Lời Nói Đầu

24/05/201112:00 SA(Xem: 7319)
Lời Nói Đầu

Lời Nói Đầu

Thuyết bốn Đế, tức bốn Chân lýcăn bản, là cốt lõi tinh túy của đạo Phật, là nội dung bài thuyết pháp đầu tiên của Phật ở Vườn Nai (Bénarès). Cũng là một trong những lời căn dặn cuối cùng với các đệ tử trước khi Phật nhập Niết Bàn. Kinh Di Giáo kể lại lời Phật : 

“Này các Tỷ kheo, đối với thuyết bốn Đế, có điều gì nghi hoặc thì mau mau hỏi đi, đừng để còn nghi hoặc mà không gạn hỏi...”. Lúc bấy giờ, Thế Tôn hỏi lại ba lần mà không ai nói cả. Vì sao như vậy ? Là vì trong Tăng chúng, không còn ai nghi hoặc về thuyết bốn Đế nữa. Khi ấy, tôn giả A nậu lâu Đà (Anuruddha) quan sát tâm tư trong chúng thấy như vậy bèn bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, mặt trăng có thể nóng lên, mặt trời có thể lạnh đi, còn Thế Tôn giảng bốn Chân lý thì không bao giờ đổi khác được. Thế Tôn nói chân lý về sự khổ thì thực là khổ, khổ không thể biến thành vui được. Tập đế là nhân của khổ không thế có nhân khác. Nếu khổ diệt tức là nhân diệt. Nhân diệt cho nên quả diệt. Đạo diệt khổđạo chân chính. Không còn có đạo khác. Bạch Thế Tôn, trong Tăng chúng tâm tư đối với bốn Đế đã quyết định, không còn nghi hoặc điều gì nữa...”

Chúng ta học pháp môn Tinh Độ, đọc Kinh A Di Đà, cũng biết ở Cõi Cực Lạc, tiếng chim Ca lăng tần già hót cũng thành pháp âm giảng thuyết bốn Đế. 

Tầm quan trọng của thuyết bốn Đế được tất cả các bộ phái Phật giáo thừa nhận, dù là Nam phương hay Bắc phương, dù là Đại hay Tiểu Thừa. Được phân công giảng dạy chủ đề này ở năm thứ tư nhiều khóa ở Trường Phật học cao cấp thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã tham khảo nhiều tư liệu, nhằm lựa chọn một hình thức diễn đạt tương đối hợp lýdễ hiểu nhất. 

Trong các tư liệu tham khảo, tôi tâm đắc nhất là tập bài giảng Bốn đế của giáo sư Trung Quốc Trương Trừng Cơ, trong cuốn “Phật học kim thuyên”. Đồng thời, tôi cũng tham khảo thêm hai tập sách : “Phật giáo căn bổn vấn đề nghiên cứu” do Trương Mạn Đào chủ biên. Tập bài giảng của Giáo chủ Đạt Lai Lạt Ma về bốn Đế ớ Trường Đại học Mỹ Harvard tháng 8 năm 1981 cũng giúp cho tôi nhiều tư liệu quý báu. Ngoài ra, có một số tài liệu tham khảogiá trị khác, như bài viết về bốn Đế của Giáo sư S. Radhakrishnan, trong bài tựa của ông cho bản dịch của ông của Kinh Dhammapada (Pháp Cú) v.v... các phần nói về bốn Đế trong Luận Câu XáLuận Trung Quán (các bản sớ giải của Đại sư Ấn Thuậnđại sư Diễn Bồi...) 

Với tư cách là kẻ hậu học. tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các học giả uyên bác đó. 

Các từ sanskrit thường đặt trước từ Pali. Có ghi các từ viết tắt Skt. và P. 

Không thể ghi tất cả chữ Hán vì sẽ khó cho việc in ấn. Chỉ ghi một số chữ Hán cần thiết, ít gặp. Khi giảng, sẽ ghi thêm trên bảng đen. 

Tôi thành thật bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với quý vị Ni sinh đã giúp hết mình trong việc in ấn tập bài giảng này.

MINH CHI 6/96 

Bài giảng về Thuyết "Bốn Đế'
(Bốn Chân lý Thánh)
Dàn bài 


- Nội dung bài thuyết pháp đầu tiên. 
- Ba giai đoạn nhận thứcthực hành thuyết Bốn đế 
- Thuyết bốn đế và lý duyên khởi
- Bốn đế và nguyên lý trị bệnh. 

I. Khổ Đế 
- Chân lý về sự khổ. 
- Cách phân tích khổ theo Phật giáo Nam tông. 
- Khổ ở cõi ác 
- Khổ ở cõi ngườicõi Trời

II. Tập Đế 
A.Phiền não
Giải thích từ ngữ. Các từ đồng nghĩa với từ phiền não
a) Ba kết
b) Năm thượng phần kết. 
c) Năm hạ phần kết. 
d) Bảy kết 
e) Chín kết 
f) Mười kết . 
- Phân biệt kiến hoặc với tư hoặc
- Căn bổn phiền nãotùy phiền não
B. Nghiệp 
1. Nguồn gốc của tư tưởng nghiệp lực
2. Nghiệp lực và một sức mạnh
3. Nghiệp lựcsức mạnh bồi dưỡng nhân cách. 
4. Nghiệp lực là qui luật đạo đức công bằng
5. Nghiệp lực là một loại quan hệ (kèm theo biểu đồ bảy vòng nghiệp). 
6. Nghiệp lực là một cái gì khó hiểu. 
7. Lưới nghiệp và 12 nhân duyên
8. Phân loại nghiệp. 
9. Tổng kết bài “nghiệp”. Tầm quan trọng của nghiệp và bài học của nghiệp - Kinh Hạt muối. 
Phụ lục bài Tập đế
- Lý duyên khởi với Tập dế. Các đoạn Kinh Phật có liên quan tới Khổ và Tập đế. Trích dẫn các Kinh Di giáo, Hỏa dụ, Lăng Nghiêm, Niết bàn

III. Diêt đế 
1. Niết Bàn không phải là hư vô mà là một sự tồn tại tích cực, siêu việt mọi nghĩ bàn. 
2. Niết Bànbất tử
3. Niết Bàn là sự an toàn, không có điều ác. 
4. Niết Bàncảnh giới siêu việt
5. 66 từ ngữ định nghĩa Niết Bàn, theo cuốn “Bàn về bốn Đế” (Xem Đại Tạng (chữ Hán) Đại Chính 1647.P390-391) 
6. Niết Bàn của Đại thừa
- Bốn loại Niết Bàn của Đại thừa 
- Phụ lục bài Diệt đế : bài Niết Bàn luận 

IV. Đạo đế 
1. Bốn niệm xứ
2. Bốn chánh cần
3. Bốn thần túc
4. Năm căn. 
5. Năm lực
6. Bảy giác chi
7. Tám con đường đạo chân chính 
- Bát chánh đạoba môn học giới đinh tuệ. 
- Quan hệ giữa bảy giác chiba môn học

V. Ba môn học 
V.I. Giới học 
- Giới và luật. 
- Sự thành lập của Luật tạng
- Chỉ trì giớitác trì giới
- 8 loại giới điều của Tỷ kheoTỷ kheo Ni
- Hai mươi kiền độ của tác trì môn
- Giới thể, giới tướnggiới hạnh
- Tín và giới. 
- Giới Đại thừa
V.II Định học 
- Giải thích các từ ngữ 
- Các phương pháp thiền định 
- 40 nghiệp xứ, và quan hệ giữa tính cách con người và các đối tượng quán nghiệp xứ
- 5 phép quán định tâm và ngũ môn thiền
- 25 phuơng tiện chuẩn bị cho tu thiền
- Mục đíchlợi ích tu thiền quán. 
V.III Tuệ học 
- Các loại trí tuệ - các từ ngữ đồng nghĩa với trí tuệ 
- Tuệ và trí. Các loại trí theo Duy Thức học
- Các loại trí theo luận Câu Xá
- Bốn tuệ và những từ ngữ đồng nghĩa với tuệ. 
- Phân biệt trívô phân biệt trí

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/08/2014(Xem: 27459)
24/05/2011(Xem: 24856)
18/10/2010(Xem: 41026)
18/10/2010(Xem: 44285)
18/10/2010(Xem: 40927)
05/07/2019(Xem: 8884)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.