Trang 04

20/07/201112:00 SA(Xem: 8907)
Trang 04


PHẬT Ở TRONG LÒNG

Hoà Thượng Thích Thiện Siêu


20. Thế nào là chơn hạnh phúc

Một thời Đức Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá-vệ). Trong rừng Kỳ-đà (Jetavana), vườn của ông Cấp-cô-độc (Anathapindika). Có một thiên nhân, khi đêm gần tàn, với dung sắc thù thắng chiếu khắp rừng Kỳ-đà, đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, kính lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên, thiên nhân ấy nói lên bài kệ trước Thế Tôn:

Chư Thiênloài người
Suy nghĩ về hạnh phúc
Ước mong được hạnh phúc
Chân hạnh phúc là gì?

Thế Tôn đáp kệ rằng:

Không thân cận kẻ ác
Bậc hiền trí phải gần
Cung kính người đáng kính
Ấy là chơn hạnh phúc
*
Chọn nơi lành mà ở
Đời trước đã tạo phước
Nay giữ lòng thẳng ngay
Ấy là chơn hạnh phúc
*
Hiểu rộng và khéo tay
Giữ tròn các giới luật
Nói những lời hòa ái
Ấy là chơn hạnh phúc 
*
Hiếu dưỡng mẹ và cha
Săn sóc vợ và con
Không vương vấn phiền hà
Ấy là chơn hạnh phúc
*
Biết cho và sống đúng
Giúp đỡ người và con
Hành động không chê trách
Ấy là chơn hạnh phúc
*
Ngăn trừ điều xấu ác
Dứt bỏ thói rượu chè
Chuyên cần trong Chánh đạo
Ấy là chơn hạnh phúc.
*
Kính nhường và khiêm tốn
Biết đủ và nhớ ơn
Tuỳ thời học đạo
Ấy là chơn hạnh phúc.
*
Nhẫn nhục dâng ý lành
Viếng thăm bậc tu hành
Tùy thời bàn luận đạo
Ấy là chơn hạnh phúc.
*
Trong sạch và siêng năng
Suốt thông các đạo lý
Thật hiện vui Niết-bàn
Ấy là chơn hạnh phúc.
*
Như thế là tu hành
Việc gì cũng thành tựu
Ở đâu cũng an lành
Thảy là chơn hạnh phúc.
*

Đây là một bài kinhĐức Phật dạy cho một vị Thiên nhân, nữa đêm với hào quang chiếu sáng của thân thể, toả sáng vườn Kỳ-Viên là nơi có tịnh xá cho đứ xá cho Đức Phật trú, đảnh lễ Phật, rồi xin ngài dạy cho sống như thế nào để được chân hạnh phúcchư Thiên cũng như loài người đều mong mỏi.

Tựa đề bài kinh là Maha Mangala Sutta, dịch là kinh Chân Hạnh Phúc, là điềm lành hay phúc lợi cao cả nhất. Vì động từ căn bản nó là Man, có nghĩa là hạnh phúc và cũng có thể gọi là điều lành cao tột. Đặc biệtbài kinh này không cho các thầy Tỳ-kheo làm hội chúng mà chỉ có một mình Đức Phật và một thiên nhân, người đến hỏi về hạnh phúc chân thật. Người đời thường nghe nói đến hạnh phúc, đến an lạc hay an lành thì họ nghĩ đến là vấn đề không bao giờ sờ mó tới, đạt tới vì nó cao siêu xa vời quá. Nhưng trong bài kinh này Phật dạy cho chúng ta biết những cái an lành, hạnh phúc chúng tathể đạt được bằng cách thực hiện ngay trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Vì thế, quan niệm hạnh phúc của đạo Phật rất giản dị tìm thấy ngay trong hiện tại như trong bài kinh "Nhất dạ hiền giả" nói:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
*
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây
Không động không rung chuyển
Biết vậy nên tu tập
*
Hôm nay nhiệt tâm làm
Ai biết chết ngày mai
Không ai điều đình được
Với đại quân thần chết
*
Trú như vậy nhiệt tâm
Đêm ngày không mệt mỏi
Xứng gọi Nhất dạ hiền
Bậc an tịnh trầm lặng.

Đây là sự khắc khoải, ưu tư của những người thường nghĩ đến vấn đề gọi là hạnh phúc của loài người do một vị trời hỏi. Trời theo chúng ta nghĩ cũng chỉ là một loại chúng sanh thông minh hơn chúng ta, sống lâu hơn, hạnh phúc hơn chúng ta nhưng cũng nằm trong vòng sống chết, vì thế chúng ta có một quan niệm về trời khác với các đạo khác là vậy. Trong kinh điển dịch chữ chư Thiên từ nơi tiếng Phạn là Deva, Tây phương dịch là Dieu. Do vậy, quan niệm của chúng ta về chư Thiên khác với Tây phương về Dieu. Vị trời đó hỏi: chúng con là chư Thiên và tất cả loài người suy nghĩ về hạnh phúc và luôn luôn ước mong được hạnh phúc, nhưng chúng con không biết hạnh phúc là gì, mong Thế tôn dạy cho chúng con biết, quan niệm của đức Thế Tôn về hạnh phúc như thế nào? Thay vì đáp hạnh phúc như thế này, thế kia, thì Đức Phật chỉ ngay vào cái hành động cụ thể đưa lại đưa lại hạnh phúc ngay trong khi ta hành động

I.

Trước khi vào nội dung của Kinh, tôi tóm tắt sơ lược nhân danh, địa danh nơi Đức Phật ở và nói kinh này, đó là Xá-vệ (Savatthi), rừng Kỳ-đà (Jeta), vườn Cấp- cô-độc (Anathapindika) và bà Visakha cùng một vài vấn đề khác liên quan đến bài kinh này.

Trước hết tôi nói về thành Xá-vệ.

- Thành Xá-vệ: Trong Di-đà sớ sao có cắt nghĩa:

Xá-vệ tiếng Phạn gọi là Thất-la-phiệt-tất-để, Trung Hoa dịch là Văn vật, tức là lấy đức đặt tên, cũng gọi là Văn già, tức là lấy người đặt tên. Sở dỉ gọi là đức vì nước này giàu có, gồm 4 đức. Một, Trần đức, tức là trong cảnh 5 trần có nhiều thứ mỹ lệ. Hai, Tài đức, tức nước này không thiếu các thứ báu kiếm lạ. Ba, Thánh đức, tức ở đây đầy đủ 3 tạng Thánh pháp, Bốn, Giải thoát đức vì ở đây có nhiều người giải thoát không bị dục nhiễm. Do tiếng khen vang động khắp 5 xứ Thiên trúc mọi người đều nghe, nên gọi là Văn vật. Còn nói lấy người đặt tên là nước này có nhiều người có đức, được quí trọng.

- Cây của Thái tử Kỳ-đà, vườn của ông Cấp-cô- độc:

* Kỳ-đà tiếng Phạn gọi là Thệ-đa. Nói Kỳ là nói vắn tắt. Kỳ là dịch là Thiên Thắng. Chữ Cấp-cô biểu thị đạo đức. Cấp-cô là tên ông Tu-đạt-đa . Chữ vườn ở đây theo tiếng Phạn Tăng-già-lam-ma, dịch là chúng viên, là vườn nơi chúng Tăng ở. Sở dỉ có tên như thế này là vì do Kỳ-đà (Jeta) cúng thí cây và Cấp-cô (Anathapindika) mua đất làm vườn, gộp cả hai thí chủ nên gọi là vườn Kỳ-đà thọ Cấp-cô-độc.

* Kỳ-đà còn gọi là chiến thắng là vì khi vua Ba-Tư-nặc sinh thái tử, nhà vua đang giao chiến với nước ngoài được thắng trận, do đó vui mừng đặt tên cho Thái tử.

* Cấp- Cô-độc tiếng Phạn gọi là Tu-đạt-đa, dịch là Nhạo thí. Ông là đại thần của vị vua thắng trận là người ưa làm việc bố thí nên được tên tốt như vậy. Chữ Cấp-cô-độc có nghĩa từ nhỏ đã mất cha, già không con là độc. Ở đây gọi Cô độc là chỉ vào những người không ai nuôi dưỡng, không nơi nương tựa.

Riêng hai chữ cô độc, như Khổng Tử nói: Quân tử ra ơn khắp giúp kẻ ngặt. Mạnh tử nói: Văn vương làm chánh trị ở ấp Kỳ trước lo giúp đở kẻ mồ côi . Hai người đều đem lòng từ thiện phổ cập ra dân chúng, nhưng việc hoãn làm sau, việc gấp làm trước.

* Nơi chúng Tăng ở gọi là vườn, ví người học đạo cần phải ở nơi rừng cây bóng mát thanh tịnh vắng vẻ.

Người thí cây, kẻ cúng vườn, tức như kinh Niết-bàn nói: Trưởng giả Tu Đạt, người nước Xá-vệ, trước đó chưa biết Phật, nhân dịp cưới vợ vào thành Vương Xá đến nhà San-đà-na thấy Phật liền sanh lòng tin bèn thỉnh Phật về Xá-vệ. Phật sai ngài Thân tử đến nơi chọn chỗ cho chúng tăng ở, tìm được khu vườn của Thái tử Kỳ-đà. Trưởng giả hỏi giá mua. Thái tử trả lời đùa rằng: Trải vàng khắp mặt đất là giá bán. Trưởng giả đem vàng trải. Thái tử cảm kích liền bán chỗ đất ấy đông thời cúng luôn số cây trong vườn. Nhân đó lập tịnh xá. Vì Trưởng giảThái tử, cả hai đều làm chuyện tốt này, nên vườn tịnh xá được nêu tên cả hai người.

Trong cuốn "Đường về xứ Phật" của Hòa thượng Minh-Châu, Thiện-Châu, Huyền-Vi và Passadika du học ở Ấn-Độ có viết:

Kỳ-Viên nay là một khu vườn rộng độ 50 mẩu tây, nổi lên giữa cánh đồng lúa vàng bát ngát, cách kinh thành Xá-vệ cũ hai cây số.

Lúc bấy giờ Thế Tôn ở tại Vương-xá, ông Cấp-cô-độc (Anathapindika), người hay giúp đở cho kẻ nghèo khó, một triệu phú và đã có Tôn giáo, nghe danh Ngài, từ Xá-vệ lặn lội đến xin yết kiến đức Thế Tôn. Ông vào Trúc Lâm đảnh lễ Phật và cúng dường Chư Tăng. Đức Phật húa sẽ đến thăm ông tại Xá-vệ.

Về đến nhà,ông Cấp-cô-độc liền tìm một nơi xứng đáng để đón rước Đức Phật. Vườn ông rộng nhưng không đẹp. Trong thành chỉ có một hoa viên rộng và đẹp nhất nhưng lại là sở hữu của Thái tử Kỳ-đà (Jeta). Ông đánh liều đến hỏi mua. Thái tử không bán. Ông nài nỉ mãi, Thái tử cười và trả lời:

- Tôi sẽ bán nếu ông lát vàng khắp khu vườn.

Ông Cấp-cô-độc bằng lòng mua một cách sung sướngtrở về cho người nhà mang vàng đến lát. Còn một khoảng đất chưa được lát xong, nhưng vì cảm mến đạo tâm quý báu của ông Cấp-cô-độc nên Thái tử bảo: Thôi đừng lát nữa, tôi chỉ lấy một nửa số vàng và xin cúng tất cả cây cối trong vườn cho Đức Phật.

Tìm được nơi rồi, ông Cấp-cô-độc cho người thân tín sang thành Vương Xá thỉnh Phật. Vài ngày sau, ông cùng gia đình và rất nhiều người tai mắt trong thành ra đón rướcthỉnh Phật về Kỳ-Viên. Ông dâng cúng khu vườn cho Phật và Chư Tăng làm nơi thường trú. Để kỷ-niệm đạo tâm của hai thí chủ, Đức Phật đặt tên hoa viên này là Kỳ-thọ Cấp-cô-độc viên (Jetavana Anathapindikarama) 

Trên vườn Kỳ-đà này có một hồ nước mà ngày xưa Đức PhậtChư Tăng thường hay đến tắm. Giếng nước đó khi chúng tôi đến thăm nước vẫn còn trong mát. Tại nơi đây một hôm, các thầy Tỳ- kheo được mời đi thọ trai nơi khác, chỉ còn lại một mình Đức Phật ở lại tinh xá. Lúc bấy giờ Phật đang ngồi trong Thiền thất, nghe có tiếng kêu la ở dưới. Phật liền đi xuống và thấy một vị Tỳ-kheo đang nằm rên la lẫn lộn trong đồ dơ của đại tiểu tiện. Hỏi ra thì vị này đang bị bệnh thổ tả. Đức Phật mới ra cái giếng nước đó múc nước vào và tắm rửa cho vị Tỳ-kheo.

Sáng hôm sau, Đức Phật cho gọi các vị Tỳ-kheo lại và dạy: Nếu ai muốn hầu hạ Như Lai thì hãy chăm sóc những người bệnh. Câu nói đó có liên quan đến giếng nước và cũng thắm đượm tình nghĩa thầy trò. Nơi đây còn có một cái bệ, chính chỗ này Đức Phật thường hay ngồi để thuyết pháp. Và bên cạnh còn có một cái tháp, chính chỗ này là hương phòng của Đức Phật ở. Phòng này hướng mặt về giếng nước và khi mặt trời mọc thì ánh sáng lan tỏa khắp vùng, trong đó có hương phòng của Ngài. Cái tháp này là để kỷ niệm nơi Đức Phật thuyết bài kinh Chơn hạnh phúc.

Sự tích này được khắc vào Bharhut trong thế kỷ thứ hai Tây lịch và Đức Phật đã nói cảm tưởng của Ngài đối với tòng lâm này như sau:

"Huê viên này là nơi thường trú tốt nhất của Như laiChư Tăng. Chư Tăng được sống yên ổn nơi đây vì khí hậu không nóng quá và lạnh quá. Thú dữ không vào đây dược. Muỗi mòng không có nên sự tỉnh lặng được hoàn toàn Huê viên này chế ngự được mưa to gió lạnh và nắng khô. Nó gây hứng cho niềm đạo niệm và Chúng Tăng có thể thiền định từ giờ này qua giờ khác một cách dễ dàng, nó thật xứng đáng làm lễ vật cúng dường cho Tăng già. Người cư sĩ bận tâm cúng dường Chư Tăng phòng xá, y thực. Bổn phận Chư Tăng là phải dạy bảo cư sĩ Chánh pháp và người nào thông ngộ Chánh pháp sẽ được giải thoát ác đạo và chứng đại Niết-bàn."

Từ đó Đức PhậtChư Tăng thường trú tại Hoa viên này. Gia đình ông Cấp-cô-độc hằng ngày hoan hỉ cúng dường tứ sự cho Chư Tăng. Nhưng một hôm ý nghĩa tốt đẹp và rộng rải sau đây đã đến với ông: "Ta sung sướng vì ta có thiện duyên được cúng dường PhậtChư Tăng. Ta sẽ được gặt hái phước quả trong đời này và đời sau. Nhưng tại sau chỉ có mình ta và gia đình ta được hưởng công đức ấy? Không được! Ta phải chia xẻ công đức cho kẻ khác. Ta sẽ kêu gọi đạo tâm của nhiều người, để họ cùng hưởng được công đức như ta."

Ông liền vào yết kiến vua Ba-tư-nặc (Parsenajit) và trình bày những điều ông nghĩ. Vốn là vị vua minh quân, hơn nữa vì kiêng nể ông Cấp-cô-độc, một ân nhân đã ủng hộ nhiều ngân quỹ quốc gia, vua liền chấp thuận. Trong 7 ngày liên tiếp, ông đi khắp các nẻo đường bắn tin cho dân chúng biết hiện có Đức PhậtChư Tăng đang ở Kỳ-Viên và kêu gọi họ đến nghe Phápcúng dường để góp phần công đức. Trong số người hưởng ứng có hai tín nữ đáng ghi nhớ hơn hết là một cô gái nghèo nhất Xá vệ và bà Visakha (Tỳ-xá-khư) giàu không kém gì ông Cấp-cô-độc.

- Cô gái nghèo: Cô này vì kính mộ Đức Phật va mến trọng cử chỉ khiêm nhường chân thành của ông Cấp-cô-độc, đã dâng cúng chiếc áo duy nhất của mình. Sau khi biết được đạo tâm của cô này, ông Cấp-cô-độc cho người đem đến biếu cô rất nhiều chiếc áo đẹp khác. Nhưng qua hôm sau cô đã từ trần và được sanh lên cõi trời Đế Thích. Nhớ lại tiền kiếp, cô đã xuống nghe Đức Phật thuyết pháp tại Kỳ-Viên.

- Bà Visakha: Bà là người giàu có rất đông con cháu, cũng đã trở thành Phật tử hộ trì Chánh pháp một cách đắc lực. Một hôm, sau khi Đức PhậtChư Tăng thọ trai tại nhà bà, bà xin Đức Phật cho phép bà đượ toại nguyện trong 8 điều:

Cúng dường y trong mùa mưa (ngoài ba y) cho các thầy Tỳ-kheo.
Cúng dường thực phẩm cho các vị Tỳ-kheo mới đến.
Cúng dường thực phẩm cho các vị Tỳ-kheo đi xa.
Cúng dường thực phẩm cho các vị Tỳ-kheo bị bệnh.
Cúng dường thực phẩm cho những người nuôi các vị Tỳ-kheo bị bệnh.
Cúng dường thuốc men cho các thầy Tỳ-kheo bệnh.
Cúng dường cháu sửa buổi mai cho Chư Tăng.
Cúng dường y tắm cho các Tỳ- kheo- ni.

Đức Phật hứa khả sau khi nghe bà giải thích đầy đủ lý do về sự cúng dường ấy. Ngày dạy: "lành thay, lành thay, Visakha. Người đã khéo xin Như Lai 8 điều trên với những lý do rất xác đáng và lợi ích. Cúng dường cho những người đáng cúng dường, chẳng khác nào gieo giống trên đát tốt và như vậy sẽ gặt hái được nhiều kết quả. Trái lại cúng dường những kẽ thiếu đạo đức, còn mang nặng dục vọng chẳng khác gì gieo giống trên đất xấu. Nắng dục vọng của người thọ lãnh làm khô chết giống công đức của người cúng dường..."

Chính Đức Phật đã tán thán bà như sau: "Người đệ tử chân thành của Như Lai luôn luôn hoan hỷ và không chút hối tiếc trong lúc cúng dường bất cứ một vật phẩm nào. Do đó u sầu tiêu sạch, công đức phát sinh. Đời sống phước lạc này giúp ngươi bước lên con đường giải thoát, vượt trên những sự triền phượcbất tịnh của con người. Sự hướng thiện ấy sẽ làm cho ngươi có hạnh phúcan lạc trong công việc từ thiện."

Ngôi tịnh xá Purarama ở về phía đông Kỳ-Viên là của bà Visakha dâng cúng cho Phật gọi là Lộc mẫu giảng đường. Bà là tín đồ thuần thành, có uy tín nhất trong vùng. Tín nữXá vệ ai ai cũng ủng hộ và chịu sự lảnh đạo của bà. Bà hết lòng ủng hộ cho Chư Tăng Ni và làm từ thiện cho người nghèo khó.

II.

Bây giờ chúng ta tìm hiểuhọc hỏi nội dung bài kinh vi diệu này của đức Thế Tôn:

Trước hết, chúng ta thấy tất cả chư Thiên, mặc dù có thân thể sáng chói, có đời sống tốt đẹp, an lạc hơn nhiều, thọ mạng lâu dài cả hàng ngàn năm so với loài người. Thế nhưng, chư Thiên cũng đang ở trong vòng sanh tử luân hồi, cũng còn phiền não nghiệp chướng cho nên chư Thiên cũng chưa được chơn hạnh phúc. Vì vậy mà vị chư Thiên này xin Phật giảng dạy cho chơn hạnh phúc, là cái hạnh phúc thật sự là như thế nào? 

Thường thường chúng ta ai cũng mong có hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là những điều vui thích, những điều an lạc gọi là hạnh phúc. Nếu khôngan lạc vui thích thì dù ở đâu cũng cãm thấy thiếu hạnh phúc. Thế gian người ta thường nghĩ rằng: Có tiền thì mới có hạnh phúc. Có chức vị quyền cao nói đau người ta nghe nấy,phục tùng theo nấy mới là hạnh phúc. Thiếu những tính đó coi như khônghạnh phúc. Hạnh phúc đó của thế gian cũng chỉ là hạnh phúc tạm bợ, tương đối nhỏ nhoi nhất thời mà thôi. Bởi cho có vàng là hạnh phúc, thì chưa chắc vàng đó đã tạo ra hạnh phúc. Chưa có vàng thì mong cho có, có vàng rồi thì đâm ra lo, vì tiếp đó là bao nhiêu sự lo âu khổ sở, dính theo với cái vàng đó.

Có người vì vàng mà bị trấn lột, bị cướp giật, giết hại. Như vậy vàng chưa chắc đã đem lại hạnh phúc thật sự cho con người. Nói vàng như vậy là để suy ra: Nhà cửa, ruộng vườn, tất cả những thứ gì từ bên ngoài đưa vào, nó chỉ đem lại cái hạnh phúc an vui nhất thời chứ không phải là thứ hạnh phúc chơn thật. Trái lại, cái hạnh phúc nào chính từ trong bản thân của mình tạo ra, tự bên trong đưa ra thì hạnh phúc đó mới là chân thật. Vui nào chính tự trong mình gây dựng nên cái vui đó mới là cái vui chân thật. Bởi cái vui đó nó không tùy thuộc bên ngoài, nó không tùy thuộc chức tước, địa vị vật chất bên ngoài, cái vui đó mới là cái vui chân thật, vĩnh cửutự tâm mình tạo lấy.

Tất cả mọi sự đều vô thường và dù sự vật gì có bền chắc đi nữa cũng đều vô thường, cho đến nhà cửa, chức tước cũng vô thường, Những thứ vô thường thì không thể đem lại cái hạnh phúc chơn thường được. Nên muốn tìm hạnh phúc chơn thường thì phải tìm tự chính nơi bản thân mình, tìm tự nơi cái tâm mình. Vì vậy Đức Phật đã dạy cho vị chư Thiên đó bài kinh Chơn hạnh phúc. Ngẫm nghĩ về bài kinh này, chúng ta thấy có một điều rất thiết thực. Nếu học tập và thực hành theo đó, chúng ta sẽ có hạnh phúc: Hạnh phúc trong từng ngày, từng giờ, từng tháng, từng năm. Khi nào chúng ta thực hành được lời Đức Phật dạy thì chính giờ phút đó chúng ta sống trong hạnh phúc.

Năm 1960 có ông Hội trưởng Hội Thông Thiên học, người Anh. Đạo Thông Thiên học này lấy một phần giáo lý của Phật giáo và một phần của Ấn giáo hòa trộn lại, tạo ra Thông Thiên học, một tổ chức có tính cách quốc tế, ông này đến Việt Nam và đến thăm tôi, nói rằng thầy cho tôi hỏi một câu. Tôi nói ông cứ hỏi. Ông nói: Đạo Phật nói về vô ngã rồi đạo Phật cũng nói nhập Niết-bàn, như vậy thì vô ngã là không ta, không ta thì ai vào Niết-bàn? Tôi nói rằng: Hỏi như vậy tức là ông chưa hiểu chi lý vô ngã và cũng chưa hiểu gì lý Niết-bàn. Vô ngã giờ phút nào là Niết-bàn giờ phút đó, chứ không nhập không xuất gì hết. Hữu ngã giờ phút nào là sanh tử luân hồi giờ phút đó.

Nếu tâm ta vọng tưởng, tâm ta chấp ngã, chấp nhơn thì chính trong giờ phút đó, ngay trong tâm niệm đó đã có luân hồi, và luân hồi ngay trong vọng tưởng chấp ngã chứ không phải đợi chết rồi mới luân hồi. Nếu mai kia ta không có tâm chấp ngã, thì cũng không có luân hồi. Vậy thì Niết-bàn không phải đâu xa lạ, không phải một cái nào đó từ ngoài đưa tới mà Phật chỉ cái Niết-bàn đó ngay tự trong tâm ta, tự trong cái tâm vô ngã của chúng ta. Giờ phút nào tâm chúng ta vô ngã tức là tâm chúng ta không còn dính dáng gì cái chấp ngã, chấp nhơn, chấp chúng sanh, thọ giả, không còn dinh dáng gì đến tham, sân, si, phiền não, tật đố.

Chính giờ phút đó là giờ phút an lạc nhất. Giờ phút an lạc nhất tức là giờ phút Niết-bàn. Như vậy Niết-bàn là cái trạng thái an lạc của tâm hồn. Khi tâm hồn ta không vướng bận phiền não, lo âu, không vướng bận bất cứ mộit cái gì về ngã nhơn tức giờ phút đó tạm ta an lạc mãi. An lạc đó chính là Niết-bàn. Niết-bàn tức là chơn hạnh phúc, chứ không gì khác hơn.

Bài kinh Chơn hạnh phúc này Phật dạy cũng như vậy. Ngài không nói rằng hãy làm cho có nhiều vàng mới là chơn hạnh phúc, làm cho có nhiều nhà cửa mới là chơn hạnh phúc, làm quan to chức lớn mới có chơn hạnh phúc... Ngài chỉ dạy ta muốn có dược chơn hạnh phúc thì:

Không thân cận kẽ ác
Bậc hiền trí phải gần
Cung kính người đáng kính
Ấy là chơn hạnh phúc.

Ở đoạn kệ này chúng ta chú ý ba cụm từ: không thân kẽ ác, gần kẻ hiền trí, kính người đáng kính. Vậy thế nào là:

Không thân cận kẻ ác
Bậc hiền trí phải gần?

Gần kẻ ác thì mình sẽ bị quả ác theo, gần bậc hiền trí thì mình được hiền trí theo. Đó là điều Đức Phật đã dạy rõ-ràng trong kinh Pháp Cú: "Nếu không gặp được người hơn mình để kết bạn thì thà sống một mình còn hơn là kết bạn với người ngu."

Được người hơn mình kết bạn thì mình sẽ được thăng hoa, được ngang mình kết bạn thì mình được sách tấn, nếu kết bạn vối người thua mình thì mình chỉ thua theo với họ mà thôi. Thà rằng sống một mình còn hơn kết bạn với người ngu.

Người ngu đây không có nghĩa là người u mê dốt nát, mà là người sống trong tham vọng, sống trong điên đảo, mê lầm, tật đố. Chính những điểm đó làm cho con người trở thành phàm phu. Mà gần với phàm phu thì mình cũng trở thành phàm phu, gần với bạn xấu sẽ trở thành xấu. Tục ngữ có câu: "Gần mực thì đen gần đèn thì sáng", cho nên chọn bạn mà thân cận là một điều hết sức quan trọng.

Ngày xưa, có một ông vua nọ mua về một con ngựa rất tốt, ông ra lệnh thuê một người giữ ngựa thật giỏi. Con ngựa ông mua về đang khoẻ đang tốt như vậy, nhưng không biết vì lý do gì vài hôm sau con ngựa đi cà nhắc. Có người báo lên vua biết và nói: Con ngựa của ngài khoẻ mạnh, đẹp đẽ như vậy nhưng không biết sau bữa nay nó lại đi cà nhắc? Vua biểu người nài dắt ngựa tới coi thì thấy nó đi cà nhắc thật. Vua cho người đi mời thầy thuốc về chữa. Thầy thuốc nào đến chữa cũng không biết nó mắc bệnh gì, khi hỏi thì họ nói nó ăn cũng được, ngủ cũng được, không thấy có biểu hiện gì đáng nghi, sai chi làm nấy, bảo chi nghe nấy, nhưng không biết con ngựa tại sao lại đi cà nhắc? Không có thấy thuốc nào chữa được bệnh của con ngựa này cả vì tìm không ra bệnh để kê toa.

Tiền thân Đức Phật là một vị Bồ tát trí tuệ hơn người. Người ta nghe đồn ngài ở trên núi đó nhưng cái gì ngài cũng biết hết, chắc chắn mời được ngài về thì ngài sẽ chẫn đoán được bệnh của con ngựa này. Có người tâu vua, vua cho mời ngài về để trị bệnh cho con ngựa. Khi mời ngài về thì việc đầu tiên là ngài đến quan sát hỏi thăm những người chăm sóc ngựa. Mới đầu ngài cũng chưa tìm ra bệnh, nên chưa có cách chữa. Ngài nghĩ chắc gặp anh nài thì sẽ rõ hơn và thế là ngài cho đòi anh nài lên gặp ngài. Đến khi anh giữ ngựa lên thì ngài thấy anh đi chân cà nhắc. Thấy vậy ngài đoán: À, té ra con ngựa này đi cà nhắc vì bắt chước chủ của nó đi cà nhắc. Anh này đi cà nhắc là vì anh thường kêu ngựa làm chuyện này chuyện kia, anh đi cà nhắc, con ngựa cứ ngỡ anh nài biểu nó đi cà nhắc nên nó cũng đi cà nhắc. Vì anh nài đi cà nhắc nên ngựa cũng đi cà nhắc.

Nếu chúng ta sống gần người đi cà nhắc, e một ngày nào đó chúng ta cũng sẽ đi cà nhắc. Cà nhắc ở đây là u mê, điên đảo, xấu xa, bần tiện v .v... tức là những cái không ngay thẳng, không chính đáng nên gọi là cà nhắc. Con ngựa ở gần một anh đi cà nhắc nên nó cũng bắt chứơc đi cà nhắc. Vậy cho biết thân cận với bạn là quan trọng vô cùng.

Vì thế Đức Phật dạy: Muốn được hạnh phúc thì phai xa bạn ác, gần bạn lành thì chân mới khỏi đi cà nhắc được.

"Cung kính người đáng kính". Điều này rất quan trọng. Người nào là người đáng kính? Người đáng kính là người có đức, người có trí tuệ, người có hành động chân chính, người biết ăn nói lời của hiền triết, người có tagm rộng rãi, có tâm từ bi hỷ xả. Chúng ta phải phân biệt ai là người có đức độ, và tập tính của họ như thế nào đó để chúng ta biết người đó đã chứng, chứ khônh phải người ăn mặc đẹp, tốt con, cao ráo, sạch sẽ mà kêu là người đáng kính. Ở đời ai ta cũng đáng kính hết, nhưng kính đó là cách xã giao thông thường, không oán khinh ai, ai cũng kính hết, nhưng kính đó là kính bình thường. Và đây là kính để làm thầy, để học hỏi, kính noi theo, tất nhiên ta phải kính người nào mà có tâm từ bi, có trí tuệ, rộng rãi, ăn nói chân chính, có hành động ngay thẳng, không tham. Những người như vậy là người đáng kính, kính như vậy sẽ đem lại chơn hạnh phúc cho mình và cho người.

Chọn nơi lành mà ở
Đời trước đã tạo phước
Nay giữ lòng thẳng ngay
Ấy là chơn hạnh phúc.

Chọn nơi lành để ở cũng là một cách gần gũi chỗ ở. Ở đoạn trên trên nói gần gủi bạn lành thì ở đay nói gần gũi chỗ ở. Nếu nhà bạn ở gần lò sát sanh thì lâu ngày cũng nhiễm theo tính hiếu sát. Ở gần xóm đánh bạc lâu ngày cũng sẽ nhiễm tánh cờ gian bạc lận. Ở gần xóm hay gây lộn, chửi lộn thì cũng sẽ nhiễm tánh nóng nảy hay gây sự chửi bới tục tằng.

Ngày xưa bà mẹ của ông Mạnh Tử bên Trung Hoa là một vị Á thánh. Bà ta đã dời chỗ ở của con hai ba lần. Lần thứ nhất bà ta ở bên lò mổ heo nên cả ngày đêm cứ nghe heo kêu en éc trước khi chết. Nghe heo kêu, Mạnh Tử còn bé hỏi: Con chi kêu rứa mẹ? Bà nói con heo, họ đang mổ heo con ạ. Họ mổ heo để làm gì hả mẹ? Bà trả lời: Họ làm heo để cho con ăn. Bà nói lở lời như vậy, nhưng sau bà nghĩ: Mình nói láo với con thì sợ sau này con mình cũng sẽ nhiễm thói nói láo chăng? Cho nên bà ra chợ mua thịt heo về nấu cho con ăn. Từ đó bà biết rằng mình ở bên lò sát sanh thì khi con nó nghe tiếng heo kêu ét ét như vậy, sợ khi lớn lên nó cũng kêu et et thì nguy hiễm quá, nên bà ta phải dời nhà đi ở chỗ khác để con mình không nhiễm tính sát.

Bà dời đến một xóm mới nhưng xóm đó có nhiều người hay gây gổ đánh lộn, sợ con mình bắt chước theo nên bà lại dời đi một chỗ khác. May thay, nơi này lại gần một trường học. Nhờ ở gần trường nên con bà được huân tập sự học hành của nhà trường, thầy trò vô lớp và ra đường toàn nói chữ nghĩa thánh hiền, con bà bắt chước học theo nên sau này đã trở thành một vị Á thánh mà Trung Hoa gọi là đạo lý Khổng Mạnh tức Khổng TửMạnh Tử, đó là hai bậc Thánh (một bậc thánh và một bậc á thánh) của đạo Nho. Công lao nuôi dạy con thành người chính là mẹ ngày khéo dạy cho người bằng cách chọn chỗ ở mà sau này ngài là Thánh. Cho nên chọn chỗ để ở quan trọng lắm.

Đời trước đã tạo phước
Nay giữ lòng ngay thẳng.

Đời trước đã tạo phước cho nên ngày hôm nay mình được an lành hạnh phúc chính là nhờ siêng giữ lòng ngay thẳng. Vậy chúng ta cố giữ phước đừng để nó mất đi. Mỗi ngày phải làm sao bồi bổ thêm phước, chứ đừng để mất phước, tiêu hao mà không chịu bồi dưỡng thêm thì chắc chắn ngày sau không còn mà hưởng.

Hiểu rộng và khéo tay
Giữ tròn các giới luật
Nói những lời hòa ái
Ấy là chơn hạnh phúc.

Hiểu rộng và khéo tay. Hiểu rộng là hiểu lẽ phải trái trên đời. Nếu người ta có trí tuệ, có sự hiểu biết đó là hạnh phúc. Một người mà không có hiểu biết chi cả đó là người thiếu hạnh phúc. Cho nên người có trí tuệ cũng là người hạnh phúc, vì có trí tuệ mới hiểu rộng được. Nếu đem nó ứng dụng vào cuộc sống thì tùy trường hợpứng dụng, chứ không phải sự hiểu biết nào cũng đem ứng dụng được hết. Những người có hiểu biết đa số là những người có hạnh phúc và khéo tay. Khéo tay để giúp đở cho sự sống. Vụng về thì không thể nuôi được mạng sống và không thể làm ra của cải để nuôi sống gia đình. Có khéo tay thì mới làm ra của cải để nuôi sống mình, nuôi sống gia đình, giúp cho quốc gia xã hội mau giàu có.

Nên Đức Phật dạy những ai khéo tay biết tạo ra của cải để nuôi sống mình và gia đình đó cũng là chơn hạnh phúc. Vì khi khéo tay có thể tạo ra của cải thì không lo âu sợ hãi, không làm điều sai trái, đó là chơn hạnh phúc.

Giữ tròn các giới luật. Ở trong giới nào, thọ giới nào thì cố gắng giữ theo giới đó cho trọn vẹn. Giữ giới đó trọn vẹn là một công đức, là một phúc đức, đó cũng là chơn hạnh phúc.

Nói những lời hòa ái. Thật ra nói năng là một việc hết sức dễ. Mở miệng là nói, không ai cấm hết, không ai bịt miệng hết, nhưng nếu không có chánh tâm thành ý, không tập luyện lời nói hòa ái thì chắc chắn khó nói được lời hòa ái. Khi đã nói lời hòa ái thì gây ra được niềm vui cho mình, cho người, gây được sự thân thiện giữa mình giữa người. Đó là chơn hạnh phúc.

Hiếu dưỡng mẹ và cha
Săn sóc vợ và con
Không vương vấn phiền hà
Ấy là chơn hạnh phúc.

Hiếu dưỡng mẹ và cha, đó là một đức tính quý báu. Chúng ta biết Đức Phật cũng chú trọng về sự hiếu dưỡng cha mẹ lắm, chư không phải nói đạo Phật nói giải thoát là bỏ hết cha mẹ. Một trong những cái công đức để thành Phật, có công đức hiếu dưỡng cha mẹ. Thiếu sự hiếu dưỡng cha mẹ là mất một phần công đức rất lớn. Lắm người cũng vì ích kỷ, vì khóai lạc cá nhân mà quên công ơn sanh thành của cha mẹ, đó là một tội lỗi rất lớn.

Săn sóc vợ con. Vợ và con ở đời là cái duyên cái nợ. Dầu duyên dầu nợ đi nữa thì cũng có cơ hội gặp gỡ nhau. Nếu biết dung hòa săn sóc thương yêu để tạo lập cuộc sống êm đẹp cho nhau thì đó là chơn hạnh phúc. Nếu không thì vợ con sẽ trở thành mối oan gia đối đầu với mình, tạo thành một cảnh địa ngục thường xuyên trong mỗi gia đình và như vậy thì không phải là chơn hạnh phúc. Điều này nói ra thì có vẻ tầm thường, nhưng thật sự ở đời cũng có những gia đính, vì người đàn ông chỉ biết lo cho cá nhân mình, rượu chè bê bết, vợ con bỏ lăn lóc, không hay biết gì tới họ cho nên trong kinh Đức Phật nhắc nhở câu này. Nếu một người mà biết chăm sóc vợ con, hiếu dưỡng cha mẹ, không phiền hà người khác, không vương vấn bất chính với người khác, không phiền hà cha mẹ, bà con, vợ chồng thì đó là chơn hạnh phúc.

Biết cho và sống đúng
Giúp đở người bà con
Hành động không chê trách
Ấy là chơn hạnh phúc.

Biết và cho là cố ý. Ta sống ở đây không phải ta không nhớ cái mà người khác cho ta. Có người làm áo ta mới có áo mặc, có người làm ra gạo ta mới có cơm ăn, không khí cho ta hơi thở, ánh sáng mặt trời cho ta sức nóng. Nhờ tiếp thu cái của bên ngoài đưa vào, cho vào, ta mới tồn tại. Ta cũng phải biết cho lại như vậy. Có biết cho thì mới làm điều hòa sự sống của ta, sự sống của vũ trụ. Nếu không biết cho mà chỉ thu vào thì chắc chắn sẽ không làm sao an lạc cho mình cho người được.

Tôi nói một chuyện hết sức bình thường nhưng cực kỳ quan trọng. Ví như hơi thở của chúng ta, không khí mà chúng ta thở nó quý vô cùng. Thiếu cơm ăn một tháng cũng chưa chết, thiếu nước uống một ngày cũng chưa chết, thiếu áo mặc một năm cũng chưa chết, thiếu nhà ở một vài năm cũng chưa chết, nhưng thiếu không khí thở trong vài phút là chết ngay. Nhưng nếu chúng ta thấy quí mà cứ hít mãi, không thở ra thì chắc chắn cũng chết. Cho nên nếu không biết cho là nhất định chết. Ta cứ tiếp thu vào mà không cho (thải ra) thì cũng chết. Nếu cứ thu vật chất đầy kho thì nó sẽ chôn vùi chúng ta, chúng ta cũng sẽ chết, vàng bạc, châu báu, của cải nhiều cũng sẽ chôn mình, làm cho mình không bước đi được thì cũng chết ngay. Vì vậy biết cho là biết tạo hạnh phúc, không biết cho là không có hạnh phúc.

Các Phật tử nên cố gắng tìm hiểu thêm lời dạy trên. Có nhiều trường hợp có những người ở quanh mình họ đói năm ba ngày chưa có ăn trong khi mình dư dã, ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều, ăn tối, mà không nghĩ đến người đang đói là thiếu đức tính của người Phật tử, thấy sự khổ của người khác mà không cứu. Nếu ngài không có tâm từ bi khi nhìn thấy sự khổ của chúng sanh. Ngái chỉ thấy ngài là một ông vua sung sướng không thiếu thứ gì, thì chắc Ngày đã không đi tu rồi. Đằng này Ngài đi tu là một cách cho và chúng sanh là người nhận.

Kính nhường và khiêm tốn
Biết đủ và nhớ ơn
Tuỳ thời học đạo
Ấy là chơn hạnh phúc.

Ở đời, có người sống cao ngạo, kêu căng, xấc láo là người thiếu đức, người như vậy không thể có hạnh phúc. Nên biết khiêm tốn, khiêm nhường, biết đủ và nhớ ơn là người hạnh phúc. Biết đủ là biết vừa phải, hai chữ này trong nhà Phật dạy kỹ lắm. Biết đủ và thiểu dục, ít muốn và biết đủ nó gắn liền với nhau. Biết đủ là như thế nào? Biết đủ là cái mình đang hiện có đây và chúng ta bằng lòng với cái hiện có đó, nó vừa phải đối với chúng ta. Cái mình có được là vừa đủ, ví như ta có một cái áo là vừa đủ, nhưng vì tham ta cứ mong có được 10 cái áo, để một ngày thay đổ một cái thì chắc chắn là khổ chứ không làm sao mà vui được. Biết đủ là biết những cái hiện có, mình có rồi, biết chừng đó là đủ, mình không muốn thêm nữa quá tầm tay và sức của mình. Giữ được tính cách ít muốn đó là chơn hạnh phúc.

Tùy thời học đạo lý. Các Phật tử cũng tìm học như đọc kinh, đọc sách, tìm thầy tìm bạn để học hỏi thêm những điều mình chưa biết. Tôi cũng mong các Phật tử nên học. Ví dụ ta nghe câu" Nam mô A Di Đà Phật" hay là "Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật". Các Phật tử đọc luôn cả hàng chục năm như vậy, nhưng bây giờ đột ngột có người ngọai đạo nào đó hỏi: tôi nghe chị đọc "Nam mô A Di Đà Phật", nghĩa là sao chị? Chắc có nhiều đạo hữu hiểu và cũng có nhiều đạo hữu không hiểu. Vì sao không hiểu? Là bởi vì mình không tìm hiểu. Không học hỏi.

Nếu có tâm học hỏi thì khi đến chùa gặp các thầy hay các đạo hữu nào thân mình hỏi: Nam mô A Di Đà Phật nghĩa là sao đạo hữu? Đạo hữu cắt nghĩa cho tôi nghe với? Tôi chắc các vị ấy cũng cắt nghĩa cho mình nghe dù sâu dù cạn, tùy theo sự hiểu biết của các vị ấy. Do vậy, tôi mong các Phật tử đi đến chùa, cái gì không biết thì đem ra hỏi, hỏi các đạo hữu quanh mình hay các thầy trong chùa. Khi này hỏi một câu, khi khác hỏi một câu, tôi chắc lâu ngày các Phật tử sẽ lần lần thắm đạo, hiểu đạo một cách sâu sắc hơn. Có học hỏithấm nhuần đạo như vậy mới là chơn Phật tử. 

Một bữa nọ có người kể lại cho tôi nghe: Ngoại đạo họ chê Phật tử mình rằng: Hôm đó họ đi vô sửa xe nơi nhà của một Phật tử, họ hỏi: Hôm nay sao anh không đi làm lễ ở chùa vì ngày rằm mà? Còn bên tôi trước khi vô đạo như vậy tín đồ bắt phải đọc kinh 3 tháng. Nghi lễ đến nhà thờ như thế nào? Đọc kinh sáng ra sao, kinh trưa ra sao, kinh chiều thế nào? Nếu hỏi chuyện cao siêu họ không biết, chứ hỏi chuyện thông thường người nào cũng biết hết. Đó là chuyện ngoài đạo, còn Phật giáo mình thì sao? Còn bên Phật giáo tôi thấy Phật tử rất đông mà khi hỏi đi chùa để làm gì thì đa số cũng chưa hiểu hết ý nghĩa.

Niệm Phật A Di Đà là sao họ cũng chưa hiểu tường tận. Như vậy vô tình, mình bị ngoại đao chê là phải rời vì mình thiếu cái thành tâm để hiểu đạo của mình. Cho nên từ nay mong rằng các đạo hữu khi nào đén chùa, mình gác chuyện bên ngoài lại, nhớ cái gì chưa biết thì cứ hỏi cho biết. Tôi lấy ví dụ: Đạo hữu thấy trên chùa Từ Đàm có thờ tượng gì mà một tay chỉ lên một tay chỉ xuống là ý nghĩa ra sao đạo hữu hề, nghĩa là sao thầy hề? Các đạo hữu đến chùa cứ hỏi như vậy thay vì nói chuyện khác. Các Phật tử cứ đem chuyện thắc mắc về đạo ra mà hỏi, chắc chắn cũng có nguời trả lời không rõ, chưa đúng, nhưng cũng có nhiều người trả lời đúng.

Thế là các đạo hữu dần dần sẽ hiểu đạo hơn, hiểu kinh điển một cách thâm thuý hơn. Một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất là Ngài muốn nói: Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tônthâm thúy lắm (tức là trên trời dưới trời duy Ta là độc tôn).

Nhẫn nhục vâng ý lành
Viếng thăm bậc tu hành
Tuỳ thời bàn luận đạo
Ấy là chơn hạnh phúc.

Nhẫn nhục: Đức Phật dạy điều này cũng nhiều lắm. Trong Lục độĐức Phật dạy là Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ thì nhẫn nhục là một trong sáu độ. Vâng theo ý lành mà tu tập, viếng thăm bậc tu hành để học hỏi mà tu, biết cách tu để giải thoát

Tùy thời bàn luận đạo. Tránh bớt chuyện đi đến chùa mà nói tạp thoại, tập trung bàn luận đạo, nghe giảng pháp, tụng kinh, hành thiền. Chỗ nào chưa thông thì hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu thêm.

Trong sạch và siêng năng
Suốt thông các đạo lý
Thật hiện vui Niết-bàn
Ấy là chơn hạnh phúc.

Bên Gia đình Phật tử có câu phát nguyện: "Phật tử trong sạch từ lời nói đến việc làm". Trong sạch trong tinh thần, trong lời nói, trong việc làm. Các Phật tử nên hiểu chữ trong sạch này là thanh tịnh. Giữ giới thanh tịnhtrong sạch; hành động ngay thẳng là hành động trong sạch; nói năng chơn thật là nói năng trong sạch. Chữ trong sạch ở trong đạo khác với chữ trong sạch ngoài đời. Ở ngoài đời nặng về vật chất, còn ở trong đạo nặng về tinh thần.

Suốt thông các đạo lý
Thật hiện vui Niết-bàn

Các Phật tử cố gắng trong một ngày mình cũng thực hiện cái vui Niết-bàn trong một phút, nghĩa là các Phật tử để trong một phút không suy nghĩ cái gì hết, không tư lự một cái gì hết, gác bỏ tất cả, ngồi một phút thư giãn, thả tâm của mình hòa nhập pháp giới vũ trụ bao la, không có ngã, không có nhơn, không có thời gian không gian gì cả. Ngồi được một phút như vậy là đã vui Niết-bàn rồi đó. Có thể một ngày nên hành trì cho đều đặn như: trước khi đi ngủ, các Phật tử ngồi thẳng mình thở vô, thở ra cho được 100 cái rồi nằm xuống, nằm xuống niệm 3 biến Bát nhã, niệm thầm trong miệng rồi đi ngủ, làm được như vậy giờ nào là an lạc giờ phút đó. Làm được như vậy là tránh khỏi mọi ưu tư, gạt bỏ tất cả phiền muộn thì sẽ có được một giấc ngủ trong lành. Các Phật tử cố gắng làm đều đặn như vậy là thể hiện cái vui Niết-bàn

Tiếp xúc với thế gian
Giữ lòng không sa ngã
Không sầu nhiễm bình an
Ấy là chơn hạnh phúc.

Tiếp xúc với thế gian, giữ lòng không sa ngã là ví dụ như đi buôn, bình thường bán một mét là 15 ngàn, trong đó cũng có lời vài ngàn rồi. Hôm nay có bà ở quê lên, nghe bên kia nói thách 50 ngàn, bà chạy qua bên này hỏi và nghe nói bán 40 ngàn. Bà lầm tưởng rẽ mua liền. Chị bán hàng cũng đon đã nài, tôi bán như rứa là rẽ lắm rồi vì thương bà đường xá xa xôi nên bán rẽ cho bà đó. Thế là bà kia mua liền. Vô tình đã đẩy họ vào chỗ mua nhầm mà mình cũng vô lương tâm. Như vậy là đã để lòng bi sa ngã. Trước một mối lớn nhu vậy tự nhiên quên cái chánh tâm của mình, mất chánh đạo của mình, quên cái từ tâm của mình trước một người từ quê ra phố không hiểu biết giá cả thị trường ra sao cả, cái tâm xiêu vẹo của mình nhu vậy là không tốt. Với việc chị thôn quê kia không biết giá cả lầm 40 ngàn mà mình đang tâm ăn lời như vậy là không nên, tâm ham lợi quá đáng... Lẽ ra mình bán cho người ta 15 ngàn thì với chị ta cũng bán 15 ngàn thôi, sao lại bán 40 ngàn! Bán ăn lời kiểu đó là thất đức. Chính tâm bị sa ngã là do hám lợi.

Tiếp xúc với thế gian
Giữ lòng không sa ngã.

Chị bán hàng quá giá cũng là cách sa ngã, lại còn cách sa ngã thứ hai là rượu chè. Tới một đám tiệc nào đó họ đem rưượu ra mời. Họ nói đó là rượu thuốc, uống một ly sống thọ 10 năm. Nghe uống 1 ly mà sống thọ 10 năm, ai mà không ham, nên uống liền. Đó là lòng sa ngã. Chứ rượu thuốc gì mà uống 1 ly, sống thọ 10 năm? Cho nên khi tiếp xúc với thế gian cố gắng giữ lòng không sa ngã, phải giữ tâm chánh đạo, giữ tâm ngay thẳng trước sau như một, là sẽ có hạnh phúcan lạc, chứ không thì nay sa bên này, mai sa bên kia thì làm sao mà bình an được. Được như vậy không sầu chính là chơn hạnh phúc.

Như thế mà tu hành
Việc gì cũng thành tựu
Ở đâu cũng an lành
Thảy là chơn hạnh phúc.

Thành tựu được như vậy thì bất cứ ở đâu cũng an lành hết vì tâm ta được bình tĩnh, sáng suốt là được an lành. Bởi an lành tự tâm ta mà ra. Hạnh phúc chơn chánh cũng ở trong tâm mà có, chứ không phải từ bên ngoài đưa vào. Khi ta thấy tâm hồn an ổn thì ở đâu cũng có hạnh phúc cả.

Hôm kia tôi có tiếp một vị Sư người ở trong Nam, bây giờ tu ở núi Hy Mã Lạp. Vị này trước kia là tại gia cư sĩ hết sức giàu. Có lần ông đi buôn ở đất nước Liên Xô cũ, đô la đổi ra tiền rúp không xuể, vì ông có cả mấy triệu đô. Đến khi thời cuộc thay đổi, tiền bạc bay hết, ông trở nên trắng tay. Ông hoảng hồn tối mũi, tối mặt không biếi đường nào mà đi cả như người từ trên trời rơi xuống đất, không biết ngã nào mà chọn lựa. Khi đó ông thuê xe đi khắp nơi mà không biết đi đâu.

May ra bữa đó ông nằm thiêm thiếp ngủ, thì bên tai có người nhắc, giở kinh ra đọc đi, nhắc đi nhắc lại hai ba lần như vậy thì ông chợt tỉnh dậy. Trước đó ông cũng có đọc kinh như Pháp Hoa, Kim Cang, Bát Nhã, nhưng đọc thì đọc qua vậy thôi, chứ khi đó tâm niệm làm giàu làm sao mà đọc cho vô, làm sao mà nhớ nổi. Khi nghe nhắc như vậy, ông mới nhớ từ từ kinh Pháp Hoa nói gì, kinh Bát Nhã nói gì, kinh Kim Cương nói gì và chợt nhớ ra lời Phật dạy: Tam giới bất an do như hỏa trạch (ba cỏi này không an như một nhà lửa), thôi tu đi. Ông chợt nhận ra nơi ông ở là nhà lửa thật, nhưng trước đó ông không thấy gì cả, mà toàn thấy là nhà vàng, nhà bạc, không có gì là lửa hết. Tự nhiên ông thấy Đức Phật dạy quá đúng, ông đang ở trong nhà lửa của địa ngục trần gian. Khi đó ông mới hồi tâm và dõng mãnh đi tu, ông tìm qua Nepal, đến núi Hy Mã Lạp để tu. 

Khi tu được rồi bấy giờ ông thấy sướng quá. Khi thăm tôi, ông khóc và nói: Ngày xưa con đắm say vàng bạc của cải, nên đi đâu cũng khổ, đến đâu cũng sợ. Bây giờ thì con tự tại lắm. Cho nên tôi cũng mong quý Phật tử niệm Phật tụng kinh làm sao cho có ích, cho thêm phước đức, có đủ thiện căn để có một dịp nào đó - cuộc đời chúng ta làm sao mà suông sẽ hết - chính trong giờ phút đó chúng ta gặp được thiện trí đức, gặp được điềm mộng lành, gặp được lời Đức Phật dạy, may ra mới được hồi tỉnh cứu thoát, chứ khi đó không có ông trời nào cứu thoát được.

Tóm lại, hạnh phúc là cái gì có thể thực hiện ngay trong đời sống của chúng ta, chứ không phải là cái gì viễn vông, xa vời không thể đạt đến được. Bài kinh mới nghe qua thì rất giản dị, nhưng đọc kỹ nó rất sâu sắc và thực tiển, nó có thể áp dụng vào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Đây là bài kinh dạy cho tất cả những ai muốn có hạnh phúc, nhất là các Phật tử muốn có cuộc sống an lành hạnh phúc thì phải đọc tụng, chiêm nghiệm hằng ngày chắc chắn sẽ có lợi ích lớn.

Đầu năm tôi chúc tất cả các Phật tử tụng kinh niệm Phật cốt là để khai mở cái tâm, tâm trí khai mở rồi thì mới được hạnh phúc an lạc.

Chúc tất cả luôn luôn tinh tấntâm trí ngày càng khai mở. 

-ooOoo-

21. Ý nghĩa Pháp khí trong đạo Phật pháp

Đạo Phật có rất nhiều pháp khí như: Chuông, trống, bảng, khánh, tràng hạt, bình bát, cà sa, tích trượng v.v...mỗi thứ đều có một công dụngý nghĩa khác nhau. Có thứ dùng để làm hiệu lệnh quy củ trong chùa, hoặc để dùng vào việc nghi lễ bái sám như chuông, trống, bảng, khánh..., có thứ để dùng làm phương tiện tu niệm hoặc để tiêu biểu ý nghĩa giáo pháp như tràng hạt, bình bát, cà sa, tích trượng v.v...

Tóm lại tất cả các pháp khí trong đạo Phật đều là những bài kinh vắn tắt, là những phương tiện cần thiết, biểu dương ý nghĩa cao thâm của chánh pháp, và giúp cho người tu hành thêm phần dễ dàng tiến tu trên đường giải thoát,

Sau đây là các pháp khí trong đạo Phật.

1. Chuông:

a. Xuất xứ: Chuông không biết bắt đầu có từ bao giờ, nhưng việc dùng chuông thì trong các kinh truyện thường có nhắc đến. Kinh Tăng Nhất A Hàm có chép: "Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui" 

Truyện Cảm Thông chép: "Ngày xưa Đức Phật Câu-lưu-tôn ở tại viện Tu-đa-la xứ Càn Trúc, đã tạo một quả chuông bằng đá xanh đánh vào những lúc mặt trời mọc. Khi chuông ngân thì trong ánh sáng mặt trời có các vị hóa Phật hiện ra, diển thuyết 12 bộ kinh, làm cho người nghe chứng được chánh quả không thể kể xiết". Bộ Kim Lăng Chí chép: "Vua Hiếu Cao Hoàng đế đời Đường, nhân vì nghe lời sàm tấu của Tống Tề Khưu giết lầm kẻ tôi trung là Hòa Châu, nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Một hôm có người bị bạo tử (chết thình lình), hồn thần đi lạc vào địa ngục, thấy một tội nhân bị gông cùm đánh đập rất khổ sở, hỏi ra mới biết vua Hiếu Cao nhà Đường. Vua gọi người bạo tử bảo rằng: "Nhờ ngươi trở lại dương thế nói với Hậu chúa ta rằng: Hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm các việc phước thiện." Khi tỉnh lại, người bạo tử trên liền đến bái yết Hậu chúa và chuyển lời nhắn gửi của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, Hậu Chúa liền thân đến chùa Thanh Lương, phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế". (Bách trượng Thanh Qui, quyển 87, trang 68).

Và trong kinh Lăng Nghiêm, Đức Phật cũng đã bảo ngài La Hầu La đánh chuông để giảng lý viên thường cho ngài A-nan nghe.

b. Ý nghĩa và cách sử dụng: Có 3 loại chuông thường dùng trong các tự việnĐại hồng chung, báo chúng chung và gia trì chung.

- Đại hồng chung là loại chuông lớn. Chuông này gọi là chuông u minh, thường đánh vào lúc đầu đêm và cuối đêm. Đánh vào lúc đầu đêm có ý là nhắc nhở cơn vô thường nhanh chóng cho mọi người và đánh vào lúc cuối đêm là có ý thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để chóng vượt ra ngoài vòng tối tăm đau khỏ.

Đánh chuông này thường đánh 108 tiếng, tiêu biểu ý nghĩa đoạn trừ 108 phiền não căn bản (88 kiến hoặc, 10 tư hoặc, 10 triền: Vô tàm, vô quý, hôn trầm, ác tác, não, tật, trạo cử, thùy miên, phận, phú = 108 phiền não) của chúng sanh. Vì vậy, trong bài kệ chuông có câu: "Văn chung thanh phiền não khinh - dịch: nghe tiếng chuông phiền não nhẹ..." là ý nói nghe tiếng chuông thì 108 phiền não được tiêu trừ, tâm trí được nhẹ nhàng thanh thoát vậy. Bài kệ đọc trong khi nghe chuông đánh: "Văn chung thanh phiền não khinh, trí huệ trưởng bồ đề sanh, ly địa ngục xuất hỏa khanh, nguyện thành Phật độ chúng sanh, án già ra đế gia toá ha". Còn khi đánh chuông thì đọc bài kệ: "Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, thiết vi u ám tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông, nhất thế chúng sanh thành chánh giác", tiếp đến niệm danh hiệu Quán-thế-âm và thong thả đánh cho đủ 108 tiếng.

- Báo chúng chung, cũng gọi là Tăng đường chung, tức là thứ chuông dùng để báo tin trong khi nhóm họp, thọ trai và khóa tụng v.v... trong các tự viện.

- Gia trì chung, là thứ chuông dùng điều hòa và ra hiệu trong khi tụng kinh, lễ Phật cho được nhịp nhàng đều đặn.

2. Mõ:

a. Xuất xứ: Sách Sắc tứ thanh qui pháp khí về chương Mộc ngư có chép: "Tương truyền rằng: Loài cá luôn luôn thức không bao giờ ngủ. Vì vậy chạm nó theo hình cá là có ý: tiếng mõ có thể đánh thức được hôn tình, làm cho mọi người tỉnh cơn mê muội... " Sách Chích ngôn đời Đường có chép: "Có một người bạch y hỏi một vị trưởng lão người Thiên Trúc rằng: Vì sao ở các Tăng xá đều có treo mõ? Vị trưởng lão trả lời: Vì để kỉnh tỉnh chúnh Tăng ở tạ Tăng xá. Người bạch y hỏi tiếp: Nhưng tại sao lại tạc hình cá? Vị trưởng lão không trả lời được. Người bạch y liền đến hỏi ngài Ngộ Biện, ngài giải thích: cá là một loài không bao giờ nhắm mắt, cũng vì muốn người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng quả nên treo và đánh mõ hình cá là có ý như vậy".

b. Ý nghĩa và cách sử dụng: Có hai loại mõ: Mõ hình bầu dục có chạm đầu cá và mõ hình điếu chạm nguyên hình con cá nằm dài. Loại mõ hình bầu dục dùng để đánh trong khi tụng niệm, còn loại hình điếu thì thường treo ở nhà trù để đánh báo tin giờ trai phạn.

Đánh mõ có hai ý: Một là để cho khi tụng niệm được nhịp nhàng, không lộn xộn và như thế vừa giữ được vẽ trang nghiêm và nhất là làm cho người tung niệm khỏi bị rối trí loạn tâm. Hai là để kỉnh thỉnh tâm trí người tụng niệm khỏi bị hôn trầm, và cũng chính vì ý này mà ở quai mõ, thân mõ thường chạm trố hình loài cá là một loài không bao giờ ngủ, luôn luôn tỉnh táo vậy.

Đồng thời, đánh mõ cũng còn có ý nghĩa là để báo tin thì giờ ăn uống, tu tập v.v.... trong các tòng lâm, tự viện như cách dùng bảng, khánh v.v...

3 .Trống:

a. Xuất xứ: Kinh Kim Quang Minh chép: "Một hôm ngài Tín Tướng Bồ tát nằm mộng thấy một cái trống lớn bằng vàng. Trống có hào quang sáng như mặt trời. Trong hào quang có rất nhiều các Đức Phật ngồi trên tòa sen lưu ly đặt dưới các gốc cây báu . Chung quanh các Đức Phật đều có trăm ngàn các vị đệ tử ngồi nghe pháp. Bấy giờ có một người giống như giáo sĩ Bà la môn, cầm dùi trống đánh mạnh vào chiếc trống vàng nói trên, tiếng trống vang rền nghe như lời kinh sám hối. Khi đã tỉnh mộng, ngài Tín-Tướng Bồ tát liền đem những điều mình được thấy đượcnghe trong giấc mộng trình lên đức Thế Tôn... "Kinh Lăng nghiêm chép: "A-nan (lời Đức Phật)! Ngươi hãy nghe tiếng trống mỗi khi dọn cơm xong, và tiếng chuông mỗi khi nhóm chúng trong tinh xá Kỳ-Đà này. Tiếng chuông hoặc tiếng trống trước sau nối tiếp nhau. Vậy theo ý ngươi nghe được các thứ tiếng ấy là vì nó tự bay đến bên tai ngươi, hay tai của ngươi đến nơi những chỗ phát tiếng?"

b. Ý nghĩa và cách sử dụng: Trống có hai loại trống Đại và trống Tiểu, tức trống kinh. Trống đại là thứ trống lớn, đánh trong những lúc như trước khi đánh chuông u mình vào đầu đêm và cuối đêm. Đánh theo thể thức bài Tam luân cửu chuyển. Khi đánh trống đầu đêm đọc bài kệ: "Cổ thanh hướng hướng, xứ biến hà sa, thiên long bát bộ tiến kha kha, tam-luân cửu chuyển sanh tử đoạn, độ tận chúng sanh xuất ái hà", và tiếp đọc 5 danh hiệu: Nam mô Cổ-lôi-âm Bồ-tát ma-ha-tát. Còn đánh trống vào cuối đêm thì thường đọc bài kệ: "Lôi cổ đằng xao nghiệp chướng tiêu, tam luân cửu chuyển hướng tiêu tiêu, thượng thăng thiên giới quần thiên lạc, hạ thấu u quan chúng qủy siêu", và tiếp đọc 3 lần danh hiệu: Nam mô Siêu lạc Độ Bồ-Tát ma-ha-tát.

Hai bài kệ trên đây ngụ ý nói: Tiếng trống là tượng trưng cho chánh pháp, chúng sanh nghe trống chánh pháp thì nghiệp chướng tất tiêu trừ và sẽ được thoát ly luân hồi sanh tử.

Ngoài ra, trong những khi thuyết pháp, khi làm lễ lớn ở điện Phật, cũng đều có dùng đến thứ trống lớn này. Khi thuyết pháp thì đánh 3 hồi để triệu tập thính chúng, còn khi làm các lễ lớn như thỉnh Tam-bảo, khai kinh v.v... thì đánh theo thể thức bài Bát-nhã-hội mà thường gọi là "chuông trống bát nhã".

Cách đánh chuông trống Bát-nhã: đánh theo từng chữ một trong bài kệ Bát-nhã-hội. Đoạn đầu của bài kệ thì nên đánh lớn tiếng và đánh chầm chậm, từ nửa bài kệ về sau thì đánh nhỏ tiếng dần, đánh thúc cho đến khi chấm dứt và đánh đủ 3 lần.

Bài kệ đánh trống Bát-nhã: Bát-nhã-hội (đánh 3 lần), thỉnh Phật thượng đường (1 lần), Đại chúng đồng văn (1 lần), Bát-nhã-âm (1 lần), Phổ nguyện Pháp giới (1 lần), Đẳng hữu tình (1 lần), nhập Bát-nhã (1 lần), ba-la-mật môn (đánh nhiều lần và đánh nhỏ tiếng cho đến khi chấm dứt).

Đại ý bài kệ này là cũng thỉnh Phật nói lý Bát-nhã và nguyện cho Đại chúng hiện tiền cùng tất cả chúng sanh đều được thâm nhập giáo lý cứu cánh ấy.

Còn trống tiểu là thứ trống nhỏ dùng đánh trong những khi tung kinh bái sám v.v... nên cũng gọi là "trống kinh".

Cách đánh trống này rất phức tạp, không có một qui luật nhất định, đại khái là chỉ đánh theo nhịp và âm vận trầm bổng của các bài kinh tán mà thôi. Đánh trống này với mục đích là đở hơi cho người tán tụng, thứ nửa là giúp cho cho buổi lễ được tăng phần trang nghiêm long trọng và cũng là một món nhạc khí trong các món nhạc khí cúng dường Tam-bảo.

4. Bảng khánh:

a. Xuất-xứ: Sách tương khí tiêu quyển thứ 18 có chép: "Ngài Vân Chương nói: hình của bảng giống như đám mây, nên người ta cũng thường gọi tên của bảng là Vân bảng." Ngài Tục sự lão cũng có thuật: "Vua Tống thái Tổ cho rằng, tiếng trống hay giật mình người ngủ, nên thay vì dùng trống vua Tống Thái Tổ chế dùng thiết khánh (khánh bảng thiết)." Loại khánh này cũng gọi là chinh, tức là Vân bảng vậy.

b. Cách chế tác và sử dụng: Theo ngày Vân Chương trong sách Tượng Khí Tiên nói trên, thì hình của bảng giống như đám mây, và theo ngài Tục Sự lão thuật lại thì Tống Thái Tổ chế Vân bảng bằng thiết. Nhưng nay ở các tòng lâm thì đều dùng bảng bằng gỗ và trổ theo bán hình bát giác. Bề dày của bảng khoảng chừng 4 tấc tây và bề cao khoảng hơn 2 tấc tây. Bảng cũng được thay thế cho trống và dùng trong những trường hợp như báo tin giờ thọ trai, giờ học tập, và cả những lúc nhóm họp Tăng để nghị bàn Phật sự, phân phát cúng vật, hoạc xử đoán các lỗi lầm v.v... của chúng Tăng trong Già lam. Bảng và Khánh ấy trong luật thường gọi là "Kiền chùy thành".

Còn khánh cũng là một pháp khí như bảng. Cách dùnhg cũng không khác gì nhau, chỉ có hình thức và nguyên liệu chế tác là khác nhau mà thôi. Hình của bảng là hình bát giác và làm bằng gỗ, còn hình của khánh thì làm theo hình bán nguyệt, và đúc bằng đồng, hoạc có khi làm bằng đá cẩm hạch. Ngày nay ở các tòng lâm tuy cũng có sắm khánh nhưng ít khi dùng đến, chỉ chuyên dùng bảng mà thôi.

5. Bát:

a. Xuất-xứ: Kinh Phật bổn hạnh chép: "Ngày xưa,khi Đức Phật còn tại thế, có hai thương gia một người tên là Đế-ly Phú-bà và một người tên là Bạt-ly-ca đều ở tại Bắc Ấn-Độ. Một hôm, hai thương gia này phát tâm đem sửa cúng dường Phật, nhưng Đức Phật không có gì để đựng sữa. Bấy giờ có 4 vị Thiên vương đem 4 cái bát bằng vàng cúng Phật để đựng sữa, Đức Phật không nhận, bốn vị Thiên vương lại đem 4 cái bát khác đủ các loại quí giá như ngọc, ngà v.v... Đức Phật cũng không nhận, sau cùng có 4 vị Thiên vương đem cúng dường Phật 4 cái bát bằng đá, Đức Phật hoan hỷ nhận, không từ chối.

b. Ý nghĩa, cách chế tạo và sử dụng: Chữ Bát nguyên tiếng Phạn là Bát-da-la, dịch là Ứng lượng khí, nghĩa là một vật dùng đựng các thực phẩm vừa với sức săn của một người .

Bát chỉ được trổ bằng đá, nắn bằng đất sét rồi hầm chín hoặc phết bằng sành mà thôi, chứ không được làm bằng vàng, bạc, ngọc ngà, vì những thứ này là bảo vật, người xuất gia không nên dùng, nhất là không được làm bằng gỗ, vì bát gỗ là thứ bát của Bà-la-môn (một giáo phái ngoại đạo thờ Phạm thiên ở An Độ) dùng.

Ngày nay ở các nước Tiểu thừa Phật giáo như Ấn-Độ, Tích Lan, Miến Điện, Xiêm La v.v... chư Tăng thường đi khất thực, nên thường dùng Bát. Riêng ở Việt-Nam thuộc về Đại thừa Phật giáo, Chư Tăng không đi khất thực nên ít khi dùng tới, chỉ có 3 tháng an cư kiết hạ hàng năm là đặc biệt dùng nhiều nhất mà thôi. Dưới đây là bài kệ đọc trong khi dùng bát: "Chấp trì ứng khí, đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp khí, thọ thiên nhơn cúng" và tiếp đọc câu chú "Án chỉ rị chỉ, rị phạ nhật ra hồng, phấn tra".

6. Trích trượng:

a. Xuất-xứ: Kinh trích trượng chép: "Phật dạy: Này các Tỳ-kheo, các người nên thọ trì Tích trượng, vì Tích trượng là một pháp khí mà 3 đời Đức Phật đều có thọ trì".

b. Ý nghĩa và cách sử dụng: Tiếng Phạn gọi là Khích-khí-la, Trung Hoa dịch là Tích trượng, tức là cái gậy của các vị Tỳ-kheo dùng trong khi đi đường, đi khất thực... Tích trượng cũng có tên là Khí trượng hay Đức trượng, nghĩa là nhờ chiếc gậy trí tuệphước đức này mà người xuất gia được mạnh tiến trên đường tu tập, hướng đến quả vị giải thoát giác ngộ. Trong kinh Tích trượng có chép: "ngài Ca-Diếp bạch Phật, bạch đức Thế-Tôn, thế nào gọi là Tích trượng? Phật dạy: Tích có nghĩa là khinh, nghĩa là nhờ ở chiếc gậy Đức hạnhtrí tuệ này mà phiền não đươc khinh bạt và ra khỏi ba cõi sanh tử. Tích cũng có nghĩa là minh, nghĩa là được trí sáng suốt vậy. Tích lại còn có nghĩa là tỉnh, nghĩa là tỉnh ngộ được rằng, ba cõi là khổ và không, và tích cũng có nghĩa là sơ, nghĩa là người cầm chiếc gậy này thì không còn say đắm ngũ dục nữa".

Bề kính của Tích trượng chỉ vừa tay cầm,bề cao không quá đầu người. Trên đầu của Tích trượng có 4 cái vòng và 12 cái khâu nhỏ bằng đồng, tượng trưng cho 4 đế và 12 nhân duyên. Kiểu tích trượng này do Đức Phật Thích Ca chế. Cũng có một thứ Tích trượng khác, trên đàu chỉ có 2 cái vòng và 6 cái khâu mà thôi. Hai cái vòng tượng trưng cho chơn, tục nhị đế và 6 cái khâu là tượng trưng cho lục độ vậy. Kiểu Tích trượng này do Đức Phật Ca Diếp chế (Bách trượng thanh quy).

Sau đây là bài kệ đọc trong khi cầm Tích trượng: "Chấp trì tích trượng, đương nguyện chúng sanh, thiết đại thí hội, thị như thật đạo". (dịch: khi cầm tích trượng, nên nguyện chúng sanh, tu tập hạnh bố thí, chừng đạo quả như thật), và tiếp đọc bài mật chú: "Án na lật thê, na lật thê, na lật tra, bát nể na lật đế, na dạ bát nảnh hồng phấn tra".

7. Lự Thủy Nan:

a. Xuất xứ: Theo bộ Hội Chánh Ký có chép: "Nếu làm túi lọc nước thì nên may một lớp vải dày lên trên, nếu không có lụa thì dùng vải dày cũng được". Tri môn kỉnh huấn chép: "Túi lọc nước là một dụng cụ hành từ, là một trợ duyên tế vật. Đại đạo do đó mà sanh ra, chí đạo cũng do đó mà khắc phục được".

b. Ý nghĩa và cách chế tác, sử dụng: Lự thủy nan là cái túi lọc nước. Lọc nước để uống hoặc để dùng vào việc tắm rửa v.v... Ý nghĩa việc lọc nước này có hai đặc điểm: Một là phòng ngừa bệnh tật, giữ gìn vệ sinh. Hai là vì lòng từ bi muốn bảo vệ các sinh mạng ở trong nước như các loài thủy trùng vi tế v.v... cho nên trước khi dùng nước cần phải được lọc kỹ. Trong kinh Chánh pháp niệm cũng có chép: "Nước để cách đêm vi trùng có thể sanh ra, nếu không được lọc kỹ thì tuyệt đối không nên dùng. Giữ được điều đó tức là một phần trì giới bất sát".

Vậy cách chế tác và sử dụng Lự Thủy Nan như thế nào? Theo bộ Bách nhất Kiết-na thì Lự Thủy nan được chế tác theo 5 cách sau đây:

1. Phương la: Phương la tức là một khổ vải rộng chừng 2,3 tấc vuông dùng để lọc nước trước khi uống hoặc rửa ráy.

2. Pháp bình: Hay cũng gọi là âm dương bình, tức là một thứ bình lọc nước có hai ngăn. Một ngăn chứa nước chứa lọc và một ngăn để chứa nước đã được lọc do ngăn bên kia chuyền sang.

3. Quân trì bình: Tức là lấy một tấm vải bít đầu miệng một cái bình rồi thả chìm vào trong nước, khi nào nước vào đầy bình thì đem ra mà dùng.

4 & 5. Chước thủy la và Y-giác-la: Hai thứ kiểu lọc nước này kiểu gần giống nhau. Chước thủy la thì chỉ cần một khổ vải khoảng 1 tấc đem căng trên một cái khung hình tròn bằng tre hoặc thép. Còn Y-giác-la thì cũng dùng một khổ vải nói trên, nhưng không căng trên khung mà chỉ may quanh khổ vải một đường nẹp và lồng vào trong đường nẹp ấy một sợi dây, đến khi lọc nước vào trong một cái bình hay bát, rồi thắt sợi dây lại, bây giờ hãy đổ nước vào lọc kỹ mà dùng.

Tóm lại, 5 thứ lọc nước trên đây tuy hình thức có phần sai khác nhau, nhưng công dụng vẫn một, ấy là dùng để lọc nước mà thôi. Có điều cần lưu ý là ngoài việc lọc nước để giữ gìn vệ sinh, đặc biệt hơn hết là để bảo vệ sanh mạng, tránh sự giết hại các loài vi trùng trong nước. Cho nên sau khi lọc nước xong, túi lọc phải được đem nhúng vào chỗ lấy nước, để cho các loài vi trùng bị lọc được trở lại chỗ cũ được sống yên ổn như trước.

Khi dùng đến lọc nước, nên đọc lên bài kệ sau đây; "Thiện lai lự thủy nan, hộ sanh hành từ cụ, xuất nhập thường đới tụng, phương hiệp Bồ-Tát-đạo", và tiếp đọc câu chú "Án phạ tất ha ra ma ny tóa bà ha ".

8. Y:

a. Xuất xứ: Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế một hôm Ngài bảo ngài An- nan rằng: "Này A-nan, các hàng đệ tử của các Đức Phậtquá khứ đã từng mặc áo Ca-sa, các hàng đệ tử của chư Phật ở vị lai cũng sẽ mặc áo Ca-sa, Ta nay dùng dao kéo cắt thành áo Ca-sa cho các hàng đệ tử Sa-môn (chúng xuất gia) mang đắp. Áo Ca-sa sẽ không bị giặc giả cướp mất. Áo Ca-sa được gọi là giải thoát phục, cũng gọi là phước điền y. Nếu có chúng sanh nào khởi ác tâm hướng đến tam thế chư Phật, Bích Chi La hán và những người mặc áo Ca-sa, chúng sanh ấy phải chịu quả báo đau khổ nhiều không kể xiết. Vì sao thế, vì áo Ca-sa hoại sắc là Tiêu thức của Thánh hiền. Trái lại, nếu có chúng sanh nào hay phát tâm kỉnh trọng thì sẽ được phước báo vô lượng. Chính ta cũng nhờ co tín tâm kỉnh tín và mang đắp ca-sa mà ngày nay được thành chánh quả" (kinh Hoa-Nghiêm).

Với tài liệu trên cho ta thấy rằng Pháp y không phải mới được sáng chế trong thế hệ hiện tại của Đức Phật Thích Ca, mà ở đời quá khứ các Đức Phật cũng đã từng mang đắp và đã dạy các hàng đệ tử mang đắp rồi.

b. Ý nghĩacác loại y: Y là một thứ pháp phục của những người xuất gia. Ý nghĩa của thứ Pháp phục này thì nhiều nhưng có thể tóm tắt trong hai điểm. Một là muốn cho lối ăn mặc của người xuất gia khác với lối ăn mặc thông thường của thế gian, cốt để giảng trạch giữa người Tăng, kẻ tục. Hai là để tiêu biểu cho giới đức phẩm hạnh cùng tôn chỉ ý chí siêu trần của người xuất gia theo đạo Phật. Cũng vì hai ý nghĩa trên nên về phương diện chế tác hình thức vả màu sắc, pháp-phục đã được khác hẳn với thường phục, còn về ý nghĩa thì pháp phục lại được mang những danh từ khác nhau để tiêu biểu như: Nhẫn nhục khải, phước điền y hay giả thoát phục v.v...

Ngoài ra cũng muốn được dễ dàng phân biệt các Phật sự của chúng Tăng, nên pháp phục được chia làm 3 loại sau đây:

1. An đà hội: Dịch là Tác-vụ-y. Nghĩa là thứ y mặc trong khi làm việc khi ra đường. Y này có 5 điều, mỗi điều chia làm 3 khoản, 2 khoản dài một khoản ngắn.

2. Uất-đa-la Tăng: Dịch là Nhập chúng Y. Nghĩa là thứ y dùng trong những khi nhập chúng, thọ trai, nghe giảng, tụng kinh, tọa thiền, lễ Phật, Tháp và các vị cao Tăng. Y này có 7 điều, mỗi điều chia làm 3 khoản, hai khoản dài và một khoản ngắn như kiểu y trên.

3. Tăng-già-lê: Dịch là Tạp toái Y hay Đại Y. Nghĩa là thứ Y lớn nhất trong các loại Y. Thứ Y này chia làm 3 phẩm là Hạ, Trung và Thượng, Hạ phẩm cũng chia làm 3 là Hạ hạ, Hạ trung và Hạ thượng.Y Hạ hạ có 9 điều Y Hạ trung có 11 điều và Y Hạ thượng có 13 điều. Trung phẩm cũng chia làm 3 là Trung hạ, Trung trung và Trung thượng. Y Trung hạ có 15 điều, Y Trung trung có 17 điều và Y Trung thượng có 19 diều. Thượng phẩm cũng chia làm 3 là Thượng hạ, Trượng trung và thượng thượng. Y Thượng hạ có 21 điều, Y Thượng trung có 23 điều và Y Thượng thượng có 25 điều.

Y hạ phẩm có từ 9 điều đến 13 điều, mỗi điều cũng chia làm 3 khoản: Hai khoản dài và một khoản ngắn như hai kiểu Y trên. Y trung phẩm từ 12 đến 19 điều, mội điều chia làm 4 khoản, 3 khoản dài một khoản ngắn. Y thượng phẩm từ 21 điều đến 25 điều, mỗi điều cũng chia làm 4 khoản, 3 khoản dài một khoản ngắn như Y trung phẩm.

9. Tràng hạt:

a. Xuất xứ: Kinh Mộc quán tử chép: "Ngày xưa có một vị Quốc Vương tên là Ba-lưu lê đến bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, nước của tôi tuy nhỏ hẹp nhưng thường không được yên ổn. Tôi phiền não lắm, tôi muốn theo lời Phật dạy để tự sửa mình và để trị an xứ sở, nhưng nghiệt vì giáo pháp của Phật rộng rãi vô biên, tôi không biết làm sao tu tập cho hết được, vậy nên tôi đến đây, cúi mong Đức Phật đem lòng từ bi chỉ giáo cho tôi một pháp yếu để tu hành. Phật dạy: Nếu nhà vua muốn diệt trừ phiền não, không gì hơn nhà vua hãy trở về lấy gỗ tiện thành 108 hạt, xâu lại thành chuổi, dùng làm vật tùy thân.

Thế rồi nhà vua nên thường trí tâm niệm "Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng", niệm mỗi câu lần một hột, niệm 108 câu nhà vua lần qua 108 hột chuỗi. Nhà vua hảy gắng niệm cho thường trong một thời gian, phiền não của nhà vua sẽ tự khắc được tiêu trừ, tai biến trong quốc độ của nhà vua cũng sẽ nhờ công tu niệm đó mà được tỉnh giảm. Vua Ba-Lưu-lê theo lời Phật dạy, trở về lấy gỗ tiện thành tràng hạt, không những tự mình tinh tấn tu niệm nhà vua còn khuyến khích dân chúng cũng gắng công tu niệm, nên chẳng bao lâu tai biến trong nước giảm bớt lần, dân chúng cũng trở nên hiền lành. Sống một đời sống thái bình an lạc.

Bắt đầu từ đó phương pháp tu niệm lần tràng hạt mà nay thường gọi là "phương pháp sổ châu" được truyền rộng khắp nơi và được lưu truyền mãi cho đến ngày nay, trong khắp các giới Phật tử không mấy ai là không dùng đến tràng hạt trong khi tu niệm.

b. Ý nghĩa các loại tràng hạt: Tràng hạt là một pháp cụ để dùng trong việc tu tập trì niệm. Tràng hạt gồm có 3 loại: Loại thứ nhất có 108 hột, loại thứ nhì có 54 hột, và loại thứ ba có 18 hột. Loại 108 hột là tượng trưng cho 108 phiền não. Phiền não của chúng sanh thì nhiều có thể tóm tắt trong 108 phiền não căn bản này. Nếu chúng ta gắng công tu niệm đoạn trừ được - 108 phiền não căn bản ấy thì bao nhiêu phiền não chi-mạt thảy đều tiêu trừ hết .

108 phiền não được lược kể sau: 88 món kiến hoặc của tam giới (lục sắc và vô sắc giới), cộng với 10 tư hoặcdục giới và 10 món triền phược phiền não như: vô tàm, vô quí, tật, xan, hối, thùy miên, trạo cử, hôn trâm, sân hận, phú thành 108 phiền não (theo Luận câu xá quyển 21).

Loại chuổi 54 hay 27 hột không tượng trưng ý nghĩa gì, chẳng qua muốn tiện việc mang dùng nên chia hai hay là chia bốn của loại chuổi 108 hột mà thôi.

Loại chuỗi 18 hột cũng gọi là chuỗi tay, tức là loại chuỗi mang ở tay vậy. Số lượng của loại chuổi này là 1/6 của loại chuổi 108. Người ta cũng thường bảo rằng chuỗi 18 hột là tượng trưng cho 18 vị La-hán (Thập bát la hán) hay 18 vị Vương tử trong kinh Pháp Hoa, hay tượng trưng cho Thập bát giớicần phải tiêu trừ. Nhưng đó chỉ là truyền thuyết thuyết thôi chứ không thấy kinh sách nào ghi chép cả.

10. Tháp:

a. Xuất xứ: Theo Thập tụng luật quyển thứ 56 có chép: "Ngày xưa khi Đức Phật còn tại thế Ngài rất được mọi người kính mến. Ông Cấp-Cô-Độc (người sáng lập tinh xá Kỳ-Hoàn) là một trong số người ấy. Một hôm ông đến thỉnh an và xin Phật cho ông vật gì của chính ngài để ông chiêm ngưỡng trong những khi Ngài đi vắng. Đức Phật liền cắt một ít tóc và móng tay của Ngài trao tặng cho ông Cấp-Cô-Độc. Nhận được tặng vật ấy ông Cấp-Cô-Độc rất đổi vui mừng, ông liền xin phép Đức Phật được dựng hai ngôi bảo Tháp để tôn trí cúng dường hai bảo vật trên".

Ngày nay ở Ấn Độ có hai ngôi chùa Răng và chùa Tóc, tức là hai ngôi chùa thờ răng và tóc của Đức Phật, không biết có phải người đời sau đã gì một duyên cớ gì đó, thỉnh hai bảo vật ở hai ngôi Tháp do ông Cấp-Cô-Độc tạo lập nói trên, đưa đến thờ ở hai ngôi chùa này chăng?

Nhân việc dựng Tháp trên đây là để cúng dường bảo vật của Phật khi Ngài còn tại thế. Theo kinh Bát-Niết-bàn quyển hạ thì: Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn, các hàng đệ tử Phật liền đem kim thân của Ngài làm lễ trà tỳ (lễ hoả táng). Bấy giờ có 8 vị Quốc vương ở 8 nước: Ba-ha, Giá-la, La-ma-già, Tỳ-lưu-đề, Tỳ-xá-ly, Ma-già-đà, Ca-duy-la, Câu thi đến dự lễ trà tỳ xong thì trong 8 vị Quốc vương này, vị nào cũng muốn nước mình được vinh dự thỉnh Xá-lợi về cúng dường, nhưng không ai chịu nhường cho ai. Tình trạng tranh giành Xá-lợi giữa các vị Quốc vương mỗi lúc mỗi trở nên quyết liệt. Cuối cùng một giải pháp ổn thỏa được đề ra, ấy là Xá-lợi của Đức Phật được chia làm 8 phần chia cho 8 vị Quốc vương. Khi mang Xá-lợi về nước các vị Quốc vương đều dựng Tháp cúng dường. Do đó lần đầu tiên có 8 ngôi Tháp thờ Xá-lợi sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn.

Về sau khi vua A-Dục ra đời, cách Phật nhập Niết-bàn 900 năm, vị vua này liền thỉnh Xá-lợi trong 8 ngôi tháp ở 8 nước nói trên, phân loại thành 84.000 phần rồi dựng thành 84.000 ngôi tháp khắp lảnh thổ An-Độ để tôn thờ.

Đến nay, vì trải qua thời gian lâu xa, lại thêm hoàn cảnh tôn giáo An-Độ cũng đã lắm phen biến đổi... nên số tháp do vua A-Dục xây cất không còn nguyên vẹn nữa, chỉ còn lại một số ít thôi.

b. Ý nghĩacác loại Tháp: Tháp là một phần mộ cao hiển để tôn trí Xá-lợi, tiếng Phạn gọi là Túy-đổ-ba (Stupa). Theo kinh trường A hàm thì ngoài Đức Phật còn có 3 hạng người sau được dùng Tháp, ấy là các vị Duyên Giác, thanh Vănchuyển Luân vương. Nhưng theo king Nhân Duyên thì có 8 hạng người được dùng Tháp, tuy nhiên, phải tùy theo quả vị tu chứng mà số tầng Tháp có khác nhau.

- Tháp Phật từ 8 tầng trở lên.
- Tháp Bồ-tát 7 tầng.
- Tháp Duyên-Giác 6 tầng.
- Tháp Thanh Văn 5 tầng.
- Tháp A-na-hàm 4 tầng.
- Tháp Tu-đà-hàm 3 tầng.
- Tháp Tư-đà-hàm 2 tầng.
- Tháp Chuyển Luân vương 1 tầng.

(Chép từ sổ tay của Hòa Thượng, 1959).

-ooOoo-
22. Phật pháp đại ý

Trước khi muốn hiểu toàn bộ Phật pháp, chúng ta nên hiểu rõ Phật pháp đại ý. Phật pháp có thể thuyết minh đại khái bằng các cú nghĩa sau:
- Nghĩa nhân duyên sanh.
- Nghĩa Bát-nhã.
- Nghĩa Đại-bi tâm.
I. Nghĩa nhân duyên sanh:

Cũng gọi là các pháp nhân duyên sanh, trong Phật pháp, nghĩa này được chú trọng một cách rất phổ biến, vì toàn bộ Phật pháp đều thuyết minh ý nghĩa này, chẳng qua khi Đức Phật khi thuyết pháp, hoặc nói rộng, nói tóm, nói cạn, nói sâu mà hình như bất đồng thôi.

Các pháp là gì? Là chỉ tất cả vạn sự, vạn vật trong vũ trụ. Vạn sự vạn vật ấy làm sao sanh khởi? Do nguyên nhân chính của mỗi pháp và trợ duyên hỗ tương; hể nhân duyên ấy đầy đủ thì vạn pháp sanh ra do đó gọi là" các pháp nhân duyên sanh".
Hiểu được rõ ràng ý nghĩa ấy, người ta có thể tiêu diệt được bao vọng chấp; hoặc như một hạng người thường hay so sánh phân biệt, chấp lầm vũ trụ này phát sanh từ nơi vị Thiên thần tạo vật chủ, hoặc đột nhiên xuất hiện giữa hư không, không nguyên nhân gì cả (vô nhân sanh), hoặc do vật chất kết hợp, hoặc do "Thần ngã" với " Lý tánh hòa hợp phát sanh... " Tất cả vọng chấp ấy, sở dĩ được phát sanh và tồn tại, là lỗi ở chỗ không hiểu rõ nghĩa nhân duyên sanh vậy.
II. Nghĩa Bát-nhã:

Cũng gọi là "các pháp không tướng". Bát-nhã là trí tuệ chứng minh tánh không: ngã khôngpháp không, hoặc nói cách khác, cái trí tuệ chứng minh "tướng chơn không các pháp" tức gọi là Bát-nhã, chỗ chứng minh của Bát-nhã là "tướng chơn không các pháp". Tướng chơn không các pháp ấy có thể phân làm hai:

1. Các pháp là để chỉ cho tất cả pháp đã bị lầm chấp hư vọng thành thật có. Tất cả pháp đó vốn không, nhưng vì vọng chấp mà thành có, nghĩa là nó có thật thể, thật ngã, và thật pháp. Nếu có trí tuệ Bát-nhã ắt biết rõ tất cả pháp ấy, bản lai là không chứ không phải là tiêu diệt, các pháp sẳn có hiện tại luôn luôn biến chuyển không ngừng nghỉ, chúng là dòng lưu chuyển nhân quả, sanh diệt không gián đoạn, không có tự thể chính nó nên nói là không như giữa hư không vốn không hoa đốm, chỉ vì mắt bị lòa thấy giữa hư không có hoa, bảo giữa hư không có hoa, chứ kỳ thật giữa hư không chưa bao giờ có hoa. Ví như lông rùa sừng thỏ, bên phía người mệnh danh cho nó, (người nói nó) chưa bao giờ kẻ chấp nói lông rùa dài bao nhiêu, sừng thỏ lớn bao nhiêu, như phía người nghe không hiểu, vin vào giả danh kia, phân biệt ra thế này thế khác. Sở dĩ vậy, chứ pháp bản lai không, do vọng chấphóa thành có.

Tướng chơn không các pháp là tướng chơn thật, bởi thông đạt các pháp đều không mà hiển lộ ra. Vì chúng sanh vọng chấp ngã, và các pháp thực có, nên không thực hiện tướng chơn không các pháp, trái lại, nếu không đạt ngã và pháp là như thật, không tự tánh, thì tướng chơn không chơn thật tự nhiên hiển hiện.

III. Đại-bi tâm:
Cũng gọi tâm đại bi Bồ-đề. Tâm đại bi, nói đơn giản là tâm cứu đời, cứu người, cứu khổ, cứu nạn. Tại sao lại gọi tâm đại bi Bồ-đề. Vì tâm đại bi, muốn đạt mục đích cứu đời, cứu người không thể không chứng ngộ quả vị vô thượng Bồ-đề của Đại thừa mà được tâm đại bi, mỗi khi nóng lòng dụng sự đều vì mục đích cứu độ chúng sanh thoát khổ được vui, vì chúng sanh mưu toan hạnh phúc, vì độ chúng sanh được an lạc cứu kính, bởi tâm đại bi ấy mới có nhu cầu vô thượng Bồ-đề, có chứng được vô thượng Bồ-đề mới có thể thực hiện được tâm đại bi cứu nhân độ thế. Tóm lại, vì đại bi không thể ly Bồ-đề, Bồ-đề không thể ly đại bi, nên gọi tâm đại bi Bồ-đề.

Ba cú nghĩa trên đây có thể thâu nhiếp hết thảy pháp lành thế gian, xuất thế gian mà Phật đã dạy. Những pháp lành ấy xuất làm 5 thừa: Nhân thừa, thiên thừa (pháp lành thế gian), Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, Bồ tát thừa (pháp lành xuất thế gian).

Câu chư pháp nhân duyên sanh, nghĩa thống nhiếp cả 5 thừa: dù nơi mỗi thừa thuyết minh một cách, thô tế khác nhau, song đều lấy câu ấy làm cương lãnh. Làm sao biết thế? Như pháp lành của Nhân thiên thừangũ giới, Thạp thiện, Tứ thiền, tứ định, tu theo các pháp đó để tạo nhân lành, tương lai mới cảm hiện kết quả xuất thế gian. Vì lẽ có nhân duyênquả báo ấy nên cả 5 thừa đều kiến lập trên nghĩa chư pháp nhân duyên sanh.

Câu Bát-nhã nghĩa, thống nhiếp Ba thừa về xuất thế. Tuỳ theo sự chứng minh sâu cạn nghĩa chư pháp không tướng mà phân định 3 thừa. Nếu chỉ thuyết minh nhân ngã tức là pháp Nhị thừa (Thanh văn, Duyên giác), nếu thuyết minh nhân ngã không và pháp ngã không cùng thuyết minh nghĩa chơn thật tướng do hai món không ấy hiển lộ là pháp Đại-thừa. Câu đại bi tâm, nghĩa là đúng theo ý nhgĩa trong Phật pháp thì nghĩa này chỉ ở Đại thừa Bồ-tát mà thôi. Tâm đại bi cầu vô thựơng Bồ-đề, chính là để cứu độ tất cả chúng sanh thế giới, giải thoát khổ thống, thành đại oai đức, có đại nghiệp dụng. Hễ phát đại tâm như thế, thực hành sự nghiệp vĩ đại như thế ấy, là phát tâm Đại thừa tu hạnh Bồ-tát và kết quả sẽ thành vô thượng Bồ-đề.

Hàng Nhị thừa lanh lợi tuy cũng có trí Bát-nhã, nên dù không nghe Phật pháptự minh quan sát các nhân duyên sanh cũng có thể liễu ngộ các pháp không tướng, chứng giải thoát Niết-bàn chỉ vì họ không phát tâm Đại bi, không cầu vô thượng Bồ-đề, nên chỉ cho qua Nhị thừamãn túc. Theo tông Chân NgônNhật Bản thì phán đoán hạng này thuộc về Độc giác thừa thiếu tâm đại bi. Vì lý do ấy, tâm đại biđiều kiện để phân biệt giữa Đại-thừa và Tiểu-thừa. Thí như viên mãn Đại-thừa Phật pháp, tất phải đầy đủ 3 cú nghĩa trên không thể thiếu một hoặc thiếu một cú nghĩa nào được. Nếu thiên tức có nhiều sai lầm rành rẽ vậy.

Giả như thiên về Đại-bi tâm thì có thể độ nhân độ thế, cứu khổ cứ nạn, thấy người khổ như minh khổ; tận tuỵ với việc mưu cầu hạnh phúc cho mọi người cũng như tâm bác ái của nhà tôn giáo. Nhưng tâm ấy dù cao thượng nếu không hòa hiệp với nghĩa nhân duyên sanh và nghĩa Bát-nhã, không nhận rõ pháp không, ngã không thì dễ sanh ra các vọng chấp sai lầm, hoặc chấp vạn vật do Thượng đế sáng tạo, vì người ta đã thắc mắc tới cùng Thượng đế nên phải thác sanh vào Thiên quốc. Hoặc chấp rằng: Thế gian này đều từ nguyên chất vật chất phát sanh bằng theo Duy vật luận để cải thế vật chất, mới là cứu nhân độ thế.

Vì lẽ đó chỉ có đại bi tâm chẳng những không cứu nhân được còn trở thành hại thế. Đại-bi tâm còn sa vào các lối vọng chấp ấy hóa thành một lối thiện tâm hữu lậu, thiện tâm tà chấp, như trong một bát cơm có tẫm thuốc độc, ăn vào có thể bụng no, nhưng ăn vào mỗi miếng cơm là ăn vào mỗi miếng thuốc độc, cơm ấy trở thành hại thân. Đại-bi tâm theo Phật pháp không rời hai nghĩa nhân duyên sanhngã không, pháp không; vì thiếu hai nghĩa ấy tức trở thành ái kiến bi vậy. Nên trong kinh Kim-Cang nói: "Nếu Bồ-tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng tức không phải Bồ-tát."

Nói về chư pháp không tướng mà bỏ nghĩa các pháp nhân duyên sanh, thì ác thủ không (lối chấp không rất tà vậy) không đúng sự thật hoặc hóat đại không (cái không trống rỗng). Nên biết rằng tuy không ai làm, không ai chịu mà nhơn quả vốn rõ ràng, không sai chạy (tuy vô tác giả vô thọ giả, đản nhân giả bất vọng), bỏ nghĩa nhân duyên sanh ra ngoài thì thành một lối hư vô vọng kiến, bác không nhân quả, không thiện ác, không khổ vui, không tất cả đã không tất cả cần gì khởi tâm đại bi cứu nhân độ thế. Đấy là quan niệm sai lầm tạo các nhân lanh hay tạo các trọng tội, cực ác chứ có quả báo gì. Vì không hiể thấu nghĩa các pháp không tướng ra như thế, vì hiểu rõ nghĩa pháp không, ngã khônghiểu rõ các pháp duyên sanh, nhân quả rành rẽ, bao giờ cũng phải khởi tạm đại bi cứu nhân độ thế vậy.

Nên biết các pháp nhân duyên sanh mà không hiểu hai nghĩa kia, thì thành ra một tâm hạnh vô ký, hoặc thành ra một hạng người chỉ lấy lý trí làm trò chơi, hay là một triết học gia chuyên môn huyền đàm, không chịu thực hành những thiện pháp, dứt bỏ những vọng chấp phiền não để cầu giả thoát. Lỗi ấy vì không thiện dụng được nghĩa các pháp do nhân duyên nếu thấy hiểu được rằng các pháp do nhân duyên sanh, rồi khởi tâm đại bi cứu nhân độ thế, không chấp trước theo pháp có độ có cứu mới thật là hạng Đại-thừa Bồ-tát rất chơn chánh. Hiểu cả hai nghĩa "các pháp nhân duyên sanh" và các pháp khôngtự tướng rồi còn phát khởi tâm đại-bi biết lẽ nhân quả không sai chạy, tự tánh các pháp vốn không tịch, mình và chúng sanh đều cùng một bản thể tương quan, tương thông lẫn nhau từng hơi thở, thế mới là hạng Đại thừa chơn chánh.

Trái lại chỉ biết các pháp nhân duyên sanh và các pháp không tự tướng mà thiếu hẳn tâm đại bi, thì thành ra cảnh giới sở chứng của trí tuệ hạng Nhị thừa mà thôi. Hoặc chỉ biết các pháp nhân duyên sanhkhởi tâm đại-bi, nhưng không rõ các pháp không tự tướng thì lại chỉ thành hàng Bồ-tát phát sơ học chưa phát tâm và bậc Thánh hiện trong Nhơn, Thiên thừa, chứ không thể thành được bậc Bồ-tát giới hạnh hoàn toàn. Vì những lẽ ấy nên cần có đủ 3 nghĩa mới thành bậc Đại-thừa Bồ-tát đủ thắng giảithắng hạnh. Ba nghĩa của Đại thừa Phật giáo trên đây làm tóm thâu hết thảy kinh tạng Đại thừa luận.

Trong pháp tướng Duy thức chuyên phát nghĩa nhân duyên sanh, trong tông Bát-nhã chuyên phát sinh nghĩa Bát-nhã, trong các tông Pháp-Hoa, Hoa Nghiêm, Chơn Ngôn chuyên phát minh nghĩa Tâm đại-bi, Bồ-đề. Kinh Năng Đoạn Kim Cang Bát-nhã là một trong tông Bát-nhã, nhưng nên hiểu rằng: Bát-nhã của Đại thừa, vừa là hiểu rõ các pháp nhơn duyên sanh, vừa là phát Tâm đại-bi Bồ-đề, ở đây bất quá lấy phần đặc biệt hơn mà nói đây thuộc về bát-nhã, chớ nên hiểu lầm không có tâm đại-bi, trong ấy. Thế nên ai hiểu rõ tôn yếu nầy, cũng có thể hiểu rõ Phật pháp vậy.

-ooOoo-
23. Quy Y Tam Bảo
(Niệm hương bạch Phật).
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Phưởng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam bảo.
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ.
Tâm bồ-đề kiên cố,
Chí tu học vững bền,
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bề giác
*
Đấng Pháp vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời, người,
Cha lành chung bốn loài.
Quy y tron một niềm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng vương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương chư Phật, tôn pháp, hiền thánh tăng, thường trú Tam bảo.

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Sa-bà giáo chủ, đại từ bi Thích Ca mâu ni Phật, Đương lai hạ sanh Di lặc tôn Phật, Đại trí Văn thù sư lợi Bồ-tát, Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ-tát.

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương cực lạc thế giới, đại từ đại bi, A-di-đà-Phật, Đại bi Quán thế âm Bồ-tát, Đại-lực-Đại thế chí Bồ-tát, Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ-tát.

Nam mô Đại bi hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà ra ni: Nam mô hát ra đát ra đát ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ-đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni ca da. Án Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá, na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát diệt tha. Án .A bà lô hê, lô ca dế. Ca ra dế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Dà ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lị, phạt xa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà da bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì.. Địa rị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra da, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da. Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án, tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha.

*

Hôm nay có các đệ tử phát tâm quy y Tam bảo, tức là quy y Phật, qui y pháp, quy y Tăng.
Quy y có nghĩa là trở về nương tựa. Phật như cha mẹ đối với chúng sanh luôn luôn đem tâm từ bi thương yêu dìu dắt giáo hóa. Nhưng chúng sanh có người có duyên có phước vâng theo lời Phật trở về theo con đường giác ngộ của Ngài tu hành, cũng có người không vâng theo lời Đức Phật mà bước theo con đường si mê lầm lạc. Một ngày nào đó, kẽ lầm lạc đó nhớ lại, biết lại, muốn tìm con đường sáng suốt giải thoát, sống cuộc đời an lạc, cho nên trở về với Đức Phật, nương tựa theo Đức Phật, làm đệ tử Đức Phật, tôn thờ Đức Phật làm vị Bổn sư của mình. Như vậy gọi là qui y.

Thế nào là qui y Đức Phật?

Quy y Đức Phậtqui y đấng Giác ngộ giải thoát. Đức Phật Thích camâu ni vốn là một vị Thái tử, một vị vua không thiếu thứ gì đối với thế gian. Thế tại sao Ngài lại bỏ ngôi vua để đi xuất gia, sống một minh trong rừng sâu khổ hạnh 6 năm trường. Trong khi người thế gian mong mỏi được cái ngôi vị như Ngài, giàu sang phú quí như Ngày mà không được, trong khi Ngài đã được rồi còn thiếu gì nữa mà Ngài bỏ để đi tu? Tu một mình sống cực khổ trong 6 năm ở chốn rừng sâu là vì Ngày thấy rằng, cuộc đời vô thường mong manh, bao nhiêu vật chất của cải có đó không đó, nếu không tỉnh ngộ mà đắm say theo cảnh đời như vậy, chấp chặt cái đó là của mình như tài sản, danh vọng trôi qua mất đi thì không tránh khỏi sự phiền đau khổ não.

Chúng sanh vì lăn lộn theo cái tâm hẹp hòi nhỏ mọn, chấp nhạ, chấp nhơn, chấp theo sự vật, chấp theo của cải, theo danh vọng tất cả đều cho là thật mà không biết rằng tất cả đều có đó không đó. Nếu khi được tỉnh ngộ rồi tất nhiên đối với tất cả của cải ta luôn luôn quá rõ cái ngĩa vô thường của nó, cho nên có cũng không lấy làm vui, mà kiêu căng ngạo mạng. Trái lại có mất ta cũng không lấy làm buồn mà sinh ra cái tâm gian tham trộm cắp. Đạt được cái lý vô thường như vậy thì sẽ sống một cuộc đời tự tại yên vui, không bị cái giàu, không bị cái nghèo chi phối. Người giàu bị của cải chi phối, người nghèo thì thiếu ăn thiếu mặc chi phối, làm cho cái tâm luôn luôn bị dằn dặc đau khổ, không tự tại, không giải thoát, không an vui được. Mục đích của cuộc đời là gì? Mục đích của cuộc đời là sống một cuộc đời an vui, chứ không phải là sống một cuộc đời nhiều của cải. Nếu nhiều của cải, không đạt được mục đích, ý nghĩa của đời người.

Đức Phật muốn dạy một bài học lớn cho chúng sanh về ý nghĩa đó, cho nên Ngài đã bỏ tất cả kinh thành, thê tử để xuất gia tu hành, hầu un đúc, tạo nên một sự giác ngộ giải thoát, chứng được cái chân lý của sự vật. Từ đó Ngài đã 45 năm, ngày đi giảng tối về nghỉ, cứ thế cho đến lúc 80 tuổi Ngài nhập Niết-bàn. Cho đến cái giờ phút cuối cùng, Ngài sắp sửa Niết-bàn, thế mà có một người già tới xin gặp Phật cho được. Các hàng đệ tử không cho ông ấy vào gặp, Ngài khuyên các đệ tử để cho ông ta vào. Thế rồi ông ta đi đến đức Phật, Ngài cũng giáo hóa cho, sau này được chứng ngộ, chứng thành đạo quả.

Cuộc đời Đức Phật như vậy, vì một tâm từ bi cứu khổ chúng sanh cho nên Ngài đã bỏ quốc thành thê tử xuất gia, cũng vì cái tâm từ bi cứu vớt chúng sanh cho trong 45 năm, Ngài cũng mang bình bát đi khất thực từ nhà này sang nhà khác và để giáo hóa cho chúng sanh.

Tăng là các vị đệ tử xuất gia của Đức Phật. Phật một mình đi giáo hóa trước tiên là độ cho bậc xuất gia làm đệ tử để phụ lực cho Ngài đi giáo hóa. Sau khi Ngài thuyết pháp tại vườn Lộc-Uyển, độ 5 vị Tỳ-kheo xong, Ngài bảo các ông hãy chia nhau đi khắp nơi để đem cái pháp giải pháp của Ta đến cho tất cả mọi người. Do đó các vị Tăng đó tiếp tay với Phật cho nên mới truyền bá được lời dạy của Phật. Mặc dầu Phật đã Niết-bàn trên 2500 năm mà giáo pháp Ngài hôm nay vẫn còn chính do các vị cao tăng thạc đức đem giáo pháp của Phật truyền bá. Thành các vị xuất gia tu hành chơn chánh đó là người bạn lành của chúng sanh, người bạn lành của mọi người. Thân cận các vị xuất gia tu hành chơn chính thì sẽ thân cận được giáo pháp của Đức Phật, nghe được lời dạy của Đức Phật. Cho nên qui y Phật rồi, qui y pháp rồi thì phải qui y Tăng nữa. Khi đã qui y Phật, Pháp,Tăng như vậy thì sẽ trở thành một người Phật tử, chính thức là con của Phật.

Như vậy các Phật tử đã nghe rõ, qui y Phật là thế nào, qui y Pháp là thế nào, và qui y Tăng là thế nào.

Các Phật tử. (Dạ!) Trước khi muốn qui y Tam bảo, các người phải phát lồ sám hối. Chỉ có pháp sám hối, thân tâm của các người mới được thanh tịnh, các người mới có thể đón nhận giới pháp thanh tịnh của chư Phật. Vậy các người hãy vận hết tâm thành sám hối để dứt trừ tất cả mọi tộ chướng vô thỉ đến nay, làm cho các người trôi lăng mãi trong sáu đường ác, chịu luân hồi quả báo. Vậ các người hãy nói theo tôi:
Đệ tử vốn tạo các vọng nghiệp,
Đều do vô thỉ tham, sân, si
Từ thân, miệng, ý phát sanh ra
Đệ tử thành xin sám hối. (3 lần)
Bây giờ các vị chấp tay thành kinh để nói theo lời tôi hướng dẫ từng câu một để qui y Tam bảo:
1. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Phật.
2. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Pháp.
3. Đệ tử chúng con 
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Tăng.
4. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Phật
5. Đệ tử chúng con 
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Pháp.
6. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Tăng.
7. Đệ tử chúng con 
Chí thành phát nguyện 
Suốt đời qui y Phật.
8. Đệ tử chúng con 
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Pháp.
9. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Tăng.
10. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Phật.
đấng giác ngộ hoàn toàn
Từ bi viên mãn
Cứu độ chúng sanh
Thoát vòng đau khổ.
11. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Pháp,
Là lời dạy cao cả
Giải thoát của Đức Phật.
12. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Tăng.
Là các bậc Bồ tát, La-hán
Các bậc Thánh Tăng
Tu hành theo Phật.
13. Đệ tử chúng con 
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Phật.
đấng giác ngộ hoàn toàn
Từ bi viên mãn
Cứu độ chúng sanh
Thoát vòng đau khổ.
14. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Pháp,
Là lời dạy cao cả
Giải thoát của Đức Phật.
15. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Tăng.
Là các bậc Bồ-tát, La-hán
Các bậc Thánh Tăng 
Hành theo Phật.
16. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Phật.
đấng giác ngộ hoàn toàn
Từ bi viên mãn
Cứu độ chúng sanh
Thoát vòng đau khổ.
17. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Pháp,
Là lời dạy cao cả
Giải thoát của Đức Phật.
18. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y tăng
Là các bậc Bồ-tát, La-hán
Các bậc Thánh Tăng
Tu hành theo Phật.
19. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Phật rồi,
20. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Pháp rồi,
21. Đệ tử chúng con 
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Tăng rồi,
22. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Phật rồi,
23. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện 
Suốt đời qui y Pháp rồi,
24. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y tăng rồi, 
25. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Phật rồi,
26. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Pháp rồi,
27. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Suốt đời qui y Tăng rồi,
28. Đệ tử chúng con 
Chí thành phát nguyện
Đã qui y Phật rồi
Đời đời kiếp kiếp 
Không qui y trời thần qủy vật.
29. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Đã qui y Pháp rồi,
Nguyện đời đời kiếp kiếp
Không qui y ngoại đạo tà giáo.
30. Đệ tử chúng con
Chí thành phát nguyện
Đã qui y Tăng rồi
Nguyện đời đời kiếp kiếp
Không qui y thầy tà bạn ác.

*

Nam mô Chứng Minh sư Bồ-tát. (3 lần)
Nhất tâm đảnh lễ thập phương thường trú Tam bảo tam bái. (3lạy)
Hồ quì hiệp chưởng. (quì xuống)
Các Phật tử: - Mô Phật.

Như vậy là các Phật tử đã qui y Tam bảo rồi, chính thức là người con của Đức Phật, từ nay là người con chính thức trong gia đình của Phật, luôn luôn nhớ Tam bảo, Phật Pháp Tăng mình đã qui y suốt đời, chứ không phải qui y trong ngày này, ngày khác, không phải qui y ở tại đây mà ở tại chỗ khác không, một lần qui y Phật là thành đệ tử Phật suốt đời, cũng như cha mẹ mình sinh mình ra tức nhiên là sinh ra suốt đời. Thành một đời chỉ có cha mẹ sinh ra một lần chứ không có nhiều cha mẹ sinh. Khi làm đệ tử đã qui y với Phật cũng chỉ có Tam bảocha mẹ suốt đời của minh, chứ không có nhiều cha mẹ khác. Giữ cho được tam qui như vậy tức là giữ lòng chánh tín đối với Tam bảo, có một lòng tin thẳng thắn, đứng đắn.

Sau khi qui y Đức Phật còn dạy hàng Phật tử tại gia thọ trì 5 điều răn cấm. Năm điều răn cấm này là cơ bản của đời sống đạo đức. Dầu là người tại gia, người xuất gia, người theo Phật, người không theo Phật cũng cần sống có đạo đức. Không sống có đạo đức thì không còn nhân phẩm, không còn là người, cho nên sống đạo đức là một điều cần thiết. Mà đệ tử của Phật sống đạo đức là cơ bản có trong điều răn cấm.

Trước hết là không sát sinh, vì sao Phật chế ra giới nầy? Bởi vì Đức Phật dạy rằng: Ai ai cũng sợ 
Sợ gươm đao ai ai cũng sợ chết, vậy lấy lòng mình suy lòng người chớ giết, chớ bảo giết. Vì tâm từ bi thương yêu, thương cái sự sống của tất cả mọi người mà Phật cái tâm từ bi, không giết hại trước hết là với đồng loại, cố gắng giữ gìn không đem tâm độc ác, mưu mô hung dữ, để mà giết hại mạng sống của kẻ khác. Tội sát sanh là tội lớn hơn bất cứ tội gì khác, bởi tội khác chỉ làm cho người ta đau khổ, chứ tội giết làm cho người ta mất mạng luôn. Do đó điều răn cắm trước trước tiên là cấm sát sinh. Đối với mọi người phải sống cuộc sống hiền hòa, không đem tâm mưu hiểm mong cho họ chết để minh sống. Đó là không sát sinh. Đối với hàng cư sĩ thí một tháng hai ngày chay hay 4,6 ngày... đó cũng là một cách thể hiện cái tâm từ bi không sát sinh.

Với giới không sát sinh, các người có giữ được không?
- Mô Phật, giữ được.

Thứ hai là không trộm cắp. Trộm cắp là lấy của người khác làm của minh. Ai có của cải cũng mong giữ cho toàn, chứ không ai muốn mất mát. Mình không muốn mất mát thì người khác cũng không muốn mất mát, thế mà đem cái tâm gian tham lấy của người ta là có tội. Nên cần phải giữ cái giới không trộm cắp.
Với giới không trộm cắp, các người có giữ được không?
- Mô Phật, giữ được.

Thứ ba là không tà dâm. Đới với hàng cư sĩ thì còn có lập gia đinh, nhưng lập gia đình phải theo phép tắc, luật lệ của xứ sở đó, không được trái với luật lệ. Làm trái với luật lệphạm tội tà dâm. Đó là điều cấm kỵ, điều xấu không nên làm, cho nên người Phật tử cố gắng giữ.
Với giới không tà dâm, các người có giữ được không?
- Mô Phật, giữ được

Thứ tư là không nói dối, không nói thêu dệt, không nói đâm thọc, không nói vu khống, không nói hung dữ. Cái miệng của minh nói ra rất dễ, nhưng nói cho tử tế, cho hiền lành rất khó. Tục ngữ có câu "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Cũng vì lẽ đó, giới không tu sẽ ác miệng, sẽ nói hung ác, sẽ nói thêu dệt, sẽ nói đâm thọc, sẽ nói vu khống, những lời nói ấy chỉ đem lại sự đau khổ cho người khác. Khi đã đem lại sự đau khổ cho người khác, chính minh cũng sẽ mang lại cái quả báo đau khổ đó, không chạy đi dường nào hết. Cho nên không nói dối,không thêu dệt, đâm thọc, vu khống, hung dữ mà tập nói hòa thuận, thương yêu, dịu ngọt, hiền lành, đứng đắn, đó cũng là một cách tu. Tu cái khẩu nghiệp của minh cho được thanh tịnh.
Với giới không nói dối, các người có giữ được không?
- Mô Phật, giữ được

Thứ năm là không được say sưa rựơu chè. Xã hội ngày nay bị cái nạn xì ke ma tuý nó làm điên đảo, nó làm tai hại, làm khốn đôn bao nhiêu gia đình. Nếu một người Phật tử sa vào cái cảnh say sưa rượu chè xì ke ma tú thì tư cách, nhân phẩm của minh không còn nữa thì làm sao bình tỉnh nhận ra cái điều lành mà theo, điều dữ mà tránh. Cho nên Đức Phật dạy giới thứ năm là không được say sưa rượu chè. Nếu ở đời, còn vì cái xã giao, cái tập quán, cái lễ nghĩa thì cũng phải hạn chế hết sức, không để cho rượu chè làm điên đảo tâm tư.
Với giới không say sưa rượu chè, các người có giữ được không?
- Mô Phật, giữ được

Đối với năm cấm giới này, các Phật tử hãy cố gắng phát nguyện đối trước Tam bảo để thọ trì để giữ gìn để tập luyện. Tjọ trì giữ được năm điều cấm giới thì sẽ sống một đời sống có đạo đức, có nhân phẩm, tức là sống lợi mình, lợi người, tự gíac giác tha như Đức Phật đã từng dạy. Bấy nhiêu lời các Phật tử hãy gắng ghi nhớ! Y giáo phụng hành(Phật tử đồng thanh nói)
Chí thành đảnh lễ tam bái.(3 lạy)
Đệ tử kính lạy
Đức Phật Thích Ca,
Phật di-đà,
Thập phương chư Phật
Vô thượng Phật pháp
Cùng thánh hiền Tăng, 
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, 
Nghiệp chướng nặng nề,
Tham giận kêu căng, si mê lầm lạc
Ngày nay nhờ Phật,
Biết sự lỗi lầm,
Thành tâm sám hối,
Thề tránh điều dữ,
Nguyện làm việc lành,
Ngửa trông ơn Phật,
Từ bi gia hộ,
Thân không tật bệnh,
Tâm không phiền não;
Hằng ngày an vui tu tập,
Pháp Phật nhiêm mầu
Để mau ra khỏi luân hồi
Minh tâm kiến tánh,
Trí tuệ sánhg suốt,
Thần thông tự tại,
Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng;
Cha mẹ, anh em
Thân bằng quyến thuộc,
Cùng tất cả chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.

*

KINH LÒNG BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

Bồ tát quán tự tại khi đi vào trí tuệ cùng tột sâu thẳm, soi thấy năm uẩn đều không vượt mọi khổ ách.
Này Xá-lợi tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Này Xá-lợi tử, tướng không của các pháp là không sinh không diệt, không sạch, không nhơ, không thêm không bớt. Cho nên trong tánh không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có vô minh hết; cho đến không có già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo, không trí cũng không đắc, vì không sở đắc.

Bồ-tát nương trí tuệ cùng tột nên tâm không ngăn ngại; vì kông ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo Niết-bàn.
Chư Phật ba đời nương trí tuệ cùng tột nên chứng được Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Thế nên biết trí tuệ cùng tột là thần chú lớn, là thần chú sáng lớn, là thần chú vô thượng, là thần chú không gì sánh bằng, dứt trừ hết thảy khổ ách, chơn thật không hư, cho nên nói câu thần chí trí tuệ cùng tột; liền nói thần chú rằng: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề sa ba ha.

*

THẦN CHÚ THẤY PHẬT DIỆT TỘI
Li bà li bà đế, cầu ha cầu ha đế,đà la ni đế, ni ha ra đế, tì lê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng càn đế, sa bà ha.(3 lần)
Tự qui y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng.
Tự qui y Phập, xin thỉnh nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển.
Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.
Nguyện đem công đức này,
Hướng về khắp tất cả
Đệ tửchúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
-ooOoo-
24. Nghi thức sám hối

(Theo văn Thủy Sám tóm tắt)
Niệm hương
(Thắp đèn, đốt trầm xong, toàn thể đứng ngay ngắn, chắp tay nhang ngực, mật niệm)
Chơn ngôn làm sạch ngoại cảnh
Án lam sa ha (7 lần)
Chơn ngôn làm sạch Thân Miệng Ý
Án sa phạ bà phạ, thuật đà sa
Phạ, đạt ma sa phạ, bà phà thuật độ hám (7 lần)
Cúng hương tán Phật
Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương,
Phưởng phức khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam bảo,
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ, 
Tâm bồ-đề kiên cố
Chí tu học vững bền;
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
Xá rồi đọc tiếp bài Kệ tán Phật
Đấng Pháp vương vô thượng,
Ba cõi chẳng ai bằng, 
Thầy dạy khắp trời người, 
Cha lành chung bốn loại.
Qui y tròn một niệm, 
Dú­t sạch nghiệp ba kỳ
Xưng vương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.
Kỳ nguyện (tiếp đọc)

Đệ tử chúng con nguyện ngôi tam bảo thường trú trong mười phương, đức Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, đức tiếp dẫn đạo sư A-di-đà Phật chứng minh gia hộ. Chúng con lâu đời lâu kiếp, vì tánh hôn mê, chẳng kể chánh tà, gây nhiều tội ác, tổn người hại vật, báng Phật Phập Tăng,. Hôm nay một dạ chí thành, nguyện xin sám hối theo văn Thủy sám. Ngưởng mong oai đức từ bi, tội chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, cùng pháp giới chúng sanh, tu đạo Bồ-đề, trang nghiêm phước tuệ, một thời đồng chứng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác .
Quán tưởng

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn, 
Lưới đế châuĐạo tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời,
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,
Cuối đầu xin thệ nguyện quy y.
Đảnh lễ

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương chư Phật, tôn Pháp, hiền thánh Tăng, thường trú Tam bảo (1 lạy).
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà giáo chủ, đại từ đại bi Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, Đương lai hạ sinh Di-lặc tôn Phật, Đại trí Văn Thù Sư lợi Bồ-tát, Đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Linh sơn hội thượng Phật, Bồ-tát (1 lạy).
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương cực lạc thế giới, đại từ bi A-di đà Phật, Đại lực Đại Thế Chí Bồ-tát, Thanh tịnh đại hải chúng Bồ-tát (1 lạy).
Tụng chú Đại bi 
Nam mô Đại bi hội thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi tâm đà ra ni: Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da Bàyết đế thước bát ra da. Bồ đề tác đoả bà da. Ma ha tát đỏa ba da. Ma ha ca rô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà atha đậu du băng. A thệ dựng. Tát bà tát đá, na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát diệt tha. Án.A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế Di hê rị. Ma ha Bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà.Ma ra ma ra.Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra.Mục đế lệ.Y hê y hê, thấ na thất na. A ra a ra sâm Phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô ma rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ-đề dạ Bồ-đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha.Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ,sa bà ha.ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra da, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Mam mô a lị da. Bà lô cát đế. Thướt bàn ra dạ, sa bà ha. Án. Tất điện đô, mạn đa ra, Bạt đà da,sa bà ha.
Nam mô thập phương thường trú Tam bảo (3 lần).

Lời phát nguyện

Đảnh lẽ đấng Thế Tôn,
Quy mạng đúc Phật -đà
Nay con phát đại nguyện
Trì tụng văn Thủy sám 
Trên báo bốn trọng ân, 
Dưới cứu khổ muôn loài, 
Nếu có ai thấy nghe,
Đều phát tâm Bồ đề
Thật hành hạnh lợi tha,
Tu tập các phước đức,
Khi hết đời sống này,
Đều vãng sanh cực lạc.
Lời mở đầu
Chánh pháp sâu xa rất nhiệ mầu,
Trăm ngàn ức kiếp cũng khó gặp,
Nay con thấy nghe được thọ trì,
Nguyện hiểu thật nghĩa của Như Lai
Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần)
Lễ Phật
Khải vận đạo tràng sám hối, một lòng qui mạng chư Phật trong ba đời:
Nam mô Quá khứ Tỳ-bà-thi Phật (1 lạy).
Nam mô Thi-khí Phật (1 lạy).
Nam mô Tỳ-xá-phù Phật (1 lạy).
Nam mô Câu-na-hàm Mâu-ni Phật (1 lạy)
Nam mô Ca-diếp Phật (1 lạy).
Nam mô Đương lai Di Lặc tôn Phật (1 lạy).
Nguyện do sám hối

Chư Phật vì thương xót chúng sanh nghiệp cấu nặng nề, nên nói pháp Từ bi sám hối. Những kẽ phàm phu bị màn vô minh che lấp, phiền não lọan tâm hiểu biết sai lầm, buông lòng tự thị, không tin thuận mười phương chư Phật, không tin thuận chánh pháp cùng các bậc Thánh tăng, bất hiếu với cha mẹ không kính nhường bà con. Tuổi trẻ phóng túng, kiêu căng ngạo mạm, say tâm tham luyến, ca nhạc tửu sắc, tiền tài bảo vật, lân la người hư, tạo ra vô lượng tội ác. Hoặc do ba nghiệp tạo nên tội lỗi. Hoặc bởi sáu căn gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm vọng tưởng, hoặc vì ngoại cảnh mê hoặc gây ra tội lỗi. Những tội như thế ở quá khứ vô lượng, ở hiện tại vô lượng, nhưng tóm lại không ngoài ba chướng. Ngưỡng mong Tam bảo từ bi gia hộ.

Kính lễphát tâm
Nam-mô Tỳ-lô-giá-na Phật (1 lạy).
Nam-mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lạy).
Nam-mô A-di-đà Phật (1 lạy).
Nam-mô Di-Lặc tôn Phật (1 lạy).
Nam-mô Long chủng Thượng tôn Vương Phật (1 lạy).
Nam-mô Long Tự tại Vương Phật (1 lạy).
Nam-mô Bảo thắng Phật (1 lạy).
Nam-mô Giác hoa Định tự tại Vương Phật (1 lạy).
Nam-mô Ca-sa Tràng Phật (1 lạy).
Nam-mô Sư-tử Hẩu Phật (1 lạy).
Nam-mô Văn -thù Sư-lợi Bồ-tát (1 lạy).
Nam-mô Phổ-hiềi Bồ-tát (1 lạy).
Nam-mô Địa tạng Bồ-tát (1 lạy).
Nam-mô Đại Trang nghiêm Bồ-tát (1 lạy).
Nam-mô Quán-tự tại Bồ-tát (1 lạy).

Đảnh lễ Tam bảo rồi, chúng con đem hết lòng thành, vận bảy thứ tâm thù thắng, sám hối ba chướng:
Thứ nhất là tâm tủi hổ, tự nghĩ chúnh con tâm trí hôn mê, nghiệp duyên ràng buộc. Đức Thế Tôn thành đạolâu đời, nay chúng con vẫn còn trầm luân bể khổ. Nghe Pháp Phật nhiều người được giải thoát mà chúng con còn trôi lăn trong đường sanh tử phàm phu.

Thứ hai là tâm e sợ khổ quả trong ba đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Thứ ba là Tâm nhàm chán xa lìa đường sanh tử vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnhhư giả.

Thứ tư là Pháp Bồ-đề, cầu mong được như thân Phật tức là Pháp thân do vô lượng công đức trí tuệ phát sanh, không phải như thân phàm phu do tội lỗi bất tịnh cấu tạo. Chỉ cầu chứng được nhất thiết chủng trí, dù bỏ thân mạng tài sản không hề lẫn tiếc.

Thứ năm là tâm oán thân bình đẳng. Đối với hết thảy chúng sanh một lòng từ bi bình đẳng không phân biệt oán thân nhân ngã. Vì tâm có phân biệt mới gây tội lỗi, tâm không biệt tội lỗi tiêu trừ.

Thứ sáu là tâm nghĩ báo ân Phật. Đức Như Lai từ vô lượng kiếp, vì cứu khổ chúng sanh, đã hy sinh thân mạng, vợ con, quốc thành, tài sản, khó nhọc tu hành truyền đạo giải thoát. Ơn đức đó thật khó báo đền, nên trong kinh nói: "Giả sử đầu đội vai mang, trải qua hằng sa số kiếp cũng không thể báo ân Phật. Muốn báo ân Phật, trong đời này phải gắng chịu mọi khó nhọc tu hành, không tiếc thân mạng, hộ trì Tam bảo, tuyên dương pháp Đại-thừa, giác ngộ chúng sanh, đồng thành Chánh giác.

Thứ bảy là Tâm quán sát tội tánh vốn không, không phải ở trong, không phải ở ngoài, không phải ở chặng giửa. Tội do nhân duyên phát sanh, nên cũng do nhân duyêntiêu diệt.
Tỏ bày sám hối

Phát bảy tâm thù thắng ấy rồi xin tỏ bày sám hối. Trong kinh nói: "Kẻ phàm phuvô minh che lấp, mỗi khi cất chân động niệm đều đã có tội". Nếu không hết lòng sám hối, lần lửa biếng nhác, tình tự buông lung, thì chỉ khổ nhọc cho mình, trọn đồi không ích lợi. Huống lại mạng người vô thường như quay bó đuốc, khi hơi thở không trở lại thì thân này giống như tro đất, khổ báo trong ba đường chính mình phải chịu, không thể nhờ tiền tài, thế lực lo lót mà thoát khổ được. Mãi ở trong cảnh mịt mù riêng minh chịu khổ, không ai thay thế. Vì vậy ngày nay, chúng con xin phát lộ sám hối không chút giấu che.

Thứ nhất sám hối phiền não chướng: Mỗi mỗi thân nghiệp, ngữ nghiệp đều do ý nghiệp, phát sanh. Ý nghiệp có ba là tham lam, giận dữngu si, như trong Kinh nói: "Ba nghiệp tham, sân, si làm cho chúng sanh đọa lạc trong ba đường địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, chịu khổ vô cùng. Nếu được làm người không tránh được áp bức nghèo nàn, túng thiếu, côi cút, tánh tình hung hăng, gàn bướng, ngu đần, không phân biệt phải trái".
Vì vậy, chư Phật, Bồ-tát, các bậc Thánh nhân thấu hiểu chân lý, đều gọi phiền nãooan gia, là giặc cướp, là xiềng xích, là thác nước chảy mạnh.

Từ vô thỉ đến nay, chúng con bị vô minh che khuất tâm trí, do phiền não tạo các nghiệp ác ba Đời. Hoặc khởi phiền não tham dục đắm ưa nhiễm trước, phiền não sân nhuế ôm lòng phẩn nộ độc hại, phiền não ngu si tối mờ tâm trí, phiền não ngã mạn ngạo nghễ tự cao, phiền não do dự nghi nghờ chánh đạo, phiền não tà kiến bổ báng không nhân quả, phiền não chấp nhân ngã không rõ nhân hư giả, phiền não chấp đoạn chấp thường mê muội các pháp, phiền não giới cấm thủ bởi thọ tà sư, phiền não xan lẫn tích trữ không rời, phiền não giác quán phân biệt sai lầm, phiến não buông lung khống chế dục tình, phiền não làm bạn dễ giận khó vui, cho đến tất cả các phiền não vì cái mê chấp, chúng con ngày nay đều xin chí thành sám hối.
Sám hối phát nguyện rồi chí tâm kính lễ Thường trụ Tam bảo. (3 lạy).

Chúng con đã lược sám phiền não chướng, bây giờ xin theo thứ lớp sám hối nghiệp chướng. Nghiệp lực tô bồi cho các cõi; bởi nghiệp lực cho nên quả báo trong sáu đường không đồng nhau, hình thể mỗi loài mỗi khác, thời gian thọ quả không đồng. Hoặc có nghiệp cảm thọ hiện báo, đời này làm đời này chịu, có nghiệp cảm thọ sanh báo, đời này làm đời sau chịu; có nghiệp cảm thọ hậu báo, đời này làm đời sau xa mới chịu.
Nhưng các nghiệp ấy là những nghiệp gì?

Từ vô thỉ đến nay, chúng con chứa chất nghiệp ác nhiều như cát sông Hằng, tạo tội đầy cả đại địa, nên bỏ thân này tạo thân khác như bánh xe xoay vần. Hoặc tạo nghiệp ngũ nghịch mà đọạ vô gián địa ngục, hoặc tạo ngục xiển đề, phá bỏ thiện căn, tạo nghiệp si mê hủy hoặi chánh pháp, khinh chê Tam bảo, không tin nhân quả, thất tín bạn bè, khing mạng Sư trưởng, gây mười điều ác, phạm năm giới răn.

Nhất là nghiệp giết hại chúng sanh. Trong Kinh dạy: Dung thứ kẻ khác như dung thứ mình, chúng sanhân nhân của mình, chớ giết chớ đánh. Tuy lòng cầm thú cũng biết bảo tồn sanh mạng và sợ chết như mình, chúng sanhân nhân của mình trong nhiều đời nhiều kiếp. Thế nhưng tâm thức hôn mê, ôm lòng thâm độc, có khi vì tham lam mà giết, hoặc áp chế vu oan mà giết, hoặc mê tín ta kiến giết chúng sanh để cúng tế qủy thần, thề giết, nguyện giết, giết bằng phù chú, bằng thế lực bằng tiền tài v.v... làm cho hết thảy chúng sanh chẳng còn chỗ nào trốn núp. Đôi khi giết hụt khiến cho tiếng kêu thương của chúng chưa dứt mà khiến cho lông cánh đã rã rời, mai vảy đầu tan nát. Thật là ỷ mạnh giết vô tội, vui miệng mình chỉ vì trong một lúc mà khổ thân kia trọn cả đời. Tất cả nhũng nghiệp sát hại kia, chúng con đều xin sám hối.

Lại như Kinh nói: "Vật củ ai thì người ấy giữ. Dù là một lá rau ngọn cỏ mà họ không cho cũng không được lấy, huống chi trộm cướp." Nhưng vì chúng sanh chỉ thấy lợi trước mắt, thâu lấy một cách trái đạo, để sau này phải bị tai ương, sa đoạ địa ngục, chịu vô lượng khổ. Vả lại nếu trộm cướp kia nếu sanh vào súc sanh phải làm thân lừa, ngựa, trâu, bò, để đền trả nợ trước; nếu sanh làm người thì bần cùng khốn khổ, thiếu mặc thiếu ăn.

Những quả báo của trộm cướp nhiều không kể xiết gây nên. Từ vô thỉ lại, chúng con vì tài lợi che tâm, tiền của mờ mắt, không từ một việc gì để thủ lợi, hoặc cưởng bách để để đoạt lấy của người hoặc cậy oai quyền thế lực của người, hoặc ép oan người ngay, dung túng bọn gian để để lấy của người, lấy của công làm củ tư, lấy của người này làm cho người khác, lấy tài vật của Tam bảo, lạm dụng của bà con bạn bè. Hoặc buôn bán lương dân, dụ dỗ tôi tớ của người để vụ lợi, cho đến bày trò huyễn hoặc đủ mọi cách lừa đảo gian dối để thu lợi, hoặc bằng cáchnay cách khác lấy của người, hết thảy đều thành nghiệp trộm cướp. Chúng con ngày nay đều xin sám hối.

Lại từ vô thỉ đên nay, chúng con vì bị hãm hại trong vòng ái dục mà gây ra những nghiệp xấu xa bất tịnh. Hoặc quyến rũ thê thiếp vợ con của người, ô nhục thanh danh gia tộc, tiếp nối gốc luân hồi, vì thế nói: "Còn ái dụcsanh tử diệt." Tội ái dục làm cho chúng sanh đoạ vào ba đường dữ. Đọa vào lúc sanh thì làm chim se sẻ, chim bồ câu, chim uyên ương. Nếu sanh làm người thì gặp phải vợ chồng phụ bạc, bà con nghịch ý bất hòa. Vì vậy ngày nay chúng con xin chí thành cầu ai sám hối. Nhờ pháp sám hối, đời đời kiếp kiếp, chúng con sẽ được báo thân thanh khiết, tướng mạo quang minh sáu căn tỏ rõ, thông minh lanh lợi.

Lại từ vô thỉ đến nay, chúng con đã tạo khẩu nghiệp bất chánh rất nhiều, hoặc nói lời hung ác ngang tàng, giận hờn la mắng, hoặc nói điều hèn hạ xấu xa, giấu diếm tình thực, ngoài mặt dạn dày, chuyện có nói không, chuyện không nói có, xuyên tạc điều lành, tán thán chuyện xấu, khen trước mặt chê sau lưng, gièm xiểng ly gián, xảo trá trăm chiều, làm cho bà con quyến thuộc người xa nhau, nước nhà tan nát. Những tội nghiệp ấy sanh ra ác báo trong ba đường. Sanh ở súc sanh thì làm loài chim Mèo, chim Cú tiếng kêu ai nghe cũng ghét, nếu sanh trong nhân đạo, thì miệng thường hôi thúi, nói không ai tin, gặp quyến thuộc ưa chuyện cãi lẫy bất hòa. Vì thế ngày nay chúng con đều xin chí thành sám hối.

Nguyện nhờ công đức sám hối này, đời đời kiếp kiếp, chúng con đầy đủ tiếng tốt, giọng nói thanh nhã biện tài vô ngại và thường nói những lời hòa hiệp, chánh đáng lợi ích cho người. 
Sám hối nghiệp chướng rồi, chúng con xin chí thành kính lễ Tam bảo.
Nam mô Thường trú Thập phương Vô tận Tam bảo (3 lạy)
Trước đã sám hối phiền não chướng, nghiệp chướng, bây giờ xin sám hối quả báo chướng.
Trong Kinh nói: "Một khi quả báo đến nơi, chẳng phải trong hư không, trong biển, trong hang núi thì không chỗ nào trốn thoát được, chỉ có sám hối mới tiêu trừ".

Chúng con cùng nhau trãi qua nhiều kiếp, tội lổi chồng chất như núi cao, nên khổ báo nhiều không kể xiết. Hoặc bị sanh trong địa ngục, chịu mọi đều thống khổ đánh đập cùm xiềng, đâm cắt, dần ép, đầu rơi xương rụng giữa chốn kiếm thọ đao sơn, hoặc bị đốt thiêu trong vạc dầu đốm lửa. Chết đi sống lại chịu khổ chẳng phút nào ngừng. Hoặc sanh vào súc sanh trọn đời ngu si hôn ám, đem thân phận chịu nhiều cực khổ mang nặng xéo dày, bị người đánh đập, xé thịt róc xương làm đồ ăn mặc. Hoặc sanh trong loài ngạ quỷ, suốt đời đót khát không nghe đến tên cơm nước. Dầu thấy nước liền hóa ra máu mủ, dầu thấy cơm cơm biến thành lửa hồng, không làm sao ăn uống.

Hoặc sanh trong cõi người, thì thường bị chết yểu, tật nguyền đau ốm, bần cùng nô lệ, không thân thích bạn bè chẳng lấy ai nương tựa; lại tối tăm dốt nát, bạo ngược hung tàn, bị người khinh khi ghét bỏ. Miệng tiếng xấu xa, chẳng được lời khen, mất quyền tự chủ, bà con ác độc bạn bè bất lương, dụ dẫn lời tà làm điều tệ ác. Những quả báo không lành như vậy, vô lượng vô biên, ngày nay chúng con xin chí thành sám hối. Nguyện nhờ công đức sám hối này, đời đời kiếp kiếp chúng con thường được báo thân tự tại, ra vào trong đường sanh tử, thanh tịnh như hoa sen.

Hồi hướng công đức

Như vậy sám hối ba món chướng rồi, chúng con nguyện đem công đức sám hối ấy, hồi hướng hết thảy chúng sanh đều biết cùng nhau sám hối. Nguyện tất cả chúng sanh trong thời hiện tại, thân tâm an vui, tam tai bát nạn đều được tiêu trừ, bỏ báo thân này vãng sanh Cực lạc, gần gũi Đức Phật Di-đà, nghe pháp tu hành, chóng thành Phật quả. Hoặc sanh trong thế gian thường gặp ngôi Tam bảo, khỏi bị sanh vào nhà ngoại đạo tà sư. Trí tuệ thông minh, uy đức tự tại, sẳn lòng nhân từ trung hiếu, đem tâm bình đẳng cứu giúp chúnh sanh khỏi điều nghịch hại. Chuyên tâm tu theo Phật pháp Đại thừa, hàng phục ma oán, hóa độ chúnh sanh, cầu thành giải thoát không rụt rè thối chuyển.

Chư Phật và Bồ tát đã phát nguyện sám hối như thế nào, chúnh con nay cũng xin phát nguyện sám hối như thế; chư Phật và Bồ tát đã đã hồi hướng như thế nào, chúng con cũng xin phát nguyện hồi hướng như thế. Ngưỡng mong Thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh, từ bi gia hộ Nam mô Thập phương Thường trú Vô tận Tam bảo (3 lạy).

*

Đại từ Đại bi thương chúng sanh,
Đại hỷ Đại xã cứu muôn loài.
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm,
Đệ tử chí tâm quy mạng lễ.
Nam mô tận hư không biến pháp giới nhất thiết chư Phật (1lạy).
Nam mô tận hư không biến pháp giới nhất thiết tôn pháp (1lạy).
Nam mô tận hư không biến pháp giới nhất thiết Hiền Thánh Tăng (1 lạy).
Nam mô quá khứ Tỳ-ba-thi Phật (1 lạy).
Nam mô Thi-khí Phật (1 lạy).
Nam mô Tỳ-xá-phù Phật (1 lạy).
Nam mô Câu-lưu-tôn Phật (1 lạy).
Nam mô Câu-na-hàm Mâu-ni Phật (1 lạy).
Nam mô Ca-diếp Phật (1 lạy).
Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (1 lạy).
Nam mô Pháp giới tạng thân A-di-đà Phật (1 lạy).
Nam mô Đại-bi Quán Thế-Am Bồ tát (1 lạy).
Nam mô Đạo tràng hội thượng Phật Bồ tát (1 lạy)..
Sám hối phát nguyện
Đệ tử kính lạy
Đức Phật Thích Ca,
Phật A-di-đà,
Thập phương chư Phật,
Vô thượng Phập pháp,
Cùng Thánh hiền Tăng,
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, 
Tham giận kiêu căng,
Si mê lầm lạc.
Ngày nay nhờ Phật,
Biết sự lỗi lầm,
Thành tâm sám hối,
Thề tránh điều dữ,
Nguyện làm việc lành,
Ngửa trông ơn Phật,
Từ bi gia hộ,
Thân không tật bệnh,
Tâm không phiền não;
Hằng ngày an vui tu tập,
Phật pháp nhiệm mầu,
Để mau ra khỏi luân hồi,
Minh tâm kiến tánh,
Trí tuệ sáng suốt,
Thần thông tự tại,
Đặng cứu độ các bậc Tăng trưởng;
Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc,
Cùng tất cả chúng sanh,
Đều trọn thành Phật đạo.
Niệm Phật
Thân Phật thanh tịnh tợ lưu ly,
Trí Phật sáng ngời như trăng sáng,
Phật ở thế gian thường cứu khổ,
Tâm Phật không đâu không từ bi;
Nam mô Đại từ Đại bi A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật (30 lần).
Nam mô Đại-bi Quán Thế Am Bồ tát (3 lần).
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (3 lần).
Nam mô Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ tát (3 lần).
Kinh lòng Bát-nhã ba la mật đa

Bồ-tát quán tự tại khi đi vào trí tuệ cùng tột sâu thẳm, soi thấy năm uẩn đều không, vượt mọi khổ ách.
Này Xá-lợi tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Này Xá-lợi tử, tướng không của các pháp không sinh không diệt, không sạch không nhơ, không thêm không bớt. Cho nên trong tánh không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưởi, thân, ý; không có sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp; không có vô minh cũng không có vô minh hết; cho nđến không có già chết cũng không có già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo, không trí cũng không đắt, vì không sở đắc.
Bồ-tát nương trí tuệ cùng tột nên tâm không ngăn ngại; vì kông ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng diên đảo, rốt ráo Niết-bàn.
Chư Phật ba đời nương trí tuệ cùng tột nên chứng dược Vô thượng Chánh đẳng Chánh giàc.
Thế nên biết trí tuệ cùng tột là thần chú lớn, là thần chú sáng lớn, là thần chú vô thượng, là thần chú không gì sánh bằng, dứt trừ hết thảy khổ ách, chơn thật không hư, cho nên nói câu thần chú rằng: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ-đề sa bà ha.
Sám hối
Tội từ tâm khởi, đem tâm sám,
Tâm được tịnh rồi, tội liền tiêu,
Tội tiêu tâm tịnh, thảy đều không,
Thế mới thật là chôn sám hối.
Nam mô Cầu sám hối Bồ-tát ma ha tát (3 lần)
Thần chú thất Phật diệt tội
Li bà li bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà la ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chân lăng càn đế, sa bà ha (3 lần).
Tự quy và đảnh lễ
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng (1 lạy).
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển (1 lạy).
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại (1 lạy).
Hồi hướng
Công đức sám hối khó nghĩ lường,
Vô biên thắng phước đều hồi hướng,
Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới,
Đều được vãng sanh về cực lạc.

*

25. Sám nguyện

Đệ tử chúng con từ vô thỉ,
Gây bao tội ác bởi lầm mê,
Đắm trong sanh tủ­ đã bao lần,
Nay đến trước đài Vô thượng giác:
Biển trần khổ lâu đời luân lạc,
Với sinh linh vô số điêu tàn,
Sống u hòai trong kiếp lầm than,
Con lạc lõng không nhìn phương hướng.
Đàn con dại từ lâu vất vưởng,
Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng.
Xin hướng về núp bóng từ quang,
Lại Phật tổ soi đường dẫn bước.
Bao tội khổ trong đường ác trược,
Vì tham, sân, si, mạn gây nên.
Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền,
Xin sám hối để lòng thanh thoát.
Trí Phật quang minh như nhật nguyệt,
Từ bi vô lượng cứu quần sinh.
Ôi! Từ lâu, ba chốn cực hình
Giam giữ nguyền ra khỏi mãi, con,
Theo gót Ngài vượt qua khổ ải,
Nương thuyền Từ vượt khỏi ái hà,
Nhớ lời Ngài: "Bờ giác không xa,
Hành thập thịên cho đời tươi sáng.
Bỏ việc ác để đời quang đãng,
Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân".
Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng,
Con nguyện được sống đời rộng rãi,
Con niệm Phật để lòng nhớ mãi,
Hình bóng người cứu khổ chúng sanh,
Để theo Ngài trên bước đường lành.
Chúng con khổ, nguyền xin cứu khổ,
Chúng con khổ nguyền xin tự độ.
Ngoài tham lam, sân hận ngập trời,
Pháp si mê, trí tuệ tuyệt vời,
Con nhớ đức Di Đà Lạc quốc,
Phật A-Di-Đà thân kim sắc,
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm.
Năm tu di uyển chuyển bạch hào,
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc.
Trong hào quang hóa vô số Phật,
Vô số Bồ-tát hiện ở trong.
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh,
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát.
Quy mạng lễ A Di Đà Phật,
Ở phương Tây thế giới an lành,
Con nay xin phát nguyện vãng sanh,
Cúi xin đức Từ bi tiếp độ:
Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới Đại từ đại bi A di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).
Nam mô Đại bi Quan Thế âm Bồ tát (3 lần).
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (3 lần).
Nam mô Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ tát (3 lần).
-ooOoo-
26. Kinh lòng Bát Nhã Ba-la-mật

Bồ-tát quán tự tại khi đi vào trí tuệ cùng tột sâu thẳm, soi thấy năm uẩn đều không, vượt mọi khổ ách.
Này Xá-lợi-tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy.
Này Xá-lợi-tử, tướng không của các pháp không sinh không diệt, không sạch không nhơ, không thêm không bớt. Cho nên trong tánh không, không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có vô minh hết; cho đến không có già chết cũng không có già chết hết; không khổ, tập, diệt, đạo, không trí cũng không đắc, vì không sở đắc.

Bồ-tát nương trí tuệ cùng tột nên tâm không ngăn ngại; vì không ngăn ngại, nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo Niết-bàn.
Chư Phật ba đời nương trí tuệ cùng tột nên chứng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Thế nên biết trí tuệ cùng tột là thần chú lớn, là thần chú sáng lớn, là thần chú vô lượng, là thần chú không gì sánh bằng, dứt trừ hết thảy khổ ách, chơn thật không hư, cho nên nói câu thần chú trí tuệ cùng tột; liền nói thần chú rằng: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề sa bà ha.

HẾT
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 252363)
23/10/2010(Xem: 46432)
05/07/2011(Xem: 48985)
17/10/2010(Xem: 38368)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.