Thư Viện Hoa Sen

Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Không? | Tác Giả: Anam Thubten Rinpoche - Việt Dịch: Quảng Cơ - Biên Tập: Tuệ Uyển

16/07/20257:14 SA(Xem: 87)
Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Không? | Tác Giả: Anam Thubten Rinpoche - Việt Dịch: Quảng Cơ - Biên Tập: Tuệ Uyển

PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ MỘT TÔN GIÁO KHÔNG?
Nguyên tác: Is Buddhism a Religion?
Tác giả: Anam Thubten Rinpoche 

Việt dịch: Quảng CơBiên tập: Tuệ Uyển

 


Anam Thubten RinpocheHầu hết các loài trên hành tinh này đều thiếu khả năng trí tuệ để xây dựng hệ thống niềm tin. Ví dụ, mèo và chó không nghĩ về ý nghĩa cuộc sống của chúng và có xu hướng sống hạnh phúc miễn là chúng nhận được những gì chúng cần ngay tại thời điểm hiện tại. Điều này khiến Loài Người Thông Tuệ (Homo sapiens) trở thành loài duy nhất trên Trái đất có khả năng tham gia vào các quá trình tư duy phức tạp và tạo ra các hệ thống tôn giáotriết học. Do đó, việc có tôn giáo là một đặc điểm riêng của con người mà không có ở bất kỳ loài vật nào khác.

Trong thế giới ngày nay, tùy thuộc vào nơi bạn ở, tôn giáo không thật sự phổ biến với nhiều người. Điều này đặc biệt đúng ở Tây Âu và Bắc Mỹ, đây là một sự thay đổi lịch sử to lớn. Ngày xửa ngày xưa, tôn giáo là xương sống của thế giới phương Tây, nơi cuộc sống của mọi người xoay quanh nó. Hầu như mọi thị trấn đều có một nhà thuyết giáo và một nhà thờ. Mọi người đưa khái niệm về Thượng Đế vào mọi vấn đề của cuộc sống như là trục đạo đứctriết học mà mọi thứ phải xoay quanh.

Điều này bắt đầu thay đổi với sự ra đời của Thời đại Khai sáng vào thế kỷ 17 và 18, điều này được phản ánh trong câu trả lời của nhà thiên văn học người Pháp Pierre-Simon Laplace (1749–1827) cho Napoleon Bonaparte (Nã Phá Luân I) khi giải thích lý thuyết của ông về cách vũ trụ thiên văn hình thành. Khi Napoleon hỏi ông ấy rằng Thượng Đế phù hợp với bức tranh như thế nào, ông ấy chỉ trả lời đơn giản, "Tôi không cần những giả thuyết như vậy."

Câu trả lời này cũng là hình ảnh thu nhỏ của tâm trí phương Tây, bắt đầu giải thích mọi điều bí ẩn của cuộc sống thông qua trí tuệ thuần túy, mà không dựa vào các học thuyết hàng thế kỷ chưa từng bị nghi ngờ. Hãy tưởng tượng nếu cả hai đều là Phật tử. Khi đó Napoleon sẽ hỏi: "Sự phát sinh phụ thuộc lẫn nhau (duyên sinh) phù hợp với bức tranh ở đâu?" Laplace sẽ nói rằng tất cả là về điều đó.

Tôn giáo ở phương Tây rõ ràng đang chết dần, không còn hy vọng hồi sinh kỳ diệu. Tôn giáo đã làm được nhiều điều tốt đẹp trong lịch sử, tạo nên những cộng đồng vững mạnh dựa trên đức tinniềm tin; phát triển các hệ thống đạo đức mà qua đó mọi người thực hành những việc làm tốt, chẳng hạn như lòng hào phóng, sự tha thứ, v.v.; và nó cũng có những khía cạnh đen tối.

Thế giới phương Tây hiện đang ở trong một dạng lấp lửng về văn hóa, trong đó họ tìm kiếm thứ gì đó để lấp đầy khoảng trống do sự thiếu vắng đức tin để lại. Có lẽ mọi người đang cố gắng sử dụng chính trị để lấp đầy khoảng trống đó? Đây có thể là lý do tại sao rất nhiều người khá sùng đạo về chính trị, đến mức ly hôn và tan vỡ tình bạn đang xảy ra trong xã hội Mỹ do sự khác biệt về quan điểm chính trị.

Có một xu hướng mới ở nhiều nơi trên thế giớiliên kết tôn giáo với mặt tối của nó. Bạn sẽ gặp rất nhiều người trên thế giới ngày nay nói rằng, "Tôi không theo tôn giáo, nhưng tôi có tâm linh." Có một sự phân biệt rõ ràng giữa tôn giáotâm linh trong tâm trí của nhiều người. Ngay cả nhiều giáo thọ Phật giáo phương Tây cũng có xu hướng mô tả Phật giáo là một giáo pháp hoặc một con đường tâm linh, và cố gắng tránh liên kết nó với tôn giáo, vốn mang nhiều gánh nặng văn hóatrí tuệ cũ.

Bây giờ câu hỏi đặt ra là Phật giáo có thật sự là một tôn giáo hay không. Không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này. Điều đó phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận Phật giáo. Không giống như hầu hết các tôn giáochúng ta tìm thấy trên thế giới, Phật giáo không có khái niệm về một vị Thượng Đế toàn năngđấng sáng tạo duy nhất của vũ trụ. Phật giáo về cơ bản là về việc thay đổi ý thức của chính mình bằng cách thực hành thiền tậptuân theo một bộ quy tắc đạo đứcgiá trị phổ quát. Theo quan điểm đó, ai đó có thể nói rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo, mà là một giáo pháp hoặc con đường giác ngộ bên trong.

Một câu hỏi như vậy không phải là vấn đề đối với hầu hết Phật tử ở Châu Á. Câu trả lời không tạo ra sự khác biệt lớn trong tâm trí của những người theo đạo. Không chỉ vậy, một câu hỏi như vậy mang tính triết học đến nỗi một bộ phận lớn Phật tử tại gia Châu Á thậm chí còn không hiểu câu hỏi đó có nghĩa là gì.

Ở phương Tây, khi mọi người nói rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo, họ đang nghĩ về nó như một truyền thống phi hữu thần (không  có đấng tạo hóa) đưa ra sự hướng dẫn về mặt đạo đứctriết học về cách sốngcung cấp các kỹ thuật thiền tập để chuyển hóa tâm trí và trái tim của chúng ta. Nhiều người cũng muốn tách nó ra khỏi các tôn giáo khác, những tôn giáo thường bị các tiếng nói thế tục tấn công vì nhiều lý do. Không chỉ vậy, quan điểm này mang lại cho mọi người sự tự do để diễn giải các giáo lý Phật giáo theo cách mà họ cũng như những người khác có thể hiểu được.

Động cơ này phù hợp với bản thân Phật giáo, dạy rằng Pháp không phải là một con đường đơn lẻ, mà là một sức mạnh sống động tương ứng với nhu cầu tâm linh của mỗi cá nhân. Hơn nữa, các giáo thọ Phật giáo được khuyến khích trau dồi (implore upaya) phương tiện thiện xảo để truyền bá Phật pháp trên thế giới bằng cách gặp gỡ những người khác ở bất cứ nơi nào họ đang ở trên hành trình bên trong của chính họ. Điều này có thể thực hiện được vì cốt lõi của Phật pháp không dựa trên các lý thuyết cứng nhắc do con người tạo ra, mà dựa trên việc nhận thức và hiểu được bản chất thật sự của thực tại./.


https://www.buddhistdoor.net/features/is-buddhism-a-religion/

 

 

Tạo bài viết
26/12/2017(Xem: 16050)
21/11/2011(Xem: 55691)
free website cloud based tv menu online azimenu
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.