Từ Bi Đối Thoại Với Bác Ái

26/07/201112:00 SA(Xem: 26203)
Từ Bi Đối Thoại Với Bác Ái


TỪ BI ĐỐI THOẠI VỚI BÁC ÁI

Minh Tri

Kitô giáo thường nói đến “Tình Yêu, Bác Ái”, và Phật giáo thì nói "Từ Bi". Trong ngôn ngữ bình dân, người ta thường gộp "Từ Bi Bác Ái" vào làm một. Có thể như thế được không? Chúng ta thử phân tích vấn đề trên qua nhận định của một số học giả Công giáo, đối chiếu với giáo lý Phật giáo...

Trước hết, cần khẳng định, không thể đánh đồng hai khái niệm này. Đó là ý kiến của nhiều người. Linh mục Dom Pierre Massein[1] cho rằng, đó là "những điểm không thuận lợi" trong đối thoại. Ông phân tích: "Tuy nhiên, bạn đọc sẽ phản đối rằng: Cho dù đẹp đẻ và có giá trị như thế nào chăng nữa thì lòng Từ Bi Phật giáo có thể so sánh với Tình Yêu Kitô giáo hay không? Hầu như không thể. Và đó cũng là ý kiến của chúng tôi". Ông giải thích thêm: "Trong Phật giáo lòng Từ Bi thuộc phạm trù phương tiện, trong khi đối với Kitô giáo, Tình Yêu lại thuộc cứu cánh. Điều đáng chú ý trong tư tưởng Phật giáo chính là việc không thể quan niệm Tình Yêu thuộc giai trật Tối hậu".

Cá nhân tôi, người viết bài này, cũng hoàn toàn đồng ý với Linh mục Dom Pierre Massein là: "hầu như không thể"… Nhưng để chúng ta có được một cái nhìn bao quát hơn, xin hãy quay về với giáo lý căn bản của Phật giáo, xem "thứ bậc" của "Tình Yêu" nằm tại chỗ nào.

Trong thập nhị nhân duyên thì vô minh đứng đầu, kế đến là hành, rồi thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Trong mười hai nhân duyên, chúng ta chú ý đến ái, thủ và hữu. Đã yêu (ái) thì phải nắm giữ lấy (thủ) cái mà mình yêu, và ý chí chiếm đoạt (hữu), muốn sở hữu vật mình yêu. Vì vậy nhận định: "Phật giáo không thể quan niệm Tình Yêu thuộc giai trật Tối hậu" là chuẩn xác. Tất nhiên “Tối Hậu” hiểu theo thần học Công giáo chính là Thiên Chúa, một khách thể độc lập, tồn tại trong tâm thức của tín đồ, là đối tượng được tôn thờ. Nhưng “Tối Hậu” đối với Phật giáo lại là chủ thể linh hoạt, thi vi động dụng ở mỗi con người. Chính vì thế, muốn đạt đến "Tối hậu", dứt khoát phải loại bỏ "ái".

Nhưng "ái" có phải là Từ Bi hay không? Câu trả lời là: "không". Vì "ái" là sản phẩm của vô minh, còn Từ Bi là dụng của Tự tánh. Nói cách khác, Từ BiDiệu hữuTự tánh chính là Chơn không. Trong Chơn không có Diệu hữu, trong Diệu hữu lại có Chơn không. Đây là điều hết sức kỳ đặc của Đại thừa. Từ Chơn không đến Diệu hữu là lộ trình của Bồ-tát thừa. Trong Tứ vô lượng tâm[2], "Từ" và "Bi" phải được đặt vào Tâm vô lượng, mà Tâm vô lượng là Tâm "không bờ mé", Tâm rộng lớn (maha), cũng chính là Tâm Chơn Như. Từ đây có thể đưa ra một kết luận: Nếu Từ Bi không lưu xuất từ Tự tánh thì đó chỉ là "ái" (yêu), tức sản phẩm của vô minh.

"Trong Phật giáo lòng Từ Bi thuộc phạm trù phương tiện, trong khi đối với Kitô giáo, Tình Yêu lại thuộc cứu cánh". Nhận xét trên của Linh mục Dom Pierre Massein đúng nhưng chưa đủ. Khi Bồ-tát đi trên lộ trình "Chơn không Diệu hữu". Tục đế cũng chính là Chơn đế thì phương tiện đồng thờicứu cánh, vì thế "Tối hậu" nếu được hiểu là Chơn không Diệu hữu, thì "Từ Bi" giờ đây không những chỉ "cùng giai trật với Tối hậu" mà còn "là một với Tối hậu".

Tình Yêu của Kitô giáo như thánh Gioan định nghĩa: "Thiên Chúa là Tình Yêu"(1Jn 4: 7,8) đã minh định vị trí của Tình Yêu chính là Thiên Chúa. Thế còn "Bác ái"? "Bác ái" có phải là thứ Tình Yêu mà Thánh Gioan đã nói tới không? Dường như phải, mà cũng dường như không phải... Vì nếu Tình Yêu "cùng giai trật với Tối hậu", nghĩa là Tình Yêu phải được lưu xuất từ Thiên Chúa, thì "Bác ái" lại là hành vi mà Kitô hữu nhắm vào tha nhân. Bình thường, người ta nói: "Bác ái với đồng loại", chứ không nói: "Bác ái với Thiên Chúa". Nhưng với Thiên Chúa, phải nói là "Tình Yêu Thiên Chúa".

Ta hãy nghe Thánh Phaolô nói về Bác ái như sau: "Đó là sự nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, vênh vang, tự đắc, không làm điều bất chính, không tư lợi, nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng lúc thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức bác ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả"(1Cr 13:4,7). Điều đó chứng tỏ "bác ái" thuộc phạm trù luân lý đạo đức, còn "Tình Yêu" lại thuộc bản chất Tối hậu. Nếu đúng như vậy thì "bác ái" chỉ là "ái" của Thập nhị nhân duyên, nghĩa là sản phẩm của vô minh. Và nếu đúng như thế thì "Tình Yêu" và "Bác ái" trong Kitô giáo là hai hay một?...

Đối với Phật giáo, "Từ Bi" (Maitri) và "ái" (Trisna) của thập nhị nhân duyên không thể lẫn lộn được. Một số nhà Thần học Công giáo cũng thường lầm lẫn giữa hai khái niệm này. Điển hình là trường hợp Linh Mục Francois Varillon[3]. Ông gọi Từ Bi là "đức bác ái của Phật giáo", và so sánh "giữa bác ái của Phật giáobác ái của Kitô giáo có một vực thẳm", ông cho rằng: "bác ái của Phật giáo" huyền ảo, thiếu thực tế, trẻ con, ngây ngô, buồn cười. Để minh họa cho nhận định của mình, ông trích dẫn một câu chuyện của Phật giáo như sau: "Khi Đức Phật đi ngang qua một cánh đồng cháy bỏng, có hàng ngàn các thần chạy đến để giương lọng trên đầu Ngài, lúc đó Ngài tự biến mình ra thành nhiều Phật nhỏ cũng nhiều bằng số lọng được giương lên để mọi thần đều được mãn nguyện.

Một lần khác, Ngài đứng trước một con sông không thể băng qua, thì có những chúng sanh tức khắc đến xây lên nhiều chiếc cầu, Đức Phật cũng tự nhân mình lên đúng với số cây cầu đã được xây và ai nấy cũng nghĩ rằng Ngài đã đi qua trên chiếc cầu của mình chứ không phải cầu của người khác." Đức Phật thể hiện "đức bác ái" của mình để không làm mếch lòng ai. Linh Mục F.Varillon cho rằng: những chuyện đó dù có nét rất dễ thương, nhưng không có nền tảng lịch sử, rất trẻ con… Chưa hết, ông còn đưa ra một số câu chuyện mà ông cho là "thổi phòng, phóng đại", như chuyện Đức Phật nộp mình cho con hổ đói ăn thịt vì nó sắp ăn thịt con của nó. Hoặc khi Ngài đang là một con thỏ rừng, Đức Phật đã tự nướng mình để làm thức ăn cho một số người Bà-la-môn đang đói. Ông cho rằng, thể hiện lòng bác ái bằng những truyền thuyết thổi phòng, phóng đại như thế thật không đáng. Theo ông, bác ái được Kitô hữu thể hiện, trong Phúc âm, chỉ có một câu nhỏ thôi cũng đủ: "Hãy cho người xin con!" (Matthêu 5,42) chỉ có thế, không có truyền thuyết…

lầm lẫn "Từ Bi" và "Bác ái" (vô tình hay hữu ý?), dẫn đến những ngộ nhận khác như khi so sánh: Bác ái Kitô giáo chỉ giới hạn trong phạm vi đồng loại, tức giữa người với người, thì cái mà F.Varillon gọi là "bác ái của Phật giáo" lại dàn trải rộng ra đến tất cả mọi loài chúng sinh. Từ hóa sinh, thai sinh như: thần thánh, con người , muốn thú, đến noãn sinh, thấp sinh như: gia cầm, chim chóc, các loài vi sinh, phiêu sinh vật v.v. Ông tự đặt câu hỏi: "phải chăng Bác ái của Kitô giáo thì nhỏ hẹp hơn Bác ái của Phật giáo?", và cũng tự trả lời: "Phúc âm của Đức Giêsu Kitô không đòi hỏi người ta phải yêu thương những ngọn cỏ ngoài đồng bằng chính mình và còn hơn cả mình! Thú vậtthực vật không phải là anh em của ta."… "Đây chưa phải là nghiêm túc, và ông Cuttat đã có lý để nhắc lại ở đây một sự thật rất phổ thông, điều đó được biết là: "Tham thì thâm" (thâm = lỗ), quy trop embrasse mal étreint". (Ý muốn nói nếu yêu hết tất cả muôn loài từ dã thú, chim muông đến cây cỏ như vậy là tham!?).

Ông đã giải thích sự "tham thì thâm" như sau: "Trong Phật giáo, người ta phải yêu kẻ khác "cũng ít như chính mình", khác với Kitô giáo: "yêu người như chính mình". Vì Phật giáo chủ trương: "Tính cá nhân của người bên cạnh cũng y như của tôi, nó là cái trống rỗng của thực tại (Vide de realité). Cái tôi của người bên cạnh là ảo tưởng cũng như chính bản thân tôi, tất cả chỉ là ảo ảnh (maya) và chính vì thế, để kéo cái tôi ra khỏi đau khổ, để giúp nó tự tắt mình đi, để dẫn đưa nó vào sự dập tắt đó, ở Niết-bàn, để tiêu hủy nó.

Làm sao người ta có thể thực sự yêu được cái tôi ảo ảnh mà phải tiêu huỷ đi? Nếu con người ở cạnh tôi đó không được hiểu một cách nghiêm túc thì làm sao có thể là đối tượng của một tình yêu nghiêm túc? Maitri của Phật giáo chưa phải thật sự là bác ái: Nó là lòng cảm thương (compassion), thương hại (pitié), đồng cảnh khổ (commisération). Cũng chính vì thế mà nó có thể lan tỏa trên con người, loài cây, loài thú một cách vô tội vạ. Nó không đến với chính hữu thể, nó không thể đến với hữu thể ở chiều sâu của nó. Nó đến với nỗi khổ thể lý hay tinh thần của hữu thể."

Nếu Linh mục F.Varillon cho rằng "Maitri (mà ông nhận lầmbác ái) của Phật giáo chưa phải thật sự là bác ái của Kitô giáo" thì Phật giáo cũng không có gì phản đối, vì Phật giáo cũng chưa bao giờ nhìn nhận "Từ Bi" là "Bác ái". (Cùng lắm Phật giáo chỉ nhận "bác ái" đó chỉ là "ái" của thập nhị nhân duyên, tức sản phẩm của vô minh). Chỉ tiếc là ông lại quá sa đà vào việc giải thích như: "Nó là lòng cảm thương (compassion), thương hại (pitié), đồng cảnh khổ (commisération)” v.v…

Thực ra thì F.Varillon hoàn toàn ý thức, khi ông muốn giải thích cặn kẻ về cái mà ông gọi là "Bác ái Phật giáo", để làm nổi bật lên "Bác ái Kitô giáo". Vì thế ông quả quyết "Bác ái Phật giáo" thực ra chỉ là "thuyết vị tha của Phật giáo mà người ta gọi sai là bác ái". Mặc dù ông thừa nhận những hành động "bác ái" của Đức Phật như: nộp mình cho con hổ đói ăn thịt vì nó sắp ăn thịt con của nó. Hoặc khi Ngài đang là một con thỏ rừng, Đức Phật đã tự nướng mình để làm thức ăn cho một số người Bà-la-môn đang đói. Nhưng ông phải đính chính ngay: "Đó không phải là một sự nhượng bộ của tôi". Vì vậy ông quyết đưa ra một sự so sánh mà ông thừa nhận: "không mấy tao nhã, nhưng đành chịu cho sự thiếu tao nhã thôi!", và ông đã so sánh như sau: "Thuyết vị tha của Phật giáo sau cùng chỉ là một cách thức để trút bỏ khỏi lòng ham muốn, nó là thành phần kỹ thuật từ bỏ. Vậy, chúng ta phải sử dụng nó như một liều thuốc xổ phải được sử dụng để làm xổ ra, nhưng chính nó cũng phải được xổ ra ngoài, nếu không nó sẽ có hại hơn có lợi. Bác ái của Phật giáo cũng gần giống như liều thuốc xổ này. Nó dùng để làm xổ tất cả những gì là con người vốn sản sinh ra đau khổ, nhưng chính liều thuốc xổ đó cũng phải được xổ ra ngoài, bởi thế giới duy nhất thật, sau cùng, đó là thế giới của sự trống rỗng một cách hoàn vũ".

Qủa thực, Linh mục F.Varillon đã quá nhầm lẫn khi nhận định "Từ Bi" là một thứ "bác ái", hoặc một "thuyết vị tha" nào đó. Sự nhầm lẫn ấy cũng cần đến những "liều thuốc xổ", để F.Varillon và những học giả Công giáo khác có những nhận định tương tự dùng, để họ có thể "xổ ra ngay" những cặn bã tệ hại, có thể gây ngộ nhận, lạc dẫn độc giả chưa có điều kiện tìm hiểu giáo lý Từ Bi của Phật giáo…

Theo định nghĩa: "Năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc" gọi là "Từ". "Năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ" gọi là "Bi". Đây là một định nghĩa rất tích cực của tâm Từ Bi. "Bạt" là nhổ sạch, nhổ tận mọi gốc rễ của tất cả mọi nỗi khổ đau của chúng sinh, như người làm vườn nhổ cỏ tận gốc để cỏ không còn cơ hội "trồi" lên. Chứ không đơn thuần chỉ là sự ủi an, vổ về, xoa dịu đau khổ mang tính tình thế… Nhổ sạch tận gốc rễ mọi nỗi đau khổ để chúng sinh được an vui, là một sự thể nghiệm tâm linh tích cực, chứ không phải một mớ lý thuyết suông.

Phạm vi của Từ Bi lại được trải rộng đến mọi loài chúng sinh, từ hóa sinh như thần thánh, đến thai sinh, noãn sinh như con người muôn thú. đến cả những loài thấp sinh nhỏ bé như côn trùng, vi sinh, phiêu sinh vật v.v… Sự lan tỏa tình thương trên tất cả mọi loài chúng sinh không phải là sự lan tỏa "một cách vô tội vạ" như nhận định của Lm F.Varillon, mà do xuất phát từ nhận thức tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Con người không phải là đối tượng duy nhất của tâm Từ Bi. Ngoài ra, Từ Bi còn được thể nghiệm xuyên suốt cả pháp giới, từ quá khứ, hiện tại đến vị lai.

Đạo Phật là đạo "đến để thấy", chứ không phải nghe để hiểu một mớ lý thuyết suông. Vì vậy, để huân tập tâm Từ Bi hiệu quả. Đạo Phật đã giới thiệu với chúng ta những phương cách thực nghiệm để đạt đến đỉnh cao của Từ Bi. Pháp môn "Quán Từ Bi" là một trong nhiều phương pháp được giới thiệu, tuỳ vào căn cơ để hành giả có thể chọn lựa tu học, hành trì… Pháp môn "Quán Từ Bi" được thực hiện ở ba cấp độ khác nhau, từ nông đến sâu, từ thấp đến cao như sau:

 Cấp độ 1 : Quán chúng sinh duyên từ
 Cấp độ 2 : Quán pháp duyên từ
 Cấp độ 3 : Quán vô duyên từ

1. Chúng sinh duyên từ: Đây là pháp quán được hành giả sơ cơ chọn lựa thực hiện. Ở cấp độ này, tâm Từ Bi phát khởi từ việc quán sát nỗi khổ của chúng sinh. Như đã giải thích trên, phạm vi của chúng sinh trong Phật giáo rất rộng lớn, từ hóa sinh, thai sinh đến noãn sinh, thấp sinh. Các chúng sinh này lại được phân bố, sinh hoạt rộng rãi trong tam giới. Vì vậy, pháp Quán Từ Bi không chỉ bó gọn trong phạm vi "con người" và cái thế giới nhỏ bé của nó, mà pháp quán được thể nghiệm xuyên suốt cả pháp giới, từ quá khứ, hiện tại đến vị lai. Khi quán các loài hóa sinh, thấy chúng sinh ở các cõi trời dù được hưởng phước báu nhiều kiếp, vẫn chìm đắm trong mê mờ tác tạo. Các chư thiên ở các cõi trời tự nhận mình là "Thiên Chúa", "Chủ tể vũ trụ", "Thượng đế quyền năng", Thần thánh linh thiêng" v.v. Mê mờ chấp thủ vào "ngã vị", "ngôi vị" độc tôn siêu việt, dùng phước báu quyền năng đang hưởng "tác tạo".

Vui thú với sự "sáng tạo", thưởng phạt, gia ơn cho những chúng sinh ở cõi thấp hơn như con người (thai sinh). Những chúng sinh ở cõi thấp hơn do "nghiệp cảm duyên khởi" với "Chúa, Thượng đế, hoặc ông Trời" ở các cõi trời, nên đã nhận các hóa sinh ở các cõi trời làm "Chúa" của mình, cam tâm lãnh nhận sự thưởng phạt của các hóa sinh. Các hóa sinh này cũng tuyên dương một thứ "tình yêu". Nhưng "tình yêu" đó là một thứ "đặc ân", "hồng ân" được "ban phát" từ các hóa sinh. Vì vậy, "tình yêu" phải được quy hướng về "Chúa", "Thần thánh", mà những chúng sanh bậc thấp hơn như con người phải thần phục, tôn thờ, nếu con ngườicảm ứng nghiệp lực với loài hóa sinh đó.

Do chấp "ngã độc tôn" (ngôi vị duy nhất), nên các hóa sinh này cũng khởi ý nghiệp: "Ta là đấng cứu độ duy nhất". (Đây chính là sự cộng nghiệp giữa thần thánhcon người, để hình thành một cảnh giới mà các chúng sinh đó lầm chấp là vĩnh cửu, thường hằng, mà không hề biết sự giới hạn của phước báu đang hưởng). Đối với các chúng sinhđịa ngục bị hạnh hạ đủ điều. A tu la đấu tranh không mệt mõi. Còn con người thì sinh, già, bệnh, chết… Quán sát chúng sinh trong lục đạo mười phương, đâu đâu cũng là bà con, anh em thân thuộc của ta, từ đó tâm Từ Bi phát khởi, huân tập, để có được một sự đồng cảm sâu sắc với tất cả các loài chúng sinh. Đây cũng chính là phương pháp mở rộng cái ngã hẹp hòi sang cái ngã rộng lớn hơn. Từ đó có thể bước vào một cấp độ cao hơn của tâm Từ Bi. Đó là quán Pháp duyên từ.

2. Pháp duyên từ: Tâm Từ Bi duyên với pháp tánh mà khởi phát gọi là pháp duyên từ. Đây là pháp quán của các bậc Trung thừa. Hành giả quán pháp duyên từ nhận thấy tất cả chúng sinh với mình đồng một "pháp giới tánh". Vì vậy, chúng sinh đau khổ là mình đau khổ. Ở cấp độ này, hành giả cảm nghiệm được mọi nỗi đau khổchúng sinh đang gánh chịu. Một sự đồng cảm sâu sắc, nên đau cái đau của chúng sinh, khổ cái khổ của chúng sinh... Kinh Duy-ma-cật nói: "Vì chúng sinh bệnh cho nên Bồ-tát bệnh" chính là ý này. Tâm Từ Bi khởi phát một cách bình đẳng không phân biệt chúng sinh đó là "ai", vì chúng sinh với mình đồng một bản thể, nên khi cứu khổ, cứu nạn hành giả không khởi tâm phân biệt...

3. Vô duyên từ: Khác với hai pháp quán trước, chúng sinh duyên từ và pháp duyên từ. Với chúng sinh duyên từ, hành giả còn phải dụng công quán xét thấy chúng sinh đau khổkhởi tâm Từ Bi. Khi hành pháp duyên từ, hành giả lại thấy mình và chúng sinh đang đau khổ đồng một một bản thể, một pháp giới tánh, mà khởi tâm Từ Bi, để có sự đồng cảm sâu sắc với nỗi đau khổ của chúng sinh… Nhưng đối với Vô duyên từ thì hoàn toàn khác. Đây là một pháp môn thuộc hàng Thượng căn, Thượng thừa. Tâm Từ Bi phát khởi mà không hề lệ thuộc bởi tâm năng duyêncảnh sở duyên, không có dụng công quán sát, Tâm Từ Bi không năng sở này chính là Dụng của Tự tánh, của Thể tánh Chơn như. Có thể nói, tâm Từ Bi này chính là Toàn Thể Toàn Dụng. Toàn Bi Toàn Trí.

Học giả Kitô giáo khi đề cập đến Từ Bi của Phật giáo, họ thường suy diễn theo cách riêng của họ rất cạn cợt, họ lầm tưởng Từ Bi như một thứ phương tiện để đạt đến cứu cánh giải thoát. Một "kỹ thuật giải thoát".

Linh mục Cao Phương Kỷ cũng mắc phải những sai lầmbản như F.Varillon khi bàn về Từ Bi của Phật giáo. Ông viết: "Vì không công nhận có Đấng Thượng đế là Ngôi vị siêu việt. Cũng chối bỏ linh hồn bất tử, tức Vô Ngã, không có nhân vị tự tại, không có bản ngã. Do đó áp dụng trong bố thí là: Không có "ai" để bố thí, cũng không có "ai" nhận của bố thí cả. Triết lý này đi ngược lại cách hành đức Từ Bi của chúng sinh là để cứu vớt một con người cụ thể, một nạn nhân "bão lụt" đang cần ta giúp đỡ.".

Ông viết tiếp: "Nếu phủ nhận sự tồn hữu của một Đấng Thượng đế Siêu Việtchủ tể của vũ trụ càn khôn, nếu không công nhận có "người" (tha), có "ta" (ngã), nếu tất cả là "vô ngã", "vô hồn" thì làm gì có yêu thương nữa! Làm gì có những người, những tâm hồn để trao đổi tình ái cho nhau nữa!" Và: "Đức Từ Bi hay việc bố thí chỉ còn là một phương thế, một phương tiện để đạt một mục tiêu khác, chẳng hạn để diệt dục, diệt tính ích kỷ. Do đó đức Từ Bi, việc bố thí được dùng như một "kỹ thuật" để vượt cái "tôi" ích kỷ (ego), để giải thoát cái tôi eo hẹp. Làm phúc bố thí là một phương thức để chứng tỏ, hoặc để tiêu diệt lòng ham muốn của mình mà thôi!"… "Do đó, Từ Bibố thí chỉ là một phương thế trút bỏ lòng tham lam ích kỷ.". Khác với bác ái của Kytô giáo là: "Xây cất bệnh viện, phòng phát thuốc, hay viện trợ thực phẩm."[4]

Nghiêm trọng hơn, khi Linh mục Cao Phương Kỷ đã tuyên truyền một thứ chủ thuyết vô luân, vô nhân đạo, áp đặt cả những hành vi tội ác quy kết vào thuyết "Vô Ngã", để hạ thấp lòng Từ Bi của Phật giáo như: "Người chịu đau khổ vì bị đâm chém và kẻ gây nên tội ác đều là "Vô Ngã", là hư vô! Cho nên khi khổ thì cam tâm chịu vậy, không phàn nàn trách móc "ai", không cần tha thứ cho "ai", vì có "ai" đâu để mà than thân, trách phận, để mà tha thứ?"[5]. Rất tiếc cho tác giả khi ở trang 61 tác giả viết một câu rất nghiêm túc: "Không nên cắt nghĩa theo quan điểm riêng của mình hoặc "gán" cho bên kia những điều họ không nghĩ tới", thì chính tác giả lại tự đánh mất chủ trương nghiêm túc của mình, "gán ghép" giải thích bừa bãi về Phật giáo, những điều mà đối với Phật tử là họ không hề nghĩ tới.

Lập luận trên của Linh mục Cao Phương Kỷ cũng chỉ là sự lập lại những luận điểm của nhiều học giả Công giáo khác. Xuất phát từ tâm lý "không thể sai lầm" về các tín điều Kitô giáo, mà những học giả Công giáo ít khi nào chịu nghiên cứu kinh điển Đại thừa một cách nghiêm túc, trước khi họ đưa ra những phán quyết chủ quan. Ví dụ, nếu họ chịu khó đọc kinh Duy-ma-cật, họ sẽ thấy trong phẩm "Bồ-tát", kinh viết như sau : "Vị dĩ Bồ-đề, khởi ư Từ tâm. Dĩ cứu chúng sanh, khởi Đại Bi tâm, Dĩ trì chánh pháp, khởi ư Hỷ tâm. Dĩ nhiếp Trí huệ, hành ư Xả tâm. Dĩ nhiếp khan tham, khởi đàn Ba-la-mật. Dĩ hóa phạm giới, khởi thi-la ba-la-mật." Qua đoạn kinh trên, ta thấy: Tâm Từ Bi khởi dụng từ Tuệ Giác để cứu vớt chúng sanh.

Tâm Hỷ, Xả khởi lên là để giữ gìn Chánh pháp, thâu nhiếp Trí Tuệ. Đối với những kẻ tham lam, khởi dụng tâm Bố Thí để thâu nhiếp họ. Với những kẻ phạm giới hóa độ họ bằng cách khởi lên Giới độ… Trong phẩm "Quán chúng sanh". Ngài Văn-thù-sư-lợi hỏi: "Sao goị là BI?". Ngài Duy-ma-cật trả lời: "Bao nhiêu công đức mà Bồ-tát tạo ra được tặng hết cho chúng sanh để họ cùng hưởng". Tóm lại, Từ Bi Hỷ Xả khởi dụng từ Tự Tánh để cứu khổ, cứu nạn chúng sanh, chứ không đơn thuần chỉ là một "kỹ thuật" để vượt qua "cái tôi" ích kỷ của mình. Từ đó có thể kết luận, những phán quyết chủ quan của các học giả Công giáo nêu trên, chỉ mới "lấp ló ngoài cửa" của pháp môn Chúng sinh duyên từ, chứ chưa thể vào được "cửa", nói chi đến Pháp duyên từ, và đặc biệtVô duyên từ của Phật giáo…

Thật vậy, Đối với VÔ DUYÊN TỪ. TỪ BI chính là CHƠN TÁNH TỰ DỤNG. Các "kỹ thuật giải thoát" làm gì có chỗ dùng ở đây? Đã là dụng của Tự tánh thì làm gì có dụng công? Nói theo thuật ngữ Thiền tông là "vô công dụng", tức: toàn THỂ toàn DỤNG, (tất cả đều là THỂ mà cũng đều là DỤNG, nghĩa là THỂ DỤNG KHÔNG HAI). Toàn TRÍ toàn BI ( BI, TRÍ chỉ là MỘT, tất cả TRÍ đều là BI, tất cả BI đều là TRÍ). Vì Từ Bi tỏa ra không giới hạn, không bờ mé từ Tâm Chơn Không, nên không phân biệt "ta", "người". Không phân biệt "ai" cho, "ai" nhận.

Tâm Từ Bi của Phật giáo thực hiện sứ mệnh hóa giải khổ đau cho tất cả mọi loài chúng sinh một cách hiệu quả, vi diệu, là nhờ vượt ngoài mọi đối đãi nhị biên, phá bỏ mọi chấp thủ. Điều này được chứng minh qua 2550 năm lịch sử tồn tại và phát triển Phật giáo, chưa bao giờ xẩy ra những cuộc thánh chiến đẫm máu. Hệ quả của lòng tin vào một vị Chúa độc tôn. Những cuộc thánh chiến được biết đến trong lịch sử nhân loại, không một cuộc chiến nào lại không nhân danh "Chúa", nhân danh "tình yêu cao cả của Ngài".

Minh Tri

Ghi chú:
[1] Trích từ "Lời bạt" của Linh mục Dom Pierre Massein trong quyển "Kitô giáo dưới mắt một Phật tử". Bản dịch của Nguyễn Văn Tùng và Nguyễn Bá Tùng. nxb Định hướng tùng thư 1996, trang 187
[2] Tứ vô lượng tâm: Từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm, xả vô lượng tâm.
[3] F.Varillon trong quyền "Người Kitô hữu trước các tôn giáo lớn" (Un chrétien devant les grandes religions), trang 243
[4] Cao Phương Kỷ. Thiên Chúa giáoTam giáo, trang 256.
[5] Cao Phương Kỷ. sđd trang 255.

06-06-2006 12:23:46

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/08/2014(Xem: 27334)
24/05/2011(Xem: 24831)
18/10/2010(Xem: 41015)
18/10/2010(Xem: 44260)
18/10/2010(Xem: 40901)
05/07/2019(Xem: 8857)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.