Sự Sống Và Cuộc Đời Bồ Tát

08/04/20244:04 SA(Xem: 564)
Sự Sống Và Cuộc Đời Bồ Tát

SỰ SỐNG VÀ CUỘC ĐỜI BỒ TÁT
Nguyễn Thế Đăng

 

hoa sen vangCuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.

Bấy giờ, Thiện Tài nghe tiếng khảy móng tay, từ tam muội dậy, Bồ tát Di Lặc nói:

Thiện nam tử! Ngươi trụ giải thoát tự tại không thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ tam muội hỷ lạc của các Bồ tát, có thể thấy cung điện trang nghiêm của Bồ tát do thần lực gia trì, trợ đạo lưu xuất của nguyện trí hiển hiện. Ngươi thấy Bồ tát hạnh, nghe Bồ tát pháp, biết Bồ tát đức, rõ Như Lai nguyện.

Thiện Tài thưa: Dạ vâng đức Thánh, đây là lực oai thần gia hộ ghi nhớ của thiện tri thức. Bạch đức Thánh, môn giải thoát này tên là gì?

Di Lặc Bồ tát nói: Thiện nam tử, môn giải thoát này tên là Niệm trí trang nghiêm tạng vào tất cả cảnh giới ba đời chẳng quên mất.

Thiện nam tử! Trong môn giải thoát này có bất khả thuyết bất khả thuyết môn giải thoát, là chỗ chứng đắc của Bồ tát nhất sanh bổ xứ”.

Cái thấy pháp giới sự sự vô ngại trang nghiêm là do tích tập đầy đủ công đứctrí huệ của Bồ tát: “thấy Bồ tát hạnh, nghe Bồ tát pháp, biết Bồ tát đức, rõ Như Lai nguyện”. Pháp giới đó là do “thần lực gia trì, trợ đạo lưu xuất của nguyện trí hiển hiện” của tất cả chư Phật, chư đại Bồ tát. Pháp giới đó là có sẳn, đầy đủ trang nghiêm, nhưng chỉ hiển hiện khi một Bồ tát đã đủ trí - bi - hạnh để có thể tương ưng, thâm nhập.

Tương ưngthâm nhập được pháp giới, Kinh nói là “trụ giải thoát tự tại không thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ tam muội hỷ lạc của các Bồ tát”.

Thấy và ghi nhớ pháp giới này thì Bồ tát giải thoát, “môn giải thoát này có tên là Niệm trí trang nghiêm tạng vào tất cả cảnh giới ba đời chẳng quên mất”. Pháp giới này là sự sự vô ngại, “trong môn giải thoát này có bất khả thuyết bất khả thuyết môn giải thoát, là chỗ chứng đắc của Bồ tát nhất sanh bổ xứ”.

 

Thiện Tài hỏi: sự trang nghiêm này đi về đâu?

Bồ tát Di Lặc nói: Đi về nơi chỗ đến.

Từ trong trí huệ thần lực của Bồ tát mà đến, nương trí huệ thần lực Bồ tát mà trụ. Không có chỗ đi, cũng không có chỗ trụ, chẳng phải tích tập, chẳng phải thường hằng, xa lìa tất cả”.

“Sự trang nghiêm này đi về đâu? Đi về nơi chỗ đến”, nghĩa là không đi không đến, không tới không về. Pháp giới và tất cả những trang nghiêm trong đó đều ở trong tánh Không và chính là tánh Không. Tánh Không là “không có chỗ đi, cũng không có chỗ trụ, chẳng phải tích tập, chẳng phải thường hằng, xa lìa tất cả”.

Những xuất hiện trang nghiêm, những hiện tướng trang nghiêm đều là tánh Không, có xuất hiện nhưng vẫn giải thoát: “Sắc tức là Không”. Và tánh Không không phải là bất động, không có gì cả, không trơ, mà tánh Không là môi trường cho mọi xuất hiện và mọi xuất hiện là “trùng trùng duyên khởi” nhưng vẫn nguyên là tánh Không, như huyễn như mộng: “Không tức là sắc”.

Đây là điều thường được gọi là Chân Không - Diệu Hữu mà chỉ có “nguyện trí, huyễn trí” của Bồ tát mới có thể thấy biết và an trụ.

 

Thiện nam tử! Như Long vương làm mưa: chẳng từ thân ra, chẳng từ tâm ra, chẳng có tích tập, mà chẳng phải là chẳng thấy. Chỉ do sức tâm niệm của Long vương mà mưa xuống khắp thiên hạ. Cảnh giới như vậy chẳng thể nghĩ bàn.

Thiện nam tử! Cũng vậy, những sự trang nghiêm trong lầu các này chẳng trụ ở trong, cũng chẳng trụ ở ngoài, mà chẳng phải là không thấy. Chỉ do thần lực của Bồ tát và lực thiện căn của ngươi mà được thấy những sự như vậy.

Thiện nam tử! Ví như nhà huyễn thuật, làm các sự huyễn: không từ đâu lại, không đi đến đâu. Dầu không đến không đi, mà do nhờ tập quen sức huyễn trí chẳng thể nghĩ bàn và do sức đại nguyện thuở xưa, mà hiển hiện như vậy”.

Những sự trang nghiêm nhiếp nhập lẫn nhau của pháp giới sự sự vô ngại là do nhờ tập quen huyễn trí và do đại nguyện lúc mới ban đầu phát Bồ đề tâm mà thấy. Để thấy pháp giới như huyễn, như mộng không ở đâu cả mà xuất hiện khắp cả phải tập quen sức huyễn trí, tức là sức năng động không thể nghĩ bàn của tâm thanh tịnh biến hiện mà vô trụ.

 

Thiện Tài thưa: Đại Thánh từ đâu đến?

Bồ tát Di Lặc nói: Thiện nam tử! Các Bồ tát không đến không đi, như vậy mà đến. Không đi không ở, như vậy mà đến. Không nơi, không chấp, không mất, không sanh, không trụ, không dời, không động, không khởi, không luyến, không nhiễm, không nghiệp, không báo, không khởi, không diệt, chẳng đoạn, chẳng thường, như vậy mà đến”.

Nền tảng cuộc đời và công việc của Bồ táttánh Không và tất cả hành động của Bồ táttánh Không. Cho nên đến và đi không là chuyện vướng mắc mà là giải thoát.

 

Thiện nam tử! Bồ tát từ nơi đại bi mà đến, vì muốn điều phục các chúng sanh. Từ nơi đại từ mà đến, vì muốn cứu hộ các chúng sanh. Từ nơi tịnh giới mà đến, vì tùy sở thích mà thọ sanh. Từ nơi đại nguyện mà đến, vì nguyện lực thuở xưa nhiếp trì. Từ nơi thần thông mà đến, vì nơi tất cả xứ, tùy thích mà hiện. Từ nơi không lay động mà đến, vì hằng chẳng xa lìa tất cả chư Phật. Từ nơi không lấy bỏ mà đến, vì chẳng bắt buộc thân tâm phải qua lại. Từ nơi trí huệ phương tiện mà đến, vì tùy thuận tất cả các chúng sanh. Từ nơi thị hiện biến hóa mà đến, vì giống như bóng hình mà hóa hiện”.

Bồ tát từ trí huệ tánh Không vốn giải thoát mà đến và cũng từ đại bichúng sanh mà đến. Trí huệđại bi làm thành sự sống của Bồ tátthế gian này.

Nhưng thiện nam tử! Ngươi hỏi ta từ đâu đến? Thiện nam tử, ta từ sanh quán nước Ma la đề mà đến đây.

Thiện nam tử! Nước ấy có xóm làng, tên là Phòng Xá, có trưởng giả tử tên là Cù Ba La. Vì giáo hóa người ấy vào Phật pháp mà ta ở nơi đó. Lại vì tất cả nhân dân đáng được hóa độ nên sanh nơi đó để thuyết pháp. Lại cũng vì cha mẹ và các quyến thuộc bà la môn mà diễn nói đại thừa khiến cho được vào nên ở nơi đó, rồi từ đó đến đây”.

Ở đoạn trên là Bồ tát Di Lặc lấy nền tảng là pháp thân không đến không đi để đến. Đoạn này nói cụ thể hóa thân của ngài và công việc của hóa thân nơi chốn sanh ra là giáo hóa tất cả nhân dân vùng ấy.

 

Thiện Tài đồng tử nói: Bạch đức Thánh! Thế nào là nơi sanh của Bồ tát?

Bồ tát Di Lặc nói: Thiện nam tử! Bồ tát có mười chỗ sanh: Bồ đề tâm là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh ra Bồ tát. Tâm thâm sâu là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh thiện tri thức. Các địa là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh các ba la mật. Đại nguyện là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh diệu hạnh. Đại bi là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh Bốn nhiếp pháp. Như lý quán sát là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh Bát nhã ba la mật. Đại thừa là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh phương tiện thiện xảo. Giáo hóa chúng sanh là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh chư Phật. Trí huệ phương tiện là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh Vô sanh pháp nhẫn. Tu hành tất cả pháp là chỗ sanh của Bồ tát, vì là nhà sanh tất cả Như Lai của ba thời”.

Chỗ sanh của Bồ tát là mười nhà gồm tất cả con đường Bồ tát hạnh. Cũng mười yếu tố ấy tạo thành dòng họcuộc đời Bồ tát:

Thiện nam tử! Đại Bồ tát dùng Bát nhã ba la mật làm mẹ, phương tiện thiện xảo làm cha. Dùng Bố thí ba la mật làm nhũ mẫu, Trì giới ba la mật làm dưỡng mẫu, Nhẫn ba la mật làm đồ trang nghiêm, Tinh tấn ba la mật làm người dưỡng dục, Thiền ba la mật làm việc giặt rửa, thiện tri thức làm thầy dạy, tất cả bồ đề phần làm bạn lành, tất cả pháp lành làm quyến thuộc, tất cả Bồ tát làm huynh đệ, Bồ đề tâm làm nhà, như lý tu hành làm gia pháp, các địa làm gia xứ, các nhẫn làm gia tộc, đại nguyện làm gia giáo, đầy đủ các hạnh làm thuận gia pháp, khuyên phát Đại thừa làm nối gia nghiệp. Nước pháp quán đảnh nhất sanh bổ xứ Bồ tát làm thái tử, thành tựu Bồ đề làm hay tịnh gia tộc”.

Nhân cách và đời sống Bồ tát được tạo thành bằng những pháp Bồ tát hạnh ở trên. Cho nên:

Bồ tát vượt qua địa phàm phu, nhập vào vị Bồ tát, sanh vào nhà Như Lai, trụ chủng tánh Phật, chẳng dứt Tam bảo, thường khéo giữ gìn chủng tộc Bồ tát, tịnh hạt giống Bồ tát, chỗ sanh tôn thắng, không có các lỗi ác, được tất cả thế gian trời, người, Ma, Phạm, Sa môn, Bà la môn, cung kính khen ngợi”.

 

Thiện nam tử! Đại Bồ tát sinh vào nhà tôn thắng như vậy rồi, vì biết tất cả pháp như bóng hình nên nơi các thế gian không ghét chê. Vì biết tất cả pháp như biến hóa nên nơi các cõi không nhiễm dính. Vì biết tất cả pháp không có ngã nên giáo hóa chúng sanh tâm không chán mỏi. Vì dùng đại từ bi làm thể tánh nên nhiếp thọ chúng sanh mà chẳng cảm thấy khổ nhọc. Vì thấu đạt sanh tử như mộng nên trải qua tất cả kiếp mà không sợ hãi. Vì biết rõ các uẩn đều như huyễn nên thị hiện thọ sanh mà không mỏi nhàm. Vì biết các giới, xứ đồng với pháp giới nên nơi các cảnh giới không bị hoại diệt. Vì biết tất cả tưởng như sóng nắng nên vào nơi các loài không sanh điên đảo mê lầm. Vì đạt được tất cả pháp đều như huyễn nên vào cảnh giới ma không khởi bám nhiễm. Vì biết pháp thân nên tất cả phiền não không lường gạt được. Vì được tự tại nên nơi tất cả loài đều thông đạt vô ngại”.

Bồ tát ở tại các cõi thế gian để giúp đỡ, giáo hóa chúng sanh, đó là tâm đại từ bi. Tâm đại từ bi này phải đi liền và hợp nhất với trí huệ thấu đạt tánh Không, để thấy tất cả sự vật, sự việc và cả chúng sanh là “như bóng hình, như biến hóa, như sóng nắng, như huyễn”. Thấy bằng trí huệ tánh Không như vậy mới khỏi “chán mệt” do bị “nhiễm dính” sanh tửchúng sanh.

 

Thiện nam tử! Thân ta sanh khắp trong tất cả pháp giới, đồng sắc tướng khác biệt với tất cả chúng sanh. Đồng lời nói khác biệt với tất cả chúng sanh, đồng đủ thứ danh hiệu với tất cả chúng sanh, đồng những cử chỉ sở thích với tất cả chúng sanhtùy thuận thế gian, giáo hóa điều phục. Thị hiện thọ sanh đồng với tất cả chúng sanh thanh tịnh. Những sự nghiệp làm ra đồng với tất cả phàm phu chúng sanh. Đồng với tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Đồng thệ nguyện với tất cả Bồ tát, mà hiện thân đầy khắp pháp giới”.

Bồ tát Di LặcBồ tát nhất sanh bổ xứ, hoàn toàn đạt đến pháp thân. Pháp thântánh Không, bao trùm, đầy khắp pháp giới và có mặt trong mọi sự vật, mọi chúng sanh. Thế nên pháp thân tánh Không đồng với tất cả chúng sanh, đồng sắc tướng, lời nói, tên gọi, cử chỉ, sở thích, sự nghiệp với tất cả chúng sanh. Đồng với tất cả pháp giới, chúng sanh, nhưng vẫn nguyên là pháp thân tánh Không vô nhiễm, thanh tịnh. Như đại dương đồng với tất cả sóng nhưng đại dương vẫn là đại dương. Sóng có sắc tướng, nghiệp do nhân quả cá thể khác nhau nhưng sóng chẳng thể làm nhiễm ô đại dương, chẳng thể làm nước đại dương biến chất.

Đối với đại thừa, giải thoát không phải là lìa bỏ sóng chúng sanh, mà là trở thành đại dương để bao trùm và thể nhập vào tất cả sóng, nhưng chẳng có sóng nào có thể làm nhiễm ô, làm hư hoại đại dương.

Thiện nam tử! Ta vì hóa độ những người thuở xưa đồng tu các hạnh với ta mà nay thối thất tâm Bồ đề. Cũng vì giáo hóa cha mẹ quyến thuộc, cũng vì giáo hóa các Bà la môn khiến họ bỏ tánh kiêu mạn, được sanh vào chủng tánh Như Lai, nên ta sanh tại nhà Bà la môn, xóm làng Phòng Xá, nước Ma La Đề, nơi cõi Diêm Phù Đề này.

Thiện nam tử! Ta ở trong đại lầu các này tùy tâm sở thích của các chúng sanh, dùng nhiều phương tiệngiáo hóa điều phục”.

Đây là hóa thân thị hiện của đức Di Lặc ở cõi Diêm Phù Đề, nước Ma La Đề.

Thiện nam tử! Ta vì tùy thuận tâm chúng sanh. Ta vì thành thục chư thiên đồng tu hành trên cung trời Đâu Suất. Ta vì thị hiện Bồ tát phước trí biến hóa trang nghiêm vượt hơn tất cả Dục giới khiến họ bỏ các dục lạc. Vì khiến cho biết hữu vi đều vô thường. Vì khiến cho biết chư Thiên có thịnh tất có suy. Vì muốn thị hiện lúc sắp giáng sinh dùng pháp môn đại trí cùng chư Bồ tát nhất sanh bổ xứ cùng nhau đàm luận. Vì muốn nhiếp hóa những người đồng hành. Vì muốn giáo hóa những người còn sót lại từ đức Thích Ca Như Lai, khiến cho họ đều khai ngộ như hoa sen nở, khi mạng chung sẽ sanh lên cõi trời Đâu Suất”.

Không phải chờ lúc hạ sanh xuống thế gian thị hiện thành Phật, độ tất cả chúng sanh, mà đức Di Lặc vẫn thị hiện xuống trần gian để hóa độ những người còn sót lại từ thời Phật Thích Ca. Tóm lại, hoạt động hóa độ của đức Di Lặc là ở cung trời Đâu Suấtthế giới loài người ở cõi này.

 

Này thiện nam tử! Lúc ta viên mãn bổn nguyện thành Nhất thiết trí, chứng Vô thượng Giác ngộ, thì ngươi và Văn Thù Sư Lợi đều thấy được ta.

Thiện nam tử! Ngươi nên qua đến chỗ Văn Thù Sư Lợi thiện tri thức để học hỏi làm thế nào nhập Phổ Hiền hạnh, thế nào thành tựu, thế nào rộng lớn, thế nào thanh tịnh, thế nào viên mãn”.

Đến đây là hết đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp Bồ tát nhất sanh bổ xứ Di Lặc. Sau đó Thiện Tài qua Bồ tát Văn Thù, được chỉ dạy ngắn và rồi đến Bồ tát Phổ Hiền, chấm dứt cuộc hành hương cầu Giác ngộ vô thượng. Đây là đoạn cuối khi ở với Bồ tát Phổ Hiền.

Lúc bấy giờ, đồng tử Thiện Tài liền thứ lớp đắc được các biển hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, đồng với chư Phật một thân đầy khắp tất cả thế giới, đồng cõi nước, đồng hạnh, đồng chánh giác, đồng thần thông, đồng bánh xe pháp, đồng biện tài, đồng lời nói, đồng âm thanh, đồng lực không sợ hãi, đồng chỗ trụ của Phật, đồng đại từ bi, giải thoát tự tại không thể nghĩ bàn, tất cả đều đồng”. 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.