của cuộc đời, có hai thái độ xảy ra: một là vì cuộc đờivô thường nên tận dụng cơ hội để tu tập không để cho thời gian trôi qua một cách trống rỗng. Hai là vì cuộc đờivô thường nên vội vã hưởng thụ, sống buông thả không có trách nhiệm gì, thái độ thứ hai này là của hạng phàm phu không biết thánh đạo, không xu hướng thánh đạo. Đức Phật dạy cho hạng người thứ nhất: Cuộc đời (vô thường) như thế, nên các Thầy phải nỗ lực tinh tấn để sớm cầu tự độ đem ánh sáng trí tuệ để diệt trừ hắc ám vô minh. Nhìn các vị Thiền sư thấy họ thảnh thơi nhưng trong tâm luôn chánh niệm, nhớ nghĩ vô thường để tu tập. Người đời thì lăng xăng làm việc không đủ thời gian để mưu cầu sự sống, nhưng cũng có người thấy thời gian thừa thải, dài lê thê.

          Chúng ta thiết nghỉ, ví dụ cuộc đời của một con  người sống thọ 70 năm, thì mất 35 năm ngủ, còn lại thời gian 35 năm chúng ta sinh hoạt và làm việc mà thôi. Thế nhưng, có người với quỷ thời gian ngắn ấy vẫn để luống phí một cách vô ích vào những sòng bài, trà đình tửu điếm, vũ trường, ngồi lê đôi mách, tán gẫu, thị phi…thời gian dành cho sự chăm sóc bản thân không còn nhiều. Trong một ngày 24 tiếng đồng hồ chúng ta dành bao nhiêu thời gian để ngồi nhìn lại thật sâu vào tâm mình, nuôi dưỡng và phát triển nó. Nhìn lui, nhìn lại thoắt cái đã già đến nơi. Lúc còn trẻ khỏe, không siêng năng tu hành, tụng kinh niệm Phật, tham thiền nhập định, đến khi tuổi già ốm đau bệnh tật thì còn đâu sức khỏe để làm những việc đó. Cho nên, phải biết tiết kiệm thời gian, biết tranh thủ thời gian để làm những việc có ích cho mình, có lợi cho người.

          Tại sao chúng ta phải quý tiếc thời giờ? Đó là vì trân quý duyên lành ít có, khó được mà ngày nay mình đã có được nên trân quý. Khi nhận ra được một cái gì đó ít có và khó gặp thì chúng ta sẽ rất quý trọng, tìm cách giữ gìn và làm cho nó tăng trưởng, không để bị cuốn mất đi. Nhưng thời gian trôi qua lại cuốn phăng cái quý báu đó đi, chuỗi ngày còn lại để mình may mắn còn có được nó thì quá ít ỏi nên chúng ta rất tôn trọng, trân quý. Chính vì trân quý như vậy cho nên không dám để một phút giây nào lơi lỏng, trôi suông.

Trong Kinh nói “Nhơn thân nan đắc, Phật pháp nan văn” có nghĩa là “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Trong Kinh Tạp A-hàm đức Phật ví dụ, ví như cả đại địa đất liền này đều biến thành biển cả, trên biển đó có một khúc cây trôi dạt từ đông sang tây. Có con rùa mù tuổi thọ sống đến một vạn năm, cứ mỗi một trăm năm nó mới trồi đầu lên một lần. Quý vị thử nghĩ, con rùa mù đó có dễ dàng gặp được bọng cây trôi dạt kia để chui vào trong hay không? Rất là khó! Vậy mà đức Phật nói được thân người còn khó hơn thế nữa!

Trong một bài kinh khác đức Phật nói, ví như đất dính ở trong móng tay của Ngài và đất của cả đại địa thì những chúng sanh có được thân người chỉ như đất trong móng tay, còn những chúng sanh đi trong các đường khổ chưa được làm người giống như đất của quả địa cầu này. Ngài đã dùng Phật nhãn xem thấy rõ như vậy. Mới thấy, được làm thân người khó đến dường nào! Vì vậy các bậc cổ đức nói:

“Thiên niên thiết thọ khai hoa dị 
Nhất thất nhơn thân vạn kiếp nan.”

Nghĩa là “cả ngàn năm cây sắt mới trổ hoa một lần vẫn còn là dễ, nhưng một phen mất thân người rồi thì muôn kiếp khó được lại”. Ngày hôm nay chúng ta đã hội đủ phúc duyên nên mới có được thân người chứ không phải dễ dàng. Đã được làm thân người rồi, còn được đầy đủ căn trí, lại được gặp minh sư, nghe pháp, đó là một điều khó hơn. Cái ít có, khó được mà ngày nay chúng ta đã có, đã được thì phải biết trân quý, dốc hết lòng để giữ gìn và làm tăng trưởng duyên lành, không để bị thuyên giảm, lui sụt, mất đi.

          Đối với cuộc đời, muốn thành công nói không với trì hoản. Vì thời gian không đợi để chúng ta trì hoản. Do vậy, để đập vỡ được thói quen trì hoãn, bạn phải bắt tay vào công việc, ngay lập tức! Chúng ta nên ý thức rằng, cơ hội chỉ đến một lần chứ không thể đến hoài. Do vậy, chúng ta đừng nên có thái độ ỷ y, hẹn rày hẹn mai. Mọi lời nói, kế hoạch đều vô ích nếu chỉ là lời nói hoặc suy nghĩ. Hãy học cách biến mục tiêu thành hiện thực. Đừng để lời nói ra như người khổng lồ còn hành động lại như kẻ lùn tịt. “Hôm nay không phải ngày đẹp trời”, “Để mai tính”… Đây chắc hẳn là câu nói cửa miệng của nhiều người. Hội chứng “Để mai tính” tạo ra thói quen trì hoãn, lười nhác và thiếu trách nhiệm với công việc. Những lời bao biện cho căn bệnh trì hoãn khiến bạn dễ dàng từ bỏ. Một cuộc sống nhàn hạ như vậy quả thật là nhạt nhẻo. Martin Luther King, Jr nói: “Hãy tạo cho mình một thói quen, và bạn sẽ thực hiện nó như lẽ tự nhiên cần có.  Vì động lực là thứ giúp bạn bắt đầu. Còn thói quen mới là những gì giúp bạn tiếp tục.

Nhà sáng lập Virgin Group - tỷ phú Richard Branson từng chia sẻ: “Cơ hội giống như bình minh. Nó đến rất nhanh và không xuất hiện vào thời điểm hoàn hảo nhất. Chính vì thế, cần phải sẵn sàng nắm bắt cơ hội mọi lúc. Chúng ta không có thời gian để lưỡng lự hay chờ đợi. Nếu bạn chậm chạp chỉ một khoảnh khắc thôi, cơ hội cũng có thể biến mất”.

Để học tiếng Anh, mỗi sáng bất kể mưa, nắng hay tuyết, Jack Ma đạp xe 40 phút để tới khách sạn Hàng Châu (giờ gọi là khách sạn Shangri-La Hàng Châu) và gặp gỡ các du khách nước ngoài. Đó là cách Jack Ma đã làm để cải thiện vốn tiếng Anh của mình. “Cứ như vậy trong suốt 9 năm, tôi làm hướng dẫn viên miễn phí cho khách du lịch và đổi lại, họ dạy tôi tiếng Anh”, Jack Ma kể.

          Chúng ta từng nghe bài hát “Xin thời gian qua mau” của Nhạc sĩ Lam Phương mà thấy một sự mũi lòng và hàm chứa nổi cô đơn, sự bế tắc. Bài hát nói lên nổi buồn da diết cứ đeo bám trong tâm thức, nên muốn cho thời gian trôi thật nhanh để nổi buồn mau chống qua đi. Mỗi ca từ, mỗi điệp khúc đều toát lên một nổi buồn sâu thẳm. “Buồn nào hơn đêm nay, buồn nào hơn đêm nay, khi ngoài kia bảo tố đầy trời…” Sự bế tắc cô đơn tuyệt vọng thấm sâu trong từng ca từ, và toàn bộ nội dung của bài hát. Khi một người buồn bả cô đơn thì thời gian như trôi thật chậm, thật chậm, thấm như từng ly cà phê đắng mà xé nát tâm can. Ngược lại với bài hát đó thì bài Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là truyện dài của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể lại câu chuyện của những đứa trẻ, một thời trẻ thơ hồn nhiên, ngây ngô dễ thương và giờ đã qua rồi, những kỷ niệm đẹp còn lưu dấu mãi. Ước mơ trở về tuổi thơước mơ đẹp của nhiều người, vì cái lứa tuổi ấy hồn nhiên, nhí nhảnh ai cũng muốn dài lâu và mãi mãi. Hai bài cho thấy hai thái độ trái ngược nhau: nếu cuộc sống êm đềm dễ thương thì ai cũng trân quý thời gian, nhưng nếu cuộc đời khổ đau bế tắc thì thời gian trở nên vô nghĩa, là sự tra tấn. Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại là vậy.

          Thời gian như bóng câu qua cửa sổ, trên mỗi nhịp “tích tắc” của kim đồng hồ là từng phần của cuộc sống đã đi qua. Thời gian là “liều thuốc tiên”, có thể chữa lành mọi vết thương, nhưng thời gian cũng là nỗi ám ảnh mất mát nhất của mỗi con người. Mỗi khi buồn đau vây kín tâm hồn, chúng ta có biết “cầu viện” thời gian để xoa dịu bất trắc, trở về với nhịp bước bình an?

          Sáu mươi, bẩy mươi, tám mươi, hay một trăm năm…bao nhiêu là đủ cho một đời người? Từng ô nhỏ trên vòng tròn thời gian ấy, chúng ta đã biết sắp đặt những gì để hoàn tất từng phần đời mình, để thời gian không thờ ơ trôi qua trong lãng phí? Thời gian là người bạn đồng hành tuyệt vời, nhưng nó cũng là “ông chủ ky bo” nhất. Hãy thân thiện với người bạn ấy và hãy chạy đua cùng với “ông trùm keo kiệt” ấy trong quá trình hoạch định tương lai. Hãy biến mình thành ông chủ thông minh nhất, biến thời gian thành công cụ đắc lực cho những thành công trong đời. Vì vậy, hãy sử dụng vốn thời gian tốt nhất, để một mai không hối tiếc điều gì.[1]

Trên đường tu cũng vậy, đừng đợi tuổi già mới học đạo, mồ non lắm kẻ tuổi còn xuân. Đường đời hay đường đạo thì cũng không nên trì hoản, hẹn rày hẹn mai. Mà bắt tay vào thực hiện ngay bây giờ. Thái độ ỷ y luôn tiềm ẩn trong con người. Duy thức học gọi đó là tâm giải đải. Giải đải, trì hoản là kẻ thù của tâm tinh tấn. Pháp Cú kinh dạy: “Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ; Kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau con ngựa gầy hèn.”[2]

Ghi chú: 

[1] Tâm sự đời người: Thời gian như bóng câu qua cửa, https://dinhdoan.net/tam-su-doi-nguoi-thoi-gian-nhu-bong-cau-qua-cua/

[2] Kinh Pháp Cú, 29, Dịch Việt: H.T. Thích Thiện Siêu.

 

Văn hóa Phật giáo, số 349

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 11806)
01/04/2017(Xem: 20903)
06/12/2022(Xem: 3765)
01/05/2017(Xem: 22183)
28/05/2016(Xem: 8444)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.