Thư Viện Hoa Sen

Thực nghiệm giác quan, chứng nghiệm tri tưởng

27/12/20183:32 SA(Xem: 10439)
Thực nghiệm giác quan, chứng nghiệm tri tưởng

THỰC NGHIỆM GIÁC QUAN,
CHỨNG NGHIỆM TRI TƯỞNG

Thích Nữ Tịnh Quang

 

lotus-hoa senTriết thuyết Thực nghiệm (Empiricism) là lập trường dựa trên căn bản các giác quan như là gốc rễ của tri thức, sự hiểu biết của con người

Các nhà Thực nghiệm cho rằng tất cả những ý tưởng mà một trí óc có thể thu nhập đã được hình thành thông qua một số kinh nghiệm, những ấn tượng, hoặc (và) sử dụng những ngữ thuật từ các giác quan.

Đây là cách David Hume bày tỏ tín ngưỡng này: "nó phải là một ấn tượng nào đó làm nảy sinh mọi ý tưởng thực sự. Tất cả những ý tưởng của chúng ta hay những nhận thức là những bản sao của những ấn tượng một cách sống động.”(A Treatise of Human Nature).

Như thế Thực nghiệm là sự trải nghiệm được duy trì và dẫn đến sự hiểu biết. Thiếu sự thực nghiệm sẽ ngăn cản người ta đạt được sự hiểu biết. John Locke nói rằng, bạn không thể giải thích được hương vị của một trái dứa cho một người chưa bao giờ nếm thử nó.

Có thể, chúng ta tiếp cận và nắm bắt về sự giống nhau của nó với những trái cây khác bằng những ý tưởng in dấu trong bộ nhớ của chúng ta, và chỉ là ý tưởng đơn giản, vẫn rất khác với hương vị của quả dứa. Như thế chúng ta không bao giờ đạt được cảm giác hoặc trạng thái của nó như thế nào nếu không có sự thực nghiệm.

Tuy nhiên, Thực nghiệm hay kinh nghiệm để đạt được sự hiểu biết qua năm giác quan cũng chỉ là cái biết đi qua năm trần cảnh (đối tượng của năm giác quan): sắc, thanh, hương, vị và xúc. Và khi chúng ta có sự trải nghiệm về cái biết của năm trần cảnh (ngũ thức) là quá trình trừu tượng ý thức, nhúng ý tưởng qua kinh nghiệm tiếp xúc ‘cụ thể’; đây cũng chỉ là khái niệm trừu tượngchúng ta ngỡ là thực nghiệm sự hiểu biết thực tại.

Khi con mắt kinh nghiệm (trực xúc) với sắc ta có cái thấy màu sắc, hình dáng…khác biệt, khi tai kinh nghiệm với tiềng ta có cái nghe về các tiếng…, và khi mũi và các giác quan khác trải nghiệm đối với trần cảnh ta đều có sự hiểu biết về chúng…Sự hiểu biết trên căn bản nhận thức phân biệt cho ra ba trạng thái đặc trưng: khổ, vui, và vô cảm của ý thức.

Dù Thực nghiệm có thể nắm bắt ý tưởng cụ thể như ‘ngôi nhà’ hoặc ‘tam giác’, nhưng khái niệm trừu tượng về thực tại là một quá trình phức tạp, như ý tưởng về tình yêu, hôn nhân, và những khái niệm nhạy cảm khác, Thực nghiệm lại trở nên lung túng và không chính xác. Thực nghiệm bắt nguồn từ bản ngã nên nảy sinh ra sự khát ái cho nó, và năm giác quan giống như những mũi tên đã bị bôi tẩm chất độc của tri tưởng về đối tượng… (saṃkalpaviṣadigdhā hi pañcendriyamayāḥ śarāḥ…Saund_13.35), do vậy, cái nhìn về sự vật khách quan trở thành chủ quan của nhận thức và sự đau khổ của ý thức xuất hiện.

Sự đau khổ thông qua tiến trình kinh nghiệm của năm giác quan bắt nguồn từ ý thức chấp trước bản ngã làm thực tại, với sự vận hành tinh tế, không ngừng chuyển động của nó đối với sự vật và tri tưởng được dẫn dắt bởi vô minh. Phật nói, ý là vô thường…hành là vô thường…vô minh là vô thường, được chế tác bởi một sự kết hợp của nhiều nguyên nhân, phát sinh trên căn bản của một nguyên nhân, một sự tàn phá, một sự tổn giám, một sự băng hoại và một sự chấm dứt (Viññāṇaṃ…saṅkhārā … Avijjā bhikkhave aniccā saṅkhatā paṭiccasamuppannā khayadhammā vayadhammā virāgadhammā nirodhadhammā. ime vuccanti bhikkhave paṭiccasamuppannā dhammā./S.N. Nidānavagga Paccayasutta). Trong sự chuyển động không ngừng của sự tàn phá và băng hoại của vô thường từ ý, hành và vô minh xuyên qua năm căn, đâu là thực tại điều động và chi phối các sự vận hành ấy? Thực tại là những gì không thể nắm bắt, không phải là những lỗ hổng xuyên qua trần cảnh-những giác quan thu nạp từ bên ngoài và sự vận hành tri tưởng về chúng. Vẫn ở trên năm giác quan đó, bằng Thực nghiệm Như lai Ngũ nhãn (năm cái thấy không bị vận hành lui tới của ngoại cảnh từ ý thức) thì tất cả ngoại sắc trần cảnh cho đến thiện ác…không có sự phân biệt can dự; với tâm nhất như thì thấy Sắc là thanh tịnh (Nhục nhãn), thấy Thể vắng lặng (Thiên nhãn), bên trong tự tại, không có mê chấp (Huệ nhãn), thấy không chỗ thấy (Pháp nhãn), thấy không chấp ‘không chỗ thấy’ (Phật nhãn) (如来五眼:见色清净名为肉眼;见体清净名为天眼;与诸色境乃至善恶,悉能微细分别,无所染着,于中自在,名为慧眼;见无所见名为法眼;无见无无见名为佛眼 /維摩詰所說經註疏). Như thế, khi những giác quan được vận hành trong sự tỉnh giác của Như lai ngũ nhãn (hay dưới sự quan sát của nội tâm thanh tịnh), đối tượng năm trần cảnh cũng là bản thể vắng lặng; chỉ vì chúng ta vừa thấy, nghe, tiếp xúc trần cảnh thì sinh tâm xao động, nếu một niệm không sanh, đó là diện mục của thực tại (起见生心,分别执著便有情尘烦恼、扰攘、若以利根勇猛身心直下,修到一念不生之处,即是本来面目/圆悟心要), là cái biết tối thượng.

Tất cả biến động đều bắt nguồn từ bên trong. Sự suy nghĩ của chúng ta thường tương ứng với giác quan (đối tượng) của nó; ý thức phân biệt như những chữ cái trên một bảng viết vốn chưa có chữ (What the mind (nous) thinks must be in it in the same sense as letters are on a tablet (grammateion) which bears no actual writing (grammenon); this is just what happens in the case of the mind/Aristotle, On the Sou) Ý thức câu sinh với những quan năng phóng ngoại rồi lầm chấp cho đó là thực ảnh. Phẩm chất của hiểu biết đi từ việc Thực nghiệm giác quan theo nghĩa của nó đã thu hẹp thực tại sinh động. Tuệ tri là cái nhìn khách quan (theo quan điểm Phật giáo) bắt nguồn từ sự quán chiếu sâu sắc các tâm hành, như là phẩm chất vô phân biệt đối với các pháp. Yếu tố hiểu biết (giải thoát) là chú ý là nhận thức rõ sự phát sinh của tâm khi nó phát sinh sự phân biệt: “Và những gì là thực phẩm cho sự phát sinh những phẩm chất vô phân biệt như một yếu tố cho sự tĩnh giác, hoặc cho sự tăng trưởng các phẩm chất ấy ... một khi nó đã phát sinh? Có những phẩm chất tinh thần đó là thiện và bất thiện, đáng chê và không đáng chê, thô và tế, cùng với bóng tối và ánh sáng. Để trợ thủ cho sự chú ý tương ứng với chúng: Đây là thực phẩm cho sự phát sinh những phẩm chất vô phân biệt như một yếu tố cho sự tĩnh giác, hoặc cho sự tăng trưởng các phẩm chất ấy…một khi nó đã phát sinh là nhận rõ sự phân biệt ấy (Ko ca, bhikkhave, aahaaro anuppannassa vaa dhammavicayasambojjha'ngassa uppaadaaya, uppannassa vaa dhammavicayasambojjha'ngassa bhaavanaaya paaripuuriyaa? Atthi, bhikkhave, kusalaakusalaa dhammaa saavajjaanavajjaa dhammaa hiinapa.niitaa dhammaa ka.nhasukkasappa.tibhaagaa dhammaa. Tattha yonisomanasikaarabahuliikaaro-ayamaahaaro anuppannassa vaa dhammavicayasambojjha'ngassa uppaadaaya, uppannassa vaa dhammavicayasambojjha'ngassa bhaavanaaya paaripuuriyaa/Ahara sutta).

Nhận rõ sự phát khởi của tâm trong tất cả tình huống là lập trường tu tập của người học Phật, tu Phật. Thực nghiệm các giác quan của tự thân là thực nghiệm độc lập khác với bất kỳ trải nghiệm cụ thể nào: thay vào đó, khả năng giác ngộ không tùy thuộc vào chủ thể sở hữu ý tưởng về tự ngã. Khi những nhận thức phân biệt của chúng ta bị loại bỏ dần dần, chúng tathể không cảm nhận nhiều đối với bản thân mình, và thực sự có thể nói là cái ‘tôi’ độc lập không tồn tại; ta sẽ chẳng còn thấy hay cảm thấy, chẳng yêu, chẳng ghét, chẳng có quan niệm điều gì là cần thiết để làm cho ta trở nên hoàn hảo hay khác biệt, chẳng còn bất cứ lý do gì về ta nữa, và tất cả không còn gì để nhớ để lưu (一切不留,无可记忆/六祖坛经注解无相颂偈) khi tất cả mọi thứ tồn tại trong cuộc sống và trong suy nghĩ của chúng ta là một ảo ảnh đã được thấy.

Thực nghiệm bằng sự quan sát và nhận rõ các đối tượng băng qua tâm thức, như thế rõ biết mà không trụ, đó là tu hành; không trụ mà biết rõ tức là Pháp vị (知心无住,即是修行,无住而知,即为法昧/ 知儒編), sự trải nghiệm Pháp tính của thực tại, nội tại một cách yên lắng. Khi ý thức lắng dịu, không còn thao thức với ngoại tại, tri tưởng như mây ngự trên tầng cao ung dung với muôn vạn hình thái, dưới vách đá xưa, hoa cứ nở rồi tàn.

Thích Nữ Tịnh Quang

Thư Viện Hoa Sen

Tạo bài viết
21/01/2011(Xem: 45058)
11/09/2012(Xem: 50609)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: