Thư Viện Hoa Sen

Thực Tại Bao Trùm Khắp Và Thấm Nhập Khắp | Nguyễn Thế Đăng

06/01/20253:41 SA(Xem: 274)
Thực Tại Bao Trùm Khắp Và Thấm Nhập Khắp | Nguyễn Thế Đăng

THỰC TẠI BAO TRÙM KHẮP VÀ THẤM NHẬP KHẮP

Nguyễn Thế Đăng



lotus flower (12)Thực tại được kinh Hoa Nghiêm gọi là pháp thân Phật, được diễn tả nhiều trong các bài kệ của phẩm đầu tiên Thế Chủ Diệu Nghiêm.

Ở đây trích ra một vài câu:

Thân Phật thanh tịnh thường tịch diệt
Quang minh chiếu sáng khắp thế gian
Không tướng không hành không hình bóng
Ví như mây nổi giữa không gian.
Thân Phật vô tận như hư không
Vô tướng vô ngại khắp mười phương
Như huyễn như hóa khắp ứng hiện
Biến hóa Âm Vương đã ngộ được.
Thân Phật cùng khắp đồng pháp giới
Khắp ứng chúng sanh đều hiện tiền
Các thứ giáo môn thường dạy trao
Nơi pháp tự tại hay khai ngộ…

Ở đây chúng ta chỉ tập trung vào “như hư không, vô tướng vô ngại…”, những từ nói lên tính chất của tánh Không.

Để tìm một sự tương đồng, chúng ta trích hai câu trong Luận Phật tánh, bản tiếng Anh dịch từ tiếng Tây Tạng của bản văn tiếng Sanskrit Mahayana Uttaratantra Shastra bởi Arya Maitreya, Khyentse Foundation 2007.

49.     Như hư không, bản tánh vô niệm
Mà bao bọc tất cả
Bản tánh của tâm cũng thế
Như hư không vô nhiễm tràn ngập khắp tất cả.
50.    Cái này, đặc tánh chung của tất cả
Thấm nhập cái xấu, cái tốt và cái tối hậu,
Như không gian thấm nhập mọi sắc tướng
Dù kém, trung bình hay hoàn hảo.
Như bản sắc chung [của mọi sự],
Bao bọc người có lỗi lầm, người có những
phẩm tính và người hoàn hảo
Cũng như không gian [thấm nhập mọi sự] thấy được,
Dù tướng xuất hiệnthấp kém, trung bình hay tối cao.

49. Just as space, concept-free by nature, is embracing, so also is the immaculate space, the nature of mind, all pervading.

50. This, the general characteristic of all, permeates the good, the bad, and the ultimate, like space permeates  all forms wether lesser, mediocre or perfect.

As the general feature [of everything], itembrace [those with faults], [those with] qualities and [those in whom qualities are] ultimate just as space [pervade everything] visible, be it of inferior, average or supreme appearance.

Bao bọc khắp tất cả

Phật tánh thì như không gian (hư không) bao trùm, bao bọc khắp tất cả. Không có cái gì, dù xấu dù tốt, không có ai, dù thánh dù phàm ở ngoài hư không. Tất cả hiện hữu đều không thể ở ngoài hư không.

Hư không này là vô nhiễm, tuy bao bọc tất cả, chứa đựng tất cả, tràn ngập tất cả, nhưng chẳng có cái gì có thể làm ô nhiễm nó. Hư không mãi mãihư không.

Bản tánh của tâm, tức là Phật tánh mà mọi chúng sanh đều có và đều đang sống trong đó. Bản tánh của tâm vốn là vô niệm, không hề bị nhiễm ô bởi các niệm, các ý tưởng, các xúc cảm, dù xấu đến đâu hay tốt đến đâu; như hư không chẳng hề nhiễm ô bởi các hiện tướng.

Khi tin được Phật tánh, bản tánh của tâm là cái mình vốn có, chưa hề bị nhiễm ô bởi sanh tử, người ta bằng thiền định thiền quán, sống và hoạt động trong sự tương ưng với bản tánh của tâm giống như hư không này, người ta dần dần nhận ra, xác quyết nó và sống liên tục trong nó.

Thấm nhập khắp tất cả

Như hư không thấm nhập mọi sắc tướng, mọi sự vật, bản tánh chung của mọi sự thấm nhập trong tất cả mọi sự, bất kể là xấu, bình thường hay tốt đẹp hoàn hảo. “Bản tánh vô niệm” thì như hư không, thấm nhập mọi niệm (ý tưởng, cảm xúc), nghĩa là thấm nhập tất cả chúng sanh, dầu là người xấu, người thường hay bậc thánh hoàn hảo.

“Bản sắc chung, đặc tánh chung” ở đây là thật tướng của tất cả mọi sự (“chư pháp thật tướng”) được nói đến trong kinh Pháp Hoa.

Chữ “pháp tánh” (dharmata) cũng đồng nghĩa với các từ trên.

Phật tánh hay thật tướng hay pháp tánh thì như hư không thấm nhập, tràn ngập tất cả mọi sự, mọi sinh thể từ người tội lỗi, người bình thường cho đến các bậc thánh. Phật tánh bao bọc và thấm nhập, tràn ngập tất cả đến độ không có một sự vật gì, không có một chúng sanh nào ở ngoài và không phải là Phật tánh.

Thiền định, thiền quán và hành động theo cái thấy Phật tánh này, các che chướng đối với Phật tánh dần dần rơi rụng để Phật tánh vốn có sẳn biểu lộ (như 9 thí dụ trong luận nói rằng Phật tánh vốn có sẳn nhưng bị che lấp bởi vô minhphiền não). Khi Phật tánh bắt đầu hiển lộ thì cái thấy Phật tánh “bao bọc khắp tất cả” và “thấm nhập khắp tất cả” dần dần xâm chiếm và tiêu hủy cái thấy hư vọng đã tạo ra sanh tử phân mảnh và xung đột lẫn nhau.

“Bao bọc khắp tất cả” là không có hiện hữu nào dầu lớn đến đâu không ở trong và không là Phật tánh. “Thấm nhập khắp tất cả” là không có một kẻ hở nào dầu nhỏ đến đâu không có và không là Phật tánh.

Đây là cái thấy pháp giới bình đẳng, bình đẳng bởi vì tất cả đều là sự biểu lộ của Phật tánh. Như Kinh Viên Giác nói:

Thiện nam tử! Vì thành tựu tánh Giác nên phải biết Bồ tát chẳng dính dáng pháp ràng buộc, chẳng mong cầu pháp giải thoát, không chán bỏ sanh tử, không ưa mến Niết bàn, chẳng kính người giữ giới, chẳng khinh người phá giới, chẳng trọng người tu lâu, chẳng coi thường người mới học.

Vì sao thế? Vì tất cả vốn là Giác vậy

(Chương Bồ tát Phổ Nhãn)

Như câu kinh Hoa Nghiêm ở trên:

Thân Phật cùng khắp đồng pháp giới
Khắp ứng chúng sanh đều hiện tiền
Các thứ giáo môn thường dạy trao
Nơi pháp tự tại hay khai ngộ”.

Phật tánh hiện tiền thì đồng với pháp giới. Trong pháp giới Phật tánh ấy mỗi người đều thấy thực tại thân Phật tùy theo trí huệ, từ binguyện hạnh của mình hòa nhập với pháp giới được bao nhiêu phần. Trong pháp giới như hư không bao bọc khắp tất cả và thâm nhập khắp tất cả này, tất cả Phật pháp thường hiện tiền, nên luôn luôn các sự vật thường thuyết pháp, “thường dạy trao”, thường chuyển pháp luân, khiến mọi người thường “hay khai ngộ”.

Vì sao thế? Vì tất cả vốn là Giác vậy”. 

 

Tạo bài viết
21/01/2011(Xem: 45058)
11/09/2012(Xem: 50609)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: