4 Sơ Lược Về Lý Duyên Khởi

23/05/201112:00 SA(Xem: 6774)
4 Sơ Lược Về Lý Duyên Khởi


LÝ THUYẾTTHỰC TẾ
Bình Anson
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

4

Sơ Lược Về Lý Duyên Khởi

Tên Phạn ngữ Pāli của lý Duyên khởi hay Duyên sinh là "Paticcasamuppāda", còn được dịch là "Tùy thuộc Phát sinh", tiếng Anh là "Dependent Origination". Thuyết nầy bao gồm 12 thành tố, nên cũng được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên.

Trong Tăng chi bộ, bài kinh số 92 thuộc chương Mười Pháp, Đức Phật giảng cho trưởng giả Cấp Cô Độc:

"Ở đây, này gia chủ Cấp Cô Độc, vị Thánh đệ tử quán sát như sau: 

Do cái này có, cái kia có. 
Do cái này sinh, cái kia sinh. 
Do cái này không có, cái kia không có. 
Do cái này diệt, cái kia diệt." 

Đó là tóm lược lý Duyên khởi. Rồi Ngài giảng rộng ra:

"Tức là do duyên vô minh, có các hành. 
Do duyên các hành, có thức. 
Do duyên thức, có danh sắc
Do duyên danh sắc, có sáu nhập
Do duyên sáu nhập, có xúc. 
Do duyên xúc, có thọ. 
Do duyên thọ, có ái. 
Do duyên ái, có thủ. 
Do duyên thủ, có hữu. 
Do duyên hữu, có sinh. 
Do duyên sinh, có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não.

Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này." 

Tiếp theo, Đức Phật giảng về sự đoạn diệt các khổ uẩn:

"Do vô minh diệt, không có dư tàn, nên các hành diệt.
Do các hành diệt, nên thức diệt. 
Do thức diệt, nên danh sắc diệt. 
Do danh sắc diệt, nên sáu nhập diệt. 
Do sáu nhập diệt, nên xúc diệt. 
Do xúc diệt, nên thọ diệt. 
Do thọ diệt, nên ái diệt. 
Do ái diệt, nên thủ diệt.
Do thủ diệt, nên hữu diệt. 
Do hữu diệt, nên sinh diệt
Do sinh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. 

Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt. Đây là Thánh lý được khéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ." 

Như thế, khi thuyết giảngDuyên khởi, Đức Phật dạy cho chúng ta thấy rằng vì vô minh và bị mê si mà sự hiện hữu và khổ đau hiện tại đã phát sinh; do sự diệt tận của vô minh, và từ đó ái diệt và thủ diệt, mà không còn sự tái sinh nào tiếp theo; và như vậy, tiến trình hiện hữu được dừng lại, và cùng với sự dừng lại ấy, là sự chấm dứt mọi đau khổ.

*

Ở đây, xin trình bày sơ lược tóm tắt về các liên hệ giữa 12 thành tố của lý Duyên khởi như sau:

Vô minh duyên hành: Do vô minh (avijjā), các hành (sankhara) có điều kiện để sinh ra. Hành là những tâm sở Tư (cetanā - tác ý, cố ý), sẽ đưa đến tái sinh, còn gọi là hành nghiệp. Vô minh ở đây chủ yếu là vô minh về Tứ Diệu Đế, vô minh về lý nhân duyên, vô minh về quá khứhiện tại của chúng ta.

Do vô minh, đôi khi chúng ta làm những hành động thiện, nhưng phần lớn chúng ta làm những hành động bất thiện, vì thông thường những gì chúng ta làm đều bắt nguồn từ tham lamsân hận. Do vô minh, chúng ta làm đủ mọi loại hành động, vì chúng ta không biết đâu là đúng, đâu là sai, hoặc chúng ta chỉ hiểu đại khái rằng những hành động thế này là thiện, những hành thế kia là bất thiện. Vì mù quáng bởi vô minhchúng ta thường làm những điều sai lầm, dù rằng đôi khi chúng ta cũng làm được những việc tốt lành.

Hai chi phần này, Vô Minh và Hành, thuộc thời quá khứ, và đây là hai yếu tố đã khiến ta hiện hữuthế gian này. Những hành động thiện trong quá khứ như bố thí, trì giới, có những ý nghĩ tốt đẹp, v.v. là những thiện nghiệp (kusala-kamma), đã giúp ta sinh ra trong cõi người trên thế gian này.

Hành duyên thức: Tùy thuộc nơi hành nghiệp, thiện và bất thiện, chi phần thứ ba khởi sinh, đó là Thức (viññāna). Thức thuộc thời hiện tại, sinh khởi như kết quả của Vô Minh và Hành trong quá khứ. Ở đây, Thức không có nghĩa là tất cả các loại tâm mà chỉ là tâm tục sinh sau khi chết. Như vậy, khởi đầu của kiếp sống hiện tại này, chúng ta có kiết sinh thức – thức nối liền – nghĩa là thức nối liền kiếp sống hiện tại với quá khứ. Khi Thức tái sinh phát khởi, ta được tái sinh. Ở đây, ta dùng chữ "tái sinh", mà không dùng chữ "đầu thai" với ý nghĩa một linh hồn bất biến đi tái sinh, bởi vì không có một linh hồn bất tử trong quan niệm của đạo Phật.

Thức duyên danh sắc: Tùy thuộc nơi kiết sinh thức - thức nối liền, chúng ta có tâm và thân, tức là Danh (nāma) và Sắc (rūpa), hay sự kết hợp tâm lývật lý. Danh là phần tinh thần, còn Sắc là phần vật chất.

Danh sắc duyên lục nhập: Do có thân và tâm, hay danh và sắc, ta có sáu Căn hay sáu Nhập (āyatana). Có năm căn bên ngoài (ngoại môn, năm căn vật lý): mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân, còn gọi là "ngũ môn" hay năm cửa. Chẳng hạn qua nhãn môn, chúng ta tiếp nhận một đối tượng của sự thấy, và qua nhãn môn, chúng ta buông bỏ đối tượng đó; vì thế, con mắt có hai chức năng: thu nhậnbuông bỏ. Chữ "căn" được dùng ở đây với ý nghĩa của một "căn cứ", dựa vào đó mà tâm có thể tác động. Căn thứ sáu là ý căn (căn tâm lý). Đây là một căn thuộc bên trong, hay nội môn. Nó không những chỉ là một căn hay môn, mà nó cũng còn là dòng tiến sinh của chúng taPhạn ngữ Pāli gọi là bhavanga hay "hữu phần". Chính dòng tiến sinh này dẫn ta đi hết kiếp sống này đến kiếp sống khác trong vòng sinh tử luân hồi

Lục nhập duyên xúc: Nhờ có sáu căn, ta có Xúc (phassa). Xúc là sự va chạm hay giao tiếp giữa một đối tượng giác quan bên ngoài với cơ quan tương ứng của thân, hay nói cách khác, giữa căn và cảnh (trần). Tùy thuộc nơi năm cửa giác quan (ngũ môn vật lý) và ý căn (ý môn), ta có Xúc. Thí dụ như khi hiện hữu một cảnh sắc và phần nhạy cảm của con mắt vật lý (tức nhãn căn), trong một khoảng cách thích hợp và có ánh sáng thích hợp, lúc đó, sự tiếp xúc giữa căn và cảnh sắc khởi sinh. Hình sắc đó tiếp chạm với phần nhạy cảm của con mắt vật lý. Tương tự như vậy với âm thanhnhĩ căn, mùi hương và tỉ căn, v.v. 

Xúc duyên thọ: Vì có xúc nên ta có cảm giác, và Thọ (vedanā) phát sinh. Khi có sự giao tiếp với một đối tượng qua căn, ta có cảm thọ. Nếu sự tiếp xúc là mềm mại, ta có một cảm giác dễ chịu; nếu sự tiếp xúc là thô tháo, ta có một cảm giác khó chịu; hoặc đôi khi, ta cũng có một cảm giác trung tính, không khổ không lạc. 

Thọ duyên ái: Vì có thọ, nên Tham Ái (tanhā) khởi sinh. Khi có cảm thọ dễ chịu - qua thấy, nghe, ngữi, nếm, đụng chạm, v.v., tham ái, thích thú sinh khởi. Ái cũng khởi sinh khi có cảm thọ khó chịu. Trong bộ Thanh Tịnh Đạo, Ngài Phật Âm giải thích: "Khi một bệnh nhân có cơn đau kinh khủng, người ấy có cảm thọ khó chịu. Lúc ấy, tham ái khởi lên, vì người ấy có ước muốn thoát ra khỏi cơn đau đó, mong muốn thoát ra khỏi cảm thọ khó chịu đó. Như vậy, tham ái khởi lên bằng hai cách: khi có cảm thọ dễ chịu và khi có cảm thọ khó chịu".

Ái duyên thủ: Khi ái phát sinh, Chấp Thủ (upādāna) liền theo sau. Ái là tham muốn nhẹ nhàng, Thủ là bám rễ thâm sâu, trói buộc chúng ta vào một điều gì đó. Tham tự nó không dính mắc, không tiến đến trạng thái chấp thủ, đó chỉ là sự ước muốn hay mong muốn đơn thuần. Tuy nhiên, với một phàm nhân không tỉnh giác, tham ái liền dẫn theo lòng chấp thủ.

Thủ duyên hữu: Chấp thủ tạo duyên để khởi sinh Hiện Hữu. Hữu (bhava) nghĩa là sự trở thành, thu thập nghiệp lực mới cho đời sống tương lai. Hữu có hai mặt: nghiệp hữu (kamma-bhava) là hành động tích lũy của quả dị thục, và sinh hữu (upapatti-bhava) là quả dị thục hướng đến tái sinh. Nói cách khác, do duyên Ái và Thủ, chúng ta hành động tạo nghiệp, đây là những hành động hiện tại (nghiệp hữu), và đồng thời, chúng ta chuẩn bị cho sự tái sinh về sau (sinh hữu). 

Hữu duyên sinh: Do những hành động hay nghiệp hiện tại, ta tạo mầm mống cho lần Tái Sinh sắp tới (jāti), khởi đầu của kiếp sống tương lai.

Sinh duyên già chết: Do tái sinh trong thế gian này, nên ắt sẽ đưa đến Già Chết (jarā-marana). Jarā là tuổi già, suy yếu dần dần, rồi chết (marana). Vì đã sinh ra nên phải chịu buồn rầu, sầu bi, khổ, ưu, não, tuyệt vọng, v.v. 

*

Chúng ta thấy ở đây có tất cả 12 chi phần, thường được các nhà Phật học phân tích, chia thành 3 thời: quá khứ, hiện tại, và vị lai. Hai chi Vô Minh và Hành thuộc về quá khứ. Năm chi: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ thuộc về hiện tại, xem như là quả dị thục của quá khứ. Ái, Thủ, Hữu cũng thuộc hiện tại và làm nhân cho tương lai. Sinh và Già chết thuộc về tương lai, kết quả của những nhân đã gieo trong hiện tại. Từ Sinh đến Già chết, chỉ có hai chi được đề cập ở thời tương lai; tuy nhiên, chúng bao hàm cả năm chi phần trong nhóm quả dị thục hiện tại – từ Thức đến Thọ. Trong cõi người, sự kết hợp của năm chi phần này tạo ra cái gọi là đàn ông hay đàn bà, và chính năm chi phần này là những gì được sinh ra, già yếu, chết đi, rồi lại tái sinh… cứ tiếp tục mãi mãi không ngừng, do những hành nghiệp từ quá khứ cũng như trong hiện tại.

*

Trong quyển sách "Cây Giác Ngộ" (The Tree of Enlightenment), Giáo sư Peter Santina phân chia 12 chi phần thành 3 nhóm: 

1) Nhóm tai ách (ô trược): vô minh, ái và thủ; 
2) Nhóm hành động (nghiệp): hành và hữu; và 
3) Nhóm khổ đau: thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, sinh, và già chết.

Trong nhóm thứ nhất, vô minhcăn bản. Do vô minhchúng ta tham đắm vào các dục lạc giác quan, vào hưởng thụ, vào những ý tưởng sai lầm, nhất là ý tưởng về cái Ta độc lập và thường còn. Do vậy, vô minh, ái và thủ là nguyên nhân của nghiệp (hành động).

Nhóm thứ hai là nghiệp (hành động), gồm có hành và hữu. Hành bao hàm những dấu ấn, hay thói quen hình thành trong dòng tâm thức, hay sự tiếp diễn không ngừng của thức. Những dấu ấn ấy được tạo thành bởi những hành động lập đi lập lại từ nhiều kiếp trước, trở thành thói quen. Những thói quen đó dẫn dắt nhiều hành động của ta trong hiện tại. Ngoài ra, còn có những hành động tạo tác trong kiếp sống này, và được gọi là hữu. Những thói quen vốn phát triển từ nhiều kiếp trước cùng với những hành động tạo tác trong kiếp này dẫn đến tái sinh với thân ngũ uẩn, rồi già chết, khổ đau, v.v. Đó là nhóm thứ ba.

Khi hiểu được sự vận hành của lý Duyên khởi, ta có thể phá vỡ vòng luân hồi sinh tử đó, bằng cách thanh lọc những bất tịnh của tâm – là vô minh, ái và thủ. Một khi các bất tịnh này bị loại bỏ, còn hành nghiệp sẽ không còn, và nguồn thói quen cũng không sinh khởi. Khi hành nghiệp ngưng, tái sinh và khổ đau cũng ngưng. 

*

Trong Trường bộ, kinh số 15, Đức Phật dạy ngài Anandā rằng: 

- "Nầy Anandā, giáo pháp Duyên khởi rất thâm sâu, thật sự thâm sâu. Chính vì không thông hiểu giáo pháp này mà thế gian giống như một cuộn chỉ rối ren, một tổ chim, một bụi rậm lau lách, và không thể thoát khỏi các đọa xứ, cõi dữ, phải chịu khổ đau trong vòng luân hồi sinh tử." 

Trong một đoạn khác, trong bài kinh số 28 thuộc Trung bộ, Ngài dạy rằng: 

- "Ai hiểu được lý Duyên khởi, người ấy hiểu Pháp; và ai hiểu được Pháp, người ấy hiểu lý Duyên khởi".

Cho nên, giáo lý Duyên khởi là một giáo lý tinh yếu, thâm sâu, quan trọng, không phải dễ dàng thực chứngthông hiểu. Là một phàm nhân cư sĩ còn đang tu học, ở đây, chúng tôi chỉ có thể trình bày tóm tắt sơ lược theo kiến giải thô thiển của mình.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 252622)
23/10/2010(Xem: 46496)
05/07/2011(Xem: 49060)
17/10/2010(Xem: 38470)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?