Thư Viện Hoa Sen

Bài Đọc Thêm: Chuỗi Hạt Huyền Trong Kinh Tạng Pali

20/06/201012:00 SA(Xem: 25208)
Bài Đọc Thêm: Chuỗi Hạt Huyền Trong Kinh Tạng Pali
Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
PHẬT HỌC CƠ BẢN
Chương trình Phật học Hàm thụ (1998-2002)
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh

TẬP BA

Phần II - Bài đọc thêm
Chuỗi hạt huyền trong kinh tạng Pali
Thích Chơn Thiện

Nói đến chuỗi hạt thì có người nghĩ ngay đến pháp môn «niệm Phật công cứ« của quý Phật tử trọng tuổi, hay pháp tu «Tịnh độ« của quý vị xuất gia với bài kệ kèm theo:

«Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba

Dục thoát luân hồi khổ

Tảo cấp niệm Di Đà«

Trong bài viết này, chuỗi hạt xuất hiện như một thanh kiếm báu của một hiệp sĩ hành hiệp ngày xưa.

Bài kệ lần hạt trên nói rõ lần hạt là công phu kiểm soát, chế ngự lòng khát ái của hành giả: mỗi một hạt huyền là một biểu tượng của khát ái. Như thế, lần hạt là nỗ lực để tận trừ cái nhân của khổ (đoạn Tập), là hành Tứ thánh đế hay hành Giới, Định, Tuệ vậy.

Chuỗi hạt 18 hay chuỗi hạt 36 là biểu trưng của 18 dòng ái hay 36 dòng ái; chuỗi hạt 108 là biểu trưng của 108 dòng ái đang chế ngự tâm hành giả. Lòng khát ái sáu căn, sáu trần và sáu thức là 18 dòng ái; nam có 18, nữ có 18, vị chi là 36 dòng ái; 36 dòng ái của quá khứ, hiện tạivị lai, cộng thành 108 dòng ái. Công phu lần hạt là công phu nhiếp tâm, giác tỉnh đi qua sông ái, biển mê của 108 dòng ái ấy để cập bến «Ái diệt«, giải thoát.

Kinh Tăng Chi Bộ, tập II, ghi: «Có mười tám tư duy bị ám ảnh bởi ái liên hệ đến nội tâm và mười tám tư duy bị ám ảnh bởi ái liên hệ đến ngoại cảnh. Thế nào là mười tám tư duy bị ám ảnh bởi ái liên hệ đến nội tâm? Này các Tỷ kheo, khi nào có tư tưởng: «Ta có mặt«, thì sẽ có những tư tưởng: «ta có mặt trong đời này«: «ta có mặt như vầy«: «ta có mặt khác như vậy«: «ta không thường hằng«: «ta thường hằng«; «ta phải có mặt không?«: «ta phải có mặt trong đời này không?«: «ta phải có mặt như vậy«: «ta phải có mặt khác như vậy«; «mong rằng ta có mặt«: «mong rằng ta có mặt trong đời này«: «mong rằng ta có mặt như vậy«: «mong rằng ta có mặt khác như vậy«; «ta sẽ có mặt«: «ta sẽ có mặt trong đời này«: «ta sẽ có mặt như vậy«: «ta sẽ có mặt khác như vậy«.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là 18 tư duy bị ám ảnh bởi ái liên hệ đến ngoại cảnh? Khi nào có tưởng: «Do cái này ta có mặt«, thì sẽ có các tư tưởng: «do cái này ta có mặt trong đời này«: (tương tự như trên)« (1).

Tăng Chi cũng gọi đó là 36 dòng ái của quá khứ, hiện tạivị lai, cộng thành 108 dòng ái. Đó là 36 ngã tưởng đã cuốn trôi con người vào sinh tử.

Kinh Kim Cương thì nói đến 8 loại ngã tưởng: ngã tưởng, nhơn tưởng, chúng sanh tưởng, thọ giả tưởng, pháp tưởng, phi pháp tưởng, tưởng, phi tưởng đã làm dao động tâm chúng sanhBồ tát cần được hàng phục. Ba mươi sáu dòng «ái« trên chính là 36 dòng «thủ«; cho nên tôn giả Tu Bồ Đề, trong kinh Kim Cương, là vị đệ nhất ly dục, ly ái; lại là vị đệ nhất thiện xảo về các Ba la mật, về con đường dập tắt ngã tưởng, dập tắt chấp thủ để vào trí tuệ ba la mật. Tại đây, chuỗi hạt trong bàn tay của nhà sư Việt Nam hiện rõ là bản kinh Kim Cương Bát Nhã ba la mật, là kinh tạng Bát Nhã, cũng là kinh tạng Nikàya (Pàli). Nó như thanh kiếm báu của một đại hiệp sĩ, khi vung lên thì liền viết thành bản Tâm kinh bất hủ tận trừ hết thảy khổ đau, xóa tan hết thảy bóng tối của tư duy để dựng thành một nền văn hóa mới của vô ngã, của an lạc, hạnh phúc, dập tắt hết các khủng hoảng của cá nhânxã hội.

Phải chăng «chuỗi hạt huyền« ấy là niềm tin to lớn của số đông thời đại? Phải chăng chỉ một «chuỗi-hạt-tay« không thôi đã là một hành trang quá lớn cho cuộc đời? Đã là một tài sản quá lớn cho cuộc đời?

Bạn còn nghi ngờ gì về nếp sống của chuỗi hạt ấy không?

- Tiêu cực? Yếm thế? Mê tín? v.v...

Đó là chuỗi hạt huyền có thể chuyển cực khổ thành cực lạc cho thế gian./.

* Chú thích:

(1) Gradual Sayings, Vol. II, PTS, London, 1992, p.226

Source: Nguyệt san Giác Ngộ, Sài Gòn, 1999-2000

Tạo bài viết
08/10/2022(Xem: 3945)
27/11/2013(Xem: 56700)
30/08/2014(Xem: 30662)
24/05/2011(Xem: 25761)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: