Tinh Thần Phật Hóa Gia Đình Của Trưởng Giả Cấp-cô-độc Trong Kinh Tạp A-hàm, Số 1241.

18/02/20245:11 SA(Xem: 746)
Tinh Thần Phật Hóa Gia Đình Của Trưởng Giả Cấp-cô-độc Trong Kinh Tạp A-hàm, Số 1241.

TINH THẦN PHẬT HÓA GIA ĐÌNH
CỦA TRƯỞNG GIẢ CẤP-CÔ-ĐỘC
TRONG KINH TẠP A-HÀM, SỐ 1241.
Chúc Phú

ngài cấp cô độc
Ảnh minh họa Ngài Cấp Cô Độc

Trưởng giả Cấp cô độc (給) có tên riêng là Tu-đạt-đa (須達多, Sudatta) nhưng thường được mọi người gọi bằng mỹ hiệu Anāthapiṇḍika, nghĩa là người chu cấp cho kẻ nghèo khó. Với Phật giáo, danh tiếng trưởng giả được biết đến nhiều nhất là người đã hiến cúng một khu đất rộng lớn, được mua lại từ thái tử Kỳ-đà, để xây dựng nên một Tinh xákinh điển thường gộp chung tôn danh của cả hai người là Vườn của ngài Cấp cô độc và cây của thái tử Kỳ-đà (祇樹給園).

Ngoài việc tự thân tín thọ Phật pháp, có niềm tin không lay chuyển đối với Phật, Pháp, Tăng và đầy đủ giới đức của người cư sĩ; ông còn được biết đến như là vị cưtiêu biểu trong việc chuyển hóa thân quyến tín phụng Phật pháp. Nói cách khác, trưởng giả Cấp cô độc là người đã thành công trong việc Phật hóa gia đình.

Theo Kinh Tạp A-hàm, số 1241, trưởng giả Cấp-cô-độc đã tự thuật như sau:

Kính bạch Thế Tôn! Khi con thấy có người mang thai, con liền chỉ bày cho họ nên vì đứa con của mình mà quy y Phật, quy y Phápquy y Tỳ-kheo Tăng. Sau khi đứa bé ra đời, con lại khuyên họ cho con của mình quy y Tam bảo. Đến khi đứa trẻ hiểu biết con lại dạy nó giữ giới. Nếu thấy những nô tỳ, tôi tớ, người thấp kém, hoặc người ở trọ nào mang thai và sanh con, con đều chỉ bày như vậy. Nếu thấy có người bán tôi tớ, con liền đến nói với họ rằng: ‘Hiền giả, tôi muốn mua người, nhưng anh nên quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tỳ-kheo Tăng và giữ gìn cấm giới.’ Nếu người ấy làm theo lời con dạy, thọ trì năm giới thì sau đó tùy theo giá cả mà con mua, nếu không làm theo lời con dạy thì con không mua. Hoặc có người đến xin ở trọ hoặc đến xin làm thuê, trước tiên con cũng yêu cầu quy y Tam bảo và giữ năm giới rồi sau đó con mới nhận họ. Hoặc lại có người đến xin làm đệ tử, hay đến xin vay trả lãi thì con cũng đều yêu cầu quy y Tam bảo và giữ năm giới rồi sau đó mới chấp nhận[1].

Có thể nói, những chủ trương trên của trưởng giả Cấp cô độc đều căn cứ vào những lời dạy của đức Phậtchúng ta có thể tìm thấy đây đó trong kinh điển. Cụ thể như quan điểm vì con mà quy y Tam Bảo, thì ở Kinh Trung Bộ, số 123, Kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (M.123), đã ghi:

 Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát nhập mẫu thai, này Ananda, mẹ Bồ-tát giữ giới một cách hồn nhiên, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống các thứ rượu nấu, rượu lên chất men". Vì rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn[2].  

Tương tự như vậy, quan điểm cho con quy y ngay từ trong thai và sau khi sanh ra có thể tìm thấy trong lời tự thuật của vương tử Bồ-đề, xuất hiệnKinh Vương tử Bồ-đề, thuộc Kinh Trung Bộ, số 85 và lời tự thuật đó đã được Phật xác chứng:

 Này Sanjikaputta, mặt trước mặt đối diện với mẫu thân của ta, ta tự nghe như sau: "Một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tu viện Ghosita. Mẫu thân ta đang mang thai, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, mẫu thân ta bạch với Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, đứa con này của con, dù là con trai hay con gái, cũng xin quy y với Thế Tôn, quy y Phápquy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận nó làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, nó trọn đời quy ngưỡng". Lại một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Rồi người vú của ta, ẳm ta bên hông, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Đứng một bên, người vú của ta bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, vương tử Bodhi nay xin quy y Thế Tôn, quy y Phápquy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận vương tử này làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, xin trọn đời quy ngưỡng". Và nay, này Sanjikaputta, lần thứ ba ta quy y Thế Tôn, quy y Phápquy y chúng Tỷ-kheo. "Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng"[3].

Từ những cứ liệu tư liệu kinh điển đã dẫn ở trên cho thấy, những tuyên bố của trưởng giả Cấp cô độc trong kinh Tạp A-hàm có cơ sở tương đồng từ những kinh văn liên hệ trong tạng Nikāya. Đặc biệt, những tuyên bố này của trưởng giả Cấp cô độc đã được đức Phật chuẩn thuận và do vậy, đây được xem như là hình mẫu của việc Phật hóa gia đình. Trong tuyện tiền thân số 382, đức Phật đã xác quyết rằng, không những trong kiếp hiện tại mà nhiều kiếp về trước, trưởng giả Cấp cô độc đã hướng toàn thể gia đình quy y Tam Bảohành trì Năm giới thanh tịnh.

Trong nhiều quốc gia theo truyền thống Phật giáo, việc các ông chủ cư sĩ ở một vài doanh nghiệp đã định hướng cho thân quyến, quản lý, nhân viên, quy y Tam Bảo, giữ gìn Năm giới đã được thực hiện từ lâu. Ngay như tại Việt Nam, trong một buổi trò chuyện trên kênh Truyền hình An Viên, một kiến trúc sư trẻ, với những công trình đạt nhiều giải thưởng quốc tế, đó là kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, từng cho biết rằng, bản thân ông cũng như cả gia đình đều quy y Tam Bảogiữ gìn Năm giới. Không những vậy, nhân sự thuộc công ty của ông đều quy y Tam Bảo, giữ gìn Năm giớithực hành thiền định trong những thời khóa nhất định ngay tại công ty[4]. Người viết không thể xác quyết mô hình lý tưởng đó sẽ được duy trì bao lâu ở công ty này nhưng ít nhất, đây là một điểm sáng tích cực, đặc thù cần được khích lệ trong cộng đồng phật tử nói chung và doanh nghiệp Phật giáo nói riêng. Đặc biệt, ngay trong thời đức Phật, mô hình này được trưởng giả Cấp-cô-độc thực hiện thành công và được đức Phật tán thán, khích lệ trong Kinh Tạp-a-hàm, số 1241.

 



[1] Kinh Tạp A-hàm, bản dịch của Trung tâm dịch thuật Trí Tịnh. Xem nguyên tác tại:  Tạp. 雜 (T.02. 0099.1241. 0340c20). Nguyên tác: 世尊!然我有眾生主懷妊之時,我即教彼,為其子故,歸佛、歸法、歸比丘僧;及其生已,復教三歸;及生知見,復教持戒。設復婢使、下賤客人懷妊及生,亦如是教。若人賣奴婢者,我輒往彼語言:『賢者!我欲買人。汝當歸佛、歸法、歸比丘僧,受持禁戒。』隨我教者,輒授五戒,然後隨價而買;不隨我教,則所不取。若復止客,若傭作人,亦復先要受三歸五戒,然後受之。若復有來求為弟子,若復乞貸舉息,我悉要以三歸五戒,然後受之.

[2] Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, tập 2, Kinh Trung Bộ, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Hồng Đức, 2020, tr. 947.

[3] Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, tập 2, Kinh Trung Bộ, HT. Thích Minh Châu dịch, NXB. Hồng Đức, 2020, tr.656.

[4]  Xem tại, https://www.youtube.com/watch?v=t5svbg2XFls&t=1033s. Chương trình truyền hình An Viên, Bước ngoặt cuộc đời. Truy cập ngày 14.12.2023.




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
22/04/2011(Xem: 56053)
20/06/2013(Xem: 48909)
16/05/2012(Xem: 38951)
30/09/2012(Xem: 24553)
11/04/2013(Xem: 15611)
04/07/2017(Xem: 10409)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.