Thư Viện Hoa Sen

Kết Tập Kinh Điển & Kinh Điển Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-Englich PDF) PDF)

05/03/20224:54 SA(Xem: 6788)
Kết Tập Kinh Điển & Kinh Điển Phật Giáo (Song ngữ Vietnamese-Englich PDF) PDF)

KẾT TẬP KINH ĐIỂN & KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO 
Thiện Phúc
PDF icon (4)KẾT TẬP KINH ĐIỂN & KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO

Đức Phật đã nhập diệt gần 26 thế kỷ về trước, nhưng giáo lý của Ngài vẫn còn lưu truyền đến ngày nay một cách trọn vẹn. Mặc dù giáo huấn của Đức Thế Tôn không được ghi chép ngay thời Ngài còn tại thế, các đệ tử của Ngài luôn luôn nhuần nhã nằm lòng và truyền khẩu từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Người ta đoan chắc rằng những lời giảng dạy của Đức Phật chưa từng được kết tập trong thời Đức Phật còn tại thế. Sự nhập diệt của Đức Thế Tôn đã làm vụn vỡ sự tin tưởng của các hàng đệ tử vì họ cảm thấy ưu buồn về sự thiếu vắng của bậc Đạo Sư, vì từ đây không còn ai dẫn dắt họ. Chính vì vậy mà họ cảm thấy bối rối hoang mang rất nhiều. Cuối cùng họ quyết định kết tập những lời giảng dạy của Đức Phật và cô đọng lại thành Kinh điển. Đó là một công việc vô cùng khó khăn, vì họ phải trùng tụng lại những lời Phật dạy bằng trí nhớ, sau đó gom góp tất cả lại và cuối cùng kết tập lại thành kinh điển. Vào thời Đức Phật còn tại thế, biết chữ là đặc quyền của giới thượng lưuẤn Độ, vì thế truyền khẩu giáo lý là một dấu hiệu cho thấy dân chủ được coi trọng trong truyền thống Phật giáo đến mức cách trình bày giáo pháp bằng văn chương đã bị bỏ quên. Nhiều người không biết chữ, cho nên truyền khẩuphương tiện phổ thông và hữu hiệu nhứt  để gìn giữphổ biến giáo pháp. Vì có nhiều khuynh hướng sai lạc về giáo pháp nên ba tháng sau ngày Đức Thế Tôn nhập diệt, các đệ tử của Ngài đã triệu tập Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo để đọc lại di ngôn của Phật. Lịch sử phát triển Phật giáo có nhiều Hội Nghị kết tập kinh điển với những hoàn cảnh vẫn có phần chưa rõ. Lúc đầu các hội nghị nầy có thể là những hội nghị địa phương chỉ tập hợp vài cộng đồng tu sĩ. Sau đó mới có những nghị hội chung. Có bốn hội nghị trong lịch sử Phật giáo. Hội nghị đầu tiên do Ma Ha Ca Diếp triệu tập, diễn ra tại thành Vương xá ngay sau khi Phật nhập diệt. Hội nghị thứ hai được diễn ra tại thành Tỳ Xá Ly, vào năm 386 BC, tức là khoảng một thế kỷ sau hội nghị thứ nhứt. Hội nghị thứ ba được tổ chức tại thành Hoa Thị dưới sự bảo trợ của vua A Dục, một Phật tử tại gia nổi tiếng, vào năm 244 trước Tây Lịch. Đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư được tổ chức tại thành Ca Thấp Di La (Kashmir) khoảng năm 70 trước Tây Lịch, chỉ là hội nghị của trường phái Sarvastivadin, dưới sự tổ chức của Vua Ca Nị Sắc Ca  (Kanishka). Ngoài ra, đại hội kết tập kinh điển lần thứ năm được vua Mindon của Miến Điện tổ chức năm 1871 (Buddhist year 2414). Đại hội kết tập kinh điển lần thứ sáu được tổ chức tại Ngưỡng Quang, thủ đô của Miến Điện vào năm 1954. Nhiều người cho rằng Đại Hội Kết Tập lần thứ năm và sáu là không cần thiếtKinh Điển đã hoàn chỉnh mỹ mãn sau lần kết tập thứ tư. Ngoài ra, còn có nhiều Hội Nghị khác ở Thái Lan và Tích Lan, nhưng không được coi như là Nghị Hội đúng nghĩa.

I.    Đức Phật Bắt Đầu Sứ Mệnh Thuyết Pháp Khai Sanh Ra Tam Tạng Kinh Điển:

Tưởng cũng nên nhắc lại, từ Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Phật đạt được đại giác, đến khu Vườn Nai, gần thành Ba La Nại, cách xa khoảng trên 300 cây số, nhưng vì lời hứa trước đây là sẽ trước tiên độ năm anh em Kiều Trần Như sau khi đại giác nên đức Phật đã không quản ngại đường xa. Ngài đã đi một cách chậm rải và mất đến khoảng bảy ngày mới tới nơi. Ngay tại khu Vườn Nai, đức Phật đã thuyết thời pháp đầu tiên cho năm vị tu khổ hạnh. Bài pháp thuyết về Trung Đạo, Tứ Diệu ĐếBát Thánh Đạo. Biến cố lần đầu tiên đức Phật chuyển Pháp Luân khai sáng ra một tôn giáo có tên là Phật giáo. Pháp luân, bánh xe Pháp trong Phật giáo, học thuyết do Phật thuyết giáo gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạotrung đạo. Pháp luân được biểu hiện với một bánh xe có tám tia, tượng trưng cho Bát chánh đạo. Bánh xe pháp hay chân lý Phật pháp có khả năng nghiền nát những ác quấy, đối lập và ảo vọng. Lời thuyết pháp của Đức phật phá vỡ mọi não phiền nghiệp hoặc, lời ấy không ngừng nghỉ ở một người nào, một chỗ nào, mà nó xoay chuyển mãi từ thế hệ nầy qua thế hệ khác. Theo Phật giáo, chuyển bánh xe Phật Pháp hay thuyết Phật Pháp. Chuyển Pháp Luân cũng có nghĩa là tuyên thuyết lý tưởng của Phật, hay thể hiện lý tưởng của Phật trong thế gian, nghĩa là kiến lập vương quốc của Chánh Pháp.

Như trên đã nói, lúc ban sơ, để độ năm anh em Kiều Trần Như, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đi đến Vườn Lộc Uyển. Năm vị nầy đều là bà con của Ngài. Họ đã từng theo Ngài tu đạo, tuy nhiên, vì không chịu nổi những pháp tu khổ hạnh của Đức Phật lúc ở Núi Tuyết, vì mỗi ngày Ngài chỉ ăn một hột mè, một hột mạch, nên thân thể gầy ốm. Ba vị đồng tu vì không chịu nổi nên bỏ đi, chỉ còn lại hai vị. Về sau, vài ngày rằm tháng chạp, có vị tín nữ đem sữa tới cúng dường Đức Phật, Ngài thọ nhận, nên hai vị còn lại cũng hiểu lầm, tưởng Ngài đã từ chối khổ hạnh, nên cũng bỏ đi. Họ nói: “Tu hành cần phải khổ hạnh. Bây giờ Sa Môn Cồ Đàm uống sữa, chẳng còn khả năng tu hành nữa. Ngài chẳng chịu đựng được khổ hạnh nữa rồi.” Do đó họ bỏ đi. Thế là cả năm vị đều bỏ Ngài mà đi đến Vườn Lộc Uyển. Khi đến Vườn Lộc Uyển, Đức Phật ba lần thuyết giảng về Tứ Diệu Đế, gọi là “Tam Chuyển Tứ Đế Pháp Luân” cho năm vị Tỳ Kheo.

Tại Vườn Lộc Uyển trong thành Ba La Nại, thoạt đầu Đức Phật bị năm anh em Kiều Trần Như lãng tránh, nhưng khi Đức Phật tiến lại gần họ, họ cảm nhận từ nơi Ngài có những tướng hảo rất đặc biệt, nên tất cả đều tự động đứng dậy nghênh tiếp Ngài. Sau đó năm vị đạothỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ giáo những điều Ngài đã giác ngộ. Đức Phật nhân đó đã thuyết Bài Pháp Đầu Tiên: Chuyển Bánh Xe Pháp. Ngài bắt đầu thuyết giảng: “Này các Sa Môn! Các ông nên biết rằng có bốn Chân LýThứ nhất là Chân Lý về Khổ: Cuộc sống đầy dẫy những khổ đau phiền não như già, bệnh, bất hạnh và chết chóc. Con người luôn chạy theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ tìm thấy khổ đau. Mà ngay khi có được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì những lạc thú nầy. Không có nơi nào mà con người tìm thấy được sự thỏa mãn thật sự hay an lạc hoàn toàn cả. Thứ hai là Chân Lý về Nguyên Nhân của Khổ: Khi tâm chúng ta chứa đầy lòng tham dụcvọng tưởng chúng ta sẽ gặp mọi điều đau khổThứ ba là Chân Lý về sự Chấm dứt Khổ: Khi tâm chúng ta tháo gỡ hết tham dụcvọng tưởng thì sự khổ đau sẽ chấm dứt. Chúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc không diễn tả được bằng lời. Cuối cùng, thứ tư là Chân Lý về Đạo Diệt KhổCon đường giúp chúng ta đạt được trí tuệ tối thượng.”

Kể từ đó, đức Phật truyền bá chủng tử Bồ Đề khắp mọi nơi. Đặc biệt là sau lần đức Phật gặp Da Xá và thuyết cho ông ta nghe về giáo pháp đạo Phật, Da Xá và năm mươi người bạn của ông ta đã ngay lập tức mặc áo cà sa vàng và xuất gia theo ngài. Nhóm của Da Xá là nhóm Tăng Già lớn đầu tiên phát nguyện đi theo đức Phật ngay sau khi Ngài giác ngộ. Từ đó đức PhậtTăng đoàn của Ngài bắt đầu sứ mệnh thuyết pháp của Ngài. Một lần nọ, khi đức PhậtTăng đoàn của Ngài đang trên đường đi đến xứ Ma Kiệt Đà, một vương quốc nằm ở miền Trung Ấn Độ, đức Phật đã cho mời lãnh đạo nhóm tu thờ cúng thần lửa là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp đến để hỏi nơi trú ngụ qua đêm. Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp chỉ cho đức Phật một ngôi nhà bằng đá và cảnh báo rằng tại đó có một con rồng dữ, thường xuất hiện vào lúc nửa đêm để nuốt người. Vì vậy, nếu Phật chịu trú tại đó thì cũng đừng nuối tiếc khi bị nó ăn thịt. Tuy nhiên, đức PhậtTăng đoàn mới này của Ngài vẫn quyết định bước vào ngôi nhà đá và ngồi tréo chân một cách thư thả. Vào lúc nửa đêm, rồng dữ xuất hiện, há rộng miệng và nhe nanh nhọn, nhưng nó không thể làm hại đức PhậtTăng đoàn mới của ngài. Ngày hôm sau, ngoài sự dự đoán của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp và nhóm thờ thần lửa của ông ta, đức PhậtTăng đoàn mới của ngài vẫn bình an vô sự trong ngôi nhà đá đó. Thế là Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp và nhóm thờ thần lửa của ông ta đi từ sự ngạc nhiên cùng cực đến thán phục. Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp liền đến gặp đức Phật và hỏi Ngài về những phương pháp tu hành đắc đạo. Sau khi nghe đức Phật thuyết giảng diệu pháp bằng giọng nói vô cùng thuyết phục và phong cách đạo đức của ngài, bây giờ thì Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp đã hoàn toàn bị thuyết phục. Ông ta quyết định từ bỏ tất cả những gì mà mình đã tu tập từ trước đến giờ và đưa năm trăm đệ tử của mình đến quy y với đức Phật. Sau khi đức Phật nhận Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp và năm trăm đệ tử của ông ta, Ngài cũng thuyết cho họ nghe về Tứ Diệu Đế. Tất cả đều cảm thấy tràn ngập niềm hoan hỷ với Phật pháp, và nhận thấy rằng mình vô cùng may mắn được đức Phật giúp cho rũ bỏ những cái ác, nhận lấy cái thiện và đến được trên con đường chánh đạo. Sau đó, Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp gặp được hai người em của mình và nói cho họ biết về chuyện mình cải đạo. Hai người em của Ưu Lâu Tần Loa cũng chịu tham dự cuộc thuyết pháp của đức Phậtcuối cùng chịu quy y theo Phật. Tưởng cũng nên nhắc lại, hai người em của Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp cũng có năm trăm đệ tử. Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn, Tăng đoàn mới của đức Phật đã có trên một ngàn người. Tất cả đều theo đức Phật về núi Linh Thứu trong thành Vương Xá. Vì nguyên đoàn của họ chỉ đi bộ nên đoàn Tăng lữ dài này đã gây sự chú ý cho cả vương quốc Ma Kiệt Đà.

Trong các lần thuyết pháp, đức Phật luôn nhắc nhở rằng người Phật tử luôn cần hai hướng giáo dục: hướng thứ nhất là giáo dục ngoài đời và hướng thứ hai là giáo dục trong đạo. Hai hướng này được xem như là hai cánh của loài chim. Không có hai cánh loài chim không bay được. Tương tự như vậy, không có đủ đầy hai hướng giáo dục, người Phật tử chẳng những không có được đời sống ấm no ngoài đời, mà đời sống tâm linh cũng nghèo nàn tăm tối. Giáo dục ngoài đời sẽ giúp chúng ta nghề nghiệp nuôi thân và gia đình, trong khi giáo dục trong đạo giúp chúng ta có được hạnh phúc chân thật trong đời sống tâm linh. Thật vậy, giáo dục tôn giáo là cực kỳ cần thiết vì nó dạy chúng ta suy nghĩ và hành động như thế nào để thành người lương thiện và có được hạnh phúc. Giáo dục tôn giáo còn giúp chúng ta biết thương yêuthông hiểu ý nghĩa cuộc đời để tự thích ứng được mình theo quy luật nhân sinh trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sau sáu năm kinh qua tu tập khổ hạnh, Đức Phật đã khuyên hàng đệ tử của Ngài nên theo đường trung đạo. Ngài dạy: “Phật tử nên luôn lợi dụng tối đa cuộc sống ngoài đời trong khi tu hành để đi đến chân hạnh phúc trong đời này và đời sau.”

Theo Kinh A Hàm, trong 45 năm thuyết Pháp của Đức Phật, Ngài tuyên bố rõ ràng là Ngài chỉ dạy hai vấn đề: Khổ và Diệt Khổ, ngoài ra Ngài không dạy gì nữa. Ngài khuyến khích các đệ tử của Ngài du hành để thuyết phápgiải thích đời sống phạm hạnh, vì hạnh phúcan lạc của chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi íchhạnh phúc của chư Thiênloài người. Đức Phật nêu rất rõ mục đích thuyết pháp của Ngài là không tranh luận với các nhà lãnh đạo tôn giáo khác và không cạnh tranh với lý thuyết đối nghịch. Không có sự tranh chấp trong sự thuyết pháp của Ngài. Ngài chỉ trình bày con đường dẫn đến giác ngộgiải thoát khổ đau phiền não. Đức Phật luôn luôn có đầy lòng từ bi với tất cả chúng sanh hữu tình. Cho đến khi nằm nghỉ, Ngài cũng “tâm từ thương chúng sanh.” Ngài có thuyết Pháp cũng chỉ vì tình thương của Ngài đối với chúng sanh mọi loài. Kinh Phật gồm trên 150 bộ, tất cả đều nói lên sự hiểm nguy của sanh tử nên nhắc cho người khác biết những lời Phật dạy với hy vọng cuối cùng họ sẽ hiểu và vượt thoát khỏi luân hồi sanh tử.

 

II.   Thánh Điển Không Văn Tự:

“Ariya” là thuật ngữ Bắc Phạn có nghĩa là “Cao quý” hay “khôn ngoan.” Một người đã đạt được “kiến đạo,” con đường thứ ba trong năm con đường tiến tu của người Phật tử. Trong Phật giáo Đại Thừa, “Arya” chỉ người đã chứng ngộ “tánh không.” Theo đạo Phật, “Thánh” là bậc đã chứng đắc Chánh Đạo. Thật vậy, Thánh trí là cái trí tuệ tối thượng hay trí huệ của bậc Thánh, nhờ đó người ta có thể nhìn vào những chỗ thâm sâu nhất của tâm thức để nắm lấy cái chân lý thâm mật bị che khuất mà cái trí tầm thường không thể thấy được. Thánh tríchân lý tối hậu chỉ vào sự thể chứng cái trí tuệ tối thượng trong tâm thức sâu thẳm nhất, và không thuộc phạm vi của ngôn từ và cái trí phân biệt; sự phân biệt như thế không thể phát hiện được chân lý tối hậu. Tuy nhiên ngọn đèn ngôn từ là có lợi ích cho việc soi sáng con đường đưa đến chứng ngộ tối hậu. Thánh trí còn có nghĩa là Phật trí hay trí của các bậc Thánh, trí siêu việt và vượt ra ngoài mọi sự phân biệt. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, toàn bộ kết tập của Thánh điển do đại hội san định chưa được viết trên giấy hay lá thốt nốt suốt thời gian gần 400 năm. Dĩ nhiên, ngay cho đến hôm nay Bà La Môn giáo cũng chưa viết ra văn học Vệ Đà, nhất là những sách mệnh danh là “khải thị lục.” Chúng ta có thể tưởng tượng, đạo Phật đã giản dị noi gương nền tôn giáo xưa hơn, nhưng cũng còn có những lý do khác nữa. Trước hết các ngài đã không dám tục hóa âm thanh dịu ngọt và những lời êm ái của Đức Thích Tôn bằng cách đặt chúng vào những văn tự mạo phạm có nguồn gốc ngoại lai. Phật đã có lần cấm dịch những lời của Ngài thành tiếng Sanskrit của Vệ Đà. Thế thì Ngài sẽ ít hài lòng hơn nếu viết những lời của Ngài trong mẫu tự của học thuật thế gian, vốn chỉ được dùng cho mục đích thương mạibình dân. Thứ hai, ngôn ngữ mà các ngài chấp thuận trong đại hội rất có thể  là một thứ tiếng hỗn chủng, gần giống tiếng Ba Li, đó là tiếng Hoa Thị (Pataliputra). Thật không thích hợp nếu ngôn ngữvăn học linh thiêng của các Ngài  phải mở ra cho quần chúng, nhất là khi có một số trưởng lãodị kiến theo khuynh hướng tự do tư tưởng. Thứ ba, đặt những Thánh ngôn của Phật vào văn tự có thể coi là mạo phạm cũng như miêu tả thánh tượng bằng hội họa hay điêu khắc. Dù sao, toàn bộ văn học được duy trì trong ký ức và không được phép viết trải qua khoảng bốn thế kỷ. Cộng đồng Phật tử, trái hẳn với cộng đồng Bà La Môn, là một tập hợp của cả bốn giai cấp đến từ mọi phương hướng, và đã không thích hợp cho việc tụng đọc cẩn thận các Thánh ngôn. Kết quả là cuộc lưu truyền thiếu sót. Vì sợ thất lạc và xuyên tạc từ những giáo thuyết nguyên thủy, nên vua Vattagamani của Tích Lan đã ban lệnh ghi chép toàn bộ văn học viết bằng chữ Tích Lan, khoảng năm 80 trước Tây Lịch.

 

III.  Đại Cương Về Kết Tập Kinh Điển:

Sự truyền khẩu giáo lý từ thế hệ nầy qua thế hệ khác: Đức Phật đã nhập diệt, nhưng giáo lý của Ngài vẫn còn lưu truyền đến ngày nay một cách trọn vẹn. Mặc dù giáo huấn của Đức Thế Tôn không được ghi chép ngay thời Ngài còn tại thế, các đệ tử của Ngài luôn luôn nhuần nhã nằm lòng và truyền khẩu từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Vào thời Đức Phật còn tại thế, biết chữ là đặc quyền của giới thượng lưuẤn Độ, vì thế truyền khẩu giáo lý là một dấu hiệu cho thấy dân chủ được coi trọng trong truyền thống Phật giáo đến mức cách trình bày giáo pháp bằng văn chương đã bị bỏ quên. Nhiều người không biết chữ, cho nên truyền khẩuphương tiện phổ thông và hữu hiệu nhứt  để gìn giữphổ biến giáo pháp. Vì có nhiều khuynh hướng sai lạc về giáo pháp nên ba tháng sau ngày Đức Thế Tôn nhập diệt, các đệ tử của Ngài đã triệu tập Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo để đọc lại di ngôn của Phật. Lịch sử phát triển Phật giáo có nhiều Hội Nghị kết tập kinh điển với những hoàn cảnh vẫn có phần chưa rõ. Lúc đầu các hội nghị nầy có thể là những hội nghị địa phương chỉ tập hợp vài cộng đồng tu sĩ. Sau đó mới có những nghị hội chung. Kết tập những lời giảng dạy của Đức PhậtNgười ta đoan chắc rằng những lời giảng dạy của Đức Phật chưa từng được kết tập trong thời Đức Phật còn tại thế. Sự nhập diệt của Đức Thế Tôn đã làm vụn vỡ sự tin tưởng của các hàng đệ tử vì họ cảm thấy ưu buồn về sự thiếu vắng của bậc Đạo Sư, vì từ đây không còn ai dẫn dắt họ. Chính vì vậy mà họ cảm thấy bối rối hoang mang rất nhiều. Cuối cùng họ quyết định kết tập những lời giảng dạy của Đức Phật và cô đọng lại thành Kinh điển. Đó là một công việc vô cùng khó khăn, vì họ phải trùng tụng lại những lời Phật dạy bằng trí nhớ, sau đó gom góp tất cả lại và cuối cùng kết tập lại thành kinh điển.

 

IV.  Các Cuộc Kết Tập Kinh Điển:

Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhất: Hội nghị đầu tiên do Ma Ha Ca Diếp triệu tập, diễn ra tại thành Vương xá ngay sau khi Phật nhập diệt. Ngài Ca Diếp hỏi Upali về giới luật và hỏi A Nan về kinh tạng. Những câu trả trời của Upali được dùng làm cơ sở để biên soạn Luật Tạng, còn những câu trả lời của A Nan thì dùng để soạn Kinh Tạng. Văn bản mà mọi người đồng ý được mọi người cùng nhau trùng tụng. Trong Tập Ký Sự của Ngài Pháp Hiển, Ngài đã ghi lại hai kỳ kết tập kinh điển. Mặc dù vắn tắt nhưng những tường thuật của Ngài có vẻ chính xác hơn của Ngài Huyền Trang. Ngài tả lại là về hướng Tây của tịnh xá Trúc Lâm, cách năm sáu dặm có hang Thất Diệp. Sau khi Đức Phật nhập diệt, có 500 vị A La Hán đã làm một cuộc kết tập kinh điển. Vào thời tụng đọc, có ba pháp tòa được dựng lên, trang hoàng đẹp đẽ. Xá Lợi Phất ngồi trên tòa bên trái, còn Mục Kiền Liên ngồi trên tòa bên phải. Trong 500 vị A La Hán, thiếu mất một vị. Tôn giả Đại Ca Diếp chủ tọa nghị hội trong khi tôn giả A Nan đứng ngoài hang vì không được thâu nhận.

Ba tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt (vào khoảng năm 543 trước Tây Lịch), do nhận thấy có khuynh hướng diễn dịch sai lạcxu hướng suy yếu về giới luật trong nội bộ Tăng Già sau khi Phật nhập diệt, nên Đại Hội kết tập kinh điển lần thứ nhất được vua A Xà Thế tổ chức tại hang Pippala, có sách lại ghi là hang Saptaparni, trong thành Vương Xá thuộc xứ Ma Kiệt Đà. Dù vị trí và tên của hang vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng không có gì nghi ngờHội Nghị thứ nhất đã diễn ra tại thành Vương Xá. Các học giả đều thừa nhận rằng Hội Nghị Kết Tập lần thứ nhất nầy chỉ bàn về Kinh Tạng (Dharma) và Luật Tạng (Vinaya), phần Luận Tạng không được nói đến ở đây. Trong hội Nghị nầy có 500 vị Tỳ Kheo tham dự, trong đó có ngài Đại Ca Diếp, người được trọng vọng nhất và là bậc trưởng lão, và hai nhân vật quan trọng chuyên về hai lãnh vực khác nhau là Pháp và Luật là ngài A NanƯu Ba Li đều có mặt. Chỉ hai phần Pháp và Luật là được trùng tụng lại tại Đại Hội lần thứ nhất. Tuy không có nhiều ý kiến dị biệt về Pháp, có một số thảo luận về Luật. Trước khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có nói với ngài A Nan rằng nếu Tăng Đoàn muốn tu chính hay thay đổi một số luật thứ yếu cho hợp thời, họ có thể làm được. Tuy nhiên, vào lúc đó ngài A Nan vì quá lo lắng cho đức Phật nên quên không hỏi những luật thứ yếu là những luật nào. Vì các thành viên trong Hội Nghị không đi đến thỏa thuận về những luật nào thuộc về thứ yếu nên ngài Ma Ha Ca Diếp quyết định không có luật lệ nào đã được đặt ra bởi đức Phật có thể được thay đổi, và cũng không có luật lệ mới nào được đưa ra. Ngài Đại Ca Diếp nói: “Nếu ta thay đổi luật, người ta sẽ nói đệ tử của Đức Cồ Đàm thay đổi luật lệ trước khi ngọn lửa thiêu Ngài chưa tắt.” Trong Hội Nghị nầy, Pháp được chia làm hai phần và mỗi phần được trao cho một vị trưởng lão cùng với đệ tử của vị ấy ghi nhớ. Pháp được truyền khẩu từ thầy đến trò. Pháp được tụng niệm hằng ngày bởi một nhóm Tỳ Kheo và thường được phối kiểm lẫn nhau để bảo đảm không có sự thiếu sót cũng như không có gì thêm vào. Các sử gia đều đồng ý truyền thống truyền khẩu đáng tin cậy hơn văn bản của một người viết lại theo trí nhớ của mình vài năm sau hội nghị. Nhiều người nghi ngờ hiện thực lịch sử của Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển lần đầu nầy, nhưng có thể là việc biên soạn những văn bản Kinh Luật thiêng liêng đầu tiên diễn ra tương đối sớm. Vào lúc Đại Hội sắp kết thúc, có vị Tăng tên là Purana được những người tổ chức mời tham gia vào giai đoạn bế mạc của Đại Hội, Purana đã khước từ và nói rằng ông chỉ thích nhớ lại những lời dạy của đức Phật như ông đã từng nghe từ chính kim khẩu của đức Phật. Sự kiện nầy cho thấy tự do tư tưởng đã hiện hữu từ thời khai mở của cộng đồng Phật giáo.

Ngài Đại Ca Diếp, người được mọi người trọng vọng nhất mà cũng là bậc trưởng lão, là chủ tịch Hội Nghị. Kế đó, ngài Đại Đức Ưu Ba Li/Upali trùng tụng lại những giới luật của Phật bao gồm luật cho cả Tỳ KheoTỳ Kheo Ni. Ngài Ưu Ba Li đã tụng đọc 80 lần các văn luật trong 90 ngày mới hoàn tất nên còn gọi là “80 tụng luật.” Đây cũng là giới luật căn bản cho Phật giáo về sau nầy bao gồm những văn bản sau đây: Luật Thập Tụng, Luật Tăng Kỳ, Luật Tứ Phần, và Luật Ngũ Phần. Kế đó nữa là ngài A Nan, người đệ tử thân cận nhất của Phật trong suốt 25 năm, thiên phú với một trí nhớ xuất sắc. Lúc đầu đã không được xếp vào thành viên Hội Nghị. Theo Kinh Tiểu Phẩm, sau đó vì có sự phản đối của các Tỳ Kheo quyết liệt bênh vực cho A Nan, mặc dù ông nầy chưa đắc quả A La Hán, bởi vì ông có phẩm chất đạo đức cao và cũng vì ông đã được học kinh tạngluật tạng từ chính Đức Bổn Sư. Sau cùng A Nan đã được Đại Ca Diếp chấp nhận vào Hội Nghị. A Nan đã trùng tụng lại tất cả những gì mà đức Phật nói, gồm năm bộ kinh A Hàm, còn gọi là A Kiệt Ma: Trường A Hàm, ghi lại những bài pháp dài. Trung A Hàm, ghi lại những bài pháp dài bậc trung. Tăng Nhất A Hàm, ghi lại những bài pháp sắp xếp theo số. Tạp A Hàm, ghi lại những câu kinh tương tự nhau. Tiểu A Hàm, ghi lại những câu kệ ngắn.

Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Hai: Hội nghị thứ hai: Hội nghị thứ hai được diễn ra tại thành Vaishali, vào năm 386 BC, tức là khoảng một thế kỷ sau hội nghị thứ nhứt. Hội nghị nầy được mô tả cụ thể hơn trong các văn bản và được xem như một biến cố lịch sử của Phật giáo. Lý do triệu tập hội nghị là vì những bất đồng về kỷ luật của các sư tại Vaishali và các đệ tử của Ngài A Nan. Các sư tại Vaishali chấp nhận cúng dường bằng tiền và vàng bạc, dù việc nầy phạm luật. Các sư nầy còn bị cáo buộc bởi phái Yasha (một đệ tử của A Nan) chín sự vi phạm khác, trong đó có thọ thực bất thời, uống rượu, v.v. Ngược lại các sư Vaishali khai trừ Yasha vì những lời cáo buộc của ông. Do đó hội nghị thứ hai được triệu tập với sự hiện diện của 700 nhà sư, và hội đồng gồm bốn sư trưởng lão đã phán quyết rằng các sư Vaishali có tội. Các sư Vaishali đã chấp nhận sự phán quyết mà không một lời phản kháng. Trong Tập Ký Sự của Ngài Pháp Hiển, Ngài đã ghi lại: “Cách 3 hay 4 dặm xa hơn về phía Đông thành Tỳ Xá Ly, có một ngôi tháp. Sau khi Đức Phật nhập diệt 100 năm, một số Tỳ kheo trong thành Tỳ Xá Ly làm 10 điều phi pháp ngược lại với giới luật Tăng Già, lại cho rằng Đức Phật đã cho phép những hành vi ấy. Bấy giờ những vị A La Hán và những vị Tỳ kheo trì luật gồm cả thảy 700 vị, khởi sự kết tập Luật Tạng. Người đời sau dựng một cái tháp tại chỗ này mà đến nay vẫn còn.”

Đại hội kết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức tại thành Xá Vệ (Tỳ Xá Ly), 100 năm sau ngày Phật nhập diệt. Đại Hội nầy được tổ chức để bàn luận về một số giới luật (có sự không thống nhứt về giới luật). Không cần thiết phải thay đổi những giới luật ba tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt vì lẽ không có gì thay đổi nhiều về chính trị, kinh tế và xã hội trong khoảng thời gian ngắn ngủi nầy. Nhưng 100 năm sau, một số chư Tăng (theo giáo lý nguyên thủy) nhận thấy cần phải có sự thay đổi một số giới luật thứ yếu. Các nhà sư thuộc phái Vaisali đã chấp nhận vàng và bạc của thí chủ cúng dường. Yasha, một môn đồ của A Nan, còn đưa ra chín điều trách cứ đối với các thành viên của cộng đồng Vaisali, nhứt là việc ăn uống vào những thời điểm bị cấm, về việc dùng rượu, về việc các nhà sư cùng một cộng đồng lại làm lễ Bố Tát một cách phân tán, vân vân.  Hội Nghị lần thứ hai được mô tả cụ thể hơn nhiều trong các văn bản, nói chung được thừa nhận vững chắc về mặt lịch sử.

Những nhà sư chính thống cho rằng không có gì nên thay đổi, trong khi những vị khác thuộc phái Bạt KỳTỳ Xá Ly (Vaisali) đã khai trừ trưởng lão Da Xá (Yasha) ra khỏi cộng đồng với nhiều lời buộc tội ngài. Họ đã đề nghị mười điểm thay đổi như sau: Thứ nhất là cho phép đựng muối trong sừng trâu hay các đồ chứa bằng sừng: Gián tiếp cho phép sát sanh để lấy sừng, trong khi phái chính thống cho rằng việc mang muối đựng trong cái sừng rỗng bị coi như phạm giới cấm Ba Dật Đề thứ 38, về việc cấm tồn trữ thực phẩmgiới sát sanh. Thứ nhì là buổi trưa khi mặt trời đã qua bóng hai lóng tay vẫn ăn được, nghĩa là vẫn được phép ăn sau giờ ngọ. Việc nầy coi như bị cấm trong Ba Dật Đề thứ 37 về giới không được ăn sau giờ ngọ. Thứ ba là được đi qua một làng khác ăn lần thứ hai. Sau khi ăn rồi, đi đến nơi khác vẫn ăn lại được trong cùng một ngày. Việc làm nầy coi như bị cấm trong Ba Dật Đề thứ 35 về giới cấm ăn quá nhiều. Thứ tư là Cho Bố tát ở riêng trong một khu. Thực hiện nghi thức Bố Tát (Uposatha) tại nhiều nơi trong cùng một giáo khu. Điều nầy trái với các giới luật Mahavagga về sự cư trú trong một giáo khu. Thứ năm là Được phép hội nghị với thiểu số. Dù không đủ số quy định như tam sư thất chứng, hội nghị vẫn có hiệu lực như thường. Được phép yêu cầu chấp nhận một hành động sau khi đã làm. Đây là vi phạm kỹ luật. Thứ sáu là cho làm theo các tập quán trước. Đây cũng là vi phạm kỹ luật. Thứ bảy là cho uống các loại sữa sau bữa ăn. Cho phép uống các loại sữa dù chưa được lọc. Điều nầy trái với Ba Dật Đề thứ 35 về luật ăn uống quá độ. Thứ tám là được uống rượu mạnh hòa với đường và nước nóng. Việc làm nầy trái với Ba Dật Đề thứ 51, cấm uống các chất độc hại. Thứ chín là được ngồi tự do khắp nơi. Được phép ngồi các chỗ rộng lớn, không cần phải theo quy định ngày trước của Đức Phật. Được dùng tọa cụ không có viền tua. Việc nầy trái với Ba Dật Đề thứ 89, cấm dùng tọa cụ không có viền.

Đại Đức Da Xá công khai tuyên bố những việc làm nầy là phi pháp. Sau khi nghe phái Bạt Kỳ phán xử khai trừ mình ra khỏi Tăng Đoàn, Da Xá (Yasha) liền đi đến Kausambi để tìm kiếm sự bảo hộ của các nhà sưthế lực trong các vùng mà Phật giáo bắt đầu phát triển (Avanti ở phía tây và ở miền nam). Da Xá mời họ họp lại và quyết định để ngăn chận sự bành trướng của việc chà đạp đạo giáobảo đảm việc duy trì luật tạng. Sau đó Da Xá đi đến núi A Phù, nơi trưởng lão Tam Phù Đà đang sống để trình lên trưởng lão mười điều đề xướng của các tu sĩ Bạt Kỳ. Da Xá yêu cầu trưởng lão Tam Phù Đà xem xét tánh cách nghiêm trọng của vấn đề. Trong khoảng thời gian nầy có sáu mươi vị A La Hán từ phương Tây đến và họp lại tại núi A Phù, cũng như tám mươi tám vị khác từ Avanti và miền Nam cũng gia nhập với họ. Các vị nầy tuyên bố đây là vấn đề khó khăn và tế nhị. Họ cũng nghĩ đến trưởng lão Ly Bà Đa ở Soreyya, vốn là người nổi tiếng uyên báctừ tâm. Nên họ quyết định cùng nhau đến gặp trưởng lão để xin sự hỗ trợ của ngài.

Trong khi đó, các tu sĩ Bạt Kỳ cũng chẳng ngồi yên. Họ cũng đến Câu Xá Di để xin được trưởng lão Ly Bà Đa ủng hộ. Họ dâng cho ông nhiều lễ vật hậu hỷ nhưng đều bị ông từ chối. Họ lại dụ dỗ được đệ tử của ông là Đạt Ma thỉnh cầu dùm họ, nhưng trưởng lão vẫn một mực chối từ. Trưởng lão Ly Bà Đa khuyên họ nên trở về Tỳ Xá Ly là nơi xuất phát vấn đề để mở ra cuộc tranh luận. Cuối cùng, nghị hội Vaisali tập hợp 700 nhà sư, tất cả đều là A La Hán, còn gọi là hội nghị các trưởng lão. Tỳ Kheo A Dật Đa được chỉ định làm người tổ chức. Trưởng lão Sabbakhami được bầu làm chủ tịch ủy ban. Từng điểm một của mười điều cho phép của phái Bạt Kỳ được xem xét kỹ càng. Vì thấy 10 điều thay đổi trên hoàn toàn vô lý nên một phán quyết của hội nghị đồng thanh tuyên bố việc làm của các nhà sư Bạt Kỳphi pháp. Kết quả là các nhà sư Bạt kỳTỳ Xá Ly (Vaisali) đã bị một ủy ban gồm bốn nhà sư thuộc cộng đồng phương tây và bốn vị thuộc cộng đồng phương đông coi là có tội. Họ đều chấp nhận sự phán quyết mà không phản kháng. Những thầy tu vi phạm giới luật coi như đã không tôn trọng luật chính thống và đã bị khiển trách tùy theo lỗi lầm. Do đó giới luật trong lần kết tập nầy hầu như không thay đổi. Trong văn bản tiếng Pali và Sanskrit của Luật Tạng đều có kể lại hội nghị nầy. Nghị Hội lần thứ hai đánh dấu sự phân phái giữa phe bảo thủ và phe tự do. Người ta kể lại, nhóm sư Bạt Kỳ đã triệu tập một Hội Nghị khác có mười ngàn tu sĩ tham dự với tên là Đại Chúng Bộ. Vào thời đó, dù được gọi là Đại Chúng Bộ, nhưng chưa được biết là Đại Thừa.

Hội Nghị Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Ba: Hội nghị thứ ba được tổ chức tại thành Hoa Thị dưới sự bảo trợ của vua A Dục, một Phật tử tại gia nổi tiếng. Hội nghị thứ ba được diễn ra tại thành Vaishali, vào năm 386 BC, tức là khoảng một thế kỷ sau hội nghị thứ nhứt. Hội nghị nầy được mô tả cụ thể hơn trong các văn bản và được xem như một biến cố lịch sử của Phật giáo. Lý do triệu tập hội nghị là vì những bất đồng về kỷ luật của các sư tại Vaishali và các đệ tử của Ngài A Nan. Các sư tại Vaishali chấp nhận cúng dường bằng tiền và vàng bạc, dù việc nầy phạm luật. Các sư nầy còn bị cáo buộc bởi phái Yasha (một đệ tử của A Nan) chín sự vi phạm khác, trong đó có thọ thực bất thời, uống rượu, v.v. Ngược lại các sư Vaishali khai trừ Yasha vì những lời cáo buộc của ông. Do đó hội nghị thứ hai được triệu tập với sự hiện diện của 700 nhà sư, và hội đồng gồm bốn sư trưởng lão đã phán quyết rằng các sư Vaishali có tội. Các sư Vaishali đã chấp nhận sự phán quyết mà không một lời phản kháng. Vẫn theo Mahadeva thì A la hánthể đạt được sự giác ngộ qua sự giúp đở của tha nhân. Những ý kiến nầy dẫn tới sự phân liệt, do đó hội nghị được triệu tập. Tuy nhiên, hội nghị chỉ xác nhận những phân liệt chứ không đạt được một thỏa hiệp nào. Phái Phật giáo Tích Lan phản đối hội nghị nầy. Họ xem hội nghị được Vua A Dục triệu tậphội nghị chính thứclý do triệu tập hội nghị A Dục vào năm 244 trước Tây Lịch là vì có sự lợi dụng của một số nhà sư muốn gia nhập Tăng đoàn để hưởng lợi. Toàn bộ điển lễ được trình bày ở hội nghị nầy dẫn đến việc sáng lập trường phái Theravada tại Tích Lan.

Một nhà sư thuộc thành Hoa Thị tên là Đại Thiên đưa ra luận điểm cho rằng một vị A La Hán có thể để cho mình bị cám dỗ, nghĩa là có những sự xuất tinh ban đêm và không trừ bỏ được sự ngu si cũng như những nghi ngờ về giáo thuyết. Cuối cùng A La Hán có thể tiến bước theo con đường giải thoát, theo Đại Thiên, nhờ ở một sự giúp đở bên ngoài và nhờ gia tăng khả năng tập trung, do đó những cơ may cứu rỗi của người đó là nhờ ở việc lặp đi lặp lai một số âm thanh. Những ý kiến khác nhau về những luận điểm ấy dẫn tới sự phân chia các sư thành hai phe: Những người tự cho mình đông hơn, những người bảo vệ những luận điểm của Đại Thiên tự gọi mình bằng cái tên Mahasanghika hay cộng đồng lớn, còn những đối thủ của họ, do những người “Cũ” đại diện, đó là những vị nổi bậc về đại tríđại đức, thì tự gọi mình là “Sthavira”.

Với việc vua A Dục đi theo đạo Phật, nhiều tu viện nhanh chóng phát triển về mặt vật chất và các tu sĩmột đời sống đầy đủ dễ chịu hơn. Nhiều nhóm dị giáo đã bị mất nguồn thu nhập nên ngã theo Phật giáo. Tuy nhiên, dù theo đạo Phật, nhưng họ vẫn giữ tín ngưỡng, cách hành trì, cũng như thuyết giảng giáo lý của họ thay vì giáo lý đạo Phật. Điều nầy khiến cho trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đau buồn vô cùng, nên ông lui về ở ẩn một nơi hẻo lánh trong núi A Phù suốt bảy năm. Số người dị giáotu sĩ giả hiệu ngày một đông hơn những tín đồ chân chánh. Kết quả là trong suốt bảy năm chẳng có một tự viện nào tổ chức lễ Bố Tát hay tự tứ. Cộng đồng tu sĩ sùng đạo từ chối không chịu làm lễ nầy với những người dị giáo. Vua A Dục rất lo lắng về sự xao lãng nầy của Tăng chúng nên phải ra lệnh thực hiện lễ Bố Tát. Tuy nhiên, vị đại thần được nhà vua giao phó nhiệm vụ nầy đã gây ra một vụ thảm sát đau lòng. Ông ta hiểu sai mệnh lệnh nhà vua nên đã chặt đầu những tu sĩ không chịu thực hiện lệnh vua. Hay tin nầy, vua rất đau lòng. Ngài đã cho thỉnh trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu về để tổ chức hội nghị.

Vì những lý do nêu trên làm chia rẽ Tăng đoàn nên vua A Dục cho tổ chức Đại Hội kết tập kinh điển lần thứ ba tại thành Ba Tra Lợi Phất (Hoa Thị Thành, thủ đô cổ của Tích Lan), khoảng vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Vua A Dục đã đích thân chọn 60.000 vị Tỳ Kheo tham dự Hội Nghị. Trong khi đó trưởng lão Mục Kiền Liên Tư Đế Tu đã phụng mệnh vua A Dục chọn ra một ngàn vị Tăng tinh thông tam tạng kinh điển kết tập chánh pháp. Hội nghị đã bàn thảo trong chín tháng về những ý kiến dị biệt giữa những Tỳ Kheo của nhiều phái khác nhau. Tại Đại Hội nầy, sự khác biệt không chỉ hạn hẹp trong Giới Luật, mà cũng liên quan đến Giáo Pháp nữa. Đây không phải là một hội nghị toàn thể mà chỉ là một cuộc nhóm họp nhỏ thôi. Lúc kết thúc Hội Nghị, ngài Mục Kiền Liên Tư Đế Tu, đã tổng hợp vào một cuốn sách gọi là Thuyết Sự Luận (Kathavatthupakarana), bác bỏ những quan điểmlý thuyết dị giáo cũng như những sai lầm của một số giáo phái. Giáo lý được phê chuẩnchấp thuận bởi Đại Hội được biết là Theravada hay Nguyên Thủy. Vi Diệu Pháp được bao gồm trong Đại Hội nầy: Bố Tát Thuyết Giới, và Kết Tập Tam Tạng Kinh, Luật, Luận. 

Do đó mà Hội Nghị thứ ba được tiến hành với nhu cầu thanh khiết hóa Phật pháp đang lâm nguy do sự xuất hiện của nhiều hệ phái khác nhau với những luận điệu, giáo lý và cách hành trì đối nghịch nhau. Một trong những thành quả quan trọng của Hội Nghị lần thứ ba là nhiều phái đoàn truyền giáo đã được gởi đi khắp các xứ để hoằng dương Phật pháp. Sau Đại Hội kết tập lần thứ ba, người con của Vua A Dục, ngài Hòa Thượng Mahinda,và người con gái tên Tăng Già Mật Đa, đã mang Tam Tạng Kinh Điển đến Sri-Lanka, cùng với những lời bình luận của Hội Nghị nầy. Họ đã đạt được thành công rực rỡ tại đảo quốc nầy. Những kinh điển được mang về Sri-Lanka vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay không mất một trang nào. Những kinh điển nầy được viết bằng chữ Pali, căn cứ vào ngôn ngữ của xứ Ma Kiệt Đàngôn ngữ của Đức Phật. Chưa có gì gọi là Đại Thừa vào thời bấy giờ. Ngoài ra, qua những chỉ dụ của vua A Dục, chúng ta được biết thêm về những phái đoàn truyền giáo Phật giáo được nhà vua cử đi đến các nước xa xôi ở Á Châu, Phi Châu và Âu Châu. Phật giáo đã trở thành một tôn giáo quan trọng của nhân loại phần lớn là nhờ ở các hoạt động của phái đoàn nầy. Giữa thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch và thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch, hai từ Đại ThừaTiểu Thừa xuất hiện trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch, Đại Thừa được định nghĩa rõ ràng. Ngài Long Thọ triển khai triết học “Tánh Không” của Đại Thừachứng minh tất cả mọi thứ đều là “Không” trong một bộ luận ngắn gọi là Trung Quán Luận. Vào khoảng thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch, hai ngài Vô TrướcThế Thân viết nhiều tác phẩm về Đại Thừa. Sau thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch, những nhà Phật giáo Đại Thừa giữ vững lập trường rõ ràng nầy, từ đó hai từ Đại ThừaTiểu Thừa được nói đến. Chúng ta không nên lẫn lộn Tiểu Thừa với Nguyên Thủy, vì hai từ nầy hoàn toàn khác nhau. Nguyên Thủy Phật Giáo nhập vào Sri-Lanka vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch, lúc chưa có Đại Thừa xuất hiện. Phái Tiểu Thừa xuất hiện tại Ấn Độ, có một bộ phận độc lập với dạng thức Phật Giáo tại Sri-Lanka.

Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Tư: Đúng hơn đây chỉ là hội nghị của trường phái Sarvastivadin, được diễn ra dưới triều vua Kanishka, nhằm ngăn ngừa một số cải cách bên trong Tăng đoàn. Có 500 vị A la hán và 600 vị Bồ Tát tham dự hội nghị nầy. Về sau nầy, vì nhận thấy tầm quan trọng của hội nghị Sarvastivadin nên người ta thừa nhận nó như một hội nghị của Phật giáo. Hội nghị nầy dường như chỉ là hội nghị của một phái, phái Sarvastivadin, hơn là một hội nghị chung thật sự. Đại hội kết tập kinh điển lần thứ tư được tổ chức tại thành Ca Thấp Di La (Kashmir) khoảng năm 70 trước Tây Lịch, dưới sự tổ chức của Vua Ca Nị Sắc Ca  (Kanishka), nhưng lần nầy chỉ có sự tham dự bởi phái Nhất Thiết Hữu Bộ, chứ không được phái Nguyên Thủy thừa nhận (Sau thời vua A Dục khoảng 300 năm tức là vào khoảng năm 70 trước Tây Lịch, miền tây bắc Ấn Độ có vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka), rất kính tin Phật pháp, thường thỉnh chư Tăng vào triều thuyết pháp. Vì thấy pháp không đồng và luật lệ của nhóm nầy khác với nhóm kia, nên vua bèn chọn 500 Tăng sĩ kiến thức uyên bác, và triệu thỉnh ngài Hiếp Tôn Giả (Parsvika) tổ chức hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư. Hội nghị đề cử Thượng Tọa Thế Hữu (Vasumitra) làm chủ tọa, còn ngài Mã Minh được mời từ Saketa đến để soạn thảo Luận Thư (commentaries) đồng thời là Phó chủ tọa, địa điểm là tịnh xá Kỳ Hoàn ở Ca Thấp Di La (Kashmir). Mục đích kỳ kết tập nầy là giải thích rõ ràng ba tạng kinh điển, gồm 300.000 bài tụng. Sau đó chế ra bản đồng, đúc chữ in lại tất cả, cho xây bửu tháp để tàng trử kinh điển. Không phải như ba lần kết tập trước, lần nầy nghĩa lý kinh điển được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, ngài Hiếp Tôn Giả Parsvika) là một vị đại học giả về Hữu Bộ, vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka) cũng tin theo Hữu Bộ, nên sự giải thích trong lần kết tập nầy đều y cứ vào “Nhất Thế Hữu Bộ (Sarvastivadah).” Chủ đích của Hội Nghị là phân tích lại một phần Vi Diệu Pháp nhằm ngăn ngừa một số khuynh hướng cải cách bên trong cộng đồng. Nhiều nguồn tin cho biết có sự tham dự của 500 vị A La Hán và 600 vị Bồ Tát tại hội nghị nầy. Nghị Hội được triệu tập theo sự đề xuất của một cao tăng uyên thâm Phật phápHiếp Tôn Giả. Ngài Thế Hữu (Vasumitra) làm chủ tịch Hội Nghị, trong khi ngài Mã Minh được mời đến từ Saketa, làm Phó chủ tọa, và cũng là người lo biên soạn quyển Mahavibhasa, một quyển bình giải về Vi Diệu Pháp. Hội Nghị nầy chỉ giới hạn trong việc kết tập những lời bình. Có vẻ như là chủ thuyết nào tranh thủ được sự đồng ý rộng rãi nhất thì được chú ý nhất. Mà dường như các tu sĩ của trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ chiếm đa số. Và rất có thể là các chi nhánh quan trọng của trường phái Sarvastivada gồm những hệ phái không chính thống cũng đã tham dự với số lượng khá đông. Không có chứng cớPhật giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy đã tham dự. Tuy nhiên, do sự bành trướng quan trọng sau đó của phong trào Sarvastivadin, người ta thừa nhận hội nghị nầy có tầm quan trọng chung như một Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo: Mười muôn (100.000) bài tụng để giải thích Kinh Tạng; mười muôn bài tụng để giải thích Luật Tạng; mười muôn bài tụng để giải thích Luận Tạng. Hiện nay vẫn còn 200 quyển A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận do Ngài Huyền Trang dịch.

Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Năm: Đại hội kết tập kinh điển lần thứ năm được vua Mindon của Miến Điện tổ chức năm 1871 (Buddhist year 2414). Người ta nói có khoảng 2.400 tu sĩ có học vấn cùng các giáo sư tham dự. Các trưởng lão Jagarabhivamsa, Nirindabhidhaja và Sumangala Sami luân phiên chủ trì hội nghị. Công việc kết tập và ghi lại Tam Tạng kép dài trên năm tháng trong hoàng cungkinh điển được khắc vào 729 bản đá cẩm thạch và lưu trữ tại Mandalay. Điều đáng chú ý là nhiều ấn bản khác nhau đã được xử dụng để đối chiếu trong hội nghị nầy.

Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Sáu: Đại hội kết tập kinh điển lần thứ sáu được tổ chức tại Ngưỡng Quang, thủ đô của Miến Điện vào năm 1954. Có khoảng 2500 Tỳ Kheo uyên bác trên khắp thế giới (từ Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, Népal, Cam Bốt, Thái Lan, Lào, và Pakistan) tham dự, trong đó có khoảng năm trăm Tỳ Kheo Miến Điện, uyên thâm trong việc nghiên cứuhành trì giáo lý của Đức Phật, được mời đảm nhận việc kiểm lại văn bản tam tạng kinh điển Pali. Hội nghị khai mạc năm 1954, và hoạt động liên tục đến ngày trăng tròn Vaisakha năm 1956, nghĩa là trong dịp kỷ niệm 2.500 năm ngày Đức Phật nhập Niết Bàn.

Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Bảy Và Những Hội Nghị Khác: Nhiều người cho rằng Đại Hội Kết Tập lần thứ năm và sáu là không cần thiếtKinh Điển đã hoàn chỉnh mỹ mãn sau lần kết tập thứ tư. Ngoài ra, còn có nhiều Hội Nghị khác ở Thái Lan và Tích Lan, nhưng không được coi như là Nghị Hội đúng nghĩa. Hội nghị được triệu tập dưới triều vua Devanampiya Tissa (247-207 trước Tây Lịch). Hội nghị được chủ tọa bởi tôn giả Arittha. Hội nghị nầy được tổ chức sau khi phái đoàn truyền giáo của Hòa Thượng Ma Thẩn Đà, con vua A Dục, đến Tích Lan. Theo lời kể thì có sáu vạn A La Hán tham dự. Thượng Tọa Arittha (người Tích Lan, đại đệ tử của Ma Thẩn Đà thuộc dòng Thera Simhala) tuyên đọc Pháp điển. Theo Sangitisamva thì một Hội Nghị được triệu tập dưới triều vua Mahanama vào năm 516 Phật Lịch. Trong hội nghị nầy chỉ có các bài luận giải được dịch từ tiếng Simhala (Tích Lan) ra tiếng Ma Kiệt Đà (pali) bởi tôn giả Bhadhanta Busshaghosa. Hội Nghị Lhasa năm 792 đã diễn ra một cuộc tranh luận công khai được vài nguồn tin của Tây TạngTrung Quốc tường thuật lại, cuộc tranh luận chủ yếu quan hệ tới học giả Phật giáo Tây Tạng tên Kamalasila và Thiền sư Trung Quốc tên Ho-Shang Mo-Ho-Yen. Theo truyện kể của truyền thống Bu-Ston trong quyển “Lịch Sử Giáo Pháp” thì cuộc tranh luận được Trisong Detsen sắp xếp tại thủ đô Lhasa vào năm 792. Theo nguồn tin này thì điểm chủ yếu của cuộc tranh luận liên hệ tới việc am hiểu đúng đắn về con đường đi đến giác ngộ. Bu-Ston vạch ra rằng Mo-Ho-Yen đã dạy về giác ngộ được đạt đến một cách tức thì chứ không phải là từ từ. Nó mở ra trong một ánh chớp của tuệ giác, sau đó tất cả những phiền não đều bị tận diệt. Kamalasila (Một trong những đại biểu quan trọng của trường phái Trung Đạo vào thế kỷ thứ tám. Ông đã đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển trường phái nầy trên đất Tây Tạng), người đã theo kiểu mẫu Phật giáo Ấn Độ với ngũ đạothập địa, tranh luận rằng chỉ có tiến trình tiệm ngộ mới tháo gỡ được hết phiền não mà thôi. Do bởi những thứ này đã bắt rễ thật sâu và là kết quả của vô số kiếp đời làm bạn với ác tâmác nghiệp, nên chúng không thể nào tháo gỡ ngay lập tức được. Bu-Ston tường thuật rằng về phía Phật giáo Ấn Độ được ngài Kamalasila hướng dẫn đã thắng cuộc tranh luậntuyên bố rằng giáo pháp của họ là hệ thống giáo pháp Phật giáo chính thống, trong khi về phía Phật giáo Trung Quốc bị đánh bại trong cuộc tranh luận và bị cấm chỉ truyền bá giáo pháp. Người ta tường thuật rằng Mo-Ho-Yen lấy làm bực tức vì kết quả này và sau khi trở về Trung Quốc ông đã phái những kẻ sát nhân tới Tây Tạng để ám sát Kamalasila bằng cách bóp nát trái thận của ngài. Theo truyện kể về cuộc tranh luận của Trung Quốc, được một đệ tử của Mo-Ho-Yen viết lại, thì Mo-Ho-Yen đã thắng cuộc tranh luận nhưng những tài liệu sau đó của Tây Tạng đều đồng thanh tuyên bố Kamalasila là kẻ chiến thắng. Một vài học giả đương thời của Tây phương đã đặt vấn đề tính cách lịch sử về chi tiết của cuộc tranh luận này, nhưng rõ ràng là từ lúc đó trở đi thì Phật giáo Trung Quốc được Phật giáo Tây Tạng xem là tà giáo (hay trái với giáo lý đã được chính thức công nhận), và xem truyền thống được Kamalasila giảng dạy là có thẩm quyền. Một hội nghị khác diễn ra tại Sri-Lanka vào năm Phật Lịch 1587 dưới triều vua Parakramabahu. Hội nghị nầy diễn ra trong hoàng cung và kéo dài một năm. Các đại trưởng lão tuyên tụng lại luận tạng của các Đại Trưởng Lão dưới sự chủ trì của tôn giả Đại Ca Diếp. Một Hội Nghị khác đã diễn ra tại Thái Lan trong khoảng những năm 2000 hay 2026 Phật Lịch, và kéo dài một năm. Nhằm xây dựng Phật giáo trên một nền tảng vững chắc, vua Sridharmacakravarti Tilaka Rajadhiraja, vị vua trị vì miền Bắc Thái Lan, đã triệu tập hội nghị nầy tại Chieng-Mai, lúc đó là kinh đô nước này. Một hội nghị khác ở Thái Lan, diễn ra vào năm 2331 Phật Lịch, sau một cuộc chiến tranh giữa Thái Lan và một nước láng giềng. Kinh đô cũ của Thái là Ayuthia bị thiêu rụi và nhiều bộ sách cùng tam tạng cũng ra tro. Lại thêm Tăng chúng bị rối loạnđạo đức sa súttình trạng thù địch kéo dài. Thế nên vua Rama I cùng hoàng đệ của ông triệu tập hội nghị để lấy lại niềm tin của mọi người. Dưới sự bảo trợ của vương triều, có 218 trưởng lão và 32 học giả cư sĩ họp lại làm việc liên tục trong một năm để kết tập bộ tam tạng.

 

V.   Sự Hình Thành Tam Tạng Kinh Điển:

Đức Phật đã nhập diệt, nhưng giáo lý của Ngài vẫn còn lưu truyền đến ngày nay một cách trọn vẹn. Mặc dù giáo huấn của Đức Thế Tôn không được ghi chép ngay thời Ngài còn tại thế, các đệ tử của Ngài luôn luôn nhuần nhã nằm lòng và truyền khẩu từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Vào thời Đức Phật còn tại thế, biết chữ là đặc quyền của giới thượng lưuẤn Độ, vì thế truyền khẩu giáo lý là một dấu hiệu cho thấy dân chủ được coi trọng trong truyền thống Phật giáo đến mức cách trình bày giáo pháp bằng văn chương đã bị bỏ quên. Nhiều người không biết chữ, cho nên truyền khẩuphương tiện phổ thông và hữu hiệu nhứt để gìn giữphổ biến giáo pháp. Vì có nhiều khuynh hướng sai lạc về giáo pháp nên ba tháng sau ngày Đức Thế Tôn nhập diệt, các đệ tử của Ngài đã triệu tập Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo để đọc lại di ngôn của Phật. Lịch sử phát triển Phật giáo có nhiều Hội Nghị kết tập kinh điển với những hoàn cảnh vẫn có phần chưa rõ. Lúc đầu các hội nghị nầy có thể là những hội nghị địa phương chỉ tập hợp vài cộng đồng tu sĩ. Sau đó mới có những nghị hội chung. Trong lịch sử Phật giáo, có bốn hội nghị lớn bên trong Ấn Độ và vài cuộc kết tập khác bên ngoài Ấn Độ. Tam Tạng Kinh điển là sự tổng hợp những lời dạy của Đức Phật thuyết giảng trên 45 năm, gồm có kinh luật và luận. Tam Tạng kinh điển gồm trọn vẹn giáo lý của Đức Phật (bằng 11 lần quyển Thánh Kinh). Tam Tạng kinh điển Nguyên Thủy được viết bằng tiếng Pali và trong trường phái Đại Thừa nó được viết bằng tiếng Phạn. Đức Phật dù đã nhập diệt, nhưng những giáo pháp siêu phàm của Ngài để lại cho nhân loại vẫn hiện hữu. Dù đấng Đạo sư không để lại bút tích, nhưng các đại đệ tử của Ngài đã gìn giữ giáo pháp bằng trí nhớ và đã truyền khẩu từ thế hệ nầy sang thế hệ khác.

 

VI.  Vai Trò Của Ngài A Nan Trong Lần Kết Tập Kinh Điển Đầu Tiên:

Tưởng cũng nên nhắc lại, ba tháng sau ngày Đức Phật nhập diệt (vào khoảng năm 543 trước Tây Lịch), do nhận thấy có khuynh hướng diễn dịch sai lạcxu hướng suy yếu về giới luật trong nội bộ Tăng Già sau khi Phật nhập diệt, nên Đại Hội kết tập kinh điển lần thứ nhất được vua A Xà Thế tổ chức tại hang Pippala, có sách lại ghi là hang Saptaparni, trong thành Vương Xá thuộc xứ Ma Kiệt Đà. Hội nghị đầu tiên do Ma Ha Ca Diếp triệu tập, diễn ra tại thành Vương xá ngay sau khi Phật nhập diệt. Ngài Ca Diếp hỏi Upali về giới luật và hỏi A Nan về kinh tạng. Những câu trả trời của Upali được dùng làm cơ sở để biên soạn Luật Tạng, còn những câu trả lời của A Nan thì dùng để soạn Kinh Tạng. Văn bản mà mọi người đồng ý được mọi người cùng nhau trùng tụng.

vị trí và tên của hang vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng không có gì nghi ngờHội Nghị thứ nhất đã diễn ra tại thành Vương Xá. Các học giả đều thừa nhận rằng Hội Nghị Kết Tập lần thứ nhất nầy chỉ bàn về Kinh Tạng (Dharma) và Luật Tạng (Vinaya), phần Luận Tạng không được nói đến ở đây. Trong hội Nghị nầy có 500 vị Tỳ Kheo tham dự, trong đó có ngài Đại Ca Diếp, người được trọng vọng nhất và là bậc trưởng lão, và hai nhân vật quan trọng chuyên về hai lãnh vực khác nhau là Pháp và Luật là ngài A NanƯu Ba Li đều có mặt. Chỉ hai phần Pháp và Luật là được trùng tụng lại tại Đại Hội lần thứ nhất. Tuy không có nhiều ý kiến dị biệt về Pháp, có một số thảo luận về Luật. Trước khi Đức Phật nhập diệt, Ngài có nói với ngài A Nan rằng nếu Tăng Đoàn muốn tu chính hay thay đổi một số luật thứ yếu cho hợp thời, họ có thể làm được. Tuy nhiên, vào lúc đó ngài A Nan vì quá lo lắng cho đức Phật nên quên không hỏi những luật thứ yếu là những luật nào. Vì các thành viên trong Hội Nghị không đi đến thỏa thuận về những luật nào thuộc về thứ yếu nên ngài Ma Ha Ca Diếp quyết định không có luật lệ nào đã được đặt ra bởi đức Phật có thể được thay đổi, và cũng không có luật lệ mới nào được đưa ra. Ngài Đại Ca Diếp nói: “Nếu ta thay đổi luật, người ta sẽ nói đệ tử của Đức Cồ Đàm thay đổi luật lệ trước khi ngọn lửa thiêu Ngài chưa tắt.”

A Nan Đa đã đóng một vai trò hết sức trọng yếu trong kỳ “Kết Tập Kinh Điển lần thứ Nhất” được tổ chức tại thành Vương Xá, trong đó có 500 vị A La Hán hội họp để trùng tuyên những bài giảng của Đức Phật bằng trí nhớ. A Na cũng có mặt nhưng không được tham dự vì Ngài chưa chứng quả A La hán, tuy nhiên, đêm trước ngày đại hội, ngài đã chứng quả A La Hán và cũng được tham dự. Ngài A Nan, người đệ tử thân cận nhất của Phật trong suốt 25 năm, thiên phú với một trí nhớ xuất sắc. Lúc đầu đã không được xếp vào thành viên Hội Nghị. Theo Kinh Tiểu Phẩm, sau đó vì có sự phản đối của các Tỳ Kheo quyết liệt bênh vực cho A Nan, mặc dù ông nầy chưa đắc quả A La Hán, bởi vì ông có phẩm chất đạo đức cao và cũng vì ông đã được học kinh tạngluật tạng từ chính Đức Bổn Sư. Sau cùng A Nan đã được Đại Ca Diếp chấp nhận vào Hội Nghị. A Nan đã trùng tụng lại tất cả những gì mà Đức Phật nói, gồm năm bộ kinh A Hàm, còn gọi là A Kiệt Ma: Trường A Hàm, ghi lại những bài pháp dài. Trung A Hàm, ghi lại những bài pháp dài bậc trung. Tăng Nhất A Hàm, ghi lại những bài pháp sắp xếp theo số. Tạp A Hàm, ghi lại những câu kinh tương tự nhau. Tiểu A Hàm, ghi lại những câu kệ ngắn.

Tuy nhiên, tại Hội Nghị nầy, A Nan đã bị các Tỳ Kheo trách cứ nhiều tội mà ông đã giải thích như sau: Thứ nhất là ông không thể kể lại được hết các giới luật nhỏ nhặt mà Đức Phật nói là có thể bỏ bớt sau khi Ngài nhập diệt, bởi vì ông quá đau buồn trước sự nhập diệt sắp xảy ra của Đức Bổn Sư. Thứ nhì là ông phải đạp chân lên áo của Đức Phật lúc vá áo vì không có ai cầm giúp ông. Thứ ba là ông đã cho phép nữ giới lễ xá lợi Đức Phật trước những người khác vì ông không muốn giữ họ lại lâu. Ông làm như thế cũng là để khai trí cho họ, giúp họ mong muốn được cải thân người nam ở kiếp sau. Thứ tư là vì bị quỷ ma che mờ tâm trí nên ông đã quên không cầu xin Đức Bổn sư cho ông có thể tiếp tục học đạo cho đến suốt đời. Thứ năm là ông đã xin cho nữ giới là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề gia nhập Tăng đoàn trái với luật lệ, bởi vì bà ta đã nuôi dưỡng Đức Bổn sư khi Ngài còn bé. Thứ sáu, tuy nhiên, theo bộ Dulva thì Ngài A Nan còn bị gán thêm hai tội nữa: Tội thứ nhất: A Nan đã không lấy nước uống cho Đức Phật mặc dù ngài đã ba lần đòi uống. Ông làm như thế vì bấy giờ nước sông đang đục không thể lấy cho Đức Phật uống được. Tội thứ nhì: A Nan đã để cho nam và nữ giới thuộc hàng hạ phẩm được xem âm tàng của Đức Phật. Ông nói sự để lộ âm tàng của Đức Thế Tôn nhằm giải thoát cho những kẻ còn bận tâm về chuyện ái dục.

 

VII.Ngôn Ngữ Chính Trong Kinh Điển Phật Giáo:

 Phạm Thư hay văn Tự cổ của Ấn Độ, phân biệt với tiếng nói bình dân Prakrit. Chỉ vài ngoại lệ kinh điển Trung Quốc được dịch từ tiếng Phạn Pali (Nam Phạn), còn thì đa phần được dịch sang từ tiếng Phạn Sanskrit (Bắc Phạn). Sanksrit có nghĩa là “đầy đủ, hoàn chỉnh và xác định” hay Phạn Ngữ, ngôn ngữ của các sắc dân xâm chiếm Ấn Độ từ phía Bắc. Nó được trau dồi và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ để có thể chuyên chở những chân lý siêu việt thần bí do các bậc siêu nhân phát hiện trong thiền định. Phần lớn những thuật ngữ Phạn không có danh từ tương đương trong các ngôn ngữ Âu Châu. Ngày nay Phạn ngữ đã trở thành một tử ngữ giống như tiếng La tinh, nhưng vẫn còn là thứ tiếng thiêng liêng đối với người Ấn vì tất cả các văn bản tôn giáo đều được viết bằng ngôn ngữ nầy. Vào thời đức Phật, tại Ấn Độ có hai loại Phạn ngữThứ nhất là ngôn ngữ Bắc Phạn: Ngôn ngữ đầy đủ, hoàn chỉnh và xác định” hay Phạn Ngữ, ngôn ngữ của các sắc dân xâm chiếm Ấn Độ từ phía Bắc. Nó được trau dồi và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ để có thể chuyên chở những chân lý siêu việt thần bí do các bậc siêu nhân phát hiện trong thiền định. Phần lớn những thuật ngữ Phạn không có danh từ tương đương trong các ngôn ngữ Âu Châu. Ngày nay Phạn ngữ đã trở thành một tử ngữ giống như tiếng La tinh, nhưng vẫn còn là thứ tiếng thiêng liêng đối với người Ấn vì tất cả các văn bản tôn giáo đều được viết bằng ngôn ngữ nầy. Chữ Bắc Phạn, ngôn ngữ cổ thiêng liêng của người Ấn Độ mà trong nhiều ngàn năm đã được dùng như ngôn ngữ của các học giảtác giả của những tác phẩm văn chươngtôn giáo. Sanskrit là một ngôn ngữ cổ thiêng liêng của Ấn Độ, đã được các học giảtác giả của những tác phẩm văn chươngtôn giáo dùng trong nhiều ngàn năm. Sanskrit có nghĩa là “đầy đủ, hoàn chỉnh và xác định” hay Phạn Ngữ, là ngôn ngữ của các sắc dân xâm chiếm Ấn Độ từ phía Bắc. Nó được trau dồi và hoàn thiện trong nhiều thế kỷ để có thể chuyên chở những chân lý siêu việt thần bí do các bậc siêu nhân phát hiện trong thiền định. Phạn ngữ “Sanskrit” là một cổ ngữ đã được nhà đại văn phạm tên Panini, tác giả của bộ Luận về văn phạm nổi tiếng “Astadhyayi” lập thành luật lệ vào thế kỷ thứ sáu trước Tây Lịch. Phần lớn những thuật ngữ Phạn không có danh từ tương đương trong các ngôn ngữ Âu Châu. Ngày nay Phạn ngữ đã trở thành một tử ngữ giống như tiếng La tinh, nhưng vẫn còn là thứ tiếng thiêng liêng đối với người Ấn vì tất cả các văn bản tôn giáo đều được viết bằng ngôn ngữ nầy. Thứ nhì là ngôn ngữ Nam Phạn: Tiếng Phạn Pali được vài học giả Trung Hoa cho rằng cổ hơn tiếng Phạn Sanskrit về cả tiếng nói lẫn chữ viết. Phạn ngữ Ba Li, một trong những ngôn ngữ căn bản ghi lại những giáo điển Phật. Ngôn ngữ mà trường phái Theravada đã dùng để ghi lại Phật pháp. Tiếng Pali xuất phát từ một loại ngôn ngữ cổ ở vùng Tây Ấn. Tiếng Pali cũng chứa nhóm ngôn ngữ cổ của xứ Ma Kiệt Đà, thứ ngôn ngữĐức Phật đã dùng để thuyết giảng. Theo truyền thống Phật giáo thì chữ Ba li bắt nguồn từ tiếng Bắc Phạn, đã được dùng để ghi chép kinh điển Phật giáo. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã đồng ý với nhau rằng Pali là một biến thể của ngôn ngữ xứ Ma Kiệt Đàxưa kia đã được dùng trong giới quí tộc; nó có thể được xem là ngôn ngữ của Phật. Tam tạng kinh điển Phật giáo viết bằng tiếng Pali. được trường phái Theravada xử dụng, gồm ba tạng: 1) Kinh tạng hay những bài thuyết giảng mà người ta tin là của Đức Phật; 2) Luật tạng hay cái giỏ đựng giới luật đã được đề ra cho chư Tăng Ni theo; và 3) Luận tạng, hay cái giỏ đựng Vi Diệu Pháp. Pali là một ngôn ngữ Nam Phạn mà cách cấu trúc và văn phạm cũng giống như Bắc Phan Sanskrit. Các học giả đương thời thường tin rằng đây là ngôn ngữ tạp chủng biểu lộ các hình thái của các tiếng địa phương được nói  tại miền Tây Bắc Ấn Độ. Chính thống Nguyên Thủy trì giữ kinh tạng Pali vì nó chứa đựng và rõ ràng chỉ biên soạn những lời do chính Phật nói ra chỉ một thời gian ngắn sau khi Ngài nhập diệt, trong cuộc kết tập kinh điển lần thứ nhất tại thành Vương Xá, nhưng các học giả cận đại đã chứng tỏbao gồm những tài liệu làm chứng cứ cho thấy có những kiểu nói khác của những tác giả khác, đây có lẽ là do việc biên soạn và thay đổi trong nhiều thế kỷ trước khi nó được viết xuống.

 

VIII.Kinh & Kinh Ngụy Tác:

Kinh Tạng: Kinh Tạng đại để gồm những bài pháp có tính cách khuyên dạy mà Đức Phật giảng cho cả hai bậc, xuất gia và hàng cư sĩ, trong nhiều cơ hội khác nhau. Một vài bài giảng của các vị đại đệ tử như các ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền LiênA Na Đà cũng được ghép vào Tạng Kinh và cũng được tôn trọng như chính lời Đức Phật vì đã được Đức Phật chấp nhận. Phần lớn các bài pháp nầy nhắm vào lợi ích của chư Tỳ Kheo và đề cập đến đời sống cao thượng của bậc xuất gia. Nhiều bài khác liên quan đến sự tiến bộ vật chấttinh thần đạo đức của người cư sĩ. Kinh Thi Ca La Việt chẳng hạn, dạy về bổn phận của người tại gia. Ngoài ra, còn có những bài giảng lý thú dành cho trẻ em. Tạng Kinh giống như một bộ sách ghi lại nhiều quy tắc để theo đó mà thực hành, vì đó là các bài pháp do Đức Phật giảng ở nhiều trường hợp khác nhau cho nhiều người có căn cơ, trình độhoàn cảnh khác nhau. Ở mỗi trường hợp Đức Phật có một lối giải thích để người thính pháp được lãnh hội dễ dàng. Thoáng nghe qua hình như mâu thuẫn, nhưng chúng ta phải nhận định đúng Phật ngôn theo mỗi trường hợp riêng biệt mà Đức Phật dạy điều ấy. Tỷ như trả lời câu hỏi về cái “Ta,” có khi Đức Phật giữ im lặng, có khi Ngài giải thích dông dài. Nếu người vấn đạo chỉ muốn biết để thỏa mãn tánh tọc mạch thì Ngài chỉ lặng thinh không trả lời. Nhưng với người cố tâm tìm hiểu chơn lý thì Ngài giảng dạy rành mạch và đầy đủ. Tạng kinh Phạn hay Đại Thừa chia làm năm phần:  1) Trường A Hàm, tương ứng với Trường Bộ Kinh của tạng kinh Pali; 2) Trung A Hàm, tương ứng với Trung Bộ Kinh của kinh tạng Pali; 3) Tạp A Hàm, tương ứng với Tạp Bộ Kinh trong kinh tạng Pali; 4) Tăng Nhất A Hàm, tương ứng với Tăng Chi Bộ Kinh; 5) Trong kinh tạng Phạn ngữ, có bộ kinh gọi là Khuất Đà Ca A Hàm, tuy nhiên bộ kinh này không tương ứng với bộ Tiểu Bộ Kinh trong kinh tạng Pali.

Kinh còn được gọi là Còn gọi là Tu Đa La, Tô Đát Lãm, Tố Đát Lãm, Tu Đan La, Tu Đố Lộ, Tu Đa Lan-Tu Đan Lan Đa. Kinh có nghĩa là xâu lại thành dây cho khỏi sút ra. Xâu lại thành tràng hoa. Kinh cũng có nghĩa là sợi chỉ hay sợi dây. “Sutra” là Phạn ngữ có nghĩa “bài giảng” hay “khế kinh.” Nghĩa đen của tiếng Phạn là “sợi chỉ xâu các hạt châu.” Những lời thuyết giảng của Phật, hay những bài thuyết pháp của Đức Phật, thỉnh thoảng, không phải thường xuyên, từ một đại đệ tử của Phật. Kinh là một trong Tam tạng giáo điển của Phật giáo. Theo lịch sử Phật giáo, thì trong lần kiết tập đầu tiên ngay sau khi Phật nhập diệt, đại hội do trưởng lão Đại Ca Diếp chủ trì đã dựa vào những câu trả lời của A Nantrùng tụng lại những lời Phật dạy trong giỏ Kinh điển. Thường thường, kinh được bắt đầu với một công thức duy nhất: “Một thuở nọ, tôi nghe như vầy,” mà theo truyền thống đã được đại hội kiết tập kinh điển lần thứ nhất tại thành Vương Xá đã chấp nhận như vậy. Kinh là Thánh Thư của Phật giáo, tức là những cuộc đối thoại có định hướng, những bài thuyết pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Người ta nói có hơn vạn quyển, nhưng chỉ một phần nhỏ được dịch ra Anh ngữ. Các kinh Tiểu Thừa được ghi lại bằng tiếng Pali hay Nam Phạn, và các kinh Đại Thừa được ghi lại bằng tiếng Sanskrit hay Bắc Phạn. Đa số các tông phái Phật giáo được sáng lập theo một kinh riêng từ đó họ rút ra uy lực cho tông phái mình. Phái Thiên ThaiPháp Hoa (Nhật Liên Tông ở Nhật: Nichiren in Japan) thì dùng Kinh Pháp Hoa; Tông Hoa Nghiêm thì dùng Kinh Hoa Nghiêm. Tuy nhiên, Thiền Tông không liên hệ với kinh nào cả, điều nầy cho phép các thiền sư tự do sử dụng các kinh tùy ý khi các thầy thấy thích hợp, hoặc có khi các thầy không dùng bộ kinh nào cả. Có một câu quen thuộc trong nhà Thiền là “Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền,” nghĩa là không theo ngôn ngữ văn tự, giáo lý biệt truyền ngoài kinh điển.  Điều nầy chỉ có nghĩa là với Thiền Tông, chân lý phải được lãnh hội trực tiếp và không theo uy thế của bất cứ thứ gì ngay cả uy thế của kinh điển. Hiện tại có hai tạng kinh: kinh Đại Thừa và kinh Nguyên Thủy. Kinh Đại Thừa có nội dung hoàn toàn khác biệt với Nguyên Thủy. Người ta nói mãi vài thế kỷ sau ngày Đức Thế Tôn nhập diệt thì tạng kinh Đại Thừa mới xuất hiện tại Ấn Độ. Người ta giải thích sở dĩ có khoảng cách thời gian như vậy là vì thời đó những tạng kinh này được cất giấu chờ ngày giao lại cho những hành giảtrình độ cao. Tuy nhiên, trường phái Nguyên Thủy bác bỏ hoàn toàn kinh diễn Đại Thừa như là những ngoại điển, có thể không phải do Phật thuyết, nhưng những người trung thành với Đại Thừa lại khẳng quyết rằng giáo điển của họ chỉ dành cho những người có trình độ cao, trong khi kinh điển Pali dành cho các đệ tửtrình độ thấp hơn. Đặc điểm trong việc giải thíchphiên dịch kinh điểnNhững đặc tính thứ nhất là Ngũ Trùng Huyền NghĩaNăm tầng nghĩa huyền vi khi giải thích một bộ kinh: i) Thích nghĩa rõ cái tên đề của bộ kinh. ii) Biện luận thể chất của bộ kinh. iii) Nói về tôn chỉ của bộ kinh. iv) Nói về lực dụng của bộ kinh. v) Nói về giáo tướng của bộ kinhNhững đặc tính thứ nhì là Ngũ Chủng Bất PhiênNăm loại từ ngữ chẳng phiên dịch được do Ngài Huyền Trang đời Đường quy định. i) Bí Mật Chi: Vì huyền bí thâm mật nên không phiên dịch được mà chỉ phiên âm như Chú Đà La Ni. ii) Hàm Đa Nghĩa: Vì nhiều nghĩa nên không dịch được mà chỉ phiên âm. iii) Thử Phương Sở Vô: Những thứ không có nơi nầy (Trung Hoa) nên không dịch được mà chỉ phiên âm. iv) Thuận Theo Cổ Lệ: Có thể phiên dịch được, nhưng vì muốn theo cổ lệ nên giữ nguyên chữ mà chỉ phiên âm. v) Vi Sinh Thiện: Muốn làm cảm động người nghe để họ phát thiện tâm nên không phiên dịch.

Kinh Ngụy Tác: Theo Paul L. Swanson Nền Tảng Phật Học Thiên Thai Tông, vấn đề gây nên từ các bản kinh ngụy tác tại Trung Hoa khiến các nhà nghiên cứu Phật học tại Nhật Bản đặc biệt lưu tâm trong những năm gần đây. Một bản liệt kê các bản văn được tin tưởng hoặc nghi ngờ là các bản kinh ngụy tác tại Trung Hoa gồm những kinh luận quan trọng và có ảnh hưởng trong Phật giáo Trung-Nhật. Danh sách này bao gồm những bản kinh quan trọng như Kinh Phạm Võng, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh Vô Lượng Nghĩa của trường phái Tịnh Độ, Đại Thừa Khởi Tín Luận, Kinh Nhân Vương, Bồ Tát Bổn Nguyện Anh Lạc Kinh, và một số kinh luận khác. Những bản văn này không những gây ảnh hưởng lớn trong quần chúng mà còn có ảnh hưởng trong giới học giả Phật giáo nữa. Theo Sư Đạo An trong một bản mục lục do chính Sư soạn vào khoản năm 374, một danh sách gồm 26 bản văn mà Sư cho là ngụy tác, 143 bản dịch không biết tên người dịch, và 175 tác phẩm hiếm thấy hay bất thường. Về sau này khoảng năm 515, Sư Tăng Hựu lại thêm vào bản mục lục này 24 bản văn mà Sư cho là ngụy tác, và 30 bản văn mà các vị Tăng khác cho là ngụy tác. Bản mục lục của Sư Tăng Hựu được nhìn nhận là đáng tin cậy và là tài liệu quan trọng trong việc khảo cứu về các bản kinh ngụy tác.

 

IX.  Những Tạng Kinh Phật Giáo Còn Tồn Tại Trên Thế Giới:

Cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới còn tồn tại nhiều kinh điển thuộc Kinh Tạng Nguyên ThủyBắc TôngTạng Kinh Nguyên Thủy Gồm Năm Bộ: 1) Trường Bộ Kinh: Còn gọi là Kinh Trường A Hàm (Đại Thừa). Ghi chép những bài pháp dài. 2) Trung Bộ Kinh: Còn gọi là Kinh Trung A Hàm (Đại Thừa). Ghi chép những bài pháp dài bậc trung. 3) Tương Ưng Bộ: Còn gọi là Kinh Tạp A Hàm Kinh (Đại Thừa). Ghi chép những câu kinh tương tự nhau. 4) Tăng Chi Bộ Kinh: Còn gọi là Kinh Tăng Nhứt A Hàm (Đại Thừa). Ghi chép những bài pháp sắp xếp theo số. 5) Tạp Bộ Kinh hay Tiểu Bộ Kinh: Còn gọi là Kinh Tiểu A Hàm hay Khuất Đà Ca A Hàm (Đại Thừa). Ghi chép những bài kệ ngắn. Bộ thứ năm phân chia thành 15 cuốn: i) Kinh Tiểu Phẩm, ii) Kinh Pháp Cú, iii) Kinh Vô Vấn Tự Thuyết, iv) Kinh Như Lai Thuyết, v) Kinh Tập, vi) Những Chuyện Về Huệ Suy Tầm Thần Túc, vii) Những Câu Chuyện Về Ngạ Quỷ, viii) Trưởng Lão Tăng Kệ, ix) Trưởng Lão Ni Kệ, x) Túc Sanh Truyện, xi) Kinh Giảng, xii) Tuệ Phân Tích, xiii) Đời Sống Các Vị Thánh, xiv) Lịch Sử Đức Phật, xv) Hạnh Kiểm.    

Tạng Kinh Bắc Tông Gồm 12 Bộ: Thập Nhị Đại Thừa Kinh hay mười hai bộ kinh Đại Thừa gồm nhiều thể loại khác nhau. Thứ nhất là Khế Kinh: Những bộ kinh lớn ghi lại những lời Phật dạy hay toàn bộ Phật PhápThứ nhì là Kỳ DạGiáo thuyết mà Đức Phật lập lại lời thuyết giảng của Ngài bằng thi thơ. Thứ ba là Thọ KýNhững lời Đức Phật thọ ký cho các đệ tử của Ngài. Thứ tư là Phúng TụngCô khởi tụng hay những bài kệ chưa có trong bài thuyết giảng. Già Đà gồm những bài kệ trong Kinh Pháp Cú, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, vân vânThứ năm là Tự Thuyết: Những kinh mà Đức Phật tự thuyết, chứ không cần phải đợi ai hỏi. Thứ sáu là Nhơn DuyênNhững kinh điểnĐức Phật dựa vào điều kiện hay hoàn cảnh bên ngoài để giáo thuyết như Kinh Hoa NghiêmThứ bảy là Thí DụKinh điển Đức Phật dùng những thí dụ để giáo thuyết. Thứ tám là Bổn SựKinh điển nói về giáo thuyết và bổn hạnh của các Đức Phật thời quá khứThứ chín là Bổn Sanh: Kinh điển nói về Đức Phật Thích Ca trong những đời quá khứ khi Ngài còn là Bồ TátThứ mười là Phương QuảngNhững kinh điển Đại Thừa từ thấp đến cao  như Kinh Pháp Hoa, Hoa NghiêmĐại Bát Niết Bàn, vân vânThứ mười một là Vị Tằng HữuKinh điển nói về những thần thông siêu việt, ngoài sức tưởng tượng của phàm phuThứ mười hai là Luận NghịNhững luận nghị về kinh điển Phật pháp. Bên cạnh đó, Phật giáo Bắc Tông cũng có năm bộ A Hàm (tương ứng với kinh Trung Bộ bên Phật giáo Nguyên Thủy): Thứ nhất là Trường A Hàm gồm năm mươi bản kinh. Thứ nhì là Trung A Hàm gồm 222 bản kinh bàn những vấn đề siêu hình. Thứ ba là Tạp A Hàm gồm 1362 bản kinh, những văn bản hỗn hợp nầy bàn về suy tưởng trừu tượng. Thứ tư là Tăng Nhứt A Hàm gồm 51 bản kinh, bàn về các con số. Thứ năm là Khuất Đà Ca A Hàm: Bộ thứ năm trong năm bộ A Hàm, chỉ hết thảy tạp kinh chưa kể trong tứ A Hàm kia như Kinh Pháp Cú, Bổn Sanh Kinh (Tiền Thân Đức Phật), Bổn Sự Kinh (những chuyện xảy ra trong quá khứ).

Tại Trung Hoa và các xứ Đông Á, các trường phái Phật giáo Bắc Tông vẫn còn những bộ đại tạng sau đây: 1) Lương Tạng: Vua Lương Vũ Đế cho tổng tập kinh điển Phật giáo tại vườn Hoa Lâm, gồm 5.400 quyển. 2) Khai Nguyên Tạng: Theo Khai Nguyên Thích Giáo Lục, gồm 5.048 quyển. 3) Hàn Tạng: Bản cổ nhất của Triều Tiên còn ghi lại là 6.467 quyển. 4) Tống Tạng: Bản đời nhà Tống gồm 5.714 quyển. 5) Nam Tống Tạng: Bản đời nhà Nam Tống gồm 5.665 quyển. 6) Nguyên Tạng: Bản đời nhà Nguyên Mông gồm 5.397 quyển. 7) Minh Tạng: Bản đời nhà Minh gồm 6.771 quyển. 8) Thanh Tạng: Bản đời nhà Thanh gồm 8.460 quyển. Nhà Thanh đã cho in lại tạng kinh đời nhà Minh với khổ lớn hơn nhiều và có phần bổ túc. Bộ nầy mới đây được in lại tại Thượng Hải và Đông Kinh. 9) Nhật Tạng: Bản của Nhật Bản dựa vào đời Nam Tống, gồm 5.665 quyển.

BUDDHIST COUNCILS & BUDDHIST SUTRAS 

                                                                                          Thieän Phuùc

 

The Buddha passed away almost 26 centuries ago, but His sublime teaching still exists in its complete form. Although the Buddha’s Teachings were not recorded during His time, his disciples preserved them, by committing to memory and transmitted them orally from generation to generation. It is certain that Buddha’s teachings were never compiled during his life time. His death had shattered the confidence of his followers, as they were feeling depressed due to absence of their mentor, as there was no one else who could guide them. Hence, they all were a confused and bewildered lot. Ultimately, they decided to compile Buddha’s teachings and reduce them to scriptures. It was an arduous task, as they had to recite his teachings from memory, then collect them and finally compile them for being shaped into scriptures. At the time of the Buddha, literacy was a privilege of the elite in India, and this another indication of the premium placed on democracy within the Buddhist tradition that literary formulation of the teaching was neglected for so long. Many people were not literate, so word of mouth was the universal medium for preservation and dissemination of the Dharma. Three months after the Buddha’s Parinirvana, there were some tendencies to misinterpret or attempts were being made to pollute His Pure Teaching; therefore, his disciples convened Councils for gathering Buddha’s sutras, or the collection and fixing of the Buddhist canon. In the development of Buddhism, several councils are known, the history of which remains partially obscure. These Councils were originally probably local assemblies of individual monastic communities that were later reported by tradition as general councils. In the development of Buddhism, four councils are known. First council convoked by Mahakashyapa in the vicinity of Rajagriha right after Buddha’s Parinirvana. The second council was held in Vaishali, in 386 BC, about a century after the first one. The Third Council was held at Pataliputra, sponsored by King Asoka, a celebrated Buddhist layman, in 244 B.C. The fourth council seems also to have been the synod of a particular school, the Sarvastivadins, more than a general council. The fourth Great Council was held around 70 B.C. in Kashmir under the patronage of King Kanishka. Besides, the fifth council was held in 1871 at the instance of King Mindon of Burma. The sixth Great Council was held in Rangoon in 1954. Many people believed that the fifth and the sixth councils were not necessary because after the Fourth Council, all Tripitaka scriptures were collected satisfactorily. Besides, there were many other Councils in Thailand and Ceylon, but they were not considered Councils in the true sense of the term.

 

 

I.    The Buddha Started His Preaching Mission Which Gave Birth to the Tripitakas:

It should be reminded that from Bodh-Gaya, where Prince Sakyamuni attained great enlightenment, to the Deer Park near Benares, which is about 300 kilometers, but because of his promise to first preach to save the five brothers of Kaudinya after enlightenment, so the Buddha walked slowly from Bodh-Gaya to the Deer Park, and it took him a week to get there. Right at the Deer Park, the Buddha preached to five ascetics his First Sermon (Dhammacakkappavattana Sutta). The sermon preached about the Middle Way between all extremes, the Four Noble Truths and the eight Noble Paths. This event was also the Buddha's first turning the wheel of the Dharma which gave birth to a religion with the name of Buddhism. Wheel of the teaching in Buddhism, a symbol of the teaching expounded by the Buddha, including the Four Noble Truths, The Eightfold Noble Path and The Middle Way. The Dharma-Chakra is always depicted with eight spokes representing the eightfold path. The Buddha truth which is able to crush all evil and all opposition. The preaching of a Buddha. Dharma wheel is likened a wheel because it crushed all illusions, evil and on opposition, like Indra’s wheel, which rolls from man to man, place to place, age to age. According to Buddhism, to turn the Dharma Cakra (wheel) of dharma means to turn or roll along the Law-wheel, i.e. to preach Buddha-truth, or to explain the religion of Buddha. Turning the Wheel of Truth also means ‘preaching the Buddha’s Ideal,’ or the ‘realization of the Buddha’s Ideal in the world,’ i.e., the foundation of Kingdom of Truth.

As mentioned above, in the beginning, Sakyamuni Buddha first went to convert the five Bhiksus in the Deer Park. These five Bhiksus were the Buddha’s relatives. They had been cultivating the Way with the Buddha, but three of them could not endure the bitterness of ascetic practices. When Sakyamuni Buddha was in the Himalayas, he ate one seasame seed and one grain of wheat each day, and he became as thin as a matchstick, so they left because they were starving and could not endure the suffering, only two of them remained. Later, on the eighth day of the twelfth lunar month, a heavenly maiden made an offering of milk to the Buddha. When the Buddha drank the milk, his two remaining companions also left, saying: “Cultivation consists of ascetic practice. But now, you have drunk milk. That shows that you could not cultivate. You cannot take the suffering.” Then they left. All of them went to the Deer Park. When the Buddha arrived at the Deer Park, He turned the Dharma Wheel of the Four Holy Truths three times for the five Bhiksus.

In the Deer Park, Benares, at first the Buddha was ignored by the five brothers of Kaundinya, but as the Buddha approached them, they felt that there was something very special about him, so they automatically stood up as He drew near. Then the five men, with great respect, invited the Buddha to teach them what He has enlightened. So, the Buddha delivered His First Teaching: Turning the Wheel of the Dharma. He began to preach: “O monk! You must know that there are Four Noble Truths. The first is the Noble Truth of Suffering: Life is filled with the miseries and afflictions of old age, sickness, unhappiness and death. People chase after pleasure but find only pain. Even when they do find something pleasant they soon grow tired of it. Nowhere is there any real satisfaction or perfect peace. The second is the Noble Truth of the Cause of Suffering: When our mind is filled with greed and desire and wandering thoughts, sufferings of all types follow. The third is the Noble Truth of the End of Suffering: When we remove all craving, desire, and wandering thoughts from our mind, sufferings will come to an end. We shall experience undescribable happiness. And finally, the fourth is the Noble Truth of the Path: The Path that helps us reach the ultimate wisdom.”

Since then, the Buddha spread the seeds of Bodhi far and wide. Specifically after the time the Buddha met with Yasas and preached to him the teachings of Buddhism, Yasas and fifty friends of his immediately donned the yellow robe and followed Him. They were the first large group of Sangha to take vows right after the Buddha's enlightenment. Henceforth, the Buddha and His Sangha started his preaching mission. On one occasion, while in his way to Magadha, a kingdom in central India at the time, the Buddha called on Uruvilva-Kasyapa, the leader of the fire-worshipping cult and asked for lodging. Uruvilva-Kasyapa showed the Buddha a stone hut and warned that inside the hut there was a poisonous dragon that always appeared in the middhle of the night to devour human beings. So, not be regret if the Sangha of the Buddha chose to stay there and were eaten up. However, the Buddha and his new Sangha still decided to enter the stone hut and sat calmly in a crossed-legs posture. By midnight, the poisonous dragon appeared, showed its jaws widely and clutched its sharp claws, but it could neither harm the Buddha nor the new Sangha. The following day, beyond the prediction of Uruvilva-Kasyapa and his followers, the Buddha and his new Sangha were still safe and sound in that stone hut. So Uruvilva Kasyapa and his followers went from extreme surprise to admiration. So, Uruvilva Kasyapa came to consult the Buddha about the methods of correct practices. After hearing the wonderful Dharma from the Buddha in his ever convincing tone and his virtuous manner, Uruvilva Kasyapa was now totally convinced. He then determined to give up what he had practiced in the past and led his five hundred disciples to take refuge in the Buddha. After the Buddha converted Uruvilva Kasyapa and his five hundred followers, he also preached to them the Four Noble Truths. All of them was filled with joys of the Dharma and found that they were very lucky to have the Buddha's help to get rid of the evils, to receive the good, and come to tread on the right path. After that, Uruvilva Kasyapa met his two brothers and gave them the account of how he was converted. The two brother also agree to attend the Buddha's preaching and finally took refuge in the Buddha. It should be reminded that the two brothers of Uruvilva Kasyapa also had five hundred followers. So in a very short period of time, the new Sangha of the Buddha already had more than one thousand people. All of them followed the Buddha to return to Mount Vulture Peak in Rajagrha. For the whole Sangha only walked, this long procession of Monks on the move caught the attention of the entire Kingdom og Magadha.

In his preachings, the Buddha always reminded that Buddhists always need two ways of education: the first way is secular education and the second one is religious education. These two ways are considered as the two wings for a bird. Without two wings, no bird can fly. Similarly, without these two ways of education, Buddhists would lead to a poor and obscure life, not only in the secular world but also in the spiritual life. Secular education will help us with an appropriate profession to support our family while religious education will help us lead a true happy life. As a matter of fact, religious education is extremely necessary, for it teaches us how to think and act in order to be good and happy. Besides, it also helps us love and understand the meaning of life so that we are able to adjust ourselves to its laws in any circumstances. After experiencing six years in ascetic practices, the Buddha advised his followers to follow the middle path. He taught: “Buddhists should always make best use of their secular life while cultivating the path of true happiness in this world and hereafter.”

According to The Agama Sutra, in 45 years of preaching the Dharma, the Buddha declared explicitely that He did preach only on Suffering and the End of Suffering, and nothing else. He exhorted His disciples to go forth to preach the Dharma and to explain the holy life for the welfare of the many, for the happiness of the many, out of compassion for the world, for the advantage, for the happiness of the deities and human beings. The Buddha made it very clear that His purpose in preaching the Dharma was not to quarrel with other religious leaders or to compete with antagonistic doctrines. There is no quarrel in His preaching. He just shows the way to enlightenment and liberation from all sufferings and afflictions. The Buddha is always filled with love and compassion for all living beings. Even when He takes a rest, He still wants to spread His love and compassion to other beings. His preaching is only performed out of compassion and love for the world. There are over 150 Buddhist sutras, all of them are talking about the danger of mortalilty, so to preach others about Buddha’s teachings with the hope that they will eventually understand and be able to escape the cycle of births and deaths.

 

II.   The Unwritten Sacred Literature:

A Sanskrit term for “noble” or “wise.” A person who has attained the path of seeing (darsana-marga), the third of the five Buddhist paths. In Mahayana, this means that such a person has had directed experience of emptiness (sunyata). In Buddhism, a “sage” is the one who is wise and good, and is correct in all his characters. As a matter of fact, Supreme wisdom, or the wisdom of a saint, whereby one is enabled to look into the deepest recesses of consciousness in order to grasp the inmost truth hidden away from the sight of ordinary understanding.The Saint wisdom is the ultimate truth points to the realization of supreme wisdom in the inmost consciousness, and does not belong to the realm of words and discriminative intellect; thus discrimination fails to reveal the ultimate truth. However, the lamp of words is useful to illuminate the passage to final enlightenment. The Saint wisdom is also the wisdom of the Buddha, or the saints or the sages; the wisdom which is above all particularization, i.e. the wisdom of transcendental truth, sage-like or saint-like knowledge. According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy, the whole collection of the sacred literature authorized by the Council was not written on paper or palm leaf during a period of about four hundred years. It is well known that Brahmanism has never written down its Vedic literature even to this day, especially those revealed texts called “Hearing” (Sruti). We may imagine that Buddhism simply followed the example of the older religion, but there were other reasons as well. First, they dare not desecrate the sweet voice and kindly words of the Blessed One by putting them down in the profane letters of a foreign origin. The Buddha had once forbidden the translation of his words into the Vedic sanskrit. How much less would it please him to write his words in the foreign Accadian alphabet, which was used only for commercial and popular purposes? Secondly, the language they adopted in the council was, in all probability, a commingled one, something like the Pali language, that is, the language of Pataliputra. It was not advisable that their sacred language and literature should be open to the public, especially when there were some dissenting elders of a free-thinking tendency.  Thirdly, to put the Buddha’s holy words to letters might have seemed to them a sacrilege just as depicting his sacred image in painting or sculpture.  At any rate, the whole literature was kept in memory and was not committed to writing until about four centuries later. The Buddhist community, quite different from that of the Brahmans, was an assortment of all four castes coming from all quarters, and was not suitable for a serious recital of the holy words. The result was an imperfect transmission. Fearing the loss and distortion of the original teachings, King Vattagamani of Ceylon gave orders to commit the whole literature to writing in Sinhalese characters, about the year 80 B.C. 

 

 

 

III.  An Overview of Buddhist Councils:

The oral transmision of the Buddha’s teachings from generation to generation: The Buddha has passed away, but His sublime teaching still exists in its complete form. Although the Buddha’s Teachings were not recorded during His time, his disciples preserved them, by committing to memory and transmitted them orally from generation to generation. At the time of the Buddha, literacy was a privilege of the elite in India, and this another indication of the premium placed on democracy within the Buddhist tradition that literary formulation of the teaching was neglected for so long. Many people were not literate, so word of mouth was the universal medium for preservation and dissemination of the Dharma. Three months after the Buddha’s Parinirvana, there were some tendencies to misinterpret or attempts were being made to pollute His Pure Teaching; therefore, his disciples convened Councils for gathering Buddha’s sutras, or the collection and fixing of the Buddhist canon. In the development of Buddhism, several councils are known, the history of which remains partially obscure. These Councils were originally probably localassemblies of individual monastic communities that were later reported by tradition as general councils.   Compilation of Buddha’s Teachings: It is certain that Buddha’s teachings were never compiled during his life time. His death had  shattered the confidence of his followers, as they were feeling depressed due to absence of their mentor, as there was no one else who could guide them. Hence, they all were a confused and bewildered lot. Ultimately, they decided  to compile Buddha’s teachings and reduce them to scriptures. It was an arduous task, as they had to recite his teachings from memory, then collect them and finally compile them for being shaped into scriptures.

 

IV.  Buddhist Councils:

The First Council: First council convoked by Mahakashyapa in the vicinity of Rajagriha right after Buddha’s Parinirvana. Mahakashyapa questioned Upali concerning the rules of discipline and Ananda concerning the doctrine. On the basis of Upali’s responses the Vinaya-Pitaka was set down, and on the basis of Ananda’s the Sutra-Pitaka. The text, upon which all had agreed, was then recited. In the Records of Fa-Hsien, he also reported the two Buddhist Councils and his narrative although brief, but may be more accurate than that of Hsuan-Tsang. He recorded: “Five to six li (Chinese mile) further west, in the cave of Saptaparna. Right after the Buddha’s Parinirvana, 500 Arhats made a compilation of Sacred Scriptures. During the time of recital three high seats were set up, nicely arranged and adorned. Mahakasyapa in the middle, Sariputra on the left and Maudgalyayana on the right. Of the five hundred Arhats, one was missing. Mahakasyapa presided the Council while Ananda stood outside the gate because he was not able to gain permission.

Three months after the passing of the Buddha (in about 543 B.C.), detecting tendencies within the Sangha toward loss of discipline, as well as misinterpreting His Pure Teaching, the First Council was organized by King Ajatasatru, and held at the Pippala cave, some said near the Saptaparni cave, at Rajagriha in Magadha. Even though the site and name of the cave have not yet been definitely identified. Nonetheless, there is no dispute about the fact that it is at Rajagrha that the First Council met. It is accepted by critical scholars that the First Council settled the Dharma and the Vinaya, and there is no ground for the view that Abhidharma formed part of the canon adopted at the First Council. In this Council, there were 500 Bhiksus, among them Maha-Kasyapa was the most respected and elderly monk, and two very important persons who specialized in the two different areas which are sutras and vinaya were present. One was Ananda and the other was Upali. Only these two sections, the Dharma and the Vinaya, were recited at the First Council. Though there were no differences of opinion on the Dharma, there was some discussion about the Vinaya rules. Before the Buddha’s Parinirvana, he had told Ananda that if the Sangha wished to amend or modify some minor rules, they could do so. However, on that occasion Ananda was so overpowered with grief because the Buddha was about to pass away, he forgot to ask the Master what the minor rules were. As the members of the Council were unable to agree as to what constituted the minor rules, Maha-Kasyapa finally ruled that no disciplinary rule laid down by the Buddha should be changed, and no new ones should be introduced. Maha-Kasyapa said: “If we changed the rules, people will say that the Buddha’s disciples changed the rules even before his funeral fire has ceased burning.” At the Council, the Dharma was divided into various parts and each part was assigned to an Elder and his pupils to commit to memory. The Dharma was then passed on from teacher to pupil orally. The Dharma was recited daily by groups of people who often cross check with each other to ensure that no omissions or additions were made. Historians agree that the oral tradition is more reliable that a report written by one person from his memory several years after the event. The historicity of this Council is doubted by many. Nevertheless, it is likely that the first collection of writings took place relatively early. At the end of the First Council, a monk named Purana was invited by the organizers to participate in the closing phases of the council, but he declined, saying that he would prefer to remember the teachings of the Buddha as he had heard it from the Buddha himself. This fact indicates the freedom of thought existed at the time of the beginning of Buddhist community.

Maha Kasyapa, the most respected and elderly monk, presided at the First Council. Then, Venerable Upali remembered and recited all the rules set forth by the Buddha (rules of the Order), including all rules for monks and nuns. Venerable Upali recited eighty times all these rules in 90 days. These rules include: Sarvastivada-Vinaya, Samghika-Vinaya, Dharmagupta-Vinaya, and Mahissasaka-Vinaya. Then, Venerable Ananda, the closest disciple and the attendant of the Buddha for 25 years. He was endowed with a remarkable memory. First Ananda was not admitted to the First Council. According to the Cullavagga, later other Bhikhus objected the decision. They strongly interceded for Ananda, though he had not attained Arhathood, because of the high moral standard he had reached and also because he had learnt the Dharma and vinaya from the Buddha himself. Ananda was eventually accepted by Mahakasyapa into the Council, and was able to recite what was spoken by the Buddha (sutras and doctrines), including the following sutras:  Dirghagama Sutra, collection of Long Discourses;  Madhyamaga Sutra, collection of Middle-Length Discourses; Anguttara-agama Sutra, collection of Gradual Sayings; Samyuktagama Sutra, collection of Kindred Sayings; Khuddaka-agama, collection of Smaller Collection.

The Second Council: The second council was held in Vaishali, in 386 BC, about a century after the first one. It is considerably better documented in the texts than the first and is generally recognized as a historical event. The reason for the convocation of this council was disunity concerning matter of discipline between monks in Vaishali and disciples of Ananda’s. Monks in Vaishali had accepted gold and silver from lay adherents in violation of the Vinaya rules. Monks in Vaishali were also accused by Yasha, a student of Ananda’s, of nine other violations, including taking food at the wrong time, drinking alcohol, etc. On the other side, monks from Vaishali expelled Yasha from the community because of his accusations. Yasha then sought support from other influential monks and that was why the council was convoked. The council composed of 700 monks, all arhat, took place in Vaishali. The monks of Vaishali were found guilty by a committee of four senior monks. Monks from Vaishali accepted the judgment of the Council. In the Records of Fa-Hsien, he recorded: “Three or four li further east of Vaisali stands a Stupa. Hundred years after the Buddha’s Parinirvana, some monks in Vaisali practiced ten rules against the monastic disciplines, contending that the Buddha had decreed these practices. At that time, the Arhats and monks who obsereved the rules, 700 in all, checked and collated the Vinaya Pitaka. People of later generations erected a Stupa over this place, which still exists.”

The Second Council was held at Vaisali 100 years after the passing of the Buddha. This Council was held to discuss some Vinaya rules (there was some disunity concerning matter of discipline). There was no need to change the rules three months after the Buddha’s Parinirvana because little or no political, economic or social changes took place during that short interval. But 100 years later, some monks saw the need to change certain minor rules One hundred years after the First Council, the Second Council was held to discuss some Vinaya rules. There was no need to change the rules three months after the Parinirvana of the Buddha bcause little or no political, economic or social changes took place during that short interval. But 100 years later, some monks saw the need to change certain minor rules. The Second Council is considerably better documented in the texts that the first and is generally recognized as a historical event. The Vaisali monks had accepted gold and silver from lay adherents in violation of the Vinaya rules. Moreover, they were accused by Yasha, a student of Ananda’s, of nine further violations, including taking food at the wrong time, separate observance of the Uposatha by monks of a community, and drinking alcoholic beverages.   

The orthodox monks said that nothing should be changed, while the monks of the Vajji from Vaisali expelled Yasha from the community because of his accusations. They insisted on modifying some rules as follows: First, Singilonakappa, allowing monks and nuns to store salt in buffalo’s horns, while the orthodox monks considered carrying salt in a hollowed horn. This practice is contrary to Pacittiya 38, which prohibits (forbids) the storage of food and killing. Second, Dvangulakappa, allowing monks and nuns to eat in the afternoon: The practice of taking meals when the shadow is two fingers broad. This practice against Pacittiya 37 which forbids the taking of food after midday. Third, Gamantarakappa, allowing monks and nuns to eat the second time in a day: The practice of going to another village and taking the second meal there on the same day. This practice forbids in Pacittiya 35 which forbids over-eating. Fourth, Avasakappa, allow retreats for spiritual refreshment in a private place: The observance of the Uposatha ceremonies in various places in the same parish. This practice contravenes the Mahavagga rules of residence in a parish (sima). Fifth, Anumatikappa, allowing ordination to proceed even though there are not enough three superior monks and seven witnesses. Obtaining sanction for a deed after it is done. This also amounts to a breach of monastic discipline. Sixth, Acinakappa, allowing monks and nuns to follow their customs and habits (customary practices and precedents). This is also opposed to the rules. Seventh, Amathitakappa, allowing monks and nuns to drink unrefined milk after the meal. This practice is in contravention of Pacittiya 35 which prohibits over-eating. Eighth, Jalogim-patum, allow monks and nuns to drink the drinking of toddy. This practice is opposed to Pacittiya 51 which forbids the drinking of intoxicants. Ninth, Adasakam-nisidanam, allowing monks and nuns to sit down wherever they like to, not to follow rules set forth by the Buddha before. Allow using a rug which has no fringe. This is contrary to Pacittiya 89 which prohibits the use of borderless sheets. Tenth, Jataruparajatam, allowing monks and nuns to store gold and silver, and they are allowed to accept gold and silver.  This practice is forbidden by rule 18 of the Nissaggiya-pacittiya. 

The Venerable Yasha openly declared these practice to be unlawful. After the sentence of excommunication had been passed on him, he then went to Kausambi to seek support from influential monks in all areas to which Buddhism had spread (the western country of Avanti and of the southern country). He invited them to assemble and decide the question in order to stop the growth of irreligion and ensure the preservation of the Vinaya. Next, he proceeded to Mount Ahoganga where Sambhuta Sanavasi dwelt to show him the ten thesis advocated by the Vajjian monks. He asked the venerable to examine the question in earnest. About the same time, some sixty Arhats from the Western Country and eighty-eight from Avanti and the Southern Country came to assemble on Mount Ahoganga. These monks declared the question to be hard and subtle. They thought of the Venerable Revata who was at Soreyya and was celebrated for his learning and piety. So they proposed to met him and enlist his support. After a good deal of travelling they met the Venerable Revata at Sahajati. On the advice of Venerable Sambuta Sanavasi, Yasha approached the Venerable Revata and explained the issue to him. One by one, Bhikshu Yasha brought up the ten points and asked for his opinion. Each one of them was declared to be invalid by the Venerable Revata:

Meanwhile, the Vajjian monks were not idle. They also went to Sahajati in order to enlist the support of the Venerable Revata. They offered him a lot of presents, but he refused with thanks. They also induced his disciple, Uttara, to take up their cause, but he failed. At the suggestion of Revata, the monks proceeded to Vaisali in order to settle the dispute at the place of its origin. Finally a council composed of 700 monks, all arhats, also called the Council of the Theras. Bhikshu Ajita was appointed the seatregulator. The Venerable Sabbakami was elected president. The ten points were examined carefully one by one. After seeing these above ten changes were so unreasonable. The unanimous verdict of the assembly declared the conduct of the Vajjian monks to be unlawful. As a result, they (Vajjian monks of Vaisali) were found guilty by a committee composed of four monks from eastern and four from western regions, respectively. The Vaisali monks accepted this judgment without any opposition. The erring monks were declared in violation of the orthodox code of discipline and censured accordingly. Thus, in this council, rules of monastic discipline have remained virtually unchanged. Records of this council are found in both the Pali and Sanskrit versions of the Vinaya-Pitaka. The Second Council marked a division between the conservative and the liberal. It is said that Vajjian monks of Vaisali held another Council which was attended by ten thousand monks. It was called The Great Council (Mahasangiti). Even though it was called Mahasanghika, it was not yet known as Mahayana at that time).

The Third Council: The Third Council was held at Pataliputra, sponsored by King Asoka, a celebrated Buddhist layman. There are no records of this council in the Vinaya-Pitaka. The reason for the convocation of this council was a disagreement over the nature of an arhat. A monk from Pataliputra, Mahadeva, put forward that an arhat is still subject to temptation and he is not yet free from ignorance; he is still subject to doubts concerning teaching. Also according to Mahadeva, an arhat can make progress on the path to enlightenment through the help of others. These differing views led to the division of the monks and the third council was convoked. However, the council only confirmed the differences instead of reconciling these differences. The Pali school in Ceylon did not accept this council. They accepted the council convoked by King Asoka in 244 BC. The reason for the convocation of the council in 244 BC was a conflict between monks regarding the entering the order of two kinds of monks: 1) who entered to practice Buddhism; 2) others who entered to enjoy certain privileges. Abhidharma of Theravada refuted the heretical views and the entire canon was read out.

A monk from Pataliputra, Mahadeva, put forward the following position: An arhat is still subject to temptation, that is, he can have nocturnal emissions. He is not yet free from ignorance. In addition, he is still subject to doubts concerning the teaching. Moreover, according to according to Mahadeva’s view, an arhat can make progress on the path to enlightenment through the helpof others and, through the utterance of certain sounds, he can further his concentration and thus advance on the path. Differing views on these points led to division of the monks into two camps: Those who affirmed these points of Mahadeva’s, and who believed themselves to be in the majority, called themselves Mahasanghika or Great Community. Their opponents, represented by the “elders,” who were distinguished by outstanding wisdom and virtue, called themselves Sthavira.

With the conversion of King Asoka, the material prosperity of the monasteries grew by leaps and bounds and the monks lived in ease and comfort. The heretics who had lost their income were attracted by these prospects to enter the Buddhist Order. They continued, however, to adhere to their old faiths and practices and preached their doctrines instead of the doctrines of the Buddha. This caused extreme distress to Thera Moggaliputta-Tissa who retired to a secluded retreat on Mount Ahoganga and stayed there for seven years. The number of heretics and false monks became far larger than that of the true believers. The result was that for seven years no Uposatha or retreat (Pavarana) ceremony was held in any of the monasteries. The community of the faithful monks refused to observe these festivals with the heretics. King Asoka was filled with distress at this failure of the Sangha and sent commands for the observance of the Uposatha. However, a grievous blunder was committed by the Minister who was entrusted with this task. His misunderstood the command and beheaded several monks for their refusal to carry out the King’s order. When this sad news reported to Asoka, he was seized with grief and apologized for this misdeed. He then invited Maggaliputta Tissa to hold the Third Council:    

Thus the Third Council was held by the need to establish the purity of the Canon which had been imperilled by the rise of different sects and their rival claims, teachings and practices. Because of the above mentioned reasons that caused this division, King Asoka organized the Third Council (in the Third Century B.C.) at Pataliputra, the old capital of Ceylon. King Asoka himself assigned 60,000 monks to participate in this Council. To obey the order of King Asoka, Thera Tissa thereafter elected a thousand monks who were well versed in the three Pitakas to make a compilation of the true doctrine. The Council lasted for nine months to discuss the different opinion among the Bhiksus of different sects. At this Council the differences were not confined to the Vinaya but also connected with the Dharma. This was not a general Council, but rather a party meeting. At the end of this Council, the President of the Council, Moggaliputtra-Tissa, compiled a book called the Kathavatthu refuting the heretical, false views and theories held by some sects. The teaching approved and accepted by this Council was known as Theravada. The Abhidharma Pitaka was included at this Council: Upavasatha-Sila, and Tripitaka, Sutra, Vinaya, and Abhidharma.

One of the important results of thei Council was the dispatch of missionaries to different countries of the world for the propagation of Buddhism. After the Third Council, Asoka’s son, Venerable Mahinda, and the king’s daughter, Sanghamitta, brought the Tripitaka to Sri-Lanka, along with the commentaries that were recited at the Third Council. They were extraordinarily successful in this island. The texts brought to Sri-Lanka were preserved until today without losing a page. The text were written in Pali which was based on the Magadhi language spoken by the Buddha. There was nothing known as Mahayana at that time. Besides, from the edicts of King Asoka, we know of various Buddhist missions he sent to far-off countries in Asia, Afirca, and Europe. It is to a large extent due to these missionary activities that Buddhism became one of the most important religions of mankind. Between the first century B.C. to the first century A.D., the two terms Mahayna and Hinayana appeared in the Saddharma Pundarika Sutra or the Sutra of the Lotus of Good Law. About the Second Century A.D. Mahayana became clearly defined. Nagajuna developed the Mahayana philosophy of Sunyata and proved that everything is void in a small text called Madhyamika-karika. About the Fourth Century, there were Asanga and Vasubandhu who wrote enormous amount of works on Mahayana. After the First Century A.D., the Mahayanists took a definite stand and only then the terms of Mahayana and Hinayana were introduced. We must not confuse Hinayana with Theravada because the terms are not synonymous. Theravada Buddhism went to Sri-Lanka during the Third Century B.C. when there was no Mahayana at all. Hinayana sects developed in India and had an existent independent from the form of Buddhism existing in Sri-Lanka.

The Fourth Council: This council had been convoked by the school of Sarvastivadin, under the reign of King Kanishka with the purpose to prevent the reformatory tendencies in the community. There were 500 arhats and 600 bodhisattvas attended this council. Later because of the great importance attained by the Sarvastivadin, this council was recognized as a Buddhist council. The fourth council seems also to have been the synod of a particular school, the Sarvastivadins, more than a general council. The fourth Great Council was held around 70 B.C. in Kashmir under the patronage of King Kanishka, but as the doctrine promulgated were exclusively Sarvastivada School. It is not recognized by the Theravada. The Council was held to discuss new interpretation of part of the Abhidharma that was intended to forestall reformatory tendencies. According to various sources, this Council was attended by 500 arhats as well as 600 Bodhisattvas. King Kanishka summoned this Council at the instigation of an old and learned monk named Parsva. The principal role is ascribed to Vasumitra, while Asvaghosa, who was invited from Saketa to help supervised the writing of the Mahavibhasa, a commentary on the Abhidharma. There is no evidence that Mahayana Buddhism was represented in this Council. However, because of the great importance later attained by the Sarvastivadins, this synod came to be evaluated as a Council having general authority: Sutra Pitaka, Vinaya Pitaka, and Abhidharma Pitaka.

The Fifth Buddhist Council: The fifth council was held in 1871 at the instance of King Mindon of Burma. It is said that about 2,400 learned monks and teachers participated in the Council. The elders Jagarabhivamsa, Narindabhidhaja and Sumangala Sami presided in turn. The recitation and recording of the Tripitaka on marble continued for about five months in the royal palce and the Tipitika was carved on 729 marble slabs and preserved at Mandalay. It should be noted that various available editions of the Tripitaka were used for comparison and references in this Council.

The Sixth Buddhist Council: The sixth Great Council was held in Rangoon in 1954. About 2,500 learned bhikkhus of the various countries of the world (from India, Burma, Ceylon, Nepal, Cambodia, Thailand, Laos, and Pakistan), among which 500 bhikshus from Burma, who were well versed in the study and practice of the teachings of the Buddha, were invited to take the responsibility for re-examining the text of the entire Pali canon. The Great Council was inaugurated in 1954, was to go on till the completion of its task at the full moon of Vaiskha in 1956, that is, 2,500th anniversary of the Buddha’s mahaparinirvana. 

The Seventh Buddhist Council and Other Councils: Many people believed that the fifth and the sixth councils were not necessary because after the Fourth Council, all Tripitaka scriptures were collected satisfactorily. Besides, there were many other Councils in Thailand and Ceylon, but they were not considered Councils in the true sense of the term. The seventh council was held during the reign of King Devanampiya Tissa (247-207 B.C.) under the presidentship of Venerable Arittha Thera. This Council was held after the arrival in the island of Buddhist missionaries, headed by Thera Mahinda, a son of Emperor Ashoka. According to tradition, sixty thousand Arhats took part in the assembly. Venerable Thera Arittha, a Simhalese Bhikshu, a great disciple of Thera Mahinda in the line of Simhalese Theras, recited the Canon. As mentioned in the Sangitivamsa, another Council was held during the reign of King Mahanama in 516 Buddhist calendar in which only the commentaries were translated from Sinhalese into Magadhi (Pali) by Bhadanta Buddhaghosa. Council of Lhasa in 792 had a public debate reported in several Tibetan and Chinese sources, which purportedly involved the Indian scholar-monk Kamalasila and the Chinese meditation master Ho-Shang Mo-Ho-Yen. According to Bu-Ston’s account in his “History of the Dharma,” the debate was arranged by Trisong Detsen and was held in Lhasa in 792. The central dispute, according to all sources, concerned the proper understanding of the path to awakening. Bu-Ston indicates that Mo-Ho-Yen taught that awakening is attained suddenly and is not a result of gradual training . It dawns in a sudden flash of insight, after which all mental afflictions are eliminated. Kamalasila (One of the most important representatives of the Madhyamika school in the 8th century. He played an important role and had great influence on the development of the Madhyamika school in Tibet) who followed the Indian model of the five paths (marga) and ten levels (bhumi), contended that the process of awakening gradually removes mental afflictions. Because these are deeply rooted and are the result of countless lifetimes of familiarization with negative thoughts and deeds, they cannot be removed all at once. Bu-Ston reports that the Indian side led by Kamalasila won the debate and was declared to be the orthodox Buddhist system, while the Chinese side was defeated and forbidden to propagate its teachings. Mo-Ho-Yen was reportedly so upset by the result that after his return to China he sent assassins to Tibet, who killed Kamalasila by squeezing his kidneys. A Chinese account of the debate, written by a disciple of Mo-Ho-Yen, reports that he won the debate, but subsequent Tibetan records are unanimous in declaring Kamalasila the victor. Some contemporary Western scholars have raised questions about the historicity of the debate and its details, but it is clear that from that time onward Chinese Buddhism was widely considered in Tibet to be heterodox (traùi vôùi giaùo lyù ñöôïc chính thöùc coâng nhaän), and the tradition taught by Kamalasila was viewed as authoritative. Another Council was held in 1587 Buddhist Calendar in the reign of King Parakramabahu. The conference took place in the royal palce and lasted for one year. The Council was presided by Venerable Mahakapsyapa, and it is said to have revised only the commentaries of the tripitaka of the Mahatheras. Another Council took place in Thailand either in 2,000 or in 2,026 Buddhist Calendar, and it lasted for one year. In order to establish Buddhism on a firm basis, King Sridharmacakravarti Tilaka Rajadhiraja, the ruler of Northern Thailand called this Council in Chieng-Mai, his capital. Another Council was held in Thailand in 2331 Buddhist Calendar. After a war with its neighboring country, the old capital Ayuthia was destroyed by fire and many books and manuscripts of the Tripitaka were reduced to ashes. Moreover, the Sangha was disorganized and morally weakened by reason of prolonged hostility. Thus, King Rama I and his brother called for a Buddhist Council to restore the faith from everyone. Under the royal patronage, 218 elders and 32 lay scholars assembled together and continued the recitation of the Tripitaka for about a year. 

 

V.   The Formation of Tripitakas:

The Buddha has passed away, but His sublime teaching still exists in its complete form. Although the Buddha’s Teachings were not recorded during His time, his disciples preserved them, by committing to memory and transmitted them orally from generation to generation. At the time of the Buddha, literacy was a privilege of the elite in India, and this another indication of the premium placed on democracy within the Buddhist tradition that literary formulation of the teaching was neglected for so long. Many people were not literate, so word of mouth was the universal medium for preservation and dissemination of the Dharma. Three months after the Buddha’s Parinirvana, there were some tendencies to misinterpret or attempts were being made to pollute His Pure Teaching; therefore, his disciples convened Councils for gathering Buddha’s sutras, or the collection and fixing of the Buddhist canon. In the development of Buddhism, several councils are known, the history of which remains partially obscure. These Councils were originally probably local assemblies of individual monastic communities that were later reported by tradition as general councils. In Buddhist history, there were four great councils inside of India and some other councils outside of India. The three baskets (tripitaka), or the three store houses, or three Buddhist Canon Baskets of Buddhist Teachings which contains the essence of the Buddha’s teaching over 45 years. It is estimated to be about eleven times the size of the Bible. The Theravada canon written in Pali and the Mahayana canon written in Sanskrit. Even the Buddha already passed away, but His sublime Dharma still exists. Even though the Master did not leave any written records of His Teachings, his great disciples preserved them by committing to memory and transmitting them orally from generation to generation.

 

VI.  Roles of Ananda in the First Buddhist Council:

It should be rementioned that three months after the passing of the Buddha (in about 543 B.C.), detecting tendencies within the Sangha toward loss of discipline, as well as misinterpreting His Pure Teaching, the First Council was organized by King Ajatasatru, and held at the Pippala cave, some said near the Saptaparni cave, at Rajagriha in Magadha. First council convoked by Mahakashyapa in the vicinity of Rajagriha right after Buddha’s Parinirvana. Mahakashyapa questioned Upali concerning the rules of discipline and Ananda concerning the doctrine. On the basis of Upali’s responses the Vinaya-Pitaka was set down, and on the basis of Ananda’s the Sutra-Pitaka. The text, upon which all had agreed, was then recited.

Even though the site and name of the cave have not yet been definitely identified. Nonetheless, there is no dispute about the fact that it is at Rajagrha that the First Council met. It is accepted by critical scholars that the First Council settled the Dharma and the Vinaya, and there is no ground for the view that Abhidharma formed part of the canon adopted at the First Council. In this Council, there were 500 Bhiksus, among them Maha-Kasyapa was the most respected and elderly monk, and two very important persons who specialized in the two different areas which are sutras and vinaya were present. One was Ananda and the other was Upali. Only these two sections, the Dharma and the Vinaya, were recited at the First Council. Though there were no differences of opinion on the Dharma, there was some discussion about the Vinaya rules. Before the Buddha’s Parinirvana, he had told Ananda that if the Sangha wished to amend or modify some minor rules, they could do so. However, on that occasion Ananda was so overpowered with grief because the Buddha was about to pass away, he forgot to ask the Master what the minor rules were. As the members of the Council were unable to agree as to what constituted the minor rules, Maha-Kasyapa finally ruled that no disciplinary rule laid down by the Buddha should be changed, and no new ones should be introduced. Maha-Kasyapa said: “If we changed the rules, people will say that the Buddha’s disciples changed the rules even before his funeral fire has ceased burning.”

Ananda played a crucial role in the “First Buddhist Council” held at Rajagrha, at which 500 Arhats assembled to recite the discourses of the Buddha from memory. Ananda had been presented at most of these, but he had not yet attained arhathood, and so was initially excluded from the council. He became an arhat on the night before the council, however, and so was able to attend. Venerable Ananda, the closest disciple and the attendant of the Buddha for 25 years. He was endowed with a remarkable memory. First Ananda was not admitted to the First Council. According to the Cullavagga, later other Bhikhus objected the decision. They strongly interceded for Ananda, though he had not attained Arhathood, because of the high moral standard he had reached and also because he had learnt the Dharma and vinaya from the Buddha himself. Ananda was eventually accepted by Mahakasyapa into the Council, and was able to recite what was spoken by the Buddha (sutras and doctrines), including the following sutras:  Dirghagama Sutra, collection of Long Discourses;  Madhyamaga Sutra, collection of Middle-Length Discourses; Anguttara-agama Sutra, collection of Gradual Sayings; Samyuktagama Sutra, collection of Kindred Sayings; Khuddaka-agama, collection of Smaller Collection.

However, Ananda was charged by other Bhikshus several charges which he explained as follows: First, he could not formulate the lesser and minor precepts, as he was overwhelmed with grief at the imminent death of the Master. Second, he had to tread upon the garment of the Master while sewing it as there was no one to help him. Third, he permitted women to salute first the body of the Master, because he did not want to detain them. He also did for their edification. Fourth, he was under the influence of the evil one when he forgot to request the Master to enable him to continue his study for a kalpa. Fifth, he had to plead for the admission of women into the Order out of consideration for Mahaprapati Gautami who nursed the Master in his infancy. Sixth, however, according to the Dulva, two other charges also seem to have brought against Ananda: His first sin: He failed to supply drinking water to the Buddha though he had thrice asked for it. He said that the water of the river at that time was muddy, not potable for the Buddha. His second sin: He showed the privy parts of the Buddha to men and women of low character. He said that the exhibition of the privy parts of the Buddha would rid those concerned of their sensuality.

 

VII.Main Languages in Buddhist Teachings:

The classical Aryan language of India, in contradistinction to Prakrit, representing the language as ordinarily spoken. With the exception of a few ancient translations probably from Pali versions, most of the original texts used in China were Sanskrit. Sanskrit means “perfect, complete and final.” Over the course of centuries, the languages of the people  who emigrated from northwestern regions toward India, was refined and perfected, in order to lend expression to the mystical truth that were revealed to the transcendental beings in their meditations. Most of these Sanskrit terms have no equivalent in European languages. Today, Sanskrit is a dead language as is Latin, but it remains the sacred language of Hinduism for all of its religious texts are composed in Sanskrit. At the time of the Buddha, in India, there were two kinds of language. The first language was the Sanskrit: “Perfect, complete and final.” Over the course of centuries, the languages of the people  who emigrated from northwestern regions toward India, was refined and perfected, in order to lend expression to the mystical truth that were revealed to the transcendental beings in their meditations. Most of these Sanskrit terms have no equivalent in European languages. Today Sanskrit is a dead language as is Latin, but it remains the sacred language of Hinduism for all of its religious texts are composed in Sanskrit. Sanskrit is the ancient sacred language of India, which for millenia served as the language of scholars and authors of literary and religious works. Sanskrit means “Perfect, complete and final.” Over the course of centuries, the languages of the people who emigrated from northwestern regions toward India, was refined and perfected, in order to lend expression to the mystical truth that were revealed to the transcendental beings in their meditations. Sanskrit is a classical language which was codified in the sixth century B.C. by the great grammarian Panini, author of the monumental grammatical treatise “Astadhyayi.” Most of these Sanskrit terms have no equivalent in European languages. Today Sanskrit is a dead language as is Latin, but it remains the sacred language of Hinduism for all of its religious texts are composed in Sanskrit. The second language was the Pali: Pali, considered more ancient by some Chinese writers than Sanskrit both as a written and spoken language. This is one of the basic languages in which the Buddhist tradition is preserved. The language adopted by the Theraveda for the preservation of the Dharma. Pali is derived from an ancient western Indian language. It also contains some elements of Old Maghadi which Sakyamuni Buddha delivered his discourses. According to the Buddhist tradition, Pali, one of the basic languages derived from Sanksrit, in which the Buddhist tradition is reserved. Many language researchers regard Pali as the variation of the Magadha dialect that is said to have been the language of the Magadhan elite and the language of the Buddha. Pali has been used to record Buddhist Scriptures by the Theraveda School, consisting of “Three Baskets” (Tripitaka) of texts: 1) Sutta-pitaka (Sanskrit Sutra-Pitaka) or Basket of Discourses, containing sermons believed to have been spoken by Sakyamuni Buddha or his immediate disciples; 2) Vinaya Pitaka, “Basket of Discipline,” which includes texts outlining the rules and expected conduct for Buddhist monks and nuns; and 3) Abhidharma Pitaka, Basket of Higher Doctrine, consisting of scholastic treatises that codify and explain the doctrines of the first Basket. Pali is an Indian language that is structurally and grammatically similar to Sanskrit. Contemporary scholars generally believe that it is a hybrid dialect (ngoân ngöõ taïp chuûng) which exhibits features of dialects spoken in northwestern India. Theravada orthodoxy maintains that the Pali canon contains the actual words of the Buddha and that it was definitively redacted (bieân soaïn) and sealed shortly after his death at the “First Buddhist Council” at Rajagrha, but modern scholarship has shown that it consists of materials evidencing different styles and authors, and that it was probably redacted and altered over the course of centuries before being written down.

 

VIII.Sutras & Apocryphal Sutras:

The Sutra Pitaka consists chiefly of instructive discourses delivered by the Buddha to both the Sangha and the laity on various occasions. A few discourses expounded by great disciples such as the Venerable Sariputra, Moggallana, and Ananda, are incorporated and are accorded as much veneration as the word of the Buddha himself, since they were approved by him. Most of the sermons were intended mainly for the benefit of Bhikkhus, and they deal with the holy life and with the exposition of the doctrine. There are several other discourses which deal with both the material and the moral progress of his lay-followers. The Sigalovada Sutra, for example, deals mainly with the duties of a layman. There are also a few interesting talks given to children. The Sutra Pitaka may be compared to books of prescriptions, since the discourses were expounded on diverse occasions to suit the temperaments of various persons. There may be seemingly contradictory statements, but they should not be misconstrued, as they were uttered by the Buddha to suit a particular purpose; for instance, to the self-same question he would maintain silence, when the inquirer was merely foolishly inquisitive, or give a detailed reply when he knew the inquirer to be an earnest seeker after the truth. The Sanskrit or Mahayana Canon divides them into five sections: 1) Dirghagama (Long Discourse), which corresponds to the Digha Nikaya in the Pali Canon; 2) Madhyamagama (Middle Length Discourses), which corresponds to the Majjhima Nikaya in the Pali Canon; 3) Samyuktagama (Connected Discourses), which corresponds to the Samyutta Nikaya in the Pali Canon; 4) Ekotarikagama (Increased-by-one Discourses), which corresponds to the Anguttara Nikaya in the Pali Canon. 5) The Sanskrit Canon has a so-called “Ksudrakagama” (Lesser Discourses), however, it does not correspond to the “Khuddaka Nikaya” in the Pali Canon.

Sutras mean to sew or to thread or to string together. Strung together as a garland of flowers. Sutras also mean a thread or a string. “Sutra” is a Sanskrit term for “discourses” or “scripture.” Literally, sutra means a thread on which jewels are strung. Words spoken by the Buddha or sermons attributed to Sakyamuni Buddha, and sometimes, less commonly, to one of his immediate disciples. Sutra-pitaka is one of the three in the Buddhist Tripataka. According to the Buddhism history, in the first Buddhist Council presided by Mahakashyapa, right after the death of the Buddha, based on the responses of Ananda’s to recite Buddha sutras. Usually, sutras begin with the only formula, “Thus have I heard at one time,” which according to tradition was adopted at the “First Buddhist Council” at Rajagrha. The sutras are Buddhist scriptures, that is, the purported dialogues and sermons of Sakyamuni Buddha. There are said to be over ten thousand, only a fraction of which have been translated into English. The so-called Hinayana were originally recorded in Pali, the Mahayana in Sanskrit. Most Buddhist sects are founded upon one particular sutra from which they derive their authority. The T’ien-T’ai and Lotus Sects from the Lotus sutra; the Hua-yen from the Avatamsaka Sutra. The Zen sects, however, is associated with no sutra, and this gives Zen masters freedom to use the scriptures as and when they see fit or to ignore them entirely. There is a familiar statement that Zen is a special transmission outside the scriptures, with no dependence upon words and letters. This only means that for the Zen sect, truth must be directly grasped and not taken on the authoriry of any thing, even the sutras.  Nowadays, there are two kinds of Buddhist canon: Mahayana sutras and Theravada sutras. Mahayana sutras totally differ in terms of contents and form from those of the Pali Canon. It is said that Mahayana did not appear in India until around first century B.C. (several centuries after the death of the Buddha). The temporal discrepancy is explained by their adherents as being due to their being hidden from the masses and only passed on to advanced practitioners. The Theravada school rejects the Mahayana sutras as foreign sutras that could not have been spoken by Sakyamuni Buddha, but adherents of Mahayana assert that their texts are advanced teachings, while the sutras of the Pali Canon were spoken for followers of lesser capacities. Characteristics of explanation and translation of sutras. The first characteristics are Five layers of mystic meaning when one explicates the text of a sutra:  i) To explain the title of the sutra. ii) To discern the essence of the sutra. iii) To explain the guiding principle of the sutra. iv) To explain the sutra’s powerful function. v) To explain forms of the Buddhist teaching in the sutra. The second characteristics are Five kinds of terms that cannot be translated: Five kinds of terms which Hsuan-Tsang did not translate but transliterated. i) The Esoteric: Cannot be translated such as Dharani mantras. ii) Those with several meanings. iii) Those without equivalent in China. iv) Old-established terms. v) Those which would be less impressive when translated.

Apocryphal Sutras: According to Paul L. Swanson in the T'ien-T'ai Philosophy (p.41), the topic of Chinese apocryphal texts has received much attention from Japanese Buddhologists in recent years, and for good reason a list of Buddhist texts believed or suspected to be apocryphal Chinese compositions contains some of the most important and influential Sutras and treatises in Sino-Japanese Buddhism. This list would include such important texts as the Mahayana Brahmajala Sutra (Fan Wang Ching), the Meditation Sutra of the Pure Land tradition, the Sutra of Immeasurable Meanings, Commentary on the Awakening of Mahayana Faith, the Prajnaparamita Sutra of the Benevolent King, Bodhisattva’s Original Resolves Ying-Lo-Ching, and many more. These texts were influential not only on the level of popular Buddhism, but also made quite an impact at the level of scholarly Buddhism. According to master Tao-An in a very valuable catalogue that he compiled around 374, a list of twenty-six texts which he labelled as of "doubtful" authenticity, one hundred and forty three works by anonymous translators, and one hundred and seventy-five rare or unusual works. Later, in around 515, master Seng Yu added in the Ch'u San Tsang Chi Chi (one of the earliest extant catalogue which was complied by Seng Yu around 515) a list of twenty-four texts which he considered apocryphal, and thirty texts which were considered apocryphal by other monks. Seng Yu's catalogue is considered to be highly reliable and it is important source in discussing apocryphal texts. 

 

 

IX.  World Survived Collections of Buddhist Sutras:

Until the present time, there exist world survived collections of sutras including Sutra Pitakas of the Theravadan and Northern Schools. The Sutra Pitaka of the Theravadan School consists of five volumes: 1) Digha-Nikaya (p): Collection of Long Discourses. 2) Majjhima Nikaya (p): Collection of Middle-Length Discourses. 3) Samyutta Nikaya (p): Collection of Kindred Sayings. 4) Anguttara Nikaya (p): Collction of Gradual sayings. 5) Khuddaka Nikaya (p): Smaller Collection, the fifth is divided into fifteen books: i) Khuddaka-patha (p) or Shorter Text, ii) Dhammapada (p) or The Way of Truth, iii) Udana (p) or Heartfelt sayings or Paeons of Joy, iv) Iti-vuttaka (p) or Thus said Discourses, v) Sutta Nipata (p) or Collected Discourses, vi) Vimana Vatthu (p) or Stories of Celestial Mansions, vii) Peta Vatthu (p) or Stories of Peta, viii) Theragatha (p) or Psalms of the Brethren, ix) Therigatha (p) or Psalms of the Sisters, x) Jatakha (p) or Birth Stories, xi) Niddesa (p) or Expositions, xii) Patisambhida (p) or Analytical Knowledge, xiii) Apadana (p) or Lives of Saints, xiv) Buddhavamsa (p) or The History of Buddha, xv) Cariya Pitaka (p) or Modes of Conducts.

The Sutra Pitaka of the Northern School comprises of 12 sets of sutras: The twelve divisions of Mahayana canon or the twelve kinds of Buddhist scriptures distinguished according to different styles of exposition. First, Sutra (skt): Large volumes of the Buddha teachings; sutra is also often used in general to refer to all Buddha Teachings. Second, Geya (skt): Teachings in which the Buddha repeats his verbal teaching in poetry. Third, Vyakarana (skt): Doctrine containing Buddha giving prophecies of attaining Buddhahood for his disciples. Fourth, Gatha (skt): Verses containing ideas not expressed in prose. Gatha includes verses found in the The Way of Truth (Dhammapada), Psalms of the Brethren (Theragatha), and Psalms of the Sisters (Therigatha), etc. Fifth, Udana (skt): Sutras the Buddha taught without anyone asking a question, such as the Amitabha Buddha Sutra, etc. Sixth, Nidana (skt): Sutras in which the Buddha relied on a condition or circumstance to teach, such as the Avatamsaka Sutra. Seventh, Avadana (skt): Sutras where the Buddha uses an example to teach the Dharma. Eighth, Iturtaka (skt): Teachings where the Buddha speaks of the actions or the Dharma Past Buddhas taught. Ninth, Jataka (skt): Teachings giving accounts of the practices of Sakyamuni Buddha while he was still a Bodhisattva cultivating to attain Buddhahood. Tenth, Vaipulya (skt): Various Mahayana Sutras which are encompassing all Dharmas from lowest to highest level, such as the Dharma Flower Sutra, Avatamsaka Sutra, Maha-Nirvana Sutra, etc. Eleventh, Adbhutahdharma (skt): Sutras which teach various extremely extraordinary spiritual penetrations beyond the scope of the unenlightened sentient beings. Twelfth, Upadesa (skt): Commentaries and explanations of the Buddha’s teachings. Besides, Northern School Buddhism also has five Agamas which correspond to the five Nikayas in Theravada Buddhism: First, Dirghagama (skt): Long Collection which comprises fifty sutras. Second, Madhyamagama (skt): Medium Collection which comprises of 222 sutras, concerning with metaphysical problems. Third, Samyuktagama (skt): Miscellaneous Collection which comprises of 1,362 sutras, dealing with abstract meditation. Fourth, Ekottarikagama (skt): Numerical Collection which comprises 51 sutras. Fifth, Ksudrakagama: The fifth of the Agamas, containing fifteen or fourteen works, including such as the Dharmapada, Itivrttaka, Jataka, Buddhavamsa, etc.

In China and East Asian countries, Northern Schools still have the following Great Sutras: 1) Liang Tripitakas: By Liang-Wu-Ti of 5,400 chuan or books. 2) K’ai-Yuan Tripitakas: The K’ai-Yuan catalogue contained 5,048 chuan or books. 3) Korean Tripitakas: The oldest existing canon is believed to be the Korean with 6,467 chuan or books. 4) Sung Tripitakas: The Sung canon has 5,714 chuan or books. 5) South Sung Tripitakas: The South Sung has 5,665 chuan or books. 6) Yuan Tripitakas: The Yuan canon has 5,397 chuan or books. 7) Ming Tripitakas: The Ming canon has 6,771 chuan or books. 8) Ts’ing Tripitakas: The Ts’ing has 8,460 chuan or books. The Ts’ing dynasty reprinted the Ming canon with supplement; and a new and much enlarged edition has recently been published in Sanghai and Tokyo. 9) Japanese Tripitakas: The Japanese canon, based on those of the South  Sung, has 5,665 chuan or books. 

 

 

 

 

 

Taøi Lieäu Tham Khaûo

References

 

1.     Sô Löôïc Kinh-Luaät-Luaän Phaät Giaùo, cuøng taùc giaû Thieän Phuùc, California, U.S.A., 2020—A Summary of Sutras-Vinayas-Sastras In Buddhism, same author Thieän Phuùc, California, U.S.A., 2020.

2.     Trích trong Phaät Phaùp Caên Baûn, cuøng taùc giaû Thieän Phuùc, California, U.S.A., 2009, Quyeån 1, Chöông 5 vaø Chöông 7—Extracted from Basic Buddhist Doctrines, the same author Thien Phuc, California, U.S.A., 2009, Volume 1, Chapter 5 and Chapter 7.



Tạo bài viết
26/05/2015(Xem: 13167)
08/01/2017(Xem: 9705)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.