Thư Viện Hoa Sen

Tiểu Sử Tôn Giả Tịch Thiên (Shàntideva)

13/11/201012:00 SA(Xem: 33855)
Tiểu Sử Tôn Giả Tịch Thiên (Shàntideva)

Tiểu Sử 
Tôn Giả Tịch Thiên (Shàntideva)

Thích Trí Siêu 

Theo truyền thuyết tôn giả Sàntideva sinh ở miền Nam Ấn , vùng Sri Nagara vào khoảng thế kỷ thứ 7 . Ngài là thái tử con vua Surastra . Từ những kiếp quá khứ , ngài đã cúng dường phụng thờ nhiều đức Phật và đã tích tụ nhiều căn lành đưa đến giải thoát

Nhờ phước đức ấy nên ngay từ lúc ấu thơ , ngài đã nhiều lần chiêm bao thấy Văn Thù Bồ Tát . Lớn lên , đến tuổi sắp được vua cha truyền ngôi , một hôm ngài nằm mộng thấy hai vị Bồ tát : Văn thù và Tara .

Bồ tát Văn Thù ngồi trên ngai vàng bảo ngài rằng : “ Ở đây không có chỗ cho hai người ” . Bồ tát Tara tưới nước nóng trên đầu ngài và nói : “ Vương quyền chính là nước sôi bỏng của địa ngục . Ta đang tấn phong cho ngươi với nước này đây ” .

Tỉnh dậy , ngài hiểu rằng đó là sự khuyến cáo của hai vị Bồ tát . Nên đêm hôm trước ngày lên ngôi , ngài rời bỏ cung thành trốn vào rừng sâu . Sau 21 ngày lang thang trong rừng vừa khát vừa đói . Ngài gặp được một con suối định uống thì có một thiếu nữ xuất hiện bảo ngài đừng uống vì đó là nước độc . Sau đó thiếu nữ dâng cho ngài một thứ nước thơm ngọt như cam lồ

Giải khát xong , ngài hỏi thiếu nữ: “ Cô ở đâu đến ? ” . Thiếu nữ trả lời: “ Ở giữa khu rừng mênh mông này là nơi thầy tôi ở . Ngài rất đạo đức, từ bi và đã thành tựu phép tam muội của Văn Thù Kim Cang Sư Lợi ( Sri Manjuvajra ). Tôi từ đó đến ” . Vừa nghe như thế, tôn giả Sàntideva mừng rỡ như kẻ nghèo bắt được vàng , yêu cầu thiếu nữ dẫn Ngài đến gặp vị thầy . Đến nơi ngài thấy đó là một hành giả ( Yogi ) sống trong một chòi lá , ngài liền đảnh lễ , xưng tán cúng dườngcầu xin được truyền phép tam muội của Văn thù Bồ tát

Sau 12 năm tu tập , ngài chứng được phép tam muội trên . Thấy được vị thầy chính là Văn Thùthiếu nữ chính là Tara . Kể từ đó ngài luôn luôn được thấy Văn Thù Bồ tát

Sau đó ngài đi về phương đông , xin làm việc trong triều của vua Pancamasimha . Nhờ tài giỏi và thông minh nên ngài được vua trọng vọng cho làm Thừa tướng . Để tỏ lòng thành kính nhớ ơn vị thần linh chủ hộ của mình - tức Văn Thù Bồ tát, ngài luôn đeo trên mình một thanh kiếm gỗ . 

Ngài giúp vua trị vì đúng theo Phật pháp và truyền dạy nhiều kỹ nghệ mới lạ . Điều đó khiến các vị đại thần khác ganh tức , tìm cách dèm pha và hãm hại . Họ bảo vua rằng : “ Thừa tướng là một người gian xảo , luôn đeo trên mình một thanh kiếm mà không bao giờ rút ra cho ai xem cả . Chúng tôi biết thanh kiếm ấy làm bằng gỗ . Gặp lúc nguy biến làm sao Thừa tướng có thể cứu nguy cho Bệ hạ được ? . Xin Bệ hạ hãy khám nghiệm ” . 

Vua tin lời, cho triệu Thừa tướng vào bắt phải rút kiếm ra khỏi vỏ cho vua xem. Thừa tướng nói : “ Kiếm của tôi , bệ hạ không thể nhìn được, nếu không Bệ hạ sẽ hối hận ” . Nghe vậy , vua càng nghi ngờ nhất quyết đòi xem . Cuối cùng, Thừa tướng nói : “ Nếu Bệ hạ nhất quyết muốn xem thì hãy theo tôi đến chỗ vắng , lấy tay che mắt phải lại , chỉ nhìn bằng mắt trái thôi ” . 

Vua chấp thuận và thừa tướng rút kiếm ra, hào quang lóe lên quá mạnh khiến con mắt trái của vua rơi xuống đất . Vua liền ăn năn hối hận , biết ngài là một người đắc đạo , một Đại thành tựu giả nên cầu xin sám hối

Biết vua đã ăn năn . Thừa tướng nhặt mắt trái của vua bỏ vào tròng lại khiến vua khỏi mù . Sau đó tôn giả từ bỏ chức Thừa tướng , tìm đến Tu viện Nalanda xuất gia thọ giới được đặt tên là Sàntideva . 

Sau khi nghe hết 3 tạng kinh điển , tôn giả thầm biên soạn 3 bộ luận :

Siksàsamuccaya , Sùtrasamuccaya và Bodhi-caryàvatàra . Ngài tu mật hạnh , học trực tiếp với Văn Thù Bồ tát trong thiền định . Tất cả thời ăn , ngủ , đi , đứng , ngài đều thiền quán về Thanh Quang

Tuy vậy chúng tăng bên ngoài thấy ngài chỉ ăn với ngủ không chịu văn , tư , tu gì . Thấy thế một số Thượng tọa , học giả họp nhau lại định tống khứ ngài ra khỏi tu viện . Có người cho ý kiến: “ Nếu chúng ta họp lại , bắt mỗi người phải tuần tự trùng tuyên lại Kinh Luận . Chắc chắn y phải tự động rút lui rời bỏ tu viện . Vì y chỉ ăn và ngủ đâu có bao giờ tu học gì ” . 

Thế rồi đến phiên tôn giả Sàntideva phải trùng tuyên lại Kinh Luận . Ban đầu ngài từ chối nói không biết gì . Chúng tăng muốn làm nhục nên làm bộ nài nỉ, cuối cùng ngài nói : “ Nếu vậy, phải làm cho tôi một tòa sư tử tôi mới trùng tuyên ” . 

Nghe vậy có vài người đâm ra nghi ngờ , nhưng đa số chấp thuận vì tin rằng ngài không thể trùng tuyên Kinh Luận được . Sau khi lên ngồi tòa sư tử , ngài hỏi: “ Các vị muốn tôi tụng lại Kinh Luận đã có từ trước hay những sáng tác mới sau này ? ” . Vì muốn chế giễu nên đại chúng nói : “ Những sáng tác mới sau này ” . 

Thế là ngài bắt đầu tụng lên Bồ Tát Hạnh ( Bodhisattava-caryavatara ) . Khi tụng đến câu : Khi Có và Không không còn khởi lên trong tâm . . . , thì ngài bay lên hư không rồi từ từ biến mất , nhưng tiếng của ngài còn vọng lại cho đến câu kệ cuối cùng của Bồ Tát Hạnh . Không thấy ngài nữa , tăng chúng hối hận trở về phòng ngài tìm kiếm . Thấy trên bàn để lại 3 quyển: Sùtrasamuccaya , Siksacamuccaya và Bodhi-caryàvatàra .
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 13242)
01/04/2017(Xem: 23020)
06/12/2022(Xem: 5715)
01/05/2017(Xem: 25043)
28/05/2016(Xem: 9588)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: