- 1. Lời Giới Thiệu
- 2. Phật Giáo Chính Tín Là Gì
- 3. Đức Phật Có Phải Là Chúa Sáng Thế Không
- 4. Đức Phật Là Gì ?
- 5. Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến
- 6. Bồ Tát Là Gì
- 7. Vì Sao Gọi Là Đại Thừa Và Tiểu Thừa
- 8. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Có Tính Thế Giới
- 9. Giáo Lý Căn Bản Của Đạo Phật Là Gì
- 10. Giáo Điều Căn Bản
- 11. Tin Đạo Phật Có Phải Ăn Chay Không
- 12. Thái Độ Của Đạo Phật Đối Với Uống Rượu, Hút Thuốc Và Cờ Bạc Như Thế Nào
- 13. Tin Phật Giáo Có Phải Xuất Gia Hay Không
- 14. Tín Đồ Đạo Phật Có Mấy Đẳng Cấp
- 15. Trở Thành Một Tín Đồ Phật Giáo
- 16. Phật Tử Vì Sao Lại Phải Tín Ngưỡng Tam Bảo
- 17 - Những Người Làm Các Nghề Ca Hát, Đồ Tể, Săn Bắn, Bắt Cá, Bán Rượu Có Thể Tin Phật Được Không
- 18. Phật Giáo Có Tin Ở Sám Hối Hay Không
- 19. Phật Giáo Có Tin Thiên Đường Và Địa Ngục Hay Không
- 20. Phật Giáo Tin Có Diêm Vương Không
- 21. Phật Giáo Có Tin Công Dụng Của Lễ Cầu Siêu Cho Vong Linh Hay Không
- 22. Phật Giáo Có Tin Là Công Đức Có Thể Hồi Hướng Cho Người Khác Hay Không
- 23. Phật Giáo Có Tin Luân Hồi Là Chuyện Chính Xác Có Thực Hay Không
- 24. Phật Giáo Có Tin Rằng Có Linh Hồn Tồn Tại Hay Không
- 25. Phật Giáo Có Sùng Bái Quỷ Thần Không
- 26. Phật Tử Có Tin Công Năng Của Sự Cầu Đảo Hay Không
- 27. Phật Giáo Có Chủ Trương Đốt Vàng Mã Hay Không
- 28. Phật Giáo Có Tin Định Luật Nhân Quả Là Chính Xác?
- 29. Tất Cả Phật Tử Đều Nguyện Vãng Sinh Về Thế Giới Cực Lạc Hay Không
- 30. Phật Giáo Có Coi Trọng Thần Tích Hay Không ?
- 31. Phật Giáo Có Sùng Bái Tranh Tượng Không ?
- 32. Phật Tử Có Phản Đối Tự Sát Không ?
- 33. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chán Đời Và Xuất Thế Không
- 34. Từ Tin Phật Đến Thành Phật Phải Mất Bao Lâu?
- 35. Ngay Bấy Giờ Là Thành Phật Liền Là Điều Có Thực Hay Không ?
- 36. Phật Giáo Có Bi Quan Trước Tiền Đồ Của Nhân Loại ?
- 37. Kiếp Là Gì ?
- 38. Nói Về Đại Thiên Thế Giới Như Thế Nào
- 39. Phương Pháp Tu Trì Của Phật Giáo Như Thế Nào ?
- 40. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chủ Trương Khổ Hạnh?
- 41. Bàn Về "Sáu Căn Thanh Tịnh"
- 42. Bốn Đại Đều Không Là Thế Nào ?
- 43. Phật Tử Có Hiếu Thuận Với Cha Mẹ Không ?
- 44. Phật Giáo Có Trọng Nam Khinh Nữ Không ?
- 45. Phật Giáo Có Phản Đối Chế Độ Gia Đình Không ?
- 46. Phật Tử Có Thể Kết Hôn Với Người Đạo Khác?
- 47. Phật Tử Có Phải Tiến Hành Hôn Lễ Đạo Phật Không
- 48. Phật Tử Có Thể Ly Hôn Chăng
- 49. Phật Giáo Có Cho Rằng Trẻ Con Có Thể Tin Phật?
- 50. Phật Tử Có Quan Niệm Về Quốc Gia Hay Không
- 51. Phật Giáo Đồ Có Thể Tham Gia Quân Sự Chính Trị ?
- 52. Phật Giáo Có Phải Là Một Tôn Giáo Hòa Bình Chủ Nghĩa
- 53. Phật Giáo Có Chủ Trương Thuyết Tính Người Vốn Thiện
- 54. Phật Giáo Có Bao Nhiêu Tôn Phái
- 55. Duy Thức Có Phải Là Duy Tâm Không
- 56. Thiền Tông Có Phải Là Thiền Định Không
- 57. Đốn Và Tiệm Là Thế Nào
- 58. Tốt Nhất Nên Tu Học Theo Tông Phái Nào
- 59. Thái Độ Của Phật Tử Đối Với Kinh Phật Như Thế Nào
- 60. Kinh Sách Phật Giáo Có Phải Là Khó Hiểu Khó Đọc
- 61. Phật Tử Không Được Đọc Sách Các Tôn Giáo Khác?
- 62. Phật Giáo Có Cho Rằng Người Theo Tôn Giáo Khác Là Có Tội Không
- 63. Quan Niệm Khổ Của Đạo Phật Có Tương Đương Với Quan Niệm Tội Của Đạo Cơ Đốc Hay Không ?
- 64. Phật Giáo Có Tin Là Thượng Đế Tồn Tại Hay Không
- 65. Phật Giáo Cống Hiến Gì Cho Nước Trung Quốc
- 66. Chân Lý Phật Giáo Là Gì
- 67. Hòa Thượng, Ni Cô, Cư Sĩ Là Gì
- 68. Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư Là Gì
- 69. La Hán Bồ Tát Phật Là Gì
- 70. Phật Giáo Có Một Tổ Chức Hành Chính Thống Nhất?
- Phụ Chú Cuốn : "Phật Giáo Chính Tín"
PHẬT GIÁO CHÍNH TÍN
Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm
Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam dịch
Nhà xuất bản Phương Đông tái bản 2020
HT. Thích Thánh Nghiêm
Sau khi cho xuất bản quyển sách "Học Phật quần nghi", Phân viện Nghiên cứu Phật học cho in tiếp quyển "Phật giáo chính tín" của cùng tác giả là Pháp sư Thánh Nghiêm, một Hòa thượng - học giả nổi tiếng người Trung Quốc. Ngài sinh năm 1930 ở Giang Tô, đỗ tiến sĩ ở Đại học Tokyo năm 1975, sáng lập Viện Nghiên cứu Phật học Trung Quốc năm 1985. Cũng như trong "Học Phật quần nghi", ở quyển sách này, tác giả cũng dùng hình thức hỏi và đáp để trình bày ý kiến của mình. Qua các vấn đề được đặt ra và lời giải đáp, tác giả muốn chứng minh Phật giáo là chính tín chứ không phải là mê tín. Đó là một mục tiêu tốt đẹp mà tất cả Tăng Ni cũng như những người muốn nghiên cứu Phật giáo đều mong muốn hiểu biết, nhưng sự chứng minh đó đủ sức thuyết phục hay không thì còn tùy ở nhận thức của độc giả.
Dầu sao, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong tập sách này, tác giả đã đặt ra được những vấn đề khá cơ bản của Phật giáo. Nhưng nếu trong "Học Phật quần nghi", các vấn đề Phật giáo có tính chất phổ thông hơn, thì trong quyển sách này, bên cạnh những vấn đề phổ thông như các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, có nhiều vấn đề có ý nghĩa thâm thúy về bản thể luận và nhận thức luận. Vì vậy, đọc quyển sách này, chúng ta sẽ có những hiểu biết cao hơn, sâu sắc hơn về Phật giáo.
Tuy nhiên, có một điểm cần chú ý là khi viết quyển sách này, tác giả nhằm vào độc giả người Trung Quốc. Vì vậy, Phật giáo được trình bày ở đây, không những là theo kiến giải riêng trên lập trường Đại Thừa của tác giả, mà còn được đặt trong bối cảnh văn hóa - xã hội Trung Quốc, dĩ nhiên là khác với Việt Nam. Nhưng chúng ta đều biết rằng giữa xã hội Việt Nam và Trung Quốc, có không ít những điểm gần gũi với nhau, cho nên phần lớn lời giải đáp của tác giả quả là rất hứng thú và bổ ích đối với độc giả Việt Nam.
Trong quyển sách này, tác giả cũng đã đi sâu vào một số vấn đề liên quan đến lịch sử Phật giáo, đặc biệt là lịch sử Phật giáo Trung Quốc, chẳng hạn phần nói về các tông phái Phật giáo. Những phần này rõ ràng là rất cần đối với những nhà nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Tóm lại " Phật giáo chính tín" là, một quyển sách vừa dễ hiểu, vừa sâu sắc, có thể đáp ứng nhu cầu hiểu biết về Phật giáo của quần chúng rộng rãi, đồng thời có thể đáp ứng yêu cầu nghiên cứu sâu của giới Phật học.
Viết được một quyển sách đồng thời đáp ứng được cả hai yêu cầu như vậy, Pháp sư Thánh Nghiêm đã khiến chúng ta ngưỡng mộ trình độ uyên thâm và quảng bác về Phật giáo của Ngài.
Chính vì những lẽ trên mà Phân viện Nghiên cứu Phật học đã cho phiên dịch và xuất bản tập sách này. Trong lúc vội vàng, hẳn là bản dịch còn nhiều sai sót, kính mong tác giả và độc giả lượng thứ và chỉ chính cho.
Xin trân trọng giới thiệu quyển sách với chư vị Tôn túc, Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử cùng quý vị độc giả trong và ngoài giáo hội.
- Giáo sư HÀ VĂN TẤN
- Phân viện phó Phân viện Nghiên cứu Phật học