7. Con Đường Phật Đưa Đến Phúc Lạc

02/08/201112:00 SA(Xem: 9203)
7. Con Đường Phật Đưa Đến Phúc Lạc

ĐỨC PHẬT

HÀO QUANG CHÂN LÝ
Dịch giả: TT Thích Giải Thông-Phỏng dịch theo bản tiếng Anh The light of truth
của Giảng sư LOKANATHA Do The Singapore Maha Bodhi School xuất bản


CON ĐƯỜNG PHẬT ĐƯA ĐẾN PHÚC LẠC

Như quý vị đã biết, chỉ có món quà Chân lý mới dập tắt được thế giới tham, sân, si và cống hiến cho nền hòa bình vĩnh cữu. Thế giới đau khổ vì thiếu món ăn tinh thần, và chính sự khao khát này là nguyên nhân đưa đến chiến tranh. Toàn thế giới bị quét sạch đều do cơn lũ tràn ngập tham, sân, si. Toa thuốc cứu nguy duy nhất là món ăn tinh thầnchúng ta dùng hàng ngày như bồi dưỡng cơ thể. Vậy thì tâm thức và trái tim không dùng món ăn này hàng ngày sao? Chỉ có hòa bình bên trong tâm hồn mới đưa đến hòa bình bên ngoài trần thế. Chỉ có thánh hóa cá nhân mới đưa đến thánh hóa thế gian. Sự tịnh hóa các lỗi lầm này mới vượt thắng sự suy thoái thế gian và đem lại hòa bình cho nhân loại

Chân lý là quả bom nguyên tử diệt tan sự đau khổ do vô minh gây nên và đưa đến an lạc tối thượng cho cõi đời bị giày vò khổ não này. 

Chúng tôi rất hoan hỷ biết rằng các Phật Tử tín thí đàn na đã tâm nguyện lời khuyên dạy của chúng tôi và đã tự tổ chức thành một ban hoằng pháp để tịnh hóa tâm thức mình qua sự tư duy đạo lý thường xuyêntự quán sát bản thân. Nguyện cầu ánh sáng Phật trí mãi mãi là nguồn cảm hứng của quý vị trên lộ trình Giác Ngộ cao thượng. 

Công tác hoằng pháp có tầm quan trọng tối thắng. Nếu khôngPhật sự hoằng Pháp thì khó mà duy trì được đạo Pháp. Khi người ta không tạo một nỗ lực nào để truyền bá Phật Pháp khắp thế giới thì chẳng qua là họ đã đánh mất tất cả lòng quý kính đối với tín ngưỡng cao thượng của mình. 

Mã Lai là một nước giàu, xuất cảng cao su, thiếc và nhiều sản phẩm khác. Tại sao chúng ta không xuất cảng Phật Pháp, là sản phẩm có giá trị cao nhất. Cho tức là nhận, nhờ bố thí Chân lý bạn sẽ nhận được và chứng đạt Chân lý. Chúng ta phải kinh doanh xuất cảng Chân lý chứ không phải chỉ xuất cảng cao su là đủ. Bởi vì trao đổi cao su cho thế giới là điều vô ích. Cao su là vật vô thường, có lợi gì bao nhiêu, lại không đưa đến giải thoát. Chúng ta phải cống hiến Chân lý cho thế giới. Chỉ có Chân lý mới thực sự là bài Pháp bất diệt. Chỉ có Chân lý mới là món quà cao quý nhất. Vì thế chúng ta nên cống hiến những điều cao thượng cho thế giới chứ không phải chỉ có cao su. 

Nếu quý vị trao gởi cao su cho thế giới, cao su sẽ làm cho quý vị tăng lên lòng kiêu mạn từ đời này sang đời khác. Quý vị nên ban cho Chân lý, điều này sẽ chận đứng sự hưng phấn tham ái của quý vị và đạt được sự giải thoát

Người Mỹ gởi các Sứ giả của họ sang Mã Lai, tại sao Mã Lai không đáp lại bằng cách gởi Sứ giả Như Lai của mình sang Mỹ quốc. Hãy nên có những cuộc trao đổi tư tưởng văn hóatín ngưỡng với các nước trên thế giới. Chúng ta là những người bố thí Pháp nên phải cống hiến Chân lý Phật đạo cho toàn thế giới, đặc biệt là các nước không có Phật tử. Tất cả các nước đều có những Sứ giả vô địch truyền bá tín ngưỡng của họ khắp thế giới. Thế tại sao Phật giáotôn giáo toàn hảo trên thế giới lại không có một đội ngũ thượng thặng để phát huy Chánh Đạo khắp nơi. Đã đến lúc chín muồi. Ta cần hoằng Pháp tại các nước không có Phật tử, và chính đó là Phật sự khiến chúng tôi phải qua Mỹ để khai thị giáo Pháp vô song của Đức Thế Tôn. Không ai có thể yêu tín ngưỡng của mình một cách thành thật nếu họ không thích nhìn thấy đạo của mình được phổ cập và được ngưỡng mộ khắp nơi. Phật Giáo là một tôn giáo khoa học dành cho những đầu óc ưa biện giải chính xác. Và đây là cơ hội mà người Mỹ có đầu óc khoa học sẵn sàng chào đón đạo Phật Giáo khoa học. 

Đức Thế Tôn của chúng taSứ giả khoa học đầu tiên trên thế giới. Ngài đã tổ chức phong trào hoằng Pháp đầu tiên. Đại Hoàng Đế Asoka là người tổ chức hoằng Pháp lần thứ hai. Và giờ đây đến lượt chúng tôi cũng cố gắng noi gương các bậc Thầy đi trước

Quý vị nên hiểu rằng xây dựng ngôi chùa là tạo phước đức, nhưng bố thí món quà Chân lý–Pháp cao thượng–là đạt được công đức lợi lạc nhất. Mã Lai không có khí giới nguyên tử hạt nhân để ban cho thế giới, chỉ có vũ khí tình thươngChân lý vĩ đại nhất trao tặng cho nhân loại đang đau khổ. Một tín đồ thật sự mến đạo sẽ cố gắng mọi cách mong thấy đạo của mình được truyền bá khắp nơi. Và nếu chính mình không có khả năng thuyết giảng thì ít nhất mình cũng nên hộ trì một vị Giảng Sư có khả năng thực tu thực học, truyền Pháp tại xứ mình, Giáo Pháp vinh quang rạng rỡ khắp thế giới. Nhờ trợ duyên cho vị Giảng Sư có khả năng, chúng ta hưởng được quả phước lành do công đức gieo hạt giống Giáo Pháp nhiệm mầu trên khắp nhân gian

Chỉ có giải thoát phát sinh từ lòng bao dung độ lượng mới có thể dập tắt được ngọn lứa độc hại của nô lệtùy thuộc. Chính nó đã bành trướng, chia rẽ trường kỳ, đã gây ra chiến tranh máu đổ. Thế chiến thứ ba chỉ có thể tránh được khi nào mọi quốc gia và mọi cá nhân được tự do, được tôn trọng nhân phẩm và ngưỡng mộ quý mến lẫn nhau trong mối ràng buộc tình huynh đệ khắp nơi. Ước mong hôm nay có nhà vua nào đó khởi tâm từ, noi gương hoàng đế Asoka, loại bỏ gươm đao bằng tình thương. Nếu tinh thần Phật Giáo có thể thấm nhuần khắp nơi, chuyển hóa đến chúng sanh lòng từ bi vô lượng của Đức Phật thì chiến tranh chỉ còn là những điều nhắc nhở nghiêm khắc cho thời đại dã man vừa qua. 

Không có niềm vui nào bằng sự bất hại tối thượng, sự ly dục tối thượng phát sinh do trí tuệ vô song. Ước mong niềm hân hoan tịnh lạc này đến với quý vị mãi mãi. Đó chính là Đức Phật-trong tâm-vì người nào thấy được Chân lý tức là thấy Phật. Không có Phật nào khác ngoài Chân lý tối thượng, một thực tại vô song, đó là Niết Bàn, bất sinh bất diệt, chúng ta hãy coi mình như đội cứu hỏa tinh thần và nhiệm vụ là phải khẩn trương dập tắt ngọn lửa tham, sân, si khắp thế gian với nước cam lồ Chân lý rạng rỡ. Vậy thì chúng ta hãy bố thí thực phẩm tinh thần cho hàng triệu người đang khao khát, những người bị sầu muộn, bị áp bứcthống khổ bởi sự ngu độn của chính mình-kẻ thù chính cống của nhân loại. Toàn thế giới đang bừng cháy. Tất cả đang bốc lửa. Cháy bởi cái gì? Bởi tham ái, sân hậnsi mê. Bừng cháy với ngọn lửa sinh, già, bệnh, chết, phiền não, kêu ca, than khóc, đau khổtuyệt vọng. Cuộc hoằng Pháp khắp thế giới của chúng tôi hôm nay là một đội chữa lửa trọng đại, mục đích để dập tắt ngọn lửa hãi hùng của thế giới. Vậy thì chúng ta hãy duy trì đội ngũ cứu hỏa này. Hãy trợ giúp cho đội ngũ cứu hỏa hoàn tất viên mãn sự nghiệp “Sứ giả Như Lai”. Ước mong toàn thế giới nhờ vậy được tươi mát an bình, ước mong chúng ta đạt được chánh kiến, niềm an lạc tối thượng và hòa bình vĩnh viễn

Chúng tôi sẽ thắp lên ngọn đuốc Chân lý trong chuyến hoằng Pháp khắp các tiểu bang. Chúng tôi không do dự, cơ hội đã chín muồi, thời giờquý báu. Đất gieo đã sẵn sàng. Chúng tôi là người gieo trồng, chúng tôi sẽ thuyết giảng Phật Pháp khắp nước Mỹ. Tại sao chúng tôi lại chọn nước Mỹ để trình bày Chân lý rạng rỡ của Đức Thế Tôn sáng ngời, là vì: 

1) Người Mỹ hiểu biết “ĐAU KHỔ”, họ cảm nhận được sự đau khổ sau đại thế chiến thứ nhất và đại thế chiến thứ hai. 

2) Người Mỹ có đầu óc khoa học, Phật Giáo khoa học chắc chắn sẽ đáp ứng được cho những người Mỹ thích biện chứng nó. 

3) Người Mỹ năng động, đầy năng lực. Nước Mỹ là nước tiến bộ nhất và hùng mạnh nhất trên thế giới
4) Người Mỹ luôn luôn mong muốn cái gì mới mẻ, chán ghét cái gì cũ kỹ, lỗi thời. Vì thế tôi đã đặt câu hỏi: “Vậy thì Phật Giáo mới hay cũ?” Có một biện chứng khoa học để giải thích vì sao Phật Giáo luôn luôn mới mẻ và tôi cũng biết rõ rằng người Singapore rất thích khoa học. Vậy phật Giáothường hay vô thường? Cái gì không bao giờ thay đổi, cái đó có thể gọi là cũ, già không? Nhất định là không. Vậy thì nó phải luôn luôn mới mẻ. Phật Giáo không bao giờ thay đổi cả. Không bao giờ trở thành cũ kỹ, lạc hậu. Phật Giáo luôn luôn tinh nguyên như hoa hồng mới nở. Vì vậy, mặc dù Phật Giáo có một ngàn năm hay một triệu năm đi nữa, nó vẫn luôn luôn mới nguyên, bởi vì Chân lý không bao giờ trở nên già nua, cằn cỗi, không bao giờ biến đổi. Do đó mà Phật Giáo luôn luôn tươi mát, mới mẻ vì không chịu quy luật vô thường, sanh diệt

5) Một khi người Mỹ được quy y Phật Đạo, họ sẽ truyền bá Phật Giáo khắp thế giới bằng năng lực tổ chức bằng tài sản, lòng từ ái và khả năng cổ vũ Phật Pháp của họ. 

Hiện nay có nhiều nhà truyền giáo người Mỹ theo đạo Thiên Chúa đến Mã Lai để quy nạp con em của quý vị vào đạo. Đừng ngạc nhiên gì nếu trong tương lai quý vị cũng thấy những Sứ gìả Như Lai người Mỹ đến Mã Lai để quy y con em mình theo Đạo Phật. Bởi vì mọi sự việc trên đời đều có thể xảy ra. Chúng tôi đang hy vọng một sự hồi sinh trọng đại của Phật Giáo trên khắp thế giới, bởi vì Phật Giáo là cội nguồn đưa đến hạnh phúc, an lạc

Nhân đây, một lần nữa tôi xin nhắc lại cẩm nang cần thiết của Phật Đạo. Làm thế nào để sống hạnh phúc? Hãy làm điều thiện, tránh làm điều ác. Giữ tâm ý trong sạch. Đó là lời dạy của chư Phật. 

Hạnh phúc đạt được bằng cách đi từng bước vững chắc theo chân lý, trí tuệ đưa đến hạnh phúc, ngu độn đưa dến bất hạnh. Làm điều thiện quý vị sẽ sống hạnh phúc. Điều thiện là gì? Thực hành đúng 5 giới là thiện. Nhiều người ở Singapore muốn có một kiến thức khoa học sâu sắc, nhưng họ lạỉ không am hiểu về 5 giới điều, làm sao khoa học đó Chân, Thiện, Mỹ được. Vì thiếu chất liệu đạo đức. Giới học phải đi trước khoa học. Chúng ta phải bắt đầu từ lớp sơ cấp trước khi lên đến lớp tốt nghiệp. Cho nên chúng tôi phải bố thí 5 giới điều. Năm học giới này phải được gìn giữ, thọ trì trong tinh thần (nghĩa bóng) cũng như trong ngôn ngữ văn tự (nghĩa đen). Y ngữ coi như sát hại. Y nghĩa coi như cứu mạng. Vậy đối tượng của 5 giới điều là gì? Diệt trừ sân hận. Là vì nhờ giới mới diệt trừ sân; bởi vì nếu quý vị phân tích 5 giới một cách thận trọng, quý vị tìm thấy không có gì khác ngoài tính chất từ bi. Từ giới đầu cho đến giới cuối cùng. Vậy ý nghĩa của giới thứ nhất là gì? Là lòng từ bi vô lượng đối với tất cả chúng sanh, bằng cách đừng sát hại chúng. Ý nghĩa của giới thứ hai là gì? Lòng từ bi vô lượng đối với nhân loại. Ta không bao giờ lấy vật gì của người khác. Đó là lòng yêu thương xóm làng. Ý nghĩa của học giới thứ ba là gì? Hết lòng tôn trọng tình cảm thân cận nên tôi không bao giờ ăn trộm vợ/chồng người khác. Ý nghĩa của giới điều thứ tư là gì? Rộng lòng quý kính hàng xóm, bởi vì bạn không bao giờ gây bất lợi cho người gần nhà bằng cách nói láo và lường gạt họ. Ý nghĩa của giới điều thứ năm là gì? Vì lòng bao dung thương tưởng láng giềng, bạn không muốn gây nguy hiểm cho họ nên không uống rượu. Bởi vì một người say rượu có thể vi phạm các giới khác. Do ảnh hưởng của uống rượu say, vị đó có thể giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói láo và càng uống nhiều hơn. 

Tóm lại, bố thí để diệt trừ tham ái, trì giới thì diệt trừ sân hậnthiền định diệt trừ si mê

Năm học giới này cần phải thực hành bằng tư tưởng, lời nói và hành động. Mọi sự việc đều tùy thuộc vào tâm. Tâm là kẻ tiên phong, người chủ, kẻ tạo nên mọi thứ. Hãy quán sát tâm, tất cả đều trở nên tốt đẹp. Quý vị biết cách quán sát tâm chứ! 

Như tôi đã nói trước đây rằng 5 giới điều phải được thực hành không những chỉ bằng lời nói hay hành động mà còn bằng tâm ý nữa. Điều này muốn nói chúng ta chớ nên phạm giới sát về tâm tưởng. Sát hại về tâm tưởng là gì? Chằng hạn như bạn nói: “Ta ước gì kẻ thù địch của ta chết phức cho rồi” tức là bạn đã giết hắn bằng tâm tưởng. Ví dụ bạn trông thấy một người có một chiếc xe hơi lộng lẫy, đắt tiền, bạn nói: “ước gì chiếc xe hơi đó thuộc về mình”. Như vậy bạn đã ăn cắp chiếc xe đó bằng tâm tưởng. Tương tự, nếu bạn thấy một hình dáng đẹp đẽ, đáng yêu, bạn khởi ước muốn trong tâm hình dáng hấp dẫn đó tức là bạn đã phạm tà dâm trong ý tường. Cũng tương tự, khi bạn nói láo, hay uống rượu v.v... mọi sự việc đều bị vi phạm là do tâm mà ra. Vì vậy đừng nghĩ rằng bạn đã hoàn tất ngũ giới. Tôi nghe nhiều người nói: “Tôi luôn luôn giữ được 5 giới”. Nếu quả vị đó thực hành thọ trì nghiêm túc 5 giới, thì vị đó có thể là bậc Alahán ngay bây giờ. Bởi vì đó không phải là trò đùa mà thực hành được 5 giới điều trong tư tưởng, lời nói và hành động. Đó là một điều khó khăn, rất dễ bắt gặp. Tôi không muốn đi sâu từng chi tiết của ngũ giới vì nó sẽ kéo dài thời giờ. Tôi chỉ nói rằng tôi phải cố gắng tiêu trừ một vài ngộ nhận. Nếu bạn thực hành hạnh bố thí, trì giớithiền định tức là bạn đã hoàn tất bổn phận của người Phật tử. Nhà Sư dĩ nhiên phải khởi đầu bằng hạnh trì giới; bởi vì nhà Sư đã giải quyết xong hạnh bố thí khi đi xuất gia làm bậc Sa Môn. Người Xuất gia còn bố thí gì nữa? Vị đó chỉ còn bố thí Chân lý–bố thí Pháp chứ không phải bố thí vật chất nữa. 

Đến đây tôi cũng giải thích thêm một số khái niệm về Pháp Nhân Duyên sinh mà đỉnh cao là Chánh kiến. Bởi vì tà kiến sẽ đưa đến tư duy bất thiện, dẫn đến vọng ngữ. Vọng ngữ đưa đến tà hạnh; tà hạnh tạo nên tà mạng. Tà hạnh còn mở lối cho các nỗ lực bất thiện; nỗ lực bất thiện đưa đến tà niệm, tà niệm phát sinh Định bất thiện. Định bất thiện đưa đến tà kiến. Tà kiến mở đường cho giải thoát bất thiện. Giải thoát bất thiện là gì? Đó là địa ngục. Nhân đây tôi cũng giải thích để quý vị biết Chư Thiên hay Trời là gì? Chư Thiên chỉ chúng sanh sống trong thiện đạo, trong một tình trạng hạnh phúc, tuy nhiên vẫn nằm trong luân hồi. Nhờ những nghiệp tốt đã tạo, Chư Thiênthọ mệnh rất lâu dài và rất sung sướng. Chính những hạnh phúc này là chướng ngại trên đường giải thoát vì họ không hiểu được khổ đế trong Tứ Diệu Đế. Không có Chư Thiên (Trời) nào cao bằng trời thanh tịnh (Tịnh cư Thiên) v.v... 

Trong Phật Giáo có ba loại Chư Thiên: có ba loại trời quy ước–một vị Thiên tử như Hoàng đế Nhật hay Vương quốc Anh. Vương quốc Anh cũng được coi như vị Thiên tử theo quan điểm thế gian; kế đó là chư Thiên do hóa sinh. Trên cõi trời, các vị thiên thần đều là chư thiên. Tất cả chư thiên hay người trời đều chịu chung quy luật sinh tử như chúng ta. Họ không thoát khỏi cảnh luân hồi, họ cũng phải nỗ lực tu tập để giải thoát như chúng ta. Đức Phật của chúng ta thuộc Trời–Tịnh cư Thiên. Làm sao quý vị có được cảnh trời nào cao hơn trời của tất cả trời. Vì vậy, Phật của chúng ta–Thiên thượng Thiên–là trời của Jéssus, của Mohamed, của Ramakrishna của Vishnu. Đức Phật là Chúa tể của mọi loài bởi vì Ngài là bậc Thiên thượng Thiên–Trời của những vị trời. 

Vấn đề ngộ nhận thứ haì, người ta luôn luôn nói về “linh hồn”. Các con em chúng ta đến học các trường dòng cũng oang oang ngôn từ “linh hồn”! Nhưng làm sao cho chúng nhận thứcđánh giá được rằng không hề có linh hồn trong con người. Tại sao? Bởi vì con người là một ngọn lửa mãi mãi bừng cháy, không bao giờ giống nhau trong hai niệm tưởng liên tục. Không có gì bất biến trong thế gian này. Mọi sự vật từ thấp đến cao trên cõi đời này đều chịu quy luật vô thường. Không có ngoại lệ nào cho quy luật đó. Quý vị hãy nghiệm xem, luôn luôn có sự đau khổ, chừng nào mà vô thường vẫn còn. Thế giới duy nhất không có đau khổ, là thế giới thường hằng–bất biến, thế giới đó không chịu quy luật biến đổi (vô thường)–nó mới thoát khỏi đau khổ. Vậy khi thế giới thoát khỏi sự vô thường gọi là gì? Đó có phải là Niết Bàn không? Vậy bạn có cần vị Trời nào tạo ra Niết Bàn không? Nhưng Niết Bàn luôn luôn hiện hữu! Điều mà tất cả chúng ta phải làm là nỗ lực đạt cho được. Đối với những ai quyết tâm trả giá, Niết Bàn vẫn luôn luôn ở đó. Vậy cái giá của Niết Bàn là gì? Cái giá cho Niết Bàn nằm trong chữ “từ bỏ”. Chỉ có sự từ bỏ trần gian này, bao hàm cả sự từ bỏ thân ngũ uẩn mới có thể đạt được Niết Bàn. Bạn phải từ bỏ năm uẩn hiện hữu để đạt Niết Bàn. Thân ngũ uẩn không phải là tài sản của bạn. Cảm giác này không phải của bạn. Tri giác này không phải của bạn. Tư duy này không phải của bạn và ý thức này không phải của bạn. Tại sao không phải? Bởi vì chúng vô thường, đau khổvô ngã. Mọi sự đều trống rỗng làm sao chúng có thể thuộc về bạn được? Vả lại, bạn là ai? Không có bạn, không có tôi kia mà. Bạn phải luôn luôn nói rằng: “Cái này không thuộc về ta. Đây không phải là ta. Ý nghĩa về TA phải được diệt trừ”. Hãy giã từ mọi thứ, bạn sẽ được giải thoát

Chúng ta không thể nào có cả hai vừa thế gian vừa Niết Bàn. Bạn phải chọn lựa hoặc là thế gian, hoặc là Niết Bàn. Nếu bạn chấp chặt vào thế gian bạn phải giã từ Niết Bàn. Thử tính có bao nhiêu người trên thế gian này yêu thích Niết Bàn và bao nhiêu người yêu thích thế gian? Xin cho tôi biết có bao nhiêu người yêu thích Niết Bàn. Nói một cách khác có hơn 99% số người yêu thích thế gian này và chỉ có 1% số người là yêu thích Niết Bàn. Nhưng bạn vẫn thường cho tôi biết rằng Niết Bàn là thiện và thế gianbất thiện. Vì sao thế? Mặc dù vẫn tin thế gianbất thiện mà bạn vẫn bị ràng buộc vào điều bất thiệntừ bỏ điều thiện. Không phải là tâm ý có năng lực sao? Ví dụ một người cho bạn một sự lựa chọn: đây là nắm vàng và đây là nắm chì, bạn định lấy thứ nào? Vàng chứ? Ví dụ Đức Phật đến hỏi bạn: đây là một nắm thế gian và đây là một nắm Niết Bàn, bạn nói bạn sẽ chọn thế gian. Đó là điều rất ngu độn. Chính vì vậyĐức Phật đã nói: “Con người thích thế gian đau khổ chứ không thích Niết Bàn rạng rỡ, giải thọát”. Nếu bạn hỏi: “Tại sao quý vị không thích Niết Bàn?”. Họ sẽ trả lời rằng bởi vì không có ti vi trên Niết Bàn. Tôi nghĩ chúng ta phải nên có Niết Bàn với một máy ti vi để lôi cuốn người ta vào Niết Bàn. Con đường duy nhất để thanh tịnh chính mình là làm điều thiện. Tránh ác, làm lành, giữ tâm ý trong sạch. Dĩ nhiên điều này đã được nói trong kinh Phật rằng khi các nhà Sư sám hối với các Sư, họ đã được tịnh hóa một phần ở mức độ nào đó. Có nghĩa là trọng lượng của lòng ăn năn hối tiếc trở nên nhẹ hơn. Một khi các nhà Sư nói cho các bạn đồng tu biết những điều sai trái mình đã làm thì gánh nặng lỗi lầm sẽ giảm bớt. Còn cứ im lặng giấu kín thì nó sẽ trở thành hành động mất công đức. Khi chúng ta bày tỏ sự thật cho bạn đồng tu biết, lúc đó lầm lỡ sẽ trở nên nhẹ hơn nhờ hạnh sám hối

Chúng ta hãy nói đến Tam bảo–ba đối tượng cao quý. Đức Phật, Trời của những vị Trời (Thiên thượng thiên). Ngài là một nhân vật lịch sử. Trong mỗi trang sách sử bạn đều tìm thấy cuộc đời của Đức Phật. Lại nữa, chúng ta cũng có Xá Lợi (tro cốt ) của Phật. Đó là bằng chứng rõ nét nhất về sự hiện hữu của Đức Phật. Kế đến là giáo pháp. Giáo pháp chúng ta có trong tam tạng Kinh. Mỗi tu viện đều có tam tạng kinh. Chúng ta có thể đọc giáo pháp. Pháp Phật có ngay trước mắt chúng ta. Đức Phật ở ngay trước mắt chúng ta, Xá Lợi của ngài, kinh sách và chư Tăngtrước mắt chúng ta. Có rất nhiều nhà Sư trên khắp thế giới. Vì thế Phật, Pháp, Tăng–ngôi Tam Bảo hoàn toàn sống độnghiển hiện trước mắt chúng ta. Bất cứ lúc nào bạn thích, bạn có thể thấy được Xá Lợi, có thể đọc được giáo.Pháp, có thể gặp gỡ các nhà Sư

Thái Tử Tất Đạt Đa đã thật sự trưởng thành sau khi chứng kiến cảnh người già, người bệnh, người chết và nhà Sư. Nhưng có bao nhiêu người già, bao nhiêu người bệnh ta đã thấy rồi? Có rất nhiều. Ở bệnh viện có bao nhiêu người bệnh bạn đã thấy. Có bao nhiêu vị Sư bạn đã gặp. Nhiều lắm nhưng bạn vẫn không thể từ bỏ trần gian này. Thái Tử Tất Đạt Đa chỉ trông thấy duy nhất một cụ già, một người bệnh, một xác chết và một nhà Sư ngài liền từ bỏ thế tục. Ngài tuổi còn đang sung mãn. Đánh nhẹ vào lưng con ngựa thuần giống, nó phóng nhanh như gió cuốn. 

Nếu bạn đi bằng ngựa, dù bạn phải quất roi nó cũng không lay chuyển. Vì vậy nên Thái Tử đã tư duy chín muồi để quả thoát ly phải rơiì rụng. Không một ai ngay cả thân phụ của ngài là vua Tịnh Phạn cũng không ngăn cản được ý nguyện của Thái Tử. Ngài đã dũng mãnh thoát khỏi hoàng cung khi chung quanh có nhiều quân lính canh gác. Tại sao? Bởi vì dù có hàng trăm triệu quân lính cũng không ngăn được trái chín khỏi rụng một khi nó đã chín muồi. Dục tốc bất đạt–nhanh quá khó kết quả. Tốt hơn là ta nên chờ đợi sự diễn biến chín muồi để nắm lấy thời cơ

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/05/2011(Xem: 20770)
19/07/2020(Xem: 5478)
03/08/2010(Xem: 37200)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.