Thư Viện Hoa Sen

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn Vào Tuệ Giác Phật (Sách PDF và Audio book)

18/04/20218:00 SA(Xem: 36321)
Phật Điển Phổ Thông - Dẫn Vào Tuệ Giác Phật (Sách PDF và Audio book)
PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG 
DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT

Biên tập bởi nhiều Tác Giả 
Chủ biên bản dịch Việt: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ
Nhà xuất bản Hồng Đức & Hương Tích
Thực hiện Audio Book bởi Thế Giới Phật Giáo 
Việt dịch từ Nguyên tác: Common Buddhist Text:

Phật Điển Phổ Thông - Dẫn vào tuệ giác Phật (sách audio) (2)
bia_dan_vao_tue_giac_phat


Sách "Phật điển phổ thông - Dẫn vào tuệ giác Phật" là bản Việt dịch từ nguyên bản tiếng Anh Common Buddhist Text: Guidance and Insight from the Buddha. Việc chuyển dịch sách này được thực hiện bởi nhiều người, dưới sự chủ trì của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và Giáo sư Lê Mạnh Thát. Sách đã được phát hành và lưu hành rộng rãi tại Việt Nam qua hình thức ấn tống, biếu tặng.

Nhận thấy sự thiết yếu của nội dung sách này đối với người học Phật, cũng như nhu cầu phổ biến rộng sách này đến với đông đảo người đọc thuộc mọi tầng lớp, đúng như tên gọi "Phật điển phổ thông", nên chúng tôi đã mong muốn thực hiện bản audio của sách này nhằm tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc tiếp cận với nội dung sách.

Chúng tôi đã đem tâm nguyện này trình lên với thầy Lê Mạnh Thát, sau đó là Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, và được hai vị hoan hỷ đồng thuận cho phép. Nhờ có thuận duyên này, việc thực hiện bản sách audio mới có thể bắt đầu.

Ngay sau khi nhận được sự cho phép, chúng tôi đã tiến hành thực hiện. Việc tổ chức thu âm sách này tại phòng thu riêng là hoàn toàn do Thế Giới Phật Giáo "https://www.thegioiphatgiao.org" đảm nhận cả về chi phí cũng như công sức thực hiện. Chúng tôi hoan hỷ tán trợ thiện hạnh này và chỉ xin góp sức phổ biến bản sách audio đến với quý độc giả.

Việc lưu hành bản sách audio này là hoàn toàn bất vụ lợi. Chúng tôi hoan nghênh mọi sự tiếp sức phổ biến rộng đến với tất cả mọi người. Quý độc giả có thể nghe trực tuyến hoặc tải file MP3 về máy để nghe khi không có kết nối internet, hoặc cũng có thể sử dụng file MP3 để nghe bằng máy nghe nhạc hoặc điện thoại di động... Tất cả đều hoàn toàn miễn phí.

Chúng tôi cũng hoan hỷ cho phép việc đăng tải lại bản sách audio này ở các website khác, với điều kiện ghi rõ nguồn sách và không tự ý cắt sửa thêm bớt nội dung hiện có, cũng như tuyệt đối không sử dụng vào mục đích phát sinh lợi nhuận dưới bất cứ hình thức nào.

Mong rằng việc phổ biến bản sách audio này sẽ góp phần rộng truyền lời Phật dạy, mang lại lợi ích thiết thực cho những ai hữu duyên được nghe biết.

Chúng tôi xin chân thành tri ân các soạn giả, dịch giả đã tham gia trong việc soạn dịch nguyên tác tiếng Anh, các dịch giả đã tham gia trong việc chuyển dịch sách này sang tiếng Việt, cũng như tất cả những ai đã đóng góp công sức qua rất nhiều công đoạn để bản sách này được ra đời.

Xin cảm ơn Thế Giới Phật Giáo đã thực hiện bản sách audio này với tất cả sự cẩn trọng cần thiết, để mang đến cho người nghe một bản sách audio chính xác và với chất lượng tốt nhất.

Mọi sai sót nếu có trong quá trình thực hiện đều là ngoài ý muốnchúng tôi xin hoan hỷ đón nhận mọi góp ý từ người nghe để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Cuối cùng, hết thảy công đức phát sinh qua việc làm này xin được hồi hướng về cho tất cả chúng sinh trong pháp giới mười phương. Nguyện cho hạt giống tuệ giác gieo cấy qua những lời Phật dạy được truyền lại trong sách này sẽ đâm chồi nảy lộc, kết quả Bồ-đề, giúp cho hết thảy chúng sinh đều được vơi bớt khổ đau, sống đời an lạc

Nguyện cầu cho thế giới hòa bình, dịch bệnh tiêu trừ, người người được sống an lành trong ánh từ quang của mười phương chư Phật.

Nam-mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma-ha-tát
Thế Giới Phật Giáo và Ban Điều Hành Liên Phật Hội

(Thư Viện Hoa Sen xin cảm ơn Thế Giới Phật Giáo đã gửi cho 1 file Rar chứa tất cả 186 file mp3, 1 file Word là Danh sách các file mp3 và ngày 18/4/2021 đã gửi THÊM cho 1 File PDF)

DOWNLOAD SÁCH ĐỌC PDFPhật Điển Phổ Thông - Dẫn Vào Tuệ Giác Phật
Nghe toàn bộ sách nói: thời lượng:  26H:47'15":


MỤC LỤC PHÂN ĐOẠN:

1. Lời thưa
2. Bối cảnh biên dịch và cộng tác viên
3. Tựa
4. Dẫn Luận
5. Cuộc đời đức Phật lịch sử
6. Tăng-già – Chúng hội đệ tử
7. Tuyển dịch Kinh điển Thượng tọa bộ
8. Tuyển dịch Kinh điển Phật giáo Đại thừa
9. 16. Đức Phật - Vị Đạo sưdịch kinh điển Phật giáo Kim cang thừa
10.  PHẦN I.   ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG I. CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ
11. Tầm cầu giác ngộ
12. Đắc các định vô sắc vi tế
13. Khổ hạnh tự hành xác
14. Giác ngộ và kết quả
15. Phẩm đức viên mãn của đức Phật
16. Đức Phật - Vị Đạo sư
17. Xưng tán Phật
18. Dung nghi của đức Phật
19. Điều phục và giáo hóa những người chống đối hoặc đe dọa
20. Phật an trú thiền tọatán thán tịch tĩnh và tri túc
21. Thân bệnh của đức Phật, và tâm từ chăm sóc người bệnh
22. Những tháng cuối đời của đức Phật
CHƯƠNG 2. CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ ĐỨC PHẬT - TTB
24. Tương quan Phật và Pháp
25. Tự tánh của Phật
26. Tiền thân Phật: Bồ-tát tích tập các ba-la-mật, và những đệ tử đắc quả
27. Như Lai sau khi chết
28. ĐẠI THỪA - Danh hiệu và phẩm đức của đức Phật
29. Phật tánh
30. Ba ‘thân’ Phật
31. Phật tánh
32. KIM CANG THỪA - Phật tánh
33. Tam thân Phật
34. Ngũ bộ Phật bộ
35. Phật trong tâm
36.  PHẦN II.   PHÁP 
37. Mục đích tu Phật
38. Thái độ đối với các đạo giáo khác
39. Tranh luận và khoan dung
40. Giáo pháp chú trọng thực hành
41. Con đường dẫn đến trí giải thoát
42. ĐẠI THỪA - Những phẩm tính của Pháp
43. Lý do quyết định tu Phật
44. Tranh chấp và bao dung
45. Pháp là phương tiện đưa tới cứu cánh
46. Giáo pháp phân định tùy căn cơ, thu nhiếp tất cả
47. KIM CANG THỪA - Phẩm tính của Pháp
48. Lược giải về Pháp
49. CHƯƠNG 4. VỀ XÃ HỘI VÀ QUAN HỆ NHÂN SINH
(TTB-THUẬT TRỊ NƯỚC)
50. Hòa bình, bạo lực, và tội ác (TTB)
51. Tài sản và hoạt động kinh tế (TTB)
52. Bình đẳng xã hội (TTB)
53. Bình đẳng nam nữ (TTB)
54. Quan hệ nhân sinh tốt đẹp (TTB)
55. Cha mẹ và con cái (TTB)
56. Vợ chồng (TTB)
57. Bằng hữu (TTB)
58.  ĐẠI THỪA - Thuật trị nước
59. Hòa bình, bạo loạn và tội ác (ĐT)
60. Sung túc và Kinh tế (ĐT)
61. Bình đẳng nam nữ (ĐT)
62. Thờ kính và báo ơn cha mẹ (ĐT)
63. Hồi hướng công đức cho những người thân đã mất (ĐT)
64.  KIM CANG THỪA - Giáo huấn vương đạo nhân ái (ĐT)
65. Suy tưởng ân đức của mẹ (KCT)
66. CHƯƠNG 5. VỀ NHÂN SINH - THƯỢNG TỌA BỘ:
Vòng luân hồi (saṃsāra)
67. Thân người là quý (TTB)
68. Thế giới của chúng ta trong tương quan với vũ trụ (TTB)
69. Nghiệp (TTB)
70. Những hàm ý nghiệp và tái sanh cho thái độ đối với tha nhân (TTB)
71. Đời này và tất cả tái sanh đều dẫn đến già, bệnh, và chết (TTB)
72. ĐẠI THỪA - Vũ trụ của chúng ta
73. Nghiệp (ĐT)
74. Thân người khó được (ĐT)
75. Vô Thường (ĐT)
76. KIM CANG THỪA - Thân người quý báu (KCT)
77. Luân hồi khổ (KCT)
78. CHƯƠNG 6. ĐẠO TÍCH VÀ ĐẠO HÀNH - THƯỢNG TỌA BỘTrách nhiệm cá nhân - tự thân nỗ lực
79. Yêu cầu đồng hành thiện tri thức tài đức (TTB)
80. Chức năng và bản chất của tín (TTB)
81. Quy y Phật, Pháp, Tăng (TTB)
82. Hành vi lễ bái (TTB)
83. Tụng các phẩm tánh của Phật, Pháp, và Tăng có thể mang lại sự hộ trì và phước lành (TTB)
84. Giới, định, tuệ (TTB)
85. Trung đạoThánh đạo tám chi (TTB)
86. ĐẠI THỪA - Tín (ĐT)
87. Quy y Phật, Pháp và Tăng ĐT)
88. Trách nhiệm và nỗ lực cá nhân (ĐT)
89. Trung Đạo (ĐT)
90. Bồ-tát đạo cao hơn Thanh Văn và Độc Giác (ĐT)
91. Thầy dạy Đạo (ĐT)
92. Tu tập bồ-đề tâm (bodhi-citta) (ĐT)
93. KIM CANG THỪA - Tín tâm
94. Quy y Phật, Pháp, Tăng (KCT)
95. Thiện tri thức (KCT)
96. Hành trung đạo (KCT)
97. Bồ-đề tâm (bodhi-citta) (KCT)
98. Thứ đệ đạo (KCT)
99. CHƯƠNG 7 ĐẠO ĐỨC
100. Bố thí
101. Trì giới
102. Chánh mạng và các giới khác
103. Từ ái và kham nhẫn
104. Giúp mình và giúp người
105. Chăm sóc thú vật và môi trường
106. ĐẠI THỪA - Năng lực của thiện pháp
107. Bố thí
108. Các học xứ giới
109. Chánh mạng và các giới phụ
110. Giúp mình và người
111. Giáo hóa người khác
112. Chăm sóc thú vật và môi trường
113. Từ và Bi
114. Ba-la-mật của Bồ-tát
115. Bồ-tát nguyện và Bồ-tát giới
116. KIM CANG THỪA - Nghiệp thiện và bất thiện
117. Bố thí ba-la-mật
118. Trì Giới Ba La Mật
119. An nhẫn ba-la-mật
120. Tinh tấn ba-la-mật
121. CHƯƠNG 8. TU ĐỊNH
122. Các tùy miên cũng như các tiềm năng sáng chói của tâm
123. Năm triền cái và các phiền não khác
124. Quan trọng của tác ý
125. Chỉ (samatha) và quán (vipassanā)
126. Niệm công đức Phật, Pháp, Tăng và sự chết
127. Bốn vô lượng tâm: từ, bi, hỷ và xả
128. Bốn niệm trụ (satipaṭṭhāna): tu quán (vipassanā) và chỉ (samatha)
129. Niệm hơi thở (ānāpāna-sati) (TTB)
130. Thiền, thắng trí và vô sắc định
131. ĐẠI THỪA - Sơ nghiệp tu định
132. Không tham chấp thiền định
133. Tâm quang minh
134. Tu tập từ và bi
135. Niệm Phật (ĐT))
136. Chánh Niệm
137. Chỉ và bốn thiền
138. Tu Quán (ĐT)
139. Thiền (Chan/Zen) (ĐT)
140. KIM CANG THỪA - Xả bỏ tán loạn
141. Thiền định
142. Tu đối trị phiền não
143. Tu bốn vô lượng
144. Bốn niệm
145. Tu tự tánh tâm
146. CHƯƠNG 9. TRÍ TUỆ
146. CHƯƠNG 9. TRÍ TUỆ
147. Khổ và bốn Thánh Đế
148. Duyên sinh và khổ sinh
149. Suy nghiệm có phê phán về ý niệm thượng đế sáng tạo
150. Không có tự ngã thường hằng
151. ĐẠI THỪA - Bản tánh của trí tuệ
152. Duyên khởi
153. Suy nghiệm có phê phán về ý niệm Thượng đế sáng tạo
154. Không có ngã thể thường hằng
155. Tự tánh Không
156. Duy thứctánh Không của năng-sở nhị nguyên
157. Phật tánh: thực tại tích cực
158. Sự tương liên tuyệt đối của tất cả pháp
159. KIM CANG THỪA - Ba tuệ
160. Duyên khởi
161. Quán vô ngã
163. Niết-bàn
164. ĐẠI THỪA - Hạnh phúc đời này và đời sau
165. Chứng ngộ tối hậu
166. Niết-bàn
167. Phật quả
168. Tịnh Độ
169. KIM CANG THỪA - Hạnh phúc đời này và đời sau
170. Chứng ngộ tối hậu
171. Niết-bàn
172. Sở hành của Phật
173. PHẦN III. TĂNG. 
CHƯƠNG 11. CÁC ĐỆ TỬ XUẤT GIA, TẠI GIAHIỀN THÁNH
174. Chế độ tăng lữ
175. Giới luật xuất gia
176. Các hạng thánh đệ tử
177. A-la-hán
178. ĐẠI THỪA - Bồ-tát tại giaxuất gia
179. Giới luật xuất gia
180. KIM CANG THỪA - Đời sống tu đạo
181. CHƯƠNG 12. NHỮNG ĐỜI SỐNG GƯƠNG MẪU
182. Các đại đệ tử A-la-hán tỳ-kheo-ni
183. Các đại đệ tử tại gia
184. ĐẠI THỪA - Những đại đệ tử xuất gia
185. Những đại đệ tử tại gia
186. KIM CANG THỪA - Đại thành tựu giả


Bối cảnh biên dịchcộng tác viên

Quyển sách này là một dự án của Hội đồng Vesak Quốc tế, đặt tại Đại học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan. Vesak là đại lễ Phật giáo kỷ niệm ngày đản sanh, thành đạo và nhập bát-niết-bàn của Đức Phật. Mục đích của dự án là phân phối sách miễn phí trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các khách sạn, nhằm cung cấp rộng rãi các nguồn tài liệu phong phú từ các kinh điển thuộc các truyền thống Phật giáo liên hệ đến các vấn đề cơ bản mà con người phải đối mặt. Qua đó, mục tiêu của nó là nâng cao nhận thức của người theo đạo Phật về di sản phong phú của mình, về tư duy tôn giáođạo đức, đồng thời nâng cao sự hiểu biết của những người ngoài đạo Phật về các giá trị và các nguyên lý cơ bản của Phật giáo. Nỗ lực của sách nhằm điều hòa những điểm tương đồng trong các truyền thống Phật giáo và những sắc thái dị biệt của các truyền thống này.

Sách bao gồm các đoạn văn trích dịch từ các nguồn văn hiến Pāli, Sanskrit, Hán và Tạng, (nguyên bản tiếng Anh) sử dụng các từ Phật học quan yếu thông dụng trong tiếng Anh, và duy trì các tiêu chuẩn học thuật nghiêm ngặt. (Bản dịch Việt vận dụng các từ Hán đã được phổ thông Việt hóa trong lịch sử phiên dịch Phật điển tại Việt Nam). Đầu tiên sách sẽ được xuất bản bằng tiếng Anh và sau đó là các ngôn ngữ chính thức khác của Liên hiệp quốc, cũng như các ngôn ngữ của các quốc gia Phật giáo khác.

Viện trưởng Viện Đại học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya, Hòa thượng Giáo sư Tiến sĩ Brahmapundit, là tổng biên tập hướng dẫn của dự án, chủ tịch hội đồng tư vấn, và MCU đã cung cấp các nguồn lực cần thiết cho dự án.

Người đề xuất và điều phối viên của dự ánNghiên cứu sinh Tiến sĩ Egil Lothe, Chủ tịch Liên hiệp Phật giáo Na-uy... ...


Xem thêm:

ĐỌC “PHẬT ĐIỂN PHỔ THÔNG:
DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT”
Nguyên Giác

 

blankẤn phẩm “Phật Điển Phổ Thông: Dẫn Vào Tuệ Giác Phật” (DVTGP) là tuyển tập Kinh và luận ghi từ 3 truyền thốngThượng Tọa BộĐại ThừaKim Cang Thừa. Sách dày 850 trang, chữ nhỏ. Do vậy, khi viết bài này, dù nói là “đọc sách” hay nói là “giới thiệu sách” cũng chỉ là mạo phạm. Cũng y hệt như vào một thư viện Phật học khổng lồ, và tự biết rằng sức người chỉ có thể đọc một phần rất nhỏ, nơi một góc các kệ sách thư viện. Người viết tự biết là không dễ để viết về ấn phẩm này, dù là với nhiệt tâm muốn mời gọi độc giả tìm đọc, để thỉnh ấn phẩm này. Đúng ra, những dòng chữ này xin là “vài suy nghĩ rời” về một ấn phẩm rất cần thiết cho người học Phật.

Phản ứng đầu tiên là giựt mình, khi nhìn thấy tác phẩm quý giá này chỉ “in 1000 cuốn, khổ 12X20 cm tại Xí nghiệp In Fahasa” – tại sao in quá ít như thế, đó là điều rất khó hiểu. Người viết ước mơ rằng sách này nên in vài chục triệu ấn bản, trao tặng tất cả Phật Tử và những người quan tâm về Phật học. Tuyển tập Phật Điển này để đọc một đời, không chỉ để đọc trong một tuần, một tháng hay một năm.

Một điểm nữa, nói “đọc” hay “giới thiệu” sách Phật Điển chỉ là nói theo kiểu ngôn ngữ phàm trần. Bản thân mình có tư cách gì mà làm như thế. Nơi đây, chỉ là lạm dụng ngôn ngữ thôi. Bởi vì Kinh là Lời của Phật, làm sao mình dám làm như khi gặp các tác phẩm truyện hay thơ trong đời thường. Tuy nhiên, nếu lặng lẽ chắp tay, đặt bộ Phật Điển này lên bàn thờ thì lại có lỗi khác, vì không quảng diễn một vài điểm có thể lợi ích cho một số độc giả.

Thêm nữa, đâu có phải chỉ đọc một tuần hay một tháng là xong. Kinh Phật đôi khi có những kinh rất ngắn, mà phải đọc trọn đời. Đó là chưa kể, có những kinh hướng dẫn tu tập, ngay cả các kinh quen thuộc, tu vẫn là cả một đời, như Từ và Bi nơi trang 486, như Chỉ và Quán nơi trang 527, như Bốn Niệm Trụ (thường dịch là Tứ Niệm Xứ) nơi trang 531, Niệm Hơi Thở nơi trang 538, hay Quán Vô Ngã nơi trang 660 là pháp tu trọn đời --- không chỉ để đọc hay để tụng, vì đọc tụng thì không vào sâu được. Nói chung, ấn phẩm DVTGP là cuốn sách với trang nào cũng cần đọc, với dòng chữ nào cũng cần trân trọng.

Xem tiếp nơi đây:
Đọc “Phật Điển Phổ Thông: Dẫn Vào Tuệ Giác Phật” (Nguyên Giác)





.



Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 13242)
01/04/2017(Xem: 23020)
06/12/2022(Xem: 5715)
01/05/2017(Xem: 25044)
28/05/2016(Xem: 9588)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: