Thư Viện Hoa Sen

Nén Tâm Hương Dâng Thầy

16/01/201112:00 SA(Xem: 16147)
Nén Tâm Hương Dâng Thầy


THẦY LÀ NGỌN HẢI ĐĂNG

Thích Thông Huệ
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2006


 blank
Khi Thầy còn là Thầy Thủ.

NÉN TÂM HƯƠNG DÂNG THẦY
 (Tưởng niệm nhân ngày chung thất 
cố H.T Luật sư thượng Đỗng hạ Minh)

Năm 1982, Bổn sư của con - HT thượng Đỗng hạ Hải, Trụ trì Sắc tứ Thiền Lâm tự Phan Rang - Viên tịch, trụ thế 63 năm. Ngày ấy, con chỉ là một sa di mới nhập môn tại Tổ đình Thiền Lâm. Hầu hạ Bổn sư vỏn vẹn hai năm, con như chú chim non mất mẹ khi Bổn sư qua đời. Mang tâm trạng một trẻ mồ côi, con đảnh lễ Thầy, vị Sư bá trong tông môn, không hiểu rõ số phận mình sẽ ra sao trong tương lai sắp đến.

May mắn cho chúng con biết dường nào, chính Thầy đã dang rộng vòng tay, để chúng con được nương nhờ sự bảo bọc của Thầy. Bốn huynh đệ chúng con, từ giờ phút thiêng liêng quỳ dưới chân Thầy để được làm đệ tử Y Chỉ Sư, đã có một tổ ấm bình anvững chãi. Ánh mắt hiền hòa, nụ cười đầm ấm thân thương của Thầy xoa dịu biết mấy nỗi đau côi cút của chúng con. Thế là từ nay, huynh đệ chúng con đã được cội tùng Thầy che chở, được tình thương Thầy ban bố, được ơn đức Thầy thấm nhuần để có thể tiến bước trên đường tu.

Những lần thầy từ Nha Trang về Tổ đình Thiền Lâm, đối với con là những ngày hạnh phúc, vì được hầu cận Thầy, nghe lời Thầy chỉ dạy việc tu hành, về oai nghi tế hạnh mà người tu cần gìn giữ. Thầy ít khi nói chuyện gì khác ngoài vấn đề tu học. Câu thường dạy của Thầy là “Còn trẻ học chết bỏ, trưởng thành làm việc chết bỏ, lớn tuổi tu chết bỏ”.

Có dịp gần gũi, hàng đệ tử chúng con cảm mộ nhiều đức tính quý báu nơi Thầy. Thầy không nói nhiều, nhưng những gì Thầy dạy, Thầy đã thực hiện trước tiên. Nổi bật là sự mộc mạc giản dị, từ tiện nghi vật chất đến lối sống hàng ngày, từ lời lẽ nói năng đến cách giao tiếp. Người đã từng là Giám đốc hãng Vị trai lá Bồ đề, lo sinh kế cho biết bao Tăng Ni sinh, trong tay từng có rất nhiều tiền bạc, thế mà trong phòng riêng chẳng có gì đáng giá: chiếc bàn gỗ thường, nơi Thầy làm việc hàng ngày; cái tủ thờ chỉ đặt một chữ “Xả”; chiếc võng bện bằng xơ dừa, trên tường nơi hai đầu võng có hai câu “Thường tinh tấn” và “Hằng nhẫn nhục” như những lời nhắc nhở thường xuyên. Sự giản dị biểu hiện cả trong di chúc, Thầy dặn dò làm lễ tang đơn giản trong vòng 36 tiếng, không xây tháp, dành tịnh tài để ấn tống kinh sách. Có thể nói rằng, đời Thầy lấy việc đào tạo tăng tài làm Phật sự. Mọi hoạt động của Thầy, từ việc giảng dạy đến dịch thuật, từ việc làm kinh tế đến giữ những chức vụ quan trọng trong Giáo hội, Thầy đều nhằm mục đích bồi dưỡng cho lực lượng kế thừa!

Thầy còn là người rất trọng tình trọng nghĩa. Những lần hầu thăm Thầy, con hay được nghe Thầy nhắc đến Sư Ông Thiền Lâm với lòng hiếu kính và biết ơn vô hạn. Xuất gia tại Tổ đình Thiên Hưng, thờ HT Trí Thắng làm Bổn sư, sau đó Thầy được HT đưa về Tổ đình Thiền Lâm làm Trưởng tử của Sư Ông Thiền Lâm. Thầy luôn tinh tấn tu hành, làm tròn phận sự, nên được Sư Ông giao chức Tri khốThủ tọa. Trong thời gian Sư Ông mang trọng bệnh, Thầy đã thay mặt Sư Ông điều hành mọi việc chu toàn. Sau nầy, dù đang ở đâu, Thầy vẫn luôn để tâm đến sự phát triển của tông môn, đến việc tu học của các môn đệ trong nước và hải ngoại, cả đến sức khỏeđời sống của những Phật tử ngày xưa thường lui tới Tổ đình, khi Thầy còn là một tu sĩ trẻ. Những năm gần đây, sức khỏe Thầy không được tốt, lại phải đảm trách nhiều Phật sự lớn, nên Thầy ít về Phan Rang. Tuy vậy, thỉnh thoảng Thầy lại gọi con lên, chỉ đạo những việc cần thiết trong tông môn, giao nhiệm vụ Thủ quỹ khi trùng tu lại Tổ đình. Điều này làm con cảm nhận rõ rằng, dù hiện tại Thầy là vị Cha lành của Tăng Ni Phật tử khắp nơi, nhưng trong lòng Thầy vẫn dành một vị trí đầm ấm thân thương cho cội nguồn Thiền lâm tự!

Sau đây, xin trích nguyên văn bài thơ do Thầy trước tác, nói lên tấm lòng quý mến của Thầy đối với người pháp đệ đồng Sư:
 
CẢM NIỆM

Thầy Đỗng - Hải, người em tôi quý mến,
Kể từ khi Thầy đến chốn Thiền Lâm,
Thầy xuất gia với tất cả thiện tâm,
Tránh ngũ trược âm thầm cầu giải thoát.
Thầy không phải trong giới người mẫn đạt,
Thầy không ưa hoạt bát để hơn ai,
Thầy cần cù tu học suốt đêm ngày,
Thầy coi ngó từ củ khoai buồng chuối.
Sống giản dị với tương dưa rau muối,
Không đua đòi theo đuổi cảnh phồn hoa.
Gặp ăn ngon mặc đẹp Thầy tránh xa,
Mãi lủi thủi trong chùa với vườn rẫy.
Thầy ý thức ngũ trầncạm bẫy,
Nên luôn luôn rún rẩy lúc đương đầu.
Tôi biết Thầy tính đó mãi từ lâu,
Tôi tin chắc trước sau Thầy như một.
Tôi đi học vào năm năm - mươi - mốt,
Công việc chùa giao hết nốt cho Thầy,
Thầy trông nom quán xuyến đến hôm nay,
Từ bếp núc, vườn soi tới bàn Phật.
Đâu vào đó thỉ chung đều tươm tất,
Công đức Thầy quả thật tôi phải khen.
Đối với tôi Thầy xứng đáng người em,
Với môn đệ là người anh đáng kính.
 
Một đức tính hiếm có của Thầy mà chúng con suốt đời phải noi theo, là tinh thần hỷ xả. Chỉ nhìn vào khuôn mặt vui tươi và nụ cười mỉm của Thầy, những người mới tiếp xúc lần đầu đã thấy Thầy gần gũi biết bao. Lời Thầy dạy sinh động dí dỏm, lúc tiếp xúc nói chuyện thỉnh thoảng thêm một tràng cười giòn giã sảng khoái, nên dù nội dung câu chuyện có nghiêm túc khô khan đến mấy vẫn làm người nghe cảm thấy mát lòng. Càng về già, Thầy càng bao dung tha thứ mọi lỗi lầm của người, không hề giận ai, chê trách ai. Đặc biệt, Thầy không bao giờ phân biệt đối xử theo tông phái hoặc xuất thân; ai có tâm cầu thị, nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành đều được Thầy thương mếnhết lòng dạy dỗ.


Thầy thường nhắc nhở: “Pháp Phật là những phương thuốc điều trị tâm bệnh cho chúng sanh. Tùy bệnh mà dùng thuốc cho đúng. Thuốc Tây y hay Đông y đều dùng được, miễn nó lành bệnh là thuốc hay rồi”. Bản thân Thầy tu theo Luật tông, nhưng khi con xin Thầy được tùng học lớp tu Thiền tại Thiền viện Thường Chiếu (1986-1991)(*), Thầy đã vô cùng hoan hỷ hứa khả. Do tình thân lâu nay giữa Thầy và HT Thường Chiếu, Thầy viết thư giới thiệu cho con, bảo trình lên HT. Nhờ thư ấy, HT Thường Chiếu liền cho con nhập chúng tu học, và thâu nhận con làm đệ tử Y Chỉ Sư như sở nguyện, mở ra một trang mới cho đời tu của con từ lúc ấy cho đến bây giờ.

Ngày từ Thường Chiếu về Nha Trang, con đến đảnh lễ Thầy. Thầy rất hoan hỷ và lại ban cho con những lời khuyên quý giá về việc tu hành và giảng dạy, đặc biệt chú trọng sự hài hòa giữa các tông phái. Đời Thầy là cả một kho kinh nghiệm sống, Thầy đã sử dụng kinh nghiệm tự thân để dắt dẫn chúng con trên bước đường hoằng pháp lợi sanh. Những quyển sách con viết, trước khi ra mắt người đọc, con đều trình lên Thầy xem qua. Bằng tấm lòng người đi trước hướng dẫn đàn hậu học, Thầy đọc rất kỹ và đóng góp cho con nhiều ý kiến bổ ích, để con rút ra những ưu khuyết điểm làm kinh nghiệm cho những lần viết sau.

Lúc nào đến thăm Thầy, con cũng cảm nhận ở Thầy một tình thương bao la, luôn nâng đỡ sách tấn và sửa chữa lỗi lầm cho đàn hậu tấn. Nhiều người mang tâm trạng chán nản nặng nề do những chướng duyên trên đường đời và đường đạo, nhưng chỉ cần vài câu nói đơn giản của Thầy người ấy đã thấy thanh thản, tự tin ở chính mình và lại vững tiến trên bước đường tu học. Thầy thường nói, Thầy chịu ơn giáo dưỡng của Sư Ông và của rất nhiều bậc tôn túc khác, nên Thầy phải đem hết sức lực và khả năng của mình để phục vụ tất cả mọi người. Khánh Hòa là nơi đất lành chim đậu, Thầy có duyên gắn bó sự nghiệp đào tạo của mình ở đây. Nhiều vị Tôn túc Tăng Ni hiện đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong các Tỉnh Thành Giáo hội đã từng qua những lớp đào tạo của Thầy, được Thầy đối xử bằng một tình thương bình đẳng.

Từ lúc khoác y Nam tông, Thầy bắt đầu nghiên cứu, dịch thuật chuyên sâu vào Luật tạng. Bản thânThầy là tấm gương sáng về nếp sống mẫu mực, giờ giấc đúng đắn, giới luật nghiêm cẩn. Thầy thường dạy “Giờ nào việc nấy, chỗ nào vật ấy”, “Căn bản của người xuất gia là đừng để vướng nhiễm ngũ dục. Đối ngũ dục có thể làm thước đo đạo lực của người tu”. Một câu nói của Thầy được xem là câu nói thời danh: “Cảnh khổ là nấc thang của bậc anh tài, là kho tàng của người hiểu biết, là hố thẳm của kẻ ươn hèn”.

Chính vì nếp sống mẫu mực ấy mà Thầy được tôn là Hòa thượng Luật sư, và được suy tôn làm Tuyên Luật sư cho nhiều Đại giới đàn. Những năm gần đây, Thầy lại giữ trọng trách Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, phụ trách Ban phiên dịch Hán tạng. Với cương vị nầy, Thầy ra sức đào tạo bồi dưỡng kinh nghiệm dịch thuật cho các thành viên trong Ban, hết lòng thương yêu tiếp dẫn đàn hậu tấn khiến mọi người đều được lợi lạc.

Thuận theo lẽ vô thường, có sinh ắt phải có già - bệnh - chết. Mười lăm năm mắc bệnh mãn tính, nhưng không ai thấy căn bệnh đã ảnh hưởng đến sức khỏe của Thầy thế nào, vì Thầy vẫn làm việc hăng say, nụ cười vẫn tươi tắn, giờ giấc sinh hoạt vẫn đều đặn. Cho đến khi căn bệnh ung thư quái ác xâm nhập lúc nào nay lộ diện, sức khỏe Thầy mới suy sụp nhanh chóng.

Chỉ trong hai tháng, kể từ lúc phát hiện triệu chứng đến khi Thầy viên tịch; nhưng đó là cả một quá trình dài đăng đẳng đối với người phải đương đầu với chứng bệnh ngặt nghèo. Người bệnh, thông thường phải chịu nhiều đau đớn về thể xác, căng thẳng về tinh thần, lo sợ cho tương lai, tiếc nuối cho những công việc còn dang dở… Nhất là những người đang mang trọng trách như Thầy - công trình dịch thuật Luật tạngPháp tạng đồ sộ chưa hoàn thành, thì có phải nội tâm Thầy là cả một trường tranh đấu?

Nhưng thật sự không như thế! Chúng con lúc nào cũng thấy rõ sự bình ổn trong thân tâm Thầy, nụ cười Thầy vẫn nở trên môi khi nghe kể chuyện vui. Định lực nào giúp Thầy khống chế được cơn đau của ung thư trong giai đoạn cuối? Trí tuệ nào soi sáng tâm Thầy để chuẩn bị bước qua bờ sinh tử một cách an nhiên? Chỉ có định huệ của một bậc chân tu hiện ra nơi đời tiếp Tăng độ chúng mới có thể tự tại trước vô thườngcuối cùng, nằm trong tư thế kiết tường viên tịch!

Sự ra đi nhanh chóng của Thầy làm chấn động hàng tứ chúng trong và ngoài nước. Môn đồ pháp quyến chúng con mất một cội tùng già từ lâu là chỗ nương tựa vững chắc. Tăng Ni Phật tử mất một tấm gương sáng ngời về đức độtài năng. Giáo hội mất một cánh tay đắc lực trong sự nghiệp đào tạo tăng tài. Ban phiên dịch Hán tạng mất một vị Thầy nhiều kinh nghiệm và tâm huyết. Nỗi đau nào bằng nỗi mất mát không gì thay thế hôm nay?…

… Mà thật ra, Thầy đã đi về đâu nhỉ?

Vô sở tùng lai diệc vô sở khứ. Pháp thân thường trụ không đến không đi, thì có gì là sinh diệt còn mất? Cho nên, Thầy đang hiện diệnmọi nơi. Thầy có mặt trong từng chiếc lá cánh hoa, trong từng đám mây tia nắng. Thầy có mặt trong mỗi chúng con, từng giòng máu hơi thở luân lưu trong cơ thể mỗi người. Thân chúng con là sự tiếp nối, kế thừa của thân Thầy; và tâm chúng con, khi tĩnh lặng mà thường biết, vẫn cùng tâm Thầy tương ưng, có bao giờ vắng thiếu? Vì thế, Thầy ơi, mỗi ý nghĩ lời nói của chúng con đều có Thầy chứng minh, mỗi Phật sự chúng con làm đều có Thầy hỗ trợ, mỗi bước đi trên lộ trình tâm linh nhiều chông gai thử thách, chúng con đều có Thầy động viên khích lệ và kịp thời uốn nắn những sai lầm.

Và dưới sự hiện diện chứng minh miên viễn của Thầy, chúng con nguyện sẽ tự đứng lên và bước đi bằng đôi chân của chính mình, luôn noi gương Thầy “Học, tu và làm việc chết bỏ” để không phụ công ơn cao cả của Thầy. Về sau, bất cứ sự thành công nào của chúng con dù nhỏ hay lớn, cũng đều có phần đóng góp tích cực từ Thầy - phải thế không thưa Thầy, vị Thầy vô cùng quý kính của chúng con?!

Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 13243)
01/04/2017(Xem: 23021)
06/12/2022(Xem: 5723)
01/05/2017(Xem: 25044)
28/05/2016(Xem: 9588)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.