Chương Iii: Lợi Tha

23/05/201112:00 SA(Xem: 6582)
Chương Iii: Lợi Tha

A. BIẾT ƠN TRẢ ƠN 

Đức Phật bảo các ông trưởng giả Diệu Đức, Dũng Mãnh, Thiện Pháp ở trong thành Vương Xá rằng: Này các trưởng giả! Ta sắp nói pháp mầu nhiệm, vì muốn lợi ích cho những ai chưa biết ơn đức trong đời vị lai. Ơn trong thế gianxuất thế gian có 4 thứ: 

    Ơn cha mẹ 

    Ơn chúng sanh 

    Ơn quốc vương 

    Ơn Tam bảo 

Bốn ơn này tất cả chúng sanh, bình đẳng cõng đội.

Kinh Tâm Địa Quán
 
 

Người nào biết ơn, tuy còn ở trong sanh tử mà căn lành chẳng hư. Kẻ chẳng biết ơn, căn lành diệt mất. Vậy nên các đức Phật khen ngợi những người biết ơn trả ơn.

Kinh Đại Phương Quảng Bất Tư Nghì Cảnh Giới
 
 

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo rằng: nếu có chúng sanh nào biết trả ơn, người ấy đánh kính. Ơn nhỏ còn chẳng quên, huống chi ơn lớn. Kẻ ấy dầu cách đây trăm ngàn do tuần cũng chẳng khác gì gần bên ta. Ta thường khen ngợi. Trái lạichúng sanh chẳng biết trả ơn, ơn lớn còn chẳng nhớ huống là ơn nhỏ; dầu có gần Ta, Ta cũng chẳng gần, dầu cho mặc áo Tăng ở hai bên ta, hữu gần Ta đi nữa, người ấy vẫn như xa ta. 

Kinh Tăng Nhứt A Hàm
 
 

Người biết ơn sẽ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác, người trả ơn cũng sẽ dạy chúng sanh phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác

Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
 
 

Nếu có ai hỏi rằng: ai là người biết ơn và có thể đã trả ơn? Nên đáp ngay với họ rằng: Đức Phật là người biết ơn và đã trả ơn vậy. Vì sao thế? Vì tất cả trong thế gian người biết ơn và đã trả ơn, không ai hơn Phật vậy. 

Kinh Bát Nhã
 
 

Chẳng nghe vị Địa thần đã nói sao? "Ta, chở cõi đại địa có tất cả sự vật và sức nặng của núi Tu di nữa mà ta chẳng nhàm chán nhưng đối với 3 hạng người ta thường ngán lắm. 

    Kẻ ôm tâm phản nghịch muốn mưu hại vị nhơn vương 

    Kẻ bỏ ơn tôn thân bất hiếu với cha mẹ 

    Kẻ bác bỏ không cho có nhơn quả, hủy báng Tam bảo, phá pháp luân Tăng, trở ngại người làm lành. Những người như vậy trong một giây lát ta cũng không muốn chở họ." 

Kinh Hoa Nghiêm

B. VUA – TÔI – CHỦ – TỚ

Làm vua trị hóa là khôn khéo dạy khiến bề tôi. Cha dạy con, anh dạy em, chồng dạy vợ, nhà cửa trong ngoài thân thuộc bằng hữu dạy bảo lẫn nhau, phải đạo làm lành, phụng kinh trì giới, mỗi người giữ lấy trên dưới kính nhau, không luận sang hèn trai gái tu giới thanh tịnh thảy đều vui vẻ; phải lẽ hòa thuận, vui vẻ hiếu hiền, cùng nhau răn dạy. 

Kinh Đại A Di Đà
 
 

Nước không vua, như thân không đầu, khó mà sống lâu. 

Kinh Tự Ái
 
 

Ơn của Quốc vương, vì Quốc vương là kẻ phước đức cao cả hơn hết, tuy cũng là người sanh ở nhơn gian mà được tự tại, nên các vị Thiên tửcõi trời ba mươi ba thường giúp sức ủng hộ vậy. Với cả cõi nước sơn hà đại địa và cả ngàn mé biển cả, đều thuộc Quốc vương, phước đức cao hơn tất cả phước của chúng sanh. Vậy nên vị Đại thánh vương, lấy chánh pháp mà trị hóa, có thể khiến chúng sanh đều được an vui; ví như các tòa cung điện, cây cột là cội gốc; nhơn dân no ấm, vua là cội gốc, vì là của vua vậy.

Quốc vương, nếu chẳng lấy chánh pháp mà trị hóa để làm chỗ nương nhờ cho nhân dân. Nếu lấy chánh pháp mà trị hóa thời những kẻ xâm lăng ở ngoại nước, kẻ phản nghịch ở trong nước, và những ác qủy, đ?#243;i khát cùng những khủng bố mưa gió bất thời không thể có được.

Quốc vương xem nhơn dân như con, ngày đêm chẳng rời lòng lo ủng hộ, thì ơn ủng hộ ấy đáng gọi là lớn vậy. 

quốc vương có 10 đức: 

    Soi tỏ: lấy mắt trí huệ soi khắp thế gian vậy 

    Trang nghiêm: lấy đại phước trí trang nghiêm nước vậy 

    Ban vui: lấy đại an lạc cho nhơn dân vui vậy 

    Dẹp oán: hành phục tất cả oán địch vậy 

    Lìa sợ: có thể đẩy lui các tai nạn, hết khủng bố vậy 

    Dùng người hiền: là tập trung các bực Hiền sĩ cùng giúp việc nước vậy 

    Đặt pháp luật: là nhơn dân ở yên trong cõi nước vậy 

    Trị an: là lấy chánh pháp duy trì thế gian vậy 

    Nghiệp chủ: là các sự nghiệp đều thuộc Quốc vương vậy 

    Nhơn chủ: là các sự nghiệp đều thuộc Quốc vương vậy 

Tất cả các vị Quốc vương đều nhờ phước đời trước mới được trọn nên 10 món phước đức thù thắng như vậy.

Nếu có nhơn dân nào siêng tu lòng thành, để giúp rập cho vị vua có nhơn đức, tôn trọng như Phật, ấy đời hiện nay yên ổn giàu vui. Cầu muốn việc chi đều được vừa lòng là nhờ ơn đức của Thánh vương rộng lớn như vậy. 

Kinh Tâm Địa Quán
 
 

Vua như cha mẹ, thương mến bình đẳng, người dân như con, trọn bề trung hiếu

Kinh Phật Vị Thắng Quang Thiên Tử Thuyết Vương Pháp
 
 

Vua lấy lòng lành xem tất cả nhân dân đã như con, thời tất cả nhân dân đối với nhà vua như cha mẹ

Kinh Thắng Quân Vương Sở vấn
 
 

Dân lấy vua làm mạng, vua lấy Pháp làm thân. Thế đạo được hòa bình, Phật Pháp bắt đầu từ đấy.

Trong nước có vua, được mọi sự yên ổn; vậy nên nhà vua phải lấy sự an vui của tất cả chúng sanh mà làm gốc.

Những kẻ xuất gia tại gia thành tâm tu đạo đều nhờ chánh quốc được duy trì và diễn hóa khắp nơi. Nếu nhà vua bất lực, công hạnh chẳng thành, chánh pháp bị diệt mất, thời còn đâu giúp ích? Vậy nên, tu tất cả công đức, một trong sáu phần thuộc về nhà vua. Câu nguyện cho nhà vua được phước như quả núi, bền vững khó mà sụp đổ. 

Kinh Hoa Nghiêm
 
 

Vua Nghiêm Xí hỏi Ni Kiền Tử rằng: "Các ông vua sao gọi tên vua?" Đáp rằng: "Này Đại vương! Vua là cha mẹ của nhân dân vậy. Hay y Phápnhiếp hộ chúng sanh được an vui vậy, nên gọi là vua. Đại Vương nên biết, vua mà nuôi dân như mẹ nuôi con đỏ, dời khô bỏ ướt, không đợi nó đòi. (Khi mẹ con cùng ngủ, con đái , dời con đến chỗ khô, mẹ nằm chỗ ướt!) Tại sao? Đại Vương phải biết, ngôi vua mà được bền vững lấy dân làm cõi nước. Lòng dân chẳng an, nước sẽ nguy vậy. Vậy nên làm vua, thường phải thương dân nghĩ đến dân, như mẹ nghĩ niệm đến đứa con đỏ, lòng chẳng lúc nào rời bỏ được. Phải biết việc vui, khổ của người dân trong nước, tùy thờithi hành, biết mùa lụt mùa hạn, biết khi gió khi mưa, biết lúc được mùa mất mùa, biết khi no khi đói, biết có biết không, biết kẻ buồn người vui, biết kẻ già người trẻ, kẻ bệnh người mạnh, biết đứa ngục tù, người kiện tụng, biết kẻ có tội, người không tội, biết tội nhẹ tội nặng.

Nếu đối với các bậc Vương tử, đại thần, bách quan, biết kẻ nào có công người nào không công v.v...Biết như vậy gọi là bất ly tâm.

Đại vương! Phải biết, nhà vua với trong nước thì biết như vậy rồi, dùng thế lựcủng hộ. Kẻ đáng thưởng phải thưởng kịp thời, kẻ đánh phạt phải cân nhắc cho kỹ lưỡng. Những kẻ quan lại cũng phải biết thời, chẳng nên cướp đoạt quyền lợi của dân; nghiêm cấm tham lam bạo ngược. Người dân được yên vui, ấy là nhiếp hộ. Mới đáng gọi là vua."

Vua lại hỏi nữa rằng: "Lấy những pháp gì gọi là Vương luận, khiến các Tiểu vương nương nơi luận pháp kia mà trị nước an dân, gọi là như pháp có thể nhiếp hộ chúng sanh?"

Ngài Ni kiền Tử đáp: "Đại vương! Bỏ các tâm điên đảo tham lam, bỏ các tâm điên đảo giận dữ, bỏ các tâm điên đảo ngu si rồi: y đối trị, y thiệt thế, y sai biệt, y lợi ích. Y đối trị và thiệt thế là pháp bị đối trị vậy; có chỗ gọi nó là cội gốc bất tham, bất sân và bất si. Làm sao có thể phát khởi được pháp bị trị và hay trị? Pháp bị trị ấy là tâm buông lung và tâm vô từ. Còn pháp hay trị là nhà vua phải tu pháp hạnh có tâm chẳng buông lung và tâm đại từ bi, nhận biết thân mạng và sự vật giúp sống đều là vô thường, tự quan sát bản thân thấy các tội lỗi hiểu biết đúng sự thậtthọ dụng các vật cần thiết giúp cho sự sống.

Nhà vua tu pháp hạnh tuy được tự tại tự do nhưng chẳng nên làm những điều phi pháp; được như vậy gọi là tâm chẳng buông lung.

Đại vương! Phải biết y cứ theo phép vương luận, thì chẳng nên được của, có được cũng chẳng nên lấy, tuy là được của hợp lýphi thời cũng chẳng nên lấy. Nếu y theo thời tiết được của hợp lý đối với kẻ nghèo cùng khốn khổ cũng chẳng nên lấy. Đến như những nạn gươm giáo, nạn giặc giã, nạn phản nghịch, nạn hại nhau; lúc có những nạn như thế thời nhà vua nên khởi từ tâm chẳng sợ nguy hiểm đến bản thân mà hộ các chúng sanh.

Với kẻ nghèo cùng cho họ cơm áo. Với kẻ bạo ác, dạy họ pháp lành, ấy gọi là từ tâm.

Đại vương! Phải biết: y cứ theo hai pháp này, mới gọi là nhà vua tu pháp hạnh, chính là để hộ trì cho chúng sanh, là có tâm bất phóng dật, tâm đại từ bi vậy.

Kinh Ni Kiền Tử
 
 

Vua hỏi Đại sư rằng: "Vua tu pháp hạnh đã có tâm từ bi, làm sao có thể trị những chúng sanh còn ác?"

Đáp rằng: "Nhà vua tu pháp hanh nếu cần trị chúng sanh làm ác trước phải khởi từ tâm lấy trí huệ xem xétsuy nghĩ 5 pháp, nhiên hậu mới trị. Những gì là năm? 

    Y sự thật, chớ nên y bất thật 

    Y theo thời, chẳng nên y bất thời 

    Y nghĩa, chẳng nên y vô nghĩa 

    Dùng lời mềm dịu chớ nên dùng lời xẳng xóm 

    Y từ tâm, chớ nên y sân tâm mà trị." 

Nhà vua hỏi thêm Ngài Ni kiền Tử rằng: "Vua tu pháp hạnh làm sao trị những chúng sanh khởi nghịch?" 

Đáp rằng: "Này Đại Vương! Nhà Vua tu pháp hạnh, trước lấy điều lành mà dạy, đúng như pháp mà chỉ vẽ, nếu nghe theo mệnh lệnh mà bỏ nghịch tâm, xin lỗi xin tội với vua, thời Vua đại ân xá, tha thứ trọng tội, cho an trí ở một nơi nào trong nước mà chẳng nên diệt mạng, chẳng đoạt của và cũng chẳng cần đuổi ra khỏi nước. Vì sao thế? Vì muốn khiến Vua biết có ba điều: 1. Có đức tin. 2. Có ơn. 3. Có đại lực, để khiến cho những kẻ chưa hàng phục phải hàng phục; kẻ đã hàng phục chẳng dám tái phạm, kẻ muốn phản nghịch chẳng dám manh khởi.

Đại Vương phải biết những kẻ có tội mà được khởi tội lại được phục chức vị cũ thời nhơn dân được yên ổn vậy. Những nhà Vua đúng như pháp mà trị hóa thời đuợc phước vô lượng, tiếng tăm đồn khắp. Nếu kẻ bị tội được mệnh lệnh Vua mà chẳng chịu phục tội thời phải trị cho xứng đáng, nhưng đừng giết chết hay làm tổn hại thân thể mà chỉ nên tịch thu tài sản và đày ra khỏi nước, để làm gương cho kẻ khác chẳng dám khởi nghịch tâm mà thôi.

Đại Vương phải biết! Như vậy là Vua tu pháp hạnh mà trị tội những kẻ khởi nghịch. 

Kinh Ni Kiền Tử
 
 

Nếu có vị Hiền Vương sáng sớm dậy, trước vào Đạo tràng, kính lễ Thánh Hiền cầu nguyện phúc lành, cúng lạy Tổ tông, trả đền ân đức; dạy dân hiếu kính thầm ích cho muôn dân

Xong rồi mới lâm Triều cùng với các Đại thần mà lo việc nước, và phê chuẩn, xong hai việc này rồi mới dùng bữa. Dùng bữa xong mới đi tắm rửa, và dạo chơi hoa viên.

Đến buổi chiều, bày hội đàm luận ở Vương cung, mời các vị Sa Môn, Bà La MônĐại trí huệ trong nước đến diễn thuyết Chánh pháp cho Vua nghe và Vua hỏi han các điều thiện ác, chánh tà và việc gì đáng làm, việc gì chẳng đáng làm. Rồi mới triệu tập các vị Cựu Thần có tài đức, và những kẻ ẩn dậtkiến thức cao xa, nhà Vua dọ hỏi việc quốc chánh để cho họ bình luận việc đắc việc thất. Như vậy là Vua tự tỉnh thức, phước đức của Vua càng tăng thêm rồi mới hàng phục các nước láng giềng, được bầy tôi tôn kính, trong ngoài một lòng. 

Kinh Hoa Nghiêm
 
 

Hễ lên ngôi quốc vương phải tu 5 điều: 

    Lãnh trị muôn dân không có oan uổng, nhũng lạm 

    Nuôi dưỡng tướng sĩ tùy thời thăng thưởng 

    Tu niệm pháp lành, phước đức nối luôn 

    Phải tin những lời can gián của bậc trung thần chánh trực, đừng nghe kẻ sàm nịnh mà thương tổn đến bậc chánh trực quốc sĩ. 

    Phải tiết độ việc tham dục, tâm chẳng buông lung 

Tu năm điều này tiếng thơm khắp bốn biển, phước lộc tự đến. Trái lại chẳng tu năm điều này thời các pháp luật chẳng thi hành được, nhơn dân nghèo cùng mưu loạn, tất nhiên tướng sĩ phải mệt nhọc thế lực suy yếu; bấy giờ các vị phước thần không ủng hộ, bởi Vua mà hỏng việc lớn; các bực trung thần chẳng can gián; tâm nhà Vua càng buông lung, việc nước phế bỏ, thời nhơn dân lắm điều oán thán. 

Kinh Pháp Cú Thí Dụ
 
 

Đức Phật nói: Ngày xưa nước Ca Thi có ông Vua tàn ác, làm những điều phi pháp khiến trăm họ khốn khổ. Bấy giờ có vị Hiền giả muốn can gián nhà Vua bằng cách dạy chim anh võ nói rằng: "Làm Vua mà có bảy điều phi pháp thời thân Vua nguy vậy: 

    Say mê nữ sắc, chẳng kính bậc chơn chánh 

    Say rượu, chẳng thương quốc dân 

    Tham cờ bạc, chẳng tu lễ kính 

    Săn bắn sát sanh, không lòng từ bi 

    Ưa nói lời dữ, chẳng nói lời lành 

    Nặng sưu dịch, lại thêm hình phạt biếm trích 

    Cướp đoạt của dân chẳng nhằm nghĩa lý 

Bảy điều phi pháp thân Vua nguy khốn."

Lại nữa:

    Gần gũi những kẻ gian ác tà nịnh 

    Chẳng tin những kẻ hiền lương 

    Háo chiến nước người, chẳng nuôi nhơn dân 

Ba việc phi pháp này là nước nguy vậy. Nếu Vua chẳng trừ bỏ các phi pháp nói trên, thời trong một mai chiều sẽ khuynh quốc, bại thân. 

Là kẻ làm Vua, cả nước đều nhờ, như chiếc cầu muôn người nhờ qua lại; như cái cân, đối với kẻ thân người sơ đều công bình; như mặt trời, soi khắp thế gian; như mặt trăng, cho muôn vật mát mẻ; như cha mẹ, ơn lành nuôi dưỡng thương mến; như trời che khắp tất cả; như đất chở nuôi muôn vật; như lửa đốt trừ ác hoạn và như nước thấm nhuần muôn dân.

Nhà vua nghe chim anh võ nói như trên, rất hổ trẽn, về sau tu chánh hạnh. Do đó mà chánh giáo được thịnh hành trong nước. Và cũng nhờ đó mà tiếng xấu tiêu diệt, từ đây trở đi bà phu nhơn và các bề tôi đều trung thành cung kính nhà Vua, muôn dân đều vui mừng

Kinh Tạp Bảo Tạng
 
 

Chủ nhà xem sóc tôi tớ có 5 điều: 

    Phải thường cấp cho cơm áo, mền mùng 

    Đau ốm phải mời thầy thuốc trị chữa 

    Chẳng nên đánh đập quấy quá 

    Nó có của riêng chẳng nên cướp lấy 

    Khi phân chia vật gì phải bình đẳng 

Tôi tớ đối với chủ nhà cũng có 5 điều:
    Phải dậy sớm, đừng để chủ nhà gọi 

    Việc nên làm tự động làm ngay 

    Phải yêu tiếc vật của chủ 

    Khi chủ đi, về phải lo đưa, đón 

    Phải khen ngợi điều hay của chủ, chẳng nên nói việc xấu 

Kinh Lục Phương Lễ
 
 

Chủ nhà đối với những kẻ tôi tớ giúp việc: Sai khiến cho vừa sức; thường cho cơm áo; cho vật ngon; ban lời dạy; khi đau ốm cho nghỉ việc. Ấy là năm điều mà chủ nhà cần có vậy.

Làm khéo, làm khéo mà nên việc, biết phục thiện, tối đến ngủ, sáng dậy sớm, học tập, làm việc siêng, chủ nhà nghèo cũng đừng khinh, những lúc thiếu thốn, cũng chẳng bỏ nhau, và đi ra khỏi cửa thời khen ngợi chủ nhà. Ấy là 10 điều mà kẻ tôi tớ cần phải có. Chủ tớ được như vậy thế thời việc lành chẳng suy bại. 

Kinh Thiện Sanh Tử
 
 

C. KHEN NGỢI HIẾU LÀNH

Điều lành cao tột chẳng gì bằng hiếu. Điều cực ác là bất hiếu vậy. 

Kinh Nhẫn Nhục
 
 

Đặng ngọc báu cao từ dưới đất lên đến cõi trời 28, lấy đem bố thí cho người được phước báo chẳng bằng cúng dường cha mẹ

Kinh Mạt La Mạt
 
 

Thờ cúng trời đất quỉ thần chẳng bằng hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ là hai vị Thần sống cao tột vậy. 

Kinh Tứ Thập Nhị Chương
 
 

Gặp đời không có Phật, nếu biết khéo phụng sự cha mẹ tức là phụng sự Phật vậy. 

Kinh Đại Tập
 
 

Quả báo công đức thỏa thuận cúng dường cha mẹ ngang với công đức của vị Bồ Tát nhứt sanh bổ xứ vậy. 

Kinh Tăng Nhất A Hàm
 
 

Đức Phật nói: Chẳng những ngày nay Ta mới khen ngợi hạnh từ hiếu mà trong vô lượng kiếp về trước Ta cũng khen ngợi nhiều rồi! 

Kinh Tạp Bảo Tạng
 
 

Nương nhờ ơn nuôi dưỡng của hai vị Từ Phụ và Bi mẫu cho nên tất cả các con trai gái đều được an vui. Thế là ơn cha cao như núi Chúa, ơn mẹ sâu như bể cả. 

Kinh Tâm Địa Quán
 
 

Dù cho có người một vai cõng cha, một vai cõng mẹ, đến trọn đời mà chẳng phút xa lìa, và cung cấp áo cơm thuốc men, các món cần dùng. Như thế cũng chưa có thể gọi là đã trả xong ơn sâu nặng với cha mẹ

Kinh Bổn Sự
 
 

Cha mẹ với con có 5 điều: 

    Khiến con bỏ ác làm lành 

    Lấy sách vở dạy cho con 

    Cho con trì kinh giới 

    Cưới vợ cho con 

    Gia tài phải để lại cho con hết. 

Kinh Lục Phương Lễ
 
 

Phật nói: Ơn cha mẹ thương con, Ta ở đời này lâu đến một kiếp nói cũng khó hết. Ta nay chỉ nói một phần ít thôi. Nay ông Trưởng giả: nếu có người giàu có mời một trăm Thầy Bà La Môn tịnh hạnh, một trăm vị Thần tiên và 100 người bè bạn đến vào trong ngôi nhà làm bằng bảy thứ ngọc sang trọng mà bày tiệc cúng dường đầy đủ trăm ngàn món ăn ngon tột bực, nơi phòng nghỉ, treo chuỗi anh lạc và dùng các giường mùng, mền gối và trăm thứ ngọc báu để trang hoàng; lại dùng thứ thuốc bạch được để trị bịnh. Nuôi như thế mãn trăm ngàn kiếp mà chẳng bằng phát khởi một niệm lòng hiếu thuận dùng chút ít vật chất cúng dường cha mẹ và theo bên hầu hạ.

Bà mẹ hiền thương con, thật không biết lấy vật gì để so sánh cho cân xứng vậy. Từ khi con vào thai, trải qua thời gian mười tháng những lúc mẹ đi, đứng, ngồi, nằm, chịu trăm điều khổ não mà miệng mẹ không thể nói ra. Muốn những đồ uống ăn hay áo mặc, dù có được mẹ cũng chẳng mừng vì lòng lo lắng không khi nào dứt, chỉ lo nghĩ đứa con sắp sanh sao cho hoàn hảo là hơn thôi. Nếu khi đẻ khó thời như trăm ngàn mũi dao đồng thời đâm cắt toàn thân; nếu khi sanh đẻ được an lành, bà mẹ với các thân thuộc cùng chung vui sướng in như kẻ nghèo được ngọc báu; sự đau khổ trong mười tháng của mẹ do một tiếng khóc đầu tiên của đứa con khi mới lọt lòng mà nổi khổ ấy mẹ liền quên mất và vui sướng như nghe âm nhạc. Con lấy nơi bụng ngực của mẹ làm chỗ ngủ, lấy hai cổ vế là chỗ dạo chơi và do nước giêng cam lồ nơi ngực mẹ chảy ra mà nuôi lớn. Ôi! Ơn đức của mẹ, núi cao biển sâu cũng chẳng thể sánh kịp. Nếu đứa con nào biết tùy thuận nghe theo những lời dạy bảo của từ mẫu mà không trái nghịch thời được các chư thiên hộ niệm, phước đức vô cùng. Nếu có kẻ trai lành gái thiện nào muốn trả ơn cha mẹ, trải qua thời gian một kiếp, cứ mỗi ngày ba lần từ cắt thịt nơi thân đem nuôi cha mẹ cũng chưa có thể gọi là đã trả ơn được một ngày vậy. 

Kinh Tâm Địa Quán
 
 

Người trong thế gian ai giàu hơn hết ai nghèo hơn hết? Bi mẫu sống còn gọi là giàu có; Bi mẫu qua đời gọi là nghèo khổ. Khi còn bị mẫu gọi mặt trời trưa; bi mẫu qua đời gọi mặt trời lặn. Khi còn bi mẫu, gọi đêm trăng sáng, bi mẫu qua đời là đêm không trăng. Vậy nên các người siêng năng tu tập hiếu thuận nuôi dưỡng hai đấng Từ thân. Những người như vậy, được phước ngang như phước cúng như Phật không chút hơn kém. 

Kinh Tâm Địa Quán
 
 

Phàm là con thảo phải lấy năm việc kính thuận cha mẹ. Những gì là năm? 

    Cúng dường đầy đủ đừng để thiếu thốn 

    Phàm làm việc gì, phải trước thưa cha mẹ 

    Cha mẹ có làm, kính thuận chẳng nghịch 

    Chánh lịnh cha mẹ, chẳng dám chống trái 

    Cha mẹ có làm, chánh nghiệp chẳng dứt 

Kinh Trường A Hàm
 
 

Con thờ cha mẹ phải có năm điều: 

    Phải lo sanh kế 

    Dậy sớm sai khiến tôi tớ lo làm cơm nước cho kịp thời 

    Chẳng nên làm cha mẹ lo thêm 

    Phải nhớ ơn cha mẹ 

    Khi cha mẹ có bệnh, phải lo sợ liền mời thầy chửa thuốc kịp thời 

Kinh Lục Phương Lễ
 
 

Đạo làm con đối với cha mẹ có năm việc: 

    Lo gia sự 

    Lo trả nợ nần 

    Phải hiểu lời dạy 

    Cúng dường 

    Làm sao cho cha mẹ vui 

Kinh Thiện Sanh Tử
 
 

Cung phụng đồ ăn uốngchâu báu chưa đủ trả được ơn cha mẹ. Hướng dẫn cha mẹ xoay về chánh pháp mới là báo hiếu

Kinh Bất Tư Nghì Quang
 
 

Nếu cha mẹ không tin, khuyên phát khởi lòng tin; nếu chưa có giới pháp, khuyên thọ trì giới pháp; nếu tánh tình bủn xỉn, khuyên tu hạnh bố thí; nếu không trí huệ, khiến kia tu trí huệ. Làm con được như thế, mới được gọi là trả ơn

Luật Tỳ Na Da
 
 

Bầy giờ đức Thế Tôn bảo Ưu bà Di rằng: Ngày trước Ta đi xuất gia, Ta có tâu thề với Phụ Vương Ta rằng, khi nào chứng được Phật đạo sẽ trở về độ cha mẹ. Thế là nay Ta đã chứng được Phật đạocông đức thành tựu, quyết phải trở về nước, chẳng dám trái lời tâm hứa ngày trước. 

Kinh Phổ Diệu
 
 

Khi vua Tịnh Phạn lâm bệnh nặng, Ngài nghĩ muốn thấy mặt các con một lần chót.

Bây giờ đức Phật ở tại thành Vương xá cách chừng năm mươi do tuần. Phật mới bảo A Nan, Nan ĐàLa Vân liền dùng thần túc mà về vương cung. Rồi ngài phóng hào quang sáng rực soi khắp thân Phụ vương thì bịnh tình được thuyên giảm chút ít; và Ngài lại lấy tay rờ trên trán Phụ vương mà an ủi rằng: Phụ vương là người tu tịnh giới, đã diệt sạch tâm phiền não cấu nhiễm; nay Phụ vương nên vui mừng và nghĩ nhớ lời kinh pháp.

Đức Phụ vương nghe nằm chắp tay đem tâm mà kính lễ! Liền lát sau Ngài thăng hà. Các Thích tộc và triều đình lo việc tẩn liệm vào quan tài và đem quan tài tôn trí trên tòa sư tử.

Đức Phật và ngài Nan Đà nghiêm chỉnh đứng trước linh xa; ngài A NanLa Vân đứng sau linh xa. A Nan quì thưa Phật rằng: cho tôi xin gánh quan tài Bá phụ; La Vân cũng xin với Phật cho mình gánh quan tài ông nội. Đức Thế Tôn nói lời an ủi: con người sau nầy đều là hung bạo, bất hiếu chẳng biết trả ơn dưỡng dục của cha mẹ, Ta vì chúng sanh bất hiếu ấy mà bày ra phương pháp để giáo hóa. Rồi Như Lai đích thân gánh quan tài phụ vương và tự tay bưng lư hương đứng trước mà đi đến nơi Lăng mộ!

Đức Như Lai kiếp trước ở trong sanh tử, thời gian như vậy nhiều như số vi trần không thể nghĩ bàn được, và trong hình loại tất cả chúng sanh chịu đủ mọi thân hình. Vì chịu nhiều thân hình nên tất cả chúng sanh đã từng làm cha mẹ đức Như Lai, và Như Lai cũng đã từng làm cha mẹ tất cả chúng sanh. Vì từng làm cha mẹ tất cả chúng sanh nên thường tu những khổ hạnh khỏ tu, hay bỏ những vật khó bỏ. Siêng tu tinh tấn, trì giới, bố thí, đa văn, thiền định, trí huệ cho đến đầy đủ tất cả muôn hạnh, chẳng nghỉ chẳng thôi, tâm không mệt mỏi. Vì hiếu dưỡng cha mẹ, biết ơn trả đức nên ngày nay được chóng thành tựu quả vô thượng chánh đẳng chánh giác

Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
 
 

Phật bảo A Nan rằng: Đời trước, khi Ta làm con là nhơn hiếu; khi làm vua là từ dục; khi làm dân là kính phụng. Do đó mà tự gây nên đấng cao cả trong ba cõi

Kinh Viêm Tử
 
 

D. ĐẠO THẦY TRÒ

Kẻ Thiện tri thức nói lời đúng pháp, đúng như lời nói mà làm. Thế nào gọi là nói đúng pháp, và đúng như lời nói mà làm? Nghĩa là tự mình chẳng sát sanh, chẳng dạy người khác sát, cho đến tự mình tu chánh kiến và dạy người cũng tu chánh kiến; nếu ai được như vậy, mới được gọi là chơn chánh Thiện tri thức. Lại nữa tự tu đạo Bồ Đề và dạy người cũng tu Bồ Đề, vì nghĩa ấy nên gọi là Thiện tri thức. Hoặc là tự có thể tu hạnh tín, giới, bố thí, đa văn, trí huệ và cũng có thể dạy người tu hành tín, giới, bố thí, đa văn, trí huệ, vì những lẽ đó mà gọi là Thiện tri thức. Kẻ thiện tri thức cần phải có pháp lành. Pháp lành gì? Là việc mình tự chẳng cầu vui cho mình mà thường vì cầu vui cho chúng sanh. Khi thấy người có lỗi mình chẳng nên nói điều dở mà thường nói điều trọn lành. Bởi những nghĩa đó mà gọi là Thiện tri thức

Kinh Niết Bàn
 
 

Nếu ai gần gủi Ác tri thức, đời nầy chẳng được tiếng tăm tốt, bởi vì gần gủi bạn bè xấu, đời sau sẽ đọa ngục A Tỳ. Ai mà gần gủi Thiện tri thức, hiện tại dầu chẳng được chúng lợi thế gian, đời sau sẽ được hết nhân khổ. 

Kinh Phật Bổn Hạnh
 
 

Cần cầu kẻ Thiện tri thức, thân tâm đừng sanh mệt mỏi, thấy Thiện tri thức đừng sanh lòng nhàm chán; học hỏi với Thiện tri thức, đừng sợ khó nhọc; gần gủi Thiện tri thức đừng thối lui, cúng dường Thiện tri thức đừng cho gián đoạn; tùy thuận theo lời dạy dỗ của Thiện tri thức mà đừng chống trái; những công đức của Thiện tri thức, đừng sanh lòng nghi; khi Thiện tri thức diễn nói, phải quyết định mở cửa lòng xuất ly mà nghe; nhân thấy Thiện tri thức tùy thuận theo hạnh phiền não, đừng sanh lòng hiềm quái. Đối với Thiện tri thức phải lòng tin vững chắc đừng biến đổi. Tại sao? Vì Bồ tát nhờ Thiện tri thức mà được học hỏi các hạnh Bồ Tát. Do đó mới được thành tựu tất cả công đức của Bồ tát và được xuất sanh đại nguyện cùng là trí huệ quang minh rực rỡ. Và cũng nhờ đó mới được dẫn phát thiện căn Bồ tát và chứng được Đạo quả Như Lai bồ đề, để nhiếp lấy hạnh mầu nhiệm và sức tự tại cùng là xuất sanh sức đại từ đại bi của Bồ tát vậy.

Nầy Thiện nam tử! Bồ tát nhờ sự giúp đỡ của Thiện tri thức mà chẳng sa đọa ác thú; nương nhờ sự thành tựu của Thiện tri thức mà được tự tại thọ sanh; nương nhờ sức mạnh của Thiện tri thức mà phá tan nghiệp báo; nhờ mặc áo giáp nhẫn nhục của Thiện tri thức mà chẳng bị một lời nói xấu ác; và nương nhờ sự sanh trưởng của Thiện tri thứctiêu diệt được các tội lỗi kiêu mạn vậy. 

Kinh Hoa Nghiêm
 
 

Đức Phật dạy: kẻ nào biết ơn thầy, khi có thầy thì lo phụng sự; khi vắng thầy thời lo suy nghĩ những lời thầy đã dạy bảo; giống như kẻ hiếu tử nghĩ nhớ cha mẹ, và như người đói khát nhớ nghĩ đến việc uống ăn. 

Kinh Trang Tâm
 
 

Là kẻ Sư trưởng cần lấy 5 điều mà đối xử với đệ tử

    Tùy thuận theo phép điều ngự 

    Dạy những điều mà trò chưa biết 

    Tùy theo sự nghe biết của trò mà khiến cho hiểu thấu căn lành 

    Chỉ kẻ hiền lành cho trò kết bạn 

    Đem hết chỗ hiểu biết của mình mà dạy trao cho trò không nên lẫn tiếc 

Kinh Trường A Hàm
 
 

Thầy dạy đệ tử có 5 điều: 

    Khiến trò mau hiểu 

    Dạy trò giỏi hơn đệ tử của kẻ khác 

    Phải dạy trò biết rồi nhớ mãi chẳng quên 

    Phải giải nói các điều nghi nan cho trò hiểu rõ 

    Muốn khiến trí huệ của trò cao hơn mình 

Kinh Lục Phương Lễ
 
 

Hay khiến học hay dạy bảo, khiến học siêng năng đem về đạo lành, cho trò làm với kẻ hiền hữu. Ấy là năm điều mà thầy đối với trò vậy. 

Kinh Thiện Sanh Tử
 
 

Đệ tử kính phụng sư trưởng cũng có 5 điều: 

    Phải hầu hạ 

    Lễ kính cúng dường 

    Tôn trọng trên đầu cổ 

    Những lời thầy dạy bảo phải cung kính tùy thuận, chớ không được chống trái 

    Khi đi theo thầy nghe được điều gì hay, khéo nhớ giữ gìn, chớ bỏ lãng quên 

Kinh Thiện Sanh Tử
 
 

Đệ tử thờ thầy phải có 5 điều: 

    Kính mến là khó gặp 

    Phải nhớ ơn thầy 

    Nghe theo lời dạy 

    Nghĩ nhớ chẳng nhàm 

    Khi đi theo sau hầu hạ phải khen ngợi điều hay của Người 

Kinh Lục Phương Lễ
 
 

Lóng nghe cho chắc, ưa học hỏi, siêng làm việc, không phạm lỗi, cúng dường thầy. Ấy là năm điều đệ tử thờ thầy vậy. 

Kinh Thiện Sanh Tử
 
 

Phàm là kẻ đệ tử, mỗi khi thấy thầy tức thì đứng dậy

Luật Căn Bổn Tỳ Na Da
 
 

Đệ tử theo thầy đi, chân chẳng nên đạp nơi bóng thầy.

Kinh Sa Di Giới Luật
 
 

Đệ tử, khi tham học với thầy phải tránh 6 chỗ: 

    Chẳng nên đứng trước mặt 

    Chẳng nên đứng sau lưng 

    Chẳng nên đứng quá xa 

    Chẳng nên đứng quá gần 

    Chẳng nên đứng chỗ cao hơn chỗ thầy 

    Chẳng nên đứng hướng trên gió 

Luật Thiện Kiến Tỳ Bà Ta
 
 

Phật dạy: đứa ác muốn hại kẻ hiền, như ngửa miệng lên trời khạc nhổ, khạc chẳng đến mà rơi lại nơi mình. Lại như kẻ đứng đầu gió lấy chân quấy bụi, bụi chẳng đến người mà đã dơ thân mình. Người hiền không thể hủy hoại lại diệt mình. 

Có người nghe Phật giữ Đạo, tu Đại nhơn từ, họ cố ý đến mắng Phật, Phật làm thinh không phản ứng. Họ mắng đã rồi thôi.

Phật hỏi: ngươi đem lễ vật cho người ta, người ta không nhận lễ vật ấy trở về ngươi chớ sao? Người kia đáp: phải. Phật nói: khi nãy ngươi mắng Ta mà Ta không nhận, ngươi tự đem họa ấy về nơi thân người: giống như vang ứng theo tiếng, như bóng hiện theo hình, quyết không sai một mảy. Ngươi cẩn thận chớ làm ác. 

Kinh Tứ Thập Nhị Chương
 
 

A Nan thưa Phật rằng: người đời và đệ tử Phật khinh rẻ bực Thầy và họ đem ác tâm đến bậc Thầy và người đạo đức thì tội ấy thế nào?

Phật bảo A Nan rằng: là con người thời phải ưa mến đức của người khác và vui mừng điều lành của họ, chẳng nên ganh tị. Còn như đem ác tâm đến bậc Thầy và người đạo đức thì cũng như đem ác tâm đến Phật không khác chi cả. Ví phỏng đem cái cung nặng một vạn tạ bắn vào thân mình chừng có đau hay không? A Nan thưa: thật đau lắm đau lắm. Phật nói: người có ác ý đem đến người đạo đức cùng là bậc Thầy hãy còn đau hơn gấp mấy lần cái mũi tên kia bắn vào thân minh.

Là kẻ đệ tử chẳng nên khinh dễ bậc Thầy và đem ác ý đến kẻ đạo đức. Người có đạo đức phải xem họ như Phật chớ chẳng nên ganh tị hủy báng. Người có giới đức cảm động đến các Thiên long qủy thần không một vị nào chẳng cung kính.

Thà lao mình vào đống lửa, cẩn thận chớ nên ganh tị và hủy báng kẻ thiện nhơn, tội ấy chẳng phải nhỏ nhen, cho nên phải cẩn thận lắm. 

Kinh A Nan Vấn Sự Phật Cát Hung
 
 

Đệ tử có 5 việc mới nên quở mắng

    Bất tín 

    Biếng nhác 

    Ác khẩu 

    Tâm không biết xấu hổ 

    Gần gũi ác tri thức 

Phật nói: chỉ phạm một trong năm món vừa kể trên cũng nên quở mắng.

Tỳ kheo thưa Phật rằng: quở mắng cách nào? Phật đáp: có 5 pháp:

    Chẳng nói năng với hắn 

    Chẳng dạy trao gì hết 

    Cho thọ dụng chẳng đồng đều 

    Chẳng dạy cho việc lành 

    Chẳng cho ở chung một nhà 

Trong 5 pháp nầy tùy theo trường hợp mà dạy quở. 

Luật Hữu Bộ Căn Bổn Tỳ Nại Da
 
 

A Nan thưa Phật rằng: bực Thầy có quyền la mắng đệ tử, tội nhỏ cho là to, chừng như Thầy có lỗi hay không?

Phật đáp: không nên không nên! Đạo nghĩa Thầy trò phải lấy đạo cảm hóa tự nhiên, phải cùng nhau có lòng tin cậy thân hậu; xem trò như mình, việc chi mình chẳng muốn làm, đừng trách sao trò không làm. Phải lấy đạo đức rộng dạy: kính trọng, lễ phép cho trò, phải thuận hòa trung tiết, không nên đem lòng oán trách kiện cáo cùng nhau. Kẻ đệ tử cùng Thầy hai bên đều chân thành: bực Thầy cho ra bực Thầy, kẻ làm trò cho đáng kẻ làm trò thì mới được. 

Kinh A Nan Vấn Phật Sự Cát Hung
 
 

E. BẰNG HỮU THIỆN ÁC

Đức Thế Tôn với ngài trưởng lão Nan Đà cùng nhau đi vào trong thành Ca tỳ la bà tộ. Đi đến gần một nhà buôn cá. Phật bảo Nan Đà rằng: Ngươi vào trong nhà buôn cá kia xin lấy một nắm cỏ tranh mà họ thường tủ trên cá chết.

Nan Đà vâng lời làm theo. Rồi đức Phật bảo Nan Đà cầm theo một lát rồi sẽ vất nó đi. Nan Đà y lời cầm đi theo một đỗi rồi mới vất xuống đất.

Bấy giờ đức Phật bảo Nan Đà: ngươi ngửi tay ngươi coi có nghe mùi chi không? Nan Đà thưa: dạ có mùi bất tịnh hôi tanh. Phật liền dạy Nan Đà rằng: Thiệt đúng vậy đó. Nếu người nào gần gũi với bọn ác tri thức giao kết làm bè bạn trong chừng giây lát thời ác nghiệp nhiễm thành thói quen, tiếng xấu người ấy bị đồn khắp.

Đức Thế Tôn lại cùng với trưởng lão Nan Đà đi gần đến nhà làm nhang, Ngài bảo Nan Đà: Ngươi vào nhà kia xin một bao nhang đem đây. Nan Đà vâng lời vào nhà xin lấy một chiếc bì họ đã đựng nhang cầm ra. Phật bảo: Ngươi cầm một lát rồi sẽ vất nó đi. Nan Đà y lời cầm một lát rồi vất xuống đất.

Bấy giờ Phật mới bảo Nan Đà: Ngươi tự ngửi tay ngươi coi có nghe mùi chi chăng? Nan Đà thưa rằng: Dạ thưa Thế Tôn! Tay con có mùi thơm ngạt ngào thật không thể tả được. Đức Phật bảo: Thật vậy! Nếu ai gần gũi với kẻ Thiện tri thức thường tự tùy thuận thấm nhuần đạo đức của họ thời được tiếng tăm tốt đẹp

Kinh Phật Bổn Hạnh
 
 

Chỗ đất có miếng giấy cũ, Phật bảo Tỳ kheo lại nhặt. Tỳ kheo vâng lời lại nhặt lấy. Phật hỏi miếng giấy chi vậy? Dạ thưa miếng giấy bao hương, tuy bị bỏ đã lâu mà mùi hương vẫn còn thơm.

Thầy trò đi một đỗi nữa lại gặp một khúc giây. Phật bảo Tỳ kheo lại nhặt, rồi Phật hỏi giây chi đó? Dạ thưa giây chi không biết, mà người ta dùng buộc cá, nên có mùi tanh hôi.

Phật nói: hai vật ấy trước kia sạch sẽ chẳng có mùi gì mà vì nhơn duyên nên mới có thơm, thúi khác nhau. Gần kẻ hiền minh thời hấp thụ được nhiều đạo nghĩa, mà bạn với đứa ngu ám thời tai họa chắc đến thân. Cũng in như 2 vật giấy kia đựng hương thời thơm mà buộc cá thời hôi; nó thấm nhiễm dần dần mà tự nó nào có hay biết. 

Kinh Pháp Cú Thí Dụ
 
 

Phật dạy: Này Thiện Sanh! Làm bạn với đứa trộm, có bốn điều ác: tham của người khác; cho ít trong nhiều, vì sợ nên học tập, vì lợi nên học tập.

Bạn với đứa vọng ngữ, cũng có 4 điều: bày tỏ việc riêng của người, việc riêng của mình dấu mất, trước mặt khen hay, sau lưng chê dở.

Bạn với đứa tin tà giáo, cũng có bốn điều: nó dạy mình sát sanh, dạy ăn trộm, dạy tà dâm và dạy mình dối trá.

Trái lại bạn với kẻ đồng tâm, khi khổ vui có mặt với nhau có bốn điều lành: họ cho mình của báu, cho điều lợi, cho của nhà sẵn có, cho lời nói trung thật.

Bạn với kẻ siêng năng sự nghiệp cũng có bốn điều lành: lấy lợi làm sự nghiệp, lấy sức mạnh làm sự nghiệp, hoặc mình có buông lung thì họ can gián, và lấy điều lành làm sự nghiệp.

Và lại bạn với kẻ nhơn từ cũng có bốn điều lành: được họ khuyên dạy thành tín, thành giới, thành văn và thành thi. 

Kinh Thiện Sanh Tử
 
 

Phật dạy: Ác tri thức có 4 bọn: 

    Bên trong ôm oán tâm, mà bên ngoài gắng gượng làm ra vẻ bạn tri thức 

    Trước mặt nói tốt mà sau lưng nói xấu 

    Lúc mình có việc gấp, đối trước mặt bộ sầu khổ mà sau lưng thì vui mừng 

    Bề ngoài giả làm như thân hậu mà bề trong toan mưu gây oán 

Thiện tri thức cũng có 4 thứ:
    Bề ngoài hình như không tốt, mà bên trong có ý tốt 

    Thẳng thắn can gián ngay trước mặt mà sau lưng thì vẫn nói điều tốt của bạn 

    Những khi đau ốm, hoặc bị huyện quan đòi hỏi, hay phải đi chinh chiến thời lo lắng tìm hết cách che chở giải cứu

    Thấy kẻ nghèo cùng không nỡ bỏ qua, thường nghĩ tìm phương tiện khiến cho được giàu có 

Ác tri thức cũng có 4 thứ:
    Khó can gián hiếu dụ khiến họ làm lành vì họ cố ý lân la với kẻ ác 

    Muốn khiến họ đừng bè bạn với kẻ ưa rượu mà họ cố ý lân la với bợm nghiện rượu 

    Muốn khiến họ tự giữ mình, nhưng họ lại càng sanh đa sự 

    Muốn khiến họ làm bạn với kẻ hiền, mà họ cố ý với kẻ ác 

Thiện tri thức cũng có 4 thứ: 
    Thấy kẻ nghèo cùng quẫn bách, khiến cho họ có phương sanh kế 

    Không khi nào tranh cãi cùng nhau 

    Thường hỏi thăm tin tức với nhau 

    Thường nghĩ nhớ nhau những lúc gặp gỡ 

Thiện tri thức cũng có 4 thứ nữa:
    Bị quan nã bắt đem giấu kín thì tìm cách giải cứu 

    Khi bị đau ốm thì đến thăm viếng giúp đỡ 

    Khi bạn chết chóc đến xem sóc tẩm liệm 

    Bạn đã qua đời, về sau cứ nghĩ nhớ mãi! 

Thiện tri thức lại có 4 điều:
    Muốn đấu tranh là ngăn cản ngay 

    Muốn làm bạn với ác tri thứccan gián liền 

    Chẳng muốn làm việc để sanh sống thì khuyên nhủ nên làm việc để sanh sống 

    Chẳng biết kinh giáo đạo lý thì dạy cho hiểu biết, và sanh lòng tin vui mừng 

Ác tri thức cũng có 4 bọn:
    Bị thiệt chút ít quyền lợi là nổi sân to 

    Mình có việc gấp mượn nhờ đi đâu đó, mà chẳng chịu đi 

    Thấy bạn có việc gấp liệu bề tránh mất 

    Thấy người bạn bị chết chóc, bỏ lơ chẳng hề ngó tới 

Đức Phật dạy: nên chọn lựa bạn lành mà theo; mà kẻ ác nên tránh xa. Ta nhờ nương theo bạn lành nên mới được thành Phật

Kinh Lục Phương Lễ
 
 

Đừng làm việc chung với kẻ ác tri thức và đứa ngu, mà phải giao kết với kẻ thiện tri thức và người trí. Con người vốn không phải ác nếu gần gui?kẻ ác về sau thành người ác, thời tiếng xấu đồn khắp thiên hạ. Mà thiện tri thức thì trái lại. Cho nên cần phải gần gũi. 

Kinh Tăng Nhất A Hàm
 
 

Ông Bột nói rằng: (tiền thân Phật Thích Ca) bạn có bốn thứ cần phải biết: có thứ như hoa, có thứ như cân, có thứ như núi và có thứ như đất. Sao gọi như hoa, là khi tươi đẹp lấy cắm trên đầu, lúc héo xấu thời vất bỏ; khi giàu sang thì phụ họa mà lúc nghèo hèn thì bỏ lơ, ấy là bạn như hoa. Sao gọi như cân? Nghĩa là vật nặng là thấp xuống, mà vật nhẹ thời cao lên, ấy là bạn như cái cân. Sao gọi như núi? Ví như loại chim thú tập trung đậu trên quả núi vàng thời lông vảy của chúng nó đều sáng vàng rực rỡ; nghĩa là mình được sanh trọng cũng khiến cho bạn được vinh hiển, giàu sang chung cùng vui vẻ; ấy là bạn như núi. Sao gọi là bạn như đất? Là trăm giống và của báu tất cả đều bao cấp cho bạn, thí cấp dưỡng hộ ân hậu rất đậm đà, ấy là bạn như đất vậy. 

Kinh Bột
 
 

Vị Đại Bồ Tát xem kẻ ác tri thức như con voi dữ hay loại ác thú không hơn không kém. Vì sao thế? Vì đều là loại hại thân thể vậy. Đại Bồ tát đối với voi dữ hay thú dữ, tâm không sợ hãi, chứ đối với ác tri thức tâm sanh khiếp sợ. Tại sao thế? Vì voi dữ hay thú dữ chỉ có thể hại thân mà không thể hại tâm, còn ác tri thức hại luôn cả thân tâm. Voi dữ hay thú dữ chỉ hại một thân chớ ác tri thức hại vô lượng thiện thân, vô lượng thiện tâm. Voi dữ hay thú dữ chỉ hay phá hại cái thân nhơ nhớp bất tịnh mà thôi, còn ác tri thức phá hoại tịnh thân lẫn tịnh tâm. Voi dữ hay thú dữ phá hoại thân xác thịt, còn ác tri thức phá hoại pháp thân. Bị voi dữ giết chẳng đọa ba ác đạo, mà bị ác tri thức giết quyết đoạ ba ác đạo. Voi dữ hay thú dữ chỉ là kẻ oán của thân, còn ác tri trức là kẻ oán của thiện pháp.

Vậy nên Bồ tát thường phải xa lìa bọn ác tri thức mới được. 

Kinh Niết Bàn
 
 

Tìm bè bạn khắp nơi, không được vừa ý mình, thôi gắng giữ tâm ta, đừng bạn với kẻ ngu. Khắp nơi tìm bè bạn, không được vừa ý ta, thà khéo giữ tâm mình, chẳng làm bạn kẻ ác. 

Luật Tứ Phần
 
 

Nếu ai gần gũi với bạn trí huệhiền lành thời có thể khiến cho nội tâmngoại thân đều được trong sạch. Thế mới gọi là bậc trượng phu chơn thiện. 

Kinh Đại Trang Nghiêm
 
 

Bạn hiền là nền tảng của muôn phước; đời hiện tại này khỏi nạn lao ngục quan vua; sau khi chết đóng bít được cửa tam đồ ác đạo vậy. Có thể lên trời đắc Đạo, ấy là đều nhờ sức giúp đỡ của Hiền hữu vậy.

Kinh Hoan Dự
 
 

Bạn lành đủ 7 pháp mới thành thân hữu: 

    Việc khó làm hay làm được 

    Cái khó cho hay cho được 

    Việc khó nhẫn hay nhẫn được 

    Việc kín cho biết lẫn nhau 

    Che đậy lẫn nhau 

    Gặp khổ chẳng bỏ nhau 

    Nghèo hèn chẳng khinh bỏ nhau 

Luật Tứ Phần
 
 

Bằng Hữu có 3 yếu pháp

    Thấy có lỗi lầm thời hiểu dụ can gián cho nhau 

    Thấy có việc tốt thời hết lòng vui mừng 

    Bạn lâm nạn đang ở trong cảnh nguy khốn cùng thời chẳng bỏ nhau 

Kinh Nhơn Quả
 
 

Bạn bè: chẳng nên nhơn một lời nói của kẻ khác mà liền bỏ nhau, khi nghe một lời nói của kẻ khác cần phải quan sát kỹ càng đã. 

Luật Căn Bổn Tỳ Nại Da
 
 

Người đời với thân thuộc và bằng hữu phải có 5 điều: 

    Thấy họ làm những việc tội ác, đem nhau riêng chỗ vắng vẻ mà can gián, hiểu dụ, quở tráchngăn cản 

    Khi họ có chút việc gấp phải mau chạy đến cứu giúp 

    Có nói lời chi riêng với mình, thời mình không nên nói lại với kẻ khác 

    Phải lễ kính lẫn nhau 

    Có vật gì quí, nên biếu cho nhau ít nhiều để cùng hưởng cho vui 

Bè đối với bạn: Lấy chánh tâm mà kính nhau, đừng ôm lòng hờn giận, không nên có ý gì khác; biếu nhau vật quí, ân hậu đậm đà; ấy là năm việc mà bè cần phải có.

Khiến họ về với mình, quở trách những điều kiêu ngạo, buông lung che đậy việc riêng của họ, thường cúng dường và đem những lời nói tận tâm bảo cho nhau; ấy là năm điều mà Bạn cần phải có.

Việc giao tế của bè bạn được như thế, thời thiện pháp làm gì suy đồi được.

Kinh Thiện Sanh Tử
 
 

F - ĐẠO VỢ CHỒNG

Người thế gian : cha con, chồng vợ, anh em, gia thất, bà con nội ngoại phải kính mến nhau, không nen tham tiếc; lời nói, sắc mặt thường tỏ hòa thuận, dừng nên chống trái nhau

Kinh Vô Lượng Thọ
 
 

Nếu người có thể giữ được lòng tin thời trong nhà an hòa, phước tự nhiên đến, chớ chẳng phải Thần Thánh nào trao cho vậy. 

Kinh A Nan Phân Biệt
 
 

Chồng đối với vợ có 5 điều:

    Khi ra vào phải kính mến. 

    Cho uống ăn và sắm cho áo mền và đồ trang sức theo thời đại

    Phải sắm cho vàng bạcchuỗi ngọc

    Trong nhà có bao nhiêu của cải giao hết cho vợ cất giữ. 

    Khi đi ra ngoại chẳng nên đem theo những đứa đĩ thõa. 

Vợ thờ chồng có 5 điều:

    Chồng đi về phải ra đón tiếp. 

    Chồng đi vắng phải lo nấu nướng, quét dọn đợi chồng về. 

    Chẳng nên ngoại tình với kẻ khác dù là tâm nghĩ, chồng mắng chửi chẳng đặng mắng lại và tỏ vẻ bất bình. 

    Phải nghe lời dạy dỗ của chồng, có món gì chẳng đặng giấu riêng. 

    Khi chồng ngủ nghỉ phải lo dọn cất rồi mới đi nằm. 

Kinh Lục Phương 
 
 

Là chồng phải lấy 5 điều nuôi, khiến vợ được an, năm điều là: chánh tâm kính mến, ý chẳng hờn giận, không nên ngoại tình, thường cho ăn mặc, thường cho trang sức.

Khéo làm việc, khéo làm nên, vâng lời dạy bảo, dậy sớm, nghỉ tối, mọi việc phải bắt chước, đãi khách quân tử, thưa hỏi khách quân tử, vẻ mặt hòa nhã, lời nói thuận thỏa, ghế, bàn, giường chiếu ngay thẳng, đồ uống ăn sạch sẽ, nghĩ việc bố thí, cúng dường cho chồng. Mười bốn điều này là người vợ phải có. Chồng vợ hòa mực thời thiện pháp chẳng suy đồi

Kinh Thiện Sanh Tử
 
 

Người vợ trinh tháo và hiền lương lanh lợi là bậc mẫu nghi đủ bề khôn khéo nuôi con. Bầy con ấy quyết sẽ thành những bậc đại nhân vật. 

Kinh Tăng Nhứt A Hàm (Văn Ba Lị)
 
 

Khi Đức PhậtTịnh xá Kỳ thọ. Ông Trưởng Giả Cấp Cô Độc cưới dâu cho con. Người dâu đẹp đẽ đoan chánh vô song, nhưng phải tánh kiêu ngạo, khinh mạng chẳng vâng kính cha mẹ chồng và chồng. Bây giờ ông Trưởng giả tự nghĩ : "Phải con dâu ngạo mạn làm sao mà dạy dỗ nó! Nếu đánh đập là chẳng phải điều lành, mà bỏ qua, chẳng dạy dỗ thời càng ngày nó càng thêm nhiều tội lỗi. Duy thỉnh Đức Phật nhờ Ngài dạy bảo giùm". Sáng ngày ông đi đến Phật, thỉnh Phật về nhà nhờ giáo hóa con dâu mới tên là Ngọc Da. Đức Phật đến Trưởng giả rồi Ngài bảo rằng : "Này Ngọc Da nữ ! Phàm làm đàn bà con gái đừng cậy sắc đẹp mà sanh lòng kiêu mạn, hình dung đoan chánh đẹp đẽ chẳng phải thật đẹp đẽ, mà tâm tánh đoan chánh đẹp đẽ được người kính mến mới thật là đẹp đẽ chơn thật vậy". 

Phép làm đàn bà con gái có 5 điều :

    Khuya mới ngủ, sớm lo dậy, để lo việc gia sự, hoặc có món ngon vật lạ trước đem dâng lên cha mẹ và chồng. 

    Phải xem sóc và giữ gìn đồ đạc trong nhà. 

    Phải cẩn thận lời nói và nhẫn nại, có giận thì chút thôị... 

    Dè dặt cẩn thận, thường lo sợ việc mình không chu đáo thế. 

    Nhất tâm cung kính phụng sự cha mẹ chồng và chồng và hết lòng hiếu thảo

Lõi nữa làm dâu có 5 phép :
    Làm vợ như làm mẹ, mến chồng như mẹ thương con vậy. 

    Làm vợ như làm tôi, là thờ chồng như bề tôi thờ vua vậy. 

    Làm vợ như em gái, là thờ chồng như em gái thờ anh cả vậy. 

    Làm vợ như đày tớ, là thờ chồng như tớ gái vậy. 

    Làm vợ của chồng, là xem nhau đồng tâm hiệp ý, tuy hình thể khác nhau mà không sanh lồng kiêu mạn. Công việc trong, ngoài tốt đẹp, gia đình giàu có; tiếp đãi khách tử tế, tiếng tốt được đồn khen. 

Trái lại làm dâu có 3 điều xấu :
    Chưa tối mà đi ngủ, mặt trời mọc mà chưa dậy, đối với chồng giận dữ, trợn mặt, hiềm ghét, và mắng chửi

    Cơm ngon tự ăn, mà cơm dở đem dọn cho cha mẹ và chồng, trang điểm cho đẹp dối gạt. 

    Chẳng lo nghĩ việc sanh sông mà đi dạo xóm luận nói những chuyện xấu tốt, hay dở của người ta và hay cãi cọ, đánh lộn, ganh ghét dòng họ. Làm dâu như thế bị thiên hạ khinh d lắm. 

Nàng Ngọc Da nghe Phật day một hồi mới sanh lòng xấu hổ mà thưa rằng : Con thực ngu si quá, chẳng biết gì Chánh pháp nên những việc con đã làm đều là sai quấy; nay con xin Ngài tha lỗi cho. Rồi nàng thọ Tam QuiNgũ giới với Phật". 

Kinh Ngọc Da
 
 

Nước Câu Luu có người Bà la Môn tên Ma Ha Mật, nhà rất giàu cótrí huệ hơn người; ông ta làm quan đến chức Quốc Sư. Nhưng bị lòng xan tham chẳng tin Phật Pháp. Ông ta sanh hạ bảy đứa con gái, nhan sắc đẹp đẽ vô song, lại thêm nhà giàu có, ngọc vàng trang sức đầy đủ trang nghiêm. Bấy giờ có ông bạn tên là Phân nho Đạt đến bảo Bà la Môn rằng : "Anh đem mấy đứa con gái của anh vào trong thành cho người xem; nếu có người chê xấu, thời anh đưa tôi năm vàng, mà nếu không có một ai chê xấu, thì tôi đền anh năm trăm vàng". Hai ông bèn dẫn bảy đứa con gái đi dạo khắp trong nước, thời gian đến chín mươi ngày mà không một ai chê xấu nửa lời. Bây giờ hai ông nghe tin Đức Phật thuyết pháp tại Tịnh Xá Kỳ Viện, liền rủ nhau dẫn đến nơi Phật mà thưa rằng : "Ngài hay dạo đi khắp các nước, Ngài đã từng thấy có những người con gái nào xinh đẹp như vậy không ?" Phật quở thẳng rằng : "Mấy đứa gái này chẳng có chút gì đẹp cả". Bà la Môn nói : "Toàn quốc không một ai chê con tôi xấu mà sao Ngài lại chê nó xấu ?". Phật đáp : "Người đời họ xem cái đẹp của năm căn năm cảnh cho là đẹp. Còn Ta cho là cái thân chẳng tham trơn láng, cái miệng chẳng nói lời ác, tâm ý chẳng nghĩ điều ác điều ác mới là đẹp vậy". 

Kinh Thất Nữ
 
 

Phật nói : đàn bà có 5 thế lực :

    Nhan sắc

    Thân tộc

    Đất ruộng, 

    Con trai, 

    Tự giữ mình. 

Mà khinh d người chồng. Nhưng người chồng chỉ có 1 thế lực giàu sang là có thể địch lại năm món kia. 

Kinh Tăng Nhất A Hàm
 
 

Ông An Na Phấn Kỳ trưởng giả cưới vợ cho con, người dâu nhan sắc đẹp như sắc bông đào. Nàng là con gái của một Đại thần triều vua Ba Tư Nặc; bởi vậy mà nàng ỷ thế nhà cha nên chẳng thèm cung kinh cha mẹ và chồng, cũng không biết tin Tam Bảo. Trưởng giả đến nhờ Phật dạy bảo cho. Sáng ngày Phật đến nhà trưởng giả và bảo rằng : "Nay cô dâu mới ! Phép về làm vợ người có 4 việc :"

    Vợ như mẹ. 

    Vợ như bà con

    Vợ như kẻ thù

    Vợ như đầy tớ. 

Làm vợ như mẹ là đối với chồng thừa sự cúng dường chẳng thiếu món gì cả. Vợ như người bà con là xem chồng không có tâm tăng giảm, phải khổ vui cùng hưởng. Còn làm vợ như kẻ địch là đối với chồng ôm lòng giận dữ ganh ghét, chẳng biết vâng thờ gì cả. Mà làm vợ như đứa tới gái là người vợ hiền lương, với chồng nhẫn nhịn chẳng dám nói lời trả treo, thường vó tấm lòng thương mến vậy. Người khéo thờ chồng khi chết sanh lên cõi Trời, mà tệ ác với chồng chết đọa địa ngục. Nàng Thiện Sanh nữ nghe Phật dạy rất xấu hổ và thưa rằng : "Thưa Thế Tôn! Con từ nay xin làm vợ như làm đứa tớ gái vậy". Và nàng quy y Tam Bảo làm Ưu Bà Di

Kinh A Na Phấn Kỳ Hóa Thất Tử
 
 

Khi Đức Phật ở nước Xá Vệ bây giờ có nhà vấn sâu rộng tên là Bà Tư Nị Ca, gia tư tại thôn trưởng Đề cách thành Xá Vệ về phiá tây hơn 20 dặm. Ông này có lòng thâm tín Phật Giáo và sanh hạ được một con gái đầu lòng tên Am Đề Giá, đã gả lấy chồng và đã theo chồng; nhưng có việc trở về nhà, vừa lúc Phật sắp đến nhà ông này mà Ngài đã nhận lời mời bữa trước. Khi Phật đến, cả nhà đều ra nghênh tiếp, duy có cô Đề Giá không ra rước vì đợi người chồng về. Một lát sau người chồng về cô rất vui mừng rồi hai vợ chồng cùng nhau ra l Phật. Đực Phật mới bảo với Ngài Xá Lợi Phất rằng : "Khi Thầy trò mình đến cô này không ra vì chưa có mặt chồng đợi khi chồng về hai người mới ra l. Thế là cô này đã hiểu l phép lắm vậy !" 

Kinh Sư Tử Hẩu Liểu Nghiã
 
 

Ông A Nan Phấn Kỳ Trưởng giả ở thành Xá Vệ kết bạn thâm giao với Ông Mãn Tài Trưởng giả ở thành Mãn Phú. Nguyên do họ A có lập một sở nhà hàng buôn bán lớn bên thành Mãn Phú, thì ngược lại họ Mãn cũng có sở nhà hàng bên thành Xá Vệ khuếch trương buôn bán tương đương và cũng vì thế mà việc giao hảo giữa hai Ông lại càng thân mật.

Họ A có một con gái út, họ Mãn muốn hỏi về làm dâu, nhưng họ A cònh lưỡng lự chưa quyết, vì đôi bên khác tín ngưỡng. Họ A nghĩ bụng: e việc này nên thưa Phật. Thì Phật bảo cứ gả cho họ đi. Thế là hai Ông trưởng giả định ngày thành hôn. Đến ngày ấy cô út lo tắm rửa, xoa dầu thơm, và trang điểm vàng ngọc rồi lên xe hoa về nhà chồng, tức là nhà Ông cha chồng Mãn Tài tại thành Mãn Phú.

Nhưng chiếu theo luật của Quốc gia này thì không được cưới người nước ngoài về làm dâu, nếu ai phạm phải thì chịu phạt bằng cách cúng dường một bữa ăn cho sáu ngàn ông Phạm Chí Bà La Môn. Vậy nên, cũng nhơn ngày rước dâu bày luôn tiệc phạt cúng dường cho sáu ngàn ông Phạm Chí. Các Ông Phạm Chí đế trần nửa cái thân mà đi vào nhà họ Mãn. Lúc các Ông đến cửa thì Trưởng giả bảo cô dâu mới ra l bái các Ngài. Cô dâu bất tuân lịnh cha chồng và nói : "Tôi không thể l những kẻ trần mình; Đức Phật Thầy tôi thường dạy chúng tôi rằng : Kẻ nào chẳng biết hổ trẽn là những kẻ chẳng biết phân biệt cha mẹ, anh em, tôn tộcbà con dòng họ; các ông Bà La Môn kia là những kẻ không biết hổ trẽn nên tôi không muốn lạy. Khi ấy các Bà La Môn nghe nổi sân si bỏ tiệc ra về. Ông Mãn Tài rất buồn rầu, thường lên lầu cao nằm mà bực tức. Bây giờ có ông Phạm Chí tên Tu Bạt đến thăm thấy ông Mãn buồn phiền mới hỏi thì ông Mãn cho biết vì việc mới xảy ra. Ông Tu Bõt nói : "Bực thầy của cô dâu mới này oai đức cao cả lắm ông đừng buồn làm chi để tôi thuật chuyện chính tai nghe mắt thấy cho ông nghe : "Có một lần tôi đi đến ao A Nậu thần giữ ao không cho tôi vào, một lát sau tôi thấy có ông niên thiếu Tỳ kheo đến thì Thần ao ra nghinh đón và mời ngồi trên một Tòa bằng vàng mà l bái rất cung kính. Đó là đệ tử mà còn như thế, huống chi bực Thầy... Ông Mãn nghe rất vui mừng và đòi cô dâu lên hỏi : Nay ta muốn mời thầy của ngươi về nhà cung phụng mà ta không hiểu phép thỉnh mời như thế nào. Cha nhờ con thỉnh hộ. Nàng vâng lời và rất vui mừng. Tắm rửa sạch sẽ rồi thường lên lầu cao đốt hương hướng về Phật làm l mà thỉnh cầu : Cúi xin đức Thế Tôn chứng giám; Con nay về nước người hiện đang bị nạn; cúi xin Ngài đến cứu khổ.

Bấy giờ Phật dạy A Nhã Câu Lân đi hầu tả, Xá Lợi Phất đi hầu hữu, A Nan mang bình bát đi hầu sau, và một ngàn hai trăm năm mươi vị đi chung quanh Ngài và thẳng đến nhà ông Trưởng giả Mãn Tài. Đến cửa, Trưởng giả và cô dâu ra l rước Phật cùng chư Tăng. Bây giờ sáu ngàn Phạm Chí thấy Phật vào nước mình và bảo với nhau rằng : "Nay Sa Môn Phật đã vào nước mình thì chúng mình không thể ở đây được nữa, nên bỏ xứ mà đi cho rồi, vì Phật đã hiện thần thông rất mầu nhiệm, chúng ta không thể bì kịp... rồi họ bỏ nước đi hết". 

Đực Phật thuyết pháp cho gia đình ông Mãn và cả một sốt đông đảo nghe. Có người đã được tĩnh ngộ và đa số đều quy y Tam Bảothọ trì Ngũ giới

Kinh Tăng Nhứt A Hàm
 
 

Vua Ưu Đà Diên nước Câu Chiên Di có hai bà phu nhân. Bà thứ nhất tên là Xá Ma, có lòng thâm tín Phật Pháp, bà thứ tên Đế Nữ tánh tình dua nịnh, thường đến chỗ Vua mà sàm tấu và bài báng rằng bà phu nhơn thứ nhất cùng với Phật làm việc phi pháp. Vua nghe thế nổi sân nộ dữ tợn liền lấy cung tên đem bắn bà phu nhơn thứ nhất. Lúc ấy vì bà thương hại nhà Vua nên bà liền vào Thiền định từ ái. Vì thế mà tên bắn không trúng, Vua bắn liên tiếp ba phen mà vẫn không trúng. Vua cả kinh hỏi Bà tại sao ? Hay ngươi là Trời là Rồng gì chăng mà ta bắn không trúng ? Bà đáp : "Tôi không phải là Trời là Rồng gì cả, mà tôi chỉ có lòng tin Phật được nghe Chánh pháp và tôi tu trì ngũ giới. Nay tôi vì lòng thương Đại vương nên nhập Từ ái Tam muội Thiền định dầu cho Đại vương tuy có ác tâm cũng không thể hại được lòng từ bi của tôi. Nhà Vua nghe hết sức ăn năn đã tin lời sàm tấu của đệ nhị phu nhân, và ông liền vội vã chạy đến chỗ Phật rồi tự thuật lại chuyện vừa xảy ra và cầu xin ăn năn sám hối. Rồi quy y Tam Bảo làm kẻ Ưu Bà Tắc

Kinh Bảo Tích
 
 

phu nhân cùng các tì nữ của Đại Thọ Khẩn Na La thưa Phật rằng : "Bạch Đức Thế Tôn chúng con đã phát tâm vô thượng Đạo mà làm thế nào cho Đạo tâm ấy mau thành tựu, cúi xin Ngài dũ lòng thương chỉ dạy cho".

Đức Phật bảo phu nhân cùng các tì nữ rằng : "Các ngươi đã phát tâm Bồ Đề rất thù thắng ở trong tam giới, trừ được phiền não tức chóng thành tựu quả Bồ Đề. Dưới đây có mấy điều các ngươi cần học tập :

    Gần gũi với Phật. 

    Lìa kẻ tà kiến quyết mau thành tựu Bồ Đề

Lại nữa :
    Giữ thân giới

    Giữ khẩu giới. 

    Giữ ý giới quyết mau thành tựu Bồ Đề

Lại nữa :
    Đem tâm vô vi tu bố thí

    Chẳng nên dối trá mà tu hạnh trì giới

    Đem tâm cung kính hưởng về các bậc Thánh Hiền

    Nghe được Chánh pháp thành tựu Bồ Đề

Lại nữa :
    Chẳng tham ăn. 

    Chẳng tham yến ẩm. 

    Chẳng tham kẻ trượng phu

    Chẳng tham đồ trang sức. 

    Chẳng tham đi du ngoạn

    Chẳng tham giỡn cười. 

    Chẳng tham kẻ ca nhạc sĩ, ca hát đánh nhạc. 

    Chẳng tham những kẻ nhảy múa, và giao hội rượu trà. 

Thế là mau thành tựu bồ đề.

Lại nữa : 

    Chẳng nên nói ngã kiến

    Chẳng nên nói chúng sanh kiến

    Chẳng nên nói thọ giả kiến. 

    Chẳng nên nói nhơn kiến. 

    Chẳng nên nói đoạn vô kiến

    Chẳng nên nói thường hữu kiến

    Chẳng nên nói chấp trước hữu kiến

    Chẳng nên nói chấp trước vô kiến

    Phải khôn khéo hiểu pháp nhơn duyên sanh. 

Thế là mau thành tựu bồ đề.

Lại nữa : 

    Thương các chúng sanh

    Chẳng nên tham mến của người ta. 

    Chẳng nên nghĩ nhớ trai thanh niên con của người ta. 

    Giả sử có phải mất mạng cũng đừng nói dối

    Chẳng nên nói hai lưỡi. 

    Chẳng nên nói lời thô ác. 

    Chẳng nên nói thêu dệt

    Chẳng nên sanh khởi vô minh phiền não

    Chẳng nên khởi giận dữ

    Chẳng nên khởi ngu si

Thế là mau thành tựu bồ đề.

Lại nữa : Thiện nữ nhơn ! Nên quan sát ngũ uẩn pháp như sau : Quan sát sắc uẩn như bọt nước, chẳng nên tham tửu sắc. Quan sát thọ uẩn như bong bóng nước, chẳng tham lạc thọ, chẳng bỏ rời khổ thọ, và đối với bất khổ bất lạc thọ, chẳng nên sanh ngu si. Quan sát tưởng uẩn như chớp sáng, chẳng nên khởi tưởng tượng phân biệt trai gái. Quan sát hành uẩn như cây chuối, biết các hạnh chẳng chắc thiệt, chẳng nên chấp đắm các pháp. Quan sát thức uẩn như huyn, đừng cho tâm thức đắm nhim các pháp.

Phu nhơn cùng các người ! Cứ quan sát như vậy, và tu hành ngay đi, thời được nam thân mau được thành tựu quả Bồ đề

Bấy giờ bà Phu nhơn và các kẻ dâm nữ của vua Đại Thọ Khẩn Na La vui mừng nhảy nhót l Phật mà lui. 

Kinh Đại Thọ Khẩn Na La Vương Sở Vấn
 
 

Vô Cấu Quang nghe đức Phật thuyết pháp, liền khi ấy phát tâm Bồ đề, đồng thời trong pháp hội cũng có 75 bà vợ của các ông cư sĩ cũng đồng phát tâm Bồ đề.

Bấy giờ ngài Xá Lợi Phất hỏi các bà kia rằng : "Chồng của các ngươi đã cho phép các ngươi tu phạm hạnh này chưa ?". Các bà đáp : "Chúng tôi đã từng hỏi chồng chúng tôi như thế này : chúng ta từ đâu đến đây và ngày mai sẽ đi đến xứ nào ?" Mà chồng chúng tôi không thể trả lời được. Cho nên chúng tôi tu phạm hạnh của chúng tôi chớ không cần hỏi y kiến các ông ấy làm gì. Bỏi vì nay chúng tôi được nghe Phật thuyết pháp; Phật là bậc cha mẹ, là Đấng Sở Tôn, là bậc Đại sư và Đấng Phước Điền của chúng tôi vậy". Rồi các bà làm l Phật.

Bấy giờ 75 ông chồng kéo đến thấy vợ mình đang làm l Phật, các ông trẻ lại chỗ ngài Xá Lợi Phất xin hỏi nguyên do. Xá Lợi Phất cho biết là các bà ấy đã lãnh thọ Phật pháp; từ nay các bà trì cấm giới tu phạm hạnh, vì thế mà bà làm l Phật đó.

Bấy giờ 75 ông cũng đều xin làm đệ tử Phật. Đức Phật nhận cho ngay.

Vô Cấu Quang về đến nhà mẹ bảo mẹ nên phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giácquy y Phật. Nếu mẹ phát tâm thời đó là con đã trả ơn cho mẹ rồi vậy. Bà mẹ nói với con rằng : mẹ đã phát tâm từ lâu con không biết chớ khi mẹ mang thai con, mẹ không sanh khởi lòng xan tham, phá giới, giận dữ, biếng nhác, loạn niệm, ác huệ, tham tâmngu si, tà kiến. Mẹ thường vui mừng chánh pháp, cho nên thân tâm được an vui. Và thường chiêm bao thấy Phật và các đệ tử Phật đến thuyết pháp cho mẹ nghe. 

Kinh Chuyển Nữ Thân
 
 

G - TỪ LÀ CỘI GỐC

Những kẻ có căn lành, lòng từ là cội gốc.

Kinh Niết Bàn
 
 

Từ tâm tức là nhơn duyên của tất cả sự an vui. Rời bỏ từ bi thời chẳng còn có pháp lành. 

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
 
 

Bồ tát là nhà đại thí chủ, có bao nhiêu của cải bình đẳng thí cho chúng sanh mà không hối tiếc. Chẳng mong quả báo, chẳng cầu danh vọng, chẳng cầu sanh về chỗ hơn, chẳng cầu lợi dưỡng. Mà Bồ tát chỉ muốn cứu độ tất cả chúng sanh, muốn thu lấy lợi ích cho chúng sanh, muốn học theo bốn hạnh của các đức Phật, muốn thọ trì bốn hạnh của các đức Phật, muốn hiển hiện bổn hạnh của các đức Phật, và muốn khiến tất cả chúng sanh lìa tất cả khổ, được vui rốt ráo

Kinh Hoa Nghiêm
 
 

Người trí tu hạnh bố thí chẳng vị mong trả ơn, chẳng vì cầu được việc, chẳng vì hộ kẻ xan tham, chẳng vì sanh các cõi trời hưởng vui, chẳng vì tiếng tốt lưu bố ra ngoài, chẳng vì sợ hãi nỗi khổ ba ác đạo, chẳng vì cầu việc chi hết, chẳng vì chẳng dùng, chẳng vì tục lệ của gia truyền, chẳng vì để gần gũi.

Người trí tu bố thí : vì lòng thương xót, vì muốn khiến kẻ kia được an vui, vì muốn họ cũng sanh lòng bố thí, vì muốn cùng các bậc thánh nhơn mà tu đạo, vì muốn phá hoại phiền não và vì muốn vào cõi Niết bàn đoạn hữu vậy.

Người không của tự nói không có của là không thiệt. Tại sao ? Là người ai lại không có được một chén nước, một cọng cỏ ? Những kẻ nghèo xơ, sau một bữa ăn, đem nước rửa chén mà bố thí cũng vẫn được phước; hay là đem một bạt cơm thí cho con kiến cũng vẫn được phước báo vô lượng; dầu cho những người cực nghèo trong thiên hạ ai lại không có một hạt cơm, hay một miếng bánh bằng bột ? Những người cực nghèo tuy không có áo mặc, nhưng đâu phải họ thiết ở truồng, nếu họ biết đem một sợi chỉ nơi áo quần bố thí cho người bị thương băng bó vết thương.

Nầy Thiện nam tử ! Dầu cho những kẻ bần cùng trong thiên hạ đi nữa, đâu phải họ không có cái thân, nếu họ không có vật chi bố thí, thì mỗi khi thấy có kẻ khác tu bố thí, họ đem thân đến mà hiệp lực giúp đỡ với kẻ kia.

Nếu người không có tâm bố thí thì dầu cho làm đến vị Quốc vương, cũng chưa chắc bố thí cho ai được chút gì ! 

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
 
 

Doi lam kẻ ngu, giữ chặt lòng bủn xin chẳng bố thí, chứa vàng của vạn ức, cho là vật sở hữu của ta. Đến khi chết, mắt thấy ác quỉ, dao phong cắt thân, tuyệt hơi thở. Bây giờ tùy theo lòng tham nặng nhẹ, lãnh lấy quả báo đau khổ. Đến chỗ chịu khổ mới biết ăn năn, đâu còn kịp nữa! 

Kinh Bồ Tát Xử Thai
 
 

Nếu có người bần cùng, không của bố thí, khi thấy kẻ khác bố thì nên sanh tâm tùy hỷ; phước báo tùy hỷ ngang với phước báo kẻ tu bố thí không khác. Ấy là việc rất d tu, ai tu chẳng đặng vậy. 

Kinh Nhơn Quả
 
 

Nếu Bồ tát tu thí, chỉ có lòng thương xót cũng được đầy đủ, huống là còn cho tài vật nữa. Nghĩa là Bồ tát đem lòng từ bi nghĩ việc bố thí, tuy không có tài vật, khi thấy người đến xin chẳng nỡ nói : "Không có", thương mà sa nước mắt. Bồ tát có 3 trường họp rơi nước mắt :

    Khi thấy người tu công đứcrơi lệ, vì lòng kính mến. 

    Khi thấy chúng sanh đau khổ bởi không công đứcrơi lệ, vì lòng thương xót

    Khi tự tu đại bố thí thương, vui nhảy nhótrơi lệ

Bồ tát tu bố thí xong, chúng sanh no đủ, liền vào núi, tu thiền định dứt trừ ba độc

Kinh Luận Đại Trượng Phu
 
 

Bảo với người xin rằng : "Ngươi nay thật làm nhơn công đức cho ta, vì khiến ta lìa lòng xan tham đều nhờ nhơn duyên ngươi đến xin" 

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
 
 

Nếu thấy có người đến xin mà mặt mày nhăn nhó, thời phải biết người ấy họ đang mở cửa ngạ quỷ

Kinh Bồ Tát Bổn Hạnh
 
 

Xưa có người muốn sắp mở hội mời số khách đông để cúng dường sữa bò. Rồi tự nghĩ : "Nếu từ nay, cứ mỗi ngày nặn lấy sữa thì sữa sẽ nhiều không đồ chứa; mà chứa để lâu ngày sợ e sữa hư; chi bằng chứa luôn trong bụng bò, đến ngày khách đến, sẽ nặn lấy một lần cho tiện. Thế rồi liền dắt bò con đem cột riêng xa bò mẹ. Qua thời gian một tháng, mới mời khách đến, đem bò ra nặn sữa, sữa đã khô mất hết, nặn không ra một giọt !

Người muốn đợi cho giàu to mới tu đại bố thí, chớ thường ngày chẳng chịu bố thí. Đến khi muốn bố thí, thời của cải đã bị nước, lửa, giặc cướp đoạt mất hết chẳng còn một đồng mà thí ! Cũng như chứa sữa trong bụng bò. 

Kinh Bách Dụ
 
 

Đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo rằng : Thí cho nhằm thì có năm việc :

    Thí cho kẻ từ xa đi đến 

    Thí cho kẻ sắp đi xa. 

    Thí cho người bệnh. 

    Thí cho lúc đói kém. 

    Mới được dưa, quả mới chín, hoặc cơm mới, phải trước cúng cho vị tinh tấn trì giới, nhiên hậu mình mới dùng. 

Đức Thế Tôn lại bảo các Tỳ kheo có năm món thí được phước báo lớn :
    Tõo lập vườn tược, 

    Trồng cây bên dường. 

    Tõo tác cầu cống. 

    Đóng thuyền to. 

    Vì người sẽ đến, xây cất nhà cửa chỗ ở. 

Kinh Tăng Nhứt A Hàm
 
 

Lòng thương thí một người, công đức lớn băng đất; vì mình thí tất cả, được báo bằng hột cải. Cứu một người nguy nạn, hơn bố thí tất cả, các sao tuy có sáng, chẳng bằng sáng mặt trăng

Luận Đại Trượng Phu
 
 

Thí kẻ bần cùng, sanh lòng thương xót; thí đấng phước điền, sanh lòng vui mến; thí bậc thân hữu sanh lòng tinh tấn

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
 
 

Tu bố thí được phước; tu từ tâm không oán; làm điều thiện hết ác; bỏ dục không phiền nãọ 

Kinh Trường A Hàm
 
 

Đức Phật đến trước cửa một nhà để khất thực, người vợ chủ nhà đem cơm để vào bình bát Ngài rồi làm l cúng.

Đức Phật dạy : Đem giống trồng một sanh mười, trồng mười sanh trăm, trồng trăm ngàn, trồng ngàn sanh vạn, và trồng vạn sanh ức; được thấy đạo lý chắc chắn.

Người chồng không tin bảo : cúng một bát cơm có đâu được phước nhiều như thế.

Đức Phật liền chỉ : Ngươi có thấy cây đại thọ Nị Câu Đà kia không ? Nó cao lớn thịnh mậu đến 45 dậm. Cứ mỗi năm trái nó sinh ra chừng vài vạn hộc, hột nó nhỏ như hột cải. Mà đất nó có biết đâu được sức kết quả nhiều như thế ? Nhưng là đất, chớ người là thuộc loài hữu tình; do tâm vui mừng đem một bát cơm dâng lên Phật, được phước rất lớn không thể kẻ xiết.

Bấy giờ tâm ý đôi vợ chồng được tỏ ngộ liền chứng đạo quả Tu đà hoàn

Kinh Tạp Thí Dụ
 
 

Thường vui tu trí huệ, mà chẳng tu bố thí, đời sau được thông minh, nghèo túng không của cải; chỉ vui tu bố thí, mà chẳng tu trí huệ đời sau được giàu to, ngu ám chẳng biết gì; thí, huệ đều song tu, đời sau giàu, trí đủ; hai món đều chẳng tu, nhiều kiếp bị nghèo, ngu! 

Kinh Phân Biệt Nghiệp Báo
 
 

Nếu người lòng tham nhiều lắm, đối với đất bùn xem nặng hơn vàng ngọc; trái lại kẻ nhiều bi tâm, tuy bố thí vàng ngọc; coi nhẹ hơn cỏ cây. Nếu người lòng bủn xin làm nhiều rủi mất của cải, lòng rất sầu khổ. Nếu kẻ bố thí khiến người lãnh thọ vui mừng, tự mình cũng mừng. Phỏng có đồ ăn ngon, nếu chẳng đem bố thí mà để tự ăn, thời cũng chẳng cho là đồ ăn ngon; hay có đồ ăn dở mà đem bố thí rồi mới chịu ăn, trong lòng vui sướng cho là đồ rất ngon. Hoặc bố thí rồi còn dư tự ăn, ấy là bậc đại trượng phu, tâm sanh vui mừng như chứng được Niết Bàn. Những kẻ không có lòng tin, họ đâu tin nổi những lời nói trên.

Người không vó lòng tin, dầu có đồ ăn dở mà kẻ đói đang đứng xin trước mặt, họ vẫn chẳng thí, huống là những vật tốt đẹp khác đâu d cho ai.

Như có hai người : một giàu to, một nghèo cùng. Nay có người hành khất đến xin, cả hai người đều ôm lòng buồn lo : kẻ giàu, lo sợ nó xin của; người nghèo lo tự bảo : ta làm sao có được ít của vật gì cho họ. Hai người như vậy. Tâm trạng lo khổ tuy đồng, mà được quả báo khác nhau, người nghèo vì lòng thương lo nghĩ, được sanh về cõi trời hưởng sự giàu vui vô tận; còn kẻ xan tham đọa vào ngạ quỉ, chịu khổ cũng khó hết. 

Luật Đại Trượng Phu
 
 

Nếu bức bách gia tộc lấy của làm bố thí, người ấy chẳng được quả báo lớn. Trước chẳng hay cúng dường cha mẹ, mà lại làm khổ não vợ con, giả danh làm bố thí, thì chẳng được gọi là nghĩa thí. Tu bố thí như vậy, vì thiếu lòng thương xót nên gọi là : Chẳng biết trả ơn

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
 
 

Nếu vì muốn sanh Thiên mà tu thí, hoặc cầu tiếng khen; hoặc mong trả báo, hoặc vì sợ hãi mà tu bố thí thì được quả báo chẳng được thanh tịnh

Kinh Phân Biệt Nghiệp Báo
 
 

    Trước nghĩ muốn cho nhiều, khi cho lại cho ít. 

    Lựa những vật xấu đem cho người, vật tốt để lại mình. 

    Đã cho xong, tâm sanh hối tiếc

Ba việc như vậy là bất tịnh thí.

Lại có 8 việc thí xong mà chẳng được thành tựu quả báo tốt :

    Thì rồi tìm thấy lỗi của kẻ thọ. 

    Khi thí, tâm chẳng bình đẳng

    Thí rồi có ý lợi dụng kẻ thọ. 

    Thí rồi vui sướng tự khen ngợi lấy. 

    Chỉ nói suông chớ chẳng cho gì cả. 

    Cho rồi, ác khẩu mắng chửi

    Cho rồi, cầu trả lại gấp đôi. 

    Cho rồi sanh lòng nghi. 

Kẻ thí chủ như vậy, không thể gần gũi và gặp gỡ các đức Phật và các bậc Hiền Thánh

Kinh Ưu Bà Tắc Giới
 
 

Lại có 5 món chẳng nên đem thí cho người :

    Phi lý cầu, chẳng nên thí, vì của bất tịnh

    Rượu và vật độc chẳng nên thí, vì loạn chúng sanh

    Lưới giăng, cạm bẫy chẳng nên thí, vì hại chúng sanh

    Dao, cung, tên chẳng nên thí, vì giết chúng sanh

    Đồ âm nhạcnữ sắc chẳng nên thí, vì hoại tịnh tâm

Kinh Bảo Tích
 
 

Nước Xá Vệ co cô gái nghèo tên Nan Đà, thân thế cô độc sanh sống bằng lối đi xin. Bấy giờ cô thấy các vị vua chúa, quan Đại thần, trưởng giả v.v... cúng dường Phậtchư Tăng, cô tự nghĩ : ta mắc tội báo gì mà sanh vào nhà bần tiện thế này nên không thể cúng dường đấng Phước Điền. Cô tự hối trách lấy mình qua một ngày nọ đi xin chỉ được một đồng tiền liền đến nhà bán dầu để mua. Người bán dầu hỏi : mua một đồn số dầu rất ít dùng sao được, vì sao mua ít thế ? Nàng tỏ bày nỗi niềm và tâm nguyện của mình. Sau khi nghe, người bán dầu thương tình mà bán cho số dầu gấp đôi. Nan Đà xiết nỗi vui mừng, đem thẳng đến tịnh xá Kỳ Viên dâng cúng đức Thế Tôn. Rồi nàng phát nguyện rằng : "Nay tôi xin đem một ngọn đèn mọn này cúng dường đức Phật, nguyện nhờ công đức này đời sau tôi được trí huệ sáng suốt, và được trừ dứt ngu ám cho tất cả chúng sanh". Phát nguyện xong, l Phật và lui về.

Quá nửa đêm, các ngọn đèn kia đều tự tắt hết, chỉ còn một ngọn đèn này không tắt hết, chỉ còn một ngọn đèn này không tắt; ngài Mục Kiền Liên ba lần tắt nó chẳng tắt. Đức Phật thấy bảo : Này Mục Kiền Liên, ngọn đèn đây do người tín nữ đem Bồ đềcúng dường, dầu cho lấy nước bốn biển cả mà đổ lên nó vẫn chẳng tắt. 

Kinh Hiền Ngu
 
 

H - NGƯỜI THĂM BỆNH

Đức Phật dạy : từ nay về sau, cần thăm người bệnh. Nếu ai muốn cúng dường cho ta, thì cúng dường cho người bệnh trước. 

Luật Tứ Phần
 
 

Nếu là Phật tử, thấy tất cả những người tật bịnh nên cúng dường như cúng dường Phật không khác. Trong tám món phước điền, món phước điền thăm bệnh là đứng đầu. Hoặc cha mẹ, Sư Tăng, đệ tử có bệnh, người tàn tật, trăm điều trăm khổ, thời đều nuôi cho lành mạnh

Kinh Phạm Võng

Đức Phật bảo Ưu Ba Ly : Người bệnh có 3 thứ :

    Ứng theo bệnh được thuốc và cho đồ ăn, được hợp pháp thăm bệnh mà bị chết. 

    Ứng theo bệnh chẳng được thuốc, cho đồ ăn là hợp pháp thăm bệnh được lành sống. 

    Ứng theo bệnh được thuốc, cho đồ ăn, được hợp pháp người thăm bệnh, bệnh nhơn chắc lành sống. 

Vậy nên Ưu Ba Ly ! Người bị bệnh nếu được ngườ thâm bệnh chặng đúng như pháp thời bệnh nhơn chết. Mà trái lại thời sống, chỉ trừ kẻ tận mạng. Cho nên cần phải thăm bệnh, việc đúng như pháp, mới khiến bệnh nhơn được yên ổn

Kinh Tăng Kỳ

Cần thăm kẻ tật bệnh, thăm hỏi điều nguy khốn, lành dữ có trả báo, như trống cây được trái. 

Kinh Sanh Tử

Người bệnh, chẳng nghe theo lời chỉ bảo của người thăm bệnh; hoặc người thăm bệnh làm trái ý người bệnh đôi bên đều mắc lỗi. 

Luật Tỳ Ni Mẫu

Nên vì người bệnh, phải dùng những nhơn duyên thí dụ khéo nói pháp nhiệm mầu, tùy theo tâm nguyện của kẻ bệnh, thời được lợi ích

Kinh Tùy Nguyện Vãng Sanh

Bình sanh thường tu thiện, sắp chất lại nghĩ ác,thời đọa bào ác đạo; mà bình sanh hay làm ác, khi đến ngày tận mạng, ăn năn nghĩ điều lành, thời liền sanh lên trời. 

Luận Trí Độ

Đức Thế Tôn bảo các Ty kheo rằng : Người bị tật bệnh có năm điều cần :

    Chọn lựa vật ăn, 

    Tùy thời mà ăn, 

    Gần gũi thầy thuốc, 

    Đừng buồn, vui giận, 

    Phải thuận theo kẻ thăm. 

Kẻ nuôi bệnh cũng có 5 điều :
    Cần phân biệt thuốc thang, 

    Ngủ sau, dậy trước, siêng năng chớ biếng nhác

    Ít ngủ nghỉ, 

    Dùng pháp cúng dường, đừng tham ăn uống

    Nên vì người bệnh nói pháp. 

Kẻ bệnh và người khán hộ mà trái những điều dạy trên, thời bệnh nhơn khó lành được.

Kinh Tăng Nhứt A Hàm
 
 

Người thăm bệnh :

    Nên biết kẻ bệnh, món gì nên ăn và chẳng nên ăn mà cho. 

    Đối với đồ đai tiểu tiện, đàm, mũi của kẻ bệnh chẳng nên nhờm gớm. 

    lòng từ bi, chẳng vì lợi lộc mà thăm. 

    Năng sửa sang thuốc thang cho đến khi lành mạnh, hoặc mạng chung, chẳng nên nản lòng. 

    Năng vì kẻ bệnh thuyết pháp, khiến họ vui mừng

Thế là mình đã có pháp lành tăng trưởng

Luật Tứ Phần
 
 

Người thăm bệnh, tuy biết kẻ bệnh chắc phải chết, nhưng đừng nói ra, phải khuyên họ quy y Tam Bảo, niệm Phật Pháp Tăng, siêng tu cúng dường. Bởi vì bệnh khổ đều do đời trước gây nghiệp nhơn chẳng lành, nên bị quả báo đau khổ, nay phải bày vẽ cho họ biết sám hối. Hoặc giả họ nghe xong, lại sanh lòng giận dữ, nói ác, mắng chửi, ta nên nhẫn nại làm thinh, cũng chẳng nên bỏ họ. 

Kinh Thiện Sanh
 
 

Người thăm bệnh, nên tùy theo sở học của người bệnh từ trước mà khen ngợi hay chê bai, nhưng chẳng đặng khiến họ lui mất thiện tâm đã sẵn có từ trước. 

Luật Thập Tụng
 
 

Đức Phật vì người bệnh sắp chết nói kệ rằng :

- Niệm Phật chánh định chắc thấy Phật,

- Sau khi lâm chung về cõi Phật;

- Chính lúc lâm chung khuyên niệm thiện.

- Thị hiện Tôn hình khiến chiêm ngưỡng.

- Lại khuyên tưởng niệm qui y Phật,

- Nhờ thế được thấy Phật quang minh. 

Kinh Hoa Nghiêm
 
 

Nên xem nuôi người bệnh, cẩn thận đừng trách móc, lành rồi hãy còn thăm, vì e bệnh tái phát. Nếu thấy đã bình phục, mạnh như khi chả bệnh, mới sanh tâm vui mừng, đừng mong trả ơn nghĩa.

Không may họ qua đời, nên vi lo tẫn táng, nói pháp để an ủi, bè bạn và thân thuộc. May mắn bệnh được lành, họ thành tâm trả ơn, mình vui lòng nhận lãnh, chuyển thí cho kẻ nghèo, nuôi bệnh được như vậy, phải biết những người ấy, là bậc đại thí chủ, thiết cầu Đạo vô thượng

Kinh Thiện Sanh
 
 

Trong đời vị lai, nếu có các vị Quốc vương hay Bà la môn thấy các kẻ già, bệnh và phụ nữ sanh sản, trong khoảng một niệm, đủ lòng đại từ, bố thí thuốc thang, ăn uống, áo mền, khiến cho an vui; tu phước lợi như thế, rất không thể nghĩ bàn được. 

Kinh Địa Tõng Bồ Tát Bổn Nguyện
 
 

Nếu có chúng sanh, thấy các người bệnh, thí cho thuốc thang, khiến hết bệnh khổ; mạng chung sanh cõi trời lục dục thọ hưởng năm món dục lạc; từ cung trời mạng chung, hoặc được sinh thân người, giàu có của cải. Hoặc thấy người bệnh, gần chết mà khát nước, nên lấy nước đường phèn, nước trái cây hay các thứ nước mát đem cho. Sau khi mạng chung được sanh cõi trời thanh lương, hưởng khoái lạc cung trời; từ cung trời mạng chung, được sanh làm thân người, thường khỏi đói khát

Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/05/2011(Xem: 20770)
19/07/2020(Xem: 5478)
03/08/2010(Xem: 37200)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.