Phần 1

21/07/201112:00 SA(Xem: 8721)
Phần 1

PHÁP NGỮ LỤC

Thích Đức Niệm
Phật Học Viện QuốcTế Xuất Bản Phật Lịch 2535 - 1991



2. TÂM Ở ĐÂU

Thưa quý vị,

Người đời thường nói tu tâm. Người Phật tử chúng ta thường nói Phật tại tâm. Phật tại tâm sao ta cứ mãi sai lầm trầm luân phiền khổ thế này! Vậy tâm ở đâu? Hôm nay tôi xin lược trình bày cùng với quí vị, tâm ở đâu.

Thưa quý vị,

Không ít người thắc mắc khi nghe nói đến tâm Phật, tâm chúng sanh. Vậy tâm là cái gì, nó ở đâu? Đó là câu hỏi thường được phát xuất trên miệng người đời. Một cách đơn giản, xin trả lời gọn, hằng ngày chúng ta suy nghĩ, phán đoán, quyết định, thương ghét, vui buồn v.v... tất cả những thuộc về tinh thần nhận thức đều gọi là tâm, là bóng hình của tâm, nhà Phật gọi đó là vọng tâm. Tâm chủ đông hành vi tạo tác suốt cả đời người, và làm cho cuộc đời trở nên an định hay loạn động.

Nhưng đó là câu trả lời tổng quát. Muốn phân biệt một cáh rõ ràng, xin quý vị lần lượt theo đây:

Giáo lý của nhà Phật rộng sâu như rừng biển, phương tiện pháp môn của nhà Phật nhiều đến vạn thiên. Bàng cách này hay cách khác, tất cả đều quy về tâm. Tâm có tâm Vương, tâm Sở. Phần này ở Duy thức học phân biệt rất cặn kể, rõ ràng. Chỉ thuyết minh về tâm thôi, mà hình thành một tông phái gọi là Duy thức tông hay còn gọi là Pháp tướng tông. Với những bộ kinh Đại thừa như Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm, Lăng Già, Kim Cang ... đều luận giảng về tâm.

A Nan tôn giả đã bao phen bối rối khi Đức Phật hỏi tâm ở đâu? Đủ thấy "Tâm" mật áo vi diệu đến là dường nào. Nhiều người hằng ngày miệng bô bô nói "tâm tôi", tôi "tu tâm". Nhưng khi hỏi tâm ở đâu chỉ ra xem, thì họ ngẩn người lúng túng. Rồi hỏi thế nào là tu tâm, thì ú ớ ngây người trợn mắt, không có lấy một câu trả lời dứt khoát. Đó là những người quá thờ ơ dễ dãi xem nhẹ phần tâm linh của mình, không thấu hiểu vai trò trọng yếu là, tâm chỉ huy suốt ca đời sống của mình. Thăng trầm, vinh nhục đều do tâm. Biết nhận định, chánh, tà, chân, giả đều là tâm. 

Tâm là phần hiểu biết của phàm phu. Chơn tâmhiểu biết của Phật. Phàm phu sống theo vọng tâm tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ, đắm đuối với danh lợi, ái ân, trần cảnh ngũ dục của thế gian. Được, còn, cảnh thạnh thì vui. Mất, suy, cảnh tàn thì buồn. Buồn vui theo cảnh, bị động theo duyên trầnvọng tâm. Đạt được lẽ sắc không, chẳng tham đắm cảnh trần mộng huyễn, tự tại trước cuộc đời thịnh, suy, tan, hợp, thì đó là chơn tâm. Chơn tâm tức là tâm Phật.

Tâm Phật thì giác ngộ không đắm nhiễm mê chấp. Tâm Phật thì từ bi, hỷ xả, lợi tha, bình đẳng, tự tại giải thoát, an nhiên trước cảnh thịnh suy, còn mất. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: "Nhân duyên hòa hợp hư vọng hữu sanh. Nhân duyên biệt ly hư vọng hữu diệt. Nghĩa là mọi vật ở đời có, đều do nhân duyên sanh. Một khi nhân duyên không hòa hợp thì mọi vật tan rã, hoại diệt. Bát Nhã Tâm Kinh nói: "Người ta khổ lụy vì mê chấp thân này. Thân này do ngũ uẩn hợp thành. Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát quán ngũ uẩn đều là không, nên thoát ly mọi sự khổ ách". Thời đại nhà Lý, ngài Đạo Hạnh Thiền sư nói:

"Tác hữu trần sa hữu

"Vi không nhứt thiết không

"Hữu không như thủy nguyệt

"Vật trước hữu không không.

Tạm dịch:

"Có thì có tự mảy may

"Không thì cả thế gian này đều không

"Kìa xem bóng nguyệt dòng sông

"Ai hay không có có không là gì.

Vạn hạnh Thiền sư đã đạt được lẽ sắc không mộng huyễn của vạn vật, nên trước khi thị tịch, Ngài làm bài kệ để nhắc nhở chúng tử như sau:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Tạm dịch:

Thân như bóng chớp chiều tà

Cỏ xuân tươi tốt thu qua rụng rời

Sá chi suy thịnh cuộc đời

Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành.

Nhận định rõ tâm, biết đâu là chơn là vọng, thật sống với chơn tâm là người đã đạt đạo chứng quả. Tâm địa một khi không còn phân biệt đắm nhiễm duyên trần, mà thể nhập với pháp tánh bao la hòa đồng với vũ trũ, không còn hạn hẹp trong giả tướng thịnh suy, còn mất, ấy là chơn tâm. Như sóng hết, biển trong. Hình thức sóng bọt chao động chỉ cho vọng tâm. Tánh nước biển trong sóng, phẳng lặng tạm chỉ chơn tâm. Chơn tâm thì tự tại vô ngại thường hằng. Tâm đã tự tại vô ngại, không còn chấp trước phân biệt nhân ngã, đây kia, mất còn, tốt xấu, thương ghét, đây chính là tâm Phật. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tâm, Phật, chúng sanh tam vô sai biệt. Mê thị chúng sanh, ngộ tức Phật". Nghĩa là tâm ta, tâm Phật và tâm chúng sanh cả ba đều không sai khác. Mê là chúng sanh, ngộ là Phật.

Tâm mê là tâm vọng động. Tâm ngộ là tâm thanh tịnh. Đủ biết phàm phu tục tử khổ lụy đọa đày cũng do tâm. Mà thánh nhơn từ bi giải thoát tự tại cũng do tâm. Kinh Pháp Hoa, Đức Phật nói: "Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh". Nghĩa là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Nhưng chúng sanh không thắng nổi dục vọng, không khắc phục loạn động của phàm tâm, nên Phật tâm bị lu mờ. Chẳng khác nào nước biển vốn trong ngần bị gió chao động mà thành sóng. Chúng sanh tâm vốn thanh tịnh bị nhiễm ngũ dục thế gian mà sanh phiền não buộc ràng.

Tâm Phật như trăng sáng, trăng mờ bởi mây. Tâm Phật như gương sáng, gương lu bởi bụi trần. Gió thổi mây bay, trăng lại sáng. Lau bụi thì gương trong. Mây, bụi có đến đi, còn mất. Tánh sáng của trăng, gương muôn đời vẫn là sáng. Không vì mây, bụi mà bản chất sáng của trăng, gương hoen ố. Phật tâm muôn đời sáng suốt giác ngộ vẫn tồn tại nơi chúng sanh. Nhưng chúng sanh mê chấp lại giong ruổi theo dục tình trần cảnh mà quên đi Phật tâm nơi mình, giong ruổi truy cầu không trở về sống lại với bản tâm Phật tánh thường tại nơi mình. Như đứa con nghe lời dụ dỗ của bạn ác bỏ cha mẹ ra đi sống lang thang thành kẻ cùng tử. Như đứa trẻ được cha mẹ dấu ngọc trong vạt áo mà không biết, lại đi ăn xin đầu đường xó chợ. Cũng vậy, mỗi chúng sanh đều có chơn tâm Phật tánh nơi mình, nhưng không chịu sống với Phật tâm chơn tánh để được tự tại giải thoát an vui, mà lại đắm đuối chạy theo vọng thức bị ngũ dục ái ân, danh lợi, tình đời cuốn lôi nhận chìm trầm luân khổ hải muôn kiếp không dứt.

Thiền sư Trần Thái Tông nhận rõ kiếp luân lưu nổi chìm của phàm nhơn, ông nói:

"Vĩnh vi lăng đăng phong trần khách,

Nhứt vãng gia hương vạn lý trình".

Tạm dịch:

"Một thưở ra đi trong cát bụi,

Ngàn năm mất dấu hướng về quê".

Đức Phật thương xót kiếp trầm luân của muôn loài, nên Ngài thốt lên lời tâm nguyện trong kinh Pháp Hoa: "Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên lớn. Nhân duyên đó là, khai mở chỉ bày cho chúng sanh thấy rõ Phật tánh, chơn tâm để ngộ nhập tri kiến Phật của chính mình, chơn tâm để ngộ nhập tri kiến của chính mình". Nên Đức Phật đã suốt 49 năm cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, thức tỉnh người đời giác ngộ, để quay về chơn tánh Phật tâm của chính mỗi người.

Nặng mang tâm nguyện lợi sanh như vậy, nên không ngày nào Ngài nghỉ, không chỗ khó khăn nguy hiểm xa xăm nào mà Ngài không đến, không chúng sanh nào nghiệp chướng sâu dày mà Ngài không phương tiện để độ, và không nghịch cảnh gian nguy nào mà Ngài không xông pha vào để hóa độ.

Đã nhiều kiếp hy sinh hóa đạo

Đem phép mầu giáo hóa quần sanh

Dứt niềm nhơn ngã đua tranh

Thẳng đường Bát chánh đến thành chơn như.

Suốt đời Đức Phật hy sinh cho chúng sanh nhân loại bằng tu chứng, bằng suốt năm mươi năm rày đây mai đó thuyết pháp, khai mở đủ phương tiện pháp môn để chỉ bày bí quyết, khiến cho chúng sanh trở về cội nguồn bản tánh Phật tâm giác ngộ. Nhờ lời dặn cặn kẻ của Phật mà ta nhận biết được trong ta sẵn có chơn tánh Phật tâm, từ bi, hỷ xả, lợi tha. Nếu ta không cố gắng khắc phục tu tĩnh để trừ bỏ vọng tâm phàm tánh tham lam, sân hận, si mê, đố kỵ, ái tình, danh lợi để trở lại với bản tánh Phật tâm của ta thì không ai cứu nổi ta thoát kiếp trầm luân. Rồi ra sáu nẻo luân hồi tránh sao cho khỏi tiếp tục đọa lạc? Như vậy là vô tình vong ân Phật đã vì ta mà thiết tha chỉ dạy sự tu tĩnh. Như thế là ta đã cô phụ khả năng thánh thiện Phật tâm của ta. Như thế là ta tự đào huyệt trầm luân để đắm chìm trong sanh tử muôn triệu kiếp, và như thế làm sao ta có thể báo ân Phật, đền trả ơn cha mẹ, và cứu giúp chúng sanh?

Chúng sanh chỉ vì đắm mê ngũ dục, sống theo vọng thức, tham lấy cái giả, mà đành xa lìa chơn tâm, bỏ đi cái thường lạc tự tại, nên phải vùi sâu kiếp kiếp trầm luân.

Vậy tâm là gì, ở đâu? Nói một cách ngắn gọn là: Tất cả nhận thức phân biệt hằng ngày của ta là hình bóng của tâm, hay là vọng tâm. Chừng nào đối với ngũ dục lạc không sanh tâm đắm nhiễm, không vui buồn phiền khổ theo sự mất còn, ấy là chơn tâm. Hay nói cách khác, không mê chấp là tâm. 
 
 3. TÂM ĐỊA

Thưa quý vị,

Chúng ta thường nói tâm địa để chỉ cho cõi lòng, tâm thức của mỗi con người hiền dữ, tốt xấu. Kỳ này tôi đến đây hướng dẫn quý vị tu tịnh nghiệpgiảng kinh Bát Đại Nhân Giác, tôi muốn lược trình bày về ý nghĩa của chữ Tâm địa.

Sáng hôm nay, tôi đi kinh hành niệm Phật trên đường phố Chicago, trong lúc quý vị tụng thời công phu sáng. Mỗi lần đến thành phố này hoằng pháp, theo thói quen mỗi sáng, tôi đều làm như vậy. Khác với mọi lần trước đây, lần này cảnh vật mùa thu làm cho tôi xúc cảm nhiều.

Nhìn đâu đâu, cây lá cũng đều màu vàng và đang chuyển sang màu đỏ ối. Khắpmặt đường, bãi cỏ gốc cây, đó đây phủ đầy lá vàng khô. Thỉnh thoảng có những chiếc lá lìa cành rơi bám lên người tôi như mời gọi thăm hỏi để làm quen. Có vài chiếc lá rơi theo nhịp chân kinh hành, mãi đến khi có làn gió nhẹ mới chịu rời tôi, rồi vội lượn đôi ba vòng như để chào tạm biệt, trước khi nằm yên trên mặt đất. Có những chiếc lá lặng lẽ rời cành nhẹ bay như để tìm nơi, rồi im lìm nằm phơi trên mặt dất, một cách thản nhiên an lành. Có những chiếc lá lìa cành theo làn gió thoảng, bay lượn mấy vòng trên không, như múa may đùa giỡn với vạn vật cùng chung số kiếp vô thường sanh diệt. Có những chiếc lá rời cành rồi bay ngược lên, như luyến tiếc thời xuân sanh hay muốn bám víu để kéo dài thêm kiếp sống. Có những chiếc lá đã rơi gần mặt đất rồi lại bay bỗng lên hư không, nhào lộn quay cuồng mấy vòng, như để chống trả tử thần vào giờ phút chót, cố sức bay giữ cho thăng bằng, tựa hồ lưu luyến, lướt qua ngọn cỏ cành hoa, rồi từ từ kiệt sức mới chịu nằm yên trên mặt đất.

Có những người vui vẻ an nhiên tự tại trước cái lẽ vô thường sanh diệt của kiếp ngườivạn vật, nên sự sống chết còn mất giống như một chuyến du lịch trở về quê cũ, không làm cho họ mảy may xúc động. Có những kẻ đau khổ trước sự sanh ly tử biệt. Có những kẻ tham luyến sâu dày, nên dù đến hơi thở cuối cùng của kiếp sống mà lòng tham ái lưu luyến tiếc nuối cũng vẫn trào dâng thúc bách làm cho họ uất ức khổ đau. Có những kẻ do lòng vô minh dày đặc, suốt đời đắm say trên đời với vợ con tiền bạc danh vọng, nên khi quỷ vô thường đến, mạng sống hấp hối sắp chấm dứt, họ bực tức uất hận phấn đấu với tử thần, vật lộn với thân xác mê mệt rã rời, tâm thức hổn loạn với hy vọng để được sống thêm. Cây mầm, cây trẻ, cây già. Lá non, lá xanh, lá già, lá héo, lá khô. Hoa nở, hoa úa, hoa tàn. Tất cả đều từ đất (địa) sanh trưởng, và cuối cùng trở về lòng đất.

Người sanh, nguời trẻ, người già, người chết. Vợ con, nhà cửa, bạc tiền, danhh vọng, quyền uy, tất cả đều do tâm tạo. Tâm địa đã tạo ra con ngườivạn vật. Vậy con ngườivạn vật là bóng hình của tâm. Không có gì ngoài tâm địa mà có thể sanh khởitồn tại được. Tại sao chúng ta nhận bóng hình làm chân thật, đắm mê trong đó, rồi khổ vui theo sự mất còn tốt xấu của bóng hình giả ảo? Chẳng khác nào nhà họa sĩ vẽ ra bức họa, người thợ gốm làm ra đồ sứ, nay bức họa cũ rách, đồ sứ nứt bể, lại quay ra tiếc nuối những thứ giả tạm đó rồi sanh luyến tiếc khổ đau. Sao không nắm lấy cái cán, không tìm giữ cái gốc, không sống với chính tâm địa của mình?

Tâm giống như đất. Đất ruộng không gieo trồng lúa mọc hoa lá cây trái, bỏ trống thì cỏ dại cây gai sẽ mọc đầy. Cũng vậy, tâm không niệm Phật tu hành lành thiện thì cỏ phiền não tham sân si ích kỷ dục vọng sẽ mọc đầy trong khoảnh vườn tâm. Nên cổ nhân gọi tâm là tâm địa hay tâm điềný nghĩa này đây.

Chúng sanh đau khổ, vì chụp bắt bóng hình, mà không chịu hồi quang phản chiếu sống với tâm địa của mình. Chư Phật, Bồ Tát an vui, vì biết sống với tâm địa của chính mình, mà không mê chấp bóng hình giả tạm của thế gian. Phật được giác ngộ giải thoát, là do biết xoay vọng thức về chơn tâm, thực sống với tâm. Còn chúng sanh thì mê khổ trầm luân, vì tham đắm bóng hình do tâm thức mình tạo ra.

Kinh Phật dạy:

"Nhất thiết duy tâm tạo".

*****

"Tâm địa nhược thông, huệ nhựt tự chiếu". 
 
 

4. THÁNH PHÀM TẠI TÂM

Thưa quý vị,

Chắc quý vị thường nghe nói "tu tại tâm. Phật tại tâm. Nhất thiết duy tâm tạo". Đúng vậy, tốt xấu, nên hư, Thánh phàm đều do tâm tạo ra cả.

Tôi với bạn cùng là người Việt tỵ nạn. Nhưng có thể bạn với tôi mỗi người theo đuổi không cùng lý tưởngniềm tin, nên mỗi người mỗi ngã. Từ ngày tôi biết được đạo Phật, tôi được sống trong niềm tin truyền thống của ông cha, tôi cảm nhận được nguồn sống ấm cúng cội nguồn, tôi cảm thấy lòng an ổn lạ thường! Tôi cảm nghe lòng tôi rạt rào bao la hòa điệu với lòng Đức Phật. Tôi có cảm giác như sống gần Đức Phật, tìm thấy con đường sáng an lành, vị thagiải thoát. Nhưng thưa quý vị, đừng lầm nghĩ rằng tôi bi quan, làm thầy đời giảng đạo đức. Sự thực tôi đã tìm ra lẽ sống trong truyền thống tổ tiên, khi tôi cảm nhận nguồn hạnh phúc trong niềm tin Đức Phật.

Thưa quý vị! Đạo Phậtđạo từ bi giác ngộ, là đạo độ đời giải thoát mọi phiền lụy khổ đau. Mục đích của đạo Phậtthức tỉnh người đời sống thực với lòng mình và nhìn thẳng vào cuộc đời để nhận chân mình và hiểu rõ mọi hiện tượng thịnh suy thành bại của cuộc đời. Thực chất của thân người là sanh, già, bệnh, chết, khổ và không. Thực chất của cuộc đờidanh lợi, ái dục. Con ngườicuộc đời được xây dựng trên tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ và tất cả đều giả tạm. Con người suốt đời quanh quẩn đắm chìm trong vòng tranh chấp thị phi. Do đó, bi quan, lạc quan, thành bại, ái ân của tình đời được tô điểm lên lớp tự kỷ, mỹ hóa, nhưng thực chất của mọi hiện trạng vẫn là ích kỷ, tham, sân, si, ái dục, danh lợi, khổ và không.

Đức Phật nhận thấy chúng sanh đắm chìm trong hư giả mộng huyễn, liên miên chụp bắt chấp trước rồi sanh ra tranh chấp tạo đau khổ cho nhau, nên động lòng thương mà thuyết giảng hướng dẫn để cho người đời tỉnh thức. Kinh Lăng Già nói: "Thế gian ly sanh diệt, du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô, nhi hứng đại bi tâm. Viễn ly ư đoạn thường, thế gian hằng như mộng". Nghĩa là: Nếu thế gian lìa sanh diệt thạnh suy vinh nhục hơn thiệt thì giả huyễn như hoa đóm giữa hư không. Nhưng chúng sanh không nhận rõ điều đó, nên đắm đuối khổ lụy. Vì vậy Phật động lòng từ bi mới giảng thuyết giáo pháp để cho chúng sanh thấu rõ vạn sự thế gian là mộng, đừng dong ruổi, nên gắng tu để giác ngộ, chứng chân thật giải thoát.

Để tránh rơi vào cái khổ tâm thao thức triền miên của kiếp người bất an, Đức Phật khuyên con người nên sớm tu tỉnh. Muốn tu tỉnh thì trước nhất phải mở rộng lòng ra, biết tri túc, hỷ xả, bố thí, thương giúp người, biết phản tỉnh tự tâm, biết rõ ta từ lòng mẹ ra đời với hai bàn tay trắng và ngày từ giã cõi đời này cũng chỉ với hai bàn tay trắng. Tình ân ái vợ chồng con cái quyến thuộcthương tiếc kéo níu lại cũng không được. Dẫu giàu có tiền kho bạc biển cũng không mua chuộc được với tử thần. Quỷ vô thường đến dắt đi không thể hẹn. Mạng sống của đời người chỉ trong hơi thở. Thở ra mà không hít vàokết liễu mạng sống. Sớm còn tối mất nào có chắc gì? Nếu chúng ta không biết tĩnh tu, suốt tháng năm, suốt cả cuộc đời cứ chạy theo hy vọng hảo huyền, để cho lòng tham lam, ái dục, ích kỷ lôi cuốn, một mai nhắm mắt lìa đời, có ân hận mình sao vụng tu thiếu phước cũng chẳng kịp.

Nhờ kiếp trước có tu, nên nay ta được thân người với năm căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đầy đủ. Nhờ phước đức vun trồng đời trước, nên đời nay ta dư ăn dư để, con cháu được ấm no. Nay ta được sống trong hoàn cảnh ấm no, ta lại tham lam, bỏn xẻn, ích kỷ, hưởng thụ, không lo tu tập, làm phước bố thí cúng dường thì hóa ra ta tạo nhân bần cùng cho kiếp sau. Ta quay trở lại con đường gai gốc đá sỏi của bần cùng bệnh hoạn. Có khác nào như người làm ruộng, nhờ năm trước thức khuya dậy sớm ra công cầy cấy nhổ cỏ bón phân tưới nước, nên năm nay trong nhà được thóc lúa đầy kho. Vợ con nhờ đó mà no cơm ấm áo. Nhưng nay được no cơm ấm áo, mà không chịu cần mẫn tiếp tục việc đồng áng, anh lại chỉ lo hưởng thụ chơi bời, nên gạo kho, bạc tiền của anh hết dần, và chắc chắn rồi ra anh sẽ rơi vào túng thiếu đói rách trong những năm sắp tới.

Cũng tâm trạng đó, khi nghèo khó hoạn nạn, người lo tu, phát tâm thương người, kính tin van vái Phật pháp, làm việc phước thiện. Đến khi hết hoạn nạn, no cơm ấm áo, vợ đẹp con xinh, thì tâm đạo xa sút, lờ quên Phật trời. Nên Đức Phật nói: "Giàu sang, trẻ đẹp mà phát tâm học đạo là khó". Ngạn ngữ có câu: Lâm nạn thì vái bốn phương. Hết nạn đồng lương chẳng mất". 

Nói đến đây, tôi còn nhớ câu chuyện mà tôi được nghe khi còn ngồi ở ghế Phật Học Viện, các bậc Thầy tôi dẫn dụ trong buổi giảng dạy giáo lý. Tôi nhớ mãi câu chuyện này, nay xin lược kể ra đây để cống hiến quý vị:

- Khi Đức Phật còn ở đời, em ruột cùng cha khác mẹ của Ngài là ông Nan Đà, con người bảnh trai lịch thiệp phong lưu, tham ái đa tình. Nhờ lịch thiệp bảnh trai, lại là hoàng tử, nên Nan Đà đã sớm giao du với mọi người trong hoàng thân quốc thích, dự không biết bao nhiêu cuộc yến tiệc rượu nồng, cung phi mỹ nữ trẻ đẹp, đờn địch hát xướng.

Lửa tình sớm đốt cháy nơi lòng, Nan Đà đã sớm thành hôn với thiếu nữ trẻ đẹp tên Tôn Đà Lợi. Từ đó Nan Đà đắm đuối bên vợ suốt ngày đêm. Chàng cảm thấy dường như vẻ đẹp của hoa lá, cùng hương trời sắc nước của trần gian như đã tô điểm thêm vẻ đẹp cho vợ mình. Nan Đà rất thích những buổi yến tiệc của hoàng tộc để chàng có dịp dắt vợ khoe giữa đám đông. Vui thích được nghe mọi người chúc tụng khen tặng vợ mình trẻ đẹp, đồng thời cũng không muốn vợ tiếp xúc giao thiệp với người khác.

Chàng thương yêu vợ đáo để không rời xa một bước, Lòng ham muốn dục tình trong người Nan Đà như than hầm rực đỏ nung cháy trong lòng. Suốt ngày chỉ suy tính đến chuyện yêu đương ân ái giàu sang hưởng thụ cho thỏa tình. Nhưng lòng tham dục của kẻ không biết thiểu dục tri túc có bao giờ đủ đâu? Cho nên kẻ tham dục luôn luôn rơi vào hưởng thụ ích kỷ như người khát uống nước biển, càng uống càng cảm thấy khát!

Theo thời gian, tâm trínăng lực của Nan Đà chỉ biết cung phụng cho ái ân bạc tiền. Đức Phật thương ông sẽ trôi lăn triền miên trong vũng bùn ngũ dục (tài, sắc, danh, ăn, ngủ) vô tình đem đốt rụi đời mình trong đống lửa tham vọng dục tình, để rồi chuốc lấy nghiệp ác kéo lôi với đôi bàn tay trắng khi tắt thở lìa đời. Mãnh lực yêu thương và niềm hy vọng sẽ được kế ngôi vị quốc vương đã làm cho Nan Đà mù quáng không còn thấy được tia sáng chân lý cuộc đời.

Sự thành đạo giác ngộ của thái tử Tất Đạt Đa; sự hoằng dương chánh pháp hóa độ chúng sanh của Đức Phật Thích Ca; sự xuất gia theo Phật tu hành của Kiều Đàm Di Mẫu, công chúa Da Du Đà La, La Hầu La và năm mươi hoàng tử trong hoàng tộc, cùng dân chúng và hoàng thân quốc thích ai nấy lo tu đức cúng dường Tam Bảo, làm việc từ thiện bố thí, những sự kiện dồn dập này đã làm cho Nan Đà suy nghĩ về cuộc đời, về kiếp sống của con người, về sự tu nhân tích đức. Nhưng sự suy nghĩ đó chỉ thoáng hiện qua trong đầu óc của Nan Đà như đóm sao rơi giữa bầu trời dày đặc tăm tối!

Đức Phật thương hại Nan Đàdanh lợi ái tình mà ngày ngày đốt thiêu tiêu phí oan uổng năng lực tâm trí, điều quý giá nhất của kiếp ngườithì giờ, tâm trínăng lực. Nhưng hoa quý đâu thường nở, trẻ đẹp đâu mãi còn, già bệnh chết không hẹn với người.

Sau những lúc ái ân, vào những lúc tàn canh yến tiệc, khi vợ chồng bất hòa, hoặc khi thân thể bệnh hoạn rã rời, lúc đó Nan Đà cảm như tử thần bên cạnh.

Mỗi lần đến tinh xá Kỳ Hoàn thăm Phật, được nghe Phật thuyết về lý vô thường, tứ đế, nhân quả, từ bi, hỷ xả, đạo quả giác ngộ Niết Bàn và trước tướng mạo trang nghiêm, dung nghi hỷ xả thanh thoát của Đức Phật, Nan Đà đã say sưa ngưỡng mộ về đức tướng trang nghiêm của Phật, tự so sánh mình và vẻ đẹp trần tục của vợ không nhằm vào đâu. Chẳng bao lâu Nan Đà đã nghe theo lời khuyên của Đức Phật, phát tâm xuất gia thọ giới tu hành. Nhưng với Nan Đà thì thân tuy xuất gia, mà tâm chưa vào đạo, nên lòng lúc nào cũng nghĩ đến vợ, đến nhà và trông có dịp là chạy về thăm vợ. Lửa lòng chàng nung cháy hẩy hừng. Nhớ thương vợ bứt rứt cầm lòng không đặng, lắm lúc Nan Đa muốn xả giới để hoàn tục, hoặc đánh liều lén Phật về thăm rồi tới đâu thì tới.

Một hôm, trước khi kên đường đến xứ Ma Kiệt Đà thuyết pháp giáo hóa, Đức Phật gọi Nan Đà đến căn dặn: "Hôm nay ta đáp lời thỉnh cầu của vua Tần Bà Ta La, ta đến thuyết pháp cho vua và hoàng tộc nghe và ta cùng đại chúng thọ trai cúng dường nơi đó, đến chiều mới về. Vậy ông ở nhà nhớ xách nước đổ cho đầy lu, rồi sau đó ông muốn làm gì tùy ý".

Nan Đà nghe Phật nói thế, lòng rất đỗi vui mừng, nghĩ bụng rằng, ta sẽ múc nước đổ đầy lu trong chốc lát, rồi ta thong dong về thăm Tôn Đà Lợi, người vợ thương yêu của ta. Lâu ngày không gặp nhau, khi ta về thăm, chắc nàng mừng lắm!

Đức PhậtTăng chúng vừa ra khỏi tinh xá Kỳ Hoàn, Nan Đà vội vã làm công việc múc nước đổ vào lu, cứ thế đổ mãi đến gần trưa, nhưng nước chỉ tới hai phần lu, không tăng thêm được nữa, dù ông cố sức chạy xách nước đổ vào lu cách nào, mực nước trong lu cũng chỉ thế chứ không đầy. Lấy làm lạ, Nan Đà bực mình quăng thùng nước, lật lu xem có phải lu nứt bể hay không? Nhưng hình thái lu vẫn còn tốt, không có một dấu vết nào nứt lủng. Ông lại lật ngửa lu lại để ngay ngắn và bắt đầu dồn dập gấp rút hơn trước, xách nước múc đổ vào lu. Nhưng mực nước cũng chỉ đến nửa lu rồi ngừng. Dù ông ra sức xách nước đổ vào thế nào đi nước, mực nước trong lu cũng chỉ thế thôi. Không nhẫn nại được nữa, Nan Đà quăng đôi thùng, nghĩ bụng rằng, Phật và Tăng chúng chiều tối mới trở về. Tốt hơn ngay bây giờ ta về nhà thăm nàng Tôn Đà Lợi trước, rồi sau đó trở lại gánh nước đổ đầy lu cũng chẳng muộn gì. Vả lại Phật đâu có biết ta lén về.

Nan Đà vừa bước vô nhà thì Đức Phật hiện ra trước cửa. Nan Đà thấy Phật giựt mình thất sắc, mồ hôi toát ra như tắm, vội vàng quỳ lạy ăn năn, thú thật nước chưa đầy lu.

Đức Phật ôn tồn bảo: "Nước chưa đầy lu, sao con đến đây làm chi?". Nan Đà hổ thẹn, cúi đầu lặng thinh không nói nên lời. Đoạn rồi Phật dẫn Nan Đà trở về tinh xá và hết lời khuyên nhủ để cho tâm trí ông mở mang và kiên nhẫn tu hành.

Quán biết được cõi lòng của Nan Đà đang bị lửa tham ái ầm ĩ đốt thiêu, nên Đức Phật dùng phương tiện để độ ông kẻo tội nghiệp. Đức Phật dẫn Nan Đà vào rừng, thấy con khỉ cái già, lông lá rụng hết, bày trơ lớp da sần sùi, gầy gò tanh hôi, Ngài hỏi Nan Đà:

- Con khỉ già này có đẹp bằng nàng Tôn Đà Lợi vợ ông không?

Nan Đà nhăn mặt lắc đầu:

- Bạch Thế Tôn, làm sao lại có thể so sánh được với nàng Tôn Đà Lợi. Bởi nàng trẻ đẹp dịu dàng, da thịt mịn màng như nhung gấm thêu hoa, như trăng tỏa sáng, như mặt nước hồ thu.

Đức Phật lặng thinh theo dõi dáng điệu lộ vẻ không bằng lòng của Nan Đà. Ngài càng thương hại cho ông không hiểu thân người bất tịnh, lại bị lý vô thường phá hủy tạo thành sanh diệt huyễn ảo của kiếp ngườivạn vật trên đời này. Con ngườivạn vật ngày ngày lặng lẽ trôi về trạng thái già nua suy tàn. Nhưng Nan Đà cũng như khắp trong thiên hạ có được mấy ai tỉnh ngộ?

Ngài lại dùng thần thông dắt Nan Đà lên cõi trời thứ ba mươi ba. Trước cảnh trí ngời sáng huy hoàng, cỏ hoa thơm ngát, thông reo thác đổ, cùng các tiên nữ diễm lệ hương sắc tuyệt trần đang dạo chơi thưởng hoa ngắm bướm, vừa thấy Phật, các nàng tiên hân hoan vây quanh mừng vui kính lễ chào Ngài. Nan Đà bỗng nhiên được sống trong cảnh trí hương sắc của tiên giới, cùng với những nàng tiên trẻ đẹp lộng lẫy tuyệt trần, lòng ông phấn khởi ngây ngất quên đi cõi trần thế, quên cả nàng Tôn Đà Lợi, người vợ thương yêu của ông. Không cầm lòng được, bất giác Nan Đà hỏi Phật: "Bạch Đức Thế Tôn, ở đây cảnh trí sao quá đẹp, người sao quá diễm lệ tuyệt trần?".

Đức Phật hỏi Nan Đà:

- Ông thấy thế nào về vẻ đẹp của các tiên nữ so với nàng Tôn Đà Lợi? Và vẻ đẹp của nàng Tôn Đà Lợi cùng với con khỉ cái già lông lá rụng hết, da thịt nhăn nheo kia?

- Bạch Thế Tôn! Cả hai không khác gì nhau. Vẻ đẹp của nàng Tôn Đà Lợi so với các tiên nữ ở đây cũng như con khỉ đột già kia so với vẻ đẹp của nàng Tôn Đà Lợi. Bạch Đức Thế Tôn, con muốn quên đi cõi trần thế để được ở luôn nơi đây. Cúi xin Đức Thế Tôn từ bi thương xót cho con được toại nguyện ở lại đây.

Thấy Nan Đàthương hại, Đức Phật ôn tồn bảo:

- Nếu muốn ở lại dây, thì ông nên trực tiếp đến hỏi các tiên nữ kia.

Nan Đà vui mừng, lòng tràn đầy hy vọng, liền lẹ chân hướng về các tiên nữ mở lời:

- Thưa các cô, tôi thấy cảnh thấy người nơi đây tự nhiên lòng tôi sanh cảm mến lạ thường. Tôi ước ao xin ở lại nơi dây, không biết có được chăng?

Các tiên nữ đáp: Muốn ở lại đây phải là những người ở cõi trần đã có tâm trì trai giới hạnh tu hành, biết làm nhiều việc phước thiện, lòng đã dứt tình ái ân.

- Nhưng sao ở đây không thấy người nam nào hết, thưa các cô? Nan Đà hỏi.

- Chị em chúng tôi đang chờ mong ông Nan Đà, em của Phật đang ở cõi trần, biết phát tâm tinh tấn trì giai giới hạnh tu hành, khi công đức đầy đủ sẽ sanh lên đây, làm chủ nhân ông sống cùng với chị em chúng tôi hưởng thú vui hạnh phúc.

Nan Đà mừng quá reo lên:

- Nan Đà chính là tôi đây!

Các tiên nữ đáp;

- Nhưng bây giờ chưa phải lúc được ở chốn này, vì Nan Đà còn kém tu, phước duyên chưa đủ, tuy xuất gia mà tâm chưa vào đạo!

- Nghe thế, Nan Đà thất vọng não nề!

Sau đó Đức Phật lại dẫn Nan Đà xuống cảnh giới địa ngục. Trước cảnh tượng tội nhơn bị qủy sứ đầu trâu mặt ngựa hành hạ, tra kẹp, gông cùm, thiêu đốt, máu chảy thịt rơi v.v..., thốt ra những tiếng thất thanh từ nơi ngục lạnh, hầm chông biển lửa, Nan Đà khiếp đảm sợ run, bám sát lấy Phật. Phật dẫn Nan Đà đi khắp từ địa ngục này tới địa ngục khác, chứng kiến biết bao thảm trạng thống khổ hãi hùng của tội nhơn. Nan Đà nãy giờ cúm rúm lặng thinh theo sát chân Phật. Có lúc ông phải nhắm mắt lại, không dám nhìn cảnh tượng hãi hùng rùng rợn chật ních tội nhơn: Kẻ thi bị cưa xẻ quăng vào vạc dầu sôi; kẻ bị ngồi trên bàn chông sắc lửa đỏ hừng hực cháy; kẻ bị trói vào trụ đồng nung lửa đỏ; kẻ bị quỷ dữ đuổi vào biển lửa cháy cong queo v.v... 

Đến một nơi khác thấy vạc dầu sôi sùng sục mà không có tội nhơn, ba con quỷ đầu trâu mặt ngựa cầm chỉa ba mắt to lờm lờm gầm gừ trong tư thế sẵn sàng đâm tội nhơn ném vào vạc dầu sôi. Thấy vậy, Nan Đà bạch Phật: "Bạch Đức Thế Tôn, nãy giờ con thấy địa ngục nào cũng chật ních tội nhân bị hành hạ. Nhưng sao vạc dầu sôi này lại không có người?"

- Đức Phật bảo Nan Đà: Ông nên đến hỏi quỷ chủ ngục. 

Nan Đà vừa bước đến, ba quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa há miệng như máu, răng tóc tua tủa như chông sắt, đồng thanh đáp:

- Nơi đây chưa có tội nhơn là vì chờ Nan Đà, em của Phật không chịu giữ giới tinh tấn tu hành, chết sẽ đọa vào đây!

Vừa nghe, Nan Đà hoảng hốt rú lên thất thanh, hồn bay phách tán, toát mồ hôi dầm dề, quỳ lạy Phật cầu xin mau mau dẫn ra khỏi nơi khủng khiếp này.

Sau khi Đức Phật dùng thần thông đưa ông Nan Đà trở lại cõi thế gian, ông hoàn hồn hồi tưởng lại những cảnh hãi hùng vừa đã chứng kiến, ông thành tâm nghe lời Phật khuyên nhủ, dứt khoát bỏ vọng tâm danh lợi ái ân, dốc chí theo Phật một lòng tinh tấn chuyên tâm tu hành, chẳng bao lâu, ông chứng thành quả.

Nhưng thưa quý vị! Suy nghĩ kỹ, đâu phải nào chỉ có tâm trạng của Nan Đà tham đắm lợi danh, đam mê ái dục, lòng nặng ích kỷ hưởng thụ? Nếu tôi không lầm trong mỗi con người chúng ta đều mang tâm trạng ấy một cách nặng nề sâu vào cốt tủy, làm hủy diệt biết bao khả năng thánh thiện của chúng ta. Tôn giả Nan Đà đã hơn người đời ở chỗ là biết hổ thẹn ăn năn sám hối. Ông đã kịp thời tỉnh thức lương tri, nghe lời Phật dạy gắng công tu hành.

Sau khi được Phật phương tiện khai thị, ông đã hùng dũng đoạn trừ tất cả lòng tham ái lợi danh, khai nguồn tuệ giác, và cuối cùng Nan Đà đã trở thành bậc thánh thiện giác ngộ. Còn chúng ta thì sao? Có ai dám thành tâm tự nhận rằng tôi yếu kém xấu xa thua người. Hay chỉ thích vạch lá tìm sâu, phê bình nói xấu, thêu dệt thêm thắt lỗi lầm của người khác? Ai đã dám dứt khoát từ bỏ danh lợi ái ân, thực sống với chính mình, tự nhận mình quá ư phàm tục, để dõng mãnh phát tâm nguyện sống đời từ bi hỳ xả vị tha, để thánh thiện theo hạnh Phật, để lợi ích cho mình và cho người. Hay chỉ quanh quẩn trong vòng tình cảm tham vọng hạn hẹp?

Chính điều này tuy không thấy có hình thức, nhưng là cội nguồn của buồn khổ, của tội lỗi, của đọa đày bất an cho suốt đời mình và vạn loại sinh linh.

Chừng nào biết dứt bỏ tình danh lợi, thì chừng ấy mới thực sự sống gần ánh đạo vàng giải thoát:

Đắm đắm say say chuyện thế gian,

Lợi danh tình ái khéo đa mang,

Bao giờ dứt bỏ tình danh lợi,

Là bước gần bên ánh đạo vàng
 
5. LÀ PHẬT TỬ CHÂN CHÁNH

Thưa qúy vị,

Hôm nay tôi xin được trình bày về ý nghĩa thế nào "là một Phật tử chân chánh".

Nhiều người tự xưng là Phật tử, nhưng khi có người hỏi thế nào là Phật tử thì giật nẩy người ra, trả lời quanh quẩn không nhằm vào đâu. Nhiều khi vô tình còn làm cho người ngoài hoài nghi chê cười. Để thành một người Phật tử chơn chánh thì cần phải để tâm công phu tu học. Tu học có nghĩa là học để thực hành. Trên đời này không có việc gì thành công tiến bộ mà không thực hành theo chỗ sở học? Huống nữa Phật tử là người tiêu biểu cho lành thiện tiến bộ?

Nói đến Phật tử chơn chánh tức là ngoài chơn chánh có hạng Phật tử tà ngụy. Phật tử tà ngụy là hạng người cũng đi chùa lạy Phật, cũng quy y Phật, nhưng lại ngấm ngầm với cái tâm lợi dụng để được quen biết nhiều người, hầu để buôn bán, vay mượn tiền bạc, để có chức phận, để được người khen, để làm áp phe, để có dịp khoe khoang con cháu tiền của danh phận, để tỏ ra đây tu lâu năm hiểu đạo nhiều, hộ cúng chùa làm việc phước thiện, quen biết nhiều thầy v.v... Họ quy y Phật mà cũng quy y ngoại đạo tà nhơn tà giáo, thờ cúng ta ma thần quỷ. Ấy là hạng tà ngụy Phật tử.

Còn Phật tử chơn chánh thì căn bản trước nhất là phải có quan niệm khách quan, nhận định đâu là chánh, đâu là tà. Chánh để theo và tà để tránh, với tâm thành cầu đạo và rõ biết người Phật tử sống với tâm hạnh nào, phải làm bổn phận gì. 

Người sống ở đời ai cũng có bổn phận: Bổn phận cha con, bổn phận vợ chồng, bổn phận vua tôi, bổn thầy trò, bổn phận công dân. Người có tín ngưỡng tôn giáo thì có bổn phận của người tín đồ, đệ tử. Nói tóm lại, ở trên đời này hễ đã sống trong cương vị nào thì có bổn phận ở cương vị đó. Nếu khôngý thức về bổn phận của mình thì chẳng khác nào ký sinh trùng hay loài ruồi muỗi cỏ cây. Vậy người Phật tử có những bổn phận nào để trở thành là người Phật tử chơn chánh? Và từ đó mới mong thánh thiện hóa đời mình trên đường giác ngộ.

Để hoàn thành bổn phận của một người Phật tử chơn chánh, căn bản trước mắt nhất phải thực hiện những điều sau đây:

1. - Thái độ chơn chánh khách quan.

Đạo Phật là đạo chánh tín. Người theo đạo Phật phải đặt niềm tin nơi sự thật, tin đúng chân lý, tin đúng chánh pháp. Do đó để khỏi rơi vào tà nhơn tà thuyết ma đạo, người tìm tôn giáo phải hết sức khách quan với tâm vô tư không một bợn nhơ thành kiến, để từ đó có thể phân biệt đâu là chánh để theo, đâu là tà để tránh. Ta phải phân biệt xét xem tôn giáo nào siêu việt tuyệt luân làm cho con người khai trí phát tuệ giác ngộ giải thoát. Phải biết nhận định tôn giáo nào mê tín dị đoan, đưa con người đến cuồng si ích kỷ hẹp hòi, vong bản quôc gia giống nòi, coi nhẹ hiếu đạo, lơ là thờ cha kính mẹ. Ta còn phải khách quan nhận định tư cách vị giáo chủ của tôn giáo đó có phải là bậc đầy đủ trí đức của bực siêu nhân cứu thế, hay chỉ là kẻ phàm tình khéo gây thanh thế rồi thần thánh hóa hoặc chỉ là ngẩu tượng thần linh huyền hoặc mơ hồ.

Người Phật tử chơn chánh còn phải dùng trí sáng suốt vô tư để phân định nền giáo lý, những lời dạy của vị giáo chủ đó có chân chánh không, có khả năng nâng cao giá trị con người trên đường thánh thiện không, có làm cho nhân loại hòa bình và có thật sự đưa nhơn loại đến cứu cánh chơn thiện mỹ an vui tịnh lạc không. Muốn đạt đến sự chân chánh khách quan của niềm tin, ta phải có trí sáng suốtnghị lực mới mong vượt qua mọi thứ cám dỗ của cảm tình bè bạn. Phải có trí tuệnghị lực để soi đường cho lý tưởng, giữ vững lập trường ngõ hầu thoát khỏi sự ràng buộc của ái tình bắt buộc, của bà con lôi kéo, của bạn bè dụ dỗ, của quyền chức danh lợi cuốn lôi.

Đức Phật nói: "Tin ta mà không hiểu ta thì sẽ hủy báng ta". Một ngày nọ, có người đệ tử đến thưa với Phật: "Bạch Đức Thế Tôn, con đến nghe Ngài thuyết pháp thật hay chí lý. Nhưng khi các Thầy bà La Môn họ cũng nói với con, đạo của họ hay lắm, cao tột lắm. vậy con không biết phải tin vào ai?". Đức Phật mỉm cười từ hòa đáp: "Con đừng vội tin vào ai hết. Con hãy dùng trí sáng suốt vô tư của con, đem những lời giảng dạy của ta và những lời giảng dạy của các thầy Bà La Môn áp dụng vào đời sống của con, và so sánh kết quả thấy lời giảng dạy nào làm cho con an lạc tiến bộ lợi ích thiết thực thì con theo vị đó".

Thật ra, chọn lấy một tín ngưỡng làm lý tưởng cho đời sống của mình không thể vì tình cảm, danh lợi hoặc phó mặc cho bà con dòng tộc đặt định, hay nhắm mắt đưa chân theo phong tục tập truyền. Nếu như thế chẳng khác nào kẻ nô lệ mặc tình để cho người đem mình ném vào ngọn lửa thiêng tế thần. Người tin tôn giáo không dùng trí tuệ xét đoán, không dùng nghị lực tự chủ, họ thường hay nói một cách vô ý thức biểu trưng cho sự nông cạn ngu dốt bằng câu: "Đạo nào cũng tốt". Thật là tai hại lắm vậy.

2. - Thành tâm cầu học.

Sau khi khách quan nhận định về giáo lý, về những chứng tích sinh hoạtthành quả quá trình của các tôn giáo, truyền bá phục vụ nhân loại, nhận thấy tôn giáo nào thật sự làm an lạc cho đời, phụng sự hòa bình thế giới không gây đau khổ cho người, thì ta quyết định tin theo. Một khi theo tôn giáo nào đó rồi, ta phải vận dụng khả năng, lợi dụng thời gian để nghiên tầm học hỏi giáo lý. Bằng không ta mắc phải lỗi lầm tin ù ù cạt cạt, tin thiếu sáng suốt nhận định, hoặc tin theo thời thế, tin để được lợi lộc, đây không phải là niềm tin chơn chánh.

Đặc biệt, người Phật tử cần phải học hỏi giáo lý của Đức Phật để đi cho đúng đường, để hiện đời được hạnh phúc tiến bộ, để tu hành đạt thành đạo quả. Nếu không học hỏi giáo lý thì chỉ là tu mù. Tu mù chẳng những không đi đến đâu mà sẽ còn rơi sâu vào hố thẳm của tà nhơn ma đạo mê hoặc. Bởi ma thường hóa hiện giả trang làm Phật. Người Phật tử nếu khong hiểu giaó lý thì dễ bị lung lạc trước những tà thuyết, ma thuật ngụy thánh. Không học hiểu giáo lý thì dễ bị tà sư bạn ác đánh lừa dẫn dắt. Không học hiểu giáo lý thì không thể nào phân định được đâu là lời Phật nói, đâu là lời chư tổ dạy, đâu là lời ma nói, và sẽ đưa đến nhận định tà kiến Phật ma lẫn lộn. Không hiểu giáo lý, không thầy chân tu thật học kinh nghiệm hướng dẫn thì không biết phương pháp tu nào để đạt được an lạc hạnh phúc, mau thành đạo quả. Không học hiểu giáo lý thì chỉ là cái vỏ danh xưng Phật tử, là kẻ tu lấy lệ, và sẽ không thể nào đạt đến đạo quả cứu cánh như Đức Phật mong muốn chúng sanh đạt thành đạo quả giác ngộ, thoát ra vòng sanh tử luân hồi.

Thế nên, người Phật tử phải khéo biết lợi dụng thời gian, hoàn cảnh và khả năng của mình để cầu học hỏi giáo lý, để thấu hiểu lời chỉ dạy của Phật, để thực hành đạo nghiệphiệu quả hơn. Không thể viện lý do vì bận rộn nhà quá, vì bận rộn công ăn việc làm quá. Biết bao giờ mới hết bận rộn? Còn hơi thở là còn bận rộn. Chúng ta bận rộn vì chúng ta đắm nhiễm vào ái ân tham vọng, vì thù tạc cảm tình và như thế mãi mãi trôi lăn trong vòng lẩn quẩn ngày qua ngày, để rồi già nua oan uổng một đời.

Nhiều người nói tôi có tham vọng ái ân gì đâu! Xin thưa cứ mãi lo sắp xếp chuyện này, lo cho đứa con kia, lo cho đứa cháu nọ, phải đi tham dự vì người ta mời, lo mua thêm cái nhà v.v... đủ thứ lý do, đó không phải là một hình thức tham vọng ái ân ích kỷ chứ là gì? Chính những thứ này nó tiêu phí thời gian, giết chết một đời hành đạo của ta. Tại sao ta không khôn ngoan hơn để phân định thời gian ra, là khi nào lo việc nhà, việc con cái, lúc nào lo học đạo, tu dưỡng thân tâm, vun bồi phước đức để tự cứu lấy ta và giúp đời? Cứ mãi miết bận lo phần vật chất ái ân giả tạm, mà quên đi phần tinh thần trường tồn thánh thiện của tâm linh, điều đó không đáng tội nghiệp cho kẻ ngu muội lấy giả làm chơn, chấp phụ làm chánh, nhận phàm làm thánh sao?

3. - Quy y Tam Bảo.

Sau khi chọn lấy đạo Phật làm niềm tin của mình rồi, thì tiếp đến là tìm thầy học đạo, chọn thầy quy y. Nghĩa là để hoàn thành xứng danh là một Phật thì ta phải quy y Tam Bảo. Tại sao ta lại phải quy y Tam Bảo? Xin thưa, quy y Tam Bảo có nghĩa là đem đời mình nương tựa Phật, Pháp, Tăng với ý chí hướng thượng trên đường giác ngộ giải thoát, để dứt khoát xa lìa phiền lụy của sanh tử luân hồi.

Thế nào gọi là quy y Tam Bảo?

Quy y Tam Bảo bao hàm ý nghĩa trở về nương tựa. Như con nương tựa với cha mẹ mà được no cơm ấm áo lớn khôn. Như học trò nương tựa với thầy để học hỏi điều hay lẽ tốt, trở thành người trí thức học rộng hiểu nhiều. Còn chúng sanh si mê lầm lạc nay hồi đầu trở về nương tựa với Tam Bảo Phật-Pháp-Tăng để trở thành hiền lương quân tử thánh thiện. Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng là nơi hiền hòa thanh tịnh, giác ngộ giải thoát các căn cội phiền não sanh tử luân hồi.

 Nhưng tại sao gọi Phật-Pháp-Tăng là Tam Bảo?

- Xin thưa, Tam Bảo có nghĩa là ba ngôi quý báu. Nên Phật-Pháp-Tăng còn được gọi là ba ngôi qúy báu. Người đời cho vàng bạc ngọc ngà kim cương hột xoàn là quý báu. Nhưng xét cho kỹ, những thứ này chỉ là đồ trang sức thân thể. Nó chẳng qua là phương tiện cho cuộc sống vật chất, mua cơm ăn áo mặc nhà ở xe cộ v.v... chứ thật sự không đem lại hạnh phúc chơn thật cho con người. Mà quan niệm nghiêm chỉnh chơn chánh về hạnh phúc là, cái gì làm cho con người được chân thật an lạc hạnh phúc vĩnh viễn thì cái đó mới gọi là quý báu.

Biết bao người vì muốn có được nhiều kim cương hột xoàn vàng bạc mà phải lập mưu tìm kế lừa dối phỉnh gạt. Biết bao người lo âu vì có nhiều kim cương hột xoàn vàng bạc. Lo âu vì sợ trộm cướp, lo âu vì sợ con cháu dâu rể biết được sẽ sanh tâm tranh giành tìm cách soán đoạt. Biết bao người vì nhiều kim cương hột xoàn vàng bạc của cải mà phải tan nhà mất mạng, hạnh phúc gia đình ly tán, tình thân quyến thuộc nhạt phai. Và cũng biết bao người không dám ăn dám mặc dám ngủ, trằn trọc suốt đêm vì sợ mất, vì muốn được nhiều thêm.

Tóm lại, kim cương hột xoàn vàng bạc của cải không phải chơn thật quý báu. Nó chỉ là phương tiện cho đời sống vật chất giúp con người bớt đi đói rách mà thôi. Nếu ai biết xử dụng nó thì cuộc sống trở nên thoải mái đạo đứcý nghĩa. Nhưng lòng người như túi tham không đáy, có bao giờ thấy đủ đâu? Lúc có dư mười đồng thấy không đủ. Khi có dư một trăm, một ngàn, mười ngàn, mười vạn cũng thấy không đủ? Cho nên càng có tiền mà không biết học hiểu và thực hành lời Phật dạy thì càng trở nên thấy thiếu, càng thêm keo kiết và càng xa dần điều ân nghĩa phước thiện. Thế thì kim cương hột xoàn vàng bạc có phải là chân thật quý báu không, thưa quý vị? Phàm ở đời, cái gì mang lại hạnh phúc thật sự và vĩnh viễn cho đời sống không lo âu mới là quý báu. Cái gì làm cho con người lo âu, thúc dục, lòng người tham lam đuổi bắt là đau khổ, là không phải quý báu.

- Tại sao Phật Pháp Tăng gọi là quý báu?

- Phật là con người như bao nhiêu con người, là một thái tử như bao nhiêu thái tử. Ngài nhận thấy cuộc đời mộng huyễn dãy đầy khổ đau, nên ngài xả bỏ tất cả sự đời, quyết tâm tu hành và đã thành Phật. Người thành Phật là người thấu rõ cội nguồn nhân sanh vũ trũ, thể nhập chân lý, sống như chân lý. Người thành Phật là người tâm thanh tịnh sánh suốt, dứt sạch phiền não, không còn sanh tử luân hồi khổ đau. Thế nên Phật nói cho đủ là Phật Đà, có nghĩa là con người đại giác ngộ, hoàn toàn giải thoát mọi thăng trầm phiền lụy của nhân thế.

Phật có ba nghĩa căn bản là: Tự giác, giác tha, và giác hạnh viên mãn.

Tự giác, nghĩa là tự mình tu hành đoạn sạch vô minh phiền não, phước huệ tròn đầy, thấu đạt chơn lý của vạn hữu, không còn sanh tử luân hồi.

Giác tha, nghĩa là đem sự giác ngộ của mình đã chứng đạt giáo hóa người đời, để cho chúng sanh biết phản tỉnh tu hành, hồi tâm hướng thiện.

Giác hạnh viên mãn, nghĩa là Phật đem sự giác ngộ của mình ra dạy dỗ chúng sanh, khiến cho chúng sanh theo đó tu hành chứng thành đạo quả, thoát khỏi vô minh phiền não sanh tử luân hồi. Như thế, Phật đã giác ngộchúng sanh nghe theo Phật dạy phát tâm tu hành cũng giác ngộ, cả Phật và chúng sanh đồng giác ngộ, nên gọi là giác hạnh viên mãn.

Phật là người đã đạt đức tánh đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại giác ngộ. Đem suốt trọn đời mình lo cứu tế nhân loại chúng sanh đang trầm luân khổ hải, thương chúng sanh như mẹ hiền thương con nhỏ, nhất tâm quyết chí xây dựng hạnh phúc chân thật cho muôn loài chúng sanh. Như thế há không xứng đáng gọi là quý báu hay sao? Phật đã thật sự đem hạnh phúc chân thật cho con người, nếu người biết sống theo lời Phật dạy. Vì thế nên người đời gọi là Phật bảo. Như thế Phật không đáng cho người đời tôn kính nương tựa quy ư ?

Pháp là giáo pháp, là lời dạy của Đức Phật. Đức Phật là bậc đại giác ngộ, nên lời dạy của Ngài là những lời giác ngộ, đúng với chân lý, thích hợp với căn tánh chúng sanh. Cũng như vị thầy thuốc giỏi bắt mạch cho toa thì trúng bệnh của mỗi bệnh nhân. Như bậc đạo sư kinh nghiệm dẫn đường thì không lạc lối. Đức Phật ra đời vì mục đích cứu độ chúng sanh. Kinh Pháp Hoa Phật nói: "Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên lớn là khai thị chúng sanh, để chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật". Tức là làm cho mỗi chúng sanh liễu ngộ Phật tánh của mình. Cho nên giáo pháp của Ngài nói ra đều nhằm mục đích trị bệnh chúng sanh hết mê lầm phiền não, được thanh tịnh an vui. Chẳng hạn thuốc Bố thí thì trị bịnh tham lam bỏn xẻn; thuốc Nhẫn nhục thì trị bịnh nóng giận; thuốc Hỷ xả trị bịnh cố chấp; thuốc Tinh tấn thì trị bịnh lười biếng; thuốc Trì giới thì trị bịnh buông lung; thuốc Ái ngữ thì trị bịnh ác khẩu; thuốc Quán bất tịnh thì trị bịnh tham dục; thuốc niệm Phật thiền định thì trị bịnh tâm loạn động. Người biết dùng thuốc giáo pháp của Phật thì sẽ có đời sống từ bi, hỷ xả, lợi tha, thanh tịnh an lạcđạt được hạnh phúc giải thoát ngay trong hiện đời chớ chẳng phải tìm đâu xa. Chúng sanh căn tánh không đồng, nên giáo pháp của Đức Phật có muôn vạn pháp môn. Quý vị thử áp dụng một trong những pháp môn Phật dạy thì sẽ thấy đời của quý vị an vui tiến bộ ngay.

Những lời Phật dạy làm cho ta hạnh phúc thánh thiện tiến hóa trên đường giác ngộ, từ phàm đến thánh, há không đáng được gọi là quý báu ư? Do ý nghĩa này mà người đời tôn kính những lời dạy của Đức Phật xưng là Pháp bảo, là nơi để nương tựa quy y.

Tăng là người thoát ly sự ràng buộc gia đình, xuất gia tu theo hạnh Phật, sống đời sống từ bi hỷ xả lợi tha với ý chí cầu đạo vô thượng Bồ đề. Tăng là người tu hành quyết đoạn trừ phiền não tham sân si, mang tâm nguyện hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giác ngộ giải thoát, cho lợi tha hạnh phúc nhân loại. Tăng nói cho đủ là Tăng già, có nghĩa là một đoàn thể người xuất gia sống hòa hợp chuyên tâm tập sống đời sống thanh tịnh như Đức Phật với tâm nguyện cầu giác ngộ, độ mình và độ người, sống bằng sáu pháp lục hòa. Thế nào là sống lục hòa? Ấy là nếp sống: 1/ Thân hòa cùng chung ở; 2/ Miệng nói lời hòa dịu không tranh cải; 3/ Ý hòa cùng vui vẻ; 4/ Vật thọ dụng cùng hòa chia sẻ cho nhau; 5/ Ý hay lời đẹp cùng hòa giải thích trao đổi; 6/ Cùng chung thọ trì giới luật của Phật hòa vui tinh tấn tu hành.

Người xuất gia làm Tăng là người quyết tâm dứt khoát bước ra khỏi nhà thế tục, nhà phiền não và nhà tam giới (dục giới, sắc giớivô sắc giới) sanh tử luân hồi. Hành trang của người xuất giatrì giới thanh tịnh. Có trì giới thanh tịnh thì trí huệ phước đức mới phát sanh, mới có cơ hội thành đạo chứng quả, mới có khả năng cứu độ chúng sanh. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: "Sanh tử căn bổn dục vi đệ nhất". Nghĩa là ái dục là nguồn gốc của sanh tử luân hồi khổ đau. Muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi phải trừ ái dục. Muốn đoạn trừ ái dục tham sân si thì cần phải giữ giới thanh tịnh

giữ giới thanh tịnh, có trang trải tình thương bình đẳng cho mọi người, có sống cuộc đời vị tha thuận hợp với luân thường đạo lý, nghĩ như chánh pháp, nói như chánh pháp và làm như chánh pháp thì mới gọi là Tăng.

Người bỏ xả hết tất cả, nguyện sống đời sống thanh tịnh đạo đức, mang đại nguyện lợi tha độ đời, đem trọn hiến dâng cho đạo pháp làm lợi ích chúng sanh, như thế không xứng đáng là quý báu ư? Vì đặc tính vị tha cao thượng hướng mình và người trên đường giải thoát, nên gọi là Tăng bảo. Như thế thì Tăng bảo không xứng đáng là nơi để cho chúng sanh quy y nương tựa học hỏi ư?

Tuy nhiên trong hàng Tăng có chơn tăng và ngụy tăng. Người Phật tử phải sáng suốt chọn chơn tăng mà quy y để cầu học. Không quy y Tăng là không đủ Tam Bảo. Không quy y Tăng thì không thể nào thông hiểu Phật lý, không thể nào đi đúng đường tu hành, không thể nào tránh được tội ngã mạn cống cao, và không thể nào tránh xúc phạm vào một trong ba ngôi Tam Bảo.

Không thể ỷ vào thế trí biện thông kinh sách nằm lòng mà không cần Tam Bảo. Hiểu giáo lý của Phật bằng sự thể hiện thực hành chứ không thể nói suông. Nếu chỉ nói suông giáo lý Phật một cách làu làu vanh vách mà trong lúc đó lại kém khuyết sự hành trì thì chẳng khác nào băng cassette, muổng múc canh, người điếc đánh đờn hay, kẻ ngày ngày đếm bạc giỏi cho người triệu phú. Cũng không thể lấy cớ vào một số ngụy tăng tà hạnhhành vi làm tổn thương đạo Pháp mà bảo rằng Tam Bảo không xứng đáng để quy y. Như thế là phạm tội quơ đủ cả nắm. Nên biết rằng mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, cuộc đời vốn là tương đối vàng thau lẫn lộn. Chúng ta phải khôn ngoan sáng suốt chọn đốt mía tốt không sâu thưởng thức, phải khéo lựa nhà không dột để ấm thân, phải thận trọng chọn vàng ròng để làm của. Không quy y Tăng thì trước nhất chính mình mất nhiều lợi lạc, lại phạm tội tăng thượng mạn, phản bội lời Phật dạy. Là Phật tử chân chánh nên tránh quan niệm sai lầm không quy y Tăng này.

Tam Bảođại lộ quang minh dẫn người ra khỏi rừng đêm chông gai tăm tối. Tam Bảothuyền Bát Nhã đưa người qua biển khổ trầm luân. Nên Cổ đức có kệ:

Mang mang trường dạ trung

Tam Bảo vi minh đăng

Thao thao khổ hải nội

Tam Bảo vi từ thuyền.

Dịch:

Hoang mang giữa quãng đêm dài

Này nơi Tam bảo là đài quang minh

Ngập trời biển khổ lênh đênh

Này nơi Tam Bảo sinh linh thuyền từ.

4. - Chọn pháp môn tu.

Sau khi đã phát tâm quy y Tam Bảo, đã trở thành chánh thức là một Phật tử, thì người Phật tử phải chọn pháp môn để tu hành. Có tu hành mới tìm được nguồn an lạc, mới có thể thành đạt đạo Bồ đề. Vì chúng sanh căn tánh bất đồng, nên Đức Phật cũng tùy theo đó chỉ bày nhiều pháp môn tu khác nhau, để thích ứng căn cơ trình độ của mỗi chúng sanh. Người Phật tử phải nên hết sức khách quan để chọn thầy, chọn bạn, chọn pháp môn tu. Sau khi chọn pháp môn tu rồi, phải thường xuyên chuyên cần thực hành, đồng thời thường đem chỗ sở học, sở tu, sở hành và những hiện tưọng cảm nhận mình đã thu hoạch để thưa hỏi với bậc thầy mà mình quy y, hay bậc minh sư thiền đức mà mình thấy có thiện duyên

Trên đưòng tu tập rất dễ bị tà ma giả hiện làm Phậtdụ dẫn người tu vào đường "tẩu hỏa nhập ma", tức là dễ lạc rơi vào đường tà nhơn cám dỗ, tà ma ngoại đạo (xin xem Triết Lý Thủ Lăng Nghiêm, phần ngũ ấm ma). Cổ đức thường nói: "Phật cao nhất xích, ma cao nhất trượng". Nếu không có thể bậc minh sư chỉ đạo thì mình cứ lầm tưởng ma là Phật, cứ ngỡ là mình đã chứng đạo, rồi vui mừng tự đắc chấp chặt vào đó để rồi vào làm quyến thuộc của ma mà không tự biết. Từ đó, đến đâu, ngồi đâu cũng nói chuyện chứng thánh, chuyện tiếp nhận ân điển viễn vông, nói những điều tưởng tượng nào là đi vân du thiên giới, tiên cảnh v.v... chứng đắc, xuất hồn xuất viá, thấy Phật này Bồ Tát nọ. Những điều đó không đúng lời Phật dạy, không đúng chánh pháp chút nào. Như thế, từ cuộc sống không tưởng này đưa đến tâm trí không còn bình thường, niềm tin mù quáng, tạo thành tâm trí băng hoại, hạnh phúc gia đình dần dần tan rã, bà con quyến thuộc lạnh nhạt xa lìa. Đó không phải là lối tu sống của người Phật tử chân chánh.

Suốt tam tạng kinh điển diễn thuật trọn cuộc đời Đức Phật hoằng pháp độ sanh, Ngài chưa từng nói những điều kỳ hoặc đó. Suốt tam tạng kinh điển cũng không có một câu văn một bài kệ nào nói việc kỳ dị để khiêu gọi thị hiếu nhằm huyễn hoặc lòng người như vậy.

Tổ Quy Sơn dạy:" Như sư thật bất minh, đương biệt cầu lương đạo". Nghĩa là, nếu như Thầy mình không phải là bậc minh sư sáng suốt, có đủ khả năng hướng dẫn mình tiến tu trên đường giác ngộ giải thoát, thì mình nên sớm đi tìm bậc minh sư khác để học đạo. Rủi gặp phải tà sư bạn ác thì mình phải dứt khoát thái độ, sớm xa lánh để khỏi rơi vào quyến thuộc của ma. Hoặc bậc Thầy mà mình quy y đã qua đời hay ở xa không liên lạc học hỏi đạo lý được, thì nên tìm xin y chỉ vị Thầy đạo đức sáng suốt khác, để cầu học hỏi Phật Pháp tu hành. Không nên có thái độ cố chấp, viện lẽ là mình đã quy y rồi, nên không cần quy y nữa. Cũng không nên có quan niệm sai lầm cố chấp, Thầy tôi dù sao đi nữa cũng là Thầy tôi, rồi mù quáng chấp chặt mãi vào đó để cho có lệ, không biết cầu học tiến tu.

Người Phật tử chân chánh cũng không nên có thái độ cực đoan là, khi thấy vị Thầy mà mình đã quy y hoặc vị khác thôi tu hoàn tục, rồi sanh tâm thất vọng uất ức buông ra những lời nguyền rủa tệ bạc. Như thế là tự mình cao ngạo gây tội tội lỗi nặng nề. Vì sao? Bởi vì, khi người hết duyên hành đạo sống đời xuất gia, thì đường đường chánh chánh hoàn tục ra đời kết thê lập nghiệp, tu hạnh cư sĩ đâu có gì lạ? Bởi duyên xuất gia đến đó là kết thúc. Đìều đáng sợ nhất và tội lỗi nhất là, kẻ mặc chiếc áo tu, mà tâm hành thế tục, mưu cầu lợi dưỡng, trọng danh lợi cá nhân hơn đoàn thể, lo ích kỷ phần mình hơn là việc lợi tha, đó mới là loại mối mọt đục khoét ngôi nhà Phật Pháp. Đấy mới là mối lo âu lớn lao cho tiền đồ Phật giáo, là tai họa của đạo pháp. Đáng lo ngại nhất, kẻ mang hình thức Tăng ở chùa mà tâm địa thế gian, làm cho đạo pháp tan hoang. Kinh Phật nói loại người này là: "Sư tử trùng thực sư tử nhục".

Phật tử chơn chánh phải hết sức cẩn trọng trong việc tìm thầy chọn bạn để học đạo; phải biết sống đời sống kiên nhẫn, dũng cảm trong việc hộ trì đạo pháp, dù gặp phải nguy khó. Là Phật tử chân chánh phải có tâm chí cầu tiến bộ hướng thượng không ngừng; phải thận trọng sáng suốt không để tình cảm dẫn dụ kéo lôi, không để trò huyễn thuật mê hoặc. Là Phật tử chơn chánh nên thực hành theo lời Phật dạy. Nên theo gót bậc chân Tăng thì nhất định sẽ gặp được Phật.

Phật tử chân chánh, muốn có được đời sống an lành hạnh phúc tiến bộ, chóng thành đạo quả giác ngộ thì phải hết sức cẩn trọng trong việc chọn thầy, chọn bạn, chọn pháp môn tu, chớ để tánh hiếu kỳ dẫn dắt, thì mới khỏi oan uổng công phu tu tập suốt cả một đời.

5. - Phụng sự đạo pháp.

Sau khi đã quy y Tam Bảo, đã tìm minh sư bạn tốt học đạo, đã chọn pháp môn tu hành, thì người Phật tử chân chánh nhất định không quy y thiên thần qủy vật, ngoại đạo tà giáo, quyết không tin theo lời khuyến dụ của bạn tà, ác đảng ngụy trang thân thiện nhơn nghĩa, tự xưng Phật này nhập về mình, Thánh kia đã chứng cho, Bồ Tát nọ đã nói chuyện. Tất cả đều là huyễn thuật hoang đường, đều là ý đồ tà tâm mê hoặc.

Cuộc đời dưới con mắt của người thường, thì vàng thau lẫn lộn, thánh phàm khó phân. Thế gian này cũng lắm tổ chức, chùa viện với nhãn hiệu từ thiện tu hành, và cũng đã có biết bao kẻ hiếu kỳ nhẹ dạ, cả Phật tử nữa đã nhiệt tâm muốn làm việc hữu ích, vội vã tin theo, tổn công phí sức, tiêu hao tiền của, mà không đạt được như ý nguyện, rồi đâm ra thất vọng oán thán. Lại có những Phật tử nghe lời ngọt bùi của bạn bè, hoặc nghe những lời than vãn của kẻ mang lớp áo nhà tu, những người mang danh nghĩa hộ đạo giúp chùa làm từ thiện, hay nông nổi vội tin ông kia bà nọ tu đắc đạo chứng quả rồi hấp tấp chạy theo, tốn hao tiền của, tâm thần không còn bình thường, gia đình mất hạnh phúc. Đó là hậu quả của những kẻ thiếu sáng suốt để chọn thầy tốt, bạn hiền, những kẻ hiếu kỳ vội tin lời bùi ngọt, để phục vụ cho tà đạo tà pháp tà sư.

Người Phật tử chân chánh phải bình tĩnh nhận định, phải học hỏi bậc minh sư. Người học Phật không thể để tình cảm phủ che lý trí.

Điều hết sức lưu ý là đừng nghe lời rỉ tai dụ hoặc về chuyện kỳ lạ bà kia ông nọ chứng thánh chứng thần. Đó là chứng đạo tà ma chứ không phải là chân chánh Phật. (Xin xem Triết Lý Thủ Lăng Nghiêm, phần Đại thừa Tâm giới).

Phật tử chân chánh điều tối quan trọng là phải biết chọn thầy để quy y, phải biết chọn pháp môn để tu hành, phải biết bình tâm thanh tịnh hóa đời mình mỗi lúc một thêm tiến bộ, và phải ngày đêm tận tâm phục vụ chánh pháp đúng chỗ, để cho vườn phước đức trổ hoa, để cho tâm Bồ đề tỏa ngát hương giải thoát, để cho đời mình mát tươi và để cho tâm mình mở rộng biển trí tuệ thênh thang. Thế mới là Phật tử chân chánh.
 
 

6. CÔNG ĐỨC BỐ THÍ

Kính thưa quý vị,

Bố thí là hạnh dễ làm mà ai cũng có thể làm được, dù ở trong hoàn cảnh nào. Nhưng lại có biết bao người không làm được, thật đáng thương. Công đức bố thí thật là to lớn, có khả năng hoán cải được vận mạng con người. Vì thế nên bố thí đứng đầu trong sáu hạnh Ba la mật của lục độ Bồ Tát.

Thường thì con người hay tham tiếc. Ngay ở cái tuổi bé thơ lòng tham tiếc cũng đã nẩy nở và nẩy nở phát triển theo thời gian, hoàn cảnh và cơ thể của con người.

Đứa hài nhi đang ngậm bú vú mẹ, bị mẹ lấy ra để chuyển qua vú khác, đứa hài nhi liền giãy giụa la khóc ngất lên, vì tức giận tưởng rằng mất bú. Câu bé đang chơi những đồ chơi của mình, bị người khác đến lấy, cậu bé liền giận tức la lên, giậm chân giựt lại muốn đánh người lấy đồ của cậu. Người giàu có thì muốn giàu thêm không mấy khi đem lòng thương giúp đỡ kẻ nghèo thiếu. Kẻ nghèo thiếu thì suốt ngày lo cơm no áo ấm, muốn phát tâm làm việc phước đức, nhưng lại không đủ sức phương tiện. Nghĩa là con người sống trong lẩn quẩn, nghèo thì không đủ phương tiện, giàu thì keo kiết, cứ thế triền miên quanh quẩn trong tham lam lẫn tiếc keo kiết bỏn sẻn không lúc nào thôi.

Trong kinh Bách Dụ, Đức Phật kể một câu chuyện như thế này: "Có một anh nhà giàu muốn mời bạn bè đến nhà đãi tiệc, để khoe khoang sự giàu có sang trọng của mình. Anh có tánh lo xa, đã tốn bao nhiêu ngày để trang hoàng nhà cửa lộng lẫy, và đã chọn mua những con bò sữa tốt đem về nuôi để lấy sữa tươi đãi bạn bè với dụng ý khoe mình giàu sang.

Ngày đãi khách chưa đến, nên anh không vắt sữa bò. Thay vì hằng ngày nên vắt sữa uống để cho bò sanh thêm sữa mới tốt tươi, thì trái lại anh cũng không dám làm. Anh nghĩ bụng rằng, ta để dành sữa trong bụng bò, đến ngày đãi tiệc, lúc đó vắt thì sữa chẳng những tươi thơm mà còn sẽ được nhiều gấp mấy lần hơn! Không ngờ, đến ngày yến tiệc, bạn bè đến đông đảo, anh cho người giúp việc đem bò đi tắm rửa sạch sẽ rồi dắt đến trước bạn bè với dụng ý khoe bò mập tốt, sữa tươi ngon. Rồi anh chọn lấy những chiếc bình pha lê cổ kính quý giá đem ra để đựng sữa, nhưng không ngờ, khi vắt sữa thì sữa bò đã khô cạn từ lúc nào rồi! Anh ngạc nhiên trố mắt nhìn thấy làm quái lạ, bối rối nói với các bạn bè của anh rằng: "Mấy ngày trước đây sữa bò căng đầy, tôi không dám vắt uống, vì ý định để đợi đến hôm nay vắt sữa tươi mừng đãi các bạn. Nhưng không ngờ sữa đã khô cạn!" Bạn bè ai nấy nghe qua đều thầm bụng cười chê anh ta là kẻ ngu ngốc, tiếc của không đúng cách, kết quả là không dám uống dùng mà cũng không còn sữa!

Có ai khùng điên chứa sữa trong bụng bò mà bò lại có thể tiếp tục sanh sữa mới bao giờ! Cũng vậy, trên đời này có biết bao người hôm nay có khả năng làm việc bố thí mà cứ nói kẹt hẹn chừng nào khá dư sẽ làm. Nhưng đâu có ngờ thời gian sau đó xảy ra tai nạn, cướp giựt, con cháu phá hại hoặc nhà nước tịch thu hoặc chết, nên không dịp làm được việc bố thí phước thiện. Hoặc có kẻ vì ích kỷ chỉ lo cho chồng vợ con cái được no cơm ấm áo, giàu có dư để, mà phải chạy đôn chạy đáo dối láo chụp giựt lường gạt người khác, để cho gia đình mình được hưởng, mà rốt cuộc chỉ một mình chịu tội. Ăn chung mà chịu tội riêng.

Có kẻ cúng tiền vào việc làm phước thiện lại kể công kể nghĩa. Thậm chí có kẻ đã cúng tiền vào ngôi Tam Bảo để nuôi nấng tăng chúng, in kinh sách ấn tống, đúc tượng Phật, xây cất chùa viện với ý đồ để được người khen, hoặc muốn có được quyền danh, hoặc sau đó thay lòng đổi dạ làm khó dễ để đòi tiền lại, hoặc cúng giúp ít mà khoe khoang kể lể cúng nhiều. Nghĩa là lòng người luôn luôn thay đổi khó lường, lại không dám nhận thực mình năm nay khá hơn năm rồi. Bây giờ mình có tiền hơn lúc trước. Cứ luôn luôn dối lòng dối người nói mình nghèo. Bởi con người luôn luôn xem nặng tiền bạc của cảiche dấu phủ nhận phước báo của mình có được, che dấu sự thật về sự khá giả của mình. Tuy được khá giả giàu có mà cứ dối, than nghèo nói kẹt, vô tình tạo thành cái nhơn tâm địa nghĩ nghèo, lời nói nghèo, việc làm keo kiết bỏn sẻn, do đó vô tình đã tạo thành cái nhơn chủng tử nghèo thiếu nơi tâm thức. Như thế trước sau chậm mau gì những người ấy cũng sẽ phải chịu cái quả nghèo thiếu.

Dù cho có người nào do nhờ tu phước đời trước mà đời này được giàu có, nhưng với tâm địa, lời nói, hành động bỏn sẻn keo kiết dối người lợi mình như trên đây, rồi cũng sẽ rơi vào những kiếp nghèo đói tiếp theo sau đó. Bởi nhân nào thì sẽ lãnh quả nấy, như bóng theo hình, như vang theo tiếng. 

Tâm tánh của chúng sanh thường là bất nhứt, uẩn khúc bất trắc, không sống đúng với sự thật, hay nói quanh co, viện lý do lý do khác để thối thác việc làm từ thiện lợi tha, nên Đức Phật động lòng thương đã mở ra phương pháp tu bố thí để thoát kiếp nghèo đói bởi lòng bỏn sẻn tạo ra, ngõ hầu để cho mọi người trở thành giàu sanh và từ đó trở thành bậc Bồ Tát sống tự tại giải thoát. Phương pháp tiêu trừ nghèo đói bần cùng do lòng bỏn sẻn gây nên, không phương pháp nào hơn là bố thí.

Bố thípháp hạnh đứng đầu trong sáu pháp Lục độ Ba la mật của người tu hạnh Bồ Tát. Người muốn thực hành hạnh Bồ Tát để đạt thành quả vị Bồ Tát thì trước hết phải tu hạnh bố thí. Có thực hành hạnh bố thí mới dẹp được lòng bỏn sẻn keo kiệt, mới mở rộng lòng từ bi tế độ, mới thông cảm được nỗi nghèo khổ của mọi người. Có bố thí mới thoát được cái khổ nghèo đói của mình và người. Đức Phật đã xác định rằng, việc bố thí tiền tài dễ làm và được hưởng phước báo giàu có của nhơn thiên. Phước báo này có ngày sẽ hết, nếu chỉ hưởng mà không biết tiếp tục tu hạnh bố thí. Còn bố thí pháp thì khó làm, nên được phước báo trí tuệ giải thoát vô tận.

Nhưng làm thế nào để thực hiện được bố thí pháp? Bất cứ ai trong chúng ta đều cũng có thể thực hiện được tài thí. Vì người sống trên đời này bất luận nghèo giàu sang hèn, dù ít dù nhiều, ai cũng có tiền của vật dụng. Tùy theo hoàn cảnh khả năng của mình mà thực hành hạnh bố thí.

Chẳng hạn như cậu bé nhín bớt tiền mẹ cho mua quà bánh để giúp người ăn mày cũng là bố thí. Tài thí là đem tiền của giúp đạo giúp đời. Đó là cách tạo cái nhơn giàu sang cho mình mà cũng là một cách kết thiện duyên với mọi người. Khéo hơn nữa, nếu biết đem tiền của nuôi dưỡng tăng ni chân chánh để ngày ngày họ yên tâm tu tập. Một khi những vị này trở thành người trí thức đạo đức đi khắp đó đây hoằng pháp độ đời, đó là cách trồng nhơn bố thí pháp. Hoặc đem tịnh tài cúng vào việc in kinh sách Phật để truyền bá cho mọi người nghiên cứu đọc tụng tu niệm thì đó cũng là cách bố thí pháp. Bố thí pháp thì cao quý lợi ích rộng khắp, được phước giác ngộ vô lậu. Bố thí pháp tuy ít thấy hình thức, không có bề nổi, ít người để ý thực hành, nhưng công đức tuyệt diệu siêu đẳng. Thế thường hễ có hữu hình là hữu hoại. Hữu hình thì dễ sanh hữu danh, hữu lợi dễ sanh ra tranh chấp

Lại nữa, nếu vì cảm tình, vì mê tín, vì thương hại tội nghiệp mà giúp đỡ hạng tà sư, thầy dốt không giới hạnh cũng mang y mặc áo đội lớp xuất gia, để xây chùa cất am dung dưỡng tà tâm dị đoan, mê hoặc lòng người, làm tăng thêm tự cao danh lợi, thì việc bố thí đó vô tình làm hại đến chánh pháp, không những tốn công hao của mà rốt cuộc tự mình không được phước đức gì, lại còn làm hại đến niềm tin của người khác, như thế thì mắc tội lỗi to lớn bằng như tội tiêu diệt Phật Pháp. Vì sao? Vì tiếp tay với chúng ma âm thầm phá đạo. Cho nên bố thí phải dùng trí tuệ nhận định đâu là chánh nên làm, đâu là tà nên tránh. Có như thế mới mong gặt được nhiều phước đức, đạt được đạo quả giác ngộ giải thoát.

Nhân đây, tôi xin lược dẫn trong các kinh luận Phật giáo nói về sự lợi ích của tài thípháp thí để quý vị liễu tri.

- Kinh Đại thừa Lý Thú Lục Ba La Mật quyển bốn nói: "Tiền tài càng bố thí càng ít, cuối cùng có lúc dùng hết. Pháp thí càng giảng nói càng to, càng bố thí càng rộng khắp không bao giờ hết. Người tiếp nhận tài thí thì chỉ được lợi ích trong hiện tại, còn người tiếp nhận pháp thí thì hiện tại và tương lai đều được lợi ích. Tài thí chỉ có người bố thí thì mới được lợi ích, còn người thọ của bố thí thì không được lợi ích phước báo. Pháp thí thì người bố thí cũng như người thọ thí đều được lợi ích. Bởi vì người được nghe Phật Pháp thì hay phát tâm Bồ để, mau chóng phát sanh trí tuệ vô thượng".

- Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa quyển bảy nói: "Trong các thứ bố thí, chỉ có bố thí Pháp là được phước đức thù thắng vi diệu hơn cả".

- Kinh Đại Tập nói: "Bố thí tiền của nhiều đến mấy cũng không bằng đem tâm chí thành khẩn thiết trì tụng một câu kinh, một bài kệ trong kinh".

- Kinh Kim Quang Minh Tối thắng Vương quyển ba nói: "Nguồn tài thí và sức ảnh hưởng của nó thì vô cùng. Tài thí chỉ được phước báo của cõi người cõi trời, còn pháp thí mới có thể siêu xuất tam giới luân hồi. Tài thí chỉ có thể làm cho người bố thí tăng thêm phước lành, còn pháp thí thì làm cho người bố thí cũng như người thọ thí đồng thời tăng trưởng phước đức. Tài thí chỉ có lợi ích cho thân thể, còn pháp thí thì lợi ích cả thân và tâm, cả thần trí và tánh tình, thanh tịnh hóa tâm linh và hoàn cảnh".

- Luận Đại Trí Độ quyển thứ mười một nói: "Tài thí chỉ có thể làm giảm bớt phiền khổ cho riêng mình trong giai đoạn nào đó, còn pháp thí mới có thể triệt để đoạn trừ phiền não. Tài thí có thể thọ được phước báo của cõi nhơn thiên, còn pháp thí thì đạt được quả vị của ba thừa Thanh Văn, Duyên GiácBồ Tát. Không luận là ngườì thông minh hay ngu dốt đều có thể làm việc tài thí, nhưng người trí huệ mới có thể thực hành việc pháp thí. Loại động vật ngu muội từ côn trùng cho đến loài súc sanh đều có thể tiếp thọ tài thí, còn pháp thí thì chỉ có hạng người tai mắt thông tuệ thiện căn mới có thể tiếp nhận được. Tài thí có lúc làm cho người thọ nhận tăng thêm lòng tham ái, còn pháp thí thì hay khiến cho người nhận trừ phiền não, tham ái, oán hận, ngu si. Tài thí làm vui thân thể, còn pháp thí làm vui tâm linh. Người làm việc tài thí thì được người đời quý kính. Quả báo của tài thí thì thanh tịnh ít mà cấu uế nhiều, quả báo của pháp thí thì thanh tịnh nhiều mà cấu uế ít. Làm việc tài thí lớn thì cần phải nhiều người hợp lực xuất nhiều tiền của thì việc mới thành, còn làm việc pháp thí lớn thì chỉ cần xuất tâm trí là đủ, không cần phải phiền cực đến thầy bạn góp sức, đợi chờ nhiều thời gian. Người làm việc tài thí thì tương lai được giàu có tiền của, người làm việc pháp thí thì tương lai được giàu có trí tuệ".

- Kinh Vị Tằng Hữu nói: "Bố thí tài vật của báu chỉ có thể cứu giúp người nghèo thiếu một lúc. Còn bố thí pháp thì có thể khiến cho chúng sanh trọn đời thọ dụng an vui".

- Luận Đại Trượng Phu phẩm thứ mười bốn nói: "Để thích hợp với kẻ tham ái thì trước nên làm việc bố thí tiền tài để tạo sự quan hệ với họ, rồi sau đó thuyết pháp cho họ, như thế thì họ dễ dàng tiếp thọ hơn. Tài thíphương tiện còn pháp thímục đích. Đối với kẻ tham ái thì nên nói bố thí tài, đối với kẻ ngu si thì nên nói bố thí pháp. Nói cách khác, tài thí làm đầy đủ tham dục của muôn loại. Người bố thí tài thì sẽ được giàu có vô tận, còn người bố thí pháp thì sẽ được trí huệ vô cùng. Người bố thí tài làm cho kẻ ngu ưa thích, người bố thí pháp thì làm cho kẻ trí mến mộ. Tài thí làm giảm trừ sự bần cùng, pháp thí hay giải trừ sự thiếu thốn của tâm linh".

- Luận Du Đà Sư Địa quyển bảy mươi nói: "Tài thí có khi khiến cho người tạo nghiệp ác, còn pháp thí nhất định khiến cho người phát tâm làm việc lành. Tài thí có lúc làm cho người sanh khởi phiền não. Tài thí có thể khiến cho người an vui trong tội ác, còn pháp thí thì không ngừng khiến cho người sản sanh tâm thuần tịnh lương thiện an vui. Tài thí thì dễ, không luận thánh hiền xuất thế hay không xuất thế, lớn bé đều có thể làm được, nhưng pháp thí thì chỉ khi nào Phật xuất thế mới có thể làm được. Nếu không có Phật xuất thế thì rất khó có được Phật Pháp. Vì vậy, pháp thí so với tài thí thì quý giá hơn, khó làm hơn".

Muốn đoạn tuyệt cội nguồn khổ đau, muốn tận trừ hậu quả bần cùng nghèo đói, muốn tạo cho mình cuộc sống giàu sang phước thiện, muốn tiến bước trên đường đạo hạnh thênh thang sáng ngời của Bồ Tát, thì cần phải tu hạnh bố thí. Đạo Phật không chú trọng lý thuyết suông. Người thực hành hạnh tài thí chẳng khác nào tự mình đem hạt giống các loại lúa, bắp, đậu, hoa gieo trồng trên ruộng đất phước đức phì nhiêu. Trái lại, người keo kiết bỏn sẻn thì chẳng khác nào như kẻ để dành sữa trong bụng bò không dám lấy uống, như kẻ sợ hao mất các hạt giống lúa, bắp, đậu, hoa không dám gieo trồng, cứ lẩn tiếc giữ cho đến hư mục. Người tu hạnh bố thí pháp là người tự mình cầm lấy đuốc sáng và đồng thời thắp nhiều đuốc trao cho những kẻ khác cùng cầm. Như thế, chẳng những đuốc mình tiếp tục rực sáng không tổn hại chút nào, mà bao ngọn đuốc của những người khác cũng cùng rực sáng phá tan màn lớp tăm tối vô minh sâu dày từ đáy thẳm của tâm thức mang lại cho cuộc đời.

Bố thí mang đặc tính quan trọng quyết định trong bước đường tiến đến đạo quả Bồ Tát như thế, nên Đức Phật đã nói: "Bố thí đứng hàng đầu trong sáu pháp tu lục độ của Bồ Tát". Sáu pháp Lục Độ là: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ. Pháp bố thíbước đầu khai mở hạnh nguyện Từ Bi Hỷ Xả, diệt trừ ma nghèo đói thiếu thốn. Nên xưa nay những đệ tử của Đức Phật muốn đạt thành đạo quả Bồ Tát thì trước nhất phải tu hạnh bố thí.

Những người thực hành tài thí, là những người biết đem tiền của vật chất giúp đỡ kẻ khốn cùng tàn tật bệnh hoạn, hoặc đem tiền của cúng chùa để xây dựng ngôi Tam Bảo. Những người như thế kinh sử còn ghi rõ, và đã được tăng tín đồ Phật giáo kính trọng, như tấm gương soi sáng muôn đời cho những ai muốn thoát khỏi kiếp nghèo đói, để đạt đến giàu sangquả vị sáng ngời của Bồ Tát. Một trong những tấm gương sáng đó là cư sĩ Cấp Cô Độc, người đã mua đất cất tinh xá dâng cúng cho Đức Phậttăng chúng để làm nơi an trú hành đạo. Vua A Dục một bậc đế vương vô tiền khoáng hậu thâm sâu thực hành hạnh bố thí, dầy công ủng hộ Phật Pháp.

Theo nhiều kinh sử ghi chép thì tiền thân của vua A Dục vốn là một cậu bé sanh trong thời Đức Phật tại thế. Lúc cậu bé đang bốc đất chơi với đám trẻ ngoài đường, bỗng nhiên thấy Đức Phậtchư tăng đi khất thực, cậu khởi tâm vui mừng liền lấy mấy cái bánh đất đang chơi thành tâm quỳ dâng cúng Phật. Nhờ thành tâm đảnh lễ cúng dường mà cậu được phước báo đặc thù, sau khi Phật nhập Niết Bàn, cậu bé đã đầu thai trở lại làm vua A Dục, hết lòng ủng hộ Phật Pháp.

Cư sĩ Thuần Đà làm nghề thợ rèn nhờ cúng dường Phật Pháp và chư tăng bữa cơm trước khi Phật nhập Niết Bàn mà được phước báo thành bậc trưởng giả giàu sang đời đời tận tâm ủng hộ sự nghiệp hoằng phápcuối cùng đạt đến quả vị Thập Địa Bồ Tát.

Nàng Su Già Ta, một thôn nữ chăn bò, thấy thái tử Tất Tạt Đa thân hình ốm gầy tiều tụy té qụy, trước khi lần bước đến gốc cây Bồ Đề, trên đường từ bỏ rừng già sau sáu năm tu khổ hạnh, nàng đã dâng cúng thái tử Tất Tạt Đa bát sữa, nhờ đó mà có đưọc phước báo đời đời làm hoàng hậu hiền đức thành tâm hộ trì Tam Bảođời sau chứng được đạo quả Bồ Tát

Trong kinh điển Phật giáo nhất là bộ kinh Đại Bát Niết Bàn còn ghi rõ, rất nhiều người nhờ tu hạnh bố thí mà được phước báo giàu sang, đạt thành đạo quả Bồ Tát, được Phật thọthành Phật trong tương lai.

Ta cũng thấy rằng, xưa nay chưa có ai tu hạnh bố thí mà trở nên sạt nghiệp phải lâm vào cảnh bần cùng nghèo đói. Thực tế của thế gian này, kẻ nghèo đói đầy dẫy khắp trên mặt đất, trong lúc đó người giàu sang số lượng ít oi. Nếu chúng ta bình tâm suy nghiệm sẽ không có gì khó hiểu, tại sao lại có hiện tượng kỳ lạ như vậy. Điều này, nguyên do là bởi phần đông người đời nhiều tham lam bỏn sẻn, mà người rộng lượng hỷ xả bố thí lại quá ít! Nhất là đa số kẻ giàu có thì khó làm việc bố thí cúng dường. Thường thì người giàu có xem tiền của giữ tom góp để được giàu thêm, mà chính cả bản thân họ cũng không dám tiêu dùng!

Nhơn nào quả nấy như bóng theo hình. Người nghèo khó có tâm bố thí, nhờ tạo nhơn bố thí nên được giàu có. Đến khi giàu có thì lại keo kiết bỏn sẻn bo bo giữ của, nên trở lại nghèo khổ. Cứ như thế luân hồi đổi thay mãi mãi. Những ai muốn thoát khỏi kiếp nghèo đói để được giàu sang, muốn thánh thiện hóa đời mình đến quả vị Bồ Tát, Phật, thì nên nghe lời Phật dạy, phát tâm Bồ Đề cố gắng tu hạnh Bố Thí
 
 

7. HỐ THẲM CUỘC ĐỜI

Thưa quý vị, 

Hôm nay tôi xin lược trình bày về hố thẳm cuộc đời để chúng ta cùng suy ngẫm.

Cuộc đời như biển cả mênh mông với sóng gió ba đào ngầm và nước xoáy, mà kiếp sống con người trong cõi đời như chiếc thuyền trên biển cả đại dương. Nếu thuyền khéo lái và biết giỏi hải bàn thì thuyền sẽ đi đúng hướng, thoát khỏi hiểm nguy sóng gió ba đào bão tố đá ngầm và nước xoáy, an ổn đến đích bến bờ. ngược lại, vụng tay lái, sai hải bàn thì thuyền sẽ phiêu bạc dẫn đến đói khát, tan thân mất mạng dưới làn sóng bạc cá dữ hoặc vùi sâu dưới đáy biển.

Người sống trên đời với bao sự cám dỗ của ngũ lục lạc trần gian, nào tiền bạc danh lợi, ái tình, ăn, ngủ đủ trò hấp dẫn thị hiếu tham muốn, những thứ này nhận chìm kiếp sống thanh cao giải thoát của con người. Nếu không biết chọn định hướng để đi, không khéo hướng thiện thuyền đời mình thì sẽ bị đọa đầy kiếp sống, dễ dàng rơi vào hố thẳm hủy diệt, như thuyền trên biển cả, như chén ngọc pha lê để trên triền dốc, sẵn sàng cuộn lăn đụng vào đá sỏi vỡ tan thành mảnh vụn, trước khi lăn đến chân dốc cuối ghềnh.

Bạn có thấy chăng, khu rừng trước mặt bạn kia có muôn hoa và ngàn thứ trái. Muốn hái được những hoa và trái đó, bạn phải trải qua những đoạn đường khúc khủyu quanh co có nhiều hầm hố thác ghềnh với rắn rết thú dữ ẩn núp chờ vồ lấy mồi. Bạn có biết chăng trong những loài hoa trái đó có thứ hoa có hương lẫn sắc, có thứ hoa có sắc không hương, có thứ hoa màu cánh mềm dịu sắc đẹp mê người, nhưng bạn nên nhớ rằng ẩn dưới cánh hoa mỹ miều kia đầy gai nhọn và phấn hương có thể làm hại người. Trái rừng cũng có nhiều loại lắm! Có loại thơm ngọt, có loại ăn vào chết dại phá hoại mạng sống con người. Nếu bạn không gặp thợ rừng kinh nghiệm tốt bụng tận tâm cặn kẻ chỉ dẫn, thì bạn sẽ mang họa vào thân đấy.

Bạn ạ! Có lẽ cũng như tôi cùng giống nhau khía cạnh nhận thấy, lẽ nào bạn không rõ đường muôn vạn nẻo, tình đời lắm lắc léo, nhạc đời có muôn điệu và hoa đời cũng lắm cách kiểu khiêu gợi lôi cuốn người đắm say! Khéo đấy bạn nhé, đưa tay hái, gai quào máu chảy, trụy lạc đọa đày. Có những kẻ đã tiêu phí gần trọn một đời để đuổi bắt hương sắc ái tình của trần gian đến nỗi thân tàn sức kiết, đầu bạc da nhăn, nhưng rốt cùng không có lấy một kết quả như ước mong, mà chỉ toàn chuốc lấy thất vọng đớn đau sau mỗi lần chụp bắt hy vọng. Có những bạn trẻ lòng đầy nhiệt huyết với tánh tự hào háo thắng cho mình có đủ khả năng và bản lĩnh, không cần đến sự chỉ dẫn của người có kinh nghiệm thiện tâm, lại cũng chẳng có những giây phút bình tâm suy nghĩ trước khi hành động, mà chỉ biết tự mãn với vài thắng lợi cỏn con lần đầu, tưởng như thế là mình tài ba thắng lợi rồi, từ đó sanh lòng kiêu căng tự đắc lấy hết sức phóng mình giong ruổi rượt bắt lợi danh ái tình, để rồi mỗi ngày mỗi thêm lún sâu sâu đời mình trong vũng xình lầy tham vọng tội lỗi mà không hay biết, kết quả một đời thân tàn ma dại, hình hài tiều tụy, tâm trí khổ đau bất thường, người không ra người, sống không ra sống. Có những kẻ tự hủy đời mình cho lửa ái tình ngũ dục như những mảnh trầm hương đốt thiêu trong lư đồng đầy tro bụi. Đó là những kẻ không biết sống chánh niệm, để mình buông trôi theo ý thích vọng tâm.

Bạn có biết chăng, con người không phải chỉ lo sống thỏa mãn dục vọng cho xác thân, mà cái cao thượng của con người là phần tinh thần. Tinh thần điều khiển thân thể. Tinh thần điều khiển suốt cả đời người. Con người là sinh vật cao quý, trí tuệ linh hoạt nhất trong muôn loài sinh vật. Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật nói: "Khả năng đặc thù cao quý của con người có thể làm tất cả việc lành thiện". Nhà bác học Pascal đã nói: "Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy có tư tưởng". Giá trị con người là ở tư tưởng biết sống, tinh thần đạo đức, sống trong tỉnh thức. Nếu con người biết hướng tới đời mình trong ba đặc tính này thì sẽ được an lành thánh thiện.

Bạn có biết ai là người biết sống với đặc tánh này mà được từ thế hệ này đến thế hệ khác lớp lớp ức triệu người như một, nối tiếp nhau tôn kính, học hỏi noi gương theo không?

Này bạn ạ! Ấy là thái tử Tất Đạt Đa người con của hoàng hậu Ma Gia và vua Tịnh Phạnthành Ca Tỳ La Vệ xứ Ấn Độ. Vị thái tử này không giống ở chỗ là sau khi ý thức được danh lợi quyền uy của thế gianmộng huyễn, nên đã dứt khoát từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ và cả ngôi vua mà thái tử là người sắp được kế vị. Thái tử đổi áo cẩm bào của một đông cung thái tử để mặc lên mình chiếc cà sa của người tăng sĩ, xuất gia với đời sống tu hành thanh đạm, với ý chí sắc son, với tâm thức chánh niệm và sau đó giác ngộ thành đạo chánh đẳng chánh giác với danh hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Người đã biết sống trong chánh niệm, đã biết thúc liễm thân tâm, đã đạt tột cùng của sự tỉnh thức, nên đã thấu suốt chân lý, rõ thông cội nguồn của kiếp sống nhơn sanh và vạn loại, nên được trời người vinh danh là Phật. Phật đã mở ra vườn hoa đạo hạnh để cho những ai biết sống chánh niệm vào đó tuỳ thích thưởng thức sắc hương giải thoát.

Giờ đây bạn bước vào vườn hoa đạo hạnh, tùy theo bạn muốn thưởng thức thứ hương hoa giải thoát nào thì bạn cứ tự tiện. Có đủ thứ hoa. Hoa lục độ, hoa tứ đế, hoa bát chánh đạo, hoa thập nhị nhơn duyên, hoa thất bồ đề phần v.v... Nhưng khi thưởng thức hoa, bạn nên biết rằng bạn đang thưởng thức hoa và hoa nào bạn đang thưởng thức. Như thế là bạn tận hưởng trọn vẹn hương vị sắc thắm của hoa. Bạn chớ nên đang thưởng thức hoa này, mà mắt bạn phóng nhìn hoa khác, và tâm bạn muốn cùng một lúc ngắm nhìn chụp bắt tất cả hoa bướm trong vườn để thưởng thức, hoặc đang ngắm hoa mà tư tưởng bạn lại miên man về một chuyện nào đâu đâu của dĩ vãng hoặc mơ mộng một tương lai. Như thế, bạn chẳng những không thưởng thứ trọn vẹn hương sắc của hoa, mà còn không tránh khỏi gai hoa quào rách da thịt đau nhức. Ngắm hoa mà biết để tâm ý trọn vẹn nơi hoa thì sẽ thưởng thức được cái tuyệt diệu hương thơm sắc thắm của hoa, lại tránh được gai hoa đâm quào rách da chảy máu. Động tác với ý thức như đây là chứng tỏ bạn đang sống tỉnh thức ngay trong thực tại, tâm ý bạn hài hòa vơi hương sắc hoa màu. Nghĩa là bạn đang thực sống trọn vẹn ý nghĩa thưởng thức hoa trong chánh niệm.

Biết đem trọn tâm thức sống trong thực tạiphương pháp sống của người thăng tiến trên đường thánh thiện. Đức Phật quở trách những người học đạo mà lại sống tâm phàm tục. Những kẻ xuất gia mà lòng đầy chuyện thế gian thì Đức Phật và chư Tổ cho là "thân tuy xuất gia mà tâm chưa vào đạo". Còn những người tự nhận là Phật tử, không biết chọn thầy lựa bạn hộ đạo, không lo tu tâm sửa tánh, hối cải lỗi lầm, lại thích lạm bàn chuyện thánh hiền, xuyên tạc bới móc vu khống người tu hành, hạng người này đến chùa không phải học đạo tu tâm, mà cốt để tìm bạn mua vui giải muộn, có dịp tụ năm tụ bảy nói chuyện thế gian ồn ào, chê trách thầy này, ganh ghét người nọ, lo chuyện thị phi, trong lúc đó họ quên chính bản thân họ chưa phát tâm Bồ đề, kém vun bồi phước đức.

Có những kẻ tự xưng Phật tử mà lại muốn khống chế chùa viện, sai khiến tăng ni, nghe theo họ thì họ bốc thơm cho là tu hiền đạo hạnh, được yên thân, không nghe theo họ thì bị họ bị xấu mềm xương, nhẫn nhục không nỗi phải bỏ chùa đi. Những kẻ này gọi là ác tặc, tà ngụy Phật tử. lại có hạng người ở nhà sợ vợ, sợ con, sợ chồng, nhưng khi đến chùa thì lại muốn ra oai chỉ huy tăng ni, đạo hữu khác, ý đồ nắm lấy chức phận quyền danh, muốn được tăng ni chìu chuộng, muốn khống chế người hiền. Hạng người này gọi là trị sư, cha sư, mẹ sư. Trừ phi họ trị ngụy tăng, tà sư thì mới tránh được tội danh là xiển đề ác tặc trong Phật Pháp. Người có tâm thành trị tà sư ngụy tăng thì được xưng danhhộ pháp.

Người tu Phật chơn chánh tuyệt đối không đặt điều mạ lỵ, phải luôn luôn hiểu tội phước nhân quả, không gây ra phiền muộn khổ đau cho người khác, không làm tổn thương ngôi Tam Bảo, ấy là người Phật tử tỉnh thức sống trong chánh niệm. Người tỉnh thức biết mình biết người biết hoàn cảnh, biết tiến biết thối, biết tiếp nối nguồn sống giác ngộ của Phật.

Người tu Phật đối với việc qua rồi thì cho nó qua. Không nên nghĩ nhớ luyến tiếc bận lòng. Để tâm hồn rảnh rang thong thả "vô tâm thì đạo có cơ dễ tìm". Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại. Không có ai có thể tắm nước cùng một dòng sông hai lần. Con người không có hai lần tuổi xuân xanh, không có hai thời thuổi thanh niên trong cùng một đời người. Quá khứ đã qua rồi ngồi tiếc nuối làm chi cho thêm khổ tâm nhọc trí, trong khi còn biết bao việc trong hiện tại để làm hầu xây đắp hạnh phúc sáng sủa hơn. Tương lai chưa đến mong chờ làm chi cho thêm cực lòng nhọc xác. Hãy sống trong hiện tại, hiện tại là quý giá nhất. Tất cả sự thành bại trong cuộc đời đều được quyết định trong hiện tại, khéo hay vụng, biết hay không biết sống.

Người không biết sống trong hiện tại là người thường đem tâm tiếc nuối quá khứ, mà quá khứ không bao giờ trở lại, lại xoay sang ước vọng tương lai, mà tương lai hãy còn trong ước mong xa vời. Hiện tại là thời điểm thật quý giá đáng sống mà lại xem thường hiện tại, vụng dại hướng đời mình trong mơ mộng không tưởng, sai một ly đi một dặm, tiêu phí thời gian quý báu, vô tình tự đào thải mình tách khỏi lộ trình tiến hóa, để tự ném vào hố thẳm cuộc đời. Giai thoại nhà thiền có các mẫu chuyện như sau:

* Một hôm nhân ngày đầu xuân, vua Lý Thánh Tông hành dạo cảnh núi Tiên Du đến chùa Trùng Minh lạy Phật cầu phước lộc đầu năm, thấy Thiền lão Thiền sư đang thanh thản ngắm hoa nhà vua bước lại gần hỏi:

- Bạch Hòa thượng ở chùa này bao lâu rồi?

Thiền sư đáp:

Sống ngày nay chỉ biết ngày nay. 

Còn xuân thu trước ai hay làm gì?

Nhà vua lại hỏi: Thường ngày Hòa thượng làm việc gì?

Thiền sư nở nụ cười hiền hòa nhìn cảnh vật đáp:

Trúc biết hoa vàng đây cảnh khác.

Trăng trong mây bạc hiện toàn chơn.

Lại có câu chuyện, một hôm học trò Đức Khổng Tử hỏi: Sau khi chết còn hay mất?

Khổng Tử đáp: Việc sống chưa biết hết, làm chưa xong, hỏi chi đến việc chết.

Thí nhơn đã nhận chân giá trị của hiện tại, nên có thơ rằng:

Suốt dĩ vãng thế gian không lại,

Mà tương lai hy vọng chưa thành,

Trong hiện tại những ngày cao quý,

Vận dụng tâm lẫn trí xây thành.

Xưa nay các bậc cổ đức thánh hiền, những người hướng thiện, chư Phật và các vị Bồ Tát vì khéo sống với hiện tại. Nên hiện tạithời gian quan trọng vô cùng quý giá cho những ai biết sống tiến bộ. Biết sống trong hiện tại, khai thác tận dụng khả năng mình thì hiện tại và tương lai sẽ sáng sủa. Hiện tại quyết định sự thành bại của đời người. Dù bạn ở vào cái tuổi nào trong bất cứ mọi hoàn cảnh, nếu bạn biết tận dụng tâm trí sống với hiện tại trong trạng thái tỉnh thức vẫn là chiến lũy pháo đài kiên cố nhất cho hạnh phúc hiện tại và tương lai đời bạn trên đường thành côngthánh thiện. Chân trời bình minh sẽ xuất hiện sáng ngời quang lộ đời bạn, khi bạn biết sống tỉnh thức, sống chánh niệm trong hiện tại. Ngược lại, nếu bạn vụng về thờ ơ với thời gian hiện tại, ngồi mộng mơ, ước mong đuổi bắt một tuơng lai mơ hồ xa vời nào đó hay tiếc nuối thời dĩ vãng vàng son, thì hố thẳm cuộc đời sẵn sàng chôn vùi hạnh phúc bước tiến của bạn.

Thân gần bạn ác, làm tan nát lục hòa tứ chúng, dùng hành nghi tà ngụy để lung lạc phá sản niềm tin, hủy nhục Tam Bảođào sâu hố thẳm tội lỗi. Người Phật tử chơn chánh, phải luôn luôn nhớ lời Phật dạythực hành để không gây tội lỗi do thân, miệng, ý tạo nên. Người Phật tử phải biết chọn bạn, chọn thầy, chọn pháp môn tu, không cầu lập dị, không ý đồ dụ hoặc bạn đạo để thành phe nhóm, như thế mới mong có ngày đi đến bến bờ giác ngộ, thoát khổ sanh tử luân hồi.

Giờ phút nào rời chánh niệm là giờ phút đó chìm sâu thêm vào hố thẳm tội ác. Xa thầy bạn hiền, gần thầy bạn ác là lạc vào rừng thẳm tăm tối của luân hồi. Biết nhận định như thế là ngưòi biết sống trong đường giác ngộ, tiến bước trên đường giải thoát.

Trong mỗi giờ giờ phút biết thúc liễm thân tâm, biết quán sát kiểm điểm hành vi tâm niệm, biết lấy gương nhân quả để định giá soi mình, thì nhất định thoát ly hố thẳm cuộc đời. Ngược lại, buông cương dục vọng, thả lòng không tin không nhớ nhân quả hành thiện, tức là mặc nhiên liệng đời mình xuống hố thẳm cuộc đời
 
 

8. THIỀN

Kính thưa quý vị, 

Hôm nay tôi trình bày về pháp môn thiền. Thiền là một pháp môn tu trong muôn ngàn pháp môn tu của đạo Phật.

Gần đây, người ta hướng về thiền rất nhiều. Đến nỗi thiền như một hấp dẫn lực, một thứ thời trang. Nhất là đối với tuổi trẻ, khi nghe đến thiền như là một nhân duyên kỳ ngộ, thích thú, bị quyến rủ ngay. Họ không ngần ngại rủ rê lôi kéo đi tu thiền, mà chẳng cần biết loại thiền gì.

Chính vì cái tính chất hấp dẫn của thiền, khiến cho người ta có thể nghĩ rằng, đây là thời đại thiền; thiền là đại diện cho Phật giáo!? Nên không cần đem tâm trí suy xét phân minh, khi cầu học thiền. Miễn nghe ai nói nơi nào có tu thiền là họ nhào tới. Nhất là khi nghe nói ngồi thiền thì hồn được đi vào thế giới thiên thai. Ngồi thiền thì được cái cảm giác trong người lành lạnh, nong nóng, âm ấm, cảm thấy siêu việt nọ kia. Ngồi thiền thì thấy khói xanh đỏ nơi lổ tai, xì hơi lổ mũi. Ngồi thiền thì được xuất hồn, ngao du đến các cõi bồng lai tiên cảnh. Ngồi thiềncảm thấy ngứa nơi ót, lạnh xương sống, nóng nơi đầu, vỡ xương sọ, đó là được tiếp điện từ cõi trên, hoặc ông thánh nọ bà tiên kia giáng nhập cho thấy cái này, cho biết cái kia, xuất hồn chỗ nọ. Tu thiềncon đường tu tắt, thành Phật gấp! Ôi thôi đủ luận điệu, đủ phương cách để mê hoặc quyến rủ. Họ không cần suy xét người dạy thiền là hạng người nào. Nên những kẻ nhẹ dạ hiếu kỳ, thiếu kiến thức căn bản giáo lý đạo Phật dễ lầm tưởng đó là chân thật thiền, liền say đắm.

Họ đắm say đến nỗi bỏ công việc làm ăn, bỏ nhà cửa vợ con, để theo học tập cái loại thiền mê hoặc lòng người đó. Thật là tội nghiệp! Trước kia tôi cũng hiếu kỳ, lại bị bạn bè rủ rê, nên đã có một dạo tôi đi theo tu học thiền với một người trần tục, mà đội lớp tự xưng là Phật là thánh. Ông ta bảo: "Ngồi thiền không nên tưởng đến Phật, Bồ Tát chi hết. Chỉ cần tưởng nhớ đến ông ta là đủ, là sẽ thấy cảm giác nóng sau ót, lạnh xương sống, ấm nơi đầu v.v... đó là lúc sắp được xuất hồn, lên thiên giới dạo chơi nơi tiên cảnh. Xuất hồn đâu không thấy, mà tôi chỉ thấy những bạn tôi say mê theo lối thiền kỳ quặc này, bây giờ có đứa trở thành ngây dại, có đứa lờ đờ tàng tàng điên điên, có đứa bỏ vợ bỏ chồng bỏ con, có đứa gia đình phân tán không còn hạnh phúc như xưa. Ông ta dạy đừng tụng kinh. Tụng kinh thì hao hơi, tổn khí, bệnh hoạn. Họ còn dám đại ngôn bảo rằng, khi có lâm nạn, bịnh hoạn, hoặc chết, cứ tưởng niệm đến họ là họ đến cứu ngay. Họ là Phật là Bồ Tát.

Thưa quý vị,

Có Phật nào Bồ Tát nào tự xưng tự hào như vậy đâu? Xin quý vị xem kinh Thủ Lăng Nghiêm đọan nói về Đại thừa Tâm giới thì sẽ thấy họ là ma mị tà nhơn, hiện hình mưu đồ phá hoại Phật giáo.

Tôi thấy hiện tượng mất thần trí bình thường của các bạn tôi. Tôi nghe lời họ nói kỳ quái, tôi bắt đầu lo ngại e dè và khủng khiếp. Tôi nhớ lại lời quý Thầy ngày xưa khi ở quê nhà dạy thiền mà tôi đã nhiều lần xin theo học. Khi giảng Thiền, quý Ngài dẫn lời Phật, lời Tổ, chứ chưa bao giờ dám lỗ mãng tự xưng thay thế Phật, đừng niệm Phật tụng kinh. Niệm danh hiệu tôi (kẻ tự xưng là Phật, là Thánh) là đủ rồi! Thật quá sức hàm hồ lộng ngôn!!! Các bậc Thầy tôi ở Việt Nam cũng như Trung Hoa, mỗi lần giảng kinh đều dẫn lời Phật lời Tổ và đều khuyên người niệm Phật tụng kinh tham thiền để được định tâm kiến tánh. Như Ngài Thiền Tổ Tông Bổn dạy rằng:

Hữu Thiền vô Tịnh Độ vạn nhơn đắc nhứt

Vô Thiền hữu Tịnh Độ vạn nhơn thất nhứt

Hữu Thiền hữu Tịnh Độ du như đới giác hổ

Hiện thế vi nhơn sư, lai sinh tác Phật Tổ.

Tạm dịch:

Tu thiền mà không tu Tịnh Độ thì vạn người đắc đạo một người.

Không tu thiền mà tu Tịnh Độ thì vạn người chỉ có một người không đắc đạo.

Nếu tu cả thiền và Tịnh Độ thì chẳng nào như cọp có sừng,

Hiện đời làm thầy người, đời sau làm Phật làm Tổ.

Trong câu thứ ba của bài kệ trên mang ý nghĩa cọp vốn đã mạnh rồi, vốn là chúa tể sơn lâm ,mà lại có thêm sừng nữa thì không ai địch nổi. Cũng như tu thiền lại thêm tu Tịnh Độ hay tu Tịnh Độ lại thêm tu thiền, mà thường gọi là Thiền Tịnh song tu, cả hai hỗ trợ cho nhau thì dễ dàng mau chóng đạt đến kiến tánh thành Phật, chứng quả vô thượng Bồ đề.

Xưa nay chư Phật Tổ các Bồ Tát lấy kinh nghiệm bản thân dạy đời. Các Ngài cũng đã trải qua những năm dài tháng rộng với thời gian đăng đẵng khổ luyện, tuyệt dứt tất cả phàm tánh, lòng tịnh trong sạch sáng như trăng rằm. Nên kinh nghiệm của các Ngài là kinh nghiệm chứng đắc chân lý muôn thuở. Lời dạy của các Ngài là lời dạy chánh pháp ngọc vàng. Đời sống của các Ngài là thể hiện chân lý chánh pháp. Nên các Ngài là tấm gương sáng soi, là mực thước muôn đời cho chúng sanh nhân loại biết hướng đời mình trên đường thánh thiện giác ngộ.

Hành giả có thể lấy một bài kệ, một câu nói của chư Phật chư Tổ, các Bồ Tát để ngày ngày suy nghiệm, để tự kiểm thảo lấy mình, để hành trì thực sống với chính mình, thế cũng đủ chứng đạo. Như vua Lê Dụ Tôn không con, lòng lo âu cho ngôi vàng sẽ không người kế vị. Nhà vua đi chùa cầu tự, tìm gặp các cao tăng thiền đức để học hỏi đạo thiền. Một hôm nhà vua đến tham bái Hương Hải thiền sư, trong khi đàm đạo, nhà vua hỏi:

- Bạch Tôn Đức, ý Phật Tổ ra làm sao? Nghĩa lý thiền đạo như thế nào? Làm sao được kiến tánh đạt đạo?

Hương Hải thiền sư thản nhiên hiền hòa mỉm cười không đáp ngay câu hỏi của nhà vua, nhìn ra vườn trúc cành lá rung rinh như đùa giỡn với mây trời gió thoảng, khiêm tốn chậm rãi, Ngài đáp:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan

Thẩm sát tư duy tử tế khan

Mạc giáo mộng trung tầm tri thức

Đương lai diện thượng đổ sư nhan.

Tạm dịch:

Nghe lại điều mình thấy mỗi ngày,

Suy đi nghĩ lại kỹ càng hay

Chớ tìm tri thức trong cơn mộng

Có thế mới mong gặp được Thầy.

Thiền Tăng không đáp thẳng câu hỏi, cũng không giải thích ý nghĩa nghi vấn của nhà vua. Bởi thiền là ly văn tự ngữ ngôn, lấy tâm truyền tâm, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật.

pháp hội Linh Sơn, Đức Phật truyền trao cành hoa và y bát cho thiền tổ Ca Diếp chỉ bằng nụ cười. Ở chùa Thiếu lâm, Đạt Ma tổ sư truyền y pháp cho Thần Quang Huệ Khả chỉ bằng tiếng hét "đem tâm đến đây ta an cho". Ở núi Hoàng mai, Ngũ tổ Hoàng Nhẫn truyền tâm pháp cho Lục tổ Huệ Năng chỉ bằng cây thiền trượng gõ vào đầu cối giã ba cái.

Vậy ý nghĩa Thiền là ở chỗ nào?

- Thiền nói cho đủ là Thiền na, tàu dịch là tĩnh lự. Nghĩa là hành giả tu thiền với cõi lòng không vướng bận, không mong cầu. Tâm hồn phải thanh thoát, thần trí phải sáng suốt để đạt đến chỗ vô tâm. Cho nên căn bản ban sơ của hành giả tu thiềnquán hơi thở, chú tâm vào hơi thở, khéo nhiếp phục năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) không để tâm duyên đắm với cảnh trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc), ngăn dứt ý tưởng loạn động, nhiếp phục tâm ý định vào một chỗ để cho tâm thuần nhất một niệm. Như đèn dầu được bóng che không bị chao động theo gió. Một khi ý thuần nhất, tâm không loạn thì huệ phát sanh. Trí huệ phát sanh đến cùng cực, không còn tâm phân biệt nhơn ngã phápchứng đạo. Ấy là kiến tánh thành Phật.

Mục đích của người tu thiền là xoay lại tâm mình mà quán sát kiểm điểm để gạn bỏ vọng tâm. Nên người tu thiền thường áp dụng phương pháp hồi quang phản chiếu để cho tâm định huệ sanh, sanh kiến tánh thành Phật. Một khi đã kiến tánh thành Phật thì không còn vô minh phiền não, không còn sanh tử luân hồi. Tâm đã thể nhập pháp giới tánh.. Tâm Phật với tâm mình dung thông làm một thể. Như kinh Hoa Nghiêm nói: "Tâm - Phật - chúng sanh, cả ba không sai khác".

Phù Vân thiền sư đã nói với vua Trần Thái Tôn, khi nhà vua này chán tình đời ngang trái, lặng lẽ vào núi tìm thầy cầu đạo. Trước nhu cầu sinh tồn của triều đình và sự an nguy của quốc dân, vào thời điểm đó, thiếu vua Trần Thái Tôn thì triều đình và quốc dân bất ổn.

Trong tinh thần vị tha với ý niệm tâm vua an lạc là quốc dân an lạc, nên Phù Vân thiền sư nói với nhà vua: "Trên núi không có Phật, Phật tại tâm. Hãy lấy tâm thiên hạ làm tâm mình". Vậy, tâm là Phật, Phật là tâm. Tâm là đạo, đạo là thiền. Tu thiền là đoạn dứt trần duyên cảnh giới ngoại tại để trở lại với chân tánh nội tâm của mình, gọi là hồi quang phản chiếu.

Một khi nội tâm thực tại sáng suốt bao la, dung thông vô ngại, không vướng bận mảy trần, thì lúc đó mới đích thực trở về cội nguồn tâm linh, kiến tánh giác ngộ đạt đạo. Vậy tu thiền là xoay về nội tâm, khai triển trí huệ để đọan diệt vô minh chấp trước, nên tổ Đạt Ma nói với Huệ Khả:

Ngoại tức chư duyên,

Nội tâm vô đoan,

Tâm như tường bích,

Khả dĩ đạt dạo.

Có nghĩa là:

Ngoài dứt các duyên,

Trong không nghĩ tưởng,

Tâm như tường vách,

Mới vào được đạo.

Tu thiền là tu đến chỗ vô tâm, tâm không phân biệt. "Vô tâm thì đạo có cơ dễ tầm".

Như thế, nếu ai tu thiền mà nói có được ơn trên thiên giới chỉ điểm, quý nhơn giáng điển, hoặc tiếp được ngoại điển của ông thần này, bà chúa nọ, cô thánh kia, Bồ Tát khác, hoặc nói tôi đã nói chuyện với Phật này Phật kia, thì biết đó là ma thiền, ngoại đạo thiền, tà thiền chứ không phải là chơn chánh thiền của Phật giáo. Hoặc giả có kẻ xưng Phật, Thánh, Bồ Tát giảng thiền hay truyền dạy luyện tu pháp môn kỳ lạ là biết ngay đó chính là ma, ma nữ, quyến thuộc của ma, tà nhơn hiện hình chứ không phải chánh thống Phật pháp. Ai tin theo kẻ đó là gieo trồng chủng tử ma, kết thân quyến với tà thần yêu mị. Nên nhớ cõi trần thế tà nhiều hơn chánh. Nên cổ đức thường nói: "Phật cao nhứt xích, ma cao nhứt trượng" là ý nghĩa này vậy.

Trên đây là vài ý nghĩ thô thiển trao gởi đến các Phật tử thường về Phật Học Viện Quốc Tế tu học hằng tuần, để tránh khỏi tẩu hỏa nhập ma hoặc rơi vào màn lưới quyến thuộc của các loài yêu tinh ma mị. 
 
 
9. ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT KHI THAM THIỀN

Thưa quý vị, 

Mục đích của tu thiềnminh tâm kiến tánh. Nghĩa là cần phải trừ bỏ lòng vọng động nhiễm ô điên đảo, để hồi quang phản chiếu nhận chân tự tánh của mình. Ở đây nói nhiễm ô, tức là vọng tưởng chấp trước. đảo điên tức là nhận giả làm chơn, lấy tà làm chánh, nghĩ tưởng cuồng loạn. Tự tánh tức là đức tánh trí huệ của mình cũng thanh tịnh sáng chiếu như đức tánh của Như Lai.

Chư Phật và chúng sanh đều đồng thể đức tánh trí huệ Như Lai, không sai không khác. Nếu xa lìa hết vọng tưởng chấp trước, đức tướng trí huệ Như Lai sẽ hiển bày. Như thế, chúng sanh là Phật rồi vậy. Ngược lại, nếu không xa lìa được vọng thì mãi mãi vẫn còn là chúng sanh. Bởi chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay, mãi mê say đắm trong ngũ dục nhiễm ô lâu đời, không thể trong chốc lát mà có thể dứt sạch vọng tưởng, giác ngộ suốt thông bản tánh chơn tâm của mình được. Vậy phương pháp dứt trừ vọng tưởng như thế nào?

Đức Phật Thích Ca cũng như các thiền tổ xưa nay đã nói đến rất nhiều phương pháp. Nhưng phương pháp đơn giản nhất không gì bằng "hết vọng thành chơn". Chỉ có một chữ "hết" thôi. Nghĩa là dứt sạch hết tâm vọng nhiễm trần duyên, để được thanh tịnh định huệ sáng chiếu.

Muốn sạch hết trần duyên, để được định huệ, thì phải tập trung tư tưởng. Muốn tập trung tư tưởng, trước nhất phải nhiếp phục sáu căn, để không duyên trước sáu trần, và như vậy, sáu thức không từ đâu mà sanh vọng nhiễm được. Vọng thức đã không sanh, thì chân tâm hiển bày, tức là kiến tánh thành Phật.

Thiền tông do Bồ Đề Đạt ma đem từ Ấn Độ sang Trung Hoa, rồi truyền đến Lục tổ Huệ Năng. Từ tổ Huệ Năng về sau, thiền tông truyền bá rộng rãi khắp nhân gian. Áng sáng thiền rạng rỡ một thời ở Trung Hoa đời thời đại Đường, Tống, mà cổ kim chưa từng thấy.

Có điều Đạt Ma Tổ sư cũng như Lục tổ Huệ Năng căn dặn thiền sinh rằng: "Điều cần yếu của người tu thiền là dứt sạch các duyên, một lòng tinh chuyên, một niệm không sanh, tức thấy Phật tánh". Dứt sạch các duyên, tức là dứt trừ vạn duyên vọng niệm. Một khi vạn duyên dứt sạch thì vọng niệm không do đâu mà sanh khởi. Đây là điều kiện tiên quyết để kiến tánh đắc đạo của người tu thiền. Nếu điều kiện tiên quyết này không tâm tâm niệm niệm, chuyên chú thực hành, thì không những tham thiền không được kết quả gì, mà cả đến vào cửa thiền cũng vẫn còn chưa đủ tư cách nữa thay, huống hồ là chuyện kiến tánh! Nên Đạt ma nói: 

"Ngoại tức chư duyên

"Nội tâm vô đoan

"Tâm như tường bích

"Khả dĩ đạt đạo.

Nghĩa là:

"Ngoài dứt các duyên

"Trong không nghĩ lường

"Tâm như tường vách

"Có thể đạt đạo.

Bởi vạn duyên còn dính mắc là còn trói buộc, tức là còn ái dục danh lợi, thì tâm niệm còn loạn động sanh diệt dập dồn, thế sự đa đoan còn lôi kéo mãi, thế thì còn đâu tĩnh tâm để nói đến tham thiền, minh tâm, kiến tánh???

Vạn duyên dứtt sạch, một niệm không sanh, đó là điều kiện tiên quyết của việc tham thiền, phát huệ, chứng đắc Phật tánh. Đây là điều kiện tiên quyết cũng là điều mà ngàn xưa chư Phật, ngày nay chư tổ, và mai sau chư hiền thánh tăng đều thực hành như thế. Ai cũng biết điều đó. Nhưng làm sao đạt thành được điều đó bây giờ?

Như trên đã nói, tạp niệm hết sạch, vọng tưởng không sanh, tâm bất động không nhiễm trước ngoại cảnh, y nhiên như tường vách, liền ngay đó huệ khai giác ngộ. Không phải cần tìm cầu đâu hết. Hễ còn phân biệt cao thấp chấp trước là trái ngược tôn chỉ của thiền, là nghiêng lệch yếu chỉ thiền tông rồi vậy. Nếu thể nghiệm được lý để trừ sự, thì hiểu được tự tánh xưa vốn thanh tịnh. Nên phiền nãobồ đề, sanh tửNiết Bàn, tất cả thứ đó chỉ là giả danh vô thật, không có can hệ gì với bản tánh chân tâm thanh tịnh của ta cả. Như áng mây với mặt trời. Sao rơi với trăng sáng. Như sóng gợn lăn tăn với mặt nước hồ thu, ngàn năm không in bóng. Như muôn ngàn sông suối xuôi dòng về đại dương. Việc đời chỉ như bóng bọt mộng huyễn. Thậm chí đến cái thân tứ đại của ta đây, và cả đến núi sông, địa cầu v.v... muôn hình vạn trạng của thế gian này đối với tự tánh chơn như của ta cũng chỉ như là bọt nước trên biển cả, lúc tan lúc hợp. Bản thể chơn tâm vốn ngời sáng vô ngại hồn nhiên, nên người tu thiền không dại khờ lao mình đuổi bắt những giả tưởng hư huyễn sanh diệt, hơn thiệt thị phi của thế gian để rồi mang lấy buồn vui, khổ đau, vinh nhục, đói no phước họa v.v... Các hiện tượng tương đối của cuộc đời, nếu ta thấu triệt, vô tâm, vô trước, tức là vạn duyên dứt trừ. Vạn duyên đã dứt trừ thì vọng đâu mà sanh nữa? Như Đạo Hạnh thiền sư đời Lý nói: 

"Tác hữu trần sa hữu,

"Vi không nhứt thiết không.

"Hữu không như thủy nguyệt,

"Vật trước hữu không không.

Tạm dịch:

"Có thì có tự mảy may,

"Không thì cả thế gian này đều không,

"Kìa xem bóng nguyệt dòng sông,

"Ai hay không có, có không lạ gì.

Tóm lại, một niệm không sanh, vạn duyên không thành, tự tánh hiển lộ sáng chiếu. Đó là điều kiện tiên quyết của người tu thiền, để đạt đến minh tâm kiến tánh, giác ngộ thành Phật.

Người tu thiền xả bỏ tất cả, chỉ còn tâm thanh tịnh, ý chân thật. Tâm tánh ngời sáng như ánh trăng rằm đến độ không còn thấy mình có tu, có đắc, vắng bặt sở học sở tri, như vị thiền Tăng đã nói:

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,

"Học hành không thiếu cũng không dư,

"Hôm nay, tính lại đà quên hết,

"Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ.

Tu thiền muốn đạt đến "như như" thì phải khởi đi từ phương pháp căn bản tu quán-đếm-hơi-thở, gọi là tập sổ tức quán. Quán đếm hơi thở cho đến khi tâm nhập lưu vong sở, tức là thâm nhập không còn thấy mình năng quán, hơi thở sổ quán, đạt đến trạng thái tâm thản nhiên tịnh lạc, ấy là đạt định nhập thiền. 
 
 

10. HUỆ KHẢ CẦU ĐẠO

Kính thưa quý vị,

Hôm nay tôi nói về Huệ Khả cầu đạo, tức là gián tiếp nói sơ lược về nguồn Thiền Trung Hoa.

Thần Quang pháp danhHuệ Khả, chàng thanh niên tuấn tú, phú quý giàu sang, ở đất Lạc Dương, làu thông học thuyết Nho Lão, uyên thâm kinh điển cổ kim, đang được đời trọng vọng. Ở cái tuổi trung niên danh vọng đang lên, một hôm trong lúc đàm đạo với bạn đồng môn, bỗng đăm chiêu nhìn trăng qua rặng trúc, thốt lên: "Nho học chấp có, Lão học chấp không. Dạy người lẩn quẩn trong vòng mông muội". Rồi từ đó Thần Quang chuyên tâm tìm đọc kinh Phật, đem hết tâm thành tìm đến núi Cao Tung chùa Thiếu Lâm tầm sư học đạo. Người tài hoa danh vọng giàu sang mà có tâm tìm thầy học đạo thật là ít có trên đời!

Rặng núi Cao Tung trùng điệp. Chùa Thiếu Lâm ẩn sâu bên trong trùng trùng điệp điệp đá cây cao chơm chởm. Lớp lớp vách đá sừng sững toát ra khí lạnh căm căm. Trên không trung cuồn cuộn tuyết bay phơi phới, từ từ rơi nhẹ nằm yên trên mặt đất. Tuyết rải khắp đầu cây ngọn cỏ. Vạn vật phủ đầu một màu trắng xoá. Từng cơn gió lạnh buốt rít lên, càng làm tăng thêm vẻ cô liêu tịch mịch của ngọn núi Cao Tung hoang dã.

Tiếng chuông chùa Thiếu Lâm từ rặng núi cao thẳm vang vọng ngân nga, âm ba như lượn theo đà cao thấp, trải dài trên những đỉnh núi trùng điệp, chan hòa trong không gian, tạo nên âm hưởng linh thiêng huyền diệu, mang lại nguồn sinh động ấm cúng phần nào cho dãy núi xanh thẳm cô liêu tịch mịch từ lâu băng giá. Tiếng chuông chùa mỗi lúc một ngân dài như khuyên lơn, như nhắn nhủ người đời đang còn lặn hụp trong chốn thương hải tang điền, thế gian huyễn mộng, thân tâm đọa đày phiền lụy. Tiếng chùa Thiếu Lâm đối với người có tâm tầm đạo như khích lệ, như thúc dục hành giả khắc phục chướng duyên, để hùng dũng bước lên trên đường chánh đạo giải thoát, nên gấp gấp hồi đầu cảnh Phật.

Có ai biết trong cảnh tịch cô liêu băng tuyết của núi thẳm rừng sâu, điệp trùng ghềnh thác kia, có vị thiền tăng Đạt ma cốt cách dị thường đã câm lặng bao tháng ngày ngồi đối diện vách, tĩnh tọa tham thiền trên chiếc bồ đoàn nâu cũ, đầu thẳng lưng, ước chừng mấy độ xuân thu, trầm tư bất động. Người biểu lộ phong thái trầm tĩnh cương nghị quyết tâm không sờn lòng trước cảnh vật đổi dời theo tiết tuyết sương, tưởng chừng như nhân vật trong bức tranh thủy mặc. Bên cạnh con người trầm tư sâu thẳm Đạt Ma, là học giả Thần Quang, tuổi đời đang độ tứ tuần lẻ một, trong tư thái đĩnh đạt trang trọng quì gối chấp tay lặng lẽ hầu chờ trao truyền một cái gì cao siêu từ con người huyền bí kỳ diệu của Đạt Ma kia, mà người đời không thấu hiểu nổi.

Tháng ngày thấm thoát trôi qua, Thần Quang cứ thế quyết tâm trước sau như một, lặng lẽ quì hầu gần ngót chín năm, Tuyết phủ lấp gối, chân đã chai bầm, nhưng ngoài cái tư thế trầm lặng của Đạt ma ra, Thần Quang chưa tiếp nhận được một lời khai thị nào cả. Đó đây, trên khắp đầu cây ngọn cỏ, rộng dài phủ lấp đỉnh núi rừng già lớp lớp tuyết băng, một màu trắng bạc. Khí trời buốt lạnh căm căm, mỗi lúc một thấm sâu vào da thịt tê nhức như kim đâm dao cắt. Tuyết ngập mỗi lúc mỗi dầy. Toàn thân tê cóng. Thần Quang bất giác buông nhẹ hơi thở thương thân phận mình. 

Lão tăng Đạt Ma đang trong thiền định, bỗng nhiên ngoáy đầu lại, nhìn thẳng vào người Thần Quang, cất tiếng hỏi:

- Người có điều chi mà quỳ đó?

- Bạch sư phụ: Đệ tử quì hầu cầu đạo trải qua đã chín độ xuân thu, lá hoa nở tan mấy lượt, mà vẫn chưa được sư phụ cho lấy nửa lời khai thị Phật tánh, để đệ tử mở màn vô minh.

- Được! Chừng nào tuyết trắng thành hồng thì sẽ liễu thông lý đạo.

Lão tăng Đạt Ma mở miệng chỉ bấy nhiêu lời rồi im bặt. Cảnh vật lại chìm vào không tịch. Cảnh trí của chốn rừng hoang vu bốn bề bao phủ lấy hai tâm hồn cùng nhịp điệu thao thức cho mạng mạch nguồn tuệ giác. Tâm thành cầu đạo của Thần Quang mỗi lúc một chuyển động, như mạch sóng ngầm đại dương với câu "chừng nào tuyết trắng thành hồng ..." Dòng tâm thức của Thần Quang mỗi lúc mỗi dập dồn như sóng cồn chổi dậy.

Đột nhiên, thanh đao sáng ngời từ người Thần Quang vung lên, nhanh như lằn điện chớp, liền đó cánh tay trái của Thần Quang lìa thân, máu phun thành vòi tứ tung trên mặt đất. Không mấy chốc tuyết trắng nhuộm hồng. Thần sắc của Thần Quang sáng ngời tươi tỉnh trong tư thái trầm tư từ hòa, nhưng nghị lực cương quyết hơn bao tháng ngày quỳ bên thầy cầu ngộ lẽ đạo.

Trước sức kiên nhẫn với lòng chí thành quyết tâm cầu thầy khai thị tuệ tâm của Thần Quang, mà Đạt Ma thiền tổ vẫn thái độ lặng lẽ như thuở nào! Thêm vào đó phản ứng tự nhiên của cơ thể xương thịt bị cắt, ray rứt trước sức hành phạt của băng tuyết khí rừng. Thần Quang trải bày tâm cang mà quên đi từng cơn đau nhức chạy khắp thân xác, cùng với máu đào thấm khắp mặt đất đầy băng, bảo sao Thần Quang không cảm thấy lòng cuồn cuộn trào dâng nỗi niềm thương xót chính nghiệp duyên mình xen lẫn trong hơi thở nhẹ rên than, mang theo lời tâm sự khẩn thiết:

- Bạch sư phụ, tuyết trắng đã thành hồng!

Trước cảnh tuyết nhuộm máu đào với lòng thành kính cầu đạo, thiền tổ Đạt ma thâm trầm cảm động, nhìn thẳng vào người Thần Quang mà rằng:

- Vậy ngươi muốn cầu điều chi?

- Bạch sư phụ, suốt bao năm tháng quì hầu bên thầy, dù phải mất thân mạng này, đệ tử vẫn không màng, chỉ có hoài bảo duy nhất là một lòng cầu chân đạo vô thượng, Thần Quang từ tốn đáp.

- Vì nguyên nhân nào, con muốn cầu chân đạo vô thượng?

- Bạch sư phụ, vì tâm con không được an.

- Ông đem tâm đến đây, ta an cho.

- Thần Quang vừa nghe đến câu "đem tâm đến đây ta an cho" như đinh đóng vào trụ đồng. Như chẻ tre qua mắc. Như làn điện xẹt giữa bầu trời mây đen dầy đặc. Bấy giờ tâm thức của Thần Quang bừng tỉnh ngộ, tìm lại chân tâm nơi mình từ đầu đến chân, từ chân đến khắp các bộ phận cơ thể. Mỗi niệm mỗi niệm tương tục. Từ vọng niệm đến chơn niệm, xuyên qua thời gian khắp không gian, sơn cùng thủy tận, miên man tìm cầu, nhưng không thấy tâm đâu cả. Chỉ còn thấy cõi lòng mênh mang:

- Bạch sư phụ, tìm mãi mà con vẫn không thấy tâm đâu cả!

Thần Quang không cách nào tìm được tâm, chỉ còn biết đáp đúng trạng thái tâm thức của mình lúc ấy. Giọng đáp mang đầy ưu tư.

Đạt MaThần Quang cả hai lại chìm trong trạng thái tâm tư sâu thẳm không lời. Hai con người lặng thinh, nhưng tâm thức nhịp điệu nguồn sống tuệ tâm vô tận. Lúc ấy tưởng chừng không gian ba động tĩnh lặng, vũ trụ ngừng xoay. Vạn vật tiềm tàng nguồn sống. Đến cả tiếng gió rít từng cơn qua khe vách đá, trời mưa hoa tuyết, chuông chùa Thiếu Lâm Tự ngân vang trong đêm khuya, tất cả như lắng chìm vào cõi tĩnh. Giữa bầu không khí tịch tĩnh bao la, sự cô tịch hoàn toàn trùm cả núi rừng Thiếu Lâm Tự, bỗng không gian rền vang tiếng nói thanh sảng:

- Ta đã an tâm cho người rồi đó!

Tiếng nói Đạt ma vừa dứt. Sự im lặng trùm khắp vạn vật núi rừng liền phá tan. Mọi sinh linh như hoàn hồn sinh động. Mầu nhiệm thay, Thần Quang tâm thức bừng sáng ngay khi tiếng khai thị "an tâm" của Đạt Ma, tức khắc Thần Quang tiếp nhận nguồn sống an lạc thênh thang vô tận, đạt ngộ tự tánh chơn tâm ngời sáng của mình.

Thần Quang vui mừng như người vừa tìm được lối thoát tự rừng sâu; như thuyền trong bể cả diệu vợi thoát ra lớp lớp mây mù trong đêm, thấy được ngọn hải đăng sáng chiếu. Lạ thật! Nào ngờ tâm an thì loạn động mất. Vọng niệm dứt thì chơn tâm hiển lộ, thấu ngộ chân lý, suốt rõ cội nguồn của bản tâm và vạn loại sinh linh.

Thần Quang thốt lên: Ôi Lý đạo nhiệm mầu thay, ngay chính mình sẵn có mà không tự thấy Phật tâm của chính mình, không tự nhận biếtPhật tánh

Ngay khi được ấn tâm ngộ đạo, tự nhiên khắp thân người Thần Quang phơi phới tỏa ra nguồn sáng an lành, tâm trí quang minh tĩnh mát kỳ diệu. Thần Quang lạy tạ ân đức sư phụ đã khai thị cho.

Đạt Ma thiền tổ đặt tên cho Thần QuangHuệ Khả, truyền trao bốn quyển kinh Lăng Giày bát, dạy rằng: "Trong truyền tâm pháp để ấn chứng tâm. Ngoài truyền y bát để định tông chỉ truyền thừa giác ngộ. Kế tiếp ta, con phải hết sức duy trì mở mang đạo thiền. Dạy xong, Đạt Ma phó chúc kệ rằng:

Ta nguyện đến xứ này

Truyền pháp cứu mê tình,

Một hoa nở năm cánh,

Kết quả tự nhiên thành.

Về sau, gặp thời pháp nạn Châu Võ phá hủy Phật giáo, Huệ Khả đã dùng đến tánh mạng của chính mình để bảo trì mạng mạch Phật pháp, hầu mong hoàn thành tâm nguyện vĩ đại cầu pháp của mình. Nhờ đó, ngọn đèn thiền được miên viễn sáng soi khắp cõi trần thế và rạng tỏ muôn phương đến ngày nay.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2011(Xem: 252365)
23/10/2010(Xem: 46432)
05/07/2011(Xem: 48985)
17/10/2010(Xem: 38368)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.