Chương 19: Những Vị Cao TăngTác Giả Phật Giáo Nổi Tiếng Thế Giới—world Famous Monks & Nuns And Famous Buddhist Authors.

29/05/201112:00 SA(Xem: 18718)
Chương 19: Những Vị Cao Tăng Và Tác Giả Phật Giáo Nổi Tiếng Thế Giới—world Famous Monks & Nuns And Famous Buddhist Authors.

THIỆN PHÚC
PHẬT PHÁP CĂN BẢN
BASIC BUDDHIST DOCTRINES
VIỆT-ANH VIETNAMESE-ENGLISH
Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
VOLUME I

CHƯƠNG MƯỜI CHÍN
CHAPTER NINETEEN

(A) Những Vị Cao Tăng Nổi Tiếng Của Phật Giáo Thế Giới thời Cổ Đại—World Famous Buddhist Monks in Ancient times
I. Na Tiên Tỳ Kheo và Vua Di Lan Đà Vấn Đạo—Bhiksu Nagasena and King Milinda’s questions: 
II. Phật Âm: Buddhaghosa.
III. Pháp Hộ—Dhammapala (p) Dharmapala (p). 
IV. Mã Minh: Asvaghosa (skt) Asvaghosha (p). 
V. Dharmaraksa (skt): Pháp Trúc Lan. 
VI. Long Thọ Bồ Tát—Nagarjuna (skt): Dragon-Tree Bodhisattva—Long Thọ Bồ Tát
VII.Phân Biệt Minh Bồ Tát: Bhavya (490- 570). 
VIII.Phật Hộ: Buddhapalita (skt). 
IX. Thanh Biện.
X. Vô Trước—Asanga. 
XI. Thế Hữu (Bà Tu Mật Đa)—Vasumitra (skt). 
XII.Thế Thân—Vasubandhu (skt). 
XIII.Trần Na: Dignaga, or Dinnaga (skt). 
XIV.Pháp Xứng—Dharmakirti (skt): See Dharmakirti in Chapter 18 (B). 
XV. A Để Sa: Dipankara-Srijnana (skt).
XVI. Trí Quang: Jnanaprabha (skt).
XVII.Chân Đế Tam Tạng (513-569): Paramartha, Gunarata, or Kulanatha (skt)—Ba La Mạt Đà—Câu Na La Đà—See Chân Đế Tam Tạng (Paramartha) in Chapter 18 (B).
XVIII.Liên Hoa Giới—Kamalashila (700-750).
XIX. Mục Kiền Liên Tư Đế Tu—Maggaliputta Tissa (p): See Maggaliputta Tissa in Chapter 18 (B). 
XX. Ma Thẩn Đà—Mahindra (skt): Mahinda (p). 
XXI.Sư Marpa Chogi Lodro (1012-1097). 
XXII.Thầy Milarepa (1040-1123). 
XXIII.Thầy Naropa. 
XXIV.Liên Hoa Sanh—Padma-Sambhava (eighth century). 
XXV. Hiếp Tôn Giả (Worship of the Ribs): Parsva (skt)—See Parsva in Chapter 18 (B). 
XXVI. Rinchen Sangpo (958-1055). 
XXVII.Thực Xoa Nan Đà—Saksananda (skt): Siksananda (skt)—Thí Khất Xoa Nan Đà—See Saksananda in Chapter 18 (C). 
XXVIII.Sakya Pandita Gunga Gyeltsen Bel Sangpo (1182-1251). 
XXIX.Tịch Hộ—Santaraksita (680-740): See Santaraksita in Chapter 18 (B). 
XXX. Tịch Thiên: Santideva (skt)—Shantideva (p)—See Santideva in Chapter 18 (B).
XXXI.Tông Khách Ba: Sumatikirti (skt). 
XXXII. Tilopa (988-1069): See Chapter 18 (B). 
(B) Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ—Twenty-eight Patriarchs in India—Twenty eight Indian Patriarchs
(C) Lục Tổ Trung Hoa—Six Patriarchs in China
(D-1) Những vị Tăng Nổi Tiếng Khác trên Thế giới—Other Famous Monks in the World
(D-2) Những vị CưNổi Tiếng trên Thế giới—Famous Laypeople in the World
(E) Những Học Giả Phật Giáo Nổi Tiếng Trong Thời Cận Đại—Famous Buddhist Scholars in recent times

phatphapcanban1-39
(Anathapindika Stupa in Sravasti
Tháp Ngài Cấp Cô Độc tại xứ Xá Vệ)

(A) Những Vị Cao Tăng Nổi Tiếng 
Của Phật Giáo Thế Giới thời Cổ Đại
World Famous Buddhist Monks in Ancient times

I. Na Tiên Tỳ Kheo và Vua Di Lan Đà Vấn Đạo—Bhiksu Nagasena and King Milinda’s questions: 
(A) Na Tiên Tỳ Kheo: Bhiksu Nagasena—Long Quân—Na Tiên tỳ kheo, một nhà sư thông thái đã đối thoại với vua Di Lan Đà (Milinda) về những điểm tinh tế của học thuyết Phật. Ngài có khả năng thuộc lào Kinh Tạng sau khi chỉ nghe một lần. Ông là một vị Tăng nổi tiếng người Ấn vào thế kỷ thứ hai trước Tây Lịch. Theo Na Tiên Tỳ Kheo Kinh (hay Di Lan Đà Vấn Kinh), Na Tiên sanh ra trong một gia đình Bà La Môn, tại Kajangala, một thành phố nhiều người biết đến bên cạnh dãy Hy Mã Lạp Sơn. Cha ông là một người Bà La Môn tên Sonutttara. Khi Na Tiên đã học hành thông thạo ba kinh Vệ Đà, lich sử cũng như các môn khác thì ông nghiên cứu Phật giáoxuất gia theo đạo Phật. Thoạt tiên ông học với trưởng lão Rohana, kế tiếp với trưởng lão Assagutta ở Vattaniya. Sau đó ông được gửi đến thành Hoa Thị, nay là Patna để nghiên cứu về giáo lý của đạo Phật. Sau đó ông gặp vua Milinda tại tu viện Sankheyya ở Sagala. Ông là một luận sư rất nổi tiếng. Chính ông đã biện luận với vua Hy Lạp là Di Lan Đà và độ cho vị vua nầy trở thành Phật tử. Đây là cuộc tranh luận nổi tiếng và được biết như là một điển hình về những cuộc gặp gỡ sớm nhất giữa nền văn minh Hy Lạp và Phật giáo. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo thì các tài liệu Pali còn lưu lại cho thấy cuốn Di Lan Đà Vấn Đạo có lẽ được đại trưởng lão Na Tiên biên soạn, được xem là cuốn sách đáng tin cậy.—A learned monk whose conversations with King Milinda on difficult points of Buddhist teaching. He is considered to have been extremely talented; he had the ability to memorize the entirety of the Abhidharma-pitaka after hearing only one time. Nagasena, a famous Indian monk of the second century B.C. According to the Milidapanha Sutra (The Questions of King Milinda), he was born to a Brahman family, in a city called Kajangala, a well-known town near the Himalayas, on the eastern border of the Middle country, and his father was a Brahmin called Sonuttara. When Nagasena was well-versed in the study of the three Vedas, history and other subjects, he studied the Buddha's doctrine and entered the Buddhist Order. First, he studied the Buddha’s doctrine with the Elder Rohana. Later he studied under the Elder Assagutta of Vattaniya. Afterwards he was sent to Pataliputra, now Patna where he made a special study of the Buddha’s doctrine. Then he stayed at Sankheyya monastery, where he met king Milinda. He debated on various subjects with the Greek King Menander, who ruled in northern India and is said to have been converted by Nagasena. This debate is famous as an example of the earliest encounters between Greek civilization and Buddhism. According to Prof. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years Of Buddhism, after the Pali scriptures, the Questions of King Milinda (Milinda-panha) supposed to have been compiled by Mahathera Nagasena, is considered almost as authoritative a text. 

(B) Vua Di Lan Đà—Milinda (skt): Menander (skt)—Di Lan Đà là vị vua Ấn Độ gốc Hy Lạp. Những vùng đất do ông chiếm cứ và cai trị bao gồm Peshawar, Kabul, Punjab, Sindh, Kathiawar, và miền tây Uttar-Pradesh. Di Lan Đà là một học giả uyên bác và là một nhà lý luận sắc bén. Ông tinh thông nhiều ngành học thuật và có biệt tài tranh luận. Lúc đầu ông mang nặng những băn khoăn thắc mắc về giáo lý của Đức Phật. Ông rất buồn lòng vì không ai giải tỏa được cho ông, ông than thở: “Chao ôi, cả nước Ấn Độ là một sự trống không! Tất cả chỉ được tài khoác lác mà thôi. Chẳng một tu sĩ khổ hạnh hay một Bà La Môn nào có thể tranh luận với ta và giải tỏa những mối nghi ngờ của ta.” Một ngày kia, do một duyên may, ông gặp được một tu sĩ Phật giáo tên là Na Tiên đang trên đường đi khất thực, dáng vẻ trầm tĩnhthanh thản của vị hiền nhân đã có một ảnh hưởng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trong lòng nhà vua. Ngày hôm sau, vua cùng một đoàn năm trăm người Yonaka đi đến tu viện Sankheya tại Sagal, là nơi cư ngụ của Na Tiên. Họ có một cuộc trò chuyện mà theo yêu cầu của nhà vua, sau đó sẽ được tiếp tục trong hoàng cung. Vị tu sĩ vốn chẳng phải tầm thường, đã nói với nhà vua rằng ông muốn cuộc thảo luận diễn ra theo kiểu tìm học chứ không phải theo kiểu vương giả. Nhà vua đồng ýlần lượt nêu lên những khó khăn của mình ra với đạo sư, ông nầy giải đáp thỏa mãn tất cả. Nhưng về sau nầy khi những mối hoài nghi băn khoăn nầy được Hòa Thượng Nagasena giải tỏa, Milinda trở thành một đại thí chủ, một nhà bảo trợ lớn của đạo Phật, một ông vua Phật tử hết lòng truyền bá đạo Phật. Trong hai thế kỷ theo sau sự suy yếu của triều đại Mauryas , những kẻ xâm lăng người Hy Lạp đã nắm quyền bá chủ trên vùng tây bắc Ấn Độ và A Phú Hãn. Trong thời gian nầy có đến ba mươi vị vua nối tiếp nhau, trong đó chỉ có hoàng đế Di Lan Đà là người đã để lại một ấn tượng lâu dài trong lòng người dân Ấn Độ. Điều nầy rõ ràng là do ông đã gắn bó chặt chẽ với đạo Phật. Vua Di Lan Đà là một trong những nhân vật quan trọng trong cuốn Milindapanha với Những câu hỏi của Vua Di Lan Đà (Milanda). Đây là tác phẩm chính ngoài giáo điển của trường phái Theravada nói về những đối thoại của thầy Nagasena và vua Di Lan Đà (vua Hy lạp xâm lăng và chiếm cứ vùng Bắc Ấn vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch). Những câu hỏi của vua Di Lan Đà liên quan trực tiếp với những ý niệm căn bản trong Phật giáo về luân hồi, vô ngã, và luật nhân quả. Trong quyển Milindapanha, vua Di Lan Đà được mô tả là vị vua thuộc dòng dõi Yonakas tại vùng đất Yona. Các vùng đất Yona và Kamboja được người Ấn Độ biết đến vào thế kỷ thứ sáu trước Tây Lịch, như được xác nhận trong bài kinh Assalayana của Kinh Trung Bộ, nói rằng dân ở các vùng nầy chỉ có hai giai cấp xã hội là Arya và Dasa, thay vì bốn như ở Ấn Độ (see Tứ Giai Cấp Ấn Độ in Chapter 86). Một điều mà ai cũng biết là sau cuộc kết tập kinh điển lần thứ ba tại thành Hoa Thị, thì vua A Dục đã gửi nhiều phái đoàn truyền giáo đến các vùng đất xa xôi như Yona, Syria, và Macedonia. Cũng dưới thời vua A Dục, một vị Tỳ Kheo người Hy Lạp tên là Dhammarakkhita-Yona Dhammarakhita đã được cử đến xứ Aparantaka để thuyết giảng Chánh Pháp. Như vậy rõ ràng giáo lý của Đức Phật đã gợi mở tâm trí người Hy Lạp trước thời vua Di Lan Đà. Theo sách Na Tiên-Di Lan Đà Vấn Đáp, vua Di Lan Đà đã trao vương quyền lại cho con mình, từ bỏ mọi chuyện thế sự và từ trần như một tu sĩ. Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì vua Di Lan Đà đã chứng quả A La Hán. Theo Plutarch, một sử gia Hy Lạp, vua Di Lan Đà qua đời trong một lều nhỏ. Đã có nhiều thành phố tranh chấp về việc giữ tro cốt của ông. Tuy nhiên, phần tro sau nầy được chia đều và mỗi thành phố đều dựng tượng đài kỷ niệm dành cho ông. Điều đáng nói là các đồng tiền của vua Di Lan Đà đều có in hình bánh xe Chánh Pháp (Dharmacakra). Đây là một dấu hiệu không thể nhầm lẫn cho thấy nhà vua là một Phật tử sùng đạo. Chữ khắc Shinkot cho thấy rõ ràng rằng nhà vua đã có nhiều công lao trong việc truyền bá đạo Phật trong vùng giữa Hindukush và Sindh. Plutarch nói rằng trong khi trị vì, vua Di Lan Đà đã có ý thức công lý rất phân minh, nên được thần dân vô cùng yêu mến. Dù rằng quyền lực của ông tại Ấn Độ không còn nữa, những ký ức về vị vua công bằng sáng suốt nầy vẫn mãi mãi còn trong các trang sách của quyển Milinda-panha cũng như những đồng tiền mang dấu Pháp Luân của ông—Milinda, the Indo-Greek king. He dominated and ruled over the following areas: Peshawar, the upper Kabul valley, Punjab, Sindh, Kathiawar, and western Uttar-Pradesh. Milinda was a well-informed scholar and a keen debater. He was well versed in various branches of learning and expert in argument. He was first obsessed with doubts and dilemmas about the teachings of the Buddha, but was so disappointed because no one could be able to eliminate his doubts. He exclaimed: “Empty, alas, is all India. All Indians but vain gossip. There is no ascetic or Brahmin who is capable of disputing with me and solving my doubts.” It was by a fortunate chance that one day he saw a Buddhist monk named Nagasena going on his begging round. The calm and serene personality of the sage had a silent but powerful influence on the king’s mind. Next day, in the company of five hundred Yonakas , he went to the Sankheya monastery at Segal where the monk was staying at that time. They had a conversation which, at the request of the king, was later resumed at the palace. The monk who was no ordinary teacher told the king that he was agreeable to a discussion only if it was held in the scholastic way and not in the royal way. The king paid homage to the teacher in a fitting manner and put his difficulties one by one before the sage who ably solved them all to the king’s entire satisfaction. But later when his doubts and misgivings had been removed by Most Venerable Nagasena, he became a great patron and supporter, a devout Buddhist ruler propagating the teachings of the Buddhist religion. During the two centuries that followed the decline of the power of the imperial Mauryas, the Greek invaders invaded over north western India and Afghanistan. Some thirty rulers flourished during this period, of whom only King Milinda has left a permanent impression on the Indian mind. This is evidently due to his association with Buddhism. King Milinda was one of the most important characters in the Pali book named Milindapanda, which includes questions of King Milanda. This is one of the most important noncanonical works of the Theravada school, dialogues between the Monk Nagasena and King Milinda (a Greek king who invaded and conquered northern India in the 1st century B.C.). King Milinda’s questions concern the basic teachings of Buddhism, especially the doctrines of rebirth, non-egoism, and the law of karma. King Milinda. In the Milindapanha, Milinda has been described as the king of the Yonakas from Yonas. The lands of the Yonas and Kambojas were known to Indians in the sixth century B.C. as is evidenced by the Assalayana suttanta of the Majjhima-nikaya which states that the people of these regions had only two social classes of Arya and Dasa instead of the four classes of Indian society. It is a well-known fact that after the third Buddhist Council held Pataliputra, Buddhist missionaries were sent by King Asoka to distant areas including Yona, Syria, and Macedonia. Also under the reign of king Asoka, a Greek Bhikshu named Dhammarakkhita-Yona Dhammarakkhita was sent to Aparantaka to preach the Dharma there. It is thus clear that the blessed teachings of the Buddha had begun to appeal to the Greek even before the time of king Milinda. According to the Milinda-panha, king Milinda died as a Buddhist monk, having retired from the world after handing over his kingdom to his son. King Milanda is also said to have attained to Arhatship which is the last stage of sanctification according to Theravada Buddhism. Plutarch, the Greek historian, says that Milinda’s death occurred in a camp and there was a dispute among several cities for the possession of his ashes, but later his ashes were divided and each city has its own memorial monument to worship him. It is also significant that the coins of Milinda bear the Buddhist wheel (Dharmacakra). This is an unmistakable sign that he was a devout Buddhist. The Shinkot inscription proves beyond a doubt that the Greek king helped in the propagation of Buddhism in the region between the Hindukush and Sindh. Plutarch says that as a ruler , Milinda had a keen sense of justice and was dearly loved by his people. Though the power he had established in India disappeared with his death, the memory of this just and wise Buddhist ruler will forever remain enshrined in the pages of the Milinda-panha as in his own coins bearing the Dharmacakra. 

(C) Di Lan Đà Vấn Đạo—Milinda-panha: Milinda’s questions—Questions of King Milinda—Những câu hỏi đạo của vua Di Lan Đà—Bản văn về Vua Di Lan Đà vấn đạo là một trong những văn bản quan trọng không thuộc kinh điển truyền thống Theravada, nội dung ghi lại cuộc đối thoại giữa Na Tiên Tỳ Kheo và vua Menander của xứ Bactrian vào thế kỷ thứ nhất, vị vua ấy thống trị một phần lớn miền Bắc lãnh thổ Ấn Độ trải dài từ vùng Patna đến Peshawar. Bản văn tập trung vào cuộc đối thoại về giáo lý chính của đạo Phật và những cuộc đàm luận làm sáng tỏ cái “vô ngã,” vấn đề tái sanh thế nào, con người có hay không có linh hồn, và nghiệp lực. Sách Milinda-panha được viết dựa trên cuộc đối thoại nổi tiếng giữa vua Di Lan ĐàTỳ Kheo Na Tiên. Sách gồm những câu hỏi của Vua Di Lan Đà (Milinda) và những câu trả lời của Tỳ Kheo Na Tiên. Đây là tác phẩm chính ngoài giáo điển của trường phái Theravada nói về những đối thoại của thầy Nagasena và vua Di Lan Đà (vua Hy lạp xâm lăng và chiếm cứ vùng Bắc Ấn vào thế kỷ thứ I trước Tây lịch). Những câu hỏi của vua Di Lan Đà liên quan trực tiếp với những ý niệm căn bản trong Phật giáo về luân hồi, vô ngã, và luật nhân quả. Vấn đề tâm linh sâu sắc nhất mà nhà vua gặp phải là việc ông ta không thể hiểu được vì sao Đức Phật đã tin vào sự tái sanh mà lại không tin vào sự đầu thai của cái tự ngã (ego). Sau mấy ngày đàm luận, vấn đề gai gốc nầy đã được Hòa Thượng Na Tiên giải đáp một cách tài tình. Nhà vua tỏ lòng biết ơn Tỳ Kheo Na Tiên đã giải tỏa mọi nghi ngờ cho ông. Ông thấy vui trong lòng nên đã quy-y Tam Bảothỉnh cầu Tỳ Kheo Na Tiên chấp nhận ông làm một Phật tử tại gia kể từ ngày ấy cho đến cuối đời. Sách được ngài Phật Âm nêu dẫn như một tư liệu đáng tin cậy. Theo truyền thống Theravada, theo sau cuộc đối thoại thì vua Milinda nhường ngôi báu và trở thành một Tăng sĩ Phật giáo. Theo Giáo Sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, theo tài liệu Pali còn lưu lại thì cuốn Di Lan Đà Vấn Đạo (Milinda-panha) có lẽ do đại trưởng lão Na Tiên biên soạn, được xem là cuốn sách đáng tin cậy nhất. Quyển sách nầy hoặc được viết trong thời vua Di Lan Đà hay sau thời của ông, nhưng phải trước ngài Phật Âm, vì thường thấy ông nầy trích dẫn cuốn sách nầy, xem như một tư liệu đáng tin cậy. Có nghĩa là cuốn sách nầy được viết vào khoảng từ năm 150 trước Tây Lịch đến năm 400 sau Tây Lịch. Nhiều người cho rằng quyển Di Lan Đà Vấn Đạo không phải là một cuốn sách đồng nhất. Các chương được viết theo nhiều phong cách khác nhau. Do đó, có thể rằng một số chương đã được thêm vào sau nầy. Tuy nhiên, bằng chứng cụ thể nhất là cuốn sách nầy đã được dịch ra chữ Hán vào khoảng từ năm 317 đến 420 sau Tây Lịch với tên là Kinh Na Tiên, chỉ có ba chương đầu của cuốn Milinda-panha mà thôi. Từ đó người ta cho rằng bốn chương còn lại là phần thêm vào sau nầy. Một sự kiện nữa hậu thuẫn cho quan điểm trên là cuối chương ba, sách đã nói rằng các câu hỏi của vua Di Lan Đà đã hết, còn chương bốn trông giống như một sự khởi đầu mới. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng không thể gạt bỏ ra ngoài giả thuyết cho rằng chính Na Tiên hay một tác giả nào đó đã viết nên toàn bộ cuốn sách như chúng ta thấy ngày nay. Rất có thể dịch giả Trung Hoa chỉ giới hạn bản dịch của mình trong ba chương mà thôi. Cuốn Di Lan Đà Vấn Đạo như hiện nay gồm có bảy chương. Trong bảy chương nầy thì chương đầu ghi lại con ngườilịch sử, còn các chương kia toàn là giáo lý. Điều lạ lùng là trong khi Tỳ Kheo Na Tiên tốn nhiều công phu kể với chúng ta về cuộc đời quá khứ của ông và của vua Di Lan Đà, ông lại chẳng nói gì về cuộc đời hiện tại của ông. Khiêm tốn đến mức xóa mờ mình là đặc điểm thường gặp của các tác giả thời xưa. Vào thời ấy vua Di Lan Đà đã không thỏa mãn với các luận sư tôn giáo đương thời, nỗi khoắc khoải của ông được bộc lộ trong câu nói sau đây: “Chao ôi, cả cõi Diêm Phù Đề chỉ là một sự trống không! Diêm Phủ Đề chỉ là cái lỗ trống. Tất cả chỉ được tài khoác lác mà thôi. Chẳng một tu sĩ khổ hạnh hay một Bà La Môn nào có thể tranh luận với ta và giải tỏa những mối nghi ngờ của ta.” Thế nhưng với trưởng lão Na Tiên, nhà vua đã hoàn toàn bị chinh phục, không những bằng những kiến thức cao siêu, mà cả cách ăn nói đầy ấn tượng và có sức thuyết phục. Người ta kể lại rằng sau lời chào hỏi thông thường, nhà vua nói: “Thưa tôn ông, xin tôn ông cho biết phương danh quí tánh. Người ta gọi tôn ông như thế nào?” Na Tiên đáp: “Tâu bệ hạ, các đạo hữu của tôi gọi tôi là Na Tiên, cha mẹ thì đặt tên cho tôi là Na Tiên, nhưng gọi thế cho tiện thôi. Sự thực thì không có một người như thế đâu.” Chính câu nói nầy của trưởng lão đã khai thông mọi chuyện, tiếp theo là hàng loạt các câu hỏi và những câu trả lời, trong đó có sự minh họa nổi tiếng về chiếc xe ngựa, theo đó, cũng giống như các bộ phận của chiếc xe khi được lắp ghép chúng lại thì sẽ tạo thành chiếc xe, ngoài các thứ ấy ra chẳng có chiếc xe nào cả. Tương tự, các bộ phận khác nhau của một người tạo nên con người, ngoài các bộ phận ấy ra thì chẳng có con người ấy. Thật vậy, ngoại trừ Thánh điển ra, không thể tìm được một câu nói nào về thuyết vô ngã lại sâu sắc hơn và hay hơn những lời nói trên của Tỳ Kheo Na Tiên. Do đó, Di Lan Đà Vấn Đạo là một cuốn sách được trình bày dễ hiểu, không chỉ về các lý thuyết cao siêu của Đức Phật, mà cả những nguyên tắc đạo đứctâm lý của Phật giáo. Như thế, đây chính là một cuốn sách không thể thiếu đối với các Tăng sinh Phật giáo. Ngoài tầm quan trọng của một văn bản Phật giáo, Di Lan Đà Vấn Đạo còn có giá trị của một tư liệu lịch sử và là một công trình văn học xuất sắc. Cuốn sách cung cấp cho chúng ta một chứng liệu nổi bậc về văn xuôi Ấn Độ trong thế kỷ thứ nhất. Di Lan Đà Vấn Đạo có một vị trí đặc biệt trong văn học Ấn Độ, dù xét về mặt lý luận, văn chương, lịch sử, hay địa lý. Về thời kỳ hậu giáo điển, không có một luận thư Phật giáo nào sánh ngang được với quyển Di Lan Đà Vấn Đạo—The scripture on “questions of King Milinda” is an important non-canonical Theravada text, purporting to be a dialogue between the Buddhist monk Nagasena and the Bactrian king Menander in the first century, who conquered a large part of northern India stretching from Patna to Peshawar. It focuses on the central doctrines of Buddhism and contains particularly illuminating discussions of selflessness (anatman), the problem of how rebirth, human being is with a soul or without a soul, and karma. Milinda-panha was written on the celebrated dialogue between king Milinda and Bhikshu Nagasena. The book comprises of the questions of King Milinda and the answers from Bhikshu Nagasena. This is one of the most important noncanonical works of the Theravada school, dialogues between the Monk Nagasena and King Milinda (a Greek king who invaded and conquered northern India in the 1st century BC). King Milinda’s questions concern the basic teachings of Buddhism, especially the doctrines of rebirth, non-egoism, and the law of karma. The deepest spiritual problem with which the king was confronted was his inability to understand how the Buddha could believe in rebirth without believing in a re-incarnating self or ego. After the dialogue, this knotty problem has been solved by the Venrable Nagasena in a masterly way. The king expressed his gratitude to the monk for having solved his doubts. He was filled with spiritual joy and took refuge in the Three Jewels and entreated Nagasena to accept him as an upasaka from that day onward as long as he lived. The book was cited by by Buddhaghosa as an authority. According to Theravada tradition, following the dialogue with Nagasena, Menander abdicated (nhường ngôi) the throne and became a Buddhist monk. According to Prof. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years Of Buddhism, after the Pali scriptures, the Questions of King Milinda (Milinda-panha) supposed to have been compiled by Mahathera Nagasena, is considered almost as authoritative a text. It is certain that the Milinda-panha must have been written either at the time of king Milinda or after him, but surely before the time of Buddhsghosa, who has so often quoted Nagasena’s Milinda-panha as an authority. That is to say, the book must have been written between 150 B.C. and 400 A.D. It has been suggested that the Milinda-panha is not a unitary text for different chapters are written in more than one style. Hence it is probable that some chapters are later additions. A strong proof of the above theory, however, is the fact that the book was translated into Chinese between 317 and 420 A.D. and that its Chinese version, known as the Nagasena Sutra, contains only the first three chapters of the Milinda-panha. From this it has been concluded that the remaining four chapters of the Milinda-panha are later additions. Still another fact that supports the above view is that, at the end of the third chapter, it is stated that the questions of King Milinda have come to an end, and the fourth chapter looks like a new beginning. No matter what has happened, we are probably not altogether justified in setting aside the assumption that Nagasena, or whoever the author may have been, wrote the whole of the book as it has come down to us today. For it is not impossible that the Chinese translator himself preferred to limit his translation only to the first three chapters. The Milinda-panha, as it stands at present, contains seven chapters. Out of these seven, the first one is largely personal and historical while the others are all doctrinal. It is strange that while Nagasena took so much time to tell us about his past life and that of king Milinda, he does not give us much information about his present life. Humility bordering on self-effacement has been a general characteristic of all our ancient writers. At that time, king Milinda was not satisfied with the contemporary religious teachers, and his arrogance found expression in the following statements: “Jambudvipa is empty, Jambudvipa is hollow. Jambudvipa is devoid of any Sramanah or Brahmin who could argue with me to help me solve all my doubts.” In the elder Nagasena, however, king Milinda met one who completely subdued him not only with his superior intellect, but also with his impressive and persuasive diction. It is said that as soon as they had exchanged formal greetings, the King said: “Sir, what is your name? How are you known?” Nagasena replied: “Maharaja, I am known as Nagasena. My brother bhikshus address me thus. My parents call their son Nagasena, but all this is just usage. In reality, there does not exist any individual as such.” This statement of the Elder Nagasena set the ball rolling and there followed a series of questions and answers, including the famous chariot illustration which maintained that just as the parts of a chariot put together make a chariot, and there is no chariot apart from them, similarly the different components of an individual make an individual and that the individual does not exist aprt from them. No more profound or appealing statement of the doctrine of Anatmavada can be found than the above enunciation of the Elder Nagasena in the whole Buddhist literature, with the exception of the scriptures. Thus Milinda-panha is a comprehensive exposition not only of Buddhist metaphysics, but also of Buddhist ethics and psychology. As such, it is indispensable for the student of Buddhism. Apart from its importance as a Buddhist text, the Milinda-panha is also to be valued as a historical document and a literary achievement of great eminence. The Milinda-panha provides an unsurpassed testimony to Indian prose literature of the first century. In short, the Milinda-panha occupies a unique position in Indian letters, whether looked at from the point of view of metaphysics, or literature, or history, or knowledge of geography. It is an indisputable fact hat in post-canonical literature, no other treatise on Buddhism equals the Milinda-panha. 

II. Phật Âm: Một nhà sư Ấn Độ nổi tiếng—A famous Indian monk.
(A) Tiểu sử của Phật Âm—Buddhaghosa’s biography: Từ Bắc Phạn “Buddhaghosa” có nghĩa là “Phật Âm.” Buddhaghosa là tên của một trong những triết gia Phật giáo vĩ đại và một nhà phê bìnhảnh hưởng lớn của trường phái Theravada, sanh trưởng trong gia đình Bà La Môn vào cuối thế kỷ thứ 4 tại Ma Kiệt Đà, gần Bồ đề đạo tràng (có người cho rằng Phật Âm sanh ra tại miền Nam Ấn Độ và không phải trong một gia đình Bà La Môn). Tuy nhiên, theo Biên Niên Sử Tích Lan, thì Phật Âm sanh ra trong một gia đình Bà La Môn nhưng được nhà sư tên Revata cải sang đạo Phật. Theo Rhys Davids, Phật Âm là một vị luận sư nổi tiếng của Tiểu Thừakinh Tạng Pali. Ông sanh gần Bồ Đề Đạo Tràng, và đến Tích Lan vào khoảng năm 430 sau Tây Lịch. Hầu như tất cả những kinh điển Pali đều được người ta cho là của ông viết ra. Những năm làm việc nhiều nhất của ông là những năm ông trụ tại Đại Tịnh Xá ở Anuradhapura, Sri Lanka, trong thời gian đó ông đã phiên dịch những bài bình luận từ tiếng Tích Lan sang tiếng Pali và đã viết một trong những tác phẩm bình luậnảnh hưởng lớn nhất đối với Phật giáo Theravada, bao gồm bộ Thanh Tịnh Đạo, một bộ luận vĩ đại về lý thuyếtthực hành Thiền định. Vào thời của ngài Phật Âm, đạo Phật qua tiếng Pali đã không còn được nhiều người biết đến tại Ấn Độ. Tiếng Phạn đã trở nên ưu thế. Ngay cả các học giả Phật giáo cũng dùng tiếng Phạn làm phương tiện diễn đạt. Chính tôn giả Mã Minh, đã viết các thi phẩm của mình bằng tiếng Phạn vào thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch. Tương tự, các nhà tư tưởng lớn như Long Thọ, Thế Thân, và Trần Na cũng viết bằng tiếng Phạn. Thậm chí các vị vua triều đại Gupta cũng không còn tỏ sự quan tâm đến tiếng Pali, mà ngược lại bảo trợ cho tiếng Phạn. Do đó, thời ấy cả tiếng Pali và hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada) đã dần dần suy thoái đến mức không còn đáng kểẤn Độ nữa. Tuy vậy, các Tỳ Kheo cư ngụ tại Bồ Đề Đạo Tràng với người đứng đầu là Mahasthavira Revata, dù là trong thế kỷ thứ 5, khi Phật Âm được kết nạp vào Tăng đoàn, vẫn gắn bó với tiếng Pali. Trong thời của Phật Âm, trong nước thường diễn ra những cuộc tranh luận tôn giáo. Buddhaghosa là người thông thuộc kinh Vệ Đà và có biệt tài bảo vệ luận cứ của mình, nên hay đi từ nơi nầy đến nơi khác để tìm đối thủ tranh luận. Một hôm Hòa Thượng Revata nghe ông tụng kinh Patanjali, Hòa Thượng rất khâm phục vì sự phát âm chính xác của ông, và vì muốn thuyết phục ông theo đạo Phật nên chấp nhận cuộc tranh luận với ông. Phật Âm hỏi: “Ngài có hiểu được các bài kinh nầy không?” Hòa Thượng đáp: “Có, ta hiểu, các kinh ấy đều không đúng.” Mahasthavira Revata chỉ trích các bài kinh một cách nghiêm khắc đến nỗi Phật Âm (Buddhaghosa) phải nín thinh. Sau đó Phật Âm yêu cầu Hòa Thượng cho nghe giáo lý của ngài. Hòa Thượng liền đọc một đoạn của bộ luận tạng. Phật Âm không hiểu và hỏi: “Thần chú của ai vậy?” Hòa Thượng đáp: “Thần chú của Đức Phật.” Phật Âm lại hỏi: “Ngài dạy cho tôi được chăng?” Hòa Thượng trả lời: “Được chứ, miễn là ông gia nhập giáo hộituân theo luật lệ của Tăng đoàn.” Sau đó Phật Âm được truyền giới. Dưới sự hướng dẫn của Hòa Thượng Revata, ông nghiên cứu chánh pháp, giới luật, và về sau trở thành nhà luận giải xuất chúng về các giáo lý của Đức Phật. Trong khi còn sống tại tu viện, nơi ông được truyền giới, ông đã viết cuốn sách đầu tiên của mình tên là Nanodaya. Sau đó ông viết cuốn Atthasalini, một tập bình giải cuốn Pháp Tập Luận (Dhamma-sangani). Khi đang sắp sửa viết luận giải cho bộ Parittasuttas thì Hòa Thượng Revata bảo ông: “Chỉ có một bộ Tam tạng gốc được mang từ Tích Lan về đây. Chúng ta không có được các bài luận giải mà cũng không được nhiều đạo sư truyền lại. Nhưng ở Lanka có những bài luận giải do tôn giả Mahinda để lại rồi sau được dịch ra tiếng địa phương. Ngươi hãy đến đó mà nghiên cứu để các luận giải nầy có thể hữu ích cho tất cả chúng ta.” Theo lời thầy dạy, Phật Âm đã lên đường đi về Tích Lan, dưới triều vua Mahanama. Ngài đã lưu lại tu viện Mahapadhana mấy năm để học giáo lý Nguyên Thủy. Ông đã được nghe các lời bình giải bằng tiếng Tích Lan cũng như các lời truyền giảng của các trưởng lão thuộc Thera Sanghapala, tin tưởng rằng đây là những lời dạy chính xác và đích thực của Như Lai. Sau đó ông trịnh trọng đề nghị với Tăng đoàn: “Tôi muốn dịch các bài luận giải từ tiếng Tích Lan ra tiếng Ma Kiệt Đà. Xin cho tôi được tự do tiếp cận với tất cả các bộ kinh ở đây.” Khi nghe ông nói như thế, Tăng đoàn đưa cho ông hai bài kệ bằng tiếng Pali để thử sứcyêu cầu ông bình giải về các bài kệ nầy. Phật Âm đã viết một bản yếu lược cho toàn thể bộ Tam Tạng và đặt tên cho nó là Thanh Tịnh Đạo. Rất hài lòng về khả năng xuất chúng của ông, Tăng đoàn đã giao toàn bộ sách vở cho ông. Ngụ tại Granthakara Parivena ở đế đô Anuradhapura, Phật Âm hoàn thành xong nhiệm vụ phiên dịch các bản luận giải bằng tiếng Tích Lan ra tiếng Ma Kiệt Đà. Sau đó, ông trở về cố hương—According to Rhys Davids, Buddhaghosa was a famous commentator and writer of the Hinayana School and of the Pali canon. He was born near the Bo-Tree, at Buddha-Gaya, and came to Ceylon about 430 A.D. Almost all the commentaries now existing in Pali are ascribed to him. Buddhaghosa is a Sanskrit word means “Voice of the Buddha.” Buddhaghosa is the name of one of the great scholastic philosophers of Buddhism and the most influential commentator and scholar of the Theravada tradition, born to a Brahmin family at the end of the 4th century in Magadha, near Bodh-Gaya (some people, for some reason, believe that Buddhaghosa was born in Southern India, and not a Brahmin family). However, according to the Mahavamsa (The Great Chronicle), he was born into a Brahman family but was converted to Buddhism by a monk named Revata. His most productive years were the time of his residence at the Mahavihara in Anuradhapura in Sri Lanka, during which time he translated Sinhala commentaries into Pali and wrote some of the most influential commentarial works of Theravada Buddhism, including the Visuddhimagga (Path of Purification), a monumental treatise on meditation theory and practice. In Buddhaghosa’s time, Pali Buddhism in India had lost much of its popularity. Sanskrit had regained the upper hand. Even Buddhist scholars had accepted Sanskrit as the medium of expression. Asvaghosa, who lived in the first century A.D., wrote his poetical works in Sanskrit. Similarly, great thinkers like Nagarjuna, Vasubandhu and Dinnaga also wrote in Sanskrit. Even the Gupta kings no longer showed any interest in Pali and patronized Sanskrit. Thus both Pali and Theraveda gradually dwindled into significance in India. However, the bhikshus who then resided at Bodh Gaya under Mahasthavira Revata at that time, even in the fifth century when Buddhaghosa was intiated into the Order, stood firm in their allegiance to Pali. In Buddhaghosa’s time, religious discussions were very common in the country. Buddhaghosa, who was eminently versed in the Vedas and well qualified to hold his own in arguments, went from place to place in quest of adversaries. One day the Mahasthavira heard Buddhaghosa reciting sutras from Patanjali. He was so impressed by the correctness of Buddhaghosa’s pronunciation that, probably with the intention of converting him to Buddhism, he engaged in a discussion with him. Buddhaghosa asked: “Do you understand these sutras?” Revata replied: “Yes, I do; they are faulty.” Mahasthavira Revata criticized these sutras so severely that Ghosa was dumb. Then Ghosa requested Mahasthavira Revata to enunciate his doctrine, whereupon the latter read an extract from the Abhidharma-pitaka. It was beyond Buddhaghosa’s comprehension. He asked: “Whose mantra is this?” Mahasthavira replied: “It is the Buddhamantra.” Ghosa again asked: “Would you please teach it to me?” Mahasthavira replied: “Yes, I will, provided you enter the Order according to the rules of the Sangha.” Ghosa was ordained and became a disciple of Mahasthavira Revata. While living at the vihara where Buddhaghosa received his ordination, he compiled his first book, namely, Nanodaya. Then, according to tradition, he wrote the Atthasalini, a commentary on the Dhamma-sangani. While preparing for a commentary on the Parittasuttas, his master, Mahasthavira Revata, instructed him thus: “The original Tripitaka alone has been brought here from Ceylon. Here we neither possess commentaries, nor the tradition coming down from various teachers. But in Lanka, there are commentaries originally brought down by the wise Mahinda and later translated into the language of the island. Go there and study them, so that they may be beneficial to all.” As asked by the master, Buddhaghosa went to Ceylon, and arrived there during the reign of king Mahanama. He stayed at Mahapadhana great vihara to study Theravada teachings for several years. He heard all the Simhalese commentaries and the tradition of the Elders from Thera Sanghapala and was convinced that they were the exact and true teachings of the Tathagata. Then he made a solemn request to the Bhikkhu Sangha: “I want to translate the commentaries from Simhalese into Magadhi. I should have free access to all the books.” Thereupon, the Sangha gave him two stanzas in Pali in order to test his ability and asked him to comment upon them. Buddhaghosa wrote a compendium of the whole of the tripitaka and name it Visuddhimagga or the Path of Purity. Highly satisfied with this performance, the bhikhus entrusted him with the whole of the literature. Residing in Granthakara Parivena at Anuradhapura, Buddhaghosa completed his task of rendering Simhalese commentaries into Magadhi. Thereafter he returned to his mother country and there worshipped the Bodhi tree.

(B) Tác phẩm của ngài Phật Âm—Buddhaghosa’s works: Tại đế đô Anuradhapura, ngoài bộ Thanh Tịnh Đạo ra, ông còn viết 19 bài bình giải về những điển lễ Phật giáo, trong đó có Bình giải Kinh Tạng, và Thiên Kiến Luật (Samanta-pasadika)—Besides his principal work is the Abhidharma Visuddhimagga (Way of Purity), he also wrote 19 commentaries to canonical works, the Samanta-pasadika, and many other works, either preversed or lost.
1) Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga)—The Path or Purity: Thanh Tịnh Đạo lá quyển sách đầu tiên mà Phật Âm viết tại Tích Lan. Trong đó có thể thấy cái gì cũng có của văn học Phật giáo thời trước. Khắp nơi trong sách của Phật Âm đã trích dẫn gần như toàn bộ văn học giáo điển và cả hậu giáo điển. Theo Đại Sự (Mahavamsa) thì đây là một sự tóm lược cả ba bộ tạng cùng với phần luận giải—The Path or Purity (Visuddhimagga) was the first work of Buddhaghosa in Ceylon. In it ‘something of almost everything’ in early Buddhist literature may be found. Throughout the bok, Buddhaghosa quotes freely from almost the whole of canonical and even post-canonical literature. As the Mahavamsa states, it is truly ‘a summary of the three Pitakas together with the commentary.’ 
2) Cuốn Dhammapadatthakatha là một bản dịch tiếng Pali của bộ luận gốc tiếng Tích Lan. Một số nhà nghiên cứu cho rằng đây không phải là tác phẩm của đại luận sư Phật Âm, nhưng điều nầy rất có thể là do sự khác biệt về đề tài—The Dhammapadatthakatha is also a Pali translation of an original Simhalese commentary. Some scholars suggest that this is not the work of the great commentator Buddhaghosa. Their chief argument is the difference in style, which may well be due to the difference in the subject matter. 
3) Thiên Kiến Luật là một cuốn luận giải về giới luật. Tác phẩm đồ sộ nầy được viết theo yêu cầu của trưởng lão Buddha-Siri. Trong phần giới thiệu cuốn Thiên Kiến Luật, chính Phật Âm đã mô tả tác phẩm của chính mình như sau: “Khi bắt đầu viết bộ luận nầy, vốn đã bao gồm trong đó cả phần Maha-atthakatha, mà không làm mất đi ý nghĩa chính xác của những quyết định ghi trong Maha-paccari, cũng như trong cuốn Kurundi cùng các luận thư khác, và gồm cả ý kiến của các trưởng lão…từ những luận thư nầy tôi đã tiến hành viết quyển sách, sau khi gạn lọc ngôn từ, cô đọng những đoạn dài dòng, cả các quyết định chính thức, mà không đi xa phương cách diễn đạt của tiếng Pali.”—The Samanta-pasadika is a commentary on the Vinaya. This voluminous work was written at the request of Thera Buddha Siri. According to Prof. Bapat in The Twenty-Five Hundred Years Of Buddhism, in the introduction to the Samanta-pasadika, Buddhaghosa himself describes his work as follows: “In commencing this commentary, having embodied therein the Mahaatthakatha, without excluding any proper meaning from the decisions contained in the Maha-paccari, as also in the famous Kurundi and other commentaries and including the opinion of the Elders…from these commentaries, after casting off the language, condensing detailed accounts, including the authoritative decisions, without overstepping any Pali idiom, I shall proceed to compose my work.” 
4) Luận Bổn Sanh Kinh là một bộ luận lớn được viết theo yêu cầu của ba trưởng lão Atthadassi, Buddhamita và Phật Thiên (Buddhadeva). Phật Thiên là người thuộc Hóa Địa Bộ, nhưng cuốn Luận Bổn Sanh Kinh thì toàn bộ được viết theo sự thẩm duyệt của đại tu viện (Mahavihara). Điều nầy cho thấy là không có tư tưởng đối nghịch giữa Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) và Hóa Địa Bộ (Mahisasaka) vào thời điểm nầy—The Jatakatthakatha is an extensive commentary which was written at the request of the Theras, namely, Atthadassi, Buddhamitta, and Buddhadeva. Buddhadeva is mentioned as belonging to the Mahisasaka sect, but the Jatakatthakatha is wholly based on the Mahvihara recension. This indicates that there was no antagonistic feeling between the Theravada and the Mahisasaka sects, at least at that time. 
5) Luận giải về Giới Pháp (Patimokkha) dưới nhan đề Kankhavitarani hay Matikatthakatha. Sách nầy căn cứ trên truyền thống của tu viện, và được viết theo yêu cầu của trưởng lão Sona—A commentary on the Patimokkha known as Kankhavitarani or the Matikatthakatha. It was based on the Mahavihara tradition and was written at the request of a Thera named Sona.
6) Các bài luận giải về bảy đoạn trong Luận Tạng, dựa trên bản gốc bằng tiếng Tích Lan, và được chấp thuận trên truyền thống đại tu viện—The commentaries on the seven texts of the Abhidharma-pitaka, based on the original Simhalese commentaries as well as on the accepted tradition of Mahavihara. 
7) Luận giải về bốn bộ kinh Nikaya: Cuốn Sumangalavilasini về Trường Bộ Kinh (Digha-Nikaya), được viết theo yêu cầu của trưởng lão Dathanaga thuộc Sumangala Parivena. Cuốn Papan-casudani về Trung Bộ Kinh (Majjhima-Nikaya), được viết theo yêu cầu của trưởng lão Buddhamitta, ông nầy là bạn của Phật Âm gặp tại Mayura-pattana ở miền nam Ấn Độ. Cuốn Saratthappakasini về Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta-Nikaya), được viết theo yêu cầu của trưởng lão Jotipala. Và cuốn Manorathapurini về Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara-Nikaya) với phần tiểu sử của hầu hết các đệ tử của Đức Phật, ngoài ra còn có bảng liệt kê địa danh tất cả các nơi Đức Phật đã an cư kiết hạ—Commentaries on the four principal Nikayas. The Sumangalavilasini on the Digha-Nikaya, written at the request of Thera Dathanaga of the Sumangala Parivena; the Papancasudani on the Majjhima-Nikaya, written at the request of Thera Buddhamitta; the Saratthappakasini on the Samyutta-Nikaya, written at the request of Thera Jotipala; and the Manorathapurani on the Anguttara. Among thse, special mention may be made of the Manorathapurani, the commentary on the Anguttara-Nikaya. It contains biographical notes on almost all the chief disciples of the Lord Buddha, besides an enumeration of the names of all places where the Buddha went during the rainy season (see Bốn Mươi Sáu Mùa An Cư Kiết Hạ Của Phật in Chapter 126).

III. Pháp Hộ—Dhammapala (p) Dharmapala (p): Tên của ngài Dharmapala, người nam Ấn, một học giả nổi tiếng trong giới Phật học. Ông được truyền thống Pali xem như là nhà phê bìnhảnh hưởng lớn hàng thứ nhì, chỉ sau ngài Phật Âm mà thôi. Ông sanh ra sau khi Phật nhập Niết Bàn 1000 năm, tại vùng của người Tamil, và theo học tại Đại Tịnh Xá ở Anuradhapura. Hộ Pháp nhìn nhận sự khác biệt giữa tướng (laksana) và tánh (svabhava) của các pháp, tức Chân, Như (Tathata). Ý kiến của ông được xem như là thuộc thế tục đế (lý thế luận) chứ không thuộc đệ nhất nghĩa đế (paramartha satya). Thế tục đế cho rằng sự và lý luôn luôn song hành và ta không bao giờ có thể phân biệt được chúng bằng cách tổng hợp, ý kiến như vậy không đúng hẳn là Đại Thừa mà gồm cả nửa phần Tiểu Thừa cho nên Pháp Tướng Tông được xem như là Bán Đại Thừa—Name of Dharmapala, native of south India, a famous scholar throughout the Buddhist world, regarded by Pali tradition as the second most influential Abhidharma commentator after Buddhaghosa. He was born 1000 years after the Buddha’s nirvana, in a Tamil area of South India, and studied at the Mahavihara in Anuradhapura. Dharmapala recognized the distinction between the specific character (laksana) and the nature (svabhava) of dharma, i.e., Thusness (Tathata). His point of view was that of what is called the ‘worldly truth’ (laukika-satya) and not the ‘highest truth’ (paramartha-satya). The worldly truth assumes the fact and principle always go ‘parallel’ and can never be synthetically identified. Such a view is not quite Mahayanistic but is half Hinayanistic, and on that account the Dharmalaksana school is generally classified as quasi-Mahayanistic (half Hinayanistic). 

IV. Mã Minh: Asvaghosa (skt) Asvaghosha (p): Mã Minh Bồ Tát, một nhà thơ và nhà triết học Ấn độ thuộc phái Đại thừa, sống vào thế kỷ I hoặc II sau Tây lịch (khoảng 600 năm sau ngày Phật nhập diệt). Ông là tác giả của Buddha-Charita mô tả về cuộc đời Đức Phật. Ông còn là một nhà trước tác nổi danh đương thời rất được vua Ca Ni sắc Ca (Kanishka) hộ trì. Theo truyền thống Phật giáo thì Asvaghosa sanh ra trong một gia đình Bà La Môn nhưng cải sang đạo Phật bởi vị sư tên Parsva trong trường phái Tỳ Bà Sa. Sau khi quy-y Phật, ông về trú ngụ trong thành Ba La Nại, và trở thành vị Tổ thứ 12 của dòng Thiền Ấn Độ. Ngài là tác giả của 10 bộ kinh, trong đó có hai bộ nổi tiếngPhật Sở Hành Tán Kinh, được ngài Pháp Hộ Đàm Ma La Sát dịch sang Hoa ngữ khoảng từ năm 414 đến 421 sau Tây lịch, sau nầy được Beal S.B.E. dịch sanh Anh ngữ; bộ thứ hai là Đại Thừa Khởi Tín Luận được ngài Paramartha dịch sang Hoa ngữ khoảng năm 554 sau Tây Lịch, và ngài Thực Xoa Nan Đà dịch sang Hoa ngữ khoảng những năm 695-700 sau Tây Lịch. Ngài Mã Minh chính là người đã có công lớn từ việc chuyển tư tưởng Phật giáo Tiểu Thừa sang Đại Thừa. Mã Minh không những có một địa vị đặc biệt trong lịch sử tư tưởng Phật giáo, mà cả trong toàn bộ truyền thống thi ca tiếng Phạn nữa. Cống hiến lớn nhất của Mã Minh cho lịch sử tư tưởng Phật giáo là sự nhấn mạnh niềm tin vào Đức Phật của ông. Mặc dù giáo lý Đại Thừa đã có trước thời ông từ hai ba thế kỷ về trước, nhưng các giáo lý nầy đã tìm được sự thể hiện quan trọng đầu tiên trong các tác phẩm của ông, dù rằng ông thuộc phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada school). Tác phẩm Phật Sở Hành Tán (Buddha-carita) miêu tả cuộc đời Đức Phật bằng một bút pháp mộc mạc và trang trọng, dù được viết rất dè dặt. Nguyên bản của bài thơ có 28 đoạn, theo Nghĩa Tịnh qua bản dịch chữ Hán vào thế kỷ thứ bảy. Bản dịch Tây Tạng cũng có một số đoạn tương tự như thế. Do đó bản gốc tiếng Phạn hẳn là phải có 28 đoạn. Tuy nhiên, ngày nay chỉ có 17 đoạn tiếng Phạn còn được lưu lại, nhìn chung thì chỉ có 13 đoạn đầu được xem là đích thực của ông. Nghĩa Tịnh nói: “Từ thời của ngài Mã Minh đến nay, bài thơ tuyệt vời nầy được đọc và ngâm rộng rãi khắp nơi trong năm miền Ấn Độ và trong các nước vùng Nam Hải.” Trong tập thi sử nầy, Mã Minh không chỉ thuật lại cho chúng ta cuộc đời Đức Phật cùng sự thuyết pháp của Ngài, mà còn chứng tỏ một kiến thức bách khoa của Ngài về các truyền thuyết thần thoại Ấn Độ, về các triết học trước Phật giáo, nhất là triết học Sankhya. Còn thi phẩm Saundarananda-kavya kể lại chuyện truyền giới cho Nan Đà, người anh em cùng cha khác mẹ với Phật. Ngoài hai thi phẩm quan trọng nầy, Mã Minh còn viết ba vở tuồng Phật giáo, đã được H. Luders tìm thấy ở Turfan, Trung Á vào đầu thế kỷ thứ 20. Trong các vở tuồng đó, có tuồng Sariputraprakarana với chín hồi là quan trọng nhất. Đây là một tác phẩm kịch nghệ hiện còn trong văn học Sanskrit. Ngoài ra, Mã Minh còn viết một thi phẩm trữ tình Gandistotra-gatha gồm 29 bài thơ theo vận luật sragdhara. E. H. Johnston nghi ngờ không phải là của Mã Minh, nhưng Winternitz nhận xét: “Đây là một bài thơ hay, xứng đáng là của Mã Minh cả về hình thức lẫn nội dung.”—A Buddhist writer and poet of the first or the second century A.D. (600 years after the Buddha’s nirvana). Author of the Buddha-Carita Kavya, famous life of Buddha in verse. He was a famous writer whose patron was the Indo-Scythian king Kanishka. According to Buddhist tradition he was born a brahman but was converted to Buddhism by a monk named Parsva, who belonged to the Vaibarsva. He finally settled at Benares, and became the twelfth patriarch. His name is attached to the ten works. The two of which have exerted great influence on Buddhism are Buddha-carita-kavya-sutra, translated into Chinese by Dharmaraksa around 414-421 A.D., later translated into English by Beal, S.B.E.; and Mahayana-sraddhotpada-sastra, translated by Paramartha, around 554 A.D., and by Siksananda, 695-700 A.D.; later translated into English by Taitaro Suzuki in 1900. He gave to Buddhism the philosophical basis for its Mahayana development. Asvaghosa occupies a unique position not only in the history of Buddhist thought but also in the whole tradition of Sanskrit poetry. The chief contribution which Asvaghosa made to the history of Buddhist thought was his emphasis on Buddha-bhakti. Though the Mahayanist teachings had been spreading for at least two to three centuries before his time, they find the first notable expression in his writings, in spite of the fact that he belonged to the Sarvastivada school. The Buddhacarita described the life of Lord Buddha in a chaste and stately style, though written with considerable restraint. The original poem, as known to I-Ch’ing in the Chinese translation in the seventh century A.D., contains 28 cantos. The Tibetan translation also has the same number of cantos. Hence the original Sanskrit version must also have consisted of 28 cantos. However, only 17 are preserved in Sanskrit today, and generally only the first thirteen are regarded as authentic. I-Ch’ing says that in his time this beautiful poem was ‘widely read or sung throughout the five divisions of India, and the countries of the Southern Sea.’ In Buddhacariya, Buddhaghosa not only gives us the best account of the life of Lord Buddha, but also gives evidence of his encyclopaedic knowledge of India’s mythological traditions and pre-Buddhistic philosophical systems, notably the Sankhya. The Saundarananda-kavya narrates the ordination by the Buddha of Nanda, his half-brother. Besides these two significant poetical works, Asvaghosa wrote three Buddhist dramas which were discovered by H. Luders in Turfan in Central Asia at the beginning of the twentieth century. Of these, the Sariputraprakarana with nine acts is the most important. It is the oldest dramatic work in Sanskrit literature. Asvaghosa also wrote a lyrical poem called Gandistotra-gatha which consists of 29 stanzas in the sragdhara metre. E.H. Johnston questions Asvaghosa’s authorship of this work, but as Winternitz observes: “It is a beautiful poem, worthy of Asvaghosa both in form and content.”

V. Dharmaraksa (skt): Pháp Trúc Lan—Indu-Dharmaraksa (skt)—Đàm Vô Lan—Trúc Đàm Ma La—Trúc Pháp Hộ hay Trúc Đàm Ma La Sát (họ Trúc, tên Đàm Ma La Sát), một vị Tăng nổi tiếngẤn Độ vào khoảng những năm 400 sau Tây Lịch (Tàu dịch là Pháp Chánh). Người nước Nguyệt Chi, biết 36 thứ tiếng, đã dịch 175 tác phẩm vào khoảng 266-317 sau Tây Lịch—A noted monk in India around the fourth century A.D. A native of Tukhara, who knew thirty-six languages and translated some 175 works around 266-317 A.D. 

VI. Long Thọ Bồ Tát—Nagarjuna (skt): Dragon-Tree Bodhisattva—Long Thọ Bồ Tát, một nhà triết học Phật giáo nổi tiếng, người sáng lập ra trường phái Trung Quán. Ngài là vị tổ thứ 14 dòng Thiền Ấn Độ, người đã biên soạn bộ Trung Quán LuậnĐại Trí Độ Luận. Long Thọ Bồ Tát, theo Cưu Ma La Thập, thì ngài sinh ra trong một gia đình Bà La Môn tại miền nam Ấn Độ, nhưng theo Huyền Trang thì ngài sanh ra ở miền nam Kiều Tất La, nay là Berar. Ngài đã nghiên cứu toàn bộ tam tạng kinh điển trong ba tháng nhưng không thấy thỏa mãn. Ngài tiếp nhận kinh Đại Thừa từ một Tăng sĩ cao niên ở vùng Hy Mã Lạp Sơn, nhưng phần lớn cuộc đời ngài ngài sống ở miền Nam Ấn, rồi biến miền nầy thành một trung tâm quảng bá đạo Phật. Ngài là một trong những nhà triết học chính của Phật giáo, người sáng lập ra trường phái Trung Đạo hay Trung Luận Tông (Madhyamika school) hay Không Tông (Sunyavada school). Long Thọbạn thân của vua Yajnasri Gautamiputra của xứ Satavahana. Ông là một nhà biện chứng vĩ đại chưa từng thấy. Một trong những thành tựu chính của ông là hệ thống hóa giáo thuyết trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật. Phương pháp lý luận để đạt đến cứu cánh của ông là căn bản “Trung Đạo,” bát bỏ nhị biên. Ông được coi là tác giả của các tác phẩm Nhật ký thơ về Trung Đạo, Hai Mươi ca khúc Đại Thừa, bàn về Thập Nhị Môn (Mười Hai Cửa). Ông là Tổ thứ 14 Thiền Tông Ấn Độ. Chính ông là người đặt cơ sở của phái trung Đạo bằng Tám Phủ định (không thủ tiêu, không sáng tạo, không hủy diệt, không vĩnh hằng, không thống nhất, không đa dạng, không đến, không đi). Đối với ông luật nhân duyên rất quan trọng vì đó là thực chất của thế giới phi hiện thựchư không; ngoài nhân duyên ra, không có sinh ra, biến mất, vĩnh hằng hay thay đổi. Sự tồn tại của cái nầy là giả định vì phải có sự tồn tại của cái kia. Ngài Long Thọ được các phái Đại Thừa Phật Giáo tôn kính như một vị Bồ Tát. Chẳng những Thiền Tông, mà ngay cả Tịnh Độ tông cũng xem Ngài Long Thọ như tổ của chính họ. Long Thọ đã tạo ra một kỷ nguyên trong lịch sử triết học Phật giáo và khiến cho lịch sử nầy có một khúc quanh quyết định. Huyền Trang đã nói về bốn mặt trời rọi sáng thế giới. Một trong số đó là Long Thọ; còn ba mặt trời kia là Mã Minh, Cưu Ma La Thập, và Thánh Thiên. Thật vậy, Long Thọ là một nhà triết học không có đối thủ trong lịch sử triết học Ấn Độ. Theo truyền thuyết thì vào thế kỷ thứ ba, ngài Long Thọ du hành xuống Long cung để chép kinh Hoa Nghiêm. Theo một truyền thuyết khác thì Ngài đã tìm thấy kinh nầy trong một tu viện bỏ hoang. Ngài là tổ thứ 14 của dòng Thiền Ấn Độ, là sơ tổ của phái Trung Quán hay Tam LuậnTịnh Độ tông. Mặc dù một số tông phái tin rằng ngài đã trước tác một số lớn các tác phẩm, nhưng các học giả đương thời lại cho rằng ngài chỉ thực sự sáng tác một vài bộ mà thôi. Quan trọng nhất là bộ Kệ Căn Bản về Trung Đạo trong đó ngài mở rộng lý luận về học thuyết “Tánh Không.” Trong Kinh Lăng Già, khi được hỏi ai là người sẽ giảng dạy giáo pháp Đại Thừa về sau nầy, thì Đức Phật đã tiên đoán về sự xuất hiện cũng như sự vãng sanh Cực Lạc của ngài Long Thọ: “Khi ta diệt độ khoảng 500 về sau sẽ có một vị Tỳ Kheo tên là Long Thọ xuất hiện giảng pháp Đại Thừa, phá nát biên kiến. Người ấy sẽ tuyên dương pháp Đại Thừa Tối Thượng của ta, và người ấy sẽ vãng sanh về cõi Cực Lạc.”—An Indian Buddhist philosopher, founder of the Madhyamika School. He was the 14th Patriarch of Indian Zen. He composed Madhyamika sastra and sastra on Maha prajna paramita. According to Kumarajiva, Nagarjuna was born in South India in a Brahmin family. Hsuan-Tsang, however, stated that Nagarjuna was born in South Kosala, now Berar. When he was young, he studied the whole of the Tripitaka in three months, but was not satisfied. He received the Mahayana-Sutra from a very old monk in the Himalayas, but he spent most of his life at Sriparvata of Sri Sailam in South India which he made into a center for propagation of Buddhism. He was one of the most important philosophers of Buddhism and the founder of the Madhyamika school or Sunyavada. Nagarjuna was a close friend and contemporary of the Satavahana king, Yajnasri Gautamiputra (166-196 A.D.). The world has never seen any greater dialectician than Nagarjuna. One of his major accomplishments was his sytematization of the teaching presented in the Prajnaparamita Sutra. Nagarjuna’s methodological approach of rejecting all opposites is the basis of the Middle Way. He is considered the author of the Madhyamika-Karika (Memorial Verses on the Middle teaching), Mahayana-vimshaka (Twenty Songs on the Mahayana), and Dvada-Shadvara-Shastra (Treatise of the Twelve Gates). He was the 14th patriarch of the Indian lineage. He was the one who laid the foundation for (established) the doctrine of the Madhyamika in the “Eight Negations” (no elimination, no production, no destruction, no eternity, no unity, no manifoldness, no arriving, no departing). To him, the law of conditioned arising is extremely important for without this law, there would be no arising, no passing away, no eternity, or mutability. The existence of one presupposed the existence of the other. Nagarjuna is revered in all of Mahayana as a great religious figure, in many places as a Bodhisattva. Not only Zen, but also Tantric branch of Buddhism and the devotional communities of Amitabha Buddha, count Nagarjuna among their patriarchs. Nagarjuna created an age in the history of Buddhist philosophy and gave it a definite turn. Hsuan-Tsang speaks of the ‘four suns which illumined the world.’ One of these was Nagarjuna, the other three being Asvaghosa, Kumarajiva, and Aryadeva. Indeed as a philosophical thinker, Nagarjuna has no match in the history of Indian philosohy. According to one legend, in the 3rd century, Nagarjuna traveled to the sea dragon’s palace beneath the ocean to retrieve the Avatamsaka Sutra. According to another legend, he discovered the sutra in an abandoned monastery. Nagarjuna was the fourteenth patriarch of Indian Zen. He was the founder and first patriarch of the Madhyamika (Middle Way) school, also the founder of the Pure Land Sect (Salvation School). Although a great number of works are attributed to him by Buddhist tradition, only a handful are thought by contemporary scholars to have actually been composed by him. The most important of these is the Fundamental Verses on the Middle Way (Mulamadhyamaka-Karika), in which he extends the logic of the doctrine of emptiness (sunyata). In the Lankavatara Sutra, the Buddha is asked who will teach the Mahayana after he has passed away. He fortold the coming of Nagarjuna and Nagarjuna’s rebirth in the Pure Land: “After 500 years of my passing away, a Bhikshu most illustrious and distinguished will be born; his name will be Nagarjuna, he will be the destroyer of the one-sided views based on being and non-being. He will declare my Vehicle, the unsurpassed Mahayana, to the world; attaining the stage of Joy he will go to the Land of Bliss.”

VII.Phân Biệt Minh Bồ Tát: Bhavya (490- 570)—Tên của một triết gia Phật giáo Ấn Độ, cũng được biết dưới tên Bhavaviveka, được xem như là vị sáng lập trường phái Trung Quán Tây Tạng vì ông dùng những tam đoạn luận tự quản. Điều này đối nghịch với trường phái “Trung Quán Hệ Quả Luận” (Prasangika-Madhyamaka), dùng lối lý luận của “Prasanga” để chống lại đối thủ. Ông sanh ra tại miền Nam Ấn Độ, Bhavya du hành qua Ma Kiệt Đà, tại đây ông học triết học của ngài Long Thọ. Bhavya khẳng định rằng chỉ có triết gia Trung Quán mới có khả năng thành hình một luận đề, và không chỉ để tấn công đối thủ của mình. Ông cũng khẳng định rằng những lời dạy của Đức Phật tự nó có đủ thẩm quyền chứ không cần phải được xác định lại bằng lý luận. Mục đích của sự lý luận nhằm hiệu đính lại những hiểu lầm về kinh điển, chứ không phải khảo nghiệm những lời dạy trong kinh điển. Hệ thống trình bày của ông đối nghịch với hệ thống của những người đương thời của ông như Buddhapalita (470- 540) và Candrakirti (vào khoảng thế kỷ thứ 7), những người mà Phật giáo Tây Tạng xem như là thuộc trường phái “Trung Quán Hệ Quả Luận.” Những tác phẩm của ông gồm có một tác phẩm quan trọng về luận lý, Sự Bùng Cháy Của Lý Luận và một tác phẩm bình luận về Căn Bản Trung Luận của ngài Long Thọ, Tuệ Đăng—Name of an Indian Buddhist philosopher, also known as Bhavaviveka considered by Tibetan founder of the “Middle Way Autonomy School” (Svatantrika-Madhyamaka) because of his use of autonomous (svatantra) syllogisms. This is contrasted with the “Middle Way Consequence School” (Prasangika-Madhyamaka), which utilizes “Prasanga” arguments against its opponents. Bhavya was born in South India, traveled to Magadha, where he studied the philosophy of Nagarjuna. Then he returned to his homeland to found Svatantrika which attacked the theses of Yogachara. Bhavya asserted that a Madhyamaka philosopher should be able to formulate a thesis, and not just attack those of rivals. He also asserted that the words of the Buddha are authoritative (pramana) and do not need to be verified by reasoning. The purpose of reasoning is to correct misunderstandings of scripture (agama), not to examine its teachings. His system of exposition was opposed to that of his contemporary Buddhapalita (470- 540) and Candrakirti (around seventh century), who are classified by Tibetan Buddhism as Prasangikas. His works include an important text on logic, the Blaze of Reasoning (Tarka-jvala) and commentary on Nagarjuna’s Mulamadhyamaka-Karika, entitled Lamp of Wisdom (Prajna-pradipa). 

VIII.Phật Hộ: Buddhapalita (skt)—Phật Hộ (470- 540) sanh vào giữa thế kỷ thứ sáu, đồ đệ nhiệt thành của Ngài Long Thọ. Ông là một trong những nhà triết học Du Già (Yogachara) nổi tiếng vào thế kỷ thứ 6 sau Tây Lịch. Ông sinh ra tại miền nam Ấn Độ. Vì ông có nhắc đến các luận thư của Phật Âm (Buddhaghosa) trong sách của mình, nên có thể kết luận rằng ông sống sau ngài Phật Âm. Ông được xem là người đã viết tất cả các bài luận giảng về những cuốn sách như Tiểu Bộ Kinh, trước đây được nhà luận giải đại tài Phật Âm viết còn dang dở, đó là luận giải về Kinh Tự Thuyết (Udana), kinh Như Thị Thuyết (Itivuttaka), Thiên Cung sự (Vimanavatthu). Ngạ quỷ sự (Petavatthu), Trưởng Lão Tằng Kệ (Thera-gatha), Trưởng Lão Ni Kệ (Theri-gatha), Sở Hạnh Tạng (Cariya-pitaka). Tất cả các luận giải nầy được gọi chung là Paramatthadipani. Ông còn viết một luận thư có tên là Paramatthamanjusa bàn về cuốn Thanh Tịnh Đạo của ngài Phật Âm. Được biết ông còn viết một cuốn luận giải hậu giáo điển khác tên là Netti. Cuốn nầy được viết theo yêu cầu của một trưởng lão tên là Dhammarakkhita. Tư liệu ghi lại rằng vào thời đó Pháp Hộ đang sống tại Nagapattana, trong một tu viện do vua Dharmasoka xây dựng. Ông đã viết quyển Trung Quán Chú Giải, mục đích chú giải cho bộ Trung Quán Luận của Ngài Long Thọ. Nguyên bản bộ Trung Quán Chú Giải nay đã bị thất lạc, chỉ còn lại bản dịch bằng Tạng văn. Phật Hộ, một trong những đại biểu quan trọng của trường phái Trung Đạo vào thế kỷ thứ năm, là đệ tử nhiệt thành của ngài Long Thọ. Ông cảm thấy rằng “Qui Mậu Luận Chứng Pháp” là phương pháp đúng đắnchính xác của hệ thống triết học Trung Quán nên đã ứng dụng nó trong học thuyếttác phẩm của mình. Ông viết bộ “Trung Quán Chú” (Madhyamakavrtti) chú giải dựa theo bộ Trung Quán Luận của ngài Long Thọ. Sách này nguyên tác đã bị thất lạc, chỉ còn lại bản dịch bằng Tạng văn. Ông là một trong những đại biểu quan trọng của trường phái Trung Đạo vào thế kỷ thứ năm. Chúng ta có thể nói rằng Phật Hộ là một trong những đại diện quan trọng nhứt của chủ thuyết Vô Ngã được Long Thọ đề xướng vào thế kỷ thứ 5. Phật Hộ là vị đã sáng lập ra trường phái Prasangika, áp dụng một phương pháp lý luận, trong đó một người muốn khẳng định địa vị của mình phải đặt ra cho đối thủ những câu hỏi sao cho có thể hoàn toàn đánh bại đối thủ và làm cho vai trò của người đó trở thành lố bịch—Buddhapalita, was born in the middle of the sixth century, an ardent disciple of Nagarjuna. One of the famous philosophers of the Yogachara school in the 6th century A.D. He was born in South India. Since he mentions Buddhaghosa’s commentaries in his work, it may be concluded that he came at a later period than Buddhaghosa. He is credited with the writing of all the commentaries on such books as the Khuddaka-nikaya, which had been left undone by the great commentator, Buddhaghosa, i.e. on the Udana, the Ittivuttaka, the Vimanavatthu, the Peta-vatthu, the Thera-gatha, the Theri-gatha, and the Cariya-pitaka. All these are jointly called Paramatthadipani. He has also written a commentary called Paratthamanjusa on Buddhaghosa’s Visuddhimagga. It is said that he wrote another commentary on a post-canonical work, namely, the Netti. This was written at the request of a Thera called Dhammarakkhita. It is recorded that at that time Dhammapala lived at Nagapattana in a vihara built by King Dharmasoka. He wrote a commentary called Madhyamakavrtti on the Madhyamaka-Sastra of Nagarjuna. The original is lost. It is available only in Tibetan translation. Buddhapalita was one of the most important representative of the Madhyamika school in the 5th century, who flourished in the middle of the sixth century was an ardent follower of Nagarjuna. He felt that “Prasanga” was the right and correct method of the Madhyamaka philosophy and employed it in his teachings and writings. He wrote a commentary called “Madhyamakavrtti” on the “Madhyamaka Sastra” of Nagarjuna. This is available only in Tibetan translation. The original is lost. He was one of the most important representative of the Madhyamika school in the 5th century. He was one of the most important exponents of the Sunyavada doctrine propounded by Nagarjuna in the fifth century. Buddhapalita was the founder of the school of logical thinking known as the Prasangika, which attempts to develop a method of reasoning in which an individual in order to establish his position must put such questions to his adversary as would defeat him completely and make his position absurd. 

IX. Thanh Biện—Phân Biệt Minh Bồ Tát, đại biểu của trường phái Madhyamaka (490-570 AD), gốc người Nam Ấn. Ông đến Ma Kiệt Đà thọ giáo Ngài Long Thọ. Sau đó ông về lại Nam Ấn thành lập tông phái Svatantrika công kích những luận điểm của Yogachara. Ông là người cùng thời nhưng nhỏ hơn Phật Hộ. Ngài cho rằng chỉ nêu ra sự sai lầm của đối thủ vẫn chưa đủ, mà còn phải đề ra “Tự Y Luận Chứng” (Svatantra) hoặc luận chứng độc lập hợp lý để khiến kẻ đó phải im tiếng. Ngài tin rằng chỉ dựa vào phương pháp biện chứng thì không thể nêu ra được chân lý tuyệt đối một cách chính xác. Ngài đã viết bộ “Đại Thừa Chưởng Trân Bảo Luận, Trung Quán Tâm Luận (Madhyamikahrdaya) với lời chú giải có tên là “Tư Trạch Diệm Luận” (Tarkajvala), “Trung Luận Yếu Chỉ” (Madhyamartha-Samgraha) để chú giải Trung Luận của ngài Long Thọ và “Bát Nhã Đăng Luận” (Prajna-pradipa). Những tác phẩm này hiện nay chỉ còn tồn tại bằng những bản dịch Tạng ngữ mà thôi. Tiến Sĩ L.M. Joshi đã chuyển dịch Trung Luận Yếu Chỉ sang mẫu tự Nàgari và dịch sang tiếng Hindi được đăng ở “Pháp Sứ” (Dharmaduta) vào tháng 8 năm 1964. Giáo sư N. Aiyswami đã phục hồi bộ “Chưởng Trân Bảo Luận” từ Hoa ngữ của ngài Huyền Trang sang trở lại Phạn ngữ. Như trên chúng ta thấy rằng trong thế kỷ thứ 6, gần 400 năm sau khi ngài Long Thọ viên tịch, triết học Trung Quán đã được chia thành 2 phái: 1) Trường phái Qui Mậu Luận Chứng, do Phật Hộ dẫn đầu, và 2) trường phái Tự Y Luận Chứng, do Thanh Biện dẫn đầu. Theo Y. Kajiama, nguyên nhân gây chia rẽ trong phái Trung Quán chính là câu hỏi rằng là hệ thống tri thức tương đối có thể được thừa nhận hay không, mặc dù đứng trên quan điểm tuyệt đối thì nó là hư vọng—Spokesman of the Madhyamaka (490-570AD), from South India. He went to Magadha, where he studied with Nagarjuna. Then he returned to his homeland to found Svatantrika which attacked the theses of Yogachara. He was a junior contemporary of Buddhapalita, named Bhavya or Bhavaviveka maintained that the opponent should not only be reduced to absurdity, but Svatantra or independent logical argument should also be advanced to silence him. He believed that the system of dialectics alone could not serve the purpose of pinpointing the Absolute Truth. He wrote the Mahayan-Karatala-ratna Sastra, Madhyamikahrdaya with an auto-commentary, called Tarkajvala, Madhyamartha-Samgraha, and Prajna-pradipa, a commentary on the Madhyamaka Sastra of Nagarjuna. Only a Tibetan translation of these works is a vailable. Dr. L.M. Joshi transcribed the Madhyamartha-Samgraha into Nagari letters and translated it into Hindi which appeared in the Dharmaduta (August 1964). N. Aiyswami Sastri has restored Karatalaratna from the Chinese translation of Hsuan-Tsang into Samskrta (Visvabharati Santiniketan 1949). So we see that in the sixth century, nearly 400 years after the death of Nagarjuna, the Madhyamaka school was split into two: 1) Prasangika school, led by Buddhapalita and 2) Svatantrika school, led by Bhavaviveka. According to Y. Kajiama, the problem which divided the Madhyamakas was whether the system of relative knowledge could be recognized as valid or not, though it was delusive from the absolute point of view. According to Hsuan-Tsang, Bhavaviveka externally wore the Samkhya cloak, though internally he was supporting the doctrine of Nagarjuna.

X. Vô Trước—Asanga: 
(A) Tiểu sử Ngài Vô Trước—Asanga’s biography: Vô Trước Bồ Tát, một cư dân của xứ Kiện Đà La, nhưng hầu hết thời gian ông sống ở Ayodhya, ông sống khoảng thế kỷ thứ tư sau Tây Lịch, tức khoảng 1.000 năm sau khi Phật nhập diệt. Vô Trước là người sáng lập ra Du Già hay Duy Thức Tông của Phật Giáo Đại Thừa. Ông là một trong hai nhân vật chính của truyền thống Du Già của Ấn Độ vào buổi sơ khai, người kia chính là em trai ông là ngài Thế Thân. Theo tiểu sử được viết lại bởi trường phái Du Già thì Vô Trước đã chứng Tam địa Bồ Tát, và trong kiếp trước, mẹ ông chính là một Tăng sĩ, đã tận tụy lễ bái ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng đã làm tổn hại đến cảm giác của một vị Tăng khác trong khi đang đàm luận, nên ngài Quán Thế Âm đã tuyên đoán hậu quả là vị ấy kiếp sau phải mang thân người nữ. Trong một trong các cuộc tái sanh ấy, mẹ ông làm một cận sự nữ tên là Prasannasila, và sanh ra Vô TrướcThế Thân, và người con trai thứ ba tên là Virincynivatsa, cả ba đều gia nhập giáo đoàn Phật giáo. Ngài Vô Trước thọ giới lúc tuổi hãy còn rất trẻ khi ông sớm chứng tỏ có một trí nhớ khác thường và trí thông minh vĩ đại. Lúc đầu thì ông theo tu học với các vị thầy của trường phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ, nhưng sau đó thấy có nhiều vấn đề không được giải đáp thỏa đáng và đã tìm đến Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật. Sau mười hai năm tu tập thiền quán trong hang động, Vô Trước đã nhận được sự điểm nhãn của Đức Di Lặc, và sau đó du hành đến cung trời Đâu Suất, nơi Đức Di Lặc đã dạy ông về giáo pháp Phật giáo Đại Thừa. Sau thời gian tạm trụ nơi cung trời Đâu Suất ngài trở về Ấn Độ, và bắt đầu biên soạn luận tạng về những lời giáo hóa của Đức Di Lặc cũng như một số bài luận độc lập khác (vài học giả thời cận đại cho rằng các bài luận độc lập khác do vị thầy khác đề tên Maitreyanatha đã viết, để làm khác tên mình với vị Bồ Tát có cùng tên, nhưng các trường phái Phật giáo thì vẫn coi rằng đó là những lời thuyết giảng của Đức Di Lặc). Chính ông là người đã sáng lập phái Du Già hay Mật Giáo với giáo lý căn bản là bộ Du Già Sư Địa Luận do chính ông trước tác. Có thể nói rằng hai anh em Vô TrướcThế Thân là những nhà tư tưởng có đầu óc sáng tạo, đã tạo nên điều có thể gọi là thời kỳ kinh điển của triết học Phật giáo. Trong số những tác phẩm quan trọng của ngài Vô Trước là bộ Toát Yếu về Đại Thừa, Bồ Tát Địa, và Toát Yếu Vi Diệu Pháp. Người ta nói bộ Du Già Sư Địa Luận do chính Bồ Tát Di Lặc đọc cho ngài chép lại trên cung trời Đâu Suất. Những tác phẩm cũng như những lời thuyết giảng của ông và của người em là Thế Thân đã trở thành nguồn triết lý chính cho trường phái mới, mà sau này mang tên là Du Già. Triết lý của ông và những canh tân về giáo thuyết đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởngphương pháp tu tập theo Đại Thừa, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Á và Tây Tạng—Asanga Bodhisattva (a native of Gandhara, but lived mostly in Ayodhya, presently Oudh), who lived a thousand years after the Nirvana, probably the fourth century A.D. Asanga and Vasubandhu were born in Purusapura in the Gandhara country. Asanga was the founder of the Yogacara or Consciousness-Only School of Mahayana Buddhism. He was one of the two main figures of early Indian Yogacara tradition, the other being his brother Vasubandhu. In traditional biographies, Asanga is said to have been a third level (bhumi) Bodhisattva, and Taranatha reports that in a previous life his mother had been a Buddhist monk who was a devotee of Avalokitesvara, but who had hurt the feelings of another monk while debating with him, and Avalokitesvara predicted that this world result in repeated births as a woman. During one of these births, as a Buddhist laywoman named Prasannasila, she gave birth to Asanga, Vasubandhu, and a third son named Virincynivatsa, all of whom entered the Buddhist order. Asanga received monastic ordination at an early age and soon demonstrated an unusual memory and great intelligence. He first studied under Sarvastivada teachers, but he found that many of his questions were not being satisfactorily addressed, and so he sought instruction from the future Buddha, Maitreya. After twelve years of meditating in a cave, Asanga received a vision of Maitreya, and he later travelled to Tusita heaven, where Maitreya instructed him in the doctrines of Mahayana Buddhism. After his sojourn in Tusita he returned to India, where he began composing commentaries on Maitreya’s works as well as a number of independent treatises (some modern scholars atttribute these works to a human master, often referred to as Maitreyanatha to distinguish him from the bodhisattva of the same name, but Buddhist tradition generally assumes them to be the work of the future Buddha). He was the first follower of the Mahisasaka school, but He was the one who founded the Yogacarya or Tantric school with his own Yogacarabhumi-sastra. We can say that both Asanga and Vasubandhu are among creative thinkers who brought about what may be called the classical age of Buddhist philosophy. Among Asanga’s most important works are the Compendium of the Great Vehicle (Mahayana-Samgraha), the Bodhisattva Levels (Bodhisattva-bhumi), and the Compendium of Higher Doctrine (Abhidharma-Samuccaya). The Yogacara-bhumi-sastra was said to have been dictated to him by Maitreya in the Tushita Heaven. His writings and oral teachings, along with those of his brother Vasubandhu, became the main sources of a new philosophical school, which later came to be known as Yogacara. His philosophical insights and doctrinal innovations have had a profound impact on Mahayana thought and methods of practice, particularly in India, East Asia, and Tibet. 

(B) Những tác phẩm của Ngài Vô Trước—Asanga’s works: Các tác phẩm quan trọng nhất của Vô TrướcĐại Thừa Nhiếp Luận (Mahayana-sampari-graha), Du Già Sư Địa Luận (Yogacara-bhmi-sastra), Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận (Mahayana-sutralankara). Hai cuốn sau cùng là những cuốn sách quan trọng nhất xét về mặt đạo lýgiáo lý. Cuốn Du Già Sư Địa Luận nguyên bản tiếng Phạn được Rahul-Sankrityayan tìm thấy, được phân ra làm mười bảy ‘địa’ và mô tả chi tiết con đường giới luật theo trường phái Duy Thức Du Già, là một công trình liên liên kết giữa Vô Trước và Thầy của ngài là Maitreyanatha. Maitreyanatha thì viết còn Vô trước thì chú giải. Trong số những tác phẩm của ngài Vô Trước là bộ Toát Yếu về Đại Thừa, Bồ Tát Địa, và Toát Yếu Vi Diệu Pháp. Người ta nói bộ Du Già Sư Địa Luận do chính Bồ Tát Di Lặc đọc cho ngài chép lại trên cung trời Đâu Suất. Những tác phẩm cũng như những lời thuyết giảng của ông và của người em là Thế Thân đã trở thành nguồn triết lý chính cho trường phái mới, mà sau này mang tên là Du Già. Triết lý của ông và những canh tân về giáo thuyết đã ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởngphương pháp tu tập theo Đại Thừa, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Á và Tây Tạng—The most important works of Asanga are the Mahayana-samparigraha, the Prakarana-aryavaca, the Yogacara-bhumi-sastra, and the Mahayana sutralankara. The last two works are most important from the ethical and doctrinal points of view. The Yogacara-bhumi-sastra, which in its original Sanskrit form has been discovered by Rahul-Sankrityayan, is divided into seventeen bhumis and describes in detail the path of discipline according to the Yogacara school. The Mahayana-sutralankara is the joint work of Asanga and his teacher Meitrayanatha. The Karikas were written by Maitreyanatha and their commentary by Asanga. Among Asanga’s works are the Compendium of the Great Vehicle (Mahayana-Samgraha), the Bodhisattva Levels (Bodhisattva-bhumi), and the Compendium of Higher Doctrine (Abhidharma-Samuccaya). The Yogacara-bhumi-sastra was said to have been dictated to him by Maitreya in the Tushita Heaven. His writings and oral teachings, along with those of his brother Vasubandhu, became the main sources of a new philosophical school, which later came to be known as Yogacara. His philosophical insights and doctrinal innovations have had a profound impact on Mahayana thought and methods of practice, particularly in India, East Asia, and Tibet. 

XI. Thế Hữu (Bà Tu Mật Đa)—Vasumitra (skt): Phiệt Tô Mật Đát La—Tên của một vị Bồ Tát ra đời 400 năm sau ngày Phật nhập diệt. Từ Phạn ngữ chỉ “Thế Hữu” (Người bạn tuyệt vời). Tên của một nhà sư Ấn Độ theo truyền thống được vua Ca Nị Sắc Ca mời chủ tọa hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư. Ông cũng là vị tổ thứ bảy của Thiền Tông Ấn Độ. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Phiệt Tô Mật Đát La được mô tả như là một Tăng sĩ thuộc phái Đại Chúng Bộ, người bắc Thiên Trúc. Trước kia theo ngoại đạo Micchaka sống đời phóng đãng, nhưng về sau quy-y Phật và trở thành vị Thượng Thủ trong lần kết tập kinh điển lần thứ tư dưới triều vua Kaniska, là tổ thứ bảy tại Ấn Độ. Luận chứng của ông bàn về sai biệt nhiệm vụ hay vị trí—Name of a Bodhisattva, born 400 years after the Buddha’s death. A Sanskrit term for “Excellent Friend.” Name of an Indian monk who according to tradition presided over the “Fourth Buddhist Council” sponsored by Kaniska I and held in Gandhara around 100 A.C. He was also the seventh patriarch of Indian Zen Sect. According to Eitel in the Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Vasumitra is described as a native of northern India, converted from riotous living by Micchaka, was a follower of the Sarvastivadah school, became president of the last synod for the revision of the Canon under Kaniska, was seventh patriarch, and wrote the Abhidharma-prakarana-pada sastra. Vasumitra’s argument from the difference of function or position in accounting where the same numeral may be used to express three different values. 

XII.Thế Thân—Vasubandhu (skt): 
(A) Tiểu sử của Ngài Thế Thân—Vasubandhu’s biography: 
 Thế Thân Bồ tát, nhà thông thái nổi tiếng của trường phái Sarvastivada và Yogachara, tổ thứ 21 của dòng thiền Ấn độ. Cùng với người anh của ông là Asanga đã sáng lập ra hai trường phái Sarvastivada và Yogachara. Vasubandhu còn là tác giả của 30 ca khúc Trimshika, giải thích học thuyết Yogachara. Đại triết gia Thế Thân sanh tại Bạch Sa Ngõa thuộc xứ Kiện Đà La, xuất gia theo Hữu Bộ. Ông âm thầm đến Ca Thấp Di La để học triết học A Tỳ Đàm. Khi trở về cố hương, ông viết bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, hiện vẫn còn lưu trữ với 60 quyển của bản Hán dịch. Bản văn Phạn ngữ đã bị thất lạc, nhưng may chúng ta có một bản chú giải do Yasomitra viết mệnh danh là A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Thích Luận; nhờ tác phẩm nầy mà cố giáo Louis de la Vallée-Pousin ở Bỉ dễ dàng trong việc tái tạo bản văn thất lạc và được kiện toàn bởi Rahula Sankrityayana người Tích Lan—A famous Indian philosopher and writer (420-500 AD), with his brother Asanga founded the Sarvastivada and Yogacara Schools of Mahayana Buddhism. He was also the twenty-first patriarch of the Indian lineage of Zen. He was also the author of the Trimshika, a poem made of thirty songs, expounded Yogachara (the works of Asanga on important Mahayana sutras). The great philosopher Vasubandhu was born in Purusapura (now is Peshawar) in Gandhara and received his ordination in the Sarvastivada School. He went to Kashmir incognito to learn the Abhidharma philosophy. On his return home he wrote the Abhidharma-kosa which is preserved in sixty volumes of Chinese translation. The Sanskrit text is lost, but fortunately we have a commenary written by Yasomitra called the Abhidharma-kosa-vyakhya which has facilitated the restoration of the lost text undertaken by the late Professor Louis de la Vallée-Pousin of Belgium and completed by Rahula Sankrityayana of India. 

(B) Những tác phẩm của Ngài Thế Thân—Vasubandhu’s works: 
1) A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận: Abhidharma-kosa-sastra (skt).
a) Tác giả và dịch giả—Author and translator: Bộ A Tỳ Đạt Ma câu Xá Luận được ngài Thế Thân soạn ra để phản bác lại trường phái Tỳ Bà Sa, được ngài Huyền Trang dịch ra Hoa ngữ dưới thời nhà Đường. The Abhidharma-kosa-sastra is a philosophical work by Vasubandhu refuting doctrines of the Vibhasa school, translated into Chinese by Hsuan-Tsang during the T’ang dynasty.
b) Nội dung bộ luận, theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—The contents of the Abhidharma-kosa, according to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy: 
b1) Theo ấn bản nầy và dịch bản của Trung Hoa, nội dung của Câu Xá Luận như sau—According to the published text and the Chinese vesion, the contents of the Abhidharma-kosa are as follows: 
i) Phân biệt giới về các pháp: On Elements.
ii) Phân biệt căn về các quan năng: On Organs. 
iii) Phân biệt thế gian về thế giới: On Worlds. 
iv) Phân biệt nghiệp về các nghiệp: On Actions. 
v) Phân biệt tùy miên về các phiền não: On Drowsiness or Passion.
vi) Phân biệt Hiền Thánh về Thánh giả và đạo: On the Noble Personality and the Path. 
vii) Phân biệt trí về trí thức: On Knowledge. 
viii)Phân biệt định về tư duy: On Meditation. 
ix) Hán dịch có một phẩm thứ chín (Phá Ngã Phẩm)—The Chinese text has a ninth chapter on Refutation of the Idea of the Self. 
b2) Khi viết Câu Xá Luận, Thế Thân hình như đã noi theo tác phẩm của vị tiền bối là ngài Pháp Cứu, gọi là Tạp A Tỳ Đạt Ma Tâm Luận (Samyukta-abhidharma-hrdaya); và tác phẩm nầy lại là sớ giải về A Tỳ Đàm Tâm Luận của ngài Pháp Thượng. So sánh kỹ cả ba tác phẩm nầy chúng ta sẽ thấy rằng Thế Thân đã có trước mặt những tác phẩm của các vị tiền bối, nếu không thì những vấn đề được thảo luận trong các tác phẩm nầy chắc chắn cũng là chủ trương chung của học phái nầy. Tám chương đầu của tác phẩm cắt nghĩa những sự kiện hay những yếu tố đặc thắng là sắc và tâm, trong khi chương chín là chương cuối cùng minh giải nguyên lý cơ bản và tổng quát, tức Vô Ngã, một nguyên lý mà hết thảy các học phái Phật giáo khác đều phải noi theo. Đặc biệt chương chín hình như xuất phát từ quan điểm riêng của Thế Thân, vì không có dấu vết gì về chủ đề nầy trong những sách khác: In writing the Abhidharma-kosa, Vasubandhu seems to have followed the work of his predecessor, Dharmatrata, called Samyukta-abhidharma-hrdaya, and this, again, is a commentary on Dharmottara’s Abhidhama-hrdaya. A careful comparison of the three works will indicate that Vasubandhu had before him his predecessor’s works, or else such questions as discussed in these works must have been common topics of the school. The first eight chapters of the work explain special facts or element of matter and mind, while the ninth and last chapter elucidates the general basic principle of selflessness that should be followed by all Buddhist schools. Especially the ninth chapter seems to originate from Vasubandhu’s own idea, for there is no trace of this subject in the other books.
b3) Mặc dù Câu Xá Luận giống với Tâm Luận về chủ đề, nhưng không có chứng cớ nào nói rằng nó vay mượn Tâm Luận khi thành lập các quan điểm, bởi vì Thế Thân rất tự do và quán triệt trong tư tưởng của mình, và ông không ngần ngại lấy những chủ trương của bất cứ bộ phái nào ngoài chủ trương riêng của mình khi tìm thấy ở chúng lối lý luận tuyệt hảo: Though the Kosa thus resembles the Hrdaya in subject matter, there is no indication that the former is indebted to the latter in forming opinions, for Vasubandhu was very free and thorough in his thinking, and he did not hesitate to take the tenets of any school other than his own when he found excellent reasoning in them.
c) Dịch thuật và sự phát triển của A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận tại Trung Quốc—Translations and development of the Abhidharma-kosa in China:
i) Khi Câu Xá Luận của Thế Thân được truyền báKiện Đà La, liền gặp phải sự chống đối nghiêm khắc từ bên trong và bên ngoài bộ phái của ông (tức Hữu Bộ). Dù vậy, hình như thắng lợi cuối cùng đã về phía ông, bởi vì tác phẩm của ông phổ biến khắp xứ Ấn Độ, nó được giảng dạy rộng rãi và có nhiều chú giải về nó được viết ở Na Lan Đà, Valabhi và những nơi khác. Nó được dịch sang Tạng ngữ do Jinamittra và dịch sang Hoa ngữ lần đầu do Chân Đế từ năm 563 đến năm 567 sau Tây Lịch, và lần sau do Huyền Trang, người đã từng du học tại Na Lan Đà vào khoảng những năm 651-564 sau Tây Lịch. Đặc biệt ở Trung Hoa có nhiều khảo cứu và ít ra có bảy bộ sớ giải được viết cặn kẻ về nó, mỗi bộ có trên hai hay ba mươi quyển: When Vasubandhu’s Abhidharma-kosa was made public in Gandhara, it met with rigorous opposition from inside and from outside of his school. Yet the final victory seems to have been on his side, for his work enjoyed popularity in India; it was taught widely and several annotations of it were made in Nalanda, Valabhi and elsewhere. It was translated into Tbetan by Jinamitra and into Chinese first by Paramartha of Valabhi during 563-567 A.D. and later by Hsuan-Tsang who studied at Nalanda University during 561-564 A.D. In China especially serious studies were made, and at least seven elaborate commentaries, each amounting to more than twenty or thirty Chinese volumes, were written on it.
ii) Trước khi Câu Xá Luận được dịch, ở Trung Hoa đã có một học phái mệnh danh là Tì Đàm Tông, đứng đầu trong bản danh sách về các tông phái Trung Hoa ở trên. Tỳ Đàm là tên gọi tắt của tiếng Trung Hoa về A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma). Tông phái nầy đại diện cho chi phái Hữu BộKiện Đà La. Những tác phẩm chính của phái nầy, cùng với bản sớ giải Tỳ Bà Sa được dịch sang Hán văn rất sớm, vào khoảng những năm 383-434 sau Tây Lịch. Bản đại sớ Đại Tỳ Bà Sa thuộc chi phái Kashmir cũng được phiên dịch, nhưng không có tông phái Trung Hoa nào đại diện cả. Khi Câu Xá Luận của Thế Thân được Chân Đế dịch vào khoảng những năm 563-567 sau Tây Lịch, và Huyền Trang dịch vào khoảng những năm 651-654 sau Tây Lịch, từ đó Xâu Xá Tông (Kosa) xuất hiện, được nghiên cứu tường tận và trở thành một nền tảng thiết yếu cho tất cả những khảo cứu Phật học. Tỳ Đàm tông hoàn toàn được thay thế bởi tông phái mới mang tên là Câu Xá Tông: Before the translation of the Abhidharma-kosa there was in China a school called P’i-T’an Tsung which is the first one in the list of Chinese sects given above. P’i T’an being the Chinese abbreviation of Abhidharma. This Chinese school represents the Gandhara branch of Sarvastivadins. The principal texts of this school with Vibhasa commentary were translated into Chinese as early as 383-434 A.D. The larger Vibhasa commentary belonging to the Kashmir branch was also translated, but there appeared no Chinese school or sect representing it. When the Kosa text of Vasubandhu was translated by Paramartha during 563-567 A.D. and again by Hsuan-Tsang during 651-654 A.D., the Kosa School, or Chu-Shê Tsung, came into existence, was seriously studied, and was made into an indispensable basis of all Buddhist studies. The P’i T’an School came to be entirely replaced by the new Kosa School.

2) Thế Thân Tứ Luận Chứng—Four arguments from Vasubandhu: Bốn luận chứng mà ngài Thế Thân đã trích dẫn từ nền văn học Luận Tạng. Trong đó Thế Thân tán đồng quan điểm của Thế Hữu (3) là hợp lý nhất trong số bốn luận chứng, dù ông không hoàn toàn thỏa mãn với nó—The four arguments which Vasubandhu quoted from the Exegetic Literature. Vasubandhu prefers Vasumitra’s opinion (3) as the best of the four arguments though he was not entirely satisfied with it. 
i) Luận chứng của Pháp Cứu, bàn về sai biệt giữa phẩm loại hay kết quả, như một thoi vàng có thể được làm thành ba thứ đồ dùng, nhưng mỗi thứ vẫn giữ y bản chất của vàng: Dharmatrata’s argument from the difference of kind or result, as a gold piece may be made into three different articles, yet each retains the real nature of gold.
ii) Luận chứng của Diệu Âm, bàn về sai biệt tướng dạng hay kiện tố, như cùng một công việc có thể đạt đến được bằng ba nhân công khác nhau: Shosa’s argument from the difference of mark or factor as the same service can be obtained from three different employees.
iii) Luận chứng của Thế Hữu, bàn về sai biệt nhiệm vụ hay vị trí, như trong kế toán, cùng một con số có thể được dùng để diễn tả ba giá trị khác nhau, ví dụ như một đơn vị số có thể là một hay chỉ cho 10, hay cho 100 (1 mét=10 deci-mét=100 centi-mét). Theo luận chứng nầy thì ta có thể đưa ra nhiều giá trị khác nhau cho mỗi một trong ba thời (quá khứvị lai, và hiện tại): vị lai là giai đoạn chưa hiện hành, hiện tại là giai đoạn đang hiện hành thực sự, và quá khứ là giai đoạn mà hiện hành đã chấm dứt. Do bởi những sai biệt về giai đoạn, nên ba thời phân ly rõ rệt, và tất cả các pháp trong đó đều là những thực thể có thực. Do đó có công thức “Tam Thế Thực Hữu, Pháp Thể Hằng Hữu” (ba giai đoạn của thời gian đều có thực và do đó thực thể của tất cả các pháp đều liên tục là thực hữu): Vasumitra’s argument from the difference of function or position in accounting where the same numeral may be used to express three different values, for instance, the numeral one may by 1 or the index of 10 or of 100 (1 meter=10 decimeters=100 centimeters). According to this argument, it is possible to give different values to each of the three periods of time, the future is the stage which has not come to function, the present is the actually functioning stage, and the past is the stage in which the function has come to an end. Owing to the differences in stages, the three periods are distinctly separate, and all things or elements in them are real entities. Hence the formula: “The three periods of time, are real and so is the entity of all elements at any instant.”. 
iv) Luận chứng của Giác Thiên, sai biệt về quan điểm hay tương quan; như một người đàn bà có thể cùng một lúc vừa là con gái, là vợ và bà mẹ, tùy theo sự tương quan với mẹ, với chồng hay với con của mình: Buddhadeva’s argument from the difference of view or relation, as a woman can at once be daughter, wife, and mother according to the relation she holds to her mother, her husband, and her child. 

XIII.Trần Na: Dignaga, or Dinnaga (skt)—Tên một vị Bồ Tát, còn gọi là Đồng Thọ hay Vực Long, người miền nam Ấn Độ, sanh ra trong một gia đình Bà La Môn. Lúc đầu ngài tu theo Độc Tử Bộ (Vatsiputriya), rồi sau tự mình ngã theo giáo lý Đại Thừa. Lúc ngài lưu lại đại tu viện Na Lan Đà, ngài đã đánh bại lý luận của một nhà luận lý nổi tiếng Bà La Môn tên là Sudurjaya trong một cuộc tranh luận tôn giáo. Ngài cũng chu du đến Odivisa (Orissa) và Maharattha và có các cuộc tranh luận với các học giả ở đây. Ngài là một đại luận sư về Nhân Minh Chính Lý, vào khoảng từ năm 500 đến 550 sau Tây Lịch. Ngài là sơ tổ của tông Nhân Minh. Trong lịch sử luận lý học của Phật giáo, tên tuổi của Trần Na chiếm một vị trí nổi bật. Ngài là người sáng lập ra lý luận Phật giáo, được gọi là cha đẻ của luận lý học Trung cổ. Ngài được xem là tác giả của khoảng trên 100 bộ luận về luận lý học. Hầu hết các bộ luận nầy hiện còn được lưu lại qua các bản dịch chữ Hán. Theo Nghĩa Tịnh thì những bộ luận của Trần Na được dùng làm sách giáo khoa về lý luận vào thời của ông. Trong số các tác phẩm quan trọng của Trần Na có cuốn Tập Lượng Luận (Pramanana-samuccaya), tác phẩm vĩ đại nhất của ngài, Nhân Minh Nhập Chính Lý Luận (Nyaya-pravesa), và nhiều bộ khác: A native southern India, in a Brahmin family. He was the great Buddhist logician, around 500-550 A.D., founder of the new logic. In the history of Buddhist logic, the name of Dinnaga occupies a pre-eminent place. He is the founder of Buddhist logic and has been called the Father of Medieval Nyaya as a whole. He was first a Hinayanist Buddhist of the Vatsiputriya sect and later devoted himself to the teachings of Mahayanism. When he stayed at the Nalanda Mahavihara, he defeated a Brahmin logician named Sudurjaya in a religious discussion. He also toured the provinces of Odivisa (Orissa) and Maharattha, holding religious contests with scholars. Dinnaga is credited with the authorship of about a hundred treatises on logic. Most of these are still preserved in Chinese translations. . I-Ch’ing says that Dinnaga’s treatises on logic were read as text-books at the time of his visit to India. Among the most important works of Dinnaga are the Pramanana-samucaya, his greatest work, the Nyaya-pravesa, the Hetucakra-damaru, the Pramana-sastra-nyayapravesa, the Alambana-pariksa and several others. 

XIV.Pháp Xứng—Dharmakirti (skt): See Dharmakirti in Chapter 18 (B) (VI). 

XV. A Để Sa: Dipankara-Srijnana (skt)—See Chapter 18 (B) (III). 

XVI. Trí Quang: Jnanaprabha (skt)—Tên của một đệ tử của Luật Sư Giới Hiền. Theo Giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, vào giữa thế kỷ thứ chín, hoàng tử Tây Tạng là Ni Ma Gon đi về phía tây và xây dựng một vương quốc mới, một trong những người con trai của ông đã trở thành tu sĩ Phật giáo và mang tên là Trí Quang. Vào thời của Trí Quang, Mật tông đã thôn tính hết mọi tôn giáoẤn Độ. Mặc dù thế, bản thân Trí Quang không bị Mật tông thu hút. Trái lại, ông còn viết một cuốn sách chống lại phái nầy. Các tu sĩ Mật tông Tây Tạng cho rằng vị hoàng thân nầyphải xuống địa ngục nầy phải xuống địa ngục vì tội viết cuốn sách phỉ báng nầy. Trí Quang là con trai cả của vua Guge (Shenshung) và đã trở thành một Tỳ Kheo. Ông đọc nhiều bộ kinh, theo chủ nghĩa duy lý và thừa kế của ông cha một sự sùng mộ sâu xa đối với đạo Phật. Tuy nhiên, ông nhận thấy rằng chống lại cái xấu là một nhiệm vụ rất lớn lao, những nỗ lực đơn độc của ông sẽ không kham nổi. Do đó, ông chọn lấy 21 thanh niên Tây Tạng thông minh, cho học ở trong nước mười năm, rồi gửi đến Kashmir để học lên cao hơn. Thế nhưng không một người nào trong bọn họ chịu nổi khí hậu khắc nghiệt của Kashmir và tất cả đều đã bỏ mạng, ngoại trừ Ratnabhadra (Rin-Chhen-Zang-Po) và Suprajna (Legs-Pahi-Shes-Rab). Ratnabhadra được xem là một dịch giả vĩ đại nhất của Tây Tạng. Khi ông kết thúc việc học trở về thì Trí Quang rất vui mừng, nhưng công việc mà ông đang làm quả là vượt quá sức của một người. Ông đi đến kết luận là do các du học sinh từ Tây Tạng gửi đi không chịu nổi khí hậu khắc nghiệt của Ấn Độ, nên có một số học giả từ Ấn Độ đến Tây Tạng làm việc thì có hiệu quả hơn. Ông bèn cử một phái đoàn sang Tây Tạng để mời A Để Sa qua Tây Tạng. Nhưng phái đoàn nầy đã thất bại vì họ không thuyết phục nổi vị luận sư nầy đến Tây Tạng. Trí Quang không phải là người dễ nản lòng. Ông quyết định cử một phái đoàn khác nhưng tiền đã hết, nên ông đến tỉnh Gartog để thu góp vàng. Đây có lẽ là một nơi có mỏ vàng, nằm ở vùng phía bắc hồ Manasarovar. Theo lời kể lại thì vua xứ nầy đã bắt giữ ông và đòi một số tiền chuộc lớn. Khi con trai ông là Bodhiprabha (Byang-Chub-Od) Hay tin cha mình bị bắt, ông đã gom được một số tiền tưởng là đủ để giải thoát cho cha mình. Song số tiền đó bị xem là chưa đủ, trước khi quay trở về lấy thêm tiền, ông đến thăm cha mình trong tù và Trí Quang đã bảo con: “Con đã biết là ta đã già yếu rồi. Nếu không chết bây giờ thì có lẽ cũng chỉ trong mươi năm nữa thôi. Vậy nếu con phung phí tiền bạc vì ta thì chúng ta không thể nào mời được một học giả từ Ấn Độ qua đây. Thật đẹp đẽ biết bao nếu ta được chết vì một mục đích cao cả và con dùng toàn bộ số vàng kia để cử người đi Ấn Độ rước một học giả về! Hơn thế nữa, không chắc gì vị vua nầy sẽ thả ta về sau khi nhận đủ số tiền đòi hỏi. Vì thế, con ơi, thay vì lo lắng cho ta, con hãy cử một sứ giả đến gặp ngài A Để Sa. Ta đảm bảo rằng ông ta sẽ đồng ý đến Tây Tạng, nhất là khi được biết về hoàn cảnh hiện nay của ta, vì ông ấy sẽ đoái thương chúng ta. Nếu vì một lý do gì mà ông ấy không đến được thì hãy mời một học giả khác đã từng làm việc dưới ông ta.” Thế rồi Trí Quang đặt tay lên vai con mình, cầu chúc khi hai cha con chia tay nhau lần cuối. Sau lần ấy, Bodhiprabha lo tìm một sứ giảưu bà tắc Gun-Than-Pa đi Ấn Độ, đảm đang trách nhiệm mà cha mình đã giao phó. Sau khi nghe kể lại về cái chết bi thảm của Trí Quang, vị tu sĩ hoàng gia, ngài rất cảm động và nói: “Chắc chắn là ngài Trí Quang sẽ trở thành một Bồ Tát, một Đức Phật sẽ thành, vì ông ấy đã hy sinh bản thân cho Chánh Pháp. Ta sẽ đáp lại nguyện vọng của ông ấy, nhưng các ngươi phải thấy là ta đang gánh trên vai ta đang gánh trách nhiệm đối với 108 đền chùa. Hơn nữa, ta còn có nhiều việc khác phải lo. Phải mất 18 tháng ta mới rời bỏ được cái công việc nầy. Chỉ đến khi đó ta mới có thể đi Tây Tạng được. Còn bây giờ thì các ngươi cứ giữ lấy số vàng nầy.” Ratnakarasanti, tu viện trưởng, bất đắc dĩ phải để cho A Để Sa ra đi. Trong thời gian ở lại Tây Tạng, trong thời gian trên 30 năm, A Để Sa đã dịch nhiều sách và viết một tác phẩm nổi tiếng của ông tựa đề “Bồ Đề Đạo Đăng Luận.” Bản dịch ra tiếng Tây Tạng của cuốn sách nầy hiện vẫn còn. Sau nầy, Ratnabhadra, được Trí Quang đưa đi Ấn du học ngày trước, trở thành một đệ tử trung thành và giúp ngài A Đ Sa dịch nhiều bộ sách quan trọng: Name of a disciple of Silabhadra. According to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, in the middle of the ninth century A.D., the Tibetan Prince Ni-Ma-Gon moved to the west and founded a new kingdom. One of his son became a monk named Trí Quang (Jnanaprabha). By Jnanaprabha’s time, Tantrism had devoured all the religions of India. In spite of this, Jnanprabha himself was not attracted to Trantism. On the contrary, he wrote a book against it. The Tantrics of Tibet believe that the royal ascetic went to hell for writing this book. Jnanaprabha was the eldest son of the king of Guge (Shenshung) and had become a monk. He had read the scriptures, was a rationalist, and had inherited from his forefathers a great faith in Buddhism. He realized, however, that the task of combating the evils of Tantrism was so stupendous that his single-handed efforts would not suffice. He therefore selected 21 intelligent Tibetan youths, educated them for ten years in the country, and then sent them to Kashmir for higher studies. None of these, however, could stand the rigours of the climate in Kashmir, and all of them died except Ratnabhadra (Rin-Chhen-Zang-Po) and Suprajna (Legs-Pahi-Shes-Rab). Ratnabhadra is considered to be the greatest translator in Tibet. When he returned at the end of his studies, Jnanaprabha was very delighted, but the work of reform for which he had striven so hard was too difficult for just one individual. He came to a conclusion that since the students from Tibet found it very difficult to stand the climate of India, it would be better if some scholars were to come from India and work in Tibet. He decided to send a mission to go to India to invite Dipanakara to Tibet. The mission failed, however, for the party could not prevail upon the master to undertake a journey to Tibet. Jnanaprabha was not one to be daunted by failure. He decided to send another party, but funds were lacking, so he went to the Gartog Province to collect gold. This probably refers to a place named Gartog, which was situated to the north of the Manasarovar lake and had a gold mine. It is recorded that the king of Gartog put him under arrest and held him up for a big ransom. When the news of Jnanaprabha’s arrest reached his son, Bodhiprabha (Byang-Chub-Od), he thought that he had collected enough money to effect his release. The amount, however, proved inadequate, but before he could go back to obtain more money, he went to see his father in prison. Jnanaprabha said to his son: “My son! You know I am grown old. Even if I do not die immediately, I am likely to do so within the next ten years. So if you squander money on me, we shall not be able to send for a scholar from India. How splendid it would be if I were to die for the sake of the great cause and you could send all the gold to India to fetch the scholar! Moreover, it is not certain that the king will release me even after he has received the stipulated amount of gold. So, my son, instead of worrying about me, you had better send an emissary to Atisa. I am sure he will agree to come to Tibet, especially when he hears about my present plight, for he will take pity on us. If for some reason he cannot come, then you should send for some other scholar who has worked under him.” Thus Jnanaprabha put his hand on his son and blessed him as he took leave of him for the last time. After the last meeting with his father, Bodhiprabha sent Upasaka Gun-Than-Po who had lived in India for two years to go to India to invite Atisa Dipankara. After Dipankara was told about Jnanaprabha’s tragic story (the death of the royal ascetic), he was very moved and said: “There is no doubt that Jnanaprabha was a Bodhisattva, the Buddha to be, because he had sacrificed himself for the Dharma. I will fulfil his desire, but you must realize that the heavy responsibility for 108 temples rests on my shoulders. I have to be relieved of these duties. Then only shall I be able to go to Tibet. In the meantime, you must keep this gold.” Dipankara informed Ratnakarasanti, the Chief Abbot of the Mahavihara, about his intentions. Ratnakarasanti was first reluctant to let him go, but eventually he allowed Dipankara to go to Tibet. When he stayed in Tibet, more than thirty years, Atisa translated many books and wrote his famous work titled “Bodhipatha-pradipa.” The Tibetan translation of this book is still extant. Later, the great master Ratnabhadra, who had been sent by Jnanaprabha to Kashmir, became Atisa’s staunchest devotees and assisted him in translating many important books.

XVII.Chân Đế Tam Tạng (513-569): Paramartha, Gunarata, or Kulanatha (skt)—Ba La Mạt Đà—Câu Na La Đà—See Chân Đế Tam Tạng (Paramartha) in Chapter 18 (C) (V).

XVIII.Liên Hoa Giới—Kamalashila (700-750): Một trong những đại biểu quan trọng của trường phái Trung Đạo vào thế kỷ thứ tám. Ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển trường phái nầy trên đất Tây Tạng. Ông là một trong những đệ tử nổi tiếng của Tịch Hộ. Có thể nói rằng Tịch HộLiên Hoa Giới tiêu biểu cho sự dung hợp của học thuyết Trung QuánDuy Thức Luận, và vì thế không thể gọi họ thuộc phái Trung Quán chân chính. Liên Hoa Giới đã viết bộ “Minh Giải Chân Lý Khái Yếu.” để chú giải một cách tinh tường về chân lý khái yếu—An Indian Buddhist master, one of the most important representatives of the Madhyamika school in the 8th century, author of an influential meditation text entitled “Stages of Meditative Practice” (Bhavanakrama), which according to Tibetan tradition was written in response to the quietist and antinomian (hai nguyên tắc đối nghịch nhau) teachings of Ho-Shang-Mo-Ho-Yen (Hva-shang Ma ha ya na—tib). Bu Ston reports that the two met at the “Council of Lhasa,” during which Kamalasila championed Indian gradualist paradigms (kiểu mẫu) of meditation, while Mo-Ho-Yen advocted a form of Ch’an practice. Kamalasila was declared victorious, but the defeated sent some Chinese assassins to Tibet, and they killed Kamalasila by squeezing his kidneys. Kamalasila played an extremly important role and had great influence on the development of the Madhyamika school in Tibet. He was one of the celebrated disciples of Santaraksita. It may be said in passing that Santaraksita and Kamalasila represent a syncretism of the Madhamaka system and Vijnanavada and cannot be strictly called Madhyamikas. Kamalasila wrote a “Learned Commentary on the Comppendium of Reality (Tattvasamgraha-Panjika).

XIX. Mục Kiền Liên Tư Đế Tu—Maggaliputta Tissa (p): See Maggaliputta Tissa in Chapter 18 (B) (VIII). 

XX. Ma Thẩn Đà—Mahindra (skt): Mahinda (p)—Ma Hi Đà—Ma thẩn đà, nhà sư Phật giáo vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Con trai của vua A Dục, có tội với nhà vua nhưng về sau tu chứng quả A La hán, người ta nói ông nổi tiếng như là vị sáng lập nền Phật GiáoTích Lan, khoảng 200 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết Bàn. Milinda là người cầm đầu phái bộ truyền giáo sang Tích Lan vào năm 250 trước Tây lịch và làm cho vua xứ nầy là Devanam-Piya Tissa cải đạo. Ông đã giúp vị vua này xây ngôi tịnh xá đầu tiên trên hải đảo, mà sau này phát triển thành ngôi Đại Tịnh Xá nổi tiếng nhất của Tích Lan thời bấy giờ. Theo Tích Lan Đại Thống Sử, vua A Dục muốn phát triển Phật Giáo thành một tôn giáo của thế giới nên ngài đã phái con trai của Ngài là Ma Thẩn Đà làm trưởng đoàn Truyền Giáo Tích Lan vào khoảng năm 250 trước Tây Lịch. Ma Thẩn Đà đã độ cho vua Tissa, và được nhà vua cấp cho một khoảng đất để xây ngôi “Đại Tịnh Xá. Một nhánh cây Bồ Đề tại Bồ Đề Đạo Tràng cũng được mang sang trồng ở Tích Lan, đến nay hãy còn xanh tươi. Trong một thời gian ngắn, các giáo đoàn được thành lập. Hiện nay Tích Lan là địa cứ của Phật Giáo Nguyên Thủy. Milinda mất tại Tích Lan vào tuổi 60—A Buddhist monk of the third century BC. Son of the Indian King Asoka, on repenting of his dissolute life, became an arhat, and is said to be reputed as founder of Buddhism in Ceylon, around 200 years after the Buddha’s Nirvana. Milinda was the leader of the mission to Ceylon around 250 BC and that resulted in the conversion of the Sinhalese king, Devanam-Piya Tissa. He helped this king to establish the first Buddhist monastery on the island, which later grew into the most famous Mahavihara of Ceylon at that time. According to The Ceylon Mahavansa, King Asoka sought to expand Buddhism from the region around Magadha into a “world” religion. As such, he sent his son Mahinda to Sri Lanka in hopes of establishing the Dharma on the island. Mahinda converted the King, Devanampiya Tissa, and received a site on the island to build a monastery. This site eventually developed into a Mahavihara or “Great Monastery.” A branch of the Bodhi Tree was brought from Bodhgaya and planted in Sri Lanka as well, and it is still living well at this time. In a short time, a valid ordination lineage for monks was established, and the religion began to grow on the island, remaining today as a stronghold of Theravada Buddhism. Milanda died in Ceylon at the age of 60. 

XXI.Marpa Chogi Lodro (1012-1097): Nhà sư Tây Tạng đầu tiên thuộc dòng Kagyupa, người đã ba lần du hành sang Ấn Độ, tại đây ông đã theo học tiếng Bắc Phạn và thọ lễ quán đảnh Mật giáo từ một vài vị thầy nổi tiếng người Ấn Độ, trong đó có Naropa. Naropa đã truyền cho ông một số nghi thức quán đảnhgiáo pháp, bao gồm cả nghi thức lẫn pháp môn thiền tập của Cakrasamvara, vị thần giám hộ chính của trường phái Kagyupa, những đại pháp ấn, và lục pháp của Naropa. Khi trở về Tây Tạng, ông trở nên một nhà phiên dịch nổi tiếng, ông kết hôn với Dakmema, và có vài đứa con trai, trong khi đó thì ông vẫn tiếp tục tu tập như một Phật tử tại gia. Marpa là một trong những nhân vật được tôn kính một cách rộng rãi trong Phật giáo Tây Tạng và trường phái Kagyupa, ông được xem như là người đã đạt được mức độ giác ngộ tương đương với Chấp Kim Cang Phật. Mặc dù ông chỉ là một Phật tử tại gia với dáng vẻ bên ngoài, ông chấp nhận sống đời sống tự viện, và hoàn toàn vượt qua tất cả những luyến chấp với công việc thế tục. Vị đệ tử nổi tiếng của ông là ngài Milarepa—First Tibetan master of the Kagyupa tradition, who made three visits to India, where he studied Sanskrit and received tantric initiations from several famous Indian masters, including Naropa (1016-1100). Naropa gave him a number of initiations and teaching lineages, including the ritual and meditative practices of Cakrasamvara, the main tutelary deity of the Kagyupa order, mahamudra, and the six dharmas of Naropa. Upon his return to Tibet he became a noted translator, married a woman named Dakmema, and raised several sons, at the same time he also continued to cultivate as a lay tantric practitioner. Marpa is one of the most widely revered figures in Tibetan Buddhism, and Kagyupa is considered to have attained a level of awakening equivalent to that of Buddha Vajradhara. Even though he was a lay person in the outward appearance, he accepted the monastic lifestyle, and completely transcended all attachments to worldly affairs. His best-known disciple was Milarepa. 

XXII.Milarepa (1040-1123): Một trong những nhân vật lớn của Phật giáo Tây Tạng, được đặc biệt tôn kính và được xem như là một phàm nhân đạt được giác ngộ Bồ Đề chỉ trong một kiếp người, dù có gánh chịu nhiều ác nghiệp. Theo tiểu sử, ông và gia đình ông bị truất quyền sở hữu tài sản bởi những cô bác tham lam, sau khi mẹ ông bắt buộc ông phải học bùa phép ảo thuật. Ông ném ra một loại bùa làm hại chết nhiều người, nhưng mỉa may cho ông là người cô và người bác của ông không hề hấn gì, và sau đó, quan ngại cho những hành động của mình sẽ làm cho ông chịu khổ đau khủng khiếp trong kiếp tới, nên ông tìm đến một vị thầy nhờ giúp đỡ. Cuối cùng ông tìm gặp Marpa-Choskyi-Blo-Gros, người bắt ông phải làm một số những phép trừ ma đau đớn để tẩy trừ nghiệp chướng của ông và dạy cho ông một phép tu tập căn bản. Sau đó Marpa dạy ông về đại thủ ấn và sáu pháp “Naropa.” Tiểu sử và những bài hát xuất thần của ông là những tác phẩm văn học Phật giáo được phổ biến rộng rãi khắp vùng Hy Mã Lạp Sơn—One of the great figures of Tibetan Buddhism, particularly revered as an example of an ordinary person who attained awakening in one human lifetime, despite being burdened by negative karma. According to his biography, he and his family were dispossessed of their inheritance by his greedy aunt and uncle, following which his mother coerced him into learning black magic. He cast (ném ra) a spell that killed many people, but ironically left the aunt and uncle unharmed, and then, concerned that his actions would doom (xét xử) to terrible suffering in his next lifetime, sought a teacher who could help him. He eventually found Marpa-Choskyi-Blo-Gros, who made him perform a series of painful and dispiriting tasks, which cleansed his karma and provided a basis for his practice. After this Marpa taught him Mahamudra and the six dharmas of “Naropa.” His biography and ecstatic songs are among the most widely known pieces of Buddhist literature throughout the Himalayan region. 

XXIII.Naropa: Một vị thầy Mật giáo người Ấn Độ, đệ tử của Tilopa, và là thầy của Mar Pa Chos Kyi. Theo truyền thuyết về cuộc đời của ông, thời đó ông là một học giả nổi tiếngTu Viện Đại Học Na Lan Đà, nhưng ông phải rời bỏ vị trí sau khi một người đàn bà cực kỳ xấu đến vấn đạo ông về tinh yếu của pháp mà ông không thễ giải thích được, và người ta cho rằng sự xấu xí của người đàn bà chính là phản ảnh của sự kiêu ngạo và những cảm giác tiêu cực nơi chính ông. Sau đó người đàn bà bảo ông tìm gặp thầy Tilopa để học đạo, Tilopa đồng ý dạy ông sau một loạt thử thách đau đớn như ép dương vật giữa hai hòn đá... Sau khi đã nắm vững được giáo pháp của Tilopa, ông bèn truyền lại cho Mar Pa, người này mang giáo pháp ấy qua Tây Tạng và lập nên tông phái Kagyupa—Nadapada 1016-1100, an Indian Buddhist tantric master, student of Tilopa and teacher of Mar Pa Chos Kyi Blo Gros. According to legends about his life, he was a renowned scholar at Nalanda Monastic University, but left his position after an experience in which a hideously ugly woman appeared before him and demanded that he explain the essence of the Dharma. He was unable to do so, and was informed that her ugliness was a reflection of his own pride and other negative emotions. After that, she instructed him to seek out Tilopa, who only agreed to teach him after subjecting him to a series of painful and bizarre tests, such as crushing his penis between two rocks. After mastering the practices taught to him by Tilopa, he passed them on to Mar Pa, who in turn brought them to Tibet, where this lineage developed into the Kagyupa Order. 

XXIV.Padma-Sambhava (eighth century): Lotus born—Liên Hoa Sanh (nhà sư Ấn truyền giáo tại Tây Tạng), một vị thầy Mật giáo từ Oddiyana, mà bây giờ vài học giả tin là vùng Swat, nhưng vài học giả khác lại tin là vùng gần Ghazni, theo biên niên sử Tây Tạng thì ngài Liên Hoa Sanh du hành sang Tây Tạng dưới thời Trisong Detsen. Khi đến đó ngài đã gặp phải sức đề kháng mãnh liệt từ những người trung thành với giáo phái cổ của Tây Tạnggiáo phái Bon, nhưng nhờ thần lực ngài đã đánh bại được bọn họ. Sau đó thì Liên Hoa Sanh, Trisong Detsen, and Santaraksita xây dựng tự viện Phật giáo đầu tiên ở Tây Tạng mang tên là Samye vào năm 775. Ngài được trường phái Nyingmapa của Phật giáo Tây Tạng xem như là vị tổ khai sơn của trường phái này, và được mọi người trong trường phái tôn kính như là hiện thân của Đức Phật A Di Đà. Cùng với đệ tử của ngài là Yeshe Tsogyel, ngài đã biên soạn một bộ giáo điển khổng lồ mà người ta gọi là “Ẩn Tạng,” và cất giấu đi. Sự cất giấu này được bảo toàn bởi mật chú mà chỉ có người đã thọ giới “Khai Tạng” (khám phá ra Ẩn tạng) của trường phái mới có thể tìm ra mà thôi—Tantric master from Oddiyana, which some scholars believe was modern-day Swat, but others think may have been near Ghazni, who according to later Tibetan chronicles traveled to Tibet, during the dynasty of Trisong Detsen (740-798). Upon his arrival he encountered firece opposition from the demons of Tibet and from adherents of the indigenous religion of Bon, but through his magical powers he was able to defeat them all. Following this, Padmasambhava, Trisong Detsen, and Santaraksita established the first Buddhist monastery in Tibet, named Samye, in 775. He is considered by the Nyingmapa order of Tibetan Buddhism to be its founder, and is revered within the tradition as a physical emanation of Amitabha Buddha, along with his disciple Yeshe Tsogyel, he is credited with composing a huge corpus of texts called “hidden treasures,” which were concealed by them. This concealment was safeguarded by spells which ensured that only their respective ordained “treasure discoverers” would be able to find and reveal them. 

XXV. Hiếp Tôn Giả (Worship of the Ribs): Parsva (skt)—See Parsva in Chapter 18 (B) (X). 

XXVI.Rinchen Sangpo (958-1055): Một trong những nhà dịch thuật nổi tiếng nhất của Phật giáo Tây Tạng, tác phẩm của ông đánh dấu sự bắt đầu của việc dịch thuật vào thời kỳ truyền bá Phật Giáo lần thứ 2 của Phật giáo Tây Tạng. Ông được Yeshe O, vua của vương quốc Buhrang, miền Tây của Tây Tạng, đưa sang Kashmir để tu học, và sau 17 năm ông trở về Tây Tạng, tại đây ông bắt đầu dịch thuật những tác phẩm của Phật giáo Ấn Độ sang tiếng Tây Tạng. Ông cũng là một động tác chính trong việc thiết lập Giới LuậtTây Tạng. Hơn nữa, người ta cho rằng ông là người đã sáng lập ra vài tu việnTây Tạng, bao gồm tu viện Doling ở Guge và tu viện Tabo ở Spiti. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông nhan đề “Phủ Nhận Giáo Thuyết Mật Chú Giả Hiệu,” trong đó ông tấn công những sự tu tập mật chú quan hệ tới việc “kết hợp tính dục” và nghi lễ liên hệ tới sự sát hại để tế tự—One of the great translators of Tibetan Buddhism, whose work marked the beginning of the translations of the “second dissemination” of Buddhism in Tibet. He was sent to Kashmir to study by Yeshe O, king of Buhrang in western Tibet, and after seventeen years there returned to Tibet, where he began translating Indian Buddhist works. He was also instrumental in re-establishing the Vinaya in Tibet. In addition, he is credited with founding several monasteries, including Doling in Guge and Tabo in Spiti. His best-known work is entitled “Refutation of False Tantric Teaching,” in which he attacks tantric practices involving sexual union and “ritual slaying.”.

XXVII.Thực Xoa Nan Đà—Saksananda (skt): Siksananda (skt)—Thí Khất Xoa Nan Đà—See Saksananda in Chapter 18 (C) (XI). 

XXVIII.Sakya Pandita Gunga Gyeltsen Bel Sangpo (1182-1251): Một trong những nhân vật chính của trường phái Sakyapa của Phật giáo Tây Tạng, nổi tiếng về cả tài bác học và sự hiểu biết nhanh chóng về chánh trị. Trường phái Sakyapa xem ông như là hiện thân của ngài Văn Thù. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Tạng Tri Thức của Sự Nhận BiếtGiá Trị,” trong đó ông hệ thống hóa tư tưởng của Trần Na (Dignaga) và Pháp Xứng (Dharmakirti). Ông cũng là tác giả của một số tác phẩm rất phổ biến như “Kho Tàng Về Những lời Khuyên Hay,” và “Sự Phân Biệt Giữa Tam Nguyện.” Tác phẩm đầu tiên là một sưu tập 457 câu kệ gồm những lời thơ giáo huấn về tôn giáo, và tác phẩm thứ nhì bàn về ba loại nguyện của Phật tử: 1) Ba La Đề Mộc Xoa nguyện cho chư Tăng Ni; 2) Bồ Tát nguyện; và 3) nguyện của hành giả Mật giáo. Ông đóng một vai trò quyết định trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng vào năm 1244 khi ông chấp nhận lời thỉnh cầu sang triều đình Godan Khan ở Mông Cổ. Sứ mạng của ông này được xem như là một sự hàng phục của Tây Tạng đối với Mông Cổ, nhưng theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, Kha Hãn Godan rất cảm kích Sakya Pandita đến nỗi Kha Hãn này đã cải sang đạo Phật, và phong cho Sakya Pandita làm giáo thọ cho nhà vua. Họ bắt đầu cái gọi là quan hệ giữa “Người Bảo TrợTăng già,” theo đó Kha Hãn sẽ bảo vệ Phật giáo Tây Tạngdòng truyền thừa của các vị Lạt Ma Sakyapa sẽ là những vị tuyên úy cho triều đình Mông Cổ. Người kế thừa ông là Pakpa Lodro, kế thừa vai trò giáo thọ sư cho Kha Hãn Mông Cổ trong triều, và cũng là người trị vì xứ Tây Tạng, nhưng quyền lãnh đạo của dòng truyền thừa Sakyapa bị sút giảm khi thế lực Mông Cổ suy tàn vào thế kỷ thứ 14—One of the major figures of the Sakyapa order of Tibetan Buddhism, renowned both for his scholarship and his political acumen. He is viewed by the tradition as an incarnation of Manjusri. His most influential philosophical work is his “Treasury of the Knowledge of Valid Cognition,” which systematizes the thought of Dignaga and Dharmakirti. He is also the author of two widely popular works, the “Treasury of Well-Spoken Advice” and “Differentiation of the Three Vows. The first is a collection of 457 verses containing poetic, religious and moral instructions. And, the second is a discussion of the three main types of Buddhist vows in the Tibetan tradition: 1) the Pratimoksa (Pratimoksha) vows of monks and nuns; 2) Bodhisattva vows; and 3) the vows of tantric practitioners (Vajrayana vows). He played a decisive role in Tibetan history when in 1244 he accepted an invitation to travel to Mongolia to the court of Godan Khan. The mission was intended as a formal surrender of Tibet to the Mongols, but according to traditional Tibetan Buddhism, the Khan was so impressed by Sakya-Pandita that he converted to Buddhism and made him his religious preceptor. They initiated what was called a “patron-priest” relationship, under which the Khan would protect Tibet and Buddhism and the Sakya lamas would serve as chaplains to the Mongol court. His successor, Pakpa Lodro (1235-1289), inherited the role of preceptor to the Mongol court and ruler of Tibet, but Sakya hegemony later waned along with Mongol power in the 14th century. 

XXIX.Tịch Hộ—Santaraksita (680-740): See Santaraksita in Chapter 18 (B) (XI). 

XXX. Tịch Thiên: Santideva (skt)—Shantideva (p)—See Santideva in Chapter 18 (B) (XII).

XXXI.Tông Khách Ba: Sumatikirti (skt)—See Chapter 18 (D) (XVI). 

XXXII. Tilopa (988-1069): See Chapter 18 (B) (XIII). 

(B) Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ
Twenty-eight Patriarchs in India
Twenty eight Indian Patriarchs

 Theo trường phái Thiền, thì nhà Thiền không truyền bằng giáo pháp mà bằng Tâm truyền Tâm. Có 28 vị Tổ tại Ấn Độ—According to the Zen sect, men who inherited and passed on teaching of Sakyamuni which was not expounded in words but transmitted from mind to mind. There are twenty eight Indian Patriarchs:
1) Ma Ha Ca Diếp: Mahakashyapa—Ông sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn, ngoại ô của thành Vương Xá, một trong mười đại đệ tử của Phật, người ta nói ông là một trong những đệ tử vượt trội các đệ tử khác về mặt buông xảhạnh đầu đà. Sau khi Phật nhập diệt, Đại Ca Diếp đã nối tiếp Phật hướng dẫn Tăng đoàn. Ông cũng là người chủ tọa hội đồng kiết tập kinh điển đầu tiên—He was born into a Brahmin family, on the outskirts of Rajagrha, one of the Buddha’s great disciples. He was said to be foremost among the ten great disciples in non-attachment, and foremost at the practice of austerity. After the Buddha’s death, Mahakasyapa succeeded the Buddha as a leader of Buddhist Order. He also presided the First Council at Rajagrha—See Chapter 12. 
2) A Nan: Ananda—Ông là anh em chú bác với Phật, là một trong mười đại đệ tử của Phật. Ông còn là thị giả của Phật. Ông có một trí nhớ tuyệt hảo đến độ trong lần đầu kết tập kinh đển, ông đã nhớ lại và trùng tụng tam tạng kinh điển—He was the Buddha’s cousin, one the the Buddha’s ten great disciples. He served as the Buddha’s attendant. He had excellent memory that he was able to remember and reciting the Buddha’s discourses (Tripirtaka) at the first Council. 
3) Thương Na Hòa Tu: S(h)anavasa (skt)—Sanakavasa (skt)—Sanavasa (skt)—Còn gọi là Na Hòa Tu, Thương Nặc Ca, Thương Nặc Ca Phược Sa, Xá Na Ba Tư, người em trai và cũng là đệ tử của ngài A Nan. Một vị A La Hán, mà theo Eitel, trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, cho là vị tổ thứ ba ở Ấn Độ, gốc Ma Thâu Đà, người đã chủ trì cuộc kết tập kinh điển lần thứ hai. Theo truyền thống Tây Tạng, ông được gọi là “Thiết Nặc Ca” vì khi sanh ra ông đã được trùm bởi áo Thiết Nặc Ca (có thuyết nói Thương Nặc Ca là tên một loại áo. Khi ngài đổi đời mặc áo “thiết nặc ca” nên nhân đó mà gọi áo “thiết nặc ca” là áo gai. Theo Tây Vực Ký, Thương Na Hòa Tu khi còn ở kiếp trước đã lấy cỏ “thiết nặc ca” làm áo, và bố thí cho chúng Tăng vào ngày giải an cư kiết hạ. Ngài thường mặc chiếc áo nầy trong năm trăm thân. Ở đời hậu thân, ngài và chiếc áo cũng theo thai ra đời. Thân thể lớn dần, chiếc áo cũng rộng theo. Khi ngài được A Nan độ cho xuất gia, thì chiếc áo trở thành pháp phục. Khi ngài thọ cụ túc giới thì chiếc áo trở thành chiếc Cà sa 9 mảnh. Khi tịch diệt ngài phát nguyện sẽ để lại chiếc áo cho hết thảy di pháp của Đức Thích Ca, nguyện lưu cái áo lại cho đến khi đạo pháp của Đức Thích Ca truyền tận áo mới bị mục nát)—A younger brother and disciple of Ananda. An arhat, whom Eitel, in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, gives as the third patriarch, a native of Mathura, and says: “A Tibetan tradition identifies him with yasas, the leader of the II Synod. Because of his name he is associated with a hemp or linen garment, or a covering with which he was born.
4) Ưu Ba Cúc Đa: Upagupta—Người sanh ra trong giai cấp Thủ Đà La (giai cấp hạ tiện nhất trong xã hội Ấn Độ), gia nhập Tăng đoàn lúc 17 tuổi. Ngài nổi tiếng như một vị Phật, dưới triều vua A Dục, và là thầy của vua A Dục, ngài đã trở thành vị tổ thứ tư của Ấn Độ, 100 năm sau ngày Phật nhập Niết Bàn—A Sudra by birth, who entered upon monastic life when 17 years of age. He was renowned as almost a Buddha, lived under king Asoka, and teacher of Asoka, and is reputed as the fourth patriarch, 100 years after the nirvana. 
5) Đề Đa Ca: Dhitaka or Dhritaka (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Đề Đa Ca, tổ thứ năm tại Ấn Độ, không được Phật Giáo Nam Truyền biết đến, sanh trưởng tại xứ Ma Kiệt Đà, đệ tử của Ưu Ba Cúc Đa. Ông đến xứ Madhyadesa nơi đây ông làm lễ quy y thọ giới cho Micchaka và 8.000 đệ tử—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Dhrtaka, the fifth patriarch “Unknown to Southern Buddhists, born in Magadha, a disciple of Upagupta, went to Madhyadesa where he converted the heretic Micchaka and his 8,000 followers. 
6) Di Già Ca: Mikkaka—Micchaka—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Di Già Ca là một cư dân thuộc trung bộ Ấn Độ, hoằng hóa vùng Bắc Ấn, rồi đến Ferghana nơi mà ông đã chọn Bà Tu Mật làm tổ thứ bảy. Ông thị tịch bằng lửa tam muội của chính mình—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Mikkaka, a native of Central India, who laboured in Northern India transported himself to Ferghana where he chose Vasumitra as his successor. He died by the fire of samadhi of his own. 
7) Bà Tu Mật: Vasumitra—Một cư dân vùng Bắc Ấn, sanh ra vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch. Ông là người đã tổ chức Đại hội Kết tập Kinh điển lần thứ tư tại vương quốc Kaniska—A native of Northern Indian state of Gandhara, born at the end of the first century AD. He is said to have organized the Fourth Council in the Kingdom of Kaniska.
8) Phật Đà Nan Đề: Buddhanandi.
9) Phật Đà Mật Đa: Buddhamitra.
10) Hiếp Tôn Giả: Bhikshu Pars(h)va—Là một cư dân vùng Trung Ấn. Ông là người chủ tọa Đại hội kiết tập kinh điển lần thứ tư—A native of Central India. He is also said to have presided over the Fourth Council. 
11) Phú Na Dạ Xa: Punyayas(h)as—Một cư dân của vương quốc cổ Kosala, dòng dõi nhà họ Cồ Đàm, sanh ra tại Pataliputra, hoằng hóa vùng Varanasi. Ông chính là người đã quy y cho Mã Minh Bồ Tát—A native of the ancient Indian state of Kosala, descendant of Gautama family, born in Pataliputra, laboured in Varanasi and converted Asvaghosa.
12) Mã Minh: Asvaghosha—Cư dân của thành Xá Vệ. Ông là tác giả của quyển Buddha carita (Tiểu Sử Đức Phật)—A native of Sravasti. He was the author of the Buddha Carita, a biography of the Buddha. 
13) Ca Tỳ Ma La: Bhikshu Kapimala—Là một cư dân của xứ Ma Kiệt Đà, vùng trung Ấn. Thoạt đầu ông là thủ lãnh của trên 3000 ngoại đạo, nhưng sau khi gặp Ngài Mã Minh, ông đã chứng được chân lý, và sau nầy đem Phật pháp truyền bá khắp miền Tây Ấn—A native of central Indian state of Magadha. It is said that at first he led a group of three thousand non-Buddhists, but later he met Asvaghosha, realized the truth, and spread the Dharma through the West of India. 
14) Long Thọ: Nagarjuna—Tên Việt NamLong Thọ hay Long Thắng. Long Thọ sống vào khoảng thế kỷ thứ nhì hay thứ ba trước Tây lịch. Ông sanh ra trong một gia đình Bà la môn ở miền Nam Ấn. Ông xuất giatrở thành một Tỳ kheo của trường phái Tiểu Thừa, nhưng sau đó ông đã du hành đến Tuyết Sơntu học theo trường phái Đại Thừa—Vietnamese name is Long Thọ or Long Thắng. Nagarjuna lived in the second or third century AD. He was born into a Brahmin family in Southern India. When he became a monk he first studied Hinayana canon, but later he travelled to the Himalaya and learned the teachings of Mahayana.
15) Ca Na Đề Bà: Aryadeva or Kanadeva (skt)—Sở dĩ gọi là Kanadeva vì ông chỉ có một mắt. Kana theo Phạn ngữ là một mắt. Ông còn được gọi là Aryadeva. Ông sống tại miền Nam Ấn vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Người ta kể rằng ông bị một người ngoại đạo ám hại—He was called Kanadeva because he had only one eye. The Sanskrit “Kana” means one-eyed. He was also called Aryadeva. He lived in Southern India in the third century and is said to have been killed by a non-Buddhist. 
16) La Hầu La Đa: Arya Rahulata—Vốn là một cư dân của thành Ca Tỳ La Vệ, mà bây giờ là Nepal. La Hầu La Đa của thành Kapila (Ca Tỳ La Vệ), là vị tổ thứ 16, người đã tự di chuyển một cách kỳ diệu đến vương quốc Sravasti, nơi đó ngài đã thấy bóng năm vị Phật trên đỉnh Hiranyavati—A native of Kapilavastu, in present day Nepal. Rahulata of Kapila, the sixteenth patriarch, who miraculously transported himself to the kingdom of Sravasti, where he saw on the Hiranyavati the shadow of five Buddhas. 
17) Tăng Già Nan Đề: Samghanandi—Vốn là cư dân của thành Vương Xá, kinh đô của vương quốc cổ Kosala—A native of the city of Sravasti, the capital of the ancient state of Kosala.
18) Tăng Già Da Xá: Dà Da Xá Đa—Samgayashas or Gayasata (skt).
19) Cưu Ma La Đa: Kumarata.
20) Xà Dạ Đa: Jayata (skt)—Vốn là cư dân vùng Bắc Ấn, thầy dạy của ngài Thế Thân Bồ Tát—A native of Northern India, teacher of Vasubandhu.
21) Bà Tu Bàn Đầu: Vasubandhu—Thế Thân Bồ Tát, sanh tại Purusapura (gần Peshawar bây giờ), kinh đô của Gandhara (bây giờ là một phần của A Phú Hản)—He was born in the fifth century in Purusapura (close to present-day Peshawar), the capital of Gandhara (now is part of Afghanistan). 
22) Ma Nô La: Manorhita or Manura—Con Vua xứ Nadai, trở thành Tăng sĩ năm 30 tuổi—The son of the King of Nadai, became a monk at the age of 30.
23) Hạc Lặc Na: Haklena or Haklenayasas or Padmaratna (skt)—Sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn, trong xứ của vua Tokhara. Ông đã truyền bá đạo Phật vào vùng Trung Ấn—He was born into a Brahmin family in a place said to be of king Tokhara. He spreaded the Buddha’s Teachings in Central India. 
24) Sư Tử Tỳ Kheo: Aryasimha or Bhikshu Simha—Sanh ra trong một gia đình Bà-la-môn ở Trung Ấn. Ông là người đã truyền bá Phật giáo về phía Bắc Ấn Độ. Người ta kể rằng ông đã bị vua xứ Kashmira hành quyết—He was born into a Brahmin family in Central India. He spreaded the Buddha’s Teachings in the Northern India. It is said that he was executed by the king of Kashmira. 
25) Bà Xá Tư Đa: Vasiasita—Là một cư dân của vùng Tây Ấn, hoằng hóa vùng Trung Ấn. Người ta nói ông mất khoảng năm 325 sau Tây Lịch—A native of Western India, who laboured in Central India. The date of his death is given as 325 A.D.
26) Bất Như Mật Đa: Punyamitra—Một cư dân của vùng Bắc Ấn—A native of Northern India.
27) Bát Nhã Đa La: Prajnatara—Sanh ra trong một gia đình Bà La môn ở vùng Đông Ấn—He was born into a Brahmin family in Eastern India.
28) Bồ Đề Đạt Ma: Bodhidharma—See Bồ Đề Đạt Ma in Chapter 19 (C) (I). 

(C) Lục Tổ Trung Hoa
Six Patriarchs in China

I. Bồ Đề Đạt Ma: Bodhidharma (skt)—Bồ Đề Đa La—Bồ Đề Đạt Ma vốn là thái tử thứ ba của vua Kancipura Nam Ấn. Ông là một Tăng sĩ học giả uyên thâm người Ấn, thần huệ sáng thông, nghe đâu ngộ đó. Ngài vâng lời Thầy là Bát Nhã Đa La (Prajnatara) đến triều đình Trung quốc vào khoảng năm 520 sau Tây lịch, với mục đích phổ biến hệ thống triết học của ông. Ngài đến gặp Hán võ Đế của Trung quốc vào khoảng năm 520 sau Tây lịch. Tuy nhiên, sau đó, ông đã diện bích 9 năm và âm thầm ra đi. Bồ Đề Đạt Ma là vị Tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ và là sơ Tổ của dòng Thiền Trung Hoa. Ngài là một biểu tượng cho sự kiên trì tu tập. Theo truyền thống Ấn Độ, Bồ Đề Đạt Ma, một thiền sư người Ấn Độ, được xem như là vị Tổ thứ 28 trong Thiền tông Ấn Độ. Theo huyền thoại Đông Á, ngài du hành hoằng pháp từ xứ Ấn Độ và người ta nghĩ rằng ngài đã đến Lạc Dương, thuộc miền Nam Trung Hoa giữa năm 516 và 526. Huyền thoại kể rằng ngài du hành đến chùa Thiếu Lâm trên Núi Tống, tại đó ngài đã thiền diện bích trong 9 năm trường. Trong thời gian đó người ta kể rằng chân của ngài đã bị rớt ra, và người ta cũng nói rằng ngài đã cắt đi đôi mí mắt để cho mình khỏi phải buồn ngủ. Một truyền thuyết khác cho rằng khi ngài cắt bỏ đôi mí mắt liệng xuống đất thì cây trà đã mọc phún lên, và loại cây này có công năng chống buồn ngủ vì chất caffeine trong đó và người ta nghĩ đó là món quà của Tổ Đạt Ma ban cho những thế hệ hành giả sau này. Về sau này vị đại đệ tử của ngài là Huệ Khả đã cắt một cánh tay để chứng tỏ lòng thành muốn được ngài chỉ dạy. Huệ Khả được xem như là nhị tổ Thiền Tông Trung Hoa—Bodhidharma was the third son of the King of Kancipura, South India. He was a deeply learned Indian Buddhist monk at that time. He was a man of wonderful intelligence, bright and far reaching; he thoroughly understood everything that he ever learned. He obeyed the instruction of his teacher, Prajnatara, Bodhidharma started for the East in China in 520 A.D., with the special purpose of propagating his system of philosophy. He arrived at the Chinese Court to see Han Wu Ti in 520 AD. However, after his famous interview with Emperor Han Wu Ti, he meditated for nine years in silence and departed. Bodhidharma was the 28th Indian and first Zen Partriarch in China. He is an archetype for steadfast practice. According to the Indian tradition, Bodhidharma, an Indian meditation master who is considered by the Ch’an tradition to be its first Chinese patriarch and the twenty-eighth Indian patriarch. According to East Asian legends, he traveled from India to spread the true Dharma and is thought to have arrived in the town of Lo-Yang in Southern China between 516 and 526. The legends report that he traveled to Shao-Lin Ssu monastery on Mount Sung, where he meditated facing a wall for nine years. During this time his legs reportedly fell off, and he is also said to have cut off his own eyelids to prevent himself from falling asleep. Another legend holds that when he cast his eyelids to the ground a tea plant sprang up, and its ability to ward off sleep due to its caffeine content is thought to be a gift from Bodhidharma to successive generations of meditators. Later, his main disciple was Hui-K’o, who is said to have cut off his own arm as an indication of his sincerity in wishing to be instructed by Bodhidharma. Hui-K’o is considered by the tradition to be its second Chinese patriarch. 
• Vua Lương Võ Đế vời Tổ đến Nam Kinh để triều kiến. Vua hỏi: “Từ khi tức vị đến nay, trẫm đã cho tạo chùa, sao chép kinh điểnđộ Tăng rất nhiều. Công đức như vậy lớn như thế nào?” “Không có công đức gì cả,” là câu trả lời. Tổ lại nói tiếp: “Tất cả những công việc ấy chỉ là những quả báo nhỏ của một cái thân hữu lậu, như bóng theo hình, tuy có mà không phải thật.” Võ Đế hỏi: “Vậy đúng nghĩa thế nào là công đức?” Bồ Đề Đạt Ma đáp: “Đó là sự thanh tịnh, giác ngộ, sự hoàn mãn, và thâm thúy. Công đức như thế không xây dựng bằng phương tiện thế gian.” Võ Đế lại hỏi: “Thế nào là Thánh Đế đệ nhất nghĩa? “Tổ trả lời: “Rỗng tuếch, không có Thánh Đế gì hết.” Vua lại hỏi tiếp: “Vậy ai đang diện kiến trẫm đây?” Tổ nói: “Không biết.” Võ Đế không hiểu Tổ muốn nói gì. Sau cuộc nói chuyện nổi tiếng với vua Hán Vũ Đế, Tổ đã vượt dòng Dương Tử và đến Lạc Dương, kinh đô của Bắc Ngụy. Sau một thời gian ở đây, Tổ đến Ngũ Đài Sơn và trú tại Thiếu Lâm Tự, nơi đây ngài diện bích (ngồi xoay mặt vào tường) trong 9 năm trường—The Emperor Wu-Ti invited him to Nanking for an audience. The Emperor said: “Since my enthronement, I have built many monasteries, copied many holy writings and invested many priests and nuns. How great is the merit due to me?” “No merit at all,” was the answer. Bodhidharma added: “All these things are merely insignificant effects of an imperfect cause. It is the shadow following the substance and is without real entity.” The emperor asked: “Then , what is merit in the true sense of the word?” Bodhidharma replied: “It consists in purity and enlightenment, completeness and depth. Merit as such cannot be accumulated by worldly means.” The emperor asked again: “What is the Noble Truth in its highest sense?” Bodhidharma replied: “It is empty, no nobility whatever.” The emperor asked: “Who is it then that facing me?” Bodhidharma replied: “I do not know, Sire.” The Emperor could not understand him. Bodhidharma was famous for his interview with Emperor Han Wu Ti. But after that, Bodhidharma went away. He crossed the Yangtze River and reached the capital, Lo-Yang, of Northern Wei. After a sojourn there he went to Mount Wu-T’ai-Shan and resided in the Shao-Lin Temple where he meditated (facing the wall) for nine years in silence and departed.
• Qua cuộc đối thoại với Võ Đế, ta thấy rõ rằng cốt lõi chủ thuyết của Tổ Bồ Đề Đạt Ma là triết lý “Không Tánh” (sunyata), mà cái không thì không thể nào chứng minh được. Do đó, Bồ Đề Đạt Ma cũng đã đối đáp dưới hình thức phủ định. Khi nói về ảnh hưởng của đạo Phật trên đời sống và nền văn hóa của người Trung Hoa, chúng ta không thể không nói đến khuynh hướng bí hiểm nầy của triết lý Bồ Đề Đạt Ma, vì rõ ràng là khuynh hướng nầy đã tác động nhiều trên sự hình thành tinh thần Phật giáo Trung Hoa, và từ đó xuất hiện Phật giáo Thiền tông—As is clear from the dialogue between the emperor and Bodhidharma, the essential core of Bodhidharma’s doctrine is the philosophy of emptiness (sunyata), and sunyata is beyond demonstration of any kind. Therefore, Bodhidharma also replied in the negative form. When we speak of the Buddhistinfluence on the life and literature of the Chinese people, we should keep this mystic trend of Bodhidharma’s philosophy in mind, for there is no doubt that it has had a great deal to do with the moulding of the spirit of Chinese Zen Buddhism. 
• Theo các sử gia thì Bồ Đề Đạt Ma bác bỏ việc đọc tụng kinh điển. Do đó hệ thống triết học của ông khiến cho các tu viện ít chú trọng về kiến thức mà thiên về trầm tư thiền định nhiều hơn. Theo Bồ Đề Đạt Ma, Phật tử nên để ý đến thiền, vì chỉ cần hành thiền là có thể đạt đến giác ngộ. Do đó ông chỉ dịch có mỗi quyển Đại Bát Niết Bàn Kinh Luận (Mahaparinirvana-sutra-sastra). Ông là vị tổ thứ 28 của dòng Thiền Ấn Độ và là sơ tổ của dòng Thiền Trung Quốc. Các học giả vẫn còn không đồng ý với nhau về việc Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa từ lúc nào, ở lại đó bao lâu, và mất vào lúc nào, nhưng nói chung giới Phật tử nhà Thiền chấp nhận rằng Bồ Đề Đạt Ma đến Nam Trung Hoa bằng thuyền vào khoảng năm 520 sau Tây Lịch, sau một nổ lực không kết quả để thiết lập giáo thuyết của mình tại đây, ông đã đến Lạc Dương thuộc miền bắc Trung Hoa, và cuối cùng ông định cư tại chùa Thiếu Lâm. Ngài đã mang sang Trung Quốc một thông điệp thù thắng, được tóm gọn trong mười sáu chữ Hán sau đây, dù rằng người ta chỉ nhắc đến thông điệp nầy về sau thời Mã Tổ—According to historians, Bodhidharma denied canon reading, and his system therefore made the Buddhist monasteries much less intellectual and much more meditative than they were ever before. According to Bodhidharma, Buddhists should stress on meditation, because by which alone enlightenment can be attained. Bodhidharma was the 28th Indian (in line from the Buddha) and first Zen Patriarch in China. Scholars still disagree as to when Bodhidharma came to China from India, how long he stayed there, and when he died, but it is generally accepted by Zen Buddhists that he came by boat from India to southern China about the year 520 A.D., and after a short, fruitless attempt to establish his teaching there he went to Lo-Yang in northern China and finally settled in Shao-Lin Temple. Bodhidharma came to China with a special message which is summed in sixteen Chinese words, even though Zen masters only mentioned about this message after Ma-Tsu:
 Bất lập văn tự
 Giáo ngoại biệt truyền
 Trực chỉ nhân tâm
 Kiến tánh thành Phật.
 “A special tranmission outside the scriptures;
 No dependence upon words and letters 
 Direct pointing at the soul of man;
 Seeing into one’s nature 
 and the attainment of Buddhahood.”
• Tổ Bồ Đề Đạt Mamôn đệ của ông, Huệ Khả, người mà tổ đã truyền pháp, luôn là đề tài của công án Thiền Vô Môn cũng như bức tranh nổi tiếng của Sesshu, một họa sĩ lừng danh của Nhật Bản. Huệ Khả, một học giả nổi tiếng thời bấy giờ, tìm đến Bồ Đề Đạt Ma lúc ông đang tọa thiền, phàn nàn với ông rằng mình không an tâm và làm thế nào để tâm được an. Bồ Đề Đạt Ma đuổi Huệ Khả đi, bảo rằng muốn đạt được an tâm phải tu lâu và khó nhọc không tự phụ và nản lòng. Sau khi đứng hàng giờ dưới tuyết, Huệ Khả bèn chặt đứt bàn tay trái của mình để dâng lên Bồ Đề Đạt Ma. Bấy giờ tin chắc vào lòng chân thànhquyết tâm của Huệ Khả, Bồ Đề Đạt Ma nhận Huệ Khả làm môn đệ—Bodhidharma and Hui-K’e, his disciple to whom he had transmitted the Dharma, are always the subject of koan in the “No Gate Zen” as well as of a famous painting by Sesshu, Japan’s greatest painter. Hui-K’e, a scholar of some repute, complains to Bodhidharma, who is silently doing meditation, that he has no peace of mind and asks how he can acquire it. Bodhidhrma turns him away, saying that the attainment of inward peace involves long and hard disciple and is not for the conceited and fainthearted. Hui-K’e, who has been standing outside in the snow for hours, implores Bodhidharma to help him. Again he is rebuffed. In desperation he cuts off his left hand and offers it to Bodhidharma. Now convinced of his sincerity and determination, Bodhidharma accepts him as a disciple. 
Câu chuyện trên đây nhấn mạnh đến tầm quan trọng mà các thiền sư buộc vào kẻ khao khát sự an tâm vào việc tọa thiền, vào lòng chân thành và khiêm tốn, sự kiên nhẫnnghị lực như là những tiên đề trong sự đạt thành đạo vô thượng. Vì thương kẻ tinh thành nên Tổ bèn chỉ cho chân đạo: “Bích quán là phép an tâm, tứ hạnh là phép phát hạnh (see Tứ Hạnh), phòng ngừa sự chê hiềm là phép thuận vật, và đừng chấp trướcphương tiện tu hành cũng như cứu độ chúng sanh.”—This story emphasizes the importance which Zen masters attach to the hunger for self-realization, to meditation, and to sincerity and humility, perserverance and fortitude as prerequisites to the attainment of the highest truth. He was moved by the spirit of sincerity of Hui-K’o, so he instructed him: “Meditating facing the wall is the way to obtain peace of mind, the four acts are the ways to behave in the world, the protection from slander and ill-disposition is the way to live harmoniously with the surroundings, and detachment is the upaya to cultivate and to save sentient beings.” 
• Khi ở chùa Thiếu Lâm, Tổ thường dạy nhị tổ bằng bài kệ sau—When he lived at Shao-Lin temple, he always taught the second patriarch with this verse: 
 Ngoài dứt chư duyên
 Trong không toan tính
 Tâm như tường vách
 Mới là nhập đạo
(Externally keep you away from all relationships, and, internaly, have no hankerings in your heart; when your mind is like unto a straight-standing wall you may enter into the Path). 
• Sau chín năm ở Thiếu Lâm, Tổ muốn trở về Thiên Trúc, bèn gọi môn nhân đến bảo: “Ngày ta lên đường sắp đến, các ngươi thử trình xem chỗ sở đắc của mỗi người về Đạo Thiền.” Bấy giờ ông Đạo Phó bạch: “Theo chỗ thấy của tôi, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, đó là chỗ sở dụng của đạo.” Tổ nói: “Ông được phần da của ta.” Ni Tổng Trì bạch: “Chỗ hiểu của tôi nay như Khánh Hỷ (A Nan) nhìn vào nước Phật A Súc (Bất Động Như Lai), thấy một lần không thấy lại được.” Tổ nói: “Bà được phần thịt của tôi.” Đạo Dục bạch: “Bốn đại vốn không, năm ấm chẳng thật, chỗ thấy của tôi là không có gì sở đắc hết.” Tổ nói: “Ông được phần xương của tôi.” Sau cùng, Huệ Khả đến đảnh lễ Tổ, xong cứ thế mà đứng thẳng, chứ không nói gì. Tổ nói: “Ông được phần tủy của tôi.” Những ngày cuối cùng của Tổ Bồ Đề Đạt MaTrung Quốc không ai biết rõ, sư đi đâu và thị tịch hồi nào. Có người nói sư băng qua sa mạc trở về Ấn Độ, cũng có người nói sư qua Nhật—After nine years at Shao-Lin temple, the Patriarch wished to return to India. He called in all his disciples before him, and said: “The time is come for me to depart, and I want to see what your attainments are.” Tao-Fu said: “According to my view, the truth is above affirmation and negation, for this is the way it moved.” The Patriarch said: “You have got my skin.” Then Nun Tsung-Ch’ih said: “As I understand it, it is like Ananda’s viewing the Buddhaland of Akshobhya Buddha: it is seen once and never again.” The Patriarch said: “You have got my flesh.” Tao-Yu said: “Empty are the four elements and non-existent the five skandhas. According to my view, there is not a thing to be grasped as real.” The Patriarch said: “You have got my bone.” Finally, Hui-K’o reverently bowed to the master, then kept standing in his place and said nothing. The Patriarch said: “You have my marrow.” Nobody knows his whereabout and when he passed away. Some people say that he crossed the desert and went to India, and others say that he crossed the sea to go to Japan. 

II. Thiền Sư Huệ Khả—Hui-K’o: Theo Truyền Đăng Lục, Huệ Khả (487-593) là một nhà nho nhiệt tâm, một mẫu người tánh tình phóng khoáng, rộng rãi, dù đã quen với sách Nho Lão, nhưng luôn luôn không hài lòng với những thuyết ấy vì ngài thấy chúng chưa được thấu đáo. Khi nghe tin Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn sang, ngài tìm đến gặp Tổ Bồ Đề Đạt MaThiếu Lâm Tự để hỏi pháp. Khi đến cầu đạo với tổ Đạt Ma, nhưng thầy cứ ngồi im lặng quay mặt vào vách. Huệ Khả suy nghĩ: “Người xưa cầu đạo đến phải chẻ xương lấy tủy, đổ máu nuôi người đói, xỏa tóc phủ đường lầy, hay đến cả gieo mình vào miệng cọp đói. Còn ta là kẻ nào? Ta há không thể hiến mình để phụng thờ chánh pháp hay sao?” vào ngày mồng chín tháng chạp cùng năm, vì muốn làm cho tổ có ấn tượng sâu đậm, ông đã đứng trong tuyết lạnh, rồi quỳ gối trong sân phủ đầy tuyết trong nhiều ngày. Bấy giờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma động lòng thương xót bèn hỏi: “Nhà ngươi muốn gì mà đứng mãi trong tuyết như thế?” Huệ Khả đáp: “Tôi đến để mong được lời dạy vô giá của thầy; ngưỡng mong thầy mở cửa từ bi duỗi tay tế độ quần sanh đau khổ nầy.” Tổ bảo: “Giáo lý vô thượng của Phật chỉ có thể hiểu khi đã trải qua một thời gian dài cần khổ, nhẫn cái khó nhẫn, hành cái khó hành. Những người trí và đức thấp kém mà lòng thì khinh mạn, đâu có thể ghé mắt trông vào chân thừa của đạo Phật; chỉ luống công mà thôi.” Huệ Khả bị xúc cảm sâu xa, và cuối cùng để chứng tỏ tấm lòng thành khẩn mong được học hỏi đạo lý của chư Phật, ngài đã dùng dao chặt đứt cánh tay trái của mình dâng lên Tổ để được nhận làm đệ tử. Sau khi được Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhận làm đệ tử. Tổ nhận xét: “Đừng đi tìm cái chân lý nầy ở kẻ khác.” Sau khi được Tổ nhận làm đệ tửHuệ Khả hỏi Tổ: “Tâm con không an, xin Hòa Thượng dạy pháp an tâm.” Tổ nhìn thẳng bảo: “Đem tâm ra ta an cho.” Huệ Khả xoay tìm lại tâm mình, không thấy bóng dáng, bèn thưa với Tổ: “Con tìm tâm không được.” Tổ bảo: “Đừng lo, ta đã an tâm cho ngươi rồi.” Qua đó Huệ Khả liền ngộ. Huệ Khả trình bày đủ cách hiểu của ông về tánh lý của tâm, nhưng lần nào Tổ cũng một mực bảo ‘chẳng phải,’ mà cũng không bảo nói gì về tâm thể vô niệm. Một hôm Huệ Khả nói: “Ta đã dứt hết chư duyên rồi.” Tổ hỏi: “Ngươi không biến thành hư vô đoạn diệt chứ?” Huệ Khả đáp: “Chẳng thành đoạn diệt.” Tổ lại hỏi: “Lấy gì làm tin chẳng phải là đoạn diệt?” Huệ Khả đáp: “Do cái biết tự nhiên vậy, còn nói thì chẳng được.” Tổ nói: “Đó là chỗ bí quyết tâm truyền của chư Phật, ngươi chớ ngờ gì hết.” Cuối cùng Huệ Khả được truyền y bát làm Nhị Tổ Thiền Tông Trung Hoa kế nghiệp tổ Bồ Đề Đạt Ma. Sau ngày từ giả Tổ cất bước du phương, sư không hoằng hóa ngay, mà tạm lánh ẩn giữa lớp hạ lưu cùng khổ, không để lộ chân tướng một cao Tăng trang nghiêm trí huệ. Dầu vậy, sư vẫn tùy duyên hóa độ. Sư luôn giữ vẻ điềm đạm khiêm cung, chứ không phô trương ra bề ngoài. Ngày kia, trong khi sư đang nói pháp ngoài cửa tam quan chùa Khuôn Cứu thì trong chùa vị trụ trì học cao danh vọngpháp sư Biện Hòa đang giảng kinh Niết Bàn. Bổn đạo ùn ùn bỏ vị pháp sư đứng giảng một mình để ra bu quanh ông thầy đang giảng giữa trời. Chắc là lúc ấy quần áo của sư bê bối lắm, tuyệt không có gì tỏ ra sư thuộc hàng giáo phẩm. Pháp sư thấy vậy nổi giận, đến đầu cáo với quan trên về ông đạo ăn mày kia truyền tà giáo. Do đó Huệ Khả bị bắt, và bị xử giảo. Ngài không hề kêu oan, mà ngược lại cứ một mực bình thản thuận theo, cho rằng đúng với luật nhân quả rằng sư có một món nợ cũ cần phải trả. Nội vụ xãy ra trong năm 593, sư thọ 107 tuổi—According to the Transmission of the Lamp, Hui-K’o (487-593), a strong-minded Confucian scholar, a liberated minded, open-hearted kind of person. He thoroughly acquainted with Confucian and Taosit literature, but always dissatisfied with their teachings because they appeared to him not quite thorough-going. When he heard of Bodhidharma coming from India, he came to Bodhidharma and asked for instruction at Sha-Lin Temple, when arrived to seek the dharma with Bodhidharma, but the master was always found sitting silently facing the wall. Hui-K’o wondered to himself: “History gives examples of ancient truth-seekers, who were willing for the sake of enlightenment to have the marrow extracted from their bones, their blood spilled to feed the hungry, to cover the muddy road with their hair, or to throw themselves into the mouth of a hungry tiger. What am I? Am I not also able to give myself up on the altar of truth?” On the ninth of December of the same year, to impress Bodhidharma, he stood still under the snow, then knelt down in the snow-covered courtyard for many days. Bodhidharma then took pity on him and said: “You have been standing in the snow for some time, and what is your wish?” Hui-K’o replied: “I come to receive your invaluable instruction; please open the gate of mercy and extend your hand of salvation to this poor suffering mortal.” Bodhidharma then said: “The incomparable teaching of the Buddha can be comprehended only after a long and hard discipline and by enduring what is most difficult to endure and practising what is most difficult to practise. Men of inferior virtue and wisdom who are light-hearted and full of self-conceit are not able even to set their eyes on the truth of Buddhism. All the labor of such men is sure to come to naught.” Hui-K’o was deeply moved and in order to show his sincerity in the desire to be instructed in the teaching of all the Buddhas, he finally cut off his left arm in appeal to be received as disciple. Until he seemd to be well prepared, Bodhidharma call him in and asked: “What do you wish to learn?” Hui-K’o replied: “My mind is always disturbed. I request your honor that I could be taught a way to pacify it.” Bodhidharma then ordered: “Bring me your troubled mind and I will calm it down for you.” Hui-K’o replied: “But Honorable Master, I could not locate it.” Bodhidharma then said: “Don’t worry, disciple. I have appeased your mind for you already.” With that short encounter, Hui-K’o immediately became enlightened. Hui-K’o tried so many times to explain the reason of mind, but failed to realize the truth itself. The Patriarch simple said: “No! No! And never proposed to explain to his disciple what was the mind-essence in its thought-less state. One day, Hui-K’o said: “I know now how to keep myself away from all relationships.” The Patriarch queried: “You make it total annihilation, do you not?” Hui-K’o replied: “No, master, I do not make it a total annihilation.” The Patriarch asked: “How do you testify your statement?” Hui-K’o said: “For I know it always in a most intelligible manner, but to express it in words, that is impossible.” The Patriarch said: “That is the mind-essence itself transmitted by all the Buddhas. Habour no doubts about it.” Eventually Hui-K’o received the teaching directly “mind-to-mind.” Subsequently, he inherited his robe and alms-bowl to become the Second Patriarch of the Chinese Zen Sect (the successor of Bodhidharma). After he left the master, he did not at once begin his preaching, hiding himself among people of lower classes of society. He evidently shunned being looked up as a high priest of great wisdom and understanding. However, he did not neglect quietly preaching the Law whenever he had an occasion. He was simply quiet and unassuming, refusing to show himself off. But one day when he was discoursing about the Law before a three-entrance gate of a temple, there was another sermon going on inside the temple by a resident Monk, learned and honoured. The audience, however, left the reverend lecturer inside and gathered around the street-monk, probably clad in rags and with no outward signs of ecclesiastical dignity. The high Monk got angry over the situation. He accused the beggar-monk to the authorities as promulgating a false doctrine, whereupon Hui-K’o was arrested and put to death. He did not specially plead innocent but composedly submitted, saying that he had according to the law of karma an old debt to pay up. This took place in 593 A.D. and he was one hundred and seven years old when he was killed. 

III. Thiền sư Tăng Xán (?-606)—Seng-Ts’an: Vị Tổ thứ ba của Thiền Tông Trung Hoa—The Third Patriarch of the Chinese Zen Sect—Theo Truyền Đăng Lục, thì lúc Tăng Xán tìm đến Tổ Huệ Khả, ngài đã là một cư sĩ tuổi đã ngoài bốn mươi. Ngài đến đảnh lễ Thiền sư Huệ Khả, thưa: “Đệ tử mắc chứng phong dạng, thỉnh Hòa Thượng từ bi sám hối tội dùm!” Tổ Huệ Khả nói: “Đưa cái tội ra đây ta sám cho.” Hồi lâu cư sĩ thưa: “Đệ tử kiếm tội mãi chẳng thấy đâu cả.” Tổ nói: “Thế là ta đã sám xong tội của ngươi rồi đó. Từ nay, ngươi khá y nơi Phật Pháp Tăng mà an trụ.” Cư sĩ thưa: “Nay tôi thấy Hòa Thượng thì biết đó là Tăng, nhưng chưa rõ thế nào là Phật và Pháp.” Tổ nói: “Là Tâm là Phật, là Tâm là Pháp, Pháp và Phật chẳng hai, Tăng bảo cũng y như vậy.” Cư sĩ thưa: “Nay tôi mới biết tội tánh chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa; cũng như tâm, Phật là vậy, Pháp là vậy, chẳng phải hai vậy.” Cư sĩ được Tổ Huệ Khả thế phát, sau đó biệt dạng mất trong đời, ít ai rõ được hành tung. Một phần do nạn ngược đãi Phật giáo dưới thời Bắc Châu, do vua Lương Võ Đế chủ xướng. Đến năm thứ 12 đời Khai Hoàng nhà Tùy, Tăng Xán tìm được bậc pháp khí để truyền ngôi Tổ vị, đó là Đạo Tín. Sau đó Tăng Xán đi đâu không ai biết; tuy nhiên, người ta nói ngài thị tịch khoảng năm 606 sau Tây Lịch—According to The Transmission of the Lamp Records, when Seng-Ts’an came to see Hui-K’o he as a lay man of forty years old. He came and bowed before Hui-K’o and asked: “I am suffering from feng-yang, please cleanse me of my sins.” The Patriarch said: “Bring your sins here and I will cleanse you of them.” He was silent for a while but finally said: “As I seek my sins, I find them unattainable.” The Patriarch said: “I have then finished cleansing you altogether. From now on, you should take refuge and abide in the Buddha, Dharma, and Sangha.” Seng-Ts’an said: “As I stand before you, O master, I know that you belong to the Sangha, but please tell me what are the Buddha and the Dharma?” The Patriarch replied: “Mind is the Buddha, Mind is the Dharma; and the Buddha and the Dharma are not two. The same is to be said of the Sangha (Brotherhood). This satisfied the disciple, who now said: “Today for the first time I realize that sins are neither within nor without nor in the middle; just as Mind is, so is the Buddha, so is the Dharma; they are not two.” He was then ordained by Hui-K’o as a Buddhist monk, and after this he fled from the world altogether, and nothing much of his life is known. This was partly due to the persecution of Buddhism carried on by the Emperor of the Chou dynasty. It was in the twelfth year of K’ai-Huang, of the Sui dynasty (592 A.D.), that he found a disciple worthy to be his successor. His name was Tao-Hsin. His whereabout was unknown; however, people said that he passed away around 606 A.D.

IV. Đạo Tín (580-651)—Tao-Hsin: Tổ thứ tư của dòng Thiền Trung quốc, là người kế vị tổ Tăng Xán và là thầy của Hoằng Nhẫn. Khác với các tổ Thiền đời trước vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Kinh điển, Đạo Tín đã cho thấy một xu hướng đặc trưng về Thiền. Một đoạn trong các trước tác của ông ông đã viết: “Hãy ngồi thiền định với lòng hăng hái, vì Thiền là căn bản là nền tảng phát triển giác ngộ. Hãy đóng cửa lại và ngồi xuống! Đừng tiếp tục đọc kinh mà không chịu hành trì nữa.” Một hôm trên đường đi gặp Tổ Tăng Xán, Đạo Tín liền thưa: “Xin Hòa Thượng dạy con pháp môn giải thoát.” Tổ trố mắt nhìn bảo: “Ai trói buộc ngươi?” Đạo Tín thưa: “Không ai trói buộc.” Tổ bảo: “Vậy thì cầu giải thoát để làm gì?” Câu trả lời như sấm sét ấy đã đánh động tâm của vị sư trẻ, khiến ngài liền đại ngộ. Đạo Tín liền sụp lạy Tổ. Về sau ngài được truyền y bát làm Tổ thứ tư của dòng Thiền Trung Quốc. Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, dưới trào Tứ Tổ Đạo Tín, Thiền chia ra làm hai ngành. Ngành đầu gọi là ‘Ngưu Đầu Thiền’ ở núi Ngưu Đầu và không được coi như Thiền chánh tông. Tuy nhiên, ngành nầy đã sớm mai một sau khi vị tổ khai sáng ra nó là Pháp Dung viên tịch. Ngành sau do Hoằng Nhẫn thống quản; đó là ngành Thiền còn tồn tại đến ngày hôm nay—Tao-Hsin (580-651), the fourth patriarch of Zen in China, the student and dharma successor of Seng-Ts’an and the master of Hung-Jen. Tao Hsin was different from other patriarchs preceeding him who were still strongly influenced by the orthodox Mahayana tradition and sutras. We can find in his works paragraphs encouraged disciples to meditate: “Let’s sit in meditation, Sitting is the basis, the fundamental development of enlightenment. Shut the door and sit! Don’t continue to read sutras without practicing.” One day Tao Hsin stopped the Third Patriarch Seng-Ts’an on the road and asked: “Honorable Master! Please be compassionate to show me the door to liberate.” The Patriarch stared at him and earnestly said: “Who has restrained you, tell me.” Tao-Hsin replied: “No Sir, no one has.” The Patriarch then retorted: “So, what do you wish to be liberated from now?” This sharp reply thundered in the young monk’s head. As a result, Tao-Hsin awaked instantaneously, and prostrated the Patriarch in appreciation. Thereafter, he was bestowed with robe and bowl to become the Fourth Patriarch of the Zen Sect in China. According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, under Tao-Hsin, the fourth patriarch, Zen in China was divided into two branchesThe one known as ‘Niu-T’ou-Ch’an’ at Mount Niu-T’ou, and was considered not belonging to the orthodox line of Zen. However, this branch did not survive long after the passing of its founder, Fa-Jung. The other branch was headed by Hung-Jen, and it is his school that has survived till today. 

V. Hoằng Nhẫn—Hung-Jen: Zen master Hung-Jen (601-674)—Hoằng Nhẫn (601-674), tổ thứ năm của dòng Thiền trung quốc, người kế vị Đạo Tín. Ông là thầy của Thần TúHuệ Năng. Ông là một vị sư nổi tiếng, tổ thứ năm của Thiền Tông Trung Hoa, đệ tử của Tứ Tổ Đạo Tín, và là thầy của Lục Tổ Huệ Năng. Hoằng Nhẫn cùng quê với Tổ Đạo Tín, ở Kỳ Châu. Hoằng Nhẫn đến với Tứ Tổ khi ngài còn là một đứa trẻ; tuy nhiên, điều mà ngài đã làm hài lòng sư phụ là với cung cách trả lời của ngài qua cuộc nói chuyện đầu tiên. Khi tứ tổ hỏi ngài về họ mà tiếng Trung Hoa gọi là ‘Tánh’ thì ngài đáp: “Con có tánh, nhưng chẳng phải là tánh thường.” Tổ bèn hỏi: “Vậy là tánh gì?” Hoằng Nhẫn đáp: “Là Phật tánh.” Tổ lại hỏi: “Con không có tánh sao?” Hoằng Nhẫn đáp: “Nhưng tánh vốn là không.” Tổ thầm nhận biết đây là người sẽ được truyền thừa về sau nầy. Đây chỉ là thuật chơi chữ, vì nói về tộc họ hay danh tánh và bổn thể hay tự tánh, người Trung Hoa đều đọc chung là ‘tánh.’ Tổ Đạo Tín hỏi là hỏi về danh tánh, còn cậu bé Hoằng Nhẫn lại đáp về tự tánh, cậu đã mượn chữ đồng âm ấy cốt đưa ra kiến giải của mình. Thật vậy về sau nầy Hoằng Nhẫn được Tổ Đạo Tín truyền y bát làm tổ thứ năm của dòng Thiền Trung Quốc. Đạo trường của Tổ Hoằng NhẫnHoàng Mai, tại đây Tổ nói pháp và dạy Thiền cho đồ chúng năm trăm người. Nhiều người cho rằng ngài là vị Thiền sư đầu tiên có ý định giải thông điệp Thiền theo giáo lý Kim Cang. Trước thời Hoằng Nhẫn, thường các vị Thiền sư hoằng hóa trong im lặng, khiến đại chúng chú ý; các ngài lánh ẩn trên núi cao, xa cảnh gió bụi của thế gian, nên không ai biết việc làm của các ngài phải trái thế nào mà định luận. Nhưng Hoằng Nhẫn là vị đã công khai xuất hiện giữa đại chúng, và dọn đường cho người kế vị của mình là Huệ Năng—The fifth patriarch of Ch’an in China; the dharma successor of Tao-hsin and the master of Shen-hsui and Hui-Neng. Hung-Jên, a noted monk. He was the fifth patriarch, a disciple of the fourth patriarch Tao-Hsin, and the master of the sixth patriarch Hui-Neng. Hung-Jen came from the same province as his predecessor, Tao-Hsin in Ch’i-Chou. Hung-Jen came to the fourth patriarch when he was still a little boy; however, what he pleased his master at their first interview was the way he answered. When Tao-Hsin asked what was his family name, which pronounced ‘hsing’ in Chinese, he said: “I have a nature (hsing), and it is not an ordinary one.” The patriarch asked: “What is that?” Hung-Jen said: “It is the Buddha-nature (fo-hsing).” The patriarch asked: “Then you have no name?” Hung-Jun replied: “No, master, for it is empty in its nature.” Tao-Hsin knew this boy would be an excellent candidate for the next patriarch. Here is a play of words; the characters denoting ‘family name’ and that for ‘nature’ are both pronounced ‘hsing.’ When Tao-Hsin was referring to the ‘family name’ the young boy Hung-Jen took it for ‘nature’ purposely, whereby to express his view by a figure of speech. Finally, Hung-Jen became the fifth patriarch of the Chinese Zen line. His temple was situated in Wang-Mei Shan (Yellow Plum Mountain), where he preached and gave lessons in Zen to his five hundred pupils. Some people said that he was the first Zen master who attempted to interpret the message of Zen according to the doctrine of the Diamond Sutra. Before the time of Hung-Jen, Zen followers had kept quiet, though working steadily, without arresting public attention; the masters had retired either into the mountains or in the deep forests where nobody could tell anything about their doings. But Hung-Jen was the first who appeared in the field preparing the way for his successor, Hui-Neng. 

VI. Huệ Năng—Hui-Neng: 
Lục Tổ Huệ Năng: Hui-Neng (638-713)—Một trong các nhà sư xuất chúng đời nhà Đường, sanh năm 638 sau Tây Lịch, tổ thứ sáu của Thiền Tông Trung Hoa. Huệ Năng là người huyện Tân Châu xứ Lãnh Nam, mồ côi cha từ thuở nhỏ. Người ta nói ngài rất nghèo nên phải bán củi nuôi mẹ già góa bụa; rằng ông mù chữ; rằng ông đại ngộ vì vào lúc thiếu thời nghe được một đoạn trong Kinh Kim Cang. Ngày kia, sau khi gánh củi bán tại một tiệm khách, ngài ra về thì nghe có người tụng kinh Phật. Lời kinh chấn động mạnh tinh thần của ngài. Ngài bèn hỏi khách tụng kinh gì và thỉnh ở đâu. Khách nói từ Ngũ TổHoàng Mai. Sau khi biết rõ ngài đem lòng khao khát muốn học kinh ấy với vị thầy nầy. Huệ Năng bèn lo liệu tiền bạc để lại cho mẹ già và lên đường cầu pháp. Về sau ngài được chọn làm vị tổ thứ sáu qua bài kệ chứng tỏ nội kiến thâm hậu mà ông đã nhờ người khác viết dùm để đáp lại với bài kệ của Thần Tú. Như một vị lãnh đạo Thiền Tông phương Nam, ông dạy thiền đốn ngộ, qua thiền định mà những tư tưởng khách quan và vọng chấp đều tan biến. Lục Tổ Huệ Năng không bao giờ chính thức trao ngôi tổ cho người đắc pháp của ông, do vậy mà có khoảng trống; tuy nhiên, những vị sư xuất chúng của các thế hệ kế tiếp, ở Trung Hoa, Việt Nam (đặc biệt là dòng Lâm Tế), và Nhật Bổn, đều được kính trọngthành quả sáng chói của họ—He was born in 638 A.D., one of the most distinguished of the Chinese masters during the T’ang dynasty, the sixth patriarch of Intuitional or meditation sect (Zen Buddhism) in China. Hui-Neng came from Hsin-Chou in the southern parts of China. His father died when he was very young. It is said that he was very poor that he had to sell firewood to support his widowed mother; that he was illiterate; that he became enlightened in his youth upon hearing a passage from the Diamond sutra. One day, he came out of a house where he sold some fuel, he heard a man reciting a Buddhist Sutra. The words deeply touched his heart. Finding what sutra it was and where it was possible to get it, a longing came over him to study it with the master. Later, he was selected to become the Sixth Patriarch through a verse someone wrote for him to respon to Shen-Hsiu demonstrating his profound insight. As leader of the Southern branch of Ch’an school, he taught the doctrine of Spontaneous Realization or Sudden Enlightenment, through meditation in which thought, objectively and all attachment are eliminated. The Sixth Patriarch Hui-Neng never passed on the patriarchy to his successor, so it lapsed. However, the outstanding masters of succeeding generations, both in China, Vietnam (especially Lin-Chi) and Japan, were highly respected for their high attainments. 
• Khi Lục Tổ Huệ Năng đến Huỳnh Mai lễ bái Ngũ Tổ. Tổ hỏi rằng: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật gì?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Tân Châu thuộc Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.” Tổ bảo rằng: “Ông là người Lãnh Nam, là một giống người mọi rợ, làm sao kham làm Phật?” Huệ Năng liền đáp: “Người tuy có Bắc Nam, nhưng Phật tánh không có Nam Bắc, thân quê mùa nầy cùng với Hòa Thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác.” Lời đáp đẹp lòng Tổ lắm. Thế rồi Huệ Năng được giao cho công việc giã gạo cho nhà chùa. Hơn tám tháng sau mà Huệ Năng chỉ biết có công việc hạ bạc ấy. Đến khi Ngũ Tổ định chọn người kế vị ngôi Tổ giữa đám môn nhân. Ngày kia Tổ báo cáo vị nào có thể tỏ ra đạt lý đạo, Tổ sẽ truyền y pháp cho mà làm Tổ thứ sáu. Lúc ấy Thần Tú là người học cao nhất trong nhóm môn đồ, và nhuần nhã nhất về việc đạo, cố nhiên được đồ chúng coi như xứng đáng nhất hưởng vinh dự ấy, bèn làm một bài kệ trình chỗ hiểu biết, và biên nơi vách bên chái nhà chùa. Kệ rằng—When the Six Patriarch Hui Neng arrived at Huang Mei and made obeisance to the Fifth Patriarch, who asked him: “Where are you from and what do you seek?” Hui Neng replied: “Your disciple is a commoner from Hsin Chou, Ling Nan and comes from afar to bow to the Master, seeking only to be a Buddha, and nothing else.” The Fifth Patriarch said: “You are from Ling Nan and are therefore a barbarian, so how can you become a Buddha?” Hui Neng said: “Although there are people from the north and people from the South, there is ultimately no North or South in the Buddha Nature. The body of this barbarian and that of the High Master are not the same, but what distinction is there in the Buddha Nature?” Although there are people from the North and people from the South, there is ultimately no North or South in the Buddha Nature. This pleased the master very much. Hui-Neng was given an office as rice-pounder for the Sangha in the temple. More than eight months, it is said, he was employed in this menial labour, when the fifth patriarch wished to select his spiritual successor from among his many disciples. One day the patriarch made an announcement that any one who could prove his thorough comprehension of the religion would be given the patriarchal robe and proclaimed as his ligitimate heir. At that time, Shen-Hsiu, who was the most learned of all the disciples and thoroughly versed in the lore of his religion, and who was therefore considered by his fellow monks to be the heir of the school, composed a stanza expressing his view, and posted it on the outside wall of the meditation hall, which read: 
 Thân thị Bồ đề thọ,
 Tâm như minh cảnh đài
 Thời thời thường phất thức,
 Vật xử nhạ trần ai.
 (Thân là cây Bồ Đề,
 Tâm như đài gương sáng
 Luôn luôn siêng lau chùi
 Chớ để dính bụi bặm). 
 The body is like the bodhi tree,
 The mind is like a mirror bright,
 Take heed to keep it always clean,
 And let no dust accumulate on it. 
Ai đọc qua cũng khoái trá, và thầm nghĩ thế nào tác giả cũng được phần thưởng xứng đáng. Nhưng sáng hôm sau, vừa thức giấc, đồ chúng rất đổi ngạc nhiên khi thấy một bài kệ khác viết bên cạnh như sau. Tác giả của bài kệ nầy là một cư sĩ chuyên lo tạp dịch dưới bếp, suốt ngày chỉ biết bữa củi, giã gạo cho chùa. Diện mạo người quá tầm thường đến nỗi không mấy ai để ý, nên lúc bấy giờ toàn thể đồ chúng rất đỗi sửng sốt. Nhưng Tổ thì thấy ở vị Tăng không tham vọng ấy một pháp khí có thể thống lãnh đồ chúng sau nầy, và nhất định truyền y pháp cho người. Nhưng Tổ lại có ý lo, vì hầu hết môn đồ của Tổ đều chưa đủ huệ nhãn để nhận ra ánh trực giác thâm diệu trong những hàng chữ trên của người giã gạo Huệ Năng. Nếu Tổ công bố vinh dự đắc pháp ấy lên e nguy hiểm đến tánh mạng người thọ pháp. Nên Tổ ngầm bảo Huệ Năng đúng canh ba, khi đồ chúng ngủ yên, vào tịnh hất Tổ dạy việc. Thế rồi Tổ trao y pháp cho Huệ Năng làm tín vật chứng tỏ bằng cớ đắc pháp vô thượng, và báo trước hậu vận của đạo Thiền sẽ rực rỡ hơn bao giờ hết. Tổ còn dặn Huệ Năng chớ vội nói pháp, mà hãy tạm mai danh ẩn tích nơi rừng núi, chờ đến thời cơ sẽ công khai xuất hiệnhoằng dương chánh pháp. Tổ còn nói y pháp truyền lại từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma làm tín vật sau nầy đừng truyền xuống nữa, vì từ đó Thiền đã được thế gian công nhận, không cần phải dùng y áo tiêu biểu cho tín tâm nữa. Ngay trong đêm ấy Huệ Năng từ giả tổ—All those who read these lines were greatly impressed and secretly cherished the idea that the author of this gatha would surely be awarded the prize. But when they awoke the next morning they were surprised to see another gatha written alongside of it. The writer of these lines was an insignificant layman in the service of the monastery, who spent most of his time inpounding rice and splitting wood for the temple. He has such an unassuming air that nobody ever thought much of him, and therefore the entire community was now set astir to see this challenge made upon its recognized authority. But the fifth patriarch saw in this unpretentious monk a future leader of mankind, and decided to transfer to him the robe of his office. He had, however, some misgivings concerning the matter; for the majority of his disciples were not enlightened enough to see anything of deep religious intuition in the lines by the rice-pounder, Hui-Neng. If he were publicly awarded the honour they might do him harm. So the fifth patriarch gave a secret sign to Hui-Neng to come to his room at midnight, when the rest of the monks were still asleep. The he gave him the robe as insignia of his authority and in ackowledgement of his unsurpassed spiritual attainment, and with the assurance that the future of their faith would be brighter than ever. The patriarch then advised him that it would be wise for him to hide his own light under a bushel until the proper time arrived for the public appearance and active propaganda, and also that the robe which was handed down from Bodhi-Dharma as a sign of faith should no more be given up to Hui-Neng'’ successors, beause Zen was now fully recognized by the outside world in general and there was no more necessity to symbolize the faith by the transference of the robe. That night Hui-Neng left the monastery. 
Kệ rằng—The gatha read: 
 Bồ đề bổn vô thọ,
 Minh cảnh diệt phi đài,
 Bản lai vô nhất vật
 Hà xứ nhạ trần ai
 (Bồ đề vốn không cây,
 Gương sáng cũng chẳng đài,
 Xưa nay không một vật,
 Chỗ nào dính bụi bặm?) 
 The Bodhi is not like the tree,
 (Bodhi tree has been no tree)
 The mirror bright is nowhere shinning,
 (The shining mirror was actually none)
 As there is nothing from the first,
 (From the beginning, nothing has existed)
 Where can the dust itself accumulate?
 (How would anything be dusty?)
• Người ta kể rằng ba ngày sau khi Huệ Năng rời khỏi Hoàng Mai thì tin mật truyền y pháp tràn lan khắp chốn già lam, một số Tăng phẫn uất do Huệ Minh cầm đầu đuổi theo Huệ Năng. Qua một hẻm núi cách chùa khá xa, thấy nhiều người đuổi theo kịp, Huệ Năng bèn ném cái áo pháp trên tảng đá gần đó, và nói với Huệ Minh: “Áo nầy là vật làm tin của chư Tổ, há dùng sức mà tranh được sao? Muốn lấy thì cứ lấy đi!” Huệ Minh nắm áo cố dở lên, nhưng áo nặng như núi, ông bèn ngừng tay, bối rối, run sợ. Tổ hỏi: “Ông đến đây cầu gì? Cầu áo hay cầu Pháp?” Huệ Minh thưa: “Chẳng đến vì áo, chính vì Pháp đó.” Tổ nói: “Vậy nên tạm dứt tưởng niệm, lành dữ thảy đừng nghĩ tới.” Huệ Minh vâng nhận. Giây lâu Tổ nói: “Đừng nghĩ lành, đừng nghĩ dữ, ngay trong lúc ấy đưa tôi xem cái bổn lai diện mục của ông trước khi cha mẹ chưa sanh ra ông.” Thoạt nghe, Huệ Minh bỗng sáng rõ ngay cái chân lý căn bản mà bấy lâu nay mình tìm kiếm khắp bên ngoài ở muôn vật. Cái hiểu của ông bây giờ là cái hiểu của người uống nước lạnh nóng tự biết. Ông cảm động quá đỗi đến toát mồ hôi, trào nước mắt, rồi cung kính đến gần Tổ chắp tay làm lễ, thưa: “Ngoài lời mật ý như trên còn có ý mật nào nữa không?” Tổ nói: “Điều tôi nói với ông tức chẳng phải là mật. Nếu ông tự soi trở lại sẽ thấy cái mật là ở nơi ông.”—Three days after Hui-Neng left Wang-Mei, the news of what had happened in secret became noised abroad throughout the monastery, and a group of indignant monks, headed by Hui-Ming, pursued Hui-Neng, who, in accordance with his master’s instructions, was silently leaving the monastery. When he was overtaken by the pursuers while crossing a mountain-pass far from the monastery, he laid down his robe on a rock near by and said to Hui-Ming: “This robe symbolizes our patriarchal faith and is not to be carried away by force. Take this along with you if you desired to.” Hui-Ming tried to lift it, but it was as heavy as a mountain. He halted, hesitated, and trembled with fear. At last he said: "I come here to obtain the faith and not the robe. Oh my brother monk, please dispel my ignorance.” The sixth patriarch said: “If you came for the faith, stop all your hankerings. Do not think of good, do not think of evil, but see what at this moment your own original face even before you were born does look like.” After this, Hui-Ming at once perceived the fundamental truth of things, which for a long time he had sought in things without. He now understood everything, as if had taken a cupful of cold water and tasted it to his own satisfaction. Out of the immensity of his feeling he was literally bathed in tears and perspirations, and most reverently approaching the patriarch he bowed and asked: “Besides this hidden sense as is embodied in these significant words, is there anything which is secret?” The patriarch replied: “In what I have shown to you there is nothing hidden. If you reflect within yourself and recognize your own face, which was before the world, secrecy is in yourself.” 
• Ngài cũng dạy rằng: “Không ngờ tự tánh mình vốn thanh tịnh, vốn không sanh không diệt, vốn tự đầy đủ, vốn không dao động, vốn sanh muôn pháp.”
• He also said: “It was beyond my doubt that:
 The True Nature has originally been serene
 The True Nature has never been born nor extinct.
 The True Nature has been self-fulfilled.
 The True Nature has never been changed.
 The True Nature has been giving rise to all things in the world.” 
• Những lời thuyết giảng của ông được lưu giữ lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, tác phẩm Phật pháp duy nhất của Trung Quốc được tôn xưng là “Kinh.”—His words are preserved in a work called the Platform Sutra, the only sacred Chinese Buddhist writing which has been honoured with the title Ching or Sutra. 
• Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ kể lại rằng sau khi được truyền pháp và nhận y bát từ Ngũ Tổ, ngài đã sống những năm ẩn dật trong rừng với nhóm thợ săn. Khi tới giờ ăn, ngài nói ‘những người thợ săn nấu thịt với rau cải. Nếu họ bảo ngài ăn thì ngài chỉ lựa rau mà ăn.’ Lục Tổ không ăn thịt không phải vì Ngài chấp chay chấp không chay, mà vì lòng từ bi vô hạn của ngài—In the Platform Sutra, the Chinese Patriarch Hui Neng relates that after inheriting the Dharma, robes, and bowl from the Fifth Patriarch, he spent years in seclusion with a group of hunters. At mealtimes, they cooked meat in the same pot with the vegetables. If he was asked to share, he would pick just only the vegetables out of the meat. He would not eat meat, not because he was attached to vegetarianism, or non-vegetarianism, but because of his limitless compassion. 
Huệ Năng trở thành pháp tử chính thức của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn. Mười lăm năm sau, khi ông vẫn chưa bao giờ được phong làm sư, đến tu viện Pháp Tâm ở Quảng Châu, nơi diễn ra cuộc tranh luận về phướn động hay gió động. Sau khi biết được sự việc, thì pháp sư Ying-Tsung đã nói với Huệ Năng rằng: “Hỡi người anh em thế tục kia, chắc chắn người không phải là một kẻ bình thường. Từ lâu ta đã nghe nói tấm cà sa Hoàng Mai đã bay về phương Nam. Có phải là người không?” Sau đó Huệ Năng cho biết chính ông là người kế vị ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Thầy Ying Tsung liền thí phát cho Huệ Năng và phong chức Ngài làm thầy của mình. Sau đó Lục tổ bắt đầu ở tu viện Pháp Tâm, rồi Bảo LâmTào Khê. Huệ Năng và Thiền phái của ngài chủ trương đốn ngộ, bác bỏ triệt để việc chỉ học hiểu kinh điển một cách sách vở. Dòng thiền nầy vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay. Trong khi ở phương Bắc thì Thần Tú vẫn tiếp tục thách thức về ngôi vị tổ, và tự coi mình là người sáng lập ra dòng Thiền “Bắc Tông,” là dòng thiền nhấn mạnh về “tiệm ngộ.” Trong khi người ta vẫn xem Huệ NăngLục Tổ, và cũng là người sáng lập ra dòng thiền “Nam Tông,” tức dòng thiền “đốn ngộ.” Chẳng bao lâu sau đó thì dòng thiền “Bắc Tông” tàn lụi, nhưng dòng thiền “Nam Tông” trở thành dòng thiền có ưu thế, mà mãi đến hôm nay rất nhiều dòng thiền từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đại HànViệt Nam, vân vân đều cho rằng mình bắt nguồn từ dòng thiền này. Ông tịch năm 713 sau Tây Lịch. Sau khi Huệ Năng viên tịch, chức vị tổ cũng chấm dứt, vì Ngài không chỉ định người nào kế vị—So Hui-Neng became an official Dharma successor of the fifth patriarch Hung-Jen. After 15 years of hiding, he went to Fa-hsin monastery (at the time he was still not even ordained as a monk) in Kuang Chou, where his famous dialogue with the monks who were arguing whether it was the banner or the wind in motion, took place. When Ying-Tsung, the dharma master of the monastery, heard about this, he said to Hui-Neng, “You are surely no ordinary man. Long ago I heard that the dharma successor of Heng-Jen robe of Huang Mei had come to the south. Isn’t that you ?” The Hui-Neng let it be known that he was the dharma successor of Heng-Jen and the holder of the patriarchate. Master Ying-Tsung had Hui-Neng’s head shaved, ordained him as a monk, and requested Hui neng to be his teacher. Hui-Neng began his work as a Ch’an master, first in Fa-Hsin monastery, then in Pao-Lin near Ts’ao-Ch’i. Hue Neng and his Ch’an followers began the golden age of Ch’an and they strongly rejected method of mere book learning. After the passing away of the fifth patriarch Hung-Jen, the succession was challenged by Shen-Hsiu, who considered himself as the dharma-successor of Hung-Jen, and founder of the “Northern School,” which stressed on a “gradual awakening.” While in the South, Hui-Neng was considered to be the real dharma successor of Hung-Jen, and the founder of the “Southern School,” which emphasized on “sudden awakening.” Soon later the Northern School died out within a few generations, but the Southern School continued to be the dominant tradition, and contemporary Zen lineages from China, Japan, Korea and Vietnam, etc..., trace themselves back to Hui-Neng. He died in 713 A.D. After his death, the institution of the patriarchate came to an end, since he did not name any dharma-successor. 

(D-1) Những vị Tăng Nổi Tiếng
Khác trên Thế giới
Other Famous Monks in the World

1. Kyomik (fifth century): Một vị sư người Triều Tiên thuộc vương quốc Paekche, người đã du hành sang Ấn Độ, tại đây ông đã theo học Phạn ngữ và tập trung vào tu tập Luật Tông. Ông trở về Paekche năm 526, với một vị Tăng người Ấn Độ tên Devadatta và sau nhiều lần duyệt lại về giới luật và vài văn kinh Vi Diệu Pháp. Ông đã cùng với một nhóm Tăng sĩ phiên dịch kinh điển Phạn sang chữ Đại Hàn, và một số lớn cho rằng chính ông đã dịch bộ Luật Tạng ở Triều Tiên—A Korean monk of the Paekche kingdom who traveled to India, where he studied Sanskrit and concentrated on the study of monastic discipline (kyeyul—Vinaya). He returned to Paekche in 526, along with the Indian monk Devadatta (Paedalta) and several recensions (sự duyệt lại) of the “Vinaya” and some “Abhidharma” texts. Together with a team of monks, he translated the texts into Korean, and is widely credited with establishing the Vinaya tradition (Kyeyul chong) in Korea. 

2. Wonhyo (617-686): Một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của Phật giáo Triều Tiên dưới thời Liên Hiệp Silla (668-916), ông là người sáng lập ra Pháp Tướng tông Triều Tiên. Sự quan ngại chính của ông là làm sao xóa bỏ dị biệt và mâu thuẫn trong giáo lý giữa các tông phái Phật giáo Triều Tiên vào thời của ông. Dưới mắt đại chúng, ông có ảnh hưởng rất lớn như một học giả cũng như là một nhà truyền giáo. Ông viết nhiều tác phẩmtính cách bác học với những chủ đề rộng rãi về Phật giáo, đồng thời ông sống và làm việc trong đa số quần chúng. Người ta cho rằng ông đã trước tác trên hai mươi tác phẩm với 240 tập, hiện tại vẫn còn lưu lại được 22 tập—One of the great figures of the Unified Silla period of Korean Buddhism (668-916), founder of the Popsang (Dharma-laksana—Pháp Tướng Tông) tradition in Korea. His main concern was to find ways of harmonizing the disparate and contradicttory doctrines of the Korean Buddhist schools of his day. He was widely influential both as a scholar and as a propagator of Buddhism among the masses. He wrote numerous scholarly works that covered a wide spectrum of Buddhist topics, and at the same time lived and worked among the masses. He is credited with writing more than eighty separate works in 240 fascicles, of which twenty works in twenty-two fascicles are still extant. 

3. Uisang (625-702): Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của triều đại Liên Hiệp Silla ở Triều Tiên (668-918). Ông du hành sang Trung Quốc và tu tập với nhị tổ tông Hoa Nghiêm thời đó là ngài Trí Nghiễm (600-669). Ông đã lưu lại Trung Quốc hai mươi năm, sau đó ông trở về Triều Tiên, Hoa Nghiêm trở thành một trong những học thuyếtưu thế trong Phật giáo Triều Tiên, mặc dù sau đó nó biến mất vào cuối thời Kyryo (918-1392)—One of the most influential figures of the United Silla period in Korea (668-918). He traveled to China and studied with the second Hua-Yen patriarch, Chih-Yen (600-669). He spent twenty years in China, and after his return to Korea, Hua-Yen became one of the dominant philosophical traditions in Korean Buddhism, although it disappeared as a distinct scholastic tradition during the late Koryo period (918-1392). 

4. Đạo Chiêu—T’ao-Chiao (628-700): Một Tăng sĩ Nhật Bản được gửi sang Trung Hoa năm 653; ông thọ pháp với Huyền Trang hơn 10 năm. Huyền Trang đặc biệt dạy ông về pháp Thiền Quán và khiến ông truyền bá phương đông, tức Nhật Bản. Trước khi khởi hành trở về Nhật Bản, ông được thầy cho nhiều bộ kinh, luận và sớ viết về Duy Thức Luận. Hồi hương, Đạo Chiêu khởi sự truyền bá Duy Thức tại chùa Nguyên Hưng—T’ao-Chiao (628-700), a Japanese priest, was sent to China in 653. He studied under Hsuan-Tsang for more than ten years. Hsuan-Tsangespecially instructed him in Meditation or Zen and recommended that he propagate its practice to the East (Japan). Before his departue, he received from his teacher several sutras, treatises and commentaries on the works of Idealism. On his return home, he at once set out to transmit the Idealist doctrine in the monastery of Gwangoji. 

5. Sư Hành Cơ—Gyogi (668-749) (jap): Một vị sư nổi tiếng Nhật Bản dưới thời Nại Lương, thuộc dòng truyền thừa “Hijiri” (dòng này thường tránh những tông phái chính và thường sinh hoạt với nông dân Nhật Bản), Gyogi nổi tiếng vì những sinh hoạt của ông với nông dân trong vùng nông thôn. Ông là một kỹ sư cầu đường, và đã xây nhiều cầu cùng với một số chương trình dẫn thủy nhập điền cho nông dân. Thoạt đầu ông thọ giới với dòng Hosso, sau đó ông trở thành một nhà truyền đạo, và ông là người đầu tiên cố gắng phổ biến Phật giáo lan ra khỏi vòng quý tộc. Ông và những vị khác trong dòng “Hijiri” có ảnh hưởng trong việc biến Phật giáo thành một tôn giáo của quần chúng, trong khi trong thời Nại Lương thì Phật giáo chịu ảnh hưởng mạnh nhất của 6 tông phái phần lớn chỉ dành riêng cho những tinh hoa của nhóm quý tộc—Japanese monk of the Nara period who belonged to the “Hijiri” tradition (monks who generally avoided the mainstream orders and often wokred among the peasants), best known for his work among the peasants of the rural countryside. A civil engineer by training, he is credited with building bridges and with a number of irrigation projects. Originally ordained in the scholastic Hosso tradition, he later became a missionary preacher and was one of the first monks to attempt to spread Buddhism beyond the aristocracy. He and other “Hijiri” were influential in making Japanese Buddhism a religion of the masses, whereas the Nara period was mostly dominated by six scholastic traditions that appealed almost exclusively to the aristocratic elite. 

6. Trạm Nhiên—Chan-Jan (717-782): The ninth patriarch of the T’ien-T’ai School—Trạm Nhiên, vị tổ thứ chín của tông Thiên Thai, là một đại học giả và là người phục hưng tông phái nầy, bấy giờ đang hồi suy yếu. Một trong những đồ đệ của ông, Đạo Toại là vị tổ kế tiếp và là thầy của Tối Trừng, tức Truyền Giáo Đại Sư, sáng tổ của tông Thiên Thai tại Nhật Bản—Chan-Jan (717-782), the ninth patriarch of Japanese T’ien-T’ai Sect, was a great scholar and the riviver of the school which was somewhat declining in later years. One of his pupils, Tao-Sui, was the next patriarch and the teacher of Saicho, or Dengyô Daishi, founder of the school in Japan.

7. Yeshe Tsogyel (757-817): Đại đệ tử của ngài Liên Hoa Sanh, được truyền thống Phật giáo tây Tạng coi như là người Tây Tạng đầu tiên hoàn thành lý tưởng Mật giáo về việc thành Phật trong một đời. Bà sanh ra trong một gia đình quý tộc, nhưng khi cha bà sắp xếp cho bà kết hôn thì bà trốn đi để tham dự vào việc tu tập tôn giáo. Điểm tột cùng của việc tu tập của bà là việc bà đắc được “thân vòng cầu” biểu tượng cho việc bà đã thành Phật. Người ta cho rằng bà là người đã tiết lộ giáo thuyết “Ẩn Tàng” của ngài Liên Hoa Sanh, phần nhiều giáo thuyết này trở nên có ảnh hưởng cao độ với Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt là trong trường phái Nyingmapa, trong đó bà được xem như là một Dakini. Trong niềm tin dân gian Ấn độ, Dakini là một con quỷ cái tiến hóa thành Thánh. Trong Kim Cang thừa, Dakini là sức mạnh linh cảm của ý thức. Trong Thiền, Dakini có sứ mệnh hợp nhất sức mạnh được hành giả giải thoát vào tiến trình hữu hình hóa)—Main disciple of Padmasambhava, considered by tradition to be the first Tibetan to fulfill the tantric ideal of attainment of buddhahood in one lifetime. She was born into an aristocratic family, but when her father arranged for her to be married she escaped in order to engage in religious pratice. This culmination (tột điểm) of her training was her attainment of the “rainbow body” symbolizing that she had become a Buddha. She is credited with concealing teachings of Padmasambhava called “hidden treasures,” many of which have become highly influential in Tibetan Buddhism particularly in the Nyingmapa tradition in which she is considered to be a Dakini. In Indian folk belief, a female demon to found in the company of gods. In Vajrayana Buddhism, Dakini is the inspiring power of consciousness. In Zen, Dakini has the task of integrating powers liberated by the cultivator in the process of visualization. 

8. Tối Trừng—Saicho (767-822): Thiền Sư Tối Trừng (Tối Trường), người sáng lập ra tông phái Thiên Thai của Nhật Bản, sang Trung Hoa vào khoảng năm 804 theo lệnh của Hoàng gia Nhật Bản. Trong thời gian lưu lại Trung Hoa ông đã học đạo với tông Thiên Thai, Thiền tôngMật tông. Khi trở về Nhật Bản, ông đã thành lập một tự viện trên núi Hiei, sau này trở thành trung tâm điều hành của tông phái Thiên Thai. Ông củng cố gắng xin chánh quyền Nhật công nhận tông Thiên Thai Nhật Bản. Năm 806, ông được Hoàng gia ban cho danh hiệu Truyền Giáo Đại Sư (Dengyò Daishi). Đây là lần đầu tiên danh hiệu “Đại Sư” được sử dụng tại Nhật BảnKinh điển theo truyền thống Thiên Thai Nhật Bản được lựa chọn nhiều hơn là Thiên Thai bên Trung Hoa, vì ông đã phối hợp nhiều yếu tố khác nhau của các tông phái khác. Cũng như Thiên Thai Trung Hoa, Thiên Thai Nhật Bản nhấn mạnh điểm chủ yếu trong Kinh Pháp Hoa, nhưng Saicho cũng đưa vào những nghi thức Mật giáo và một số thực tập theo Thiền Tông. Ông giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản khi ông thiết lập sự tu tập “Bồ Tát Nguyện” cho các Tăng sĩ mới, như vậy là tông phái của ông vượt hẳn “Nguyện Nguyên Thủy” trong Ba La Đề Mộc Xoa, theo truyền thống chỉ dành cho chư Tăng Ni mà thôi. Để tránh cho Tăng sinh mới không bị rơi vào “phá giới” ông còn bắt buộc Tăng sinh phái Thiên Thai phải trải qua qui chế tu tập 12 năm trên núi Hiei. Ngài là Sơ Tổ của tông Thiên ThaiNhật Bản, là đệ tử của Đạo Toại (Đạo Toại là đệ tử của Trạm Nhiên. Tối Trừng còn được gọi là Truyền Giáo Đại Sư. Vào tuổi 20, Tối Trừng đến Nara để học về giáo lý Thiên Thai với một vài học giả cùng đến Nhật với luật sư Chân Giám và học tập ba tác phẩm của Trí Khải. Khi ông đang đọc nửa chừng những tác phẩm nầy lần thứ hai, ông nhận được lệnh của Nhật Hoàng sang Trung Quốc để học Phật. Tại Trung Quốc, ông được Đạo Toại truyền thọ học thuyết Thiên ThaiBồ Tát giới, được Thuận Giáo truyền thọ học thuyết Chân Ngôn, và Tu Nhiên truyền cho Thiền Tông. Sau một năm lưu trú ở Trung Hoa, ông về nước thiết lập tông Thiên Thai Nhật Bảngiảng Kinh Pháp Hoa, lập Chân Ngôn Mật Giáo, Thiền TôngLuật Tông. Trung tâm giảng huấn trên núi Tỉ Duệ do Tối Trừng thiết lậptrở thành trung tâm lớn của ngành giáo học Phật giáo Nhật Bản. Một thời đã có đến 3.000 tự viện làm túc xá cho học chúng, quy tụ tất cả mọi ngành Phật học Hiển và Mật. Hiện tại có ba chi phái của Tông Thiên Thai. Đó là Sơn Môn, Tự Môn, và Chân Thạnh. Chi phái sau cùng là Tịnh Độ. Những tự viện thuộc ba chi phái nầy hiện thời tính khoảng trên 4.000—Founder of the T’ien T’ai tradition of Japanese Buddhism, who travelled to China in 804 by imperial order. While there, he studied T’ien T’ai, as well as Ch’an and Mi-Tsung. Upon his return to Japan, he founded a small monastery on Mount Hiei, which later grew to be the headquarters of the school. He also tried to obtain government recognition of the Tendai Sect. In 806, he was given the honorary title Dengyò Daishi by the emperor. This was the first instance of the use of the title “Daishi” or “Great Teacher” in Japan. His version of the tradition was more electic than Chinese T’ien T’ai, and he combined elements from a number of Buddhist traditions. Like T’ien T’ai, the Tendai tradition in Japan stresses the centrality of the Lotus Sutra (Saddharma-Pundarika-Sutra), but Saicho also promoted the performance of trantric rituals and the practice of meditation. He played a significant role in the history of Japanese Buddhism when he instituted the practice of conferring “bodhisattva vows” to novices, which he said superseded the Hinayana vows of the Pratimoksa that had traditionally been the primary ordination for monks and nuns. In order to counteract the potential for novices to lapse (nhớ lầm, rơi vào) into immorality, he also required a twelve-year training regimen on Mount Hiei. Saichô was the founder of the T’ien-T’ai School in Japan. He was a pupil of Tao-Sui. When he was twenty, Saichô went to Nara and studied the T’ien-T’ai doctrine under some scholars who came to Japan with the vinaya master Kanjin, and read the three great works of Chih-I. When he was halfway through in his second perusal of those works, he received an Imperial order to go to China for Buddhist study. He received the T’ien-T’ai doctrine and the Bodhisattva ordination from Tao-Sui, the mystic doctrine (mantra) from Shun-Chiao, and the Zen meditation from Hsiu-Jan. On his return after one year’s sojourn in China, he founded the T’ien-T’ai School and taught the Lotus doctrine, the Shingon mysticism, the Zen meditation and Vinaya practices. The educational headquarters on the Mount Hiei was established by Saicho and became the greatest center of Buddhist learning in Japan. Once there were some 3,000 monasteries to house the students thronging there from all branches of Buddhism, exoteric and esoteric. At present there are three branches of the T’ien-T’ai School; namely, Sammon, Jimon and Shinsei, the last being an Amita-peitism. The monasteries belonging to the three branches number more than 4,000 at the present time. 

9. Không Hải—Kobo Daishi (774-835): Kukai (jap)—Một vị đại sư nổi tiếng người Nhật, vị khai tổ tông Chân Ngôn Nhật Bản, cùng thời nhà Đường bên Trung Quốc. Không một tu sĩ nào được biết đến nhiều hoặc được tôn kính nhiều qua các thời đạiNhật Bản bằng Không Hải. Ông còn nổi tiếng hơn nữa trong số những “Hoằng Pháp Đại Sư.” Là một tu sĩ Chân Ngôn tông, ông đã hệ thống hóa chủ thuyết của tông phái nầy trong cuốn Thập Trụ Tâm Luận, nói về mười bậc trên đường học đạo; và cuốn luận khác nói về sự khác biệt giữa Phật giáo Mật tông và các tông phái khác. Ngoài ra, sự đóng góp của ông cho nền văn hóa Nhật Bản trong các lãnh vực nghệ thuật, giáo dục, và an sinh xã hội cũng thật là đáng kể. Ông là vị sáng lập ra Tông Chân Ngôn Nhật Bản, trường phái có ảnh hưởng rất lớn với Mật giáo Nhật Bản. Ông du hành sang Trung Hoa cùng với Saicho vào năm 804 và theo học Chân Ngôn với ngài Huệ Quốc. Khi trở về Nhật vào năm 805 ông thành lập tông Chân Ngôn Nhật Bản và xem mình là một vị thầy Mật giáo. Ông sáng lập tự viện trên núi Koya vào năm 810, mà bây giờ vẫn còn là trụ sở chính của trường phái Chân Ngôn—A famous Japanese monk, the founder of the Japanese Shingon Sect, at the same time with the T’ang dynasty in China. No other monk has been more popular than Kukai among the Japanese nor regarded with greater respect throughout the ages. He is even more famous among a group of people known as the “Kobo Daishi.” As a monk of the Shingon sect he systematized the doctrine of his sect by writing a treatise on the ten stages of the mind, a treatise on the distinction between Tantric Buddhism and other sects. Besides, his contribution to Japanese culture in the field of the arts, education, and social welfare was considerable. The Japanese Shingon (Chin. Chen-Yen) School was the most influential tradition of esoteric Buddhism in Japan. He traveled to China with Saicho in 804 and studied Chen-Yen (Chinese Tantric tradition) with Hui-Kuo. Upon his return to Japan in 805 he founded Japanese Chen-Yen and established himself as a teacher of esoteric Buddhism. He founded a monastery on Mount Koya in 810, which remains the headquarters of Shingon today.

10. Nguyệt Nhân—Ennin (794-864): Tên của một vị đệ tử của Saicho và là một trong những nhân vật chính trong thời ban sơ của tông Thiên Thai tại Nhật Bản. Ông du hành sang Trung Hoa sau khi Saicho thị tịch vào năm 838 và 9 năm sau đó ông trở về Nhật với 559 bộ kinh và luận. Ông trở thành vị tổ thứ 3 của dòng truyền thừa Thiên Thai và giữ một vai trò quan trọng trong việc làm cho nhiều người biết đến tông phái này—Name of a student of Saicho and one of the major figures in the early period of the Tendai school in Japan. He traveled to China following Saicho’s death in 838 and returned nine years later with 559 volumes of sutras and commentaries. He became the third head monk of the order and played a significant role in increasing its popularity. 

11. Anuruddha: Một học giả nổi tiếng người Tích Lan thuộc trường phái Nguyên Thủy, sống vào khoảng từ những thế kỷ thứ VIII đến thứ XII. Theo truyền thống Tích Lan, ngài là vị trưởng lão đã từng sống tại tịnh xá Mulasoma. Ngài là tác giả của ba bộ luận Vi Diệu Pháp nổi tiếng bằng tiếng Pali—An influential scholar-monk of Sri Lanka (an important Singhalese scholar of the Theravada) who lived between the eighth and the twelfth centuries. According to Sinhalese tradition, he was an elder (thera) who lived at the Mulasoma Vihara. He is credited with authoring three important Pali-Abhidharma commentaries: 
i) Sưu Tập Vi Diệu Pháp hay Bình Giải Abhidharma: Compendium of the Meaning of Higher Knowledge (Abhidhammattha-sangaha or Collection of the Meaning of the Abhidharma). 
ii) Chứng thực về Chân Lý Tuyệt Đối Luận: Ascertainment of Ultimate Truth (Paramattha-vinichaya). 
iii) Phân Biệt Danh Sắc Luận: Discrimination of Name and Form (Namaupa-pariccheda). 

12. Nguyên Tính—Genshin (942-1017): Vị sư Nhật Bản đầu tiên cổ súy cho trường phái Tịnh Độ, nhấn mạnh đến việc tu tập tập cầu vãng sanh Cực Lạc, cõi thiên đường của Đức Phật A Di Đà, hơn là việc thành Phật quả. Không như những người nối tiếp ông về sau nầy, ông dạy rằng chỉ niệm hồng danh của Đức Phật không thôi chưa đủ, mà phải thành tâm tu tập thiền định. Tác phẩmảnh hưởng lớn của ông là quyển “Toát Yếu Về Căn Bản Của Việc Vãng Sanh.”—The first Japanese advocate of the “Pure Land” (Jodo-Shu) tradition, which emphasizes practices designed to lead to rebirth in Sukhavati, the paradise of Amitabha Buddha, rather than buddhahood. Unlike later figures of the tradition, he taught that mere recitation of Amitabha’s name is not sufficient and that this practice must be accompanied by a sincere attitude and concentrated meditation. His most influential work was the “Compendium of the Essentials of Rebirth” (Ojoyoshu). 

13. Machik Lapgi Dronma (1055-1145): Một đệ tử của Padampa Sangye vào thế kỷ thứ 11, người nổi tiếng về việc phát triển thực tập “cắt đứt.” Giáo pháp này dựa trên học thuyết của Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa liên hệ đến việc tu tập được phác họa để hủy diệt sự chấp trước với khái niệm “tự ngã.” Chủ yếu của hệ thống “cắt đứt” lá quán tưởng và tưởng tượng thân mình bị cắt đứt và bị ăn tươi nuốt sống bởi bọn ma, mà người ta tin rằng minh họa sự vô thường bằng hình sẽ dẫn đến cảm giác buông bỏ vật chất. Theo truyền thống tiểu sử học thì Machik Lapgi Dronma sanh làm một người Nam trong một gia đình Bà La MônẤn Độ, gần xứ Ba La Niết Tư. Ông bèn cải sang đạo Phật, nhưng sau một cuộc tranh luận với những người Bà La Môn khác, ông bị thúc giục phải rời khỏi xứ. Ông bèn tự tách thức ra khỏi thân và chuyển nó qua thân một người nữ ở Tây Tạng, có tên là Machik Lapgi Dronma. Bà lập gia đình với một người tu theo Mật giáo và sau đó sanh ra ba người con trai và hai người con gái. Sau khi thọ giáo pháp Mật giáo với Padampa Sangye và đệ tử của ông là Gyodon Sonam Lama, bà dựng một túp lều ẩn cư, tại đó bà đã sống hết cuộc đời còn lại của mình. Bà mất năm 95 tuổi—A student of Padampa Sangye (eleventh century) who is best known for developing the practice “cho” (cutting off). This is based on the doctrines of the “Perfection of Wisdom” sutra and involves practices designed to destroy attachment to the notion of “self.” Central to the system of “cutting off” are visualizations in which one imagines that one’s body is cut up and devoured by demons, which is believed to illustrate its impermanence graphically and to lead to a sense of detachment from physical things. According to traditional biographies, Machik Lapgi Dronma was born an Indian brahman male near Varanasi. He converted to Buddhism , but after a debate with other brahmans he was urged to flee the country. He separated his consciousness from his body and transferred it into a female body in Tibet, who was named Machik Lapgi Dronma. She married a tantric yogin and later gave birth to three sons and two daughters. After receiving tantric instructions from Padampa Sangye and his student Gyodon Sonam Lama, she built a hermitage, where she spent the rest of her life. She died at the age of ninety-five. 

14. Tusum Khyenpa (1110-1193): Vị sáng lập của trường phái Karma Kagyupa; sau này ngài được công nhận như là vị Gyelwa Karmapa đầu tiên, một trong những lạt ma tái sanh chính của Phật giáo Tây Tạng—Founder of the Karma Kagyupa order; he was later recognized as the first Gyelwa Karmapa (one of the major reincarnate lamas of Tibetan Buddhism).

15. Naropa: Một vị thầy Mật giáo người Ấn Độ, đệ tử của Tilopa, và là thầy của Mar Pa Chos Kyi. Theo truyền thuyết về cuộc đời của ông, thời đó ông là một học giả nổi tiếngTu Viện Đại Học Na Lan Đà, nhưng ông phải rời bỏ vị trí sau khi một người đàn bà cực kỳ xấu đến vấn đạo ông về tinh yếu của pháp mà ông không thễ giải thích được, và người ta cho rằng sự xấu xí của người đàn bà chính là phản ảnh của sự kiêu ngạo và những cảm giác tiêu cực nơi chính ông. Sau đó người đàn bà bảo ông tìm gặp thầy Tilopa để học đạo, Tilopa đồng ý dạy ông sau một loạt thử thách đau đớn như ép dương vật giữa hai hòn đá... Sau khi đã nắm vững được giáo pháp của Tilopa, ông bèn truyền lại cho Mar Pa, người này mang giáo pháp ấy qua Tây Tạng và lập nên tông phái Kagyupa—Nadapada 1016-1100, an Indian Buddhist tantric master, student of Tilopa and teacher of Mar Pa Chos Kyi Blo Gros. According to legends about his life, he was a renowned scholar at Nalanda Monastic University, but left his position after an experience in which a hideously ugly woman appeared before him and demanded that he explain the essence of the Dharma. He was unable to do so, and was informed that her ugliness was a reflection of his own pride and other negative emotions. After that, she instructed him to seek out Tilopa, who only agreed to teach him after subjecting him to a series of painful and bizarre tests, such as crushing his penis between two rocks. After mastering the practices taught to him by Tilopa, he passed them on to Mar Pa, who in turn brought them to Tibet, where this lineage developed into the Kagyupa Order.

16. Sư Pháp Nhiên—Honen (1133-1212): Một vị Tổ sư của truyền thống Tịnh Độ của Nhật. Ngài thọ giới với tông Thiên Thai và chẳng bao lâu sau đó ngài được nổi tiếng do tài học uyên bác, nhưng ở tuổi 43 ngài cảm thấy không vừa ý với giáo thuyết và cứu cánh của tông Thiên Thai. Sự quan tâm hàng đầu của ngài là hình như không có ai có thể đạt được Phật quả qua những phương pháp tu tập, nên ngài quyết định chấp nhận phương pháp tu tập của trường phái Tịnh Độ của Sư Thiện Đạo và Genshin, mà ngài tin tưởng tạo thành con đường giải thoát chắc chắn. Con đường này liên hệ tới việc trì niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà để được vãng sanh Cực Lạc, nơi có những điều kiện tối thắng cho việc đạt thành Phật quả. Ngài tranh luận rằng Đức Phật A Di ĐàĐức Phật cao nhất trong các tu tập tập tôn giáo và niệm hồng danh A Di Đà đưa tới “con đường dễ nhất” đặc biệt thích hợp với Phật tử tại gia, trong thời mà ngài tin là thời Mạt Pháp. Ngài dạy rằng người ta không nên xem sự tu tập này như sự “bảo đảm” trong trường hợp hành giả không thể giải thoát qua tu tập con đường khó khăn bằng thiền định, mà phải hết lòng tu tập như con đường tu tập duy nhất của chính mình. Vì ngài công khai tuyên bố rằng chỉ một mình truyền thống Tịnh Độ là hữu hiệu trong thời “Mạt Pháp,” nên ngài đã đụng chạm với các trường phái Phật giáo khác, và bị lưu đày biệt xứ năm 74 tuổi. Năm năm sau ngài được phép trở vềthị tịch một năm sau đó—A Patriarch of Japanese “Pure Land” (Jodo Shu) tradition. He was ordained in the Tendai school and soon gained a reputation of his erudition (học thức uyên bác), but at the age of forty-three became dissatisfied with Tendai and its scholastic aproach. His main concern was that no one seemed to be attaining buddhahood through its methods, and he decided to adopt practices of the Pure Land teachers Shan-Tao and Genshin, which he believed constituted a certain path to liberation. This path involved the practice of chanting the name of Amitabha Buddha (Nembutsu) in order to be reborn in his “Pure Land” of Sukhavati, in which conditions are optimal for the attainment of Buddhahood. In his Senchakushu, he argued that calling on Amitabha is the highest of all religious practices and that recitation of Amitabha’s name constitutes an “easy path” particularly appropriate for laypeople in the present age, which he beieved to be the last period of the degeneration of Buddhism. He taught that this practice should not be viewed as an “insurance policy” in case one is unable to attain liberation through the more difficult practice of meditation, but rather should be undertaken wholeheartedly as one’s sole path. Because he publicly proclaimed that the Pure Land tradition alone is effective during the time of the “Dharma-Ending Age,” he ran afoul (chạm vào) of other Buddhist orders and was sent into exile at the age of seventy-four. He was allowed to return five years later,but died one years after that.

17. Eisai (1141-1215): Một vị sư người Nhật Bản, người đã du hành sang Trung Hoa vào những năm 1168 và 1187, và ông được công nhận là người đầu tiên thành công trong việc mang Thiền sang truyền bá tại Nhật. Ông du hành sang Trung Hoa và theo tu tập với tông Thiên Thai, tông phái mà ông đã thọ giới, nhưng ông cũng tu tập thiền với ngài Huệ AnTrường An của dòng Thiền Lâm Tế, chính ngài Huệ An đã chứng nhận sự giác ngộ của ông, và khi trở về Nhật Bản ông bắt đầu dạy đệ tử về thiền tập. Vào năm 1191 ông sáng lập chùa Fuku-ji thuộc tông Tào Động ở Kyushu, nhưng chẳng bao lâu sau đó, ông có những mâu thuẫn với các vị sự thuộc tông Thiên Thai ở địa phương, những người oán hận lời tuyên bố của ông rằng Thiền vượt trội hơn giáo pháp Thiên Thai. Để làm nguôi cơn giận của các vị sư này, ông giới thiệu nghi thức của Mật tông Thiên Thai vào tự viện của ông và viết ngay cả một bộ luận tán thán Thiên Thai, nhưng vẫn duy trì một cách kiên cố rằng giáo pháp của tông Lâm Tế là “tinh túy của tất cả mọi giáo phápbao gồm toàn bộ Phật pháp.”—Name of a Japanese monk who traveled to China in 1168 and 1187 and who is credited with being the first successfully to bring Zen to Japan. He traveled to China to study T’ien-T’ai, the order in which he was ordained, but he also studied Ch’an with Hui-An Hui-Ch’ang of Oryo lineage of the Lin-Chi order of Ch’an Hui-An gave Eisai a certification of awakening, and upon his return to Japan Eisai began instructing students in Ch’an practice. In 1191 he founded the Soto Fuku-ji Temple in Kyushu, but soon came into conflict with local Tendai monks, who resented his statements that Zen is superior to Tendai. To placate them, he began introducing esoteric Tendai rites in his monastery and even wrote a treatise praising Tendai, but steadfastly maintained that Rinzai is “the quintessence of all doctrines and the totality of the Buddha’s Dharma.”

18. Chinul (1158- 1210): Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của Phật giáo Triều Tiên. Thầy của ông là Chonghwi, một thiền sư thuộc truyền thống Thiền Hùng Châu của Triều Tiên. Theo truyện kể của truyền thống thì ông đã ba lần chứng nghiệm giác ngộ: 1) lần đầu tiên xãy ra tại Ch’ong-wonp-sa thuộc miền Đông Nam bán đảo Triều Tiên, được kết tủa bởi sự tụng đọc kinh Pháp Bảo Đàn của lục Tổ Huệ Năng; 2) lần thứ hai xãy ra tại Pomun-sa trên Núi Haga Đông Nam Triều Tiên, mà kết quả đưa đến việc ông quyết định rằng trên căn bản Thiền tông khế hợp với kinh điển Phật giáo; 3) lần thứ ba vào năm 1187, trong khi ông đang trụ tại một ngôi thảo am ở Sangmuju nằm sâu trong vùng Núi Chiri, ông chứng ngộ lần cuối cùng sau khi đọc một đoạn được viết bởi Thiền Sư Đại Huệ. Ông là Thiền sư Triều Tiên đầu tiên làm phổ cập lối tu tập của truyền thống Hoa Đầu, liên hệ tới việc xử dụng Công Án không thể nào giải quyết được bằng lối lý luận của tư tưởng. Trong sự trình bày của ông về Thiền, ông đã khai triển ý tưởng “đốn ngộ theo cách tu tập từ từ,” nhằm cố gắng hòa giải cuộc tranh luận đang tiếp diễn trong truyền thống về vấn đề giác ngộđạt được Phật quả một cách tức thì hay một cách từ từ. Lối lý luận của ông hiện vẫn còn tiếp tục là một kiểu mẫu trong truyền thống Thiền của Triều Tiên cho mãi đến ngày hôm nay. Về sau ông trụ lại tại Suson-sa, mà trước đây có tên là Kilsang-sa, trên Núi Songgwan, tên của ngọn núi này về sau được đổi lại thành Chogye, đặt theo tên Núi Tào Khê, ngọn núi nơi mà lục Tổ Huệ Năng đã sống. Tông Tào Động hiện tại của Triều Tiêntông phái lớn nhất của Phật giáo tại xứ này có từ thời Chinul và cộng đồng Tăng vào thời đó của ông. Sau khi thị tịch ông được ban cho danh hiệu Quốc Sư Đại Nhật Phổ Chiếu Như Lai—One of the most influential figures in Korean Buddhism. His teacher was Chonghwi, a Son master who belonged to the Hung-chou tradition of Cha’n. According to traditional accounts, he had three major awakening experience: 1) the first occured at Ch’ong-wonp-sa in the southest of the Korean peninsula and was precipitated by his reading of the platform Sutra of Hui-Neng or “Liu Tsu T’an-Ching”; 2) the second occured at Pomun-sa on Mount Haga in South-eastern Korea, as a result of which he decided that Son is fundamentally in agreement with Buddhist scriptures; 3) in 1187, while staying at the remote hermitage of Sangmuju on Mount Chiri, he had his final awakening experience after reading a passage by the Chinese Ch’an master Ta-hui P’u-Chueh. He was the first Korean Son master to popularize the practice of “Hwadu” (chin. Hua-T’ou), which involves the use of riddles called Kong An (koan) that are insoluble by logical thought. In his presentation of Son, he developed the idea of “sudden awakening followed by gradual cultivation,” which attempted to reconcile the ongoing dispute within the tradition over the question whether awakening is attained suddenly or gradually. This continues to be the dominant paradigm in the Korean Son tradition today. He later settled at Suson-sa, formerly named Kilsang-sa, on Mount Songgwan, the name of which was subsequently changed to Mount Chogye, after Ts’ao-ch’i san, the mountain in China on which Hui-neng lived. The modern Korean Chogye order, Korea’s largest Buddhist sect, traces itself back to Chinul and this monastic community. After his death he was awarded the posthumous title National Master (Kuksa) Ouril Pojo (“Buddha-Sun Shinning Everywhere.”). 

19. Thân Loan (1173-1262)—Shinran (1173-1262): Thân Loan, người sáng lập ra Tịnh Độ Chân Tông tại Nhật Bản, trường phái nầy chủ trương giữ chỉ một ít giáo lýTam Bảo biến thành chỉ một lời cầu nguyện Phật A Di Đà (theo lời nguyện thứ 18 trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà) để cầu được cứu rỗi. Ông là nhân vật quan trọng nhất với những nỗ lực làm cho Phật giáo đi vào lòng người dân Nhật Bản. Hoàn toàn không giống với các tu sĩ khác, ông sống mộc cuộc sống bình thường và chẳng bao giờ tự xưng mình là một đạo sư. Suốt 90 năm cuộc đời, ông đã sống nhiều năm ở miền quê, giữa các nông dân, tá điền và đã tìm ra ở họ một số bạn đồng đạo. Với lối hành văn giản dị, ông đã viết nhiều bài chứng tỏ sự sùng mộ sâu xa của ông đối với Phật A Di Đà. Ông cho rằng lực cứu rỗi của Đức Phật A Di Đà vĩ đại đến nỗi có thể cứu rỗi ngay cả những người phạm tội tầy trời. Theo Thân Loan thì đó là lúc của “Tín tâm” để cầu được cứu. Nếu chỉ một lúc nào đó trong đời sống mà người ta tín tâm niệm cầu hồng danh Đức Phật A Di Đà, chắc chắn người ấy được Ngài tiếp dẫn về cõi nước “Tịnh Đô” của Ngài. Không giống như vị tiền nhiệm của mình là sư Honen, cho rằng chỉ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” không là phương tiện để đạt được cứu độ, nhưng chỉ là một từ ngữ của lòng biết ơn trong việc thừa nhận rằng lòng xác tín của sự chắc chắn được cứu rỗi mà thôi. Thân Loan dạy rằng trong thời mạt pháp không cách chi chúng sanh có thể tự mình cứu rỗi, mà phải nhờ đến “tha lực” của Đức Phật A Di Đà, may mắn đặc biệttha lực này cũng có hiệu quả với những người với dẫy đầy tội lỗi trong hiện thời. Truyền thốngThân Loan sáng lập là một phong trào của “người tại gia” và không cần đến việc thọ đại giới. Nên sau khi thọ đại giới, Thân Loan cưới vợ và có con và vì thế đã bị giáo hội đuổi ra khỏi giáo đoàn. Trường phái nầy chủ trương giữ chỉ một ít giáo lýTam Bảo biến thành chỉ một lời cầu nguyện Phật A Di Đà (theo lời nguyện thứ 18 trong bốn mươi tám lời nguyện của Phật A Di Đà) để cầu được cứu rỗi. Lý tưởng tu hành bị bỏ rơi. Kỳ thật bản thân Thân Loan và những môn đồ của ông ta chỉ hợp thành một cộng đồng tại gia. Tất cả những giáo thuyết của Thân Loan được kết tập bởi một đệ tử của ông là Yuiembo trong một tác phẩm mang tựa đề “Tamisho.” Theo thuyết của Thân Loan, mọi chúng sanh đều được cứu vớt theo ý nguyện của Phật A Di Đà. Do đó, việc tụng niệm tên Phật, như mọi việc làm khác trong đời sống thường ngày, chỉ là sự bày tỏ lòng biết ơn mà thôi. Thân Loan đã đưa vào nhiều cải cách quan trọng trong việc tổ chức Giáo Hội, với mục đích xóa bỏ sự phân chia giữa người thế tụcTăng lữ. Ông không thừa nhận bất cứ sự khác biệt nào giữa hai công việc nầy. Theo ông, tất cả mọi người đều có thể được tái sanh như nhau trong miền Tịnh Độ của Đức Phật, không có thầy và trò. Trước Phật thì tất cả đều là bạn bè anh em. Thân Loan cũng như nhiều người khác trong tông phái nầy, sống một cuộc sống bình thường giữa mọi người và không tự xem mình là thầy dạy, mà chỉ là một người đi theo con đường của Phật A Di Đà. Lý tưởng tu hành bị bỏ rơi. Chính bản thân Thân Loan cũng lấy vợ. Do quan điểm phóng khoáng của Thân Loan nên tông phái Tịnh Độ Chân Tông nhanh chóng được nhiều người theo, đặc biệt là các tá điền, nông dân. Sự tự do tôn giáo mà các tín đồ học được nơi ông đã thúc đẩy họ tìm kiếm sự tự do về xã hội và chính trị—Founder of Jodo Shinshu. This school has little similarity to the original teaching and the three precious ones of Buddhism are changed to one basic vow of the Amitabha Buddha (the eighteenth of the forty-eight vows). He is the most important person with efforts to make Buddhism penetrated deep into the hearts of the common people of Japan. Quite unlike other Buddhist monks, he lived an ordinary life and never called himself a teacher. During the long 90 years of his life, he spent many years in the countryside among farmers and peasants and found among them a number of ‘fellow-devotees.’ He wrote in easy Japanese many articles which showed his profound devotion to Amitabha Buddha. Shinran claimed that the saving power of Amitabha is so great that it can save even the most depraved of sinners. All that is needed for salvation, according to Shinran, is a moment of “believing mind.” If for one moment of one’s life one experiences sincere faith in Amitabha, one is assured of rebirth in his “Pure Land” of Sukhavati. For Shinran, unlike his predecessor Honen, chanting “Nembutsu” or “Namu Amida Butsu,” or “Praise to Amitabha Buddha” is not a means for the attainment of salvation, but rather an expression of gratitude in recognition of one’s conviction that salvation is already assured. Shiran taught that in the “final dharma age” there is no possibility of attaining salvation through one’s own power. Instead, one must rely on the “other power” of Amitabha, which fortunately is specifically effective for the sinners of the present age. The tradition he founded is a lay movement which sees no need for ordination. So after being ordained as a monk, Shiran married and fathered a number of children, for which he was expelled from the monastic order. This school has little similarity to the original teaching and the three precious ones of Buddhism are changed to one basic vow of the Amitabha Buddha (the eighteenth of the forty-eight vows). The monastic ideal is dropped. In reality, Shinran and his followers only form a community of lay persons. All his teachings were collected by his student Yuiembo in a work entitled “Tamisho.” According to Shinran, all living beings shall be saved on account of the vow taken by Amitabha Buddha. Hence, the recitation of the name of the Buddha, as also other practices in ordinary life, is but the expression of a grateful heart. Shinran introduced several important reforms in the organization of the temple, the object of which was to remove the division between the clergy and the laity. He did not recognize any difference between the two occupations. All human beings are equally capable of being reborn in the pure land of the Buddha. “There were to be no masters or disciples. All were to be friends and brothers before the Buddha.” Shinran, as others belonging to this sect, led an ordinary life among people and considered himself not a preceptor, but merely a follower of Amitabha’s way. The monastic ideal is dropped. Shinren himself got married with a lay woman. Because of Shinran’s liberal outlook, the Jodo-Shin rapidly became popular among the people, especially among the farmers and the peasants. The religious freedom which his followers learned from him impelled them to seek political and social freedom. 

20. Đạo Nguyên—Dogen (1200-1253): Tao-Yuan.
(A) Nói về Đạo Nguyên—About Tao-Yuan: Người sáng lập ra tông Tào Động của Nhật Bản. Sau khi thọ giới trên núi Hiei, gần Kyoto, ngài trở thành đệ tử của Eisai, vị Thiền sư phái Lâm Tế. Ngài học bảy năm tại Trung Hoa. Sau khi về lại Nhật Bản, ngài sống một thời gian gần Kyoto, về sau, ngài dựng Đại Thiền Viện Thạch Đầu của Eiliei Di (tức là Vệ Binh Tự) trong vùng đất mà ngày nay là quận Fukui. Ngài đã viết nhiều tác phẩm quan trọng, trong đó có tác phẩm bất hủ “Kho Tàng Kiến Thức về Diệu Pháp.” hay “Chánh Pháp Nhãn Tạng” được xem là một trong những cuốn sách triết lý xuất sắc của Nhật Bản Ngài nổi tiếng không phải chỉ vì đạo hạnh nghiêm túc của ông là một trong những triết gia xuất chúng của Nhật Bản. Ông đặt ra các qui định về giới luật của các tu viện Thiền tông và đã được tất cả các tín đồ của Phật giáo Thiền tông Nhật Bản chấp nhận—Name of the founder of the Soto Zen sect of Zen Buddhism in Japan. After entering the monkhood on Mount Hiei, near Kyoto, he became a disciple of Zen Master Eisai, Lin-Chi school. He studied in China for seven years. After his return to Japan he lived for a time near Kyoto, later he established the Great Soto Zen monastery of Eihei-Di in what is now Fukui Prefecture. He wrote several important works of Zen, including the monumental Shobogenzo, or “The Essence of the True Doctrine,” which is considered to be one of the most eminent philosophical works in Japan. He is known not only for his religious character but also as one of the most prominent philosophers of Japan. He laid down rules of conduct in Zen monasteries which were accepted by all followers of Zen Buddhism in Japan. 

(B) Công nghiệp hoằng hóa của Đạo Nguyên—Dharma-propagation of Tao-Yuan: Ngài du hành sang Trung Hoa vào năm 1223 và tu học với Thiền phái Tào Động. Ông đã chứng ngộ trước khi trở về Nhật Bản. Ông là người sáng lập ra Thiền Tào Động của Nhật Bản, nổi tiếng không phải chỉ vì đạo hạnh nghiêm túc của ông là một trong những triết gia xuất chúng của Nhật Bản. Khẩu hiệu thiền mà ông dùng để dạy đệ tử là: “Người ta phải quăng bỏ thân tâm của chính mình trước khi tu tập.” Ông còn đặt ra các qui định về giới luật của các tu viện Thiền tông và đã được tất cả các tín đồ của Phật giáo Thiền tông Nhật Bản chấp nhận. Trong số các bài thuyết pháp của ông thì bài “Chánh Pháp Nhãn Tạng” được xem là một trong những cuốn sách triết lý xuất sắc của Nhật Bản. Văn bản bất hủ này, ông đã viết một số lớn đề tài liên hệ tới đời sốngthiền tập của một thiền Tăng, và sự thực hành chính ông dạy là “chỉ ngồi,” trong đó người ta hiểu hành động của tọa thiền như là sự hiện thực Phật tánh từ vô thỉ của mình. Dòng Thiền Tào Động được truyền từ Đạo Nguyên xuống Hoài Trang, từ Hoài Trang xuống Nghĩa Giới, và từ Nghĩa Giới xuống Thiệu Cẩn—He traveled to China in 1223 and studied with the Ts’ao-Tung sect. He experienced an awakening there before returning to Japan. He was founder of the Soto Zen sect in Japan. He is known not only for his religious character but also as one of the most prominent philosophers of Japan. The motto which he used to train his disciples in his sect: “One must cast off body and mind before starting one’s cultivation.” He also laid down rules of conduct in Zen monasteries which were accepted by all followers of Zen Buddhism in Japan. Among his discourses, the most important is called “The Essence of the True Doctrine,” or the “Treasury of Knowledge of the True Dharma,” which is considered to be one of the most eminent philosophical works in Japan. This is a monumental text that covers a wide range of topics relating to the life and meditative practice of a Zen monk, and the main practice that he taught was “just sitting,” in which one perceives the act of seated meditation as the actualization of one’s innate buddha-nature. The Soto Sect in Japan had been transmitted from Dogen to Ejo, from Ejo to Gikai, and from Gikai to Jokin.

21. Kakushin (1207-1298): Một vị Tăng Nhật Bản người đã được thọ giới tại Todaiji và theo học với tông Chân Ngôn trước khi du hành sang Trung Hoa vào năm 1924. Trong thời gian lưu lại trung Hoa ông đã trở thành đệ tử của vị Thiền sư nổi tiếng đương thời là Thiền sư Vô Môn Huệ Khải, thuộc dòng truyền thừa Dương Kỳ thuộc tông Lâm Tế. Vô Môn đã ban cho ông giấy chứng nhận giác ngộbổ nhiệm ông là Pháp tử của dòng truyền thừa này. Vô Môn cũng ban cho ông một bản chép tay chứa đựng giáo pháp của ngài, sau này nó trở thành một trong những tác phẩm quan trọng của Thiền tông Nhật Bản. Sau khi trở về Nhật, Kakushin đã trở thành một thiền sưảnh hưởng lớn tại Nhật Bản thời đó. Giáo pháp của ông nhấn mạnh đến việc tu tập công án, nhưng ông cũng phối hợp với những yếu tố khác của tông Chân Ngôn—A Japanese monk who was ordained at Todaiji and studied in the Shingon school before traveling to China in 1249. While there he became a student of the greatest Ch’an master of the day, Wu-Men Hui-K’ai (1183-1260), who belonged to the Yang-Ch’i school of Lin-Chi. Wu-Men conferred the certificate of awakening (inka shomei) on him and named him as his dharma successor. He also gave him a handwritten copy of a work containing his teachings, entitled Wu-Men Kuan (Mumonkan—jap), which was to become one of the most important works of Japanese Zen. After his return to Japan Kakushin became an influentiel Zen master. His teachings emphasized Koan practice, but he also incorporated elements of Shingon.

22. Nhật Liên—Nichiren (1222-1282): Người sáng lập ra Tân Liên Hoa Tông, một tông phái của Phật Giáo Nhật Bản. Các tín đồ phái Nhật Liên sùng mộ tụng “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” hòa nhịp với tiếng trống mạnh mẽ của họ—Founder of the New Lotus School, a branch of Japanese Buddhism. Nichiren believers devotedly recite “Namo Wonderful Dharma Lotus Sutra” to the vigorous accompaniment of their own drum-beating. 


(A) Tiểu sử Nhật Liên—Nichiren’s biography: Sơ Tổ của phái Nhật Liên vào khoảng năm 1222 sau Tây Lịch. Nhật Liên là con của một ngư phủ ở Kominato, Awa, miền nam duyên hải Nhật Bản. Năm 15 tuổi, sư xuất gia và được gởi đến Thanh Từng, một ngôi già lam gần nhà để làm tiểu. Thắc mắc sớm nhất của sư là: “Thế nào là sự thậtĐức Phật đã giảng dạy?” Tuy nhiên, không được giải thích thỏa đáng ở đây, sư đến Kiếm Thương và sau đó đến học đạo tại núi Tỷ Duệ. Mười năm tu tập tại núi nầy đã gây cho sư một niềm xác tín rằng chỉ có sự phục hoạt của triết lý Thiên Thai mới là con đường ngắn nhất bước tới Đạo. Tuy nhiên, sau đó vì bất đồng quan điểm với với các sư Từ Giác và Trí Chứng về tín ngưỡng Di Đà, nên năm 1253 sư bỏ trở về chùa cũ ở Kiyozumi. Ông bắt đầu thuyết rằng trong thời mạt pháp hiện tại chỉ có Kinh Pháp Hoa mới có hiệu nghiệm mà thôi. Ở đây sư đề xướng học thuyết mới, Nhật Liên Tông, cho rằng chỉ có Pháp Hoa mới duy nhất cứu độ chúng sanh khỏi thời đại suy đồi thời bấy giờ. Nhật Liên tin rằng thực chất học thuyết của Phật đã được chứa đựng trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nên chỉ có luật chứa đựng trong kinh ấy mới có thể dẫn đến sự giải thoát. Điều chủ yếu của thông điệp nầy, theo Nhật Liên, đã được tóm gọn trong nhan đề của Kinh. Do đó ông bày ra cách niệm nhan đề của kinh nầy. Pháp thức chủ yếu là đọc tụng “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.” Đó là niệm Pháp (Dharma-smrti) chứ không phải niệm Phật (Buddha-smrti) như là trong tụng niệm của Di Đà Giáo. Pháp là lý tưởng được thể hiện bởi Đức Phật bản hữu. Tất cả chúng sanh đều được cứu độ do xưng tụng nơi Diệu Pháp Liên Hoa, và ông tuyên bố chỉ có Pháp Hoathông điệp duy nhất sau cùng chân thật của Đức Phật mà thôi. Tuy vậy, ông cho rằng giáo thuyết trong kinh quá thâm sâu, vì vậy ông khuyên đệ tử chỉ cần niệm “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” trong khi mặt hướng về cuộn giấy có ghi tên của Kinh bằng chữ Hoa. Năm 1253 ông tuyên bố người ta nên niệm lên Kinh Pháp Hoa bằng biểu thức “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.” Suốt cuộc truyền bá tích cực về Kinh Pháp Hoa của ông, ông đã chịu nhiều khủng bố hành hạ, kể cả bị lưu đày. Trong những bộ luận của ông có một bô luận rất quan trọng về Kinh Pháp Hoa. Về sau các tín đồ phái Nhật Liên sùng mộ tụng “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” hòa nhịp với tiếng trống mạnh mẽ của họ. Ông cũng chỉ trích các tông phái khác và tố giác họ đề xướng tà đạo mà theo ông sẽ làm băng hoại nước Nhật. Ông cũng viết văn thư lên Nhật Hoàng khẩn thiết ngài hãy triệt hạ tất cả những hình thức khác của Phật giáo. Dĩ nhiên điều này dẫn tới thù oán và ngay cả tánh mạng của ông cũng bị đe dọa vài lần, nhưng ông đều thoát hiểm một cách lạ kỳ nên ông cho là nhờ uy lực của Kinh Pháp Hoa. Cho dù gặp bất lợi, ông cũng thu hút được một số đông tín đồ. Ngày nay có hai trường phái chính tự cho mình là truyền thừa phái Nhật Liên: nhóm tại gia Soka Gakkai and Tăng già Tịnh Độ Nhật Liên, tuy nhiên, hai nhóm kình chống nhau dữ dội, Tăng già Nhật Liên cho rằng chỉ có Tăng lữ của họ là có quyền truyền thừa duy nhất, còn nhóm trước chỉ là một tổ chức thế tục mà thôi. Nhóm Tăng Già Nhật Liên còn giữ bản gốc của cuộn vải ghi bằng chữ Hoa tựa “Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” do chính ngài Nhật Liên viết tay tại tổng hành dinh Taisekiji dưới chân núi Phú Sĩ, và cho rằng đây mới là bản thật, còn nhóm tại gia thì dùng bản giả, sẽ không có lợi ích gì khi thực tập pháp môn này. Tuy nhiên, nhóm tại gia vẫn tiếp tục phân phát cho hội viên của họ bản sao của cuộn tựa đề Kinh Pháp Hoa mà họ cho rằng nguyên lai do chính ngài Nhật Liên viết tay—The Japanese founder of the Nichiren Sect. Nichiren was born in around 1222 A.D., the son of a fisherman of Kominato, Awa, the southeastern coast of Japan. He left home at fifteen and was sent to Kiyozumi, a hill near his home, to live as a novice in a monastery. His early problem, “What was the Truth taught by the Buddha?” was not solved there. He proceeded to Kamakura and later passed to Mount Hiei in search of the Truth. His study of ten years on the mountain (1243-1253) convinced him that a revival of T’ien-T’ai philosophy alone was the nearest approach to the Truth. However, later, he disagreed with the two masters Jikaku and Chisho on the mystic rituals, he returned to his old monastery in 1253 at Kiyozumi. He began preaching that in the present degenerate age the only valid text is the Lotus Sutra. Here he proclaimed his new doctrine that the Lotus alone could save the people of the depraved age. For Nichiren, the teaching of Buddha found its highest expression in the Lotus Sutra. It was his conviction that the teaching found there alone could lead mankind to liberation. In his view the essence of the sutra’s message was to be found in its title. Thus the practice that he instituted consisted in the recitation of the title of the sutra. The essential formula being “Homage to the Text of the Lotus of the True Ideal” (Veneration to the Sutra of the Lotus of the Good Law). It is thought on Dharma (Dharma-smrti) and not Buddha-smrti. Dharma is the ideal realized by the original Buddha. All beings are saved through homage to the Lotus of Truth, and this alone, he declared, is the true final message of the Buddha. However, he considered the doctrines of the text to be too profound for most people, however, and so he advised his followers to chant “Namu Myoho-renge-kyo” (Praise to the Lotus Sutra) while facing a scroll with Chinese characters of the sutra’s title. In 1253 he proclaimed that one should invoke the title of the Lotus Sutra with the formula “Namu Myoho Renge-kyo.” During his active propagation of the Lotus Sutra he suffered much persecution, including exile. His works include a very important commentary on the Lotus Sutra. Later on, Nichiren believers devotedly recite “Namo Wonderful Dharma Lotus Sutra” to the vigorous accompaniment of their own drum-beating. He also criticized other Buddhist schools, accusing them of propounding heretical teachings that he believed would lead to disaster for Japan. He also wrote several missives to the emperor urging that all other forms of Buddhism be suppressed. Of course, this led to some animosity, and even his life was threatened on some occasions; however, he miraculously escaped, and credited his survival with the power of the Lotus Sutra. Despite this setback, his sect still attracted a number of followers. Today there are two main schools claiming descent from Nichiren: the lay Soka Gakkai and the Nichiren Shoshu priesthood; however, the two are engaged in a bitter rivalry, with the latter claiming that its priesthood has sole authority for administering the tradition, while the former is only a lay organization. The Nichiren Shoshu Priesthood keeps the original Gohonzon (a scroll with Chinese characters of the sutra’s title) inscribed by Nichiren and its headquarters “Taisekiji” at the foot of Mount Fuji, and maintains that this is the only authentic one. The Nichiren priesthood claims that members of Soka Gakkai are using false Gohonzons and will derive no benefit from practices using them. However, the lay organization continues to distribute to its members copies of a gohonzon which it claims that the scroll originally inscribed by Nichiren. 
(B) Nhật Liên và sự phát triển của Nhật Liên Tông tại Nhật—Nichiren and the development of Nichiren Sect in Japan: See Nichiren Sect. 
1) Nhật Liên tự coi mình như người cứu tinh của dân tộc. Ông hy vọng đem lại hòa bình cho Nhật Bản theo gương của Kinh Pháp Hoa. Ông trách cứ các quân vương đã ủng hộ các trào lưu Phật giáo “tà thuyết. Theo ông, đó là nguyên nhân của những khó khăn mà làm cho đất nước lâm nguy thời bấy giờ. Về sau ông đả kích các tông phái hiện thời một cách mãnh liệt. Ông cho rằng Tịnh Độ tôngđịa ngục, Thiền tôngyêu ma, Chân ngôn tôngdiệt vong quốc gia, luật tông là phản bội, và Di Đà giáo là kẻ thù của chư Phật, phải chịu trách nhiệm về những tệ hại và suy đồi trong và ngoài nước—Nichiren saw himself as the savior of his nation. He wanted to bring about peace in Japan by causing its people to live in accordance with the teachings of the Lotus Sutra. He accused the rulers of supporting “heretical” schools of Buddhism and regarded this as the reason for the difficulties in which the country found itself at the time. Later, he attacked the religious schools violently. He formulated his views as follows: the Pure Land is hell, Meditative Intuitionism is devil, Shingon or mysticism is national ruin and Vinaya sect is traitorous, and Amitabha-pietism is enemy of all Buddha, chiefly responsible for the evils and calamities within and without the nation. 
2) Những cuộc công kích các tông phái của Nhật Liên ngày càng trở nên vô cùng mãnh liệt hơn trước. Ông bị xua đuổi khỏi Izu năm 1261. Ông trở về quê Kamakura. Nhân dịp sứ thần Mông Cổ sang Nhật đòi cống vật, sư kháng cáo triều đình phải đàn áp các tông phái khác và nhìn nhận Pháp Hoa là đường lối duy nhất đưa quốc gia ra khỏi họa hoạn. Năm 1271, ông bị bắt và bị kết án tử hình. Nhưng với một phép lạ, ông thoát khỏi cuộc xử tử và bị đày ra hoang đảo Tá Độ vào cuối năm đó. Sau ba năm ông trở về Kamakura. Do quan điểm khác thường của ông mà suốt cuộc đời ông liên tục bị nhà cầm quyền ngược đãi, đày đọa. Tuy nhiên, tinh thần ái quốc nồng nhiệt qua các bài thuyết pháp của ông đã tạo được nhiều thiện cảm và sùng mộ trong lòng người dân Nhật Bản. Tông phái do ông lập ra mang tên Nhật Liên, dựa theo tên ông, và ông được tín đồ Nhật Liên xem như một Đại Bồ Tát đã cứu độ quốc gia. Năm 1274, sư lui về ở ẩn trên núi Thân Diên, phía tây Phú Sĩ và sống an bình ở đây. Ông thị tịch tại Ikegami, gần Tokyo, năm 1282—Nichiren’s attacks against other schools became more and more violent. In 1261, he was mobbed, attacked and banished to Izu. He returned to Kamakura. Upon the arrival of the Mongolian envoys demanding tribute, he again remonstrated the regime to suppress and adopt the Lotus doctrine as the only way out of national calamities. In 1271, he was arrested, tried and sentenced to death. In a miraculous way, he escaped the execution and was banished to the remote island of Sado at the end of the same year. After three years, he was allowed to return to Kamakura. Because of his unusual views, his life was a succession of persecutions by the government. Nevertheless, the burning patriotism he preached in his sermons as well as his simple doctrine gained for him much sympathy and devotion among Japanese people. The sect founded by him was called the Nichiren sect after him. He was looked upon by the followers of the Nichiren sect as a Mahabodhisattva who saved the nation. In 1274, he retired to Minobu, west of Mount Fuji, and lived peacefully. He died at Ikegami, near Tokyo, in 1282. 
(C) Nhật Liên Tông—Nichiren sect: 
1) An overview of “Nichiren Sect”: Tổng quan về Nhật Liên Tông—Nhật Liên Tông còn có tên là Pháp Hoa Tông, được Ngài Nhật Liên, một Tăng sĩ Nhật bản sáng lập năm 1252 sau Tây Lịch, mà giáo thuyết dựa vào Tam Đại Bí Pháp. Môn đồ của phái Nhật Liên Tông thường niệm “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.” Muốn tìm hiểu Nhật Liên tông, trước hết chúng ta tìm hiểu Kinh Pháp Hoa. Kinh nầy gồm 21 chương, nhưng sau đó do thêm thắtphân chia mà thành ra 28 chương. Bản Hán dịch sớm nhất do ngài Pháp Hộ dịch năm 286 sau Tây Lịch; bản thứ hai do Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 406; và bản thứ ba đầy đủ nhất do Xà Na Quật ĐaĐạt Ma Cấp Đa dịch năm 601. Trong mấy bản nầy thì bản dịch của Cưu Ma La Thập là có văn chương hay nhất. Bản kinh 28 chương nầy được Trí KhảiNhật Liên dùng—Also known as the Lotus Sect (Pháp Hoa Tông), founded by Nichiren, a Japanese founder in 1252 AD. Nichiren believers devotedly recite “Namo Wonderful Law of the Lotus Sutra” (I trust in the sutra of the Lotus of the Wonderful Law). To know Nichiren School we must first know the Lotus text on which all his ideas and arguments are founded. Originally, the Lotus sutra consisted of twenty-one sections and was later enlarged into twenty-eight sections by additional revision. The earliest translation was by Dharmaraksa in 286 A.D., and the second by Kumarajiva in 406 A.D., and the third and complete translation by Jnanagupta and Dharmagupta in 601 A.D.. Among them, the second was the best in Chinese composition. The text of twenty-eight sections was used by Chih-I and Nichiren.
2) Giáo thuyết chính—Main doctrines of the Nichiren School: Sau nhiều năm nghiên cứu, Nhật Liên tuyên bố rằng bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa chính là sự phát triển chân lý cuối cùng. Ông đưa ra lời tán tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, có lẽ là để hóa giải ảnh hưởng của việc niệm Phật suông của phái Tịnh Độ. Theo ông thì Đức Thích Ca Mâu NiĐức Phật vĩnh hằng và tuyệt đối, đọc kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay chỉ cần đọc tên bộ kinh là cách tốt nhất để đạt đến giác ngộ. Giáo thuyết chính của Nhật Liên tông gồm tam mật—After many years of study, Nichiren declared the Lotus of the Good Law (Saddharma-pundarika) to be the final revelation of the truth. He introduced the formula ‘homage to the sutra of the Lotus of the Good Law, perhaps to counteract the influence of the Pure Land sect (Jodo). According to him, the Sakyamuni Buddha is the eternal, absolute Buddha, and the recitation of the Saddharma-pundikara-sutra or even its title is the best way of attaining enlightenment. Its chief tenets are the three great mysteries, representing the Tripitaka:
a) Bổn Tôn—Chief object of worship: Hình tượng thờ phượng chính là mười phương vũ trụ Mạn đà la hay hóa thân của Phật—Chief object of worship being the great mandala of the worlds of the ten directions, or universe, such as the body or nirmanakaya of Buddha.
b) Đề Mục (Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh)—The title of the Lotus Sutra: Kinh Pháp Hoa, bắt đầu bằng chữ Nam-Mô hay sự tôn kính Bổn Kinh Pháp Hoa, vì đây chính là thân tinh thần của Phật—The title of the Lotus Sutra (Namo Wonderful Dharma Lotus Sutra or Homage to the Lotus of Truth), preceded by Namo, or Adoration to the scripture of the Lotus of the wonderful law, for it is Buddha’s spiritual body.
c) Giới Đàn—The altar of the law: Giới luật cũng dựa vào Kinh Pháp Hoa; một khi tín đồ tin tưởng, liền được vãng sanh về cõi Tịch Quang Tịnh Độ—The altar of the law, which is also the title of the Lotus Sutra; the believer, wherever he is, dwells in the Pure Land of calm light, the sambhogakaya. 
(D) Nhật Liên Chân Tông—Nichiren Shoshu: Một trong hai trường phái lớn đương thời, cùng với trường phái kia là Soka-Gakkai, họ tự cho mình là những dòng truyền thừa từ thời Nhật Liên. Nichiren Shoshu Sakgakkai được Tsunesaburo Makiguchi sáng lập vào năm 1930 và được đệ tử của ông là Toda phát triển rộng rãi, và vào năm 1951 tên Nichiren Shoshu Sokagakkai được chính thức công nhận. Trong những năm đầu trường phái này phát triển rất nhanh chóng, phần lớn nhờ lối tuyển mộ mãnh liệt và hãy còn trong vòng tranh luận. Một trong những phương thức hữu hiệu là Shakubuku, liên hệ tới việc áp lực và làm mệt mỏi những người sắp được tuyển mộ, nhưng phương thức này không còn được nhấn mạnh trong những năm gần đây nữa. Sau một trận chiến gay gắt giữa các Tăng sĩ và lãnh đạo của những người tại gia. Vào năm 1991 Tăng sĩ cao cấp của trường phái này là Nikken Abe, đã chính thức loại trừ tổ chức của người tại gia trong trường phái là tổ chức Soka Gakkai. Ông tuyên bố rằng chỉ có Tăng sĩ trong trường phái Shoshu mới là đại diện cho truyền thống Nhật Liên chân chính, và ông cũng tuyên bố thêm rằng chỉ có cuộn giấy có chữ viết bằng Hoa ngữ của ngài Nhật Liên dùng để trì tụng và lễ bái đang nằm trong tay các Tăng sĩ mới đích thật là của ngài. Các Tăng sĩ trong trường phái cũng tuyên bố đòi hỏi người tu tập trong trường phái chỉ có tu tập trì niệm “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” trước một bản viết thật của ngài Nhật Liên thì mới có công hiệu, còn những kẻ dùng bản viết của nhóm Soka Gakkai là không có công hiệu gì hết trong việc tu tập và thờ phụng—Also known as the “True School of Nichiren,” one of the two main contemporary organizations, along with Soka-Gakkai, that trace themselves back to Nichiren (1222-1282). The Nichiren Shoshu Sakgakkai (Nichiren Value Creation Society) was founded in 1930 by Tsunesaburo Makiguchi and further expanded by his disciple Josei Toda (1900-1958). It was formally incorporated in 1937, and in 1951 adopted the name “Nichiren Shoshu Sokagakkai. In its early years it enjoyed phenomenal growth, largely due to its aggressive and controversial recruitment practices. One of the most effective of these was Shakubuku, which involved pressuring potential converts in order to wear them down, but this practice has been de-emphasized in recent years. After an acrominious (gay gắt) battle between the priesthood and the lay leadership. In 1991 the high priest of Nichiren Shoshu, Nikken Abe, officially excommunicated the lay Soka Gakkai organization. He declared that only priesthood of the Nichiren Shoshu represented the true tradition of Nichiren, and further claimed that only its Gohonzon (a scroll inscribed by Nichiren with the Chinese characters of the Daimoku) is an authentic basis for chanting and worship. The priests of the Nichiren Shoshu also claim that the practice of chanting the “daimoku” (Namo Myoho-renge-kyo or Praise to the Lotus Sutra) requires that the practitioner perform it in front of an authentic (thật) “gohonzon” and that those used by the Soka Gakkai are ineffective for worship.

23. Đạo Cảnh—Dokyo (1226-1312): Thiền sư Đạo Cảnh thuộc Thiền phái Lâm Tế. Ngài làm du Tăng đi khắp nước Nhật, theo học với nhiều bậc thầy Thiền khác nhau. Ngài là tác giả của bộ “Sưu Tập Cát Đá,” một tác phẩm rất phổ thông, tập hợp những câu chuyệntruyền thuyết đầy chất hài hước mà các thầy Thiền thường dùng khi thuyết giảng tư tưởng của mình—A Japanese monk of the Lin-Chi school. He wandered through Japan and trained under masters of various Zen schools. He is the author of the Collection of Sand and Stone, a popular anthology of frequently humorous Buddhist stories and legends, which Zen masters are fond of quoting in their teaching.

24. Nhất Biến Thượng Nhân—Ippen (1239-1289): Vị thầy của trường phái Tịnh Độ Nhật Bản, nổi tiếng vì đã tạo ra phương thức thực hành “khiêu vũ niệm Phật,” trong đó ông và các đệ tử sẽ vừa khiêu vũ vui vẻ, vừa niệm Phật A Di Đà. Ông nói rằng sự tu tập này nhằm biểu lộ sự vui vẻlòng biết ơn của mình đến Đức Phật A Di Đà, vì ông biết chắc chắn rằng ông đã được Đức Phật A Di Đà cứu rỗi. Ippen cũng khởi xướng việc cho người khác bùa chú gọi là “ofuda” trong đó có viết chữ “Nam Mô A Di Đà Phật.” Lúc sinh tiền ông và đồ đệ của mình đã ban ra trên 600.000 lá bùa, bảo rằng chỉ cần rờ vào lá bùa là người ta có thể tạo nghiệp nối kết với Đức Phật A Di Đà có thể khiến Ngài có thể dùng lực cứu độ của Ngài để cứu độ họ, ngay khi họ đã làm những việc ác, hay ngay cả khi họ không có niềm tin về việc thực tập này, hay không có niềm tin nơi Đức Phật A Di Đà—Japanese Pure Land teacher, best known for creating the practice of “dancing nembutsu,” in which he and his followers would dance for joy while chanting the NEMBUTSU (Namu Amida Butsu or Praise to Amitabha Buddha). He said that the practice was intended to demonstrate his joy and gratitude toward Amitabha, because he was certain that he was already saved by him. Ippen also initiated the practice of giving people small amulets called “ofuda” inscribed with the “Nembutsu”. During his lifetime he and his followers handed out over 600,000 ofuda, telling people that just touching one would create a karmic connection with Amitabha which would enable him to use his saving power to bring them to salvation, even if they had performed evil deeds (and even if they had no faith at all in the practice or in Amitabha). 

25. Keizan Jokin Zenji (1268-1325): Vị khai sơn ngôi tự viện Soji-ji tại Nhật Bản. Trong tông phái Tào Động người ta xem ông quan trọng bật thứ nhì chỉ sau có Thiền sư Đạo Nguyên mà thôi. Ông cũng là vị tổ thứ tư của tông Tào Động, và nổi tiếng với bộ “Truyền Đăng Lục.”—Founder of Soji-ji Monastery in Japan. He is regarded in the Japanese Soto tradition as its most important master after Dogen Zenji. He is also the fourth Japanese patriarch (soshigata) of Soto, and is best known for his Records of the Transmission of the Lamp (Denkoroku), which chronicles the transmission of the tradition from Kasyapa to Dogen. 

26. Longchen Rabjampa (1308-1364): Một trong những vị thầy có ảnh hưởng nhất của trường phái Nyingmapa thuộc Phật giáo Tây Tạng, đặc biệt quan trọng với chi phái Đại Toàn (Dzogchen). Trong số những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là những bộ “Thất Bảo Tạng” và bộ “Tứ Nội Yếu.”—One of the most influential masters of the Nyingmapa order of Tibetan Buddhism, particularly important in the Dzogchen (great perfection) tradition. Among his best works are the “Seven Treasuries,” and the “Fourfold Innermost Essence. 

27. Bạt Đội Đắc Thắng—Bassui Zenji (1327- 1387): Bassui-Tokusho (jap)—Thiền sư Bạt Đội Đắc Thắng, học trò của Thiền sư Cao Phong Diệu Tổ (Koho Zenji), một trong những thiền sư nổi tiếng của nhật thuộc tông phái Lâm Tế. Ông thọ đại giới vào năm 29 tuổi nhưng không chịu sống trong tự viện, mà làm du Tăng và hành thiền. Tuy nhiên, vào tuổi 50, ông lại chịu làm trụ trì cho một thiền viện và ở đó mười năm cho đến khi viên tịch—One of the great Japanese Zen masters of the Lin-Chi school, a disciple of Koho Zenji. He received monastic ordination at the age of twenty-nine but chose not to live in a monastery, shunning comfort in favor of a life of wandering and meditation. At the age of fifty, however, he consented to become abbot of a Zen monastery, where he remained until his death ten years later. 

28. Ikkyu Sojun (1394-1481): Một trong những thiền sư nổi tiếng của Nhật Bản, đặc biệt nổi tiếng về lối sống không theo chính thống của ông và những bài thơ tán dương công đức của rượu và tình dục. Ông được biết đến trong lịch sử Thiền về sự hài hước thâm sâu và sự chứng ngộ sâu của mình. Ông châm biếm loại thiền đang bị suy tàn trong các tự viện lớn vào thời của ông. Dù ông thuộc dòng Lâm Tế, ông thường chỉ trích nghiêm khắc lãnh tụ của tông phái vì việc cứng nhắc trong giáo pháphình thức của truyền thống. Vào năm 1420, ông đạt được đại giác vào một đêm trên con thuyền khi nghe tiếng kêu của một con quạ giữa lúc đang thiền định sâu. Ông được thầy xác nhận là ngươì kế vị Pháp. Cũng như thầy mình, ông đứng xa sinh hoạt thiền viện. Lúc đầu ông ở ẩn tại Jou, rồi ra sống trong “túp lều của con lừa mù” tại Kyoto. Năm 1474, ông được nhà vua bổ nhiệm làm viện trưởng tu viện Đại Đức Tự. Tuy không thể từ chối sự bổ nhiệm này, ông luôn tránh lưu lại tu viện, mà thường lui về ở tại Shuon-an, một ngôi chùa nhỏ tại quê ông ở làng Maki cho đến khi ông thị tịch vào năm 1481. Người ta tường thuật rằng ông rất phiền toái vì sự hóa đá của Thiền (cứng nhắc) đến độ ông xé bỏ giấy chứng nhận giác ngộ do thầy ông cấp, và chối bỏ luôn cả việc được làm Pháp tử của mình. Ông còn là một thi sĩ thường ca ngợi các thầy thiền thời xưa và tự coi mình như một con lừa mù.
 Có môn đồ Lâm Tế nào
 Còn chăm lo
 Tới truyền thống thật?
 Trong các nhà trường của họ
 Không có nơi ẩn náu 
 Cho con lừa mù
 Đi tìm chân lý
 Chân mang dép và tay chống gậy.
 Họ thực hành thiền trên nền đất vững,
 Trong tiện nghi và trong sự an toàn,
 Vì mối lợi của mình.

 Mười ngày đã qua
 Trong tu viện
 Làm cho tôi đầy những lo âu,
 Sợi chỉ đỏ
 Dưới chân tôi
 Thật dài nhưng còn nguyên vẹn.
 Nếu một ngày kia có ai đến
 Tìm tôi,
 Hãy hỏi tôi,
 Tại nơi anh hàng cá,
 Tại nơi quán rượu,
 Hay tại nơi nhà thổ. 
 One of the most famous Japanese Zen masters, particularly renowned for his unorthodox lifestyle and his poems extolling the virtues of wine and sex. He is known in the history of Zen as much for his profound wit as for his profound realization of Zen. He mocked the deterirorating Zen of the great monasteries of his time. Though he belonged to the Rinzai tradition, he often castigated its leaders for their dogmatic adherence to form and tradition. In 1420, while meditating by night in a boat on a lake, at the sudden caw of a crow, he experienced enlightenment. Confirmed by his master as his dharma successor, like his master, he kept monastic life at a distance. Initially he lived as a hermit on Mount Jou and later in his “hut of the blind ass in Kyoto. In 1474, he was appointed by the imperial house as abbot of Daitoku-ji. He could not avoid this appointment, but he tried not to live in Daitoku-ji in Shuon-an, a small temple in his home village of Maki until he passed away in 1481. It is reported that he was so disturbed by the ossification of Zen that he tore up the certificate of awakening (Inka-Shomei) given to him by his master, and he refused to name a dhrama-successor. He was also a poet who praised the great masters of the ancient times, and often called himself as “the blind ass.”
 Who among Lin-Chi’s students
 Give a hoot
 About the authentic transmission?
 In their school
 There’s no shelter
 For the blind ass
 Who, on the road
 With staff and straw sandals,
 Finds truth.
 There they practice Zen on sure ground,
 Comfortably leaning back, 
 For their own profit.

 Ten days 
 In the monastery 
 Made me restless.
 The red thread
 On my feet
 Is long and unbroken.
 If one day you come
 Looking for me,
 Ask for me,
 At the fishmonger’s,
 In the tarven,
 Or in the brothel.

29. Jangya Hutukhtu: Vị Lạt Ma tái sanh chính của Nội Mông. Vị đầu tiên là Ngawang Losang Choden. Vị tái sanh được thừa nhận của ngài là Rolbe Dorje, tu họcTây Tạngtrở thành một trong những học giảảnh hưởng nhất đương thời của trường phái Gelukpa—The major reincarnation lama (Sprul Sku) of Inner Mongolia. The first was Ngawang Losang Choden (1642-1714). His recognized reincarnation, Rolbe Dorje (1717-1786), studied in Tibet and became one of the most influential Gelukpa scholars of the time.

30. Altan Khan (1507-1583): Hậu duệ của Chinggis Khan và là lãnh tụ của bộ tộc Tumet của Mông Cổ. Vào năm 1578 ông gặp Sonam Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 3 và ban cho Ngài tước hiệu “Đại Dương,” ám chỉ Ngài là một biển trí tuệ.” Tước hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được ban cho 2 vị giáo chủ tiền nhiệm của Ngài, và tước hiệu ấy trở thành thông dụng cho tất cả những người kế nhiệm ngài Sonam Gyatso về sau này—A descendant of Chinggis Khan and leader of the Tumet Mongols. In 1578 he met with Sonam Gyatso, the third Dalai Lama, and conferred on him the title “Tale” or “Ocean,” implying that he was an “ocean of wisdom.” The title “Dalai Lama” was also retrospectively given to his two predecessors and has become the most common title by which Sonam Gyatso’s successors are known. 

31. Yonden Gyatso (1589-1617): Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ tư, cháu cố của nhà lãnh đạo Mông Cổ Altan Khan, người mà sự được thừa nhận như vị Đạt Lai Lạt Ma là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Mông CổGiáo Hội Gelukpa ở Tây Tạng. Điều này dẫn đến việc đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm, Ngawang Lobsang Gyatso, lên ngôi vị cai trị thế quyền ở Tây Tạng với sự trợ giúp của quân đội Mông Cổ—The fourth Dalai Lama, a great-grand son of the Mongol leader Altan Khan, whose recognition as Dalai Lama was an important factor in creating close ties between the Mongol and the Gelukpa order. This led in 1642 to the elevation (sự đưa lên) of the fifth Dalai Lama, Ngawang Lobsang Gyatso (1617-1682), to the position of ruler of Tibet, which was achieved with the help of Mongol troops. 

32. Ngawang Losang Gyatso (1617-1682): Vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm, được biết tới như là “Vị Thứ Năm Vĩ Đại” chẳng những vì những thành tựu của Ngài mà còn là một thiền sư và một nhà cai trị vĩ đại nữa. Với sự trợ giúp của các lực lượng Mông Cổ, ngài lên cầm quyền vào năm 1642, và trong những thập niên sau đó ngài đã lần đầu tiên hợp nhất được ba tỉnh (Trung, Nam và Tây của Tây Tạng) dưới một nhà lãnh đạo duy nhất từ sau khi vua Lang Darma bị ám sát vào năm 842. Dưới thời của ngài, ngài đã cho xây dựng cung điện Potala, nhưng ngài thị tịch trước khi cung điện hoàn thành. Tuy nhiên, thủ tướng chính phủ Sangie Gyatso sợ rằng tin ngài thị tịch sẽ làm trì hoản việc xây cất, nên đã dấu nhẹm tin này đến năm bảy năm sau, và loan báo rằng ngài đang nhập thất thiền định. Những vị Đạt Lai Lạt Ma kế tục vẫn cai trị đất nước Tây Tạng cho đến khi Trung Quốc xâm chiếm đất nước này vào thập niên 1950s, bắt buộc vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải lưu vong—The fifth Dalai Lama, referred to by Tibetans as the “Great Fifth” because of his accomplishments as a scholar, meditator, and ruler. With the help of Mongol forces he came to power in 1642, and during the next few decades united the three provinces of Tibet (Central, South, and West) under a single ruler for the first time since the assassination of king Lang Darma in 842. During his reign construction of the Potala palace was initiated, but he died before it could be finished. However, his chief minister Sangye Gyatso, fearing that news of his death would halt the construction, concealed it for several years, claiming that the Dalai Lama was in meditative retreat. Subsequent Dalai Lamas were also rulers of Tibet until the invasion by China in the 1950s forced the fourteenth Dalai Lama to flee into exile. 

33. Bàn Khuê (1622-1693)—Bankei Eitaku (jap): Thiền sư Nhật Bản nổi tiếng của trường phái Lâm Tế, và được biết tiếng nhất trong thời của ông. Thời niên thiếu ông lang thang khắp nước Nhật và tham học với nhiều thầy khác nhau. Rồi rút về ẩn cư trong 2 năm, chỉ chuyên việc tọa thiền chứ không làm việc gì khác. Trong thời gian này ông xem thường sức khỏe đến nỗi có nguy cơ chết vì lao phổi. Một buổi sáng, sau khi khạt ra một cục máu, ông bỗng đạt được sự thể nghiệm đầu tiên về đại giác. Về sau này ông đã theo học thiền với thiền sư Tao-Che Ch’ao-Yuan, người đã thừa nhận sự chứng ngộ của ông. Sau khi được triều đình bổ nhiệm về trụ trì tu viện Myoshin-Ji ở Kyoto vào năm 1672, ông trở thành nhân vật chủ chốt trong việc phục hưng truyền thống Lâm TếNhật Bản. Sức mạnh nơi tâm và khả năng thuyết giảng chân lý Thiền bằng ngôn ngữ dân gian một cách đơn giảndễ hiểu đối với quảng đại quần chúng đã góp phần mạnh mẽ vào việc phục hưng trường phái Lâm Tế tại Nhật, đã từ lâu bị tắc nghẽn với hình thức bề ngoài cứng nhắt. Tuy nhiên, ông không để lại một trước tác nào và học trò của ông cũng bị cấm ghi lại những bài thuyết giảng của ông. Vì vậy mà có rất ít ngữ lục của ông được đệ tử ghi chép còn sót lại—A famous Japanese Zen master of the Lin-Chi school, and quite the most popular and famous of his time. In his early years, he wandered through Japan and sought out numerous Zen masters. Then for two years he retreated to a hermitage in order to do nothing but practice sitting meditation. During this time he neglected his health to such an extent that he had almost died of consumption when, one morning as he coughed up a clot of blood, he suddenly had an enlightenment experience. Later he studied under the Chinese master Tao-Che Ch’ao-Yuan, who gave him the certification of enlightenment. After being appointed by the Imperial House as abbot of Myoshin-ji Monastery in Kyoto in 1672, he was a key figure in the revival of the Lin-Chi tradition in Japan. The power of his mind and his ability to present the truth of Zen in the language of the people in a way that was simple and widely comprehensive, contributed greatly to the revival of the Lin-Chi school in Japan, which for a long time had rigidified into concern with outer forms. However, he himself left no writings behind and forbade his students to record his teachings in any form. Thus, very few number of his presentations and dialogues were written down by followers. 

34. Bạch Ẩn Huệ Hạc—Hakuin Ekaku (1686-1769): Bạch Ẩn Huệ Hạc sanh năm 1686. Ông là một trong những vị thiền sư nhiều tài năng và sáng chói nhất của Nhật Bản. Theo quyển tự truyện của ông, lần đầu tiên ông bị thu hút bởi Phật giáo là sau khi ông nghe một vị sư nói về những khổ nhục trong tám địa ngục nóng nên ông quyết làm Tăng để thoát những cảnh khổ này bằng cách đạt thành Phật quả. Kinh nghiệm chứng ngộ đầu tiên của ông vào lúc ông 22 tuổi sau khi nghe một đoạn kinh Phật, nhưng ông biết rằng ông chưa đạt được an lạc cứu cánh, vì thế mà ông quyết tâm tinh chuyên hành trì. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nghi hoặclo lắng về tâm thần nơi ông gia tăng một cách đáng kể. Và đại giác đến với ông vào thời điểm ông cảm thấy thân thể như bị bại liệt vì những nghi tình. Sau đó ông viết lại kinh nghiệm đại giác như sau: “Tôi dường như đông cứng lại giữa một tảng băng trải dài hằng mười ngàn dặm. Tất cả những chủ ýmục đích đều nằm ngoài tâm tôi, và chỉ duy nhất công án ‘không’ là còn lại mà thôi.” Sau vài ngày trong trạng thái này, khi nghe tiếng chuông chùa mà ông cảm như là tảng băng đá vỡ vụn ra và ông được hoàn toàn tự do. Về sau ông luôn khẳng định với chúng đệ tử là có ba điều cần có cho sự chứng ngộ: 1) đại tín, 2) đại nghi, và 3) đại nguyện. Bạch Ẩn thường được gọi là cha đẻ của phái Lâm Tế thời bấy giờ, lý do chỉ một tay ông đã làm sống lại giáo lý Lâm Tế đã tàn lụi dần, qua sự hệ thống hóa các công án của ông và sự nhấn mạnh đến thiền tập. Bạch Ẩn chẳng những là một thiền sư xuất chúng, mà ông còn là một nhà họa sĩ đại tài, một người viết chữ Hán như rồng bay phượng múa, và một nhà điêu khắc. Sekishu hay “tiếng vỗ của một bàn tay là cái gì?” Đây là một trong những công án nổi tiếng do chính ông thiết lập. Bài “Tọa Thiền Ca” (Zazen Wasan) phổ biến của ông thường được tụng trong các chùa hay thiền viện. Bài ca bắt đầu: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật” và kết thúc: “Chính chốn nầy là đất sen, chính thân nầy là Phật.”—Bai-In was born in 1686. He was one of the most versatile and brilliant of the Japanese Zen masters. According to his autobiographical writing, he was first drawn to Buddhism after hearing a monk describe the tortures of the eight hot hells and resolved to become a Buddhist monk in order to escape such fates by attaining buddhahood. He had his first awakening experience at the age of twenty-two after hearing a passage from a Buddhist scripture, but he realized that he still had not attained final peace of mind, and subsequently he worked even more diligently at his practice. During this period, however, his doubt and mental anguish increased considerably. His great awakening experience occured at a point at which he felt physically paralized by doubt. He wrote: “It was as though I was frozen solid in the midst of an ice sheet extending tens of thousands of miles. To all intents and purposes I was out of of my mind and the ‘Wu Koan’ alone remained.” After several days in this state, he heard the sound of a temple bell, and he felt as though the ice had shattered and he was free. Later, he always confirmed with his disciples that three things are required for awakening: 1) great faith (dai-shinkon), 2) great doubt (dai-gidan), and 3) great resolve (dai-funshi). Hakuin is often called the father of Lin-Chi Sect (Rinzai) at that time by reason of the fact that he single-handedly revitalized the Lin-Chi’s teachings, which had been steadily declining, through his systematization of the koans. and emphasis of meditation practice. Not only was Hakuin an outstanding master, he was a highly accomplished painter with great talents, calligrapher, and sculptor. Sekishu, or “What is the sound of one hand?” which he devised, is one of the best known koans which he developed by himself. His popular Chant in Praise of Zazen, frequently recited in Zem temples, begins: “From the beginning all beings are Buddha” and ends: “This earth where we stand is the pure lotus land, and this very body, the body of Buddha.”
* Bạch Ẩn thường được gọi là cha đẻ của phái Lâm Tế thời bấy giờ, lý do chỉ một tay ông đã làm sống lại giáo lý Lâm Tế đã tàn lụi dần, qua sự hệ thống hóa các công án của ông. Bạch Ẩn chẳng những là một thiền sư xuất chúng, mà ông còn là một nhà họa sĩ đại tài, một người viết chữ Hán như rồng bay phượng múa, và một nhà điêu khắc. Sekishu hay “tiếng vỗ của một bàn tay là cái gì?” Đây là một công án nổi tiếng do ông thiết lập. Bài “Tọa Thiền Ca” (Zazen Wasan) phổ biến của ông thường được tụng trong các chùa hay thiền viện. Bài ca bắt đầu: “Tất cả chúng sanh vốn là Phật” và kết thúc: “Chính chốn nầy là đất sen, chính thân nầy là Phật.”—Hakuin is often called the father of Linn-Chih Sect (Rinzai) at that time by reason of the fact that he single-handedly revitalized the Linn-Chih’s teachings, which had been steadily declining, through his systematization of the koans. Not only was Hakuin an outstanding master, he was a highly accomplished painter with great talents, calligrapher, and sculptor. Sekishu, or “What is the sound of one hand?” which he devised, is the best known koan by a Japanese master. His popular Chant in Praise of Zazen, frequently recited in Zem temples, begins: “From the beginning all beings are Buddha” and ends: “This earth where we stand is the pure lotus land, and this very body, the body of Buddha.” 
* Nham Đầu Toàn Khoát là một cao Tăng đời Đường, bị bọn cướp giết, khi chết , tiếng rống của ngài nghe xa đến mấy dậm. Khi Bạch Ẩn mới học Thiền, bi kịch ấy diễn ra trong đời một cao Tăng Thiền đạo hạnh vượt ngoài tất cả tội lỗi của thế nhân khiến ngài bị chấn động cả tâm thần và tự hỏi: ‘Thiền có thật là bộ kinh cứu khổ không.’—Yen-T’ou was one of the great Zen teachers in the T’ang dynasty. But he was murdered by an outlaw, when his death-cry is said to have reached many miles around. When Pai-In first studied Zen, this tragic incident in the life of an eminent Zen master who is supposed to be above all human ailments, troubled him very much, and he wondered if Zen were really the gospel of salvation 
* Cũng như Cao Phong (see Cao Phong Diệu Tổ), Bạch Ẩn đã ôm chữ ‘Vô’ như một công án, cho đến chiều kia khi nghe tiếng chuông chùa từ xa vọng lại làm cho tất cả sụp đổ tan tành. Bạch Ẩn cho rằng đây chẳng khác nào như đập bể một bồn nước đá, hoặc xô ngã một ngôi nhà ngọc. Phút chốc ngài thức tỉnh, và thấy mình chính là Nham Đầu, vị tổ sư thuở trước. Mọi điều ngờ vực hoang mang từ trước bỗng tiêu tan như băng tuyết gặp vầng dương. Ngài reo to: “Kỳ thay! Kỳ thay! Không có sanh tử luân hồi nào phải thoát ra, cũng không có Bồ Đề nào phải dụng tâm cầu được. Tất cả cát đằng kim cổ một ngàn bảy trăm câu thật chẳng đáng bỏ công đề xướng.”—His situation was the same as that of Zen master Kao-Fen-Miao-Tsu’s. He had nothing in his mind but Chao-Chou’s Wu. Until one evening a temple-bell struck, which upset the whole thing. It was like smashing an ice-basin, or pulling down a house made of jade. When he suddenly awoke, he found himself was Yen-T’ou, an old master. Whatever doubts and indecisions he had before were completely dissolved like a piece of thawing ice. He called out loudly: “How wondrous! How wondrous! There is no birth and death from which one has to escape, nor is there any supreme knowledge (Bodhi) after which one has to strive. All the complications past and present, numbering one thousand seven hundred are not worth the trouble of even describing them.” 
* Bạch Ẩn là một nhà canh tân lớn của Thiền phái Lâm Tế. Ông cũng tự coi mình thuộc dòng hậu duệ của Thiền sư Viên Ngộ. Người ta biết đến ông chủ yếu qua việc công bố hai bộ sưu tập nổi tiếng Bích Nham LụcVô Môn Quan. Những chú giảinhận xét của ông về khoảng 100 công án thiền do Thiền sư Tuyết Đậu Trùng Hiển thu thập, trong đó mỗi công án đã có một lời ca ngợi, đã làm cho Bích Nham Lục trở thành một trong những tác phẩm chính của văn học Thiền và một trong những phương tiện đào tạohiệu quả nhất—Hakuin, the great renewer of Linn-Chih Zen in Japan, was in the lineage of transmission stemming from Yuan-Wu. Yuan-Wu himself is known primarily as the editor of the Pi-Yen-Lu, together with the Wu-Men-Kuan, one of the best known koan collections. His instructions, incidental remarks, and explanations on the hundred koans collected and provided with praises by Master Ch'ung-Hsien make the Pi-Yen-Lu one of the greatest works of Zen literature and one of the most helpful for training students. 
* Ông thị tịch vào năm 1769—He died in 1769 A.D.

35. Harada Roshi Daiun Sogaku (1870-1961): Một trong những Thiền sư nổi tiếng trong thời cận đại của Nhật Bản, mà giáo thuyết của ngài có ảnh hưởng sâu rộngTây phương do những nỗ lực của các đồ đệ và vị Pháp tử của ngài là Hakuun Ryoko Yasutani—One of the most prominent Zen masters of modern Japan, whose teachings became widely influential in the West due to the efforts of his students and dharma-successor (Hassu), Hakuun Ryoko Yasutani. 

36. Ananda Metteyya (1872-): Pháp danh của Charles Allen Bennett McGregor, một vị sư Anh đi tiên phong trong việc sáng lập ra Hội Phật Giáo Quốc Tế. Sau khi đọc tập thơ “Ánh Sáng Á Châu” của Sir Arnold Edwin, ông du hành sang Sri Lanka và sau đó thọ giới Sa Di tại Miến Điện năm 1901 và trở thành Tỳ Kheo theo Phật giáo Nguyên Thủy vào năm 1902 ông sáng lập ra Hội Phật Giáo Quốc Tế vào năm 1903—Ananda Metteyya is the Buddha name of Charles Allen Bennett McGregor, a pioneering British Bhikkhu who founded the International Buddhist Society. After reading Sir Arnold Edwin’s “The Light of Asia,” he traveled to Sri Lanka and fter that received the novie monk’s ordination in Burma in 1901 and became a fully ordained Theravada monk in the following year. He founded the International Buddhist Society (Buddhasasana Samagama) in 1903. 

37. Tupden Gyatso (1876-1933): Vị Lạt Ma thứ 13 của Phật giáo Tây Tạng. Ngài sanh ra trong một gia đình nông dân và vào năm 1878 ngài được chính thức thừa nhậntái sanh của Lạt Ma Trinle Gyatso, vị Lạt Ma đời thứ 12, người đã viên tịch vào năm 1875. Dưới triều đại của ngài, đất nước Tây tạng đã trải qua nhiều biến loạn vì những thế lực từ bên ngoài. Trước tiên là lực lượng của đoàn viễn chinh Anh do Đại Tá Colonel Francis Younhusband chỉ huy, xâm nhập vào Tây Tạng với chủ ý trao đổi thương mại. Sau cuộc chạm trán yếu ớt với quân đội lạc hậu Tây Tạng, quân Anh đã giết chết hàng chục lính Tây Tạng. Sau trận binh biến nầy, quân Anh đã tiến về thủ đô Lhasa, tại đây họ buộc chính quyền Tây Tạng phải ký với họ một thương ước. Điều nầy cho thấy sự yếu kém của quân đội Tây Tạng và khiến cho Lạt Ma Tupden Gyatso nhanh chóng cố gắng canh tân hóa quân đội và một số cải cách khác. Tuy nhiên, sau khi ngài viên tịch, những việc làm vội vã nầy của ngài đã khiến một số tự viện cảm thấy bị đe dọa vì chúng va chạm trực tiếp đến quyền lực của họ. Trong khi Trung Quốc hãy còn đang quằn quại trong cuộc nội chiến thì ngài đã cảnh cáo rằng sau nầy nước láng giềng khổng lồ nầy có thể nhận chìm đất nước Tây Tạnggieo rắc khổ đau triền miên cho dân tộc nầy. Sự tiên đoán của ngài đã thành sự thật vào thập niên 1950s khi quân đội Giải Phóng Trung Hoa xâm chiếm và sáp nhập Tây Tạng vào Trung Quốc, khiến cho khoảng 1 triệu 200 ngàn người thiệt mạng trong những thập niên kế tiếp—The thirteenth Dalai Lama, who was born into a peasant family and officially recognized in 1878 as a reincarnation of Trinle Gyatso, the twelfth Dalai Lama who died in 1875. His reign was a time of increasing turmoil for Tibet, mainly due to external forces. The first of these was a British expedition led by Colonel Francis Younhusband, which entered Tibet with the intention of opening it to trade. After encountering resistance from poorly armed Tibetans, the soldiers of the expedition opened fire, killing scores of Tibetans. After this altercation they marched unopposed to Lhasa, where they forced the government to sign a trade treaty. This highlighted the military weakness of Tibet and prompted the Dalai Lama to attempt to modernize Tibet’s army and to institute a number of other reforms. These were, however, scuttled by the monasteries and the aristocracy after he died, because they feared that reforms might threaten their power. China was in the throes of civil war, and he warned in a prophetic statement that Tibet’s huge neighbor stood poised to engulf it, which would lead to immense suffering. The fulfillment of the prophecy came in the 1950s, when the People’s Liberation Army invaded and annexed Tibet, leading to an estimated 1.2 million deaths in the following decades.

38. Nyanatiloka (1878-1957): Tên thật của ông là Anton Walter Florus Gueth, xuất thân từ một gia đình Thiên chúa giáo. Ông là một nhạc sĩ dương cầm đại tài, người đã cải sang đạo Phật sau khi du hành sang Ấn Độ. Trong một chuyến du hành sang Tích Lan, ông đã tiếp xúc với Phật giáo, sau đó ông sang Miến điện xuất gia tu học. Ông đã trở thành một trong những học giả Ba Li nổi tiếng. Ông thọ đại giới như là một vị sư Theravada tại Miến Điện vào năm 1903, và vào năm 1911 ông trở lại Sri Lanka, tại đây ông xây dựng một chỗ ở của người ẩn sĩtu tập tại đó. Những dịch phẩm của ông gồm có: Milindapanha, Anguttara-nikaya và Vasuddhi-Magga. Ông cũng viết một số sách, trong đó có “Luận Tạng” và “Con Đường Giải Thoát,” nhiều sách giáo khoa và một bộ Tự Điển Phật giáo—Anton Walter Florus Gueth, came from a Catholic family. He was a German violin virtuouso who converted to Buddhism after traveling to India, Sri Lanka and Burma. During a trip to Sri Lanka, he came in contact with Buddhism. He then went to Burma where he entered the Buddhism monastery. He became one of the most important Pali scholar. He was ordained as a Theravada monk in Burma in 1903, and in 1911 he returned to Sri Lanka, where he founded a hermitage. Among his works of translation: Milindapanha, Aguttara-nikaya và Vasuddhi-Magga. He also wrote or composed a number of books, including “Guide through the Abhidharma Pitaka” and “Path to Deliverance,” many doctrinal works and a Buddhist Dictionary. 

39. Yasutani Roshi, Hakuun Ryoko (1885-1973): Thiền sư Nhật Bảnảnh hưởng lớn trong thời cận đại, người đã xuất gia với một ngôi chùa thuộc phái Tào Động năm 13 tuổi và sau này theo học với một giảng sư đại học, sau đó ông cũng trở thành giảng sư ở Kyoto trong 16 năm. Năm 30 tuổi ông lập gia đình và có 5 con. Năm 40 tuổi ông bắt đầu thiền tập với Thiền sư Sogaku Harada, ít lâu sau đó ông chứng ngộ trong khi đang tập trung vào công án “Vô.” Vào năm 50 tuổi, ông được Thiền sư Harada ấn chứng, và sau này trở thành pháp tử. Là thầy dạy thiền, ông nhấn mạnh đến việc tọa thiềntu tập công án. Từ năm 1962 đến năm 1969 ông viếng thăm Mỹ quốc và sau đó du hành sang Anh quốc, Đức quốc và Pháp quốc. Ông là người viết rất nhiều sách, và nổi tiếng về những bài luận về những bộ sư tập công án, bao gồm bộ Vô Môn Quan, Bích Nham LụcThong Dong Lục—Influential modern Japanese Zen master who entered a Soto temple at the age of thirteen and later studied at a teachers’ college, after which he became a school teacher in Kyoto for sixteen years. He married at thirty and had five children. At forty, he began meditation training with Sogaku Harada Roshi, and became a temple priest at Hosshin-di, where he soon experienced awakening while concentrating on the “Wu” koan. At fifty-eight, he received a certification of awakening from Harada Roshi, and later became his dharma-successor (Hassu). As a teacher he emphasized both Shikantaza (just sitting) and Koan training. From 1962 to 1969, he visited the United States of America, and subsequently traveled to England, Germany, and France. He was a prolific writer (người viết nhiều), best known for his commentaries on several of the great koan collections, including the Wu-Men-Kuan, Pi-Yen-Lu, and Ts’ung-Jung Lu (Thong Dong Lục). 

40. Shibayama Zenkai (1894-1975): Một trong những Thiền sư rất có ảnh hưởng trong thời cận đại của Nhật Bản. Ông thuộc truyền thống Lâm Tế. Ông thọ giới cụ túc năm mới 14 tuổi, năm 20 tuổi ông vào tu viện Nanzen-ji ở Kyoto, tu tập trong vòng 10 năm tại đây và cuối cùng nhận được ấn chứng xác nhận của thầy mình là Thiền sư Bukai Kono. Ông là giáo sư tại các trường Đại Học Otami và Hanazono, và từ năm 1946 đến năm 1967 ông trụ trì chùa Nanzen-di. Năm 1959 ông được bổ nhiệm Pháp Chủ của dòng truyền thừa Nanzen-di, thuộc trường phái Lâm Tế Nhật Bản, một trường phái lớn có trên 500 tự viện trên khắp cả xứ Nhật Bản. Ông nổi tiếng nhất với Tây phương nhờ hai quyển sách đã được dịch sang Anh ngữ: “Thiền Luận về Vô Môn Quan”, liên quan tới những công án và “Cành Hoa Không Biết Nói,” một sưu tập các tiểu luận về Thiền—One of the most influential Zen masters (Roshi) of modern Japan. He belonged to the Rinzai tradition. He was ordained as a monk at the age of fourteen. At the age of twenty, he entered the Nanzen-ji monastery in Kyoto. There he underwent training for ten years and finally received the seal of confirmation from Master Bukai Kono. He was a professor at Otami University and Hanazono University, and from 1946 to 1967 was abbot of Nanzen-Di. In 1959 he was appointed head or Dharma President of the entire Nanzen-Di Tradition, belongs to the Japanese Rinzai Zen, which has more than 500 monasteries throughout the country. He is best known in the West for two books that were translated into English, “Zen Comments on the Mumonkan,” on koans and “A Flower Does Not Talk,” a collection of Zen essays.

41. Jamyang Khyentse Chogi Lodro (1896-1969): Một trong những vị thầy hàng đầu của phong trào Rime của miền Đông Tây Tạng, công nhận sự tái sanh của Jamyang Khyentse Wangpo. Nhiều vị Lạt Ma hàng đầu của Tây Tạng vào thế kỷ 20 là học trò của ngài, trong đó có các vị Dingo Khyentse Rinpoche, Kalu Rinpoche, và Sogal Rinpoche--One of the leading masters of the Ris Med (Rime) movement in Eastern Tibet, recognized as the activity reincarnation of “Jam cbyangs mkhyen brtse dbang po” (Jamyang Khyentse Wangpo 1820-1892). Many of the leading Tibetan lamas of the twentieth century were his students, including Dingo Khyentse Rinpoche, Kalu Rinpoche, and Sogal Rinpoche.

42. Jamgon Kongtrul Lodro Taye: Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của Phật giáo Tây Tạng vào thế kỷ thứ 19, người đã sắp đặt cho việc thiết lập phong trào “Không Môn Phái,” tìm cách vượt qua chủ nghĩa môn phái bại liệt đang có ưu thế trong Phật giáo Tây Tạng thời đó. Ông sanh ra trong một gia đình theo truyền thống Bon-Po, và sau khi thọ giới ông theo học và nhận lễ quán đảnh với nhiều vị thầy từ nhiều truyền thống khác nhau. Chính mắt ông đã chứng kiến những hiệu quả tiêu cực của chủ nghĩa môn phái đang thịnh hành đương thời và ông đã tìm cách chống lại chủ nghĩa này bằng cách nhấn mạnh đến sự hòa hợp giữa các truyền thống khác nhau. Ông viết một số tác phẩm quan trọng, trong đó có quyển “Bách Khoa của Tất Cả Tri Thức” và một sư tập tuyển chọn về kinh văn Mật chúchủ đề “Kho Tàng Mật Chú.”—One of the most influential figures of nineteenth-century Tibetan Buddhism, who was instrumental in establishing the “Non-Sectarian” (Ris Med) movement, which sought to overcome the paralyzing sectariansim that pervaded Tibetan Buddhism at the time. He was born into a Bon po family, and after taking monastic ordination he studied with, and received initiation from, a wide variety of teachers from different traditions, He witnessed first hand the negative effects of the prevailing sectarianism of the time and sought to combat it by emphasizing the harmony of different Buddhist traditions. He wrote a number of important works, including his Encyclopedia of All Knowledge (Shes bya kun khyab) and an electic collection of tantric texts entitled Treasury of Secret Mantra (gDams ngag mdzod). 

43. Jetsun Dampa Hutukhtu (tib): Vị Lạt Ma tái sanh chính của Phật giáo Mông Cổ. Vị đầu tiên là Odur Gegen, tu viện của ông là Erdini Juu, Khutukhtu là từ ngữ Mông Cổ tương đương với “Cao thượng” và “khôn ngoan.” Trụ sở của truyền thống của những vị Lạt Ma này ở Da Khuree, mà bây giờ là Ullan Bator. Vị truyền thừa thứ 8 thị tịch năm 1924 sau khi phục vụ trong chính phủ độc lập lâm thời của Mông Cổ sau khi thu hồi nền độc lập từ tay của người Trung Hoa, nhưng khi chế độ Cộng Sản tái thiết lập sự kiểm soát thì dòng truyền thừa này bị ngăn cấm, và như vậy hiện tại không có người kế vị được công nhận chính thức trên đất Mông Cổ. Dù vậy, vào năm 1991 Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 công khai tuyên bố Jambel NamdrolChogi Gyeltsen là truyền thừa thứ chín của truyền thống. Vị này được sanh ra trên đất Tây Tạng và theo học với 4 trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng trước khi đào thoát khỏi Tây Tạng theo sau cuộc xâm lăng và sáp nhập Tây Tạng vào Trung Quốc vào năm 1959. Thân phận của ông như là vị truyền thừa “rJe btsun giam pa” không được chính thức công bố cho đến sau ngày chế độ Sô Viết sụp đổ. Mông Cổ Thánh Liệt Truyện, một tác phẩm Trung Hoa có nhan đề “Meng-ku I-sheh,” truy ngược trở về 15 lần tái sanh trước Odur Gegen và tuyên bố rằng dòng tái sanh đầu tiên đã sống trong thời Phật còn tại thế. Dòng thứ 15 là nhà sử học vĩ đại của Tây Tạng Taranatha. Việc nhận ra Odur Gegen như là vị tái sanh của Taranatha được Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 5, là ngài Ngawang Losang Gyatso tường thuật đầu tiên—The major reicarnate lama of Mongolian Buddhism. The first was Odur Gegen (1635-1723), whose monastic seat was Erdini Juu. Khutukhtu is the Mongolian equivalent “noble” or “wise.” The traditional seat of these lamas was Da Khuree, now known as Ullan Bator. The eighth member of the lineage died in 1924 after serving as the country’s temporal ruler following Mongolian independence from China, but when the Communists re-established control the lineage was banned, and so there is currently no officially recognized successor in Mongolia. Despite this, in 1991 the fourteenth Dalai Lama publicly announced that Jambel Namdrol Chogi Gyeltsen (1929 -) is the ninth member of the lineage. He was born in Lhasa and studied with teachers from all four of the main orders of Tibetan Buddhism prior to fleeing the country in 1959 following the Chinese invasion and annexation of Tibet. His identity as the “rJe btsun giam pa” was not officially announced until after the fall of the Soviet Union. Mongolian hagiography (Thánh Nhân Liệt Truyện), for example in a Chinese work entitled “Meng-ku I-sheh,” which traces the lineage back through fifteenth incarnations prior to Odur Gegen and claims that the first of the series lived during the time of Sakyamuni Buddha. The fifteenth was the great Tibetan historian Taranatha (1575-1634). The identification of Odur Gegen as the reincarnation of Taranatha was reported first made by the fifth Dalai Lama, Ngawang Losang Gyatso (1617-1682). 

44. Govinda, Lama Anagarika (E. L. Hoffmann 1898-1985): Một vị Phật tử người Đức, người đã thọ giới tại Miến Điện vào năm 1929. Vào năm 1931, ông du hành sang Darjeeling, tại đây ông rất thích thú với Phật giáo Tây Tạng và nhận lễ quán đảnh với trường phái Drukpa Kagyupa. Ông tự xem mình thuộc truyền thống “Không có giáo quyền.” Những tác phẩm của ông có ảnh hưởng lớn với người Tây phương, đặc biệttác phẩm “Cơ Sở Về Những Huyền Bí Tây Tạng” và quyển tiểu sử của ông nhan đề “Đường Mây Trắng.”—A German Buddhist who received Anagarika ordiantion in Burma in 1929. In 1931 he traveled to Darjeeling, where he became interested in Tibetan Buddhism and received initiation in the Drukpa Kagyupa order. He saw himself as belonging to the “Non-Sectarian” (Ris Med) tradition. His many writings had a wide influence on Western people, particularly “The Foundation of Tibetan Mysticism” and his autobiographical work “Way of the White Clouds.”

45. Mahasi Sayadaw (1904-1982): Một vị Tăng người Miến Điện và là thiền sưcứu cánh khác biệt với truyền thống thiền định của trường phái Phật giáo Theravada bằng cách pha chế với tiêu chuẩn sơ bộ của “thiền chỉ” và thay vì dạy thiền sinh thực tập thiền minh sát một cách mạnh mẽ trong những thời kỳ kéo dài của thiền thất. Trong hệ thống của ông ta, hành giả đặt tên cho những kinh nghiệm trực tiếp của họ một cách cẩn thậntu tập “chánh định trong nhất thời,” trong đó họ luôn tỉnh thức những hiện tượng nhất thời khởi lên. Ông cũng làm khác với dòng chánh Theravada bằng cách coi nhẹ những nghi thức, hồi hướng công đức, và những biểu hiện phổ thông khác của Phật giáo Nguyên Thủy, bằng cách khuyến tấn người tại gia thực tập thiền định cũng như người xuất gia—A Burmese monk and meditation teacher whose approach diverged from the traditional meditative program in Theravada Buddhism by dispensing with the standard preliminaries of “Samatha” and instead teaching his students to practice insight meditation (vipassana) intensively during extended periods of meditative retreat. In his system, meditators learn to label their immediate experiences carefully and cultivate “momentary concentration,” in which they always become aware of the arising of momentary phenomena. He also differed from mainstream Theravada by de-emphasizing ritual, merit-making, and other popular aspects of Theravada Buddhism, and by encouraging laypeople to practice meditation as much as monks do. 

46. Dudjom Rinpoche Jikdrel Yeshe Dorje (1904-1987): Một vị Lạt Ma tái sanh thuộc dòng Nyingmapa trong Phật giáo Tây Tạng, được công nhậntái sanh của Lạt Ma. Ông thuộc dòng truyền thừa Mindroling, nhưng theo học với nhiều vị thầy khác nhau. Ông nổi tiếng về cả hai, một vị thầy Đại Toàn Thiện và một vị Thầy Khám Phá ra kho bảo châu. Ông đứng đầu truyền thống Nyingmapa cho đến khi thị tịch—A reincarnate lama of the Nyingmapa order of Tibetan Buddhism, recognized as the reincarnation of Dudjong Lingpa (1835-1904). He belonged to the Mindroling lineage, but studied with many different teachers. He was renowned both as a dzogchen (great perfection) master and as a “treasure discoverer.” Until his death he was the head of the Nyingmapa order. 

47. Nanamoli Bhikkhu (1905-1960): Một nhà sư Phật Giáo Nguyên Thủy thọ giới Tỳ Kheo vào năm 1950 tại Tích Lan. Ông đã phiên dịch nhiều tác phẩm quan trọng từ tiếng Pali sang tiếng Anh bao gồm bộ Thanh Tịnh Đạo của Buddhaghosa—Osbert Moore, a British Theravada monk who was ordained in 1950 in Sri Lanka. He translated a number of important Pali works into English, including Buddhaghosa’s Visuddhimagga or the Path of Purification. 

48. Kalu Rinpoche (1905-1989): Vị Lạt Ma tái sanh của truyền thống Karma Kagyupa trong Phật giáo Tây Tạng, được công nhậnhóa thân của Jamgon Kongtrul. Ông thọ giới vào năm 13 tuổi với Situ Rinpoche Karma Rangjung Gunkyab đời thứ 11. Ba năm sau đó, ông bắt đầu một cuộc nhập thất ba năm, ba tháng, ba ngày, và trong 13 năm sau cuộc nhập thất đó ông tu tập du già. Danh tiếng thiền sư của ông ngày càng lớn mạnh, và ông được bổ nhậm làm thiền sư tại Tu Viện Pelpung. Năm 1962 ông rời Tây tạng và định cư tại Sonada, miền tây Bengal. Từ năm 1971 đế 1981 ông du hành một cách rộng rãithành lập nhiều trung tâm thiền trên đất Mỹ và Âu Châu. Ông là vị thầy Tây tạng đầu tiên hướng dẫn một nhóm thiền sinh Tây phương trong truyền thống ba năm nhập thất tại Pháp từ năm 1976 đến năm 1980—Reincarnate lama of the Karma Kagyupa lineage of Tibetan Buddhism, recognized as an “activity emanation” of Jamgon Kongtrul. He was ordained at age thirteen by the eleventh Situ Rinpoche Karma Rangjung Gunkyab. Three years later, he began a three-year, three-month, three-day retreat, and for the next thirteen years after that engaged in yogic practice. His fame as a meditator grew, and he was appointed meditation teacher at Pelpung Monastery. In 1962 he left Tibet and settled in Sonada in West Bengal. From 1971 to 1981 he traveled widely, and established meditation centers in the U.S.A., Canada, and Europe. He was the first Tibetan teacher to lead a group of Western students in the traditional three-year retreat in France from 1976 to 1980. 

49. Buddhadasa Bhikkhu (1906- 1993): Buddhadasa (là từ Phạn ngữ có nghĩa là Người tôi tớ của Đức Phật), một vị Tăng Thái Lan có ảnh hưởng lớn, năm 20 tuổi ông thọ giới với ý định chỉ làm Tăng trong vòng 3 tháng mùa an cư kiết hạ. Ông thấy rằng mình thích hợp với cuộc sống tự viện, và quyết định lưu lại với Tăng đoàn. Sau đó ông tu sáu năm như một du tăng trong rừng thẳm, trong thời gian đó ông tránh tiếp xúc với con người. Trong thập niên 1930s ông thành lập một viện tu khổ hạnh gọi là Mokkha-balarama (Vườn của Lực Giải Thoát), dựa trên 3 nguyên tắc: học, tu và dạy pháp. Ông đồng ý với đề nghị của trường phái Theravada là lột bỏ những thứ được xem như làm lệch lạc được bồi thêm vào Phật giáo. Ông nhấn mạnh đến những nguyên tắc cốt lõi của đạo Phật như tứ diệu đế, bát Thánh đạo, vô ngã, nhân duyên. Trong số những luận đề đang trong vòng tranh cãi của ông là vì ông tranh luận rằng sự tái sinh không phải là giáo thuyết cốt lõi của tư tưởngtu tập Phật giáo nên việc loại bỏ nó cũng không mất bất cứ phần thiết yếu nào—Buddhadasa (a Sanskrit term which means Servant of the Buddha), an influential Thai Buddhist monk who at age twenty-one took ordination, intending to be a monk only during the three month rainy season retreat. He found that the monastic lifestyle agreed with him, however, and decided to remain in the Sangha. He subsequently spent six years as a forest monk during which time he attempted to avoid human contact. In the 1930s he founded a small hermitage called Suan Mokkha-balarama (Garden of the Power of Liberation), which was based on three core principles: study, practice, and dharma teaching. He agreed the Theravada establishment by proposing to strip Buddhism of what he considered to be distorting accretions. He emphasized such core principles as the four noble truths, the eightfold noble path, selfishness, and dependent arising. Among his more controversial theses is his contention that the doctrine of rebirth is not a core tenet of Buddhism and that Buddhist thought and practice could dispose of it without losing anything essential. 

50. Rahula, Walpola (1907-1997): Vị Tăng người Tích Lan, theo hệ phái Theravada, cũng là một học giả nổi tiếng, người đã viết một số bài và sách có ảnh hưởng lớn đối với Phật giáo, kể việc ông đã giới thiệu Phật giáo qua quan điểm của hệ phái Theravada, qua quyển “Những Lời Phật Dạy.” Trong thập niên 1950s, ông làm cho viện nghiên cứu tại Đại Học Sorborne, nơi ông làm việc chủ yếu về kinh điển Đại Thừa, và vào năm 1966 ông trở thành Phó Viện trưởng viện Đại Học Vidyodaya ở Sri Lanka. Sau đó ông trở thành Viện trưởng Viện Đại Học Kelaniya cũng tại Sri Lanka. Trong những thập niên 1980s và 1990s ông khởi phát những vấn đề tranh cãi bằng cách hối thúc những Tăng sĩ Phật giáo trả lại thệ nguyện (không sát sanh) để gia nhập quân đội chống lại lực lượng quân sự của Hổ Tamil—Sri Lankan Theravada monk, renowned as a scholar, who wrote a number of influential books and articles, including an introduction to Buddhism from a Theravada perspective, entitled “What the Buddha Taught.” During the 1950s, he was a research fellow at Sorborne, where he worked mainly on Mahayana texts, and in 1966 he became vice-chancellor of Vidyodaya University in Sri Lanka. He later served as chancellor of Kelaniya University. During the 1980s and 1990s he generated some controversy by urging Buddhist monks to give back their vows in order to join the government’s war against Tamil militants. 

51. Nakagawa Soen Roshi (1908-1983): Thiền sư Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế, pháp tử của Yamamoto Gempo Roshi, người có ảnh hưởng về Thiền cho cả Nhật BảnTây phương. Ông đã lần đầu tiên du hành sang Mỹ vào năm 1949, đưa đến việc sáng lập Hội Thiền Học ở Nữu Ước vào năm 1965—Japanese Zen master of the Rinzai tradition, dharma-successor (Hassu) of Yamamoto Gempo Roshi (1865-1901), who was influential in both Japanese and Western Zen. He made his first visit to the U.S.A. in 1949, which led to the founding of the Zen Studies Society in New York in 1965.

52. Kusan Sunim (1909-1981): Một Thiền sư Triều Tiên, sanh tại Namwon trong một gia đình nông dân. Vào tuổi 26 ông trì chú Phật giáo trong khi đang bệnh hoạn, và khi lành bệnh ông quyết định xuất gia làm Tăng. Ông theo học với sư Hyobong Sunin tại chùa Songgwangsa, và vào tuổi 31, ông thọ đại giới tại Tongdosa. Từ năm 1962 đến năm 1966 ông trụ trì chùa Tonghwasa, và năm 1967 ông sáng lập Trung Tâm Thiền Định Quốc Tế Bul-il tại Songgwangsa được xem như là một nơi cho nhiều người ngoại quốc đến thực tập thiền. Ông là một trong những thiền sưảnh hưởng nhất vào thế kỷ 20, và có ảnh hưởng đáng kể với trường phái Chogye. Ông được đặc biệt biết đếnqua việc ông nhấn mạnh đến sự thiết yếu của thiền tập và xem việc học kinh là hàng quan trọng thứ yếu thứ hai. Những sách của ông gồm bộ “Con Đường Của Thiền Tông Đại HànCửu Sơn.”—A famous Korean Son monk, born in Namwon to a farming family. At the age of twenty-six he chanted Buddhist Mantras during a period of illness, and when he was cured decided to become a monk. He studied under Hyobong Sunin at Songgwangsa, and at the age of thirty-one received monastic ordination at Tongdosa. From 1962 to 1966 he served as an abbot of Tonghwasa, and in 1967 he founded the Bul-il International Meditation Center at Songgwangsa as a place for foreigners to practice meditation. He was one of the most influential Son masters of the twentieth century, and had a significant impact on the Chogye Order. He is particularly known for emphasizing the centrality of meditative practice and considering study of scriptures to be of secondary importance. His books include “The Way of Korean Zen and Nine Mountains.” 

53. Dingo Khyentse Rinpoche (1910-1991): Một vị Lạt Ma tái sanh theo truyền thống Nyingmapa của Phật giáo Tây Tạng và vị thầy Dzogchen có ảnh hưởng nhất vào thời cận đại. Người ta xem ông như là người thể hiện tâm của Jamyang Khyentse Wangpo, ông đã trải qua trên 20 năm ẩn cư trong thiền thất và viết một số sách chỉ nam và bình luận về thiền rất có ảnh hưởng trong Phật giáo—A reincarnate Lama of the Nyingmapa order of Tibetan Buddhism and one of the most influential Dzogchen masters of modern times. Considered to be a mind emanation of Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892), he spent over twenty years in meditative retreat and wrote several influential meditation mannuals and commentaries. 

54. Rampa, T. Lobsang (1910-1981): Con trai của một thợ ống nước người Anh người đã tuyên bố là đã bị ám bởi một vị Lạt Ma Tây tạngtiếp theo sau đó chuyển hóa thành một người Tây Tạng. Ông nổi tiếng nhất nhờ quyển “Con Mắt Thứ Ba,” trong đó ông nói về tiểu sử của chính mình. Quyển sách bị bác bỏ bởi những nhà Tây Tạng Học cho rằng đó là một sự lừa gạt kỳ quái, nhưng quyển sách ấy vẫn tiếp tục lan truyền một cách rộng rải—Son of a British plumber who claimed to have been possessed by a Tibetan lama and subsequently transformed into a Tibetan. He is best-known for his book “The Third Eye,” which he claims to be his autobiography. It has been denounced by Tibetologists as a bizarre hoax, but continues to be widely popular. 

55. Chah Achann (1918- 1992): Tên của một vị Thầy dạy Thiền người Thái, thuộc truyền thống sơn Tăng. Ông sanh ra trong một ngôi làng ở vùng quê thuộc miền Đông Bắc Thái Lan, thọ cụ túc giới ở tuổi 20 sau khi học Thiền với một số vị thầy. Trong mấy năm trời ông theo đuổi cuộc sống của một du Tăng khổ hạnh, ngủ trong rừng, trong hang và nghĩa địa. Cuối cùng ông trụ lại trong một ngôi ẩn thất gần nơi ông sanh ra, và một tự viện lớn tên là Wat Pah Pong được dựng lên tại đó vì ông đã thu hút rất nhiều đệ tử. Vào năm 1975, tự viện này được chỉ địnhtrung tâm huấn luyện Thiền cho người Tây phương và được đặt tên là Wat Pah Nanachat, và từ lúc đó có một số thầy có ảnh hưởng đến Phật giáo Tây phương đã theo học Thiền tại đây. Năm 1979, chi nhánh đầu tiên trong số những chi nhánh ở Âu Châu được một đại đệ tử người Tây phương của ông thiết lập tại Sussex, Anh Cát Lợi, trong số các vị này có Ajahn Sumedho, người trở thành vị trưởng lão tại tự viện Amaravati ở Anh. Ngày nay có nhiều chi nhánh ở các xứ Âu Châu khác, cũng như ở Úc Châu và Tân Tây Lan—Name of a Thai meditation teacher who belonged to the forest monk tradition. Born in a rural village in northeast Thailand, he received Bhikshu ordination at the age of twenty, after which he studied meditation with a number of teachers. For several years he pursued an ascetic lifestyle, sleeping in foresrs, caves, and cremation grounds. Eventually he settled in a forest hermitage near his birthplace, and a large monastery named Wat Pah Pong grew there as he attracted followers. In 1975 it was designated as a special training center for Westerners and named Wat Pah Nanachat, and since that time a number of influential Western Buddhist teachers have studied there. In 1979 the first of several European branch monasteries were established in Sussex, England by his senior Western disciples, among them Ajahn Sumedho, who became the senior monk at Amaravati Buddhist Monastery in England. Today there are branch monasteries in other European countries, as well as in Australia and New Zealand. 

56. Rapten, Geshe (1920-1986): Vị Lạt Ma Tây Tạng, người gia nhập Đại Học Tu Viện Sera ở tuổi 15, đào tỵ sang Ấn Độ vào năm 1959, và năm 1963 được trao bằng “geshe lharampa.” Năm 1974 ngài du hành sang Âu Châu, và năm 1975 ngài trụ trì tu viện Gelukpa ở Rikon. Năm 1974 ngài cũng sáng lập Trung Tâm Cao Học Tây Tạng Tharpa Choeling trong núi Pèlerin, gần Lausanne, Thụy Sĩ—Tibetan lama who entered Sera Monastic university at the age of fifteen, fled to India in 1959, and in 1963 was awarded the degree of “geshe lharampa,” In 1974 he made the first trip to Europe, and in 1975 became abbot of a Gelukpa monastery at Rikon. In 1974 he also founded the Tharpa Choeling Center for Higher Tibetan Studies at Mount Pèlerin, near Lausanne, Switzerland.

57. Sùng Sơn Hạnh Nguyện—Seung Sahn Sunin: Một vị Thiền Tăng Triều Tiên, thọ giới năm 1948, sau đó ông đã lui về ẩn cư để chỉ dành thì giờ cho việc tu tập thiền định một cách mạnh mẻ. Trong thời gian chiến tranh Triều Tiên, ông phục vụ trong quân đội 5 năm, sau đó lại lui về đời sống tu viện. Ông là vị thầy người Triều Tiên đầu tiên dạy Thiền tại Hoa Kỳ. Năm 1972 ông du hành sang Hoa Kỳ, và làm việc trong một tiệm giặt ở Providence, RI, nhưng bắt đầu thu hút một nhóm đồ đệ. Ông thành lập Trung Tâm Thiền Providence, mà bây giờ có nhiều chi nhánh trong khắp cả xứ. Ông đã viết vài cuốn sách, bao gồm cuốn “Thi Ca Thiền” và “Tro Rơi Trên Thân Phật.” Tro Rơi Trên Thân Phật là sưu tập những cuộc đối thoại, những câu chuyện, những cuộc tham vấn Thiền, Pháp thoại, và thư tín của Thiền Sư Sùng Sơn Hạnh Nguyện. Những lời nói của ông khởi lên do hoàn cảnh khởi lên. Theo Thiền Sư Sùng Sơn, tất cả những kinh nghiệm, bên ngoài và bên trong đều trở thành một. Đó là tâm Thiền. Bản lai tự tánh không có sự đối nghịch, lời nóichữ viết không cần thiết. Không suy nghĩ, tất cả mọi vật rất chính xác như chúng đang là. Chân lý tức Như Thị. Phần lớn người ta có cái nhìn sai về thế giới. Người ta không thấy thế giới như chính nó, họ không thấu đạt Chân lý. Cái gì tốt, cái gì xấu? Ai tạo ra tốt xấu? Người ta chấp chặt về những kiến giải của mình với tất cả sự liều lĩnh. Nhưng mọi kiến giải đều khác nhau. Làm sao bạn có thể nói rằng kiến giải của bạn là đúng, còn của người khác là sai? Đây chỉ là hư vọng mà thôi! Nếu muốn hiểu chân lý, bạn phải buông bỏ vị tríđiều kiện cũng như những kiến giải của bạn. Rồi thì tâm bạn sẽ hiện ra trước suy nghĩ. Tâm trước khi suy nghĩ là tâm trong sáng. Tâm trong sáng không bên trong, không bên ngoài. Đó là “như thị.” Như Thị chính là chân lý.”—Korean Son monk, ordained in 1948, following which he began an intensive meditation retreat. During the Korean war he served in the army for five years, following which he returned to the monastic life. He was the first Korean master to teach Zen in America. In 1972, he traveled to the United States of America, and at first worked in a laundry in Providence, Rhode Islands, but began to attract a group of students. He founded the Providence Zen Center, which now has affiliated centers around the country. He has written several books, including “Bone of Space: Zen Poems and Dropping Ashes on the Buddha. Dropping Ashes on the Buddha is a collection of Seung Sahn Sunin’s teaching in America, including dialogues, stories, formal Zen interviews, Dharma speeches, and letters. The words arise as situations arise. According to Seung Sahn Sunin, in all of our experiences, outside and inside have become one. This is Zen mind. Original nature has no opposites. Speech and words are not necessary. Without thinking, all things are exactly as they are. The truth is just like this. Most people have a deluded view of the world. They don’t see it as it is; they don’t understand the truth. What is good, what is bad? Who makes good, who makes bad? They cling to their opinions with their might. But everybody’s opinion is different. How can you say that your opinion is correct and somebody else’s is wrong? This is only a delusion! If you want to understand the truth, you must let go of your situation, your condition, as well as all your opinions. Then, your mind will be one ‘before thinking.’ Mind ‘before thinking’ is a clear mind. Clear mind has no inside and no outside. It is just like this. “Just like this” is the truth.”

58. Bakhin: Một Thiền sư tại gia người Miến Điện, cả đời ông làm về kế toán tài chánh, từ năm 1948 đến năm 1953 ông đã làm Trưởng Phòng Kế Toán Tài Chánh. Ông đã khai triển một phương pháp thực tập thiền “Minh Sát” nhấn mạnh đến sự thiền hành sâu sắc nơi ẩn dật và xem nhẹ tầm quan trọng của kiến thức về lý thuyết. Phương thức hành thiền của ông đã được xúc tiến bởi một số đệ tử, những người sau này trở thành những thiền sư nổi tiếng, chẳng hạn như S.N. Goenka, Ruth Dennison, và Robert Hover, vân vân—Burmese lay Buddhist meditation teacher, who worked for most of his life as an accountant and served as Accountant General of Burma from 1948 to 1953. He developed a method of “Vipassana” practice that emphasized intensive meditation retreats and downplayed the importance of theoretical knowledge. His style of meditation has been carried on by a number of his students who themselves became prominent meditation teachers, such as S.N. Goenka, Ruth Dennison, and Robert Hover, etc. 

59. Kiriyama, Seiyu (1921 -): Vị sáng lập ra tông phái Agonshu của Nhật Bản, tông phái này tuyên bố là đã nhận được giáo pháp thanh tịnhnguyên thủy Phật giáo đã được giảng dạy trong những kinh văn buổi sớm sủa nhất. Kiriyama xác nhận rằng chính ông đã nhận được nhãn năng của ngài Quán Thế Âm vào năm 1970, trong lúc ấy ông được dạy rằng trở ngại của hầu hết mọi người kể cả ông gây ra bởi những hành động xấu ác của người chết, những người gây tai họa cho người sống trừ phi nào những ác nghiệp ấy bị cắt đứt. Theo sau nhãn năng, ông thành lập một phong trào nhấn mạnh đến việc lễ bái ngài Quán Âm. Những đệ tử của ông cũng thường tham dự vào việc tu tập khổ hạnh được phác họa ra để cắt đứt ác nghiệp, cũng như tu tập thiền định, trì tụng kinh điển và đứng dưới thác nước để tự thanh lọc mình. Năm 1978 ông bắt đầu gọi tổ chức của ông là Agonshu, và tuyên bố rằng giáo thuyết và thực hành đều lấy từ trong Kinh A Hàm—Founder of Agonshu, a Japanese Buddhist sect that claim to have received pure and original Buddhism as taught in its earliest texts. Kiriyama asserts that he received a vision of Kannon (Avalokitesvara) in 1970, during which he was told the problems of most people, including himself, are caused by the malicious actions of the dead, who plague the living unless the karmic ties that allow them to do so are cut off. Subsequent to this vision, he founded a new movement that emphasized worship of Kannon. His followers also commonly engage in ascetic practices designed to cut off karma, as well as meditation, reciting Buddhist texts, and standing under waterfalls in order to cleanse themselves. In 1978 he began calling his organization Agonshu, claiming that its doctrines and practices derive from the Agamas. 

60. Khema, Ayya (1923-1997): Tỳ Kheo Ni người Do Thái sanh tại Đức quốc, bà đã viết một số sách Phật giáo, phổ biến nhất là quyển “Being Nobody, Going Nowhere,” được giải thưởng Tưởng Niệm Christmas Humphreys. Bà là một trong những vị thầy thiền Tây phươngảnh hưởng lớn, bà đã từng dạy tại Hoa Kỳ, Úc, và Á Châu. Năm 1978 bà trở thành phụ tá của Tỳ Kheo Khantipalo tại Wat Buddhadhamma thuộc New South Wales, Úc Châu—German born Jewish nun who wrote a number of books on Buddhism, the most popular of which was “Being Nobody, Going Nowhere,” which received the Christmas Humphreys Memorial Award. She was one of the most influential Western meditation teachers, and taught courses in the U.S.A. , Australia, and Asia. In 1978 she became the assistant to Ven. Khantipalo at Wat Buddhadhamma in New South Wales. 

61. Rang’byung rigs pa’i rdo rje (1924-1981): Vị Gyelwa Karmapa đời thứ 16, người thầy trong Phật giáo Tây Tạngảnh hưởng lớn nhất vào thế kỷ 20. Ngài sanh ra tại Derge thuộc vùng Khans và được công nhậntái sanh của người thừa kế của ngài khi ngài hãy còn là một đứa bé nhờ vào một bức thư mà vị Gyelwa Karmapa đời thứ năm đã tiên đoán những hoàn cảnh tái sanh. Khi lên 7 tuổi thì ngài thọ giới với Tai Situ Rinpoche và Jamgon Kongtrul, và một năm sau đó ngài chính thức đăng quang tại Tu Viện Tsurpu, trụ sở của trường phái Karma Kagyupa ở Tây Tạng. Vào năm 1957, tiên đoán được tương lai tàn phá Tây Tạng của Trung Quốc nên ngài bắt đầu cho đồ đệ đi ra nước ngoài. Vào năm 1959 ngài rời Tây Tạng và định cư tại Sikkim, tại đó ngài sáng lập Tu Viện Rumtek, trở thành trụ sở chính của trường phái lưu vong. Năm 1974, ngài làm một cuộc du hành vòng quanh thế giới. Ngài đã giúp thành lập một số trung tâm Phật giáoTây phương, và được công nhận một cách rộng rãi là một vị Lạt Matừ tâm rộng nhất trong thời của ngài. Ngài qua đời vị bệnh ung thư tại bang Illinois, Hoa Kỳ. Ngài để lại một tổ chức từ thiện trải khắp thế giới với tổng số tiền quỹ lên đến 1.5 tỷ đô la. Vấn đề người kế vị của ngài đưa đến bạo động và những giọng điệu gay gắt giữa các đệ tử của ngài. Rinpoche T’ai Situ và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chính thức thừa nhận một ứng viên có tên là Urgyen Tinley, người đã đăng quang vào năm 1992, nhưng Rinpoche Shamar không chấp nhận việc đăng quang này và tranh luận rằng vị tái sanh chân chánh phải là Tenzin Khyentse, người đang trụ tại Viện Nalanda ở Tân Đề Li—The sixteenth Gyelwa Karmapa, who was one of the most influential Tibetan masters in Tibetan Buddhism in the twentieth century. He was born in the Derge region of Khans and was recognized as the reincarnation of his successor as a young child on the basis of a letter that had been written by the fifteenth Gyelwa Karmapa predicting the circumstances of his rebirth. At the age of seven he received ordination from Tai Situ Rinpoche and Jamgon Kongtrul, and one year later he was officially enthroned at Tsurpu Monastery, the seat of Karma Kagyupa order in Tibet. In 1957, anticipating the future devastation of Tibet by China, he began sending his followers out of the country. In 1959 he left Tibet and subsequently settled in Sikkim, where he founded Rumtek Monastery, which has become the headquarters of the order in exile. In 1974 he made a world tour, which attracted many followers from all over the world. He helped to found a number of Buddhist centers in the West and was widely recognized as one of the most charismatic lamas of his time. He died of cancer in Illinois, leaving behind a worldwide organization and a charitable trust worth an estimate $1.5 billion. The question of his successor has led to violence and acrimony among some of his followers. T’ai Situ Rinpoche and Dalai Lama have publicly endorsed a candidate named Urgyen Tinley (1958 -), who in 1992 was enthroned at mTshur phu, but Shamar Rinpoche rejects this enthronement and contends that the true reicarnation is Tenzin Khyentse (1982 -), who resides at the Nalanda Institute in New Deli. 

62. Kennett Roshi, Jiyu (1924 -): Thiền sư người Anh thuộc tông phái Tào Động, theo học tại tự viện Soji-di (Nhật Bản) với thầy Chisan Koho. Năm 1970 bà trở thành trụ trì của tu viện Shasta Abbey, bà cũng dạy tại đại học Berkeley ở California và nhiều trung tâm Thiền khác. Bà là người sáng lập Hội Phật Tử Quán Tưởng, bà cũng là tác giả của một số sách, gồm bộ “Sinh Thư” và “Người Phật Tử Tu Thiền Chuẩn Bị cái Chết Như Thế Nào.”—British born Soto Zen master who studied at Soji-di in Japan under Chisan Koho Zenji. In 1970 she became the abbot of Shasta Abbey, and she has also taught at the University of California at Berkeley, as well as numerous Zen centers. She is the founder of the Order of Buddhist Contemplatives and author of a number of books, including “The Book of Life,” and “How a Zen Buddhist Prepares for Death.” 

63. Katagiri Roshi, Dainin (1928 -): Một vị Thiền sư Nhật Bản thuộc dòng truyền thừa Eihei-di của tông Tào Động, người đã di chuyển sang Mỹ vào năm 1963 để dạy Thiền Tào Động tại Trung Tâm Soto Zen Mission ở Los Angeles. Về sau này ông giúp thành lập Trung Tâm Thiền San Francisco và Trung Tâm Thiền trên Núi Tassajara cũng tại california. Ông là một thiền sưảnh hưởng nhất ở Tây Phương và đã giáo huấn một số thiền sinh mà sau này cũng trở thành những thầy dạy thiền—A Japanese Zen master of the Eihei-di lineage of Soto, who in 1963 moved to the U.S.A. to teach at Zenshu-ji Soto Zen Mission in Los Angeles. He later helped to establish the San Francisco Zen Center and Tassajara Mountain Center in California. He has been one of the most influential Zen masters in the West and has trained a number of students who later became teachers themselves. 

64. Yeshe, Lama Tupden (1935-1984): Một vị sư người Tây Tạng, vị Lạt Ma thuộc truyền thống Gelukpa, theo học tại Tu viện Sera, tại đây ông đã theo học với giáo trình tiêu chuẩn cho đến khi ông đào thoát sang Népal vào năm 1959 sau khi Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng. Cùng với Lạt Ma Tupden Zopa, ông đã thiết lập Tu viện Kopan, như là một Thiền viện dành cho người Tây phương. Ông đã thu hút một số đông thiền sinh, và năm 1975 ông sáng lập Cơ Sở Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa, cơ sở này lớn mạnh và trở thành một tổ chức Phật giáo Tây Tạng lớn nhất trên thế giới, với 110 trung tâm khắp các nơi—A Tibetan monk, Gelukpa lama who studied at Sera Monastery, where he followed the standard scholastic curriculum until he fled to Nepal in 1959 following the Chinese invasion of Tibet. Together with Lama Tupden Zopa, he established Kopan Monastery as a meditation center for Westerners. He attracted a large number of students, and in 1975 founded the Foundation For The Preservation Of The Mahayana Tradition (FPMT), which has grown into one of the largest Tibetan Buddhist organization in the world, with 110 centers. 

65. Tai Situ Rinpoche: Một trong những dòng tái sanh chính của trường phái Karma Kagyupa của Phật giáo Tây Tạng. Vị Lạt Ma trong trường phái này được xem như bắt nguồn từ Đức Di Lặc. Vị thứ 12 của dòng truyền thừa là Bema Tonngak Nyingshe, sanh năm 1954 tại Beyul in Derge, miền Đông Tây Tạng. Ngài đã đăng quang vào lúc mới 18 tháng tuổi, và đào tỵ khỏi Tây Tạng vào lúc 6 tuổi theo sau cuộc xâm lăng Tây Tạng của Trung Hoa. Sau một thời bệnh hoạn, ngài đã định cư tại Tu Viện Rumtek ở Sikkim. Ngài du hành rất nhiều lần qua các xứ Tây phương, và năm 1984 ngài trở lại viếng thăm Tây Tạng—One of the main reicarnational lineages of the Karma Kagyupa order of Tibetan Buddhism. Lamas in this order are considered to be emanations (sự bắt nguồn từ) of Maitreya. The twelfth member of the series, Bema Tonngak Nyingshe, was born in 1954 in Beyul in Derge, eastern Tibet. He was enthroned at the age of eighteen months, and fled the country at the age of six following the Chinese invasion of Tibet. After a period of illness, he settled at Rumtek Monastery in Sikkim. He has traveled extensively in the Western countries, and in 1984 he visited Tibet.

66. Tarthang Tulku (1935 -): Vị tái sanh Lạt Ma đào tỵ khỏi Tây Tạng vào năm 1959. Ngài được bổ nhậm làm đạo sư về nghiên cứu của trường phái Nyingmapa tại Trung Tâm Viện Cao Học Tây Tạng ở Sarnath vào năm 1962. Ngài du hành sang Mỹ vào năm 1968 sau khi từ bỏ giới đã thọ tại tu viện, và sau đó thành lập Trung Tâm Thiền Định Nyingmapa, Học Viện Nyingmapa, và nhà xuất bản Nyingmapa, tất cả đều tọa lạc ở Berkeley, California, Mỹ quốc—A reincarnate Lama who fled Tibet in 1959. He was appointed by the Dalai Lama as a teacher of Nyingmapa studies at the Central Institute of Higher Tibetan Studies in Sarnath in 1962. He traveled to America in 1968 after giving up his monastic ordination, and subsequently established the Nyingma Meditation Center, the Nyingma Institute, and Dharma Publishing, all of which are located in Berkeley, California, U.S.A.. 

 67. Tenzin Gyatso (1935 -): Vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14, và là vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành ngoài Tây Tạng nhiều nhất. Ngài sanh ra tại một ngôi làng nhỏ ở miền Đông Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935, ngài được chính thức công nhận là vị tái sanh của vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 vào lúc ngài 6 tuổi. Năm 1959 ngài bị bắt buộc phải lìa bỏ quê hương để đào tỵ sau cuộc xâm lăng Tây tạng của Trung Quốc, ngài thành lập chính phủ lưu vong trong vùng đồi núi Dharamsala phía Bắc Ấn Độ. Năm 1989 ngài được trao tặng giải Nobel Hòa Bình cho những nỗ lực nhằm mang lại một giải pháp ôn hòa cho vấn đề Tây Tạng và trong những năm gần đây ngài trở thành một trong những nhà lý luậnảnh hưởng nhất về “Phật Giáo Nhập Thế.”—The fourteenth Dalai Lama, and the first to travel extensively outside Tibet. Born in a small village in eastern Tibet on July 6, 1935, he was officially recognized at the age of six as the reincarnation of Tupden Gyatso (1876-1933), the thirteenth Dalai Lama. Forced to flee his homeland in 1959 following the Chinese invasion of Tibet, he formed a government-in-exile in the north Indian hill station of Dharamsala. In 1989, he was awarded the Nobel Peace Prize in recognition of his efforts to bring about a peaceful solution to the “Tibet Question,” and, in recent years, he has emerged as one of the most influential theoreticians of “Engaged Buddhism.”

68. Trungpa Rinpoche, Chogyam (1940-1987): Vị Lạt Ma tái sanh trong trường phái Kagyupa của Phật giáo Tây Tạng, được công nhận năm 1941 như là vị Drungpa đời thứ 11. Ngài đào tỵ khỏi Tây Tạng vào năm 1959 theo sau cuộc xâm lăng Tây tạng của Trung quốc, và năm 1963 ngài được tặng học bổng tại trường Đại Học Oxford. Năm 1973 ngài du hành đến Mỹ châu, tại đây ngài thiết lập Hiệp Hội Vajradhatu (1973), sau này hội lớn mạnh và trở thành một trong những tổ chức Phật giáo lớn nhất tại Mỹ. Năm 1974 ngài sáng lập Hiệp Hội Na Lan Đà, và năm 1976 ngài nhường vai trò lãnh đạo lại cho Osel Tanzin (Thomas Rich). Ngài là tác giả của một số sách rất phổ cập, bao gồm các quyển “Cutting Through Spiritual Materialism,” và “Sambhala: Sacred Path of the Warrior.”—Reincarnate lama of the Kagyupa order of Tibetan Buddhism, recognized in 1941 as the eleventh Drungpa. He fled Tibet in 1959 following the Chinese invasion, and in 1963 he was awarded a fellowship to study at Oxford. In 1973 he traveled to America, where he established the Vajradhatu Foundation (1973), which later grew to be one of the largest Buddhist organizations in the country. In 1974 he founded the Nalanda Foundation, and in 1976 passed on the leadership of the organization to his “Vajra Regent” Osel Tanzin (Thomas Rich). He was the author of a number of popular books, including “Cutting Through Spiritual Materialism,” and “Sambhala: Sacred Path of the Warrior.” 

69. Tsomo, Karma Lekshe (1944 -): Tỳ Kheo Ni người Mỹ được thọ giới với truyền thống Tây Tạng, người đã sống nhiều năm trong cộng đồng Phật giáo Tây TạngẤn Độ. Bà là một trong những vị đã thành lập phong trào “Những Thích Nữ Của Đức Phật” và là nhà hoạt động dẫn đầu trong những vấn đề phụ nữ trong Phật giáo. Bà đã có những nỗ lực hàng đầu trong việc thành lập giới đàn Ni trong các truyền thống không có giáo đoàn Ni—An American born nun ordained in the Tibetan tradition, who lived for a number of years in Tibetan communities in India. She is one of the founders of Sakyadhita and has been a leading advocate and activist regarding women’s issues in Buddhism. She has been at the forefront of efforts to establish the full Bhiksuni ordination in tradition in which it does not exist. 

70. Bodhi-Bhikkhu (Jeffrey Block): Một Tỳ Kheo Nguyên Thủy người Mỹ, tên thật là Jeffrey Block, tốt nghiệp Tiến Sĩ Triết Học năm 1972 và sau đó du hành sang Sri Lanka, tại đây ông thọ giới Sa Di vào năm 1972 và thọ giới Tỳ Kheo năm 1973. Vào năm 1984 ông trở thành chủ bút của Hội Xuất Bản Phật Giáo, và hiện tại ông trụ trong một tịnh thất trong khu rừng Kandy. Ông đã viết một số sách bao gồm quyển Nourishing the Roots and the Discourse on the All-Embracing Net of Views—American Theravada monk who received a Ph.D. in philosophy in 1972 and subsequently traveled to Sri Lanka, where he received the novice vows in 1972 and the full bhikkhu ordination in 1973. In 1984 he became the editor of the Buddhist Publication Society, and he now resides at the Forest Hermitage in Kandy. He has written a number of books, including Nourishing the Roots and the Discourse on the All-Embracing Net of Views. 

71. Sogyal Rinpoche (1945 -): Vị Lạt Ma tái sanh của dòng Phra Upali, đệ tử của ngài Jamyang Khyentse Chogi Lodro, người thừa nhận Sogyal Rinpoche đích thực là tái sanh của Terton Sogyel. Sogyal Rinpoche cũng theo tu học với Dudjom Rinpoche Jikdrel Yeshe Dorje và Dingo Khyentse Rinpoche. Năm 1971 ông du hành sang Anh quốc, tại đây ông theo học Tỷ Giảo Tôn Giáo tại Đại Học Cambridge. Năm 1974, ông bắt đầu dạy thiền. Từ đó càng ngày ông càng được các xứ phương Tây biết đến, và Cơ Sở Rigpa của ông có trụ sở khắp nơi trên thế giới. Quyển “Tử Thư Tây Tạng” của ông đã trở thành quyển sách bán chạy nhất. Trong quyển sách này ông nhắc đi nhắc lại về một cái chết an bình, nhưng rõ ràng chúng ta không thể nào hy vọng chết một các an bình nếu cuộc sống của chúng ta đầy bạo động, hay tâm tưởng chúng ta phần lớn bị quấy nhiễu bởi những tình cảm giận hờn, chấp trước, hay sợ hãi. Chính vì vậy mà nếu như chúng ta muốn chết bình an, chúng ta phải tập sống một cách tốt đẹp: hy vọng chết bình an chúng ta nên tu tập bình an trong tâm cũng như lối sống hằng ngày của chúng ta—Reincarnate lama of the Nyingmapa lineage, student of Jamyang Khyentse Chogi Lodro (1896-1969), who recognized him as the reincarnation of Terton Sogyel (1826-1926). He also studied with Dudjom Rinpoche Jikdrel Yeshe Dorje (1904-1987) and Dingo Khyentse Rinpoche (1910-1991). In 1971, he traveled to England, where he studied Comparative Religion at Cambridge University. In 1974, he began teaching meditation. Since then, he became increasingly popular in Western countries, and his Rigpa Foundation has centers all over the world. His Tibetan book of “Living and Dying” has become a best-seller. In this book, he repeatedly mentions about dying a peaceful death, but it is also clear that we cannot hope to die peacefully if our lives have been full of violence, or if our minds have mostly been agitated by emotions like anger, attachment, or fear. So if we wish to die well, we must learn how to live well: hoping for a peaceful death, we must cultivate peace in our mind and in our way of life. 

(D-2) Những vị Cư Sĩ 
Nổi Tiếng trên Thế giới
Famous Laypeople in the World

1. Hàn Sơn—Han-Shan: Một vị cư sĩ người Trung Hoa, sống vào thời đại nhà Đường, trên đỉnh Hàn Sơn. Tên thật của ông là gì không ai biết, nhưng sau này ông trở thành một dấu hiệu tiêu biểu cho thiền sư tại gia chứng ngộ, sống tu hoàn toàn bằng phương thức của chính mình chứ không lệ thuộc vào ai cả. Có lẽ ông sống vào giữa thế kỷ thứ 7. Ông sống ẩn dật trên núi Hàn (còn gọi là Núi Lạnh hay Đỉnh Lạnh) trong vùng núi Thiên Thai. Ông sống theo lối thoát tục, nhưng cũng không theo giới luật cứng nhắt của tôn giáo. Ông cũng là một nhà thơ nổi tiếng. Về sau này những bài thơ của ông được người ta sưu tập thành một thi tuyển nhan đề “Hàn Sơn Thi Tập.” (Han-Shan Shih). Qua những bài thơ này chúng ta thấy Hàn Sơn là một Phật tử nhà Thiền. Qua những bài thơ này người ta thấy rõ Hàn Sơn hoàn toàn tùy thuộc vào giáo lý của Đức Phật và chính tự lực của mình, chứ không dính mắc vào một tông phái nào, hay tuân theo kỷ luật nghiêm khắc của một vị sư nào—Chinese Buddhist layman who lived during the T’ang dynasty on Han-Shan, a peak in the T’ien-T’ai mountain range. His real name is unknown, but later became a symbol of the enlightened lay Ch’an master, living entirely on his own devices, owing no allegiance to any particular school or tradition. He probably lived in the middle of the seventh century A.D. He lived as a hermit on Mount Han-Shan (Cold Mountain or Cold Peak) in the T’ien T’ai Mountains. He lived his unfettered lifestyle, bound to neither worldly nor rigid orthodox religious rules. He was a famous poet. His poems were later collected in an anthology called “Poems from Cold Mountain.” From these poems, it is clear that Han-Shan that he was a practicing Zen Buddhist. It’s also clear that he completely depended on the Buddha’s teachings and his own resources, without attachment to any particular school, nor attachment to any strict discipline of a monk. 

2. Kapilavaddho (1906-1971): Phật tử người Anh, một nhiếp ảnh gia trong thời đệ nhị thế chiến và bắt đầu học thiền với Thiền sư U Thittila sau chiến tranh. Năm 1954 ông du hành sang Thái Lan, tại đây ông thọ giới Tỳ Kheo, và sau khi trở về Luân Đôn ông sáng lập Quỹ Tăng Già Anh quốc. Năm 1957 ông xả giới, đổi tên là Richard Randall, và lập gia đình. Năm 1967 ông lại lần nữa thọ giớitrở thành giám đốc Tu Viện Wat Dhammapadipa. Năm 1971 ông lại xả giới và lập gia đình—British Buddhist who worked as a photographer during World War II and began studying meditation with Zen master U Thittila after the war. He traveled to Thailand in 1954, where he received the bhikkhu ordination, and after returning to London founded the English Sangha Trust. In 1957 he gave back his vows, changed his name to Richard Randall, and married. In 1967 he again received ordination and became the director of Wat Dhammapadipa. He gave back his vows again in 1971 and married. 

(E) Những Học Giả Phật Giáo Nổi Tiếng
Trong Thời Cận Đại
Famous Buddhist Scholars in recent times 

1. Aitken, Robert: Thiền sư người Mỹ người đã đi vào văn hóa Nhật Bản khi còn là một tù binh của đệ nhị thế chiến. Năm 1950, ông du hành đến Nhật Bản và học thiền với vài thiền sư nổi tiếng. Vào năm 1974 ông được thiền sư Yamada Doun Roshi ấn chứng và sau đó ông định cư tại Hạ Uy Di. Ông là một trong những Thiền sư Tây phươngảnh hưởng lớn và có môn đệ khắp nơi trên thế giới. Ông đã trước tác một số tác phẩm trong đó có tác phẩm “Bước lên Đường Thiền.”—An American Zen roshi who first encountered Japanese culture as a prisoner of war during World War II. In 1950 he traveled to Japan and studied Zen with several famous Japanese masters. In 1974 he was certified as a Roshi by Yamada Doun Roshi and subsequently settled in Hawaii. He is one of the most influential Western Zen masters and has students all over the world. He has written a number of books, including “Taking the Path of Zen.” 

2. Akanuma, Chizen (1884-1937): Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng nhất của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ông được ngài Higashi-Honagan-Ji gửi sang Anh và Tích Lan để nghiên cứu về Phật giáo nguyên thủy. Tại Tích Lan, dưới sự hướng dẫn của Trưởng Lão Nanissara, ông đã đạt đến kiến thức toàn hảo về Phật giáo Pali. Do đó ông trở thành nhà tiên phong về lãnh vực Phật giáo Pali tại Nhật Bản. Khi về xứ ông dạy khoa Phật giáo Pali tại đại học đường Otani, ông đã cho xuất bản một số sách về văn học Phật giáo, trong số đó nổi tiếng nhất là bộ “Thư Mục So Sánh Kinh A Hàm tiếng Hoa và Kinh Tạng tiếng Pali” năm 1929 và bộ “Từ Điển Danh Từ Riêng Phật Giáo Ấn Độ” vào năm 1931. Ông đã đảm trách việc dịch ra tiếng Nhật một số tập trong Kinh Tạng Pali và trong bộ A Tỳ Đạt Ma. Sau khi ông mất, các đồ đệ của ông tại Đại Học Otani đã thu thập các bài giảng của ông và in ra thành ba tập—One of the most eminent Japanese Buddhist scholars in the late nineteenth century and early twentieth century. He was sent to England and Ceylon by Higashi-Honagan-Ji to study early Buddhism. In Ceylon, under the guidance of Nanissara Thera, he perfected his knowledge of Pali Buddhism. He thus became a pioneer in the field of Pali Buddhism in Japan. As professor in Pali Buddhism at Otani University, he published a number of books on Buddhist literature, among which the most well-known are: “The Comparative Catalogue of Chinese Agamas and Pali Nikayas” (1929), and “The Dictionary of Proper Names of Indian Buddhism” (1931). He was responsible for a number of Japanese translations from the Pali Nikayas and from the Abhidharma. After his death, his disciples at Otani University collected his lectures and published them in three volumes.

3. Ambedkar, Bhimrao Ramji (1891-1956): Tên của một vị hội viên thuộc giai cấp cùng khổ bên Ấn Độ. Ambedkar là Bộ trưởng Bộ Luật Pháp của Ấn Độ và là một trong những cha đẻ cũng như người đã thảo ra bản hiến pháp Ấn Độ sau thời kỳ độc lập. Người sáng lập phong trào qui y Phật cho những người hạ đẳng. Người đã cải đạo từ Ấn giáo sang Phật giáo và lôi kéo hơn 500.000 người khác gia nhập đạo Phật với mình. Người đã viết quyển Đức PhậtPhật pháp làm sách nhập môn cho những ai muốn gia nhập phong trào của ông. Vào năm 1956 ông cải sang đạo Phật trong một buổi lễ công cộng ở in Nagpur với nửa triệu người cùng giai cấp với ông. Từ đó, hàng triệu người khác thuộc giai cấp cùng khổ đã theo chân ông và cải sang đạo Phật, một tôn giáo chối bỏ hệ thống giai cấp của Ấn Độ giáo—Also known as Bhimrao Ramji, name of a member of the Mahar (Untouchable) caste, Ambedkar served as the Indian Minister of Law and was one of the fathers and drafters of the post-independence constitution. Founder a a movement to convert the members of the lowest caste of the Indian social system to Buddhism. Ambedkar himself was originally a Hindu, converted publicly to Buddhism in 1956 in a huge ceremony along with 500,000 other lowest caste people. He was the author of the book titled “The Buddha and His Dharma” which served as an entrance guide for his followers. In 1956 he converted to Buddhism in a public ceremony in Nagpur, along with a half million fellow Untouchables. Since then, millions of other Untouchables have followed his lead and converted to Buddhism, which did not adopt Hinduism’s caste system.

4. Ariyaratne, A. T.: Một Phật tử tại gia tên A. T. Ariyaratne đã sáng lập phong trào “Phật Giáo Nhập Thế ”. Từ khuynh hướng ôn hòa lúc ban đầu, phong trào đã lớn mạnh và trở thành một trong những phong trào Phật Giáo Nhập Thế lớn nhất và nổi tiếng nhất trên thế giới. Phong trào này được thành lập để trả lời cho sự chỉ trích lặp đi lặp lại rằng Phật giáotín ngưỡng của thế giới khác và Phật giáo không quan tâm tới những vấn đề xã hội. Sarvodaya Shramadana phối hợp những nguyên tắc Phật giáo vào triết lý của phong trào, nhưng cũng nối liền phong trào với triết lý của Mahatma Gandhi. Đây là tổ chức của Phật tử tại gia nhấn mạnh đến khái niệm những gì người tại gia có thể làm được để có thể đạt được giải thoát, và cách hay nhất để đạt được không tìm sự tĩnh lặng phải bằng cách rút lui khỏi thế giới, mà bằng cách làm lợi lạc cho người khác. Phong trào chủ yếu tập trung vào việc cải thiện điều kiện tại các thôn làng ở Sri Lanka, và hiện tại có trên 8.000 hội viên ở khắp nơi trên thế giới. Mục đích chính của phong trào là tập trung vào việc hiến tặng, trong đó những hội viên tự nguyện cùng nhau làm việc với dân làng trong những kế hoạch được đặt ra nhằm cải thiện đời sống của dân chúng địa phương. Những kế hoạch này bao gồm việc đào giếng, xây đường, thiết lập những trung tâm huấn nghệ, cải thiện nông trại, sáng lập trường cho trẻ ở lứa tuổi sắp bắt đầu vào trường, vân vân. Công việc mỗi ngày bắt đầu với việc ‘gia đình hội họp lại’ để bàn thảo về những khái niệm Phật giáo và sắp xếp công việc làm cho ngày hôm đó. Trong kế hoạch, tất cả những người tham dự đều phải gắn liền với bốn điều từ ái: 1) bố thí; 2) ái ngữ; 3) làm việc có ích lợi; và 4) bình đẳng. Ariyaratne tranh luận rằng những điều này là những nguyên tắc căn bản của truyền thống đời sống thôn làng tại Sri Lanka, và những thứ này đi ngược lại với xã hội đô thị thời hiện đại. Phong trào lý tưởng hóa những giá trị truyền thống và xem xã hội hiện đại như là thứ xã hội vật chất băng hoại—A Sri Lankan lay Buddhist Social activist who founded a movement named “Sarvodaya Shramadana” in 1958. From modest beginnings, it has grown into one of the world’s largest and most celebrated “Engaged Buddhist” movements. It represents a Buddhist response to the often-repeated criticism that Buddhism is “other-worldly” and not concerned with social problems. Sarvodaya Shramadana incorporates Buddhist principles into its philosophy, but also is connected with Mahatma Gandhi’s Sarvodaya movement. It is a lay organization that emphasizes the notions that laypeople can and should attain liberation and that this is best achieved not through quiet withdrawal from the world, but rather by working actively for the benefit of others. The movement mainly focuses on improving conditions in Sri Lanka’s villages, and is currently active in over eight thousand locations throughout the country. Its main activity is referred to as Shramadana (donation of work), in which volunteers work together with villagers on projects designed to improve the lives of local people. These may include digging wells, building roads, establishing vocational training centers, improving farming, founding preschools, etc. Each day of work begins with a “family gathering,” during which Buddhist concepts are discussed and the day’s work is planned. During the project, all participants are expected to adhere to the four “bases of kindness” (sangaha vatthumi): 1) generosity (dana); 2) kind speech (peyyavajja), 3) useful work (attha-cariya); 4) equality (samamattata). Ariyaratne contends that these are in fact the basic principles of traditional Sri Lankan village life and that they are the antithesis of modern urban societies. The movement idealizes these traditional values and considers modern society to be corrupt and materialistic. 

5. Bareau, André: Một học giả Phật giáo người Pháp, nổi tiếng với tác phẩm Tông phái Phật giáoCuộc Đời Đức Phật—A French scholar of Buddhism, best known for his work on Indian Buddhist sectarianism and the life of the Buddha.

6. Barua, B.M.: Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng người Ấn Độ vào thế kỷ thứ 19. Đồng thời với giáo sư Kosambi. Ông đã tiếp tục công việc nghiên cứu triết lý Phật giáo do Tiến Sĩ S.C. Vidyabhusan khởi xướng. Tác phẩm đầu tiên của ông “Lịch Sử Triết Học Phật Giáo Ấn Độ” là cuốn sách mở ra một kỷ nguyên mới. Qua cuốn sách này ông đặt Phật giáo nguyên thủy vào trong bối cảnh thực tế của nó và chống lại xu hướng nghiên cứu đạo Phật một cách biệt lập, không xét đến tình hình tư tưởng trước khi có đạo Phật. Tác phẩm thứ hai của ông là quyển “Ajivikas,” đưa ra ánh sáng một phong trào tôn giáo mạnh mẽ thời cổ đại, mà nay đã tàn lụi ngay trên quê hương của nó. Bộ Pháp Cú bằng tiếng Prakrit của ông là một công trình văn học cần cù đáng phục. Tiến Sĩ Barua cũng viết rất nhiều sách có giá trị về những bản chữ khắc và lịch sử Phật giáo. Các tác phẩm của ông như bộ “Chữ Khắc Bà La Môn Xưa trong các Hang Udayagiri và Khandagiri,” “Chữ Khắc Bharhut,” “A Dục Vương và các Bia Ký,” và “Những Bài Nói tại Tích Lan” đã giúp cho việc nghiên cứu Phật giáo tiến triển đáng kể—One of the most eminent Indian Buddhist scholars in the nineteenth century. He was Prof. Kosambi’s contemporary. He continued the Buddhist philosophical studies started by Dr. S.C. Vidyabhusan. His first work, “The History of Pre-Buddhist Indian Philosophy.” Was an epoch-making publication. Through this work he placed early Buddhism in its real perspective and countered the tendency of studying Buddhism in isolation, independently of pre-Buddhist thought. His second work, “Ajivikas,” brought to light a powerful ancient religious movement, now extinct in its motherland. His “Prakrit Dhammapada” was the fruit of great literary industry. Dr. Barua also wrote many valuable works on Buddhist inscriptions and history. His old Brahmi Inscriptions in the Udayagiri and Khandagiri Caves, Bharhut Inscriptions, Ashoka and his Inscriptions and Ceylon Lectures considerably advanced the study of the history of Buddhism. 

7. Bechert, Heinz (1932-): Một học giả Phật giáo người Đức chuyên về Phật giáo Nguyên Thủy. Tác phẩm nổi tiếng nhất về Phật giáo của ông là bộ “Staatund Gesellschaft in den Landern des Theravada Buddhismus.”—A German scholar of Buddhism who specialized in Theravada Buddhism, whose best-known work is Buddhism: Staatund Gesellschaft in den Landern des Theravada Buddhismus. 

8. Buel, Samuel (1825- 1889): Một học giả nổi tiếng người Anh, làm việc cho trường đại học ở Luân Đôn, nổi tiếng vì ông đã dịch một số sách vở Phật giáo từ tiếng Hoa. Trong số những ấn bản đã in của ông có tác phẩm “Cuộc Đời của Huyền Trang.”—A famous British scholar who worked at University College, London, best known for preparing some of the earliest translations of important Chinese Buddhist texts. Among his notable publications is a study of life of Hsuan-Tsang, entitled The Life of Hsuan-Tsang.

9. Bunyiu, Nanjio (1849-1927): Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng người Nhật. Ông là một người đi tiên phong trong việc nghiên cứu tiếng Phạn trong thời cận đại. Ông được Tu Viện Trưởng tu viện Tâm Tông là Higashi-Hongan-Ji phái ra ngoại quốc để theo học với Max Muller tại Oxford. Trong thời gian lưu lại Anh Quốc, ông đã lập ra một bản Thư Mục nổi tiếng về Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo năm 1883. Ông cũng hợp tác với giáo sư Max Muller xuất bản các kinh Kim Cang và Kinh Lạc Hữu Trang Nghiêm. Khi trở về Nhật Bản năm 1884, ông dạy tiếng Phạn tại các trường đại học Otani và Tokyo. Đây là bước khởi đầu của việc học tiếng Phạn và Ấn Độ học tại các trường đại học quốc gia và tư thục của Nhật Bản. Trong suốt thời gian làm giáo sư và sau đó là Viện trưởng Viện Đại Học Otani, ông đã hợp tác cùng Tiến Sĩ H. Kern (người Hòa Lan) biên tập bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và xuất bản các bộ Kinh Lăng Già và kinh Kim Quang Minh—One of the eminent Japanese Buddhist scholars. He was a pioneer Sanskrit research on modern lines in Japan. He was sent abroad by the Order of Higashi-Hongan-Ji, the head of the monastery of the Shin Sect, to study under Max Muller at Oxford. During his stay in England, he produced in 1883 the well-known Catalogue of the Buddhist Tripitaka. He also published in collaboration with Prof. Max Muller such sutras as the “Vajracchedika” and the “Sukkhavati-vyuha.” On his return to Japan in 1884, he began lecturing in Sanskrit studies at the Otaani and Tokyo Universities. This was the beginning of Sanskrit and Indological studies at many of Japan’s national and private universities. During and after his term as a professor and later as President of Otani University, he edited the “Saddharmna-pundarika” in collaboration with Dr. H. Kern of Holland and published the “Lankavatara-sutra” and the “Suvarnaprabhasa-sutra.” 

10. Chandra Das, Sarat: Một trong những nhà thám hiểm lừng danh người Ấn Độ vào thế kỷ thứ 19. Ông trở về nước từ cuộc thám hiểm đi sâu vào nội địa của nước Tây Tạng, tại đây ông đã thu thập được một số tài liệu từ các thư viện cổ về Đức Phật Thích Ca và từ các tu viện Samye ở Lhasa. Những câu chuyện rùng rợn về chuyến đi của ông đã được đăng trong Tạp chí của Hội Kinh Thư Phật Giáo. Ông đã có nhiều bài nói chuyện về các học giả Ấn Độ tại Tây Tạng, trong đó ông nêu rõ các hoạt động của ngài Tịch Hộ, Liên Hoa Giới, A Để Sa. Những bài nói chuyện này sau đó được đưa vào cuốn “Các Học Giả Ấn Độ trên Miền Đất Tuyết” của ông. Việc ông cho xuất bản cuốn Avadana-Kalpalata vào năm 1888 và cuốn “Suvarnaprabhasa” năm 1898 là những đóng góp lớn lao cho việc nghiên cứu văn hệ Phật giáo tiếng Phạn. Ông cũng đã soạn một cuốn Từ Điển Tây Tạng-Anh. Sarat Chandra Das quả thật là một nhà tiên phong trong các công cuộc nghiên cứu về Tây Tạng. Hội Kinh Thư Phật Giáo, nơi ông làm việc trong nhiều năm dài, đã cho xuất bản nhiều kinh sách chưa được ai biết đến như “Nhập Bồ Đề Hành Kinh” năm 1894, và một vài chương đầu của bộ Thanh Tịnh Đạo năm 1893. Điều đáng nói là hội này đã bắt tay vào một dự án mới mẻ và khôn ngoan là cho xuất bản ra một bản dịch ra tiếng Phạn bộ Thanh Tịnh Đạo bằng tiếng Pali. Hội cũng đã cho in cuốn “Svayambhu-purana” và một bản dịch của cuốn Astasahasrika-prajna-paramita” do Hara Prasad Shastri. Bản dịch của Harimohan Vidyabhusan về một vài đoạn trong cuốn Trung Quán Luận Thích” của Nguyệt Xứng cũng được xuất bản. Hơn thế nữa, Hội còn sắp xếp để dạy cho các Phật tử nước ngoài đến học tại Học Viện Tiếng Phạn ở Calcutta và qua đó đã mở ra một phân khoa mới về nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ—One of the great Indian explorers in the nineteenth century. He returned from his travels into the interior of Tibet, where he had collected a great deal of material from the ancient libraries of the Sakya and Samye monasteries of Lhasa. The thrilling accounts of his journey have been published in “The Journal of the Buddhist Text Society.” He gave a series of lectures on the Indian pandits in Tibet, in which he brought to light the work of Santaraksita, Kamalasila, Dipankara Srijnana or Atisa (Atisha). These lectures were later published in his “Indian Pandits in the Land of Snow.” His editions of the “Avadana-Kalpalata of Ksemendra” in 1888 and the “Suvarnaprabhasa” in 1898 were substantial contributions to the study of Buddhist Sanskrit literature. He also prepared a Tibetan-English dictionary. Sarat Chandra Das was indeed a pioneer in Tibetan studies. The Buddhist Text Society, which he served for many years, published many unknown texts such as the “Bodhicaryavatara” (1894) and the first few chapters of the “Visuddhimagga” (1893). It is notable that the Society had embarked upon a novel and ingenious scheme of publishing a Sanskrit version of the Pali “Visuddhimagga.” It also published the “Svayambhu-purana” and a translation of the “Astasahasrika-prajna-paramita” by Hara Prasad Shastri. Harimohan Vidyabhusan’s translation of some portions of Chandrakirti’s Madhyamika-vrtti was also published. Moreover, the Society arranged for the teaching of Buddhists from abroad in the Sanskrit College of Calcutta and thus, opened a new department of Buddhist studies in India. 

11. Chandra Vidhyabhusan, Satish: Một học giả Phật giáo nổi danh người Ấn Độ. Ông là đồ đệ và cũng là đồng sự của S.C. Das. Tiến Sĩ Vidyabhusan là một nhà nghiên cứu Phạn ngữ xuất sắc và ông chuyên về luận lý học Ấn Độ. Vào năm 1893, ông được chính phủ Bengal mời làm việc cho Hội Kinh Thư Phật Giáo; dưới sư bảo trợ của Hội này, ông đã cho xuất bản một số kinh sách Phật giáo bằng tiếng Phạn. Ông có dịp tiếp xúc với S.C. Das và giúp ông này soạn ra cuốn Từ Điển Tây Tạng-Anh từ năm 1879 đến năm 1900. Ông là người Ấn Độ đầu tiên tốt nghiệp Cử nhân văn chương về tiếng Pali tại Đại Học Calcutta vào năm 1901. Năm 1910, ông đi Tích Lan và theo học 6 tháng với Hòa Thượng Sumangala, Viện Trưởng Viện Đại học Vidyodaya ở Colombo, Tích Lan. Khi trở về nước, ông được bổ nhiệm là Viện Trưởng Viện Quốc Gia Phạn Ngữ nổi tiếng tại Calcutta, tại đây ông xúc tiến việc nghiên cứu sâu rộng luận lý học và triết học Ấn Độ, đặc biệt là của Phật giáo. Các hoạt động ban đầu của ông gồm việc xuất bản bộ “Avadana-kalpalata” với sự hợp tác của S.C. Das, nhiều phần của bộ Nhập Lăng Già Kinh, cuốn Văn Phạm Pali của Kaccayana với một bản dịch ra tiếng Anh vào năm 1907, Tuyển Tập Các bài Kệ Các Bài Kệ Tán Dương Đức Phật vào năm 1908, và Tinh Yếu Lý Luận vào năm 1917. Sự đóng góp lớn nhất của ông thuộc lãnh vực luận lý học. Ông viết nhiều bài báo uyên bác nói về các công trình của Trần NaLong Thọ. Các tác phẩm ông đã xuất bản như “Châm Ngôn Trung Quán.” Khoảng 150 tiểu luận về các khía cạnh khác nhau của triết học Phật giáo và bộ sách lớn “Lịch Sử Luận Lý Học Ấn Độ” năm 1922 được nhiều người biết đến. Thật không quá đáng khi nói rằng ông đã cách mạng hóa công việc nghiên cứu Phật giáo qua sự chú trọng nhiều hơn vào luận lý học và triết học của phái Đại Thừa—An eminent Indian Buddhist scholar. He was a student and colleague of S.C. Das. Dr. Vidyabhusan was a great Sanskritist and had specialized in Indian logic. In 1893, his services were lent by the Government of Bengal to the Buddhist Text Society, under whose auspice he edited a number of Buddhist Sanskrit texts. He came into contact with S.C. Das and assisted him in the preparation of a Tibetan-English dictionary (1879-1900). He was the first Indian to obtain an MA Degree in Pali at Calcutta University (1901). In 1910 he went to Ceylon and studied for six months with the Venerable High Priest Sumangala, the Principal of the Vidyodaya College, Colombo. Upon his return, he was appointed Principal of the famous Government Sanskrit College at Calcutta, where he carried on intensive research in India, particularly Buddhist logic and philosophy. His earlier works include editions of the “Avadana-kalpalata” in cooperation with S.C. Das, part of the Lankavatara-sutra, “Kaccayana’s Pali Grammar” with an English translation (1907), the “Buddha-Stotra-Sangraha” (1908), and the “Nyayabindu” (1917). His greatest contributions were in the field of logic. He wrote several learned articles dealing with the works of Dinnaga and Nagarjuna. His editions of the Madhyamika-aphorisms,” about 150 essays on various aspects of Buddhist philosophy, and the monumental “History of Indian Logic” (1922) are well known. It will not be an exaggeration to say that he revolutionized research in Buddhism by laying proper emphasis on Mahayana logic and philosophy. 

12. Ch’en, Kenneth K.S. (1907 -): Một trong những học giảảnh hưởng trong Phật giáo Trung Hoa. Ông sanh tại Hạ Uy Di vào năm 1907, nhận bằng Tiến Sĩ tại trường Đại Học Harvard, và sau đó giữ chức giảng sư tại nhiều trường Đại Học khác nhau. Ông đã dạy tại Đại Học Princeton trong nhiều năm và ông là tác giả của quyển Phật GiáoTrung Quốc: Nghiên Cứu Lịch Sử, vẫn còn là quyển sách có thẩm quyền nhất về đề tài này—One of the most influential scholars of Chinese Buddhism. Born in Hawaii in 1907, he received a Ph.D. from Harvard University, and subsequently held a number of teaching positions. For many years he taught at Princeton University and he was the author of Buddhism in China: A Historical Survey, which remains one of the most authoritative works on the subject. 

13. Csoma de Koros, Alexander: Một học giả người Hung Gia Lợi đã có một cuộc hành trình táo bạo từ năm 1818 đến năm 1823 từ quê hương ông ở Transylvania đến Ấn Độ và sau khi học tiếng Tây Tạng từ các vị sư ở Ladakh, ông đã soạn bộ Văn Phạm Tạng Ngữ cùng cuốn tự điển Tạng Ngữ năm 1834, và xuất bản tác phẩm nổi tiếng của ông, “Phân Tích Thư Mục Kanjur” (trong Asiatic Researches, quyển 20, xuất bản năm 1836)—A Hungarian scholar who made a daring journey (1818-1823) from his native Transylvania to India and having learned Tibetan from the monks of Ladakh wrote his Tibetan grammar and his Tibetan dictionary in 1834, and published his famous “Analysis of the Kanjur” (Asiatic Researches, Vol. 20, 1836).

14. Daisaku, Ikeda (-1928): Vị chủ tịch thứ ba của tổ chức Soka Gakkai, một trong những tổ chức Phật giáo lớn nhất ở Nhật Bản. Lần đầu tiên ông gặp tổ chức này vào năm 1947 và chẳng bao lâu sau đó ông trở nên hết sức gắn bó với nó. Sau khi vị chủ tịch thứ hai là ông Josei Toda qua đời thì ông lên kế vị và bắt đầu chương trình mở rộng tư cách hội viên của tổ chức. Ngày nay tổ chức này tuyên bố có đến vài triệu tín đồ ở Nhật, nhưng số tín đồ đã bị chia chẻ do hậu quả của cuộc tranh chấp giữa nhóm tại gia Soka Gakkai và nhóm Tăng lữ Nichiren Shoshu trong quyền lãnh đạo và đường hướng hoạt động của tổ chức. Dưới sự lãnh đạo của Ikeda tổ chức đã mở rộng hoạt động ra hải ngoại và ngày nay có hàng ngàn hội viên ở Âu Châu và Hoa Kỳ—Third president of Soka Gakkai, one of the largest Buddhist organizations in Japan. He first encountered the organization in 1947 and became a passionate adherent soon after. Following the death of the organization’s second president, Josei Toda (1900-1958), he succeeded him and began a program of expanding the membership of the organization. Today it claims several million followers in Japan, but the membership has split in recent years as a result of conflict between lay Soka Gakkai and the priests of Nichiren Shoshu over the leadership and direction of the organization. Under Ikeda’s leadership it has also expanded its activities overseas and today has many thousands of members in Europe and in the USA.

15. Davids, Caroline A.F. Rhys : Bà C.A.F. Rhys Davids, một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng người Anh, người đã có sự cống hiến to lớn cho việc nghiên cứu kinh điển Pali, và đem lại vinh quang cho chồng mình là ông Rhys Davids. Theo giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, giáo sư Rhys Davids có lẽ đã nổi tiếng phần lớn là nhờ ở vợ ông, bà C.A.F. Rhys Davids, một người bạn đồng hành và một cộng sự viên suốt đời của chồng, bà đã tham dự phần lớn vào công việc xuất bản của Hội Kinh Thư Pali, và sau khi chồng bà, vị sáng lập ra Hội, qua đời, bà đã điều hành công việc của Hội một cách đáng khen dù gặp phải nhiều khó khăn trở ngại. Từ năm 1909, bà đã dịch sang Anh ngữ bộ “Trưởng Lão Ni Kệ,” tác phẩm này với nét đẹp trữ tình, chỉ đứng sau cuốn “Ánh Sáng Á Châu” của Ngài Edwin Arnold (xuất bản năm 1885). Sau đó không lâu, bà cho xuất bản bản dịch tiếng Anh của bộ “Trưởng Lão Tăng Kệ” (năm 1913). Năm 1917 bà lại có một bản dịch tiếng Anh tuyệt tác của phẩm Tương Ưng Bộ Kinh. Công lao đưa bộ Luật Tạng thâm thúy ra ngoài ánh sáng cũng thuộc về bà. Ngoài ra, bà đã biên tập lại cho dễ đọc nhiều kinh sách khó hiểu như bộ Phân Biệt Luận năm 1904, bộ Nhân Quả Tương Quan năm 1921, bộ Song Luận năm 1912, bộ Thanh Tịnh Đạo năm 1920. Bà còn dịch ra tiếng Anh bộ “Pháp Tập Luận” vào năm 1923; và hợp tác với Z. Aung dịch hai bộ Triết Học Trích Yếu năm 1910, và bộ Luận Sự năm 1915. Ngoài những việc biên tậpphiên dịch trên đây, bà C.A.F. Rhys Davids còn viết một số sách có giá trị về lịch sử tư tưởng Phật giáo buổi ban đầu. Một phần là do kết quả những công cuộc nghiên cứu về Phật giáo Đại Thừa, một phần gây ra bởi giáo lý “Vô Ngã” độc đoán của Phật Giáo Nam Tông, nên bà C.A.F. Rhys Davids đã quyết định đi tìm giáo lý đích thực của Đức Phật và bà đã cho xuất bản cuốn sách gây nhiều suy nghĩ, đó là cuốn “Thích Ca hay Nguồn Gốc Phật Giáo vào năm 1931. Bà là một phụ nữnghị lực phi thường và đã viết một số lớn bài đăng báo. Các bài này được sưu tập lại với nhan đề “Lời Người Bộ Hành” thành 3 cuốn được xuất bản sau khi bà mất vào năm 1942. Những gì bà viết, đều được viết với niềm tin chắc chắn và từng chữ từng câu đều mang dấu ấn nhân cách độc đáo của bà—Mrs. C.A.F. Rhys Davids, one of the most eminent English Buddhist scholars in the late nineteenth century, and beginning of the early twentieth century, who brought her mighty contributions to Pali studies as a crowning glory to her husband’s work. According to Prof. Bapat in The 2,500 Years of Buddhism, Prof. Rhys Davids was perhaps excelled only by his wife, Mrs. C.A.F. Rhys Davids, as a life-long companion and co-worker of her husband, she took active part in the publication of the Pali Text Society and, after the death of the founder, conducted the affairs of the Society admirably in spite of adverse circumstances. Even as early as 1909, she had translated into English the “Theri-gatha” (Psalms of the sisters), which for lyrical beauty, is next only to Sir Edwin Arnold’s Light of Asia (1885). This book was soon followed by an English translation of the Thera-gatha (Psalms of the Brethren, 1913). In 1917 she gave another fine English translation of the “Sagathavagga of the Samyutta-nikaya.” The credit for bringing the abstruse “Abhidharma-pitaka” to light also goes to her. In addition, she gave readable editions of otherwise difficult texts, such as “Vibhanga” (1904), the “Patthana” (1921), the “Yamaka” (1912) and the “Visuddhimagga” (1920). She also translated into English the “Dhammasangani” (Buddhist Manual of Psycholoogical Ethics, 1923), the “Abhidhammattha-sangha” (Compendium of Philosophy, 1910), and the “Katha-vatthu” (Points of Controversy, 1915), the last two in collaboration with Z. Aung. Apart from these editions and translations, Mrs. Rhys Davids wrote a number of original books dealing with the history of early Buddhist thought. The impact of the researches in Mahayana Buddhism on the one hand, and the repulsion caused by the dogmatic Anatmavada of the Southern Buddhists on the other, inspired Mrs. Rhys Davids to look for the original teachings of the Buddha and she brought out her thought-provoking Sakya or Buddhist Origins in 1931. She was a lady of astonishing energy and also wrote a large number of articles. These have been collected in Wayfarer’s Words in three volumes which were published posthumously in 1942. Whatever she wrote, she wrote with conviction and every word of her writing bear the stamp of her unique personality.

16. Davids, Rhys: Một trong những học giả Phật giáo người Anh nổi tiếng nhất vào thế kỷ thứ 19. Vào năm 1864 ông làm công chức tại Tích Lan, tại đây ông có quan tâm đặc biệt đến môi trường Phật giáo xung quanh và học tiếng Pali với Y. Unnase và Thượng Tọa Sumangala tại trường Đại Học Vidyodaya, ở Colombo. Ông trở về Anh quốc năm 1872 và miệt mài với các công trình của Childers, Fausboll và Oldenberg. Các bài viết của Childers về Niết Bàn đã gây ra tranh cãi và Rhys Davids đã đưa ra nhận định chín chắn của mình về vấn đề này trong cuốn sách Phật Giáo vào năm 1878. Năm 1879 ông xuất bản bản dịch tiếng Anh của cuốn Truyện Đản Sanh Đức Phật. Cùng với Oldenberg, ông dịch ra tiếng Anh cuốn sách của bộ Luật Tạng. Đây là đóng góp đầu tiên của ông vào bộ Thánh Thư phương Đông (1881-1885). Năm 1881, giáo sư Rhys Davids được mời sang giảng dạy tại Châu Mỹ. Tại đây ông công bố sự ra đời của Hội Kinh Thư Pali nổi tiếng. Bằng lời lẽ long trọng, ông mô tả cái nhìn mới của ông về lãnh vực nghiên cứu Phật giáotuyên bố: “Bộ Thánh Thư của những người trước đây đã lưu lại cho chúng ta một bản ghi nhận độc đáo về phong trào tôn giáo đặc biệt này trong lịch sử thế giới; và chẳng có gì là quá đáng khi nói rằng việc xuất bản bộ văn hệ duy nhất này có tầm quan trọng đối với công cuộc nghiên cứu lịch sử, đặc biệtlịch sử tôn giáo, chẳng kém gì việc xuất bản bộ kinh Vệ Đà trước đây.” Dự án mới này được cả phương Đông , phương Tây hoan nghênh và nhiều học giả kiệt xuất đã sốt sắng giúp đỡ ông trong sự nghiệp cao quý này. Quãng đời còn lại của ông thực sự là cuộc sống của chính Hội Kinh Thư Pali. Cái nhìn có thiện cảm của ông với phương Đông và nhiệt tình của ông trong việc nghiên cứu Phật giáo đã khiến ông trở thành nhân vật số một trong lãnh vực này. Cho đến khi qua đời vào năm 1922, ông đã phục vụ cho Hội Kinh Thư Pali trong thời gian suốt 41 năm dài, với sự say sưa tận tụy và đã giúp cho Hội xuất bản được toàn bộ các giáo điển bằng tiếng Pali, mười cuốn sách dịch và khoảng 20 lần xuất bản một tạp chí trong đó có những bài viết uyên bác về Phật giáo và về ngôn ngữ, văn học Pali. Trong thời gian hoạt động bận rộn này, riêng giáo sư Rhys Davids đã biên tập một số kinh sách như “Trường Bộ Kinh” vào những năm 1889, 1903, 1910, và 1921, Abhidhammattha-sangaha vào năm 1884, Dathavamsa vào năm 1884, và Sách Giáo Khoa về Du Già vào năm 1896. Ông cũng cho xuất bản tiếng Anh của ông về bộ Di Lan Đà Vấn Đạo vào những năm 1890 và 1894. Những bài giới thiệu quan trọng của ông cho từng bản kinh của Trường Bộ Kinh và những nhận xét uyên bác của ông rất cần thiết cho việc nghiên cứu bô kinh này. Cho đến ngày nay, các tác phẩm của ông vẫn còn được dùng làm mẫu mực cho việc phiên dịch các kinh sách tương tự. Các tác phẩm khác được mọi người quan tâm của ông thì rất nhiều, nhưng có hai cuốn là “Phật Giáo” vào năm 1896 và “Ấn Độ Phật Giáo” vào năm 1903 được phổ biến nhiều nhất do tính chất mới mẻ và sự nghiên cứu công phu. Tuy nhiên, tác phẩm quan trọng nhất của ông, cuốn “Từ Điển Pali-Anh,” soạn chung với Tiến Sĩ William Stede, là một công trình vĩ đại, xứng đáng với một học giả lớn. Với số sách xuất bản ngày càng nhiều của Hội Kinh Thư Pali, cuốn từ điển cũ của Childers đã tỏ ra không còn thích hợp và năm 1902, giáo sư Rhys Davids có ý định soạn một cuốn từ điển có tầm cỡ quốc tế. Nhưng thế chiến thứ hai đã làm gián đoạn kế hoạch của ông. Vì thế, cho đến năm 1916, ông mới có thể bắt tay vào việc soạn cuốn từ điển với sự giúp sức của Tiến Sĩ William Stede, dưới sự bảo trợ của Hội Kinh Thư Pali. Ông sống cho đến ngày được nhìn thấy sự xuất bản ba phần đầu của bộ sách kỳ vĩ này. người bạn đồng sự xuất sắc của ông, Tiến Sĩ Stede, đã hoàn thành bộ sách vào năm 1925. Những cống hiến của giáo sư Rhys Davids cho sự nghiệp nghiên cứu văn hệ Pali thật là phi thường và độc đáo—One of the most eminent English Buddhist scholars in the nineteenth century. In 1864 he entered the Ceylon Civil Service, where he showed a keen interest in his Buddhist surroundings and learned Pali with Y. Unnase and the Venerable Sumangala of the Vidyodaya College, Colombo. He returned to England in 1872 and associated himself with the works of Childers, Fausboll and Oldenberg. Childers’ articles on Nibbana had aroused much controversy and Rhys Davids gave his mature judgment on this topic in his book “Buddhism” (1878). In 1879 he published his English translation of the “Nidanakatha” (Buddhist Birth Stories) with a critical introduction on the transmigration of folklore. With Oldenberg he translated into English the volumes of the Vinaya-pitaka. This was his first contribution to the Sacred Books of the East Series (1881-1885). In 1881 Prof. Rhys Davids was invited to give Hibbert Lectures in America. Here he announced the birth of the Pali Text Society. In stately language he described his new outlook towards the field of Buddhist studies and declared: “The Sacred Books of the early Buddhists have preserved to us the sole record of the only religious movement in the world’s history which bears any close resemblance to Christianity; and it is not too much to say that the publication of this unique literature will be no less important for the study of history and especially of religious history than the publication of the Vedas has already been.” This new project was welcomed both in the East and the West, and many distinguished scholars came forward to help him in the noble cause. The rest of his life is indeed the life of the Pali Text Society. His sympathetic outlook for the East and his missionary zeal for Buddhist studies made him a champion in this sphere; and, until he died in 1922, he served the Society, a period of 41 years, with love and devotion and helped to publish almost the whole of the Pali canonical texts, a large number of Pali commentaries, about a dozen translations and some twenty issues of a journal containing learned articles on Buddhism, and on the Pali language and literature. During this period of manifold activities, Prof. Rhys Davids himself edited a number of texts like the Dighanikaya (1889, 1903, 1910), the Abhidhammattha-sangaha (1884), the Dathavamsa (1884) and the manual of Yogavacara (1896). He also brought out his English translations of the Milinda-panha (1890-1894) and the Dighanikaya (1889, 1910 and 1921). His critical introductions to the individual suttas of the Dighanikaya and the learned notes on them are indispensable for the study of this text. Even today this work remains a model for the translation of similar texts. His other works of general interest are many; but two, namely, Budhdism (1896) and Buddhist India (1903) won great popularity through their novelty and original research. However, the most important of his work, his Pali-English Dictionary, compiled in collaboration with Dr. William Stede, is a monumental work worthy of a great scholar. With the increase of new publications by the Pali Text Society, the old dictionary by Childers was found inadequate and, in 1902, Prof. Rhys Davids conceived the idea of compiling a dictionary on an international basis. The First World War, however, interrupted his scheme. Therefore, it was not until 1916 that he set to work on this dictionary with the assistance of Dr. William Stede under the auspice of the Pali Text Society. He lived to see the publication of the first three parts of this magnificent work. His eminent colleague, Dr. Stede, completed the work in 1925. Indeed, the services of Prof. Rhys Davids to the cause of the Pali studies were singular and original. He was, in the words of his wife, the Max Muller of Buddhism. 

17. Dharmapala, Anagarika (1864-1933): Dharmapala, Anagarika là Pháp danh của David Hevatarana, một nhà hoạt động người Sri Lanka, đã sáng lập ra Hội Đại Bồ Đề. Những mục đích của Hội gồm phục hồi Tịnh Xá Đại Bồ ĐềBồ Đề Đạo Tràng và giật ra khỏi sự kiểm soát của Ấn Giáo. Ông chấp nhận tên “Anagarika” có nghĩa là “không nhà,” danh hiệu theo truyền thống của Phật giáo nguyên Thủy, mặc dầu không thọ cụ túc giới, ông quan niệm như là một vị trí trung đạo giữa cuộc sống tại giatự viện, nhưng chủ thuyết du di của ông đã thu hút nhiều tín đồ mới tại những xứ theo Phật giáo Nguyên Thủy—A famous Buddhist propagandist, born in Ceylon in 1864 and died in 1933. David Hevavitarana, a Sri Lankan Buddhist activist, who founded the Mahabodhi Society. The stated aims of the society were restoration of the Mahabodhi Temple in Bodhgaya and wresting it from Hindu control. He adopted the name “Anagarika,” meaning “homeless,” a traditional epithet of Theravada monks, although he was not ordained. He conceived of the “Anagarika” as having a position midway between the lifestyles of the laity and the monastic community, but his new paradigm attracted few adherents in the Theravada countries. 

18. Dharmananda, Kosambi: Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng nhất của Ấn Độ vào thế kỷ thứ 19. Theo giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, vì Hội Kinh Tạng Pali đã cho xuất bản những kinh tạng bằng tiếng Pali nên người ta nghĩ rằng không còn cần thiết phải xuất bản những kinh sách này tại Ấn Độ nữa. Tuy nhiên, các độc giảẤn Độ không cảm thấy hoàn toàn thoải mái với chữ viết theo kiểu La Mã được dùng để in những Thánh Thư này. Cần có một học giả có đầy đủ trí tuệ và nguyện vọng làm cho những kho báu ấy có thể được quần chúng Ấn Độ tiếp nhận dễ dàng. Nhu cầu cấp thiết này được Dharmanada Kosambi đáp ứng đầy đủ, mà theo lời kể lại thì ông đã thoát ly gia đình ra đi tìm chân lý và minh sư, và sau đó đã tạo nên một truyền thống nghiên cứu Phật giáo ngay trên đất nước của chính mình. Sự tha thiết với kiến thứcgiáo lý đạo Phật đã khiến ông nhiều lần đi đến Tích Lan, Miến Điện và những miền xa ở Ấn Độ. Đã có thời ông trở thành sa di tại Tích Lan vào năm 1902 và học tiếng Pali với Tỳ Kheo Sumangala tại trường Đại Học Vidyodaya. Ông sống nhiều năm tại Miến Điện để tọa thiền giống như một vị chân sư Du Già. Thoạt tiên ông được Viện Đại Học Calcutta biết đến và ông phục vụ tại đây trong một khoảng thời gian vào năm 1906, nhưng sự mong muốn được giảng dạy Phật giáo cho chính đồng bào của mình đã đưa ông đến vùng Maharashtra, tại đây ông có cơ hội gặp gỡ giáo sư J.H. Woods của trường Đại Học Harvard, và cuộc gặp gỡ ấy đã đưa ông đến Châu Mỹ để biên tập bộ Thanh Tịnh Đạo, một công trình dang dở của học giả lừng danh Warren, tác giả cuốn Phật Giáo qua các Bản Dịch. Bộ Thanh Tịnh Đạo được ông biên soạn hoàn mãn vào năm 1932, nhưng mãi đến năm 1950 mới được xuất bản, một thời gian dài sau khi bộ sách này do ông biên soạn bằng tiếng Devanagari được xuất bản. Trong nhiều năm, từ năm 1912 đến năm 1918, ông là giáo sư dạy tiếng Pali tại Viện Đại Học Fergusson ở Poona, nơi một số học giả nổi tiếng ngày nay đã có may mắn được học với ông. Qua các học giả này, tiếng Pali đã có một vị trí trong các học viện và giảng đường ở Deccan, và nhiều kinh sách tiếng Pali đã được in ra bằng tiếng Devanagari. Dharmananda Kosambi đã làm việc một thời gian với Viện Đại Học Quốc Gia Gujarat do ngài Mahatma Gandhi sáng lập, tại đây ông đã viết nhiều sách về Phật giáo bằng tiếng Marathi và Gujarati. Một số những sách này là quyển “Phật Sở Hạnh Tán,” “Buddha-lila-sara-sangraha,” “Buddha-dharma-ani-Sangha,” “Samadhi Marga,” và “Túc Sanh Truyện,” “Buddha-lila-sara-sangraha,” “Buddha-dharma-ani-Sangha,” “Samadhi Marga,” “Jataka-katha.” Cùng với một bản dịch ra tiếng Marathi của Tập Bộ Kinh và nhiều cuốn sách khác, được viết theo quan điểm nhằm phổ biến rộng rãi các công trình nghiên cứu bằng tiếng Pali và làm cho quần chúng biết rõ hơn về đạo Phật. Ông còn có những đóng góp giá trị đối với bộ A Tỳ Đạt Ma. Các bản luận giải Navanitatika về bộ “Abhidhammattha-sangaha and Dipika on the Visuddhimagga”của ông giúp ích rất nhiều cho các sinh viên học về A Tỳ Đạt Ma. Nhưng đóng góp lớn nhất của nhà học giả về tiếng Pali và người yêu thương đạo Phật này là việc xuất bản bộ Thanh Tịnh Đạo bằng tiếng Devanagari vào nắm 1940, vốn là một công trình cả đời của ông—One of the most eminent Indian Buddhist scholars in the nineteenth century. According to Prof. Bapat in the “Twenty-five Hundred Years of Buddhism,” since the Pali Text Society had been publishing the Pali texts, it was not considered necessary to publish them in India too. However, readers in India did not feel quite at home with the Roman characters in which these sacred editions were published. There was need of a scholar with insight and inspiration who could make the Pali treasures accessible to the masses. This prime need was largely fulfilled by the late Dharmanada Kosambi, who, true to the Indian tradition, left his hearth and home in search of truth and a teacher and built up a tradition of Buddhist studies in his motherland. His passionate zeal for knowledge and the teachings of the Buddha took him several times to Ceylon, Burma and distant parts of India. For a while he became a Sramanera in Ceylon in 1902 and learned Pali with the Reverend Sumangala of Vidyodaya College. He spent many years in Burma meditating like a true yogin. He was first discovered by Calcutta University where he served for a while in 1906, but his desire to teach Buddhism among his own people brought him to Maharashtra, where a chance meeting with Prof. J.H. Woods of Harvard University took him to America to edit the “Visuddhimagga,” a work which was left incomplete by the famous Warren, the author of “Buddhism in Translations.” This work he completed very successfully in 1932, although the volume was not published until 1950, long after the publication of his “Devanagari” edition of the work. For some years (1912-1918) he was professor of Pali at Fergusson College in Poona, where certain eminent scholars of our day had the privilege of studying with him. It is through these scholars that the Pali language found a place in the schools and colleges of the Deccan, and many Pali texts were published in Devanagari editions. Dharmananda Kosambi served for some time the National University of Gujarat started by Mahatma Gandhi, where he wrote several works on Buddhism in Marathi and Gujarati. Some of these are “Buddhacarita,” “Buddha-lila-sara-sangraha,” “Buddha-dharma-ani-Sangha,” “Samadhi Marga,” “Jataka-katha.” Together with Marathi translation of the “Suttanipata” and of several other works, these were written with a view to popularizing Pali studies and enlightening the masses about the Buddha. He also made valuable contributions in the field of Abhidharma. His “Navanita-tika” on the “Abhidhammattha-sangaha and Dipika on the Visuddhimagga” are of great help to students of Abhidharma. But the greatest contribution of this great scholar of Pali and lover of Buddhism is the Devanagari edition of the Visuddhimagga (1940) which was his life work. 

19. Dorjiev, Agvan (1854-1938): Tên của một Phật tử người Nga, người đã du hành sang Tây Tạng và theo học tại trường Đại Học Gomang thuộc Tu Viện Drebung. Ông nổi tiếng trong việc học và tranh luận và được cấp bằng “Geshe.” Về sau ông được chỉ định làm người dạy kèm cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13 và trở thành một trong những cố vấn chính trị chính yếu của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Vì có những mối quan hệ với người Nga nên Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhiều lần phái ông theo những phái đoàn ngoại giao sang Nga xin trợ giúp để chống lại người Anh và Trung Hoa. Sau năm 1898 ông về định cư lại tại Nga và là người lãnh đạo chủ trương phục hưng Phật giáo trong số những người Buryats và Kalmyks. Ông bị bắt giữ vào cuối thập nhiên 1930s và bị kết tội “phản cách mạng,” nhưng ông chết trước khi bản án được thi hành—Name of a Russian Buddhist who traveled to Tibet and studied at Gomang College of Drebung Monastic University. He distinguished himself in the study of philosophy and debate and was awarded the “Geshe” degree. He was later appointed as a tutor of the thirteenth Dalai Lama and became one of his main political advisors. Because of his Russian connections, the Dalai Lama sent him on a number of diplomatic missions in an attempt to enlist Russian help against Britain and China. After 1898 he settled in Russia and was a leader in a Buddhist revival among Buryats and Kalmyks. He was arrested in the late 1930s and charged with being a “counter-revolutionary,” but he died before his sentence could be carried out. 

20. Sir Edwin, Arnold (1832- 1904): Sir Edwin Arnold, một trong những khuôn mặt văn chương nổi tiếng của Anh Cát Lợi, tác giả của tập thơ có ảnh hưởng trong Phật giáo chủ đề “Ánh Sáng Á Châu,” được xuất bản năm 1879. Tập thơ diễn tả lại cuộc đờigiáo pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Thi phẩm này đã đóng góp phần lớn vào việc truyền bá chánh pháp đến người Tây phương từ đó đến nay. Mặc dù là một tín hữu Cơ Đốc thuần thành, Arnold vẫn thấy có nhiều điểm tương đồng giữa Cơ Đốcđạo Phật. Ông trở thành Viện trưởng của Viện đại học Deccan, ở Poona, Ấn Độ vào năm 1856, vào tuổi 25. Vào thời đó ông cũng làm thơ và phiên dịch nhiều kinh điển ra Anh ngữ từ ngôn ngữ Bắc Phạn. Ông viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng vào năm 1885 và phát động quỹ trùng tu Đạo Tràng từ tình trạng đổ nát—One of the famous British literary figures, author of an influential poem on Buddhism entitled “The Light of Asia,” which was published in 1879. The poem describes the life and teaching of Sakyamuni Buddha. This poem has made a considerable contribution to the Dharma propagation among Westerners since then. Although a devout Christian, Arnold still saw much in common between Christianity and Buddhism. He became Principal of Deccan College in Poona, India, in 1856, at the age of 25. At the same time he composed Buddhist poetry and translated many texts from Sanskrit to English. He visited Bodhgaya in 1885 and campaigned for funds to restore it from its dilapidated condition. 

21. Evans-Wentz, Walter Yeeling (1878-1965): Tên của một học giả tiên phong nổi tiếng với tác phẩm về Tử Thư Tây Tạng: Giải Thoát Qua việc Lắng Nghe Thân Trung Ấm, mà ông đã dịch từ bộ “Tử Thư Tây Tạng.” Tác phẩm này ông đã kết hợp với một học giả người Tây Tạng tên là Kazi Dawa-Samdup, người hiển nhiên chịu trách nhiệm về phần dịch thuật, như chính Evans-Wentz đã đề cập trong phần dẫn nhập rằng ông không đọc tiếng Tây Tạng. Tác phẩm này có ảnh hưởng rộng rãi trong việc giới thiệu Phật giáo Tây Tạng với các đọc giả Tây phương—A pioneering scholar best known for his work on the Tibetan mortuary text “Liberation through Hearing in the Intermediate State” (Bardo Thosgrol), which he translated as “The Tibetan Book of the Dead.” This text was a collaboration with the Tibetan scholars Kazi Dawa-Samdup, who apparently was mainly responsible for the actual translation, as Evans-Wentz indicates in the preface that he did not read Tibetan. This work has been widely influential in introducing Tibetan Buddhism to Western audiences.

22. Goenka, Satya Narayan (1924 -): Tên của một vị thầy Thiền tại gia người Ấn Độ, sanh trưởng trong một gia đình theo Ấn Độ giáo ở Miến Điện, bắt đầu học thiền minh sát với hy vọng làm dịu đi chứng đau đầu khủng khiếp của ông với thiền sư tại gia U Ba Khin, thuộc truyền thống của thầy Leidi Sayadaw vào thế kỷ thứ 18 tại Miến Điện. Ông đã học thiền trong 14 năm. Sau khi về lại Ấn Độ vào năm 1969, ông bắt đầu dạy thiền minh sát, và năm 1976 ông thành lập Trung Tâm Giáo Lý Thiền Minh Sát tại Igatpuri, Maharashtra. Đến năm 1982 ông thành lập Trung Tâm Thiền Minh Sát ở Shellburn, Fall, U.S.A.—Name of a lay Indian meditation teacher, born in Burma to a Hindu family, who began studying “Vipassana” (Vipasyana—skt) with the Burnese lay teacher U Ba Khin, who belonged to the tradition of the 18th century Burmese master Leidi Sayadaw, hoping to find relief for migraines. He spent the next fourteen years studying meditation. Upon his return to India in 1969, he began teaching “vipassana courses, and in 1976 he founded Vipassana International Academy in Igatpuri, Maharashtra. In 1982 he founded the Vipassana Meditation Center in Shellburn, Fall, U.S.A. 

23. Goldstein, Joseph: Một vị thầy dạy thiền minh sát người Mỹ, người đã theo học với thiền sư S.N. Goenka tại Ấn Độ và sau đó giúp sáng lập Hội Thiền Minh Sát ở Barre, MA, Hoa Kỳ. Ông viết một số sách bao gồm quyển “Kinh Nghiệm Thiền Minh Sát.”—An American vipassana teacher who trained with S.N. Goenka in India and subsequently help to found the Insight Meditation Society in Barre, MA, U.S.A. He has written a number of books, including “The Experience of Insight.” 

24. Gombrich, Richard F.: Một học giả nổi tiếng của Phật giáo Nguyên Thủy, giảng sư dạy tiếng Bắc Phạn ở trường Đại Học Oxford. Ông đã xuất bản một số sách có ảnh hưởng lớn, gồm các quyển “Phật Giáo Chuyển Hóa: Sự Thay Đổi của Tôn Giáo tại Sri Lanka và Giới Hành,” và “Truyền Thống Phật Giáo Tại Những Vùng Cao Nguyên Nông Thôn Ở Tích Lan.”—An Eminent scholar of Theravada Buddhism, Professor of Sanskrit at Oxford University. He has published a number of highly influential books, including “Buddhism Transformed: Religious Change in Sri Lanka and Precept and Practice,” and “Traditional Buddhism in the Rural Highlands of Ceylon.”

25. Guenther, Herbert V. (1917 -): Một nhà Phật giáo học người Đức, người đã xuất bản một số nghiên cứu rất có ảnh hưởng đối với Phật giáo Tây Tạng. Ông đậu Tiến Sĩ Triết tại đại học đường Munich và đại học đường Viena, sau đó ông được bổ nhiệm dạy tiếng Bắc Phạn và Phật Học tại Đại Học Phạn Ngữ ở Sarnath, Ấn Độ. Năm 1954 ông là Khoa trưởng Khoa Viễn Đông Học tại Đại học Saskatchewan, ông đã cống hiến cả đời dạy học tại đây. Ông đã khai triển một lối phiên dịch dùng thuật ngữ của lục địa này để diễn tả các thuật ngữ Phật giáo. Phương cách phiên dịch này được một số người ngưỡng mộ, nhưng cũng bị một số khác chỉ trích. Ông đã xuất bản rất nhiều sách và bài viết về Phật giáo, bao gồm bộ “Kindly Bent to Ease us and Ecstatic Spontaneity.”—A German buddhologist who has published a number of influential studies of Tibetan Buddhism. He received Ph.D.s from Munich University and the University of Viena, after which he took up an appointment teaching Sanskrit and Buddhist Studies at the Sanskrit University in Sarnath, India. In 1954 he became head of the department of Far Eastern Studies at University of Saskatchewan, where he spent most of his academic career. He developed a unique translation style that uses terminology from continental philosophy to render Buddhist technical terms. This approach is admired by some scholars and criticized by others. He has published plenty of books and articles, including “Kindly Bent to Ease us and Ecstatic Spontaneity.” 

26. Hayes, Richard Philip (1945 -): Một học giả người Mỹ, người đã xuất bản nhiều sách với nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm các truyền thống Tri ThứcTrung Quán. Ông đã trở thành một nhà phê bình xuất sắc của Phật Giáo Tây Phương. Vào năm 1991, ông đã cùng James Cocks sáng lập ra một diển đàn điện tử Phật Giáo mang tên “Buddha-I”, mục đích đầu tiên là dùng để làm nơi hội họp, trong đó các nhà Phật học chuyên nghiệp có thể bàn luận những vấn đề thông thường liên hệ đến Phật Giáo. Tuy nhiên, chỉ trong vòng có vài năm mà số người đăng ký lên đến 800 người, mà đa số là những người không có học vị. Những tác phẩmảnh hưởng nhất của Hayes gồm những quyển “Sự diễn Giải về Trần Na” vào năm 1988 và “Mảnh Đất Vắng Phật” vào năm 1999--merican born scholar of Buddhism, who has published on a wide range of subjects, including the Epistemological tradition and Madhyamaka, and who has also become a prominent commentator on the emerging field of Western Buddhism. In 1991 he co-founded (with James Cocks) an electronic forum named Buddha-I, which was originally intended as a venue in which professional buddhologists could discuss matters of common concern and interest. Within a few years, however, it had almost eight hundred subscribers, the vast majority of whom were not academics. Among Hayes’ most influential works are Dignaga of Interpretation (1988) and Land of No Buddha (1999). 

27. Herrigel, Eugen (1884-1955): Một tác giả người Đức, người đã du hành sang Nhật Bản và học về ngành bắn cung. Sau đó ông viết quyển sách nha đề “Thiền và Nghệ Thuật Bắn Cung.” Sau này ông trở về Đức và theo tường thuật thì ông đã trở thành thành viên đắc lực của đảng Phát Xít Đức “Nazi.”—German author who traveled to Japan and studied archery. He subsequently wrote a book entitled “Zen and the Art of Archery.” He later returned to Germany and reportedly became an enthusiastic member of the Nazi Party. 

28. Hirakawa, Akira (1915 -): Một học giả Phật giáo nổi tiếng người Nhật, nổi tiếng nhất là bộ Bách Khoa Phật Học Ấn ĐộVăn Chương Giới Luật. Những bộ sách này bao gồm bộ Bukkyo Kenkyu no shmondai, xuất bản năm 1987, và cuốn Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ: Từ Thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Phật Giáo Đại Thừa, xuất bản năm 1990—An influential Japanese scholar of Buddhism, best known for his encyclopedic studies of Indian Buddhism and Vinaya literature. These include Bukkyo Kenkyu no shmondai (1987) and A History of Indian Buddhism: From Sakyamuni to Mahayana (1990). 

29. Hopkins, P. Jeffrey (1940 -): Học giả Phật giáo người Mỹ, người đã viết một số sách có ảnh hưởng về trường phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng. Ông phục vụ như là người thông dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trong hơn một thập niên và đã sáng lập ra chương trình tốt nghiệp về Phật Học tại trường Đại Học Virginia. Những quyển sách của ông bao gồm “Thiền Định về Tánh Không” năm 1983, và “Duy Thức Tông Phật Giáo” vào năm 1999—American scholar of Buddhism who has written a number of influential books on Gelukpa order of Tibetan Buddhism. He served as the main English interpreter for the Dalai Lama for over a decade and founded a graduate program in Buddhist Studies at the University of Virginia. His books include Meditation on Emptiness (1983) and Emptiness in the Mind-Only School of Buddhism (1999). 

30. Horner, Isabelle Blew (1896-1981): Một học giả Pali người Anh, một nhân vật hàng đầu trong Hội Kinh Thư Pali. Bà từng làm Chủ Tịch Hội và cũng là Phó Chủ tịch Hội Phật Giáo. Bà đã cho xuất bản một số dịch phẩm rất có ảnh hưởng bằng tiếng Pali, cũng như một số các nghiên cứu độc lập của bà bao gồm quyển “Phụ Nữ Dưới Thời Phật Giáo Nguyên ThủyĐức Phật Cồ Đàm.”—British Pali scholar, who was one of the leading figures of the Pali Text Society. She served as president of the society and was also vice president of the Buddhist Society. She published a number of influential translations of Pali texts, as well as independent scholarly studies, including Women Under Primitive Buddhism and Gotama the Buddha. 

31. Humphreys, Travers Christmas (1901-1983): Một vị luật sư người Anh đã liên hệ trong nhiều vụ xử án về sát nhân nổi bật, người đã trở thành một Phật tử thuần thành vào tuổi chưa quá 20. Ông đã sáng lập ra Hội Phật Giáo Thần Trí Học vào năm 1924. Năm 1943 tên của Hội được đổi làm Hội Phật Giáo. Hội đã xuất bản quyển “Trung Đạo,” một trong những tạp chí dài hạn nhất về Phật giáo ở Tây phương—British barrister (lawyer) involved in a number of prominent murder trials, who became a devout Buddhist in his late teens. He founded the Buddhist Lodge of the Theosophical (Thần Trí) Society in 1924. In 1943 the name was changed to the Buddhist Society. The Society publishes The Middle Way, one of the longest-running Buddhist journals in the West. 

32. Jokin, Keizan (1268-1325): Đạo sư Keizan Jokin, vị khai sơn ngôi tự viện Soji-ji. Trong tông phái Tào Động người ta xem ông quan trọng bật thứ nhì chỉ sau có Thiền sư Đạo Nguyên mà thôi. Ông cũng là vị tổ thứ tư của tông Tào Động, và nổi tiếng với bộ “Truyền Đăng Lục.”—Founder of Soji-ji Monastery. He is regarded in the Japanese Soto tradition as its most important master after Dogen Zenji. He is also the fourth Japanese patriarch (soshigata) of Soto, and is best known for his Records of the Transmission of the Lamp (Denkoroku), which chronicles the transmission of the tradition from Kasyapa to Dogen. 

33. Kabilsingh, Chatsumarn (1944 -): Tên một vị giảng sư tại trường đại học Thammasat, người đả trở thành một trong những người đi đầu trong những vấn đền phụ nữ ở Thái Lan. Mẹ của bà là bà Voramai Kabilsingh, là một người Thái muốn thọ giới tỳ kheo ni, vì dòng truyền thừa này đã tàn lụi trong các quốc gia theo Phật giáo Nguyên Thủy mấy thế kỷ qua, nên để được thọ giới, bà phải du hành sang Đài Loan vào năm 1908, tại đây bà thọ giới và mang pháp danh là “Đại Đạo.” Vào năm 1957, bà thiết lập tu viện đầu tiên tại Thái Lan dành cho nữ giới, gọi là Wat Song dharma Kalyani. Cả hai mẹ con bà đều đã góp phần vào việc tái thành lập giới đàn cho nữ giới tại Thái Lan—A professor at Thammasat University who has become one of the leading advocates for women’s issues in Thailand. Her mother, Voramai Kabilsingh, was the first Thai woman to take the full Bhikkuni ordination, which died out centuries ago in Theravada countries. In order to receive it, she traveled to Taiwan in 1908, where she was given the ordination name “Ta Tao.” In 1957, she established the first monastery in Thailand for women, called Wat Song dharma Kalyani. Both daughter and mother have been instrumental in working to re-establish full ordination for women in Thailand. 

34. Kapilavaddho (1906-1971): Phật tử người Anh, một nhiếp ảnh gia trong thời đệ nhị thế chiến và bắt đầu học thiền với Thiền sư U Thittila sau chiến tranh. Năm 1954 ông du hành sang Thái Lan, tại đây ông thọ giới Tỳ Kheo, và sau khi trở về Luân Đôn ông sáng lập Quỹ Tăng Già Anh quốc. Năm 1957 ông xả giới, đổi tên là Richard Randall, và lập gia đình. Năm 1967 ông lại lần nữa thọ giói và trở thành giám đốc Tu Viện Wat Dhammapadipa. Năm 1971 ông lại xả giới và lập gia đình—British Buddhist who worked as a photographer during World War II and began studying meditation with Zen master U Thittila after the war. He traveled to Thailand in 1954, where he received the bhikkhu ordination, and after returning to London founded the English Sangha Trust. In 1957 he gave back his vows, changed his name to Richard Randall, and married. In 1967 he again received ordination and became the director of Wat Dhammapadipa. He gave back his vows again in 1971 and married. 

35. Kapleau, Philip (1912 -): Thiền sư người Mỹ sáng lập ra Trung Tâm Thiền tại Rochester, New York vào năm 1906, ông là tác giả của cuốn sách rất có ảnh hưởng về Thiền “Ba Trụ Thiền.” Từ năm 1953 đến năm 1966 ông theo học thiền với nhiều trung tâm khác nhau ở Nhật Bản. Những vị thầy chính của ông là Harada, Yasutani, và Nakagawa Soen. Vào năm 1956 ông chứng nghiệm giác ngộ và năm 1966 được chứng nhận bởi thiền sư Yasutani được làm thầy dạy thiền. Sau đó ông bắt đầu dạy thiền tại Mỹ. Ông sáng lập một số trung tâm Thiền tại vùng Bắc Mỹ và Âu Châu, đặc biệt là ông thường xuyên thăm viếng và hướng dẫn thiền sinh tại các thiền thất—American Zen master who founded the Zen Center in Rochester, New York in 1966, and who is the author of the influential book “The Three Pillars of Zen.” From 1953 to 1966 he trained at various Zen centers in Japan. His main teachers were Harada Roshi, Yasutani Roshi, and Nakagawa Soen Roshi. In 1956 he experienced awakening (kensho), and in 1966 was certified by Yasutani Roshi as a teacher. He subsequently began teaching Zen in the U.S.A. He founded a number of Zen centers in North America, and Europe, and regularly visits them to lead meditation retreats. 

36. Kennett Roshi, Jiyu (1924 -): Thiền sư người Anh thuộc tông phái Tào Động, theo học tại tự viện Soji-di (Nhật Bản) với thầy Chisan Koho. Năm 1970 bà trở thành trụ trì của tu viện Shasta Abbey, bà cũng dạy tại đại học Berkeley ở California và nhiều trung tâm Thiền khác. Bà là người sáng lập Hội Phật Tử Quán Tưởng, bà cũng là tác giả của một số sách, gồm bộ “Sinh Thư” và “Người Phật Tử Tu Thiền Chuẩn Bị cái Chết Như Thế Nào.”—British born Soto Zen master who studied at Soji-di in Japan under Chisan Koho Zenji. In 1970 she became the abbot of Shasta Abbey, and she has also taught at the University of California at Berkeley, as well as numerous Zen centers. She is the founder of the Order of Buddhist Contemplatives and author of a number of books, including “The Book of Life,” and “How a Zen Buddhist Prepares for Death.” 

37. Kern, H.: Một trong những học giả Phật giáo nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19. tác phẩm đầu tiên của ông là bộ Túc Sanh Truyện (năm 1891), một bản tương đương bằng tiếng Phạn của bộ Túc Sanh Truyện bằng tiếng Pali. . Việc ông cho xuất bản bộ Diệu Pháp Liên Hoa vào năm 1908 và bản dịch cuốn này đã soi sáng rất nhiều giáo pháp Đại Thừa và tạo dễ dàng cho việc nghiên cứu các khía cạnh tôn giáo của Phật giáo Đại Thừa. Cuốn Giáo Khoa về Phật Giáo Ấn Độ nổi tiếng của ông, hay Bách khoa dùng cho việc nghiên cứu Ấn Độ, được xuất bản vào năm 1896. Lần đầu tiên đây là cuốn sách cho chúng ta một cái nhìn khái quát khá đầy đủ, súc tích và có hệ thống về lịch sử lâu dài của Phật giáo. Mãi đến nay, sách này vẫn còn là cuốn sách tham khảogiá trị cho các sinh viên học về Phật giáo. Một tác phẩm vĩ đại của ông là quyển Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ được viết thành 2 tập từ năm 1901 đến năm 1903, mô tả chi tiết về cuộc đời Đức Phật, Giáo Pháp, và Tăng đoàn. Sách cũng có phần nói về lịch sử các Đại Hội Kết Tập Kinh Điển và sự phát triển về sau này của các tông phái khác nhau—H Kern was one of the great Buddhist scholars in the nineteenth century. His first work was an edition of the Jatakamala of Aryasura (Vol. I., H.O.S. 1891), a Sanskrit counterpart of the Pali Jatakas. His edition of the Saddharma-pundarika (1908) and its translation threw abundant light on the Mahayana, and made the study of the religious aspects of Mahayana Buddhism easier. His famous manual of Indian Buddhism, or the Encyclopedia for Indo-Aryan Research, was published in 1896. It gave for the first time a complete, systematic and concise survey of the long history of Buddhism. Even to this day, it remains a valuable book of reference for students of Buddhism, His other monumental work, Histoire du Buddhisme dans l’Inde in two volumes (1901-1903), gives a detailed account of the life of the Buddha, the Dharma, and the Sangha. It also contains a valuable history of the Buddhist Councils and later developments of various schools and sects. 

38. Kornfield, Jack: Phật tử tại gia người Mỹ, thầy dạy thiền minh sát, từng thọ giáo với Ajahn Chah và S. N. Goenka. Chogyam Trungpa đã mời ông dạy thiền Nguyên Thủy tại Viện Naropa vào đầu thập niên 1970s, và trong nhiều năm sau khi dạy thiền tại đây, ông còn dạy thiền tại nhiều nơi khác khắp thế giới. Ông đồng sáng lập Hội Thiền Minh Sát (Insight Meditation Society) ở Barre, Massachussett, Hoa Kỳ, tại đây ông là thầy giáo trụ cột. Ông đã xuất bản một số sách, gồm quyển “Những Vị Thầy Phật Giáo Sống,” và “Pháp Thoại” (cùng viết với Joseph Goldstein)—American lay vipassana teacher who trained with Ajahn Chah and S. N. Goenka. Chogyam Trungpa invited him to teach Theravada meditation at Naropa Institute in the early 1970s, and for several years after that he taught meditation in a variety of places all over the world. He co-founded the Insight Meditation Society in Barre, MA, U.S.A., where he is one of the main teachers. He has published a number of books, including “Living Buddhist Masters,” and “Dharma Talks,” (with Joseph Goldstein). 

39. Korosi, Csoma Sandor (1784-1842): Một học giả người Transylva du hành đến Ladakh để tìm tòi nguồn gốc của người Hung Gia Lợi. Ông tin tưởng rằng nguồn gốc của họ ở tại vùng Trung Á trong số những người Uighurs, và nghĩ rằng ngôn ngữ của họ liên hệ tới ngôn ngữ Hung Gia Lợi. Để truy nguyên nguồn gốc của người Hung Gia Lợi, ông đã du hành khắp các miền Trung Á và vùng Hy Mã Lạp Sơn, và ông đã làm cuộc nghiên cứu tại Leh trong 2 năm. Mặc dù ông chẳng bao giờ tìm thấy tài liêu liên hệ tới người Hung Gia Lợi, trong khi nghiên cứu ông đã làm ra một bộ Tự Điển và Văn Phạm Tây Tạng. Ông cũng đã mang về Âu Châu rất nhiều những tin tức về văn hóa Tây Tạng, và ông được xem như một cách rộng rãi là cha đẻ của ngành nghiên cứu về Tây Tạng ở phương Tây—Transylvanian scholar who traveled to Ladakh in search of the origins of the Hungarian people. He believed that these origins lay in Central Asia among the Uighurs, and thought that their language was related to Hungarian. In order to trace Hungarian origins, he traveled throughout Central Asia and the Himalayan region, and he conducted research in Leh for almost two years. Although he never found records relating to Hungarians, during his studies he produced a seminal Tibetan-English dictionary and Grammar. He also brought a wealth of information about Tibetan culture to Europe, and is widely regarded as the father of Tibetan Studies in the West. 

40. Lamotte, Étienne (1903-1983): Một học giả Phật giáo người Bỉ, người đã gần suốt đời dạy tại trường đại học Université de Louvain, và đã xuất bản những nghiên cứuảnh hưởng lớn cũng như những tác phẩm dịch thuật về Phật giáo Ấn Độ, bao gồm bộ dịch trứ danh của ông là bộ Đại Trí Độ Luận dịch từ nguyên tác của ngài Long Thọ, và bộ Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ—A Belgian scholar of Buddhism who spent most of his academic career at the Université de Louvain and who produced some of the most influential studies and translations of Indian Buddhism, including a monumental translation of the Mahprajnaparamita sastra, attributed to Nagarjuna, and his Histoire du Bouddhisme Indien. 

41. Levi, Sylvain: Một trong những học giả Phật giáo người Pháp rất nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19, theo giáo sư Bapat trong Hai Ngàn Năm Trăm Năm Phật Giáo, thì Sylvain Levi là người có công lao đặc biệt trong việc nghiên cứu Phật giáo qua tiếng Phạn. Ông có kiến thức thâm sâu về tiếng Trung Hoa, Tây Tạng và Kuchean, nhờ đó ông có thể cho xuất bản một số kinh sách của Phật giáo Đại Thừa. Năm 1892, ông cho xuất bản lần đầu tiên, chương đầu của bộ Phật Sở Hành Tán và cũng trong năm này, ông tìm được hai bản dịch tiếng Trung Hoa của bộ Di Lan Đà Vấn Đạo. Năm 1905 ông đến Népal, lục tìm trong các thư viện ở đây một lần nữa và viết nên cuốn “Le Népal” nổi tiếng của ông. năm 1907, ông viết một bài nghiên cứu quan trọng về bộ Divyavadana và năm 1911, ông cho in một số đoạn trong kinh thư Phật giáo bằng tiếng Kuchean. năm 1912, ông viết một cuốn sách quan trọng về những chỗ duyệt sửa trong Kinh Pháp Cú. Trong thời gian này ông xuất bản bộ Satapancasatika-stotra, và vào năm 1912 ông phát hiện một truyện cổ tích thuộc Bi Hoa Kinh trong ngôn ngữ Tokharian. Năm 1918 cùng với Th. Stcherbatsky, lần đầu tiên ông cho xuất bản tập Kosasthana trong bộ Yasomitra’s Sphutartha, và qua năm sau ông lại tìm thấy bộ Nairatmya-pariprccha. Ông còn phát hiện ra bộ Mahakarma-vibhanga, một bản dịch ra tiếng Phạn của bộ Phận Biệt Căn Bổn Nghiệp Kinh thuộc Kinh Trung Bộ và đã cho xuất bản cuốn sách này với các bản dịch ra tiếng Trung Hoa vào năm 1932. Trong khoảng thời gian 1929-1931, cùng với giáo sư Junjiro Takakusu, ông đã xuất bản 3 tập sách của Hobogirin và một cuốn Từ Điển Bách Khoa về các thuật ngữ Phật giáo bằng tiếng Trung Hoa, tiếc thay cuốn từ điển này chưa hoàn tất thì xảy ra cuộc thế chiến thứ hai. Sự phát hiện lớn nhất của Sylvain Levi là những kinh sách tiếng Phạn của Duy Thức Tông, còn việc phát hiện ra bản tiếng Phạn của bộ Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh là một sự kiện quan trọng trong việc nghiên cứu về Đại Thừa. Năm 1907, ông cho xuất bản bộ kinh này với một bản dịch bằng tiếng Pháp và một bài giới thiệu về Duy Thức tông. Một phát hiện quan trọng khác của ông là bộ đôi Nhị Thập Tụng và Tam Thập Tụng cùng với các bản luận giải về hai bộ sách này, được ông cho xuất bản vào năm 1925. Năm 1934, cùng với S. Yamaguchi, ông cho xuất bản Trung Biện Phân Biệt Tụng, một bản văn trình bày có hệ thống về Du Già Duy Thức tông như được thấy trong bộ Thích của ngài Thế Thân về cuốn Trung Biện Phân Biệt Kinh của ngài Di Lặc. Các tác phẩm này rọi sáng cho một thời kỳ tăm tối của lịch sử Phật giáo và nhiều học giả xuất chúng như Poussin, Stcherbatsky, và những người khác trở nên quan tâm đến việc nghiên cứu Du Già Hành Tông hay Duy Thức Tông vốn là giai đoạn sau cùng của triết lý đạo Phật tại Ấn Độ—One of the most famous French Buddhist scholars in the nineteenth century, according to Prof. Bapat in the Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, Sylvain Levi who rendered unique service to studies in Sanskrit Buddhism. He was endowed with a profound knowledge of the Chinese, Tibetan and Kuchean languages, which enabled him to give the first critical editions of a number of Mahayana texts. In 1892 he published, for the first time, the first chapter of the “Buddhacarita” and in the same year discovered two Chinese translations of “Milinda-panha. In 1905, he came to Nepal, explored its libraries anew and wrote his famous “Le Nepal.” In 1907, he wrote a critical study of Divyavadana and, in 1911, published fragments of Buddhist texts in the Kuchean language. In 1912, he wrote an important work on Dhammapada recensions. During the same period, he published the Satapancasatika-stotra and in 1912 discovered a legend of the Karuna-pundarika in the Tokharian language. In 1918, he brought out with Th. Stcherbatsky the first Kosasthana of Yasomitra’s Sphutartha and in the following year he discovered the Nairatmya-pariprccha. He also discovered the Mahakarma-vibhanga, a Sanskkrit version of the Cula-kamma-vibhanga-sutta of the Majjhima-nikaya, and published it with its Chinese version in 1932. During 1929-31 he published with Prof. J. Takakusu three books of Hobogirin, and an encyclopedic dictionary of Chinese Buddhist terms, which unfortunately remained incomplete on account of the Second World War. Sylvain Levi’s greatest discovery was the Sanskrit texts of the Vijnanavada of Buddhism while that of the Mahayanasutralankara was a milestone in Mahayana studies. His edition of this text with a French translation and an exposition of Vijnapada appeared in 1907. His major discovery was the twin texts, the Vimsatika and the Trimsatika with their commentaries, which he published in 1925. In 1934 he edited with S. Yamaguchi the Mahayana-vibhaga-tika, a systematic exposition, of the Yogacara-Vijnaptivada as contained in Vasubandhu’s Bhasya on the Madhyanta-vibhaga-sutra of Maitreya. These works illuminated a dark period of Buddhist history and many eminent scholars like Poussin, Stcherbatsky and others became interested in the study of Yogacara which was the final phase of Buddhist philosophy in India. 

42. Louis de la Vallee Poussin (1869-1929): Một trong những học giả Phật giáo người Bỉ nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19. Ông nổi tiếng với bản dịch từ tiếng Trung Hoa sang Anh ngữ tác phẩm A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận của ngài Thế Thân. Ông cũng xuất bản một số những tác phẩm phiên dịchảnh hưởng và những nghiên cứu chuyên đề về Phật giáo. Đa phần thời gian của ông là giảng dạy tại Đại Học Ghent, và năm 1921 ông sáng lập Hội Nghiên Cứu Đông Phương của Bỉ. Ông là một ngôi sao sáng của thời kỳ này. Ông là đồ đệ của các giáo sư Sylvain Levi và H. Kern. Sau khi hoàn tất việc nghiên cứu ngôn ngữ tại Louvain, ông bắt đầu các đề tài phương Đông tại trường Đại Học Sorbonne với tư cách là học trò của S. Levi vào năm 1891, và trong những năm sau đó, ông đến Leyden để nghiên cứu thổ ngữ Gatha với giáo sư H. Kern. Tại đây ông học tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Hoa, nhờ đó mở ra một lãnh vực rộng lớn cho việc nghiên cứu của mình. Năm 1893, ông tham gia ban giảng huấn của trường Đại Học Ghent và làm việc tại đây trong 35 năm, tiếp tục các nghiên cứu về Phật giáo, đặc biệt là về Nhất Thiết Hữu Bộ. Năm 1921 ông tổ chức Hội Đông Phương Học của Bỉ. Dưới nhan đề “Phật Giáo”: Notes et Bibliographie,” ông đã cho công bố các bài phê bình uyên bác về các cuốn sách mới nói về đề tài Đông Phương. Ông còn điều hành việc xuất bản các tập “Thiên Niên Kỷ Trung Hoa và Phật Giáo,” trong đó ông có nhiều bài viết có giá trị về A Tỳ Đạt Ma. Ông tham gia khoảng 30 bài nói về các chủ đề khác nhau của Phật giáo trong bộ “Bách Khoa Tôn GiáoĐạo Đức Học.” Cùng với Ph. Colinet ông chủ biên và xuất bản tờ “Le Museon,” trong đó có đăng một số ấn bản giá trị của ông như “Bồ Tát Địa,” “Nhập Trung Luận,” “Nhập Bồ Đề Hành Kinh,” và “Nhị Thập Tụng Luận.” của ngài Thế Thân. các cuốn sách xuất bản có giá trị khác của ông là “Panacakrama” (1896), “Bodhicaryavatara-panjika” (1901-1905), “Prasannapada of Candrakirti” (1903-1913), và “Mahaniddesa” (1916-1917). Tuy nhiên, các công trình lớn của ông là những bản dịch ra Pháp ngữ các bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá của ngài Thế Thân năm 1923-1931, và cuốn “Thành Duy Thức Luận của Huyền Trang. Ông là nhà tiên phong trong việc nghiên cứu Nhất Thiết Hữu Bộ của Phật giáo. Người ta không được biết gì mấy về giáo lý của bộ phái này cho đến khi Poussin công bố bản dịch, mở ra một kỷ nguyên mới của ông về cuốn A Tỳ Đạt Ma Câu Xá với lời giải thích của ngài Thế Thân, chia làm 7 tập. Dựa trên các tư liệu bằng tiếng Trung Hoa và tiếng Tây Tạng, ông đã phục hồi lại một cách thành công gần như toàn bộ các bài tụng của A Tỳ Đạt Ma Câu Xá. Những nhận xét giá trị và thấu đáo của ông trong cuốn sách này cho thấy rằng nơi học giả lớn này có sự phối hợp tuyệt vời giữa nhà ngôn ngữ học, nhà triết họcphê bình. Poussin đã mở ra cho chúng ta những kho tàng tư tưởng bao la được cất dấu trong phòng kín và đã lấp đầy những khoảng trống trong việc nghiên cứu các tác phẩm Pali ngày trước và các chủ thuyết của Không tông sau này. Việc xuất bản cuốn sách này đã cách mạng hóa công cuộc nghiên cứu Phật giáo và gây ra nhiều vấn đề tranh cãi, thu hút sự chú ý của một số học giả đương thời như bà C.A.F. Rhys Davids, Jean Przyluski và Th. Stcherbatsky. Cuốn Niết Bàn năm 1925 gây nhiều suy nghĩ của ông để ra một quan điểm mới và gây nên sự chỉ trích nghiêm khắc từ phía Th. Stcherbatsky, một nhà nghiên cứu phương Đông xuất chúng của nước Nga—One of the most eminent Belgium Buddhist scholars in the nineteenth century. He was best known for his monumental translation of the Chinese version of Vasubandhu’s Abhidharma-Kosa, He also published a number of other influential translations and other Buddhist thematic studies. He spent most of his career at the University of Ghent, and in 1921 founded the Société Belge d’Étuses Orientales. He was one of the great luminary of this period. He was a student of Sylvain Levi and H. Kern. After completing his studies in linguistics at Louvain, he began his studies in Oriental subjects at the Sorbonne as a student of S. Levi in 1891, and in the following years went to Leyden to study the Gatha dialect with Prof. H. Kern. Here he studied Tibetan and Chinese, which open for him a vast field of research. In 1893 he became a Professorate at the University of Ghent, where he worked for about 35 years and carried on his studies in Buddhism, particularly in Sarvastivada Buddhism. In 1921 he organized the “Societe Belge d’Etudes Orientales.” Under the title Buddhisme: Notes et Bibliographiie,” he published learned reviews of new books on Oriental subjects. He also directed the editing of “Melanges Chinois et Bouddhique,” to which he contributed several valuable articles on the Abhidharma. He contributed about 30 articles on different Buddhist topics to the Encyclopedia of religion and Ethics. Together with Ph. Colinet he edited and published “Le Museon” in which appeared some of his valuable editions like the “Bodhicaryavatara,” the “Bodhisattva-bhumi,” the “Madhyamaka-vatara,” and the Vimsika-karika-prakarana of Vasubandhu.” His other notable editions are the “Panacakrama” (1896), the “Bodhicaryavatara-panjika” (1901-1905), the “Prasannapada of Candrakirti” (1903-1913), and the “Mahaniddesa” (1916-1917). His greatest works, however, are his translations into French of the Abhidharmakosa of Vasubandhu (1923-1931) and the Vijnaptimatratasiddhi of Yuan Chwang (1930). He was a pioneer in the study of the Sarvastivada school of Buddhism. Very little was known about the teachings of this school until Poussin published his epoch-making translation of the Abhidharmakosa with Vasubandhu’s bhasya in seven parts. He very successfully reconstructed, on the basis of Chinese and Tibetan material, almost the whole of the text of the “karikas” of the “Abhidharmakosa.” The valuable and exhaustive notes with which the work is provided show that in this great scholar there was a unique combination of the linguit, the philosopher and the critic. Poussin opened the vast stores of thought that lay buried in a sealed chamber and filled a huge gap between the studies of early Pali works and the late Sunyavada doctrines. The publication of this work revolutionized Buddhist studies and gave rise to many controversial topics which engaged the attention of some eminent contemporaries like Mrs. Rhys Davids, Jean Przyluski and Th. Stcherbatsky. His thought-provoking Nirvan (1925) propounded a novel view and brought severe criticism from Th. Stcherbatsky, an eminent Orientalist of Russia. 

43. Lindtner, Christian: Một học giả Phật giáo người Đan Mạch, nổi tiếng nhờ sự nghiên cứu về Truyền Thống Trung Quán Nhận Thức luận. Các tác phẩm của ông gồm hai bộ Nagarjuniana (1982) và Miscellanea Buddhica (1980)—Name of a Danish scholar of Buddhism, best known for his influential work on Madhyamaka and the Epistemological tradition. His books include Nagarjuniana (1982) and Miscellanea Buddhica (1985). 

44. Mahasi Sayadaw (1904-1982): Vị Tăng người Miến Điện và là thiền sưcứu cánh khác biệt với truyền thống thiền định của trường phái Phật giáo Theravada bằng cách pha chế với tiêu chuẩn sơ bộ của “thiền chỉ” và thay vì dạy thiền sinh thực tập thiền minh sát một cách mạnh mẽ trong những thời kỳ kéo dài của thiền thất. Trong hệ thống của ông ta, hành giả đặt tên cho những kinh nghiệm trực tiếp của họ một cách cẩn thậntu tập “chánh định trong nhất thời,” trong đó họ luôn tỉnh thức những hiện tượng nhất thời khởi lên. Ông cũng làm khác với dòng chánh Theravada bằng cách coi nhẹ những nghi thức, hồi hướng công đức, và những biểu hiện phổ thông khác của Phật giáo Nguyên Thủy, bằng cách khuyến tấn người tại gia thực tập thiền định cũng như người xuất gia—Burmese monk and meditation teacher whose approach diverged from the traditional meditative program in Theravada Buddhism by dispensing with the standard preliminaries of “Samatha” and instead teaching his students to practice insight meditation (vipassana) intensively during extended periods of meditative retreat. In his system, meditators learn to label their immediate experiences carefully and cultivate “momentary concentration,” in which they always become aware of the arising of momentary phenomena. He also differed from mainstream Theravada by de-emphasizing ritual, merit-making, and other popular aspects of Theravada Buddhism, and by encouraging laypeople to practice meditation as much as monks do. 

45. Makiguchi, Tsunesaburo (1871-1944): Người sáng lập ra trường phái “Soka Kyoiko Gakkai” (Hội Sáng Tạo Giá Trị), về sau phát triển thành trường phái Soka Gakkai. Trường phái này dựa trên giáo thuyết và thực hành của ngài Nhật Liên—Founder of the Soka Kyoiko Gakkai (Value Creation Society), which later developed into Soka Gakkai. The school based itself on the teaching and practice of Nichiren (1222-1282)—See Nichiren

46. Nagatomi, Masatoshi: Học giả nổi bật trong nghiên cứu Phật giáo, ông đã trải qua gần hết những năm làm việc của ông với Viện Yenching của trường Đại Học Harvard. Nổi tiếng nhất là tác phẩm Nhận Thức Luận Phật Giáo, ông cũng nổi tiếng trong lãnh vực kiến thức về tổng thể Phật giáo Ấn Độ, và ông cũng đã trách nhiệm dạy dỗ cho một số học giả nổi tiếng—Eminent scholar of Buddhist Studies who spent most of his career at Harvard University’s Yenching Institute. Best known for his work on Buddhist epistemology (theory of the nature, sources and limits of knowledge), he is also renowned in the field for his extensive knowledge of the whole of Indian Buddhism, and is responsible for training a number of prominent scholars. 

47. Nakagawa, Soen (1908-1983): Một Thiền sư Nhật Bản thuộc tông Lâm Tế, pháp tử của Yamamoto Gempo Roshi, người có ảnh hưởng về Thiền cho cả Nhật BảnTây phương. Ông đã lần đầu tiên du hành sang Mỹ vào năm 1949, đưa đến việc sáng lập Hội Thiền Học ở Nữu Ước vào năm 1965—A Japanese Zen master of the Rinzai tradition, dharma-successor (Hassu) of Yamamoto Gempo Roshi (1865-1901), who was influential in both Japanese and Western Zen. He made his first visit to the U.S.A. in 1949, which led to the founding of the Zen Studies Society in New York in 1965. 

48. Nakamura, Hajime (1912-1999): Một trong những nhân vật lãnh đạo trong ngành nghiên cứu Phật giáo tại Nhật Bản, nổi tiếng với tác phẩm “Phật Giáo Ấn Độ: Nghiên Cứu Thánh Điển,” bao gồm một loạt những nghiên cứu trong lãnh vực Phật giáo rất có ấn tượng với các học giả Nhật BảnTây phương. Theo ông thì có tám tạng (kho chứa) trong giáo thuyết Phật giáo: thai tạng, trung ấm tạng, ma ha phương đẳng tạng, giới luật tạng, thập trụ tạng, tạp tạng, kim cương tạng, và Phật tạng—One of the leading figures in Buddhist studies in Japan, best known for his Indian Buddhism: A Survey with Bibliographical Notes, which covers an impressive range of studies in the field by Japanese and Western scholars. According to Nakamura, there are eight treasuries in Buddhist theories: the womb treasury, the intermediate treasury, the maha-vaipulya treasury, the sila treasury, the treasury of the ten grounds, the miscellaneous treasury, the diamond treasury and the Buddha-treasury. 

49. Nyanatiloka (1878-1957): Tên thật của ông là Anton Walter Florus Gueth, xuất thân từ một gia đình Thiên chúa giáo. Ông là một nhạc sĩ dương cầm đại tài, người đã cải sang đạo Phật sau khi du hành sang Ấn Độ. Trong một chuyến du hành sang Tích Lan, ông đã tiếp xúc với Phật giáo, sau đó ông sang Miến điện xuất gia tu học. Ông đã trở thành một trong những học giả Ba Li nổi tiếng. Ông thọ đại giới như là một vị sư Theravada tại Miến Điện vào năm 1903, và vào năm 1911 ông trở lại Sri Lanka, tại đây ông xây dựng một chỗ ở của người ẩn sĩtu tập tại đó. Những dịch phẩm của ông gồm có: Milindapanha, Anguttara-nikaya và Vasuddhi-Magga. Ông cũng viết một số sách, trong đó có “Luận Tạng” và “Con Đường Giải Thoát,” nhiều sách giáo khoa và một bộ Tự Điển Phật giáo—Anton Walter Florus Gueth, came from a Catholic family. He was a German violin virtuouso who converted to Buddhism after traveling to India, Sri Lanka and Burma. During a trip to Sri Lanka, he came in contact with Buddhism. He then went to Burma where he entered the Buddhism monastery. He became one of the most important Pali scholar. He was ordained as a Theravada monk in Burma in 1903, and in 1911 he returned to Sri Lanka, where he founded a hermitage. Among his works of translation: Milindapanha, Aguttara-nikaya và Vasuddhi-Magga. He also wrote or composed a number of books, including “Guide through the Abhidharma Pitaka” and “Path to Deliverance,” many doctrinal works and a Buddhist Dictionary.

50. Oldenberg, Hermann: Một học giả người Đức nổi tiếng kinh Vệ Đà vào thế kỷ thứ 19, có công trong việc thu thập toàn bộ “Luật Tạng.” Ông là một học giả vĩ đại về Kinh Vệ Đà và là người đã đặt ra những tiêu chuẩn cho việc bình phẩm và giải thích Rigveda. Bài giới thiệu uyên bác của ông trong bộ Luật Tạng đã đưa Giới Luật của Phật giáo lên hàng đầu và mở ra một lãnh vực mới cho việc tìm hiểu Tăng hội Phật giáo. Luật Tạng được xuất bản trong thời gian từ năm 1879 đến 1883, và các bản dịch ra Anh ngữ của ông về các bộ Giới Bổn, Đại Phẩm, Tiểu Phẩm với sự cộng tác của Rhys Davids, đã được đưa vào các cuốn số 13, 17, và 20 của bộ Thánh Thư Phương Đông. Một cuốn sách nổi tiếng khác của ông, “Đức Phật,” đã được Hoey dịch ra tiếng Anh vào năm 1882. Đây là cuốn sách giáo khoa đầu tiên ở Âu Châu được căn cứ hoàn toàn trên các tư liệu tiếng Pali. Các công trình quan trọng khác của ông là việc xuất bản các bộ Trưởng Lão Tăng-Ni Kệ vào năm 1883, bộ “Đảo Sử,” nguyên bản dịch tiếng Anh năm 1897, và Literatur des Alten Indien. Ngoài những tác phẩm lớn này, Oldenberg còn có nhiều bài viết uyên bác về văn học Vệ Đà đã giúp ông xác lập mối quan hệ giữa văn học Pali và kinh Vệ Đà. Nhận xét xác đáng của ông cho rằng phần mở đầu kinh “Sa Môn Quả” là sự mô phỏng cuộc đối thoại giữa Yajnavalkya và Janaka trong cuốn Bhradaranyaka Upanisad, và luận điểm của ông cho rằng bộ Túc Sanh Chuyện Pali gần giống với các bài tụng Akhyana trong Thánh kinh Vệ Đà là những thí dụ—An eminent German Vedic scholar in nineteenth century, credited for editing the entire “Vinaya Pitaka.” He was a great vedic scholar and has set the standard for the critical editions and interpretations of Rigveda. His learned introduction to the Vinaya-pitaka brought the Discipline of the Buddhist Order to the forefront and a new field was opened for Buddhist ecclesiastical studies. The Vinaya-pitaka was published during the period from 1879 to 1883 and his English translations of the Patimokkha, the Mahavagga and the Cullavagga, in collaboration with Rhys Davids, appeared in Volumes XIII, XVII, and XX of the Sacred Books of the East (1881-1885). His other celebrated work, The Buddha, was translated into English by Hoey in the year 1882. This was the first textbook in Europe based wholly on first-hand Pali sources. His other major works were the editions of the Thera-Theri-Gatha (1883), the Dipavamsa (Text and English translation, 1897), and Literatur des alten Indien. Apart from these solid works, Oldenberg has many learned articles to his credit. His erudition in Vedic literature helped him to establish the relation between Pali literature and the Vedas. His original suggestion that the introduction to the Samanna-phala-sutta is an initiation of the Yajnavalkya-Janaka dialogue in the Bhradaranyaka Upanisad, and his contention that the Pali Jatakas are akin to the Akhyana hymns of the Regveda are examples of this. 

51. Prebish, Charles S. (1944 -): Học giả người Mỹ, nổi tiếng với tác phẩm của ông “Đời Sống Trong Tu Viện Phật Giáo.” Ông cũng là một học giả hàng đầu trong lãnh vực nghiên cứu mới về Phật Giáo Mỹ Châu. Ông nhận bằng Tiến Sĩ tại trường Đại Học Wisconsin-Madison vào năm 1971 và đã cống hiến hầu hết cuộc đời của ông để giảng dạy tại Đại Học Pennsylvania. Cùng với Daniel Keown, ông đã lập nên Tạp Chí Luân Lý Đạo Đức Phật Giáo, một sự thành công về xuất bản những giáo điển bằng điện tử. Ông đã một số lớn sách Phật giáo và bài báo có ảnh hưởng rất lớn, gồm bộ “Nghiên Cứu Văn Chương Luận Tạng” vào năm 1994 và “Con đường Sáng,” “Thực Tập và Nghiên Cứu Phật Giáo Tại Mỹ vào năm 1999—American scholar of Buddhism, best known for his work on Buddhist monasticism. He has also been a forefront scholar in the new field of studies on American Buddhism. He received his Ph. D. from University of Wisconsin-Madison in 1971 and has spent most of his academic career at University of Pennsylvania. Together with Daniel Keown, he founded the Journal of Buddhist Ethics, a highly successful electronic academic publication. He has published a number of influential books and articles, including “A Survey of Vinaya Literature” in 1994 and Luminous Passage: The Practice and Study of Buddhism in America in 1999. 

52. Rahula, Walpola (1907-1997): See Chapter 19 (D-1) (50). 

53. Rajvade, C.V.: Một trong những học giả Phật giáo người Ấn Độ rất nổi tiếng vào thế kỷ thứ 19. Dù ông mất rất trẻ ở tuổi 30, nhưng là một đồ đệ xuất sắc nhất của giáo sư Kosambi. Ông là người đầu tiên biên soạn bằng tiếng Devanagari năm mươi bản kinh đầu tiên của Trung Bộ Kinh và cuốn “Hatthavanagallaviharavamsa,” một cuốn sách nhỏ bằng tiếng Pali thuộc thế kỷ thứ 13. Bản dịch Trường Bộ Kinh ra tiếng Marathi của ông, nhất là tập đầu tiên, đã cho thấy trình độ uyên bác và sự bén nhạy của ông—One of the most eminent Indian Buddhist scholars in the nineteenth century. Even though he died very young at the age of 30, but he was a worthy student of Dharmananda Kosambi. He edited, for the first time, in Devanagari characters the first fifty suttas of the Majjhima-nikaya, and the Hatthavanagallaviharavamsa, a small Pali text of the 13th century A.D. His Marathi translation of the Digha-Nikaya, particularly of the first volume, shows his scholarship and critical acumen.

54. Robinson, Richard Hugh (1926-1970): Một học giả Phật giáo người Mỹ, người đã sáng lập ra chương trình tốt nghiệp về Phật Học tại Mỹ tại trường Đại Học Wisconsin-Madison, người đã giáo huấn một số nhà Phật Học nổi tiếng. Ông nổi tiếng với tác phẩm Trung Quán, đặc biệtTrung Quán tại Ấn Độ và Trung Hoa—An American scholar of Buddhism who established the first graduate degree program in Buddhist Studies in the U.S.A. at the University of Wisconsin-Madison, which has trained a number of prominent buddhologists. He is best known for his work on Madhyamaka, particularly his Early Madhyamaka in India and China.

55. Ruegg, David Seyfort: Một trong những học giả Phật giáo hàng đầu vào thế kỷ thứ 20, người đã xuất bản một số sách đặt nền móng cho một số đề tài đáng chú ý về sau này, bao gồm quyển “Triết Lý Phật Giáo,” “Truyền Thống Pramana,” “Cuộc Đời của Ngài Bu-Ston,” và “Trung Quán.” Những quyển sách của ông bao gồm quyển “Phật Tánh,” “Tâm và Vấn Đề Tiệm Ngộ trong Quan Điểm Tỷ Giảo” năm 1922 và “Nghiên Cứu Về Tư Tưởng Phật Giáo Ấn ĐộTây Tạng: Vài Vấn Đề và Quan Điểm” xuất bản năm 1967—One of the twentieth century’s leading scholars of Buddhism, who has published ground-breaking work on an impressive variety of subjects, including Indian Buddhist philosophy, the Pramana tradition, the life of Bu-ston, and Madhyamaka. His books include “Buddha-nature,” “Mind and Problem of Gradualism in a Comparative Perspective” (1992), and “The Study of Indian and Tibetan Thought: Some Problems and Perspectives” (1967). 

56. Sangharakshita (1925 -): Một Tăng sĩ sanh tại Anh, người sáng lập ra “Hội Thân Hữu Phật Tử Tây Phương,” một tổ chức Phật giáo quốc tế không môn phái. Ông phục vụ trong quân đội Hoàng Gia Anh trong thời đệ nhị thế chiến và đào ngũ trước khi đơn vị của ông rút về nước. Sau một thời gian vài năm làm du Tăng khất sĩ ông gặp một vài Tăng sĩ Phật giáo và được một vị sư Theravada cho thọ giới Tỳ Kheo năm 1950. Trong suốt thập niên kế đó ông theo học với nhiều vị thầy khác nhau, với các vị sư theo Theravada và những vị Lạt Ma từ các trường phái khác nhau của Phật giáo Tây Tạng. Năm 1976 ông sáng lập Liên Hữu Phật Tử Thế Giới, riêng dành cho cái nhìn về Phật giáo không phân biệt bởi môn phái trong đó tất cả các truyền thống Phật giáo phải được tôn trọng như nhau—A British-born monk who founded the “Friends of the Western Buddhist Order” (FWBO), a non-sectarian worldwide organization. He served in the British army in India during World War II and deserted his unit when he was about to send home. After a period of several years as a wandering mendicant, he met some Buddhist monks and was ordained in 1950 by a Theravada preceptor. For the next decade he studied with a variety of teachers, both Theravada monks and Lamas from various Tibetan traditions. In 1976, he founded the FWBO, which was particularly dedicated to a non-sectarian vision of Buddhism, in which all Buddhist traditions would be equally respected. 

57. Sivaraksa, Sulak (1933 -): Một nhà hoạt động xã hội người Thái Lan, một trong những lý thuyết gia hàng đầu trong phong trào “Phật Giáo Nhập Thế.” Bắt đầu từ thập niên 1960s, ông đã trở thành nhà phê bình sắc bén về độc tài và quân phiệt trong xứ, và năm 1984 ông bị bắt giữ vì đã phỉ báng vương quyền Thái Lan, nhưng sau đó được thả ra, phần lớn nhờ sự vận động của quốc tế. Ông là người sáng lập của tổ chức NGOs với một số hội viên đáng kể, tổ chức NGOs bao gồm tổ chức Mạng Lưới Thế Giới của Phật Giáo Nhập Thế (INEB). Ông tích cực hoạt động cho dân chủnhân quyền, hòa bình và bất bạo động, với những kế hoạch phát triển cộng đồng ở nông thôn và đô thị, quyền lợi của công nhân, cải thiện đời sống phụ nữ, và cổ võ việc sử dụng những kỹ thuật thích hợp thay cho sức người. Sivaraksa lấy hình ảnh Đức PhậtTăng đoàn thời nguyên thủy là kiểu mẫu cho phạm hạnh cá nhân và tổ chức xã hội. Cả hai thứ này đều tiêu biểu cho việc tu tập trí tuệgiới luật, và Sivaraksa xem Tăng đoàncộng đồng của những người tu tập tôn giáo ấp ủ những lý tưởng về sự cần kiệm đơn giản, không luyến chấp, và sự cam kết tu tập. Ông đã xuất bản một số sách và bài viết, cả bằng tiếng Thái và Anh ngữ, bao gồm “Chủng Tử Hòa Bình” năm 1992 và “Phật Giáo Hòa Nhập Vào Xã Hội” năm 1988—Thai social activist, one of the leading theorizers of “Engaged Buddhism.” Beginning in the 1960s, he became a trenchant (sắc bén) critic of the country’s dictators and military, and in 1984 he was arrested for defamation of the monarchy, but was later released, largely due to an international campaign on his behalf. He is the founder of an impressive number of activist organizations, and NGOs, including the International Network of Engaged Buddhists (INEB). He has been active in working for democracy and human rights, peace and non-violence, rural and urban community development projects, workers’ rights, improving the lives of women, and promoting appropriate technology. Sivaraksa takes the Buddha and early Samgha as models for personal conduct and social organization. Both represent the cultivation of wisdom and the practice of morality, and Sivaraksa considers the Samgha to be a community of religious practitioners that embraces the ideals of economic simplicity, non-attachment, and commitment to religious practice. He has published numerous books and articles, both in Thai and English, including Seeds of Peace (1992) and A Socially Engaged Buddhism (1988).

58. Sonja, Jiun (1718-1804): Một học giả Phật giáo người Nhật Bản nổi tiếng vào thế kỷ thứ 18. Ông tự học tiếng Phạn dưới thời tiền Minh Trị Thiên Hoàng, không phải do ảnh hưởng của các học giả Tây phương hay học giả Ấn Độ đương thời. Ông là một Tăng sĩ thuộc phái Chân Ngôn. Tông phái này được biết qua truyền thống học tiếng Phạn để đọc thần chú. Việc học này được gọi là Shittan (đọc trại từ chữ Siddham, có nghĩa là sự thành tựu hay đạt đến giáo lý cao siêu). Lúc còn nhỏ dĩ nhiên là ông đã học thứ “thần chú” này, nhưng không lấy làm thỏa mãn nên tự ông đã học Phạn ngữ và viết nhiều bài báo về văn phạm Phạn ngữ. Cùng thời gian này, ông đọc các văn bản tiếng Phạn ở chùa Horyuji cũng như các chùa khác, rồi so sánh với các bản văn bằng tiếng Hoa. Sau đó ông cho công bố các bản tiếng Phạn của 3 bộ kinh “Lạc Hữu Trang Nghiêm Kinh,” “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh,” và “Bhdracari-nama-aryasamantabhadra-pranidhana.” Ngoài ra, ông còn muốn sữa lại bản tiếng Phạn của bộ “Prajnanaya” từ văn bản bằng tiếng Hoa. Đây là một nỗ lực đáng kể và có lẽ được xếp hàng đầu về lãnh vực này trên thế giới. Ông đặt tên cho bộ sưu tập các bài viết của ông về việc học tiếng Phạn là “Sách Hướng Dẫn Học Tiếng Phạn.” Một số nội dung quan trọng của bộ sưu tập này đã được in lại vào năm 1953 để kỷ niệm lần thứ 150 ngày giỗ của ông—An eminent Japanese Buddhist scholar in the eighteenth century. He studied Sanskrit by himself in the pre-Meiji period without being subjected to the influence of contemporary Western scholars or Indian pandits. Jiun Sonja was a monk of the Shingon Sect. This sect was known for its tradition of learning Sanskrit characters in order to read the “dharanis.” This study was called “Shittan Gaku” (Shittan is the transliteration of siddham which means completion or the complete characters by which the highest doctrine is described). Naturally he learned this “Shittan” in his youth, but not being satisfied with this, he studied the Sanskrit language by himself and wrote several articles on Sanskrit grammar. At the same time, he read the Sanskrit manuscripts of the Horyuji and other monasteries, and compared them with their Chinese versions. Afterwards he published Sanskrit editions of three sutras, namely the “Sukhavativyuha,” the “Bhdracari-nama-aryasamantabhadra-pranidhana,” and the “Prajna-paramita-hrdaya.” Moreover, he attempted to restore the Sanskrit text of the “Prajnanaya” from its Chinese version. This was a remarkable attempt and probably the first of its kind in the world. Jiun Sonja called his collection of articles on Sanskrit study “Bongaku-Shinryo” (A Guide to Sanskrit Study). Some important parts of his collection were published in 1953 at Osaka to commemorate the 150th anniversary of his death. 

59. Sopa, Geshe Lhundrup (1923 -): Tên của một học giả thuộc trường phái Gelukpa, sanh tại tỉnh Tsang thuộc Tây Tạng. Ông gia nhập tu viện Sera ở tuổi 18 và năm 1961 ông được cấp bằng cao nhất, bằng Lha-Ram-Pa. Vào năm 1967 ông nhận lời mời của giáo sư Richard Robinson gia nhập phân khoa của trường Đại Học Wisconsin-Madison, nơi có chương trình Tiến Sĩ Phật Học đầu tiên tại vùng Bắc Mỹ. Trong suốt thời gian dạy học tại đây, ông đã huấn đạo một số đồ đệ, nhiều người trong họ đã trở thành những học giả nổi tiếng—Name of a Gelukpa scholar, born in Tsang province of Tibet. He joined Sera monastery at the age of eighteen and in 1961 earned the Geshe Degree with highest distinction (lha-ram-pa). In 1967 he accepted an offer from Professor Richard Robinson to join the faculty of the University of Wisconsin-Madison, which had the first Ph.D. program in Buddhist Studies in North America. During his career there, he trained a number of students, many of whom have themselves become prominent scholars.

60. Stcherbatsky, Th. : Một học giả nổi tiếng chuyên về Đông Phương Học của Nga vào thế kỷ 19. Ông đã làm việc nhiều năm trong lãnh vực Nhất Thiết Hữu BộĐại Thừa như ông Poussin. Ông là cộng tác viên thân thiết của Sylvain Levi và vào năm 1917, đã cho xuất bản bộ Câu Xá Luận bằng tiếng Tây Tạng có phần chú thích với sự trợ lực của E. Obermiller, người sau này đã cho xuất bản bộ Hiện Quán Trang Nghiêm Luận năm 1929 và bộ Mật Chú Tối Thượng năm 1931. Năm 1920 ông xuất bản cuốn Giáo Thuyết Linh Hồn của Phật Giáo, một bản dịch tiếng Anh của chương 7 trong bộ Câu Xá. Năm 1923 ông cho in một luận thư uyên thâm “Khái Niệm Chủ Yếu của Phật GiáoÝ Nghĩa của Pháp Giới.” Trong tác phẩm này ông chứng minh rằng thuyết “Ngũ Uẩn” là một thành phần trong Phật giáo ngày xưa và là nòng cốt của toàn bộ giáo lý. Nhằm đả kích cuốn Nirvana của Poussin, ông đã cho xuất bản cuốn sách nổi tiếng của ông nhan đề Khái Niệm Chủ Yếu của Niết Bàn trong Phật Giáo, đây có lẽ là tiếng nói sau cùng cho vấn đề đã được tranh luận nhiều nhất này. Những nghiên cứu sâu xa của ông về Câu Xá Luận, về Trung Quán Luận Tụng và những tác phẩm sau này về Luận Lý Học Phật Giáo đã được thể hiện rõ rệt trong cuốn sách này, cuốn sách lần đầu tiên có được một cái nhìn tích cực về toàn bộ triết lý Phật giáo. Tiếp theo các bản luận giải sơ bộ này là một tác phẩm vĩ đại, “Luận Lý Học Phật Giáo,” in thành 2 cuốn vào năm 1932. Đây là cuốn sách hàng đầu trong lãnh vực này, căn cứ chủ yếu vào những tác phẩm đặc sắc của những đầu óc bậc thầy như Trần Na, Pháp Xứng, và Pháp Thượng. Trong lời tựa cho cuốn sách đầu của bộ Luận Lý Học Phật Giáo, ông đã phát biểu: “Có một thành kiến phổ biến sâu rộng cho rằng triết lý tích cực chỉ có thể tìm thấy ở Âu Châu mà thôi. Và cũng có thành kiến cho rằng luận thuyết của Aristotle là luận thuyết tối hậu, và bởi vì ông này đã không có người đi trước nên ông cũng chẳng cần có người đi sau nữa.” Việc xuất bản hai cuốn sách này đã xóa sạch thành kiến chống lại luận lý học Ấn Độ trên đây—An eminent Orientalist of Russia in the nineteenth century. He had worked for many years in the field of Sarvastivada and Mahayana. He was a close associate of Sylvain Levi and had in 1917 edited the Tibetan text of the Kosa and its bhasya with the assistance of E. Obermiller, the editor of the “Abhisamayalankara-prajnaparamita-upadesa-sastra” (1929) and the “Uttara Tantra” (1931). In 1920 he published “Soul Theory of the Buddhists,” an English translation of Chapter IX of the Kosa. In 1923, he published a learned treatise, “Central Conception of Buddhism and the Meaning of the World Dharma.” In this masterly work he established the fact that the theory of “Skandha” was an element of ancient Buddhism and the pivot of the whole doctrine. In criticism of Poussin’s Nirvana, he brought out his famous work, “The Central Conception of Buddhist Nirvana,” which was perhaps the last word on this most debated topic. His profound study of the Kosa, the Madhyamika-karika and the later works on Buddhist logic are clearly reflected on this work, which gave for the first time a complete and constructive survey of the entire Buddhist philosophy. These preliminary treatises were followed by his monumental work, “Buddhist Logic,” in two volumes in 1932. It was the first of its kind, exclusively based on the original works of such master minds as Dinnaga, Dharmakirti, and Dharmottara. In the preface of his first volume of Buddhist Logic he observes: “There is a widely spread prejudice that positive philosophy is to be found only in Europe. It is also a prejudice that Aristotle’s treatment was final, that having had in this field no predecessor, he also had no need of a continuator.” The publication of these two volumes removed this prejudice against Indian logic to a large extent. 

61. Col. Steele Olcott, Henry (1832-1907): Một người Mỹ cùng với Helena Blavatsky đồng sáng lập Hội Thông Thiên Học. Ông thọ giới quy-y tại Sri Lanka vào năm 1880 và quan hệ với một số vấn đề Phật giáo đương thời. Ông được nổi tiếng nhất là đã phát triển là cờ Phật giáo và viết bộ GiáoVấn Đáp Phật Giáo—American who co-founded the Theosophical Society with Helena Blavatsky. He took Buddhist refuge vows in Sri Lanka in 1880 and was involved in a number of contemporary Buddhist issues. He is perhaps best known for developing a “Buddhist flag” and a “Buddhist Catechism.” 

62. Suzuki, Daisetz Teitaro (1870-1966): Thiền sư Suzuki (1870-1966), một học giả Phật giáo nổi tiếng Nhật Bản, được phương Tây biết đến qua những lý giải thiền hiện đại, là tác giả bộ Thiền Luận. Ông luôn nhấn mạnh trí tuệ trong thiền; tuy nhiên, ông không bao giờ được xác nhận là một thiền sư. Ông học thiền với Thiền sư Lâm Tế tên Shaku Soen và chứng ngộ khi đang thiền về công án “Không.” Ông du hành sang Hoa Kỳ và làm việc với Paul Carus từ năm 1897 đến năm 1909, sau đó ông trở về Nhật Bản. Năm 1911 ông kết hôn với Beatrice Lane và trở về lưu lại Hoa Kỳ một thời gian ngắn vào năm 1936. Ông sống tại Nhật trong suốt thời đệ nhị thế chiến, và trở về sống tại Hoa Kỳ từ năm 1950 đến năm 1958. Ông xuất bản một số sách có ảnh hưởng lớn và đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ thông hóa Thiền cho Tây phương—A Japanese Buddhist scholar (1870-1966), who as one of the best known to the West for his modern interpretations of Zen. He always emphasizes on the intellectual interpretation of the Zen teachings; however, he was never confirmed as a Zen master. He studied with the Rinzai master Shaku Soen and reportedly had an experience of Kensho while meditating on the “Wu” koan. He traveled to the U.S.A. and worked with Paul Carus from 1897 to 1909, after which he returned to Japan. In 1911 he married Beatrice Lane, and returned to the U.S.A. briefly in 1936. He lived in Japan during World War II, and again returned to America form 1950 to 1958. He published a number of influential books, and played an important role in the popularization of Zen in the West. 

63. Suzuki, Shunryu (1904-1971): Thiền sư Nhật thuộc Thiền phái Tào Động, đệ tử của Thiền sư Kishizawa, con của một Thiền sư tào Động. Ông du hành sang Mỹ vào năm 1958, sau đó ông sáng lập vài trung tâm Thiền, gồm Trung Tâm Thiền Cựu Kim Sơn, và Trung Tâm Thiền trên núi Tassajara, California, đó cũng là Tu Viện Tào Động đầu tiên ở Tây phương. Quyển sách của ông có tựa đề “Tâm Thiền, Tâm Sơ Cơ” là một trong những quyển sách Thiền được viết bằng Anh ngữ nổi tiếng nhất—A Japanese Soto Zen master, a student of Kishizawa Roshi, who was the son of a Soto Zen monk. He traveled to the U.S.A. in 1958, following which he founded several Zen centers, including the San Francisco Zen Center and the Zen Mountain Center in Tassajara, CA, which was the first Soto monastery in the West. His book: Zen Mind, Beginner’s Mind is one of the most popular books on Zen in English. 

64. Swearer, Donald K. (1934 -): Nhà Phật giáo học người Mỹ, một trong những nhân vật hàng đầu của trường phái Theravada ở Đông Nam Á. Ông đậu Tiến Sĩ Triết tại đại học Princeton vào năm 1967, và hiện tạigiảng sư Tôn giáo học tại trường đại học Swarthmore thuộc tiểu bang Pennsylvania. Sách xuất bản của ông bao gồm những nghiên cứu về trường phái Theravada cổ điển, nghiên cứu về sự pha trộn đa văn hóa, và những phong trào Phật giáo đương thời trong vùng Đông Nam Á—American buddhologist, one of the leading figures on Theravada Buddhism in Southeast Asia. He received his Ph. D. from Princeton University in 1967, and is currently a Professor of Religion at Swarthmore College in Pennsylvania. His publications include studies of classical Theravada, cross-cultural studies, and contemporary Buddhist movements in Southeast Asia. 

65. Takakusu, Junjiro (1866-1945): Một trong những học giả Phật giáo người Nhật rất nổi tiếng. Ông kế nghiệp Nanjio tại trường Đại Học Đông Kinh. Ông cũng theo học với giáo sư Max Muller tại Oxford. Khi trở về Nhật, ông dạy về Văn Học Phạn và Triết Học Ấn Độ tại Đại Học Đông Kinh. Ông viết nhiều bài bằng tiếng Anh và các thứ tiếng khác, do đó trở thành nổi tiếng ở hải ngoại. Ông đã cho xuất bản các bộ sách quan trọng sau đây: Quán Vô Lượng Thọ Kinh, bản dịch tiếng Anh 1894; Ghi Nhận Về Phật Giáo tại Ấn Độ và Quần Đảo Mã Lai (671-695) nguyên tác của Nghĩa Tịnh, bản dịch tiếng Anh năm 1896; Cuộc Đời Ngài Thế Thân, do Chân Đế viết, bản dịch tiếng Anh 1904; Kiện Thiện Luật, hợp tác với M. Nagai viết từ năm 1924 đến năm 1938; và Tinh Yếu Triết Học Phật Giáo, những bài giảng tại Đại Học Đường Hawaii, Mỹ quốc năm 1947. Ông còn là chủ biên bộ Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, ấn bản Taisho của Tam Tạng. Ông vừa là một giáo sư giỏi, vừa là một học giả uyên bác. Trong số các nhà nghiên cứu về Ấn Độ làm việc dưới sự hướng dẫn của ông tại trường Đại Học Đông Kinh có Tiến Sĩ H. Ui và giáo sư E. Kanakura, chuyên về triết học Ấn Độ; cố giáo sư T. Kimura, Tiến Sĩ S. Miyamoto và giáo sư Hanayama chuyên về Phật giáo; Tiến Sĩ M. nagai nghiên cứu chủ yếu về văn học Pali và giáo sư N. Tsuji nghiên cứu về văn học Vệ Đà và Phạn. Takakusu cũng lập ra một trường Cao Đẳng Nữ tại Đông Kinh, tại đây việc dạy về đạo Phật chiếm một vị trí quan trọng—One of the famous Japanese Buddhist scholars. He succeeded B. Nanjio at Tokyo University. He also studied at Oxford under Max Muller. On his return to Japan, he became professor of Sanskrit literature and Indian philosophy at Tokyo University. He wrote many articles in English and other languages which made him famous abroad. He published the following important works: The Amitayurdhyana-sutra (1894); A Record of the Buddhist Religion as Practiced in India and the Malay Archipelago by I-Tsing (English translation in 1896); The Life of Vasubandhu by Paramartha (English translation in 1904); the Samanata-pasadika (edition in collaboration with M. Nagai 1924-1938); anf The Essentials of Buddhist Philosophy (Lectures at Hawaii University, U.S.A. in 1947). He was also the chief editor of Taisho-Shin-Shu Daizokyo (the Taisho edition of the Tripitaka). He was both a great teacher and a great scholar. Among the many Indologists who worked under his guidance at Tokyo University were Dr. H. Ui and professor E. Kanakura who specialized in Indian philosophy; the late professor Kimura, Dr. S. Miyamoto and Prof. S. Hanayama who worked on Buddhism; Dr. M. Nagai who was primarily interested in Pali literature and Prof. N. Tsuji who studied Vedic and Sanskrit literature. Takakusu also founded a Women’s College in Tokyo, where the study of Buddhism occupied a prominent place. 

66. Taranatha (1575-1634): Một học giả và sử gia người Tây Tạng thuộc dòng Jo-Nang-Pa, truyền thống bị trấn áp bởi đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm vì cho rằng đó là truyền thống ngoại đạo. Tác phẩm nổi tiếng của ông có nhan đề “Lịch Sử Phật GiáoẤn Độ.”—A scholar and historian of the Jo-Nang-Pa lineage of Tibetan Buddhism, which was suppressed as heretical by the fifth Dalai Lama Ngawang Losang Gyatso (1617-1682). His best known work is entitled “History of Buddhism in India.” 

67. Thurman, Robert A.F. (1941 -): Học giả người Mỹ chuyên về Phật giáo Tây Tạng và là nhà hoạt động nổi bật cho chính nghĩaliên quan đến Tây Tạng. Ông nhận bằng Tiến Sĩ Triết học tại đại học Harvard vào năm 1972, và sau đó ông du hành sang Ấn Độ, tại đây ông theo học với vài vị thầy Tây Tạng. Ông là người phương Tây đầu tiên được thọ giới như là một vị sư Tây Tạng, và ông đã viết rất nhiều sách về Phật giáo tây Tạng và các vấn đề xã hội. Thurman là vị Chủ Tịch chủ yếu đầu tiên về học thuyết Tông Khách Ba của việc nghiên cứu Phật Giáo tại viện Đại Học Columbia—American scholar of Tibetan Buddhism and prominent activist for Tibet-related causes. He received his Ph.D. from Havard University in 1972, and subsequently traveled to India, where he studied with several Tibetan teachers. He was the first Westerner to be ordained as a Tibetan Buddhist monk, and he has written extensively on Tibetan Buddhism and social issues. Thurman is the first Key Tsong Khapa Chair of Tibetan Buddhist Studies at Columbia University. 

68. Toda, Josei (1900-1958): Vị chủ tịch thứ nhì của tổ chức Soka Gakkai, người kế vị người sáng lập là ông Tsunesaburo Makiguchi. Ông thường được biết tới như là một mũi nhọn xung kích với những hiện tượng mới phát triển, có ảnh hưởng lớn với phương thức năng nổ xông xáo của phương thức mới quy-y gọi là “Shakubuku.”—Second president of Soka Gakkai, who succeeded the founder of the organization, Tsunesaburo Makiguchi. He is generally credited with spearheading its phenomenal early growth, which was largely the result of an aggressive method of proselytizing called Shakubuku 

69. Tucci, Giuseppe (1894-1984): Học giả Phật giáo tiên phong người Ý, người đã xuất bản một số sách mở đầu cho việc nghiên cứu tôn giáo, lịch sửvăn hóa của Tây Tạng. Ông là một trong những học giả Tây phương đầu tiên du hành một cách rộng rãi trên khắp Tây Tạng và các vùng phụ cận, và những sách xuất bản của ông thường nổi tiếng về cả nội dung lẫn sự phiêu lưu mạo hiểm của ông trong khi làm nghiên cứu—Pioneering Italian scholar of Buddhism, who published a number of ground-breaking studies of Tibetan religion, history, art, and culture. He was one of the first Western scholars to travel extensively in Tibet and surrounding areas, and his publications are often notable for both their content and the author’s adventures during the course of his research. 

70. Vetter, Tilmann (1937 -): Một nhà Phật giáo học người Đức đã xuấ bản một số nghiên cứuảnh hưởng về truyền thống Nhận Thức Luận và Phật giáo buổi sơ khai. Ông là giảng sư về Phật học, Triết học Ấn Độ, và Tây Tạng học ở trường đại học Leiden. Những tác phẩm của ông bao gồm Erkennisprobleme bei Dharmakirti (1964), và Những Tư Tưởng Thiền Tập của Phật Giáo Buổi Sơ Khai (1988)—German buddhologist who published a number of influential studies on the Epistemological tradition and on early Buddhism. He is a professor of Buddhology, Indian philosophy, and Tibetology at Leiden University. His works include Erkennisprobleme bei Dharmakirti (1964) and The Ideas and Meditative Practices of Early Buddhism (1988). 

71. Wangyal, Geshe Ngawang (1901-1983): Một học giả Phật giáo người Mông Cổ thuộc bộ tộc Kalmyk, theo trường phái Gelukpa, thầy của ông là ngài Buryat lama Agvan Dorjiev (1854-1938). Ông đào thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1951 ngay sau cuộc xâm lăng của Trung quốc. Vào năm 1955áng dời sang Mỹ quốc để cai quản một cộng đồng nhỏ Kalmyk. Sau đó ông sáng lập tu viện Tây Tạng đầu tiên trên vùng Bắc Mỹ, gọi là Tu Viện Phật Giáo Lạt Ma Bắc Mỹ, ở Freewood Acres, New Jersey. Đệ tử của ông bao gồm Robert Thurman và Jeffrey Hopkins—A Buddhist scholar, Kalmyk Mongolian of the Gelukpa order, whose main teacher was the Buryat lama Agvan Dorjiev (1854-1938). He fled Tibet in 1951 following the Chinese invasion. In 1955, he moved to the U.S.A. to minister to a small Kalmyk community. He subsequently founded the first Tibetan monastery in North America, called the Lamaist Buddhist Monastery of North America, in Freewood Acres, NJ. His students included Robert Thurman and Jeffrey Hopkins. 

72. Warren, Henry Clarke (1854-1899): Một học giả người Mỹ, học Phạn ngữ với Charles Lanman tại trường Đại Học Johns Hopkins, và với Lanman tại Harvard Oriental. Ông xuất bản một số kinh điển rất có ảnh hưởng dịch từ tiếng Pali, bao gồm bộ Phật Giáo Phiên Dịch—An American scholar who studied Sanskrit with Charles Lanman at Johns Hopkins University, and with Lanman at the Harvard Oriental Series. He published a number of influential translation of Sanskrit and Pali texts, including “Buddhism in Translation.”

73. Williams, Paul Martin (1950 -): Một nhà Phật học người Anh, nổi tiếng trong tác phẩm “Trung Quán.” Ông nhận bằng Tiến Sĩ về Triết Học Trung Quán tại trường Đại Học Oxford vào năm 1978, và hầu hết thời gian ông đã làm giảng sư và đồng Giám Đốc cho Trung Tâm Nghiên Cứu Phật giáo tại trường Đại Học Bristol. Ông đã xuất bản nhiều sách vở và bài viết, gồm Phật Giáo Đại Thừa: Căn Bản Giáo Thuyết (1989)—A British buddhologist, best known for his work on Madhyamaka. He received a Doctorate of Philosophy Degree from Oxford University in Madhyamaka Philosophy in 1978 and has spent most of his academic career at University of Bristol, where he is a professor and co-director of the Centre for Buddhist Studies in the Department of Theology and Religious Studies. He has published a number of influential books and articles, including Mahayana Buddhism: The Doctrinal Foundations (1989). 

REFERENCES 

1. Phật Học Phổ Thông, Thích Thiện Hoa: 1958 (3 volumes).
2. Phật Học Từ Điển, Đoàn Trung Còn: 1963 (2 volumes).
3. Từ Điển Phật Học Việt Nam, Thích Minh Châu: 1991.
4. Duy Thức Học, Thích Thiện Hoa: 1958.
5. Suramgama Sutra, Minh Tâm Lê Đình Thám: 1961.
6. The Flower Ornament Scripture, Shambhala: 1987.
7. Buddhist Dictionary, Nyanatiloka and Nyanaponika: Revised 1980.
8. A Popular Dictionary of Buddhism, Christmas Humphreys: London 1984.
9. The Shambhala Dictionary of Buddhism and Zen: 1991.
10. The Seeker’s Glossary: Buddhism: 1998.
11. The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion, Ingrid Fisher-Schreiber: 1994
12. Dictionary of Philosophy, Dagobert D. Runes: 1981.
13. A Dictionary of Chinese Buddhist Terms, William Edward Soothill & Lewis Hodous: 1934.
14. World Religions, Lewis M. Hopfe: 1982.
15. The Buddha and His Teachings, Narada: 1973. 
16. The Connected Discourses of the Buddha, translated from Pali by Bhikkhu Bodhi, 2000. 
17. The Long Discourses of the Buddha, translated from the Pali by Maurice Walshe, 1987.
18. The Middle Length Discourses of the Buddha, translated from the Pali by Bhikkhu Nanamoli, edited and revised by Bhikkhu Bodhi, 1995. 
19. The Spectrum Of Buddhism, Mahathera Piyadassi, 1991.
20. Essays In Zen Buddhism, Daisetz Teitaro Suzuki, 1949. 
21. Zen Art For Meditation, Stewart W. Holmes & Chimyo Horioka, 1973.
22. Gems Of Buddhism Wisdom, Most Venerable Dr. K. Sri Dhammananda, 1983. 
23. Kinh Trường Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1991.
24. Kinh Trung Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1992.
25. Kinh Tương Ưng Bộ, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1993.
26. Kinh Tăng Chi Bộ, Viện Nghiên Cứu Phât Học Việt Nam: 1996.
27. Kinh Tạp A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1993.
28. Kinh Trung A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1992.
29. Kinh Trường A Hàm, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam: 1991.
30. Trường Bộ Kinh, Hòa Thượng Thích Minh Châu: 1991.
31. Luận Đại Trí Độ, dịch giả Hòa Thượng Thích Trung Quán: 1990.
32. Jataka (Stories Of The Buddha’s Former Births), Prof. E.B. Cowell: Delhi 1990.
33. Kinh Đại Bát Niết Bàn, dịch giả Hòa Thượng Thích Trí Tịnh: 1990.
34. Zen’s Chinese Heritage, Andy Ferguson: 2000.
35. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang: 1977.
36. Thiền Sư Trung Hoa, Hòa Thượng Thích Thanh Từ: 1995.
37. Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni, dịch giả Hòa Thượng Thích Thiền Tâm: 1950.
38. The Path of Purification, Pali Text by Bhadantacariya Buddhaghosa, translated by Bhikkhu Nanamoli: 1956.
39. The books of The Discipline (Vinaya Pitaka), translated by I.B. Horner: 1997.
40. Luật Nghi Khất Sĩ, Tổ Sư Minh Đăng Quang: 1950.
41. Luật Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, dịch giả Hòa Thượng Thích Hành Trụ: 1950.
42. Sa Di Luật Giải, dịch giả Hòa Thượng Thích Hành Trụ: 1950.
43. Luật Sa Di Thường Hàng (Luật Căn Bản Của Người Xuất Gia), dịch giả Thích Thiện Thông, Thích Đồng Bổn, Thích Nhựt Chiêu: 1995.
44. Niệm Phật Thập Yếu, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1950. 
45. Tỳ Ni Hương Nhũ, dịch giả Thích Thiện Chơn: 1997.
46. Giới Đàn Tăng, Hòa Thượng Thích Thiện Hòa: 1968.
47. Giới Đàn Ni, T.T. Thích Minh Phát: 1988.
48. Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Giới Bổn Lược Ký, dịch giả Tỳ Kheo Ni Huyền Huệ: 1996.
49. What Buddhists Believe, Most Venerable Dr. K. Sri Dhammananda: 1987.
50. A Comprehensive Manual of Abhidharma, Bhikkhu Bodhi: 1993.
51. What The Buddha Taught, Walpola Rahula: 1959.
52. The Story of Buddha, Jonathan Landaw: 1978.
53. Religions of The Wolrd, Lewis M. Hopfe: 1983.
54. Thiền Sư Việt Nam, Hòa Thượng Thích Thanh Từ: 1972.
55. The Holy Teaching Of Vimalakirti, Robert A.F. Thurman: 1976.
56. In This Very Life, Sayadaw U Pandita: 1921. 
57. The Essentials of Buddhist Philosophy, Junjiro Takakusu, 1947.
58. The Essence of Buddhism, Daisetz Teitaro Suzuki, 1947.
59. The Vimalakirti Nirdesa Sutra, translated by Charles Luk, 1972.
60. Chơn Lý, Tôn Sư Minh Đăng Quang, 1946.
61. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Hòa Thượng Thích Từ Quang, 1948.
62. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Minh Lê Đình Thám, 1961.
63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Trí ĐộTuệ Quang, 1964.
64. Phật Lý Căn Bản, Hòa Thượng Thích Huyền Vi, 1973.
65. Pháp Môn Tọa Thiền, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, 1960.
66. Con Đường Thoát Khổ, W. Rahula, dịch giả Thích Nữ Trí Hải, 1958.
67. Tịnh Độ Thập Nghi Luận, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1962.
68. Tứ Thập Nhị Chương Kinh, Cư Sĩ Nguyễn Văn Hương, 1951.
69. Đường Vào Ánh Sáng Đạo Phật, Tịnh Mặc, 1959.
70. Nhơn Quả, Nghiệp và Luân Hồi, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1960.
71. The Method of Zen, Eugen Herrigel, 1960.
72. Việt Nam Danh Lam Cổ Tự, Võ Văn Tường, 1992.
73. The Three Pillars of Zen, Roshi Philip Kapleau, 1912.
74. Vì Sao Tin Phật, K. Sri Dhammananda, dịch giả Thích Tâm Quang, 1998.
75. Introduction To Tantra, Lama Thubten Yeshe, 1935.
76. Buddha and Gospel of Buddhism, Ananda K. Coomaraswamy, 1974.
77. Mahayana Buddhism, Beatrice Lane Suzuki, 1969.
78. Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, 1975.
79. Ba Vấn Đề Trọng Đại Trong Đời Tu, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1997.
80. Zen Buddhism and Psychoanalysis, D.T. Suzuki and Richard De Martino, 1960.
81. Lá Thư Tịnh Độ, Đại Sư Ấn Quang, dịch giả Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1956.
82. Liên Tông Thập Tam Tổ, Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1956.
83. Studies in The Lamkavatara Sutra, D.T. Suzuki, 1930.
84. Buddhism Explained, Bhikkhu Khantipalo, 1973.
85. Khảo Nghiệm Duy Thức Học, Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, 1987.
86. Kinh Pháp Bảo Đàn, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1992.
87. Thư Gửi Người Học Phật, Thượng Tọa Thích Hải Quang, 1998.
88. Buddhism: Its Essence and Development, Edward Conze, 1951.
89. An Introduction To Zen Buddhism, D.T. Suzuki, 1934.
90. The Tibetan Book Of The Dead, Guru Rinpoche according to Karma Lingpa, 1975.
91. Kinh Ưu Bà Tắc Giới, Sa Môn Thích Quảng Minh, 1957.
92. Philosophy and Psychology in The Abhidharma, Herbert V. Guenther, 1957.
93. Sixth Patriarch’s Sutra, Tripitaka Master Hua, 1971.
94. Thiền Luận, 3 vols, D.T. Suzuki, dịch giả Trúc Thiên, 1926.
95. In This Very Life, Sayadaw U. Pandita, 1921.
96. Twenty-Five Hundred Years of Buddhism, P.V. Bapat, 1959.
97. Phật Học Tinh Yếu, 3 vols., Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, 1965. 
98. Phật Và Thánh Chúng, Cao Hữu Đính, 1936.
99. Liberation In The Palm Of Your Hand, Pabongka Rinpoche, 1991.
100.The Zen Doctrine of No Mind, D.T. Suzuki, 1949.
101.The Tibetan Book of Living and Dying, Sogyal Rinpoche, 1992.
102.Ân Đức Phật, Cư Sĩ Huỳnh Thanh Long, 1962.
103.Insight Meditation, Joseph Goldstein, 1993.
104.Đại Tạng Kinh Nhập Môn, Hán dịch Thích Hải Ấn và Thích Nguyện Quỷnh, Việt dịch Thích Viên Lý, 1999.
105.The Experience of Insight, Joseph Goldstein, 1976.
106.It’s Easier Than You Think, Sylvia Boorstein, 1995.
107.Journey Without Goal, Chogyam Trungpa, 1981.
108.A Glossary of Buddhist Terms, A.C. March, 1937.
109.Early Madhyamika In India and China, Richard H. Robinson, 1967.
110.Hinayana and Mahayana, R. Kimura, 1927.
111.The Elements of Zen, David Scott and Tony Doubleday, 1992.
112.The Buddhist Catechism, Henry S. Olcott, 1903.
113.Đạo Phật Với Con Người, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, 1953.
114.Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Hán dịch Cưu Ma La Thập, Việt dịch Cư Sĩ Tuệ Nhuận, 1951.
115.Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ, Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm, 1963.
116.The Diamond Sutra and The Sutra Of Hui-Neng, A.F. Price and Wong Mou-Lam, 1947.
117.Gương Sáng Người Xưa, Hòa Thượng Thích Huyền Vi, 1974.
118.Wherever You Go, There You Are, Jon Kabat Zinn, 1994.
119.Zen In The Art Of Archery, Eugen Herrigel, 1953.
120.Phật Giáo Thánh Điển, Cư Sĩ Thái Đạm Lư, Taiwan 1953.
121.Phật Giáo Thánh Kinh, Cư Sĩ Dương Tú Hạc, Taiwan 1962, Việt dịch Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, 1963.
122.Phật Học Tinh Hoa, Nguyễn Duy Cần, 1964.
123.Phật Pháp, Hòa Thượng Minh Châu, Hòa Thượng Thiên Ân, Hòa Thượng Chơn Trí, Hòa Thượng Đức Tâm, 1964.
124.Phật Giáo Cương Yếu, Việt dịch Sa Môn Hiển Chơn, 1929.
125.Calm and Insight, Bhikkhu Khantipalo, 1981.
126.Rebirth as Doctrine and Experience, Francis Story, 1975.
127.Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật, Tinh Vân Pháp Sư, Việt dịch Hạnh Cơ, 1994.
128.Kinh Dược Sư, Hán dịch Huyền Trang, Việt dịch Hòa Thượng Thích Huyền Dung, 1949.
129.Luận Bảo Vương Tam Muội, Sa Môn Diệu Hiệp, Việt dịch Minh Chánh.
130.Kinh Pháp Bửu Đàn, Hòa Thượng Thích Từ Quang, 1942.
131.Milinda Vấn Đạo và Kinh Na Tiên Tỳ Kheo, Hòa Thượng Thích Minh Châu, 1964.
132.How To Get From Where You Are To Where You Want To Be, Cheri Huber, 2000.
133.Luận Thành Duy Thức, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, 1995.
134.Kinh Địa Tạng, Hòa Thượng Thích Trí Thủ.
135.Kim Cang Giảng Giải, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1992.
136.Kinh Pháp Bảo Đàn, Cư Sĩ Tô Quế, 1946.
137.Kinh Pháp Bảo Đàn, Mai Hạnh Đức, 1956.
138.Các Tông Phái Đạo Phật, Đoàn Trung Còn.
139.Sự Tích Phật A Di Đà, 7 Vị Bồ Tát và 33 Vị Tổ Sư, Trần Nguyên Chẩn, 1950.
140.Na Tiên Tỳ Kheo, Cao Hữu Đính, 1970.
141.Pháp Môn Tịnh Độ Thù Thắng, Hòa Thượng Thích Hân Hiền, 1991.
142.Tam Kinh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thích Trí Thủ.
143.The Life of Buddha, Edward J. Thomas, 1952.
144.The Buddha’s Ancient Path, Piyadassi Thera, 1964.
145.The Land of Bliss, Luis O. Gomez, 1996.
146.Buddhist Images of Human Perfection, Nathan Katz, India 1982.
147.Buddhist Meditation, Edward Conze, 1956.
148.Buddhist Sects In India, Nalinaksha Dutt, 1978.
149.Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Việt dịch Hòa Thượng Thích Phước Hảo, 1990.
150.Essential Tibetan Buddhism, Robert A.F. Thurman, 1995.
151.Calming The Mind, Gen Lamrimpa, 1992.
152.Pháp Bửu Đàn Kinh, Hòa Thượng Minh Trực, 1944.
153.The Literature of The Personalists of Early Buddhism, Bhikkhu Thích Thiện Châu, English translator Sara Boin-Webb, 1996.
154.The Essence of Buddhism, P. Lakshmi Narasu, Colombo 1907.
155.Gems of Buddhist Wisdom, many authors, Kular Lumpur, 1983.
156.Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Hòa Thượng Thích Huệ Hưng, 1951.
157.Calming The Mind and Discerning The Real, Tsong-Kha-Pa, English Translator Alex Wayman, 1978.
158.Seven Works of Vasubandhu, Stefan Anacker, Delhi 1984.
159.Duy Thức Học, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1958.
160.The Gospel Of Buddha, Paul Carus, 1961.
161.The Conquest of Suffering, P.J. Saher, Delhi 1977.
162.Bát Quan Trai Thập Giảng, Diễn Bồi Đại Sư, Việt dịch Thích Thiện Huệ, 1992.
163.Linguistic Approach to Buddhism Thought, Genjun H. Sasaki, Delhi 1986.
164.The Buddhist Outlook, 2 vols., Francis Story, Sri Lanka 1973.
165.Buddhist Logic, 2 vols., Th. Stcherbatsky, 1962.
166.Kinh Tâm Địa Quán, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, 1959.
167.Kinh Phật Bản Hạnh Tập, Hòa Thượng Thích Trung Quán.
168.Qui Nguyên Trực Chỉ, Đỗ Thiếu Lăng, Saigon 1961.
169.Bản Đồ Tu Phật, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1958.
170.Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Hòa Thượng Thích Mật Thể, 1943.
171.Bồ Đề Đạt Ma Quán Tâm Pháp, Việt dịch Minh Thiền, 1972.
172.Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ 20, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, 1991.
173.Kinh Viên Giác, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Saigon 1958.
174.Kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức, Hòa Thượng Thích Huyền Dung, 1949.
175.Kinh Tam Bảo, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, 1970.
176.Chư Kinh Tập Yếu, Hòa Thượng Thích Duy Lực, 1994.
177.Lịch Sử Đức Phật Tổ, Thông Kham Medivongs.
178.Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Hòa Thượng Bích Liên, Hòa Thượng Như Phước, Hòa Thượng Từ Quang, 1957.
179.A Record of Buddhist Kingdoms, Fa-Hsien, English translator James Legge, 1965.
180.Thập Độ, Tỳ Kheo Hộ Tông.
181.Tăng Già Việt Nam, Hòa Thượng Thích Trí Quang, Phật Lịch 2515.
182.A Comprehensive Manual Of Abhidharma, Bhikkhu Bodhi, Sri Lanka 1993.
183.The Spectrum of Buddhism, Piyadassi, Sri Lanka 1991.
184.Thắng Pháp Tập Yếu Luận, Hòa Thượng Thích Minh Châu.
185.Vi Diệu Pháp Toát Yếu, Narada Maha Thera, 1972, Việt dịch Phạm Kim Khánh.
186.Nagarjuna’s Philosophy, K. Venkata Ramanan, Delhi 1975.
187.Kinh Pháp Bảo Đàn, Hòa Thượng Thích Mãn Giác, 1985.
188.Buddhist Ethics, Hammalawa Saddhatissa, 1970.
189.The Buddha Eye, Frederick Franck, 1982.
190.The Dhammapada, Narada, 1963.
191.In The Hope of Nibbana, Winston L. King, 1964.
192.The Chinese Madhyama Agama and The Pali Majjhima Nikaya, Bhikkhu Thích Minh Châu, India 1991.
193.Skillful Means, Tarthang Tulku, 1978.
194.Tài Liệu Nghiên Cứu Và Diễn Giảng, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1957.
195.Phật Giáo, Tuệ Quang Nguyễn Đăng Long, 1964.
196.The Vimalakirti Nirdesa Sutra, Charles Luk, 1972.
197.Zen Philosophy, Zen Practice, Hòa Thượng Thích Thiên Ân, 1975.
198.Kinh Bách Dụ, Việt dịch Thích Nữ Như Huyền, 1957.
199.Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Việt dịch Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, 1956.
200.Sakyamuni’s One Hundred Fables, Tetcheng Lioa, 1981. 
201.Tám Quyển Sách Quí, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, 1954.
202.Huệ Quang Phật Học Đại Từ Điển, Ven. Thích Minh Cảnh Chủ Biên, 1994. 
203.Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức, Zen Master Thích Nhất Hạnh, 1975.
204.The Buddha and His Dharma, Dr. B.R. Ambedkar, 1997.
205.The Beginnings of Buddhism, Kogen Mizuno, 1980.
206.A Concise History of Buddhism, Andrew Skilton, 1994.
207.Pagodas, Gods and Spirits of Vietnam, Ann Helen Unger and Walter Unger, 1997.
208.Buddhism A to Z, Ronald B. Epstein, Ph.D., 2003.
209.Buddhism, Clive Erricker, 1995.
210.Buddhism, Ed. Manan Sharma, New Delhi, 2002.
211.Essentials of Buddhism, Kogen Mizuno, Tokyo, 1972.
212.Modern Buddhism, Alan & Jacqui James, 1987.
213.The Questions of King Milinda, T.W. Rhys Davis, 1963.
214.Kinh Mi Tiên Vấn Đáp, Hòa Thượng Giới Nghiêm Việt dịch, 2005.
215.The Zen Teaching of Bodhidharma, translated by Red Pine 1987.
216.The Pioneers of Buddhist Revival in India, D.C. Ahir, New Delhi 1989.
217.Zen Art For Meditation, Stewart W. Holmes and Chimyo Horioka, Tokyo, 1973.
218.Introducing Buddhism, Kodo Matsunami, Tokyo 1965.
219.A Buddhist Philosophy of Religion, Bhikkhu Nanajivako, 1992.
220.A Manual of Abhidharma, Most Venerable Narada, Kuala Lumpur, 1956.
221.A Manual of Buddhism, Most Venerable Narada, Kuala Lumpur, 1992.
222.Rebirth and The Western Buddhist, Martin Wilson, Ven. Thich Nguyên Tạng Việt dịch 2006.
223.The Buddhist Handbook, John Snelling, 1991.
224.Essential of Buddhism, Gnanarama, Singapore, 2000.
225.Buddhism For Today, Nikkyo Niwano, 1976.
226.An Index to the Lankavatara Sutra, Daisetz Teitaro Suzuki, London, 1934.
227.Studies in The Lankavatara Sutra, Daisetz Teitaro Suzuki, London, 1930.
228.The Concept of Personality Revealed Through The Pancanikaya, Thích Chơn Thiện, New Delhi, 1996.
229.Studies in Ch’an and Hua-Yen, Robert M. Gimello and Peter N. Gregory, Honolulu, 1983.
230.The Sacred East, Scott Littleton, 1996.
231.Buddha, Dr. Hermann Oldenberg, New Delhi, 1997. 
232.Rajagraha, Jugal Kishore Bauddh, New Delhi, 2005.
233.How to Overcome Your Difficulties: Worry and Fear, Dhammananda, Ven. Nhuan Chau translated in 2005.
234.Bodh Gaya, Shanti Swaroop Bauddh, New Delhi, 2005.
235.The Great Buddhist Emperor of Asia, Ven. Dr. Medhankar, Nagpur, India, 2000.
236.Sarnath, Shanti Swaroop Bauddh, New Delhi, 2003.
237.Buddhist Shrines in India, D.C. Ahir, New Delhi, 1986.
238.Pryaers to the Medicine Buddha, composed by Geshe Norbu Phunsok, translated into Vietnamese by Sonam Nyima Chân Giác Bùi Xuân Lý in 2005.
239.Walking with the Buddha, India Dept. of Tourism, New Delhi, 2004.
240.The Practice of Tranquility and Insight, Khenchen Thrangu, New York, 1993.
241.Pen Portraits Ninety Three Eminent Disciples of the Buddha, C. de Saram, Singapore, 1966.
242.History of Theravada Buddhism in South East Asia, Kanai Lal Hazra, New Dehli, 1981. 
243.Đạo Phật Trong Đời Sống, 10 volumes, Thiện Phúc, USA, 1994.
244.Đạo Phật An LạcTỉnh Thức, Thiện Phúc, USA, 1996.
245.Vietnamese-English Buddhist Dictionary, 6 volumes, Thiện Phúc, USA, 2005.
246.Thiên Trúc Tiểu Du Ký, Thiện Phúc, USA, 2006. 
247.Thiền Sư, Thiện Phúc, USA, 2007. 
248.English-Vietnamese Buddhist Dictionary, 10 volumes, Thiện Phúc, USA, 2007. 
249.Loving and Dying, Bhiksu Visuddhacara, 1960.
250.The Great Religions by which Men Live, Floyd H. Ross & Tynette Hills, 2000.
251.Human Life and Problems, Dr. K. Sri Dhammananda, 1960.
252.The Spectrum of Buddhism, Mahathera Piyadassi, 1991.
253.Buddhist Thought in India, Edward Conze, 1962.
254.The Buddhist Catechism, Henry Steel Olcott, 1881.
255.The Buddha and His Teachings, Ernest K.S. Hunt, 1962.
256.Phật GiáoTriết Học Tây Phương, H.T. Thích Quảng Liên, 1996.
257.Buddhism, William R. LaFleur, 1988.
258.The Heart of Wisdom, Dr. C.T. Dorji, New Dehli, 2005.
259.A Compendium of Chief Kagyu Master, Dr. C.T. Dorji, New Dehli, 2005. 
260.Talks on Dharma, Volumes I to IX, Venerable Master Hsuan Hua, from 1958 to 1980.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/10/2022(Xem: 2980)
27/11/2013(Xem: 54292)
30/08/2014(Xem: 27791)
24/05/2011(Xem: 24957)
18/10/2010(Xem: 41092)
18/10/2010(Xem: 44382)
18/10/2010(Xem: 41032)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.