20 Giữ Vững Đạo Tâm

23/11/201012:00 SA(Xem: 25164)
20 Giữ Vững Đạo Tâm

THỨC BIẾN
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

GIỮ VỮNG ĐẠO TÂM

 

Phật tử chúng ta xưa cũng như nay, thế lực không cần có mà uy quyền lại càng không màng tới. Trước đây, trong chế độ Ngô Đình Diệm, vì danh dự của tập thể, của tôn giáo mình, các đạo hữu với tư cách là công dân đã tận lực vận động bầu người đại diện để nói lên nguyện vọng của tôn giáo mình, nhưng vẫn không trúng cử. Vì chính quyền nằm trong tay những người có thế lực. Do đó, các đạo hữu đã bị theo dõi, bị đàn áp, bị trả thù, thậm chí cho nghỉ việc nếu đang làm công chức, hoặc bị đày đi dinh điền.

Trong các chế độ sau ông Diệm, các đạo hữu cũng đã thực hiện quyền công dân, cũng chỉ để góp phần vào viêc xây dựng xứ sở, nhưng vẫn không được như ý. Tuy vậy, các đạo hữu cũng tin tưởng vào tinh thần cố hữu của các bậc tiền nhân để lại: Đạo pháp và dân tộc là một.

Đạo tâm đó của các đạo hữu kiên cố như Kim-cương, không một thế lực nào có thể làm mai một đi được. Tuy nhiên, có một số đạo hữu đạo tâm trong nhất thời bị lung lay, yếu kém, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng ở ngày mai tươi sáng hơn. Dân tộc chúng ta ngay trong thời Bắc thuộc đã đứng vững, mặc cho thế lực ngoại bang có hùng cường và đang ở bên lưng chúng ta, nhưng chúng ta vẫn không sợ. Thế thì hôm nay, nhờ tinh thần Phật giáo, chúng ta cũng tin tưởng dân tộc chúng ta sẽ đứng vững và mãi mãi đứng vững. Nhờ tinh thần Phật giáo mà hàng Phật tử chúng ta đã và sẽ giữ được đạo tâm trước phong ba bão táp, giữ gìn truyền thống của cha ông đang phụng thờbảo trì nó một cách vững chắc hơn bao giờ hết. Đó là do chúng ta nghĩ đến Đạo pháp và Dân tộc là một.

Giữ gìn đạo tâm, chúng ta cố gắng đề phòng, thức tỉnh và tránh tám thứ gió mà trong kinh Phật nói là tám thứ gió dữ. Tám thứ gió này khi xâm nhập, nó có thể làm lay chuyển, làm tiêu tan bao tấm lòng nhân đức, làm nhụt chí khí người đang làm việc. Tám thứ gió đó là gì? Đó là gió lợi, gió suy, gió huỷ, gió dữ, gió sân, gió cơ, gió đắc và gió thất?

1. Thế nào là gió Lợi? Ở đời thường thấy lợi thì ham, mà ham lợi thì quên nghĩa, nên khi gió lợi tới thì làm cho đạo tâm nhiều người xìu xuống.

2. Thế nào là gió Suy? Trong cuộc sống, khi đang thịnh thì vui vẻ, đến khi gặp suy thì lòng dạ bủn rủn, ý chí hoang mang, mất tinh thần. Đạo tâm trước ngọn gió suy của một số đạo hữu khi nó thổi tới, đạo tâm đang mạnh bỗng xìu xuống.

3. Thế nào là gió Hủy? Gió hủy tức là sự chê bai sau lưng, khi nghe ai chê mình, nói xấu mình thì tay chân bủn rủn, nhụt chí. Đạo tâm của người ấy trước ngọn gió hủy khi nó ập tới sẽ bị mất tinh thần, giao động.

4. Thế nào là gió Dữ? Tức là khen mình, chê người, có danh lợi, tiền bạc thì chạy theo, sẵn sàng đạp đổ người khác để đạt địa vị, tham lam danh huyễn của thế gian mà quên mất tình nghĩa anh em, bè bạn, mất luôn đạo tâm làm người.

5. Thế nào là gió Sân? Tức là sự khen ngợi trước mặt. Có khen ngợi thì hăng lên, không khen ngợi thì xìu xuống. Hăng lên cũng chỉ vì danh huyễn bề ngoài, không khen thì buồn bả, ủ rũđạo tâm không vững sẽ bị giảm sút.

6. Thế nào là gió Cơ? Tức là sự chê bai. Các đạo hữu đang tu tậpPhật sự rất siêng năng, bỗng gặp một người tiểu tâm chê mình một chút, tức thời mình nổi lên tự ái, bỏ chùa không thèm đến nữa, gặp thầy, gặp bè bạn không thèm chào, như vậy đạo tâm đã bị lung lay.

7. Thế nào là gió Đắc? Bình thường thì Phật sự tinh tấn, đến khi gặp một mối lợi, mối danh thì tức khắc quên Phật quên chùa.

8. Thế nào là gió Thất? Tức là thối thất chí khí. Lại cũng có trường hợp khi đang sinh sống làm ăn bình thường, đi chùa lễ Phật tụng kinh siêng năng lắm. Nhưng bỗng gặp phải trong nhà con thi rớt, làm ăn thua lỗ, làm ruộng mất mùa, ốm đau bệnh tật liên miên thì sinh ra nhụt chí, mất inh thần, bỏ đạo bỏ chùa; thậm chí bàn thờ Phật không thắp hương, kinh không thèm tụng nữa, đạo tâm sa sút.

Đây là tám ngọn gió nguy hiểm. Tám ngọn gió này khi thổi tới ai, liền làm cho tâm hồn người đó phồng lên, xẹp xuống, tựa như cơn sóng nhấp nhô, tâm hồn bị chao đảo khó đứng yên. Nếu đạo tâm của chúng ta không vững thì khi ngọn gió đó thổi tới, rồi cũng nhấp nhô như thế, thì đó là một thứ đạo tâm mong manh như mây nổ, bèo trôi, không bền vững chút nào hết.

Phật tử, chúng ta khi đã biết tám ngọn gió nguy hiểm đó, muốn giữ đạo tâm mình cho vững, thì phải cố gắng tránh tám ngọn gió này, đứng cho nó thổi vào. Muốn giữ vững thì dù gặp lợi suy, khen chê... mặc kệ, đạo tâm vẫn giữ vững, không phải vì khen mới có đạo tâm, không phải vì trúng số độc đắc mà đến chùa. Thất cũng thế, không phải vì thi rớt, mất mùabỏ đạo, bỏ Phật, bỏ kinh không tụng... Vượt lên các hoàn cảnh đó thì mới gọi là giữ đạo tâm.

Phật tử, chúng ta cố gắng đừng để cho tám ngọn gió đó lay động làm cho chao đảo, mất đạo tâm. Khi giữ vững đạo tâm, tức nhiên chúng ta mới vững bước trên đường hành đạo. Đạo có hành, chúng ta mới được lợi lạc, lợi lạc cho bản thân, cho gia đình, cho xã hội nhân quần, cho xứ sở vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 11799)
01/04/2017(Xem: 20897)
06/12/2022(Xem: 3756)
01/05/2017(Xem: 22175)
28/05/2016(Xem: 8438)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.