Phật Tâm Ca Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

12/07/20224:31 CH(Xem: 3256)
Phật Tâm Ca Của Tuệ Trung Thượng Sĩ

PHẬT TÂM CA
của TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
Nguyễn Thế Đăng

Phật! Phật! Phật! Không thể thấy
Tâm! Tâm! Tâm! Không thể biết

 

Phật, Tâm là thực tại bao trùm khắp tất cả và ở khắp trong tất cả. Phật, Tâm bao trùm khắp tất cả và ở khắp trong tất cả không gian thời gian nên Phật, Tâm thường hiện tiền.

Phật không nằm trong khuôn khổ một chủ thể và một đối tượng nên không thể thấy. Phật không thể thấy từ một chủ thể và cũng không phải là đối tượng cho một chủ thể nào. Không có chủ thể và đối tượng, đó là Phật.

Tâm cũng thế, không nằm trong khuôn khổ một chủ thể biết và một đối tượng được biết nên gọi là không thể biết. Biết mà không có một chủ thể biết và đối tượng được biết, đó là Tâm, cũng gọi là tánh Biết.

Nếu khi tâm sanh tức Phật sanh
Nếu khi tâm diệtPhật diệt
Diệt tâm còn Phật, không thể có
Diệt Phật còn tâm, bao giờ hết
Muốn biết Phật Tâm, sanh diệt tâm
Chờ đến mai sau Di Lặc quyết.

 

Tâm sanh mà Phật sanh thì tâm ấy là tâm sanh diệt, Phật ấy là Phật sanh diệt. Tâm diệtPhật diệt thì tâm ấy là tâm sanh diệt, Phật ấy là Phật sanh diệt.

Tâm và Phật không thể tách lìa nhau, nên diệt tâm còn Phật là chuyện không thể có. Nếu diệt Phật (chuyện không thể có được) mà còn tâm thì tâm này là tâm sanh diệt không bao giờ dứt hết.

Tâm là bản tánh của tâm thì vốn không sanh không diệt. Phật là bản tánh của con người thì vốn không sanh không diệt. Mục đích sống của con ngườitìm thấy và sống Phật Tâm không sanh không diệt này.

Thiền địnhthiền quán là làm quen với Phật Tâm không sanh không diệt này, thấy được Nó và sống thuần thục trong Nó. Trước khi tâm sanh, đó là tâm không sanh không diệt.

 

Tâm sanh diệt tạo ra sanh tử vì tâm sanh diệt chia cắt Thực Tại làm vô số phân mảnh khác biệt nhau, chống trái nhau. Cho nên chạy theo tâm sanh diệt là bị trôi lăn mãi trong sanh tử

Tâm sanh diệt là gì mà cứ sanh khởi mãi, “không bao giờ hết”? Tâm sanh diệt sanh khởi từ Phật Tâm bất sanh bất diệt trùm khắp tất cả và thâm nhập tất cả. Nó sanh từ Phật Tâm chẳng sanh chẳng diệt, ở trong đó một lúc, rồi lại tan biến vào trong đó. Như những làn sóng sanh khởi từ đại dương Phật Tâm, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, ở trong đó một lúc rồi lại hòa tan vào đại dương.

Biết chỗ khởi sanh và chỗ tan diệt của tâm sanh diệt là biết sự giải thoát cho nó.

 

Xưa không tâm, nay không Phật
Phàm thánh trời người như điện chớp
Tâm thể không thị cũng không phi
Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thực.

 

Xưa nay chỉ là một tánh Không, vô tướng, vô niệm (không có ý tưởng phân biệtsanh diệt), vô trụ (toàn khắp). Thế nên phương tiện giả lập ra hình tướngngôn ngữ chỉ để dẫn dắt chúng sanh chúng ta còn lạc lầm trong hình tướngngôn ngữ, tức là lạc lầm trong sanh tử.

Trong tánh Không xưa nay một vị, thì “phàm thánh trời người như điện chớp”, chẳng có cái gì để gọi là đúng, là phải (thị) hay là sai, là chẳng phải (phi), hay là hư vọng (hư), là thật có (thực).

Tất cả những sự thấy nghe, hiểu, biết, đều là vọng thấy, vọng nghe, vọng hiểu, vọng biết, vì tất cả đều như hoa đốm giữa hư không. Thân tâm, thế giới, chúng sanh đều nằm trong sự thật “sắc tức là Không, Không tức là sắc”.

Thấy được tánh Khôngthể nhập vào tánh Không, đó là tự do, giải thoát.

 

Bỗng dưng khởi
Bỗng dưng dừng
Xưa đi nay đến uổng nghĩ công
Đâu chỉ chôn vùi thừa tông tổ
Lại khiến yêu ma vào nhà lộng.

 

Bỗng dưng khởi, bỗng dưng dừng, đây là tâm sanh diệt lúc khởi lúc dừng. Lấy tâm sanh diệt ấy mà suy nghĩ thực tại chẳng sanh chẳng diệt thì chỉ khiến uổng công, lại sanh thêm vọng tưởng, như bắt bóng trăng trong nước, như hái hoa giữa hư không.

Với Đại Toàn Thiện (Dzogchen), một trong những cách để cắt đứt dòng tâm sanh diệt là thốt lên một chữ PHAT. Với Thiền, một trong những cách để cắt đứt dòng tâm sanh diệt là một tiếng hét, một cú gậy đánh. Tức khắc, dòng tâm sanh diệt cắt đứt, ngay đó là tâm không sanh diệt. Ngay tâm sanh diệt chính là tâm không sanh diệt.

 

Nếu không cắt đứt được tâm suy nghĩ khi thì khởi khi thì dừng để nó hòa tan vào nền tảng là tâm không sanh không diệt thì cứ lạc vào suy nghĩ sanh diệt, đến đi mãi. Và chạy theo tâm sanh diệt này bèn tiếp tục lạc vào sanh tử, chôn vùi bản tâm (thừa tông tổ), để mặc cho các ý tưởng yêu ma thao túng trong nhà mình.

 

Muốn cầu tâmThôi tìm ngoài

Bản thể như nhiên tự không tịch
Niết bàn sanh tử buộc ràng suông
Phiền não bồ đề giả đối địch.

 

Con người bình thường sống nơi hai bình diện ý thức và các giác quan mà các bình diện này thì “khởi, dừng, đến đi” không chừng đỗi, bất thường. Thế nên cuộc đời người ta luôn luôn cảm thấy thiếu thốn, bất an, xáo động.

Ông Chủ của các giác quan, của ý thức và của một cái tôi tạm bợ là cái mà đạo Phật gọi là Tâm, Phật, Như Lai tạng, Phật tánh, Pháp thân… Chỉ khi thấy và sống được Ông Chủ ấy mới thôi sợ hãi, mâu thuẫn, tranh giành, tham lam, ghen tỵ… nghĩa là xóa bỏ tất cả mọi phiền não.

Khi tìm thấy Ông Chủ ấy nơi sâu của tâm thức mình, “trục vớt” lên để ông sống nơi bình diện giác quan, ý thức, cái tôi, thì Ông Chủ sẽ thấm vào tất cả các bình diện của cuộc sống con người bình thường, chuyển hóa chúng thành đời sống muôn thuở trẻ trung, tươi mới vì không còn bóng dáng của phiền não, đau buồn.

 

Tâm ấy là “Bản thể như nhiên tự không tịch”, cho nên khi ấy tất cả đời sống trở thành “như nhiên tự không tịch”.

Sống được hoàn toàn Ông Chủ Phật tánh ấy thì tất cả đời sống từ thân tâm đến thế giới, chúng sanh đều chuyển hóa thành Thường Lạc Chân Tịnh:

Niết bàn sanh tử buộc ràng suông
Phiền não Bồ đề giả đối địch.

Tâm tức PhậtPhật tức tâm

Diệu chỉ linh minh suốt cổ kim
Xuân đến tự là hoa xuân nở
Thu về đâu chẳng nước thu trong.

 

Diệu chỉ là thực tại tối hậu mà các bậc giác ngộ muốn chỉ bày. Linh minh là linh thiêngsáng ngời.

“Tâm tức Phật, Phật tức tâm”, đây là chỗ đồng quy của mọi thừa, mọi tông phái Phật giáo, là nền tảng từ đó mỗi kinh điển lưu xuất, hiện hành ở đời. “Tâm tức Phật, Phật tức tâm” là thực tại bao gồm mọi hình thức sự sống, mọi sông núi, cỏ cây, đất đá vô tri. Thực tại ấy là linh thiêng, theo nghĩa vượt hẳn mọi suy nghĩ, luận bàn, và sáng tỏ, trùm khắp, thấu suốt mọi không gian thời gian.

Thực tại “Tâm tức Phật, Phật tức tâm” sáng ngờilinh thiêng, như nhiên tự không tịch này trùm khắp, thông suốt khắp, chuyển hóa mọi hiện hữu thành chính thực tại ấy. Tất cả là Tâm, tất cả là Phật, sáng ngời thiêng liêng, như nhiên không tịch:

Xuân đến tự là hoa xuân nở
Thu về đâu chẳng nước thu trong.
Bỏ vọng tâm
Giữ chân tánh
Như người tìm bóng mà quên kính
Nào hay bóng hiện từ trong gương
Chẳng biết vọng từ trong chân xuất
Vọng đến chẳng thật cũng chẳng hư
Gương nhận không tà cũng không chánh.

 

Với người bình thường, tâm luôn khởi niệm, khởi tưởng, dưới ảnh hưởng của phân biệt, phiền não và rồi chạy theo vọng tưởng, vọng niệm, tạo thành sanh tử, khổ đau.

Để nhận ra tấm gương, phải thôi chạy theo các bóng “không thật cũng không hư”, vì các bóng che khuất tấm gương, mà kinh điển gọi là Đại viên cảnh trí (Trí như tấm gương tròn sáng lớn). Hành giả phải dùng thiền định (Chỉ) thiền quán (Quán) và thiền định thiền quán đồng thời để nhận ra tấm gương. Tất cả các pháp trong Phật giáo là để nhận biết tấm gương vốn là bản tâm này.

Khi đã thấy và sống được phần nào tấm gương bản tâm, hành giả không còn phải đối trị với vọng niệm (bóng) mà vì đã biết các bóng đều có bản tánh là tấm gương, nên các bóng đều “hiện từ trong gương” và biến mất vào tấm gương. Gương vẫn “như nhiên tự không tịch”, chẳng vì các bóng mà nhiễm ô.

Khi đã an trụ được khá nhiều trong tấm gương bản tâm thì các bóng sẽ tự sanh, tự hiện, tự diệt mà gương vẫn không biến đổi, bất động. Lúc đó biết rằng “vọng từ trong chân xuất”, nghĩa là từ nền tảng Chân Như những bóng hình có bản tánhChân Như xuất hiện tự phát và rồi lại biến mất vào nền tảng Chân Như. Như trong gương tất cả những bóng tự phát đều là gương, và chúng tự giải thoát vào gương, gương vẫn không biến đổi, bất động.

 

Gương (tâm) và các bóng (cảnh) là tất cả đời sống của con người. Nếu sống được đời sống như gương và các bóng, thì đây là đời sống giải thoát.

 

Vốn không tội
Vốn không phước
Lầm sánh ma ni cùng bạch ngọc
Ngọc có vết, hề, châu có tì
Tánh vốn không hồng cũng không lục.

Bản tánh của tâm như gương không ô nhiễm bởi các bóng, như ngọc ma ni không thêm không bớt, không tội không phước. Gặp duyên thì hiện, gặp hồng hiện hồng, gặp lục hiện lục, nhưng bản tánh của gương và ngọc ma nitánh Khôngsáng tỏ, không có màu nào, hình dạng nào, không “xưa đi, nay đến”.

 

Cũng không được
Cũng không mất
Bốn mươi chín ấy là bảy bảy
Sáu độ vạn hạnh sóng trên biển
Ba độc chính tình nhật giữa không.

 

Thực tại bản tâm như tấm gương tròn sáng (Đại viên cảnh trí), trong đó những sự đến đi, được mất, tăng giảm… đều không ra ngoài tấm gương và hòa tan vào tấm gương. Nên nếu không chạy theo những bóng hình không gian thời gian như huyễn trong đó mà an trụ trong tấm gương thì “cũng không được, cũng không mất”, bởi vì tất cả là tấm gương.

Tấm gương ấy là thực tại, ngoài tấm gương ấy không có thực tại nào khác, không có một hiện hữu nào khác. Tấm gương ấy là thực tại Như Thị (như vậy, y như nó là) nên mọi cái hiện hữu trong đó đều là Như Vậy, không sanh diệt, không dơ sạch, không tăng giảm: “Bốn mươi chín ấy là bảy bảy”.

Cái thật thì luôn luôn tồn tại còn những phương tiện giả lập để đối trị với những độc, những phiền não, cả hai phía rốt cùng đều không thật có: “Sáu độ, vạn hạnh sóng trên biển; ba độc chín tình, nhật giữa không”.

 

Lặng! Lặng! Lặng!
Chìm! Chìm! Chìm!
Tâm của muôn pháp tức Phật Tâm
Phật Tâm bèn cùng tâm ta hợp
Pháp vốn như nhiên suốt cổ kim.

 

Thực tại là “bản thể như nhiên tự không tịch” nên tất cả tánh và tướng đều “lặng, lặng, lặng” (mặc), “chìm, chìm, chìm” (trầm), nghĩa là mọi sự đều như nhiên tự không tịch.

Muôn pháp là muôn sự, muôn vật, muôn loài, núi sông, đất đá, cây cối, các sinh vật cho đến con người, chư thiên và các bậc thánh. Tóm lại tất cả mọi hiện hữu, có sự sống hay không có sự sống, ngộ hay mê, đều có cùng một nền tảng, một căn bản, một bản thể.  Bản thể ấy là Tâm, là Phật Tâm. Phật Tâm này “linh thiêng và sáng ngời suốt cổ kim”.

Thế nên muôn sự muôn vật muôn chúng sanh đều “linh thiêng và sáng ngời suốt cổ kim”. Đây là Tịnh độ của thế gian này.

Mục đíchý nghĩa của đời người là “Phật Tâm bèn cùng tâm ta hợp”. Khi ấy “tâm ta” ở trên thì hợp nhất với tất cả chư Phật, chư Bồ tát, ở dưới hợp nhất với tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật.

Đây là Pháp, hay pháp tánh, “Pháp vốn như nhiên suốt cổ kim”. Sự hợp nhất này vốn có từ khởi thủy, nhưng trong quá trình làm chúng sanh đã tích tập vô số phiền não chướngsở tri chướng nên đã bị khuất lấp, bỏ quên

 

Đi cũng thiền
Ngồi cũng thiền
Trong lò lửa đỏ một hoa sen
Mất ý khí thời thêm ý khí
Được chỗ tiện an cứ tiện an.

 

Một khi đã thấy và sống được Phật Tâm thì nói, nín, làm việc, dạo chơi… đều là thiền định, vì thiền định chính là bản tánh của tất cả mọi sự vật, mọi hoạt động. Thiền định này là bản tánh của toàn thể vũ trụ: “Tâm của muôn pháp tức Phật tâm”. Định này chính là bản tánh của tất cả các pháp, pháp tánh.

Pháp tánh, bản tánh của tất cả các pháp, thì không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, đây cũng chính là định của pháp tánh. Cái định vốn sẵn có ấy của pháp tánh được ví như một hoa sen trong lò lửa đỏ, không hư hoại vì đất nước lửa gió, vì tác động của chúng sanh dầu tốt dầu xấu, “trong lò lửa đỏ một hoa sen”.

Đứng về mặt hoạt dụng mà nói, pháp tánh chính là năng lượng trùm khắp vũ trụ và đang vận hành vũ trụ. Mỗi người đều được bao trùm và thấm nhuần năng lượng ấy cho nên vừa mất năng lượng (“ý khí”) thời có ngay thêm ý khí.

Rồi đến chỗ được an tiện, an ổn thuận tiện thì hãy cứ tiện an. Vả lại, một người đã hợp nhất được với pháp tánh, với Phật Tâm, thì có chỗ nào mà chẳng an tiện?

 

Chao! chao! chao!
Ối! ối! ối!
Bọt trong biển cả uổng chìm nổi
Các hành vô thường thảy cả Không
Linh cốt tiên sư nơi đâu tìm?

 

Chao và Ối là thán từ, vừa biểu lộ sự kinh ngạc, thương tiếc vừa để thức tỉnh người. Sao lại kinh ngạc, thương tiếc? Vì thấy người ta đang tự đồng hóa mình với những cái bọt biển thay vì thấy mình là tất cả đại dương.

Khi tự động hóa với một bọt biển là tự cho mình là một phần tử hữu hạn thành ra có “chìm nổi, được mất”, có lên xuống… có tất cả mọi khổ đau.

Trong khi ấy đại dương thực tại trước mắt thì “các hành vô thường thảy cả Không”. Thảy cả Không là Đại Không của Kinh Đại Bát Nhã. Như Kinh Viên Giác nói, “Mới biết chúng sanh bổn lai thành Phật, sanh tử Niết bàn giống như giấc mộng đêm qua”.

 

“Linh cốt tiên sư nơi đâu tìm” là từ câu chuyện đi đám tang của thầy trò Đạo NgôTiệm Nguyên.

Tiệm Nguyên vỗ quan tài nói: “Sống ư? Chết ư?

Thiền sư Đạo Ngô nói: Sống ư, ta không nói. Chết ư, ta không nói.

- Vì sao mà không nói?

- Không nói là không nói.

Về giữa đường, Tiệm Nguyên nói: Hôm nay Hòa thượng phải nói cho con. Nếu không nói con đánh Hòa thượng.

Đạo Ngô nói: Đánh thì cứ đánh, nói thì không nói.

Sư Nguyên bèn đánh. Thiền sư Đạo Ngô bảo sư Nguyên nên đi, kẻo chúng biết thì không yên. Sư Nguyên bèn lạy từ giã. Trải qua ba năm, bỗng một hôm nghe tụng kinh Quan Âm đến chỗ, “Đáng dùng thân tỳ kheo để được độ, tức hiện thân tỳ kheothuyết pháp cho”, hốt nhiên đại ngộ.

Tiệm Nguyên về chùa cũ thì thầy đã tịch. Sau đó Tiệm Nguyên tìm đến Thiền sư Thạch Sương, hỏi lại câu hỏi cũ: Sống ư? Chết ư?

Thạch Sương nói: Sống ư, ta không nói. Chết ư, ta không nói.

- Vì sao mà không nói?

- Không nói là không nói.

Tiệm Nguyên ngộ sâu hơn nữa. Một hôm Tiệm Nguyên vác cái xuổng vào pháp đường đi từ đông qua tây, rồi lại đi từ tây qua đông. Thạch sương hỏi: Ông làm gì thế? Tiệm Nguyên nói: Con tìm linh cốt của tiên sư.

- Nước ngập mênh mông, sóng biển tận trời, tìm linh cốt nào của tiên sư?

Tiệm Nguyên nói: Đây là chỗ khéo ra sức.

 

Trong đại dương Đại Không, có chỗ nào để hỏi sống chết, có nơi nào để tìm linh cốt tiên sư?

 

Tỉnh! Tỉnh! Thức!
Thức! Tỉnh! Tỉnh!
Bốn bề đạp đất chớ lệch nghiêng
Ai người nơi đây mà tin được
Trên đỉnh Tỳ Lô bước bước đi
Hét!

 

Đạp đất (“đạp địa”), địa ở đây là mười địa Pháp thân. Tỳ Lô là Tỳ Lô Giá Na (Vairocana), pháp thân của tất cả chư Phật.

“Đạp địa bốn bề chớ lệch nghiêng” là mỗi bước mỗi bước đều đi trên Thật địa Pháp thân, không để cho phiền não, vọng tưởng làm nghiêng lệch. Như thế là trên đỉnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na bước bước đi. Mỗi bước mỗi bước đều là mỗi bước Phật, con đườngquang cảnh chung quanh là con đường Phật, quang cảnh Phật.

 

Tiếng hét chấm dứt bài ca là xóa tất cả ngôn ngữ, ý tưởng, trả cho người nghe, người đọc trở lại với bản tâm Pháp thân không một vật của mình. 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 11969)
01/04/2017(Xem: 21132)
06/12/2022(Xem: 3935)
01/05/2017(Xem: 22521)
28/05/2016(Xem: 8534)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.