Tập 2: Luật Tôn và Tịnh Độ Tôn

23/02/20164:05 CH(Xem: 10842)
Tập 2: Luật Tôn và Tịnh Độ Tôn

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
HT. Thích Thiện Hoa
BẢN ĐỒ TU PHẬT 

Nhà xuất bản Tôn Giáo


TẬP II

LUẬT TÔN VÀ TỊNH ĐỘ TÔN

 

LỜI NÓI ĐẦU

MƯỜI CON ĐƯỜNG TU CHUYÊN MÔN CỦA GIỚI TU SĨ

Trong tập thứ nhất của Bản đồ tu Phật, chúng tôi đã chỉ rõ con đường tu hành thông thường của quảng đại quần chúng và của giới Phật tử tại gia rồi. Bắt đầu từ tập hai này, chúng tôi sẽ tuần tự nói đến mười con đường tu chuyên môn của giới tu sĩ, tức là mười tôn phái trong Phật giáo.

Cách tu hành từ đây có phần khó hơn các lối tu trước, phải tốn nhiều thì giờ và mất nhiều công phu tu tập. Vì thế, chỉ những người ít bị cuộc đời hằng ngày ràng buộc như giới tu sĩ, hay những ai muốn đi sâu vào đạo mới hy vọng thực hành có kết quả.

Tuy thế, đã là Phật tử hay muốn thành Phật tử chơn chánh, chúng ta không thể mù mờ về những giáo phái của đạo Phật được. Mặc dù trong giới Phật tử ngày nay có một số đông vì cuộc đời ràng buộc chưa thể có đủ thì giờhoàn cảnh để thực hành trọn vẹn một trong 10 tôn phái trên, nhưng chúng ta hãy cứ tìm hiểu và làm theo được phần nào để gieo nhân, rồi một ngày kia, khi đã đủ nhân duyên hãy tu tập hoàn bị hơn.

Thật ra trong rừng giáo lý mênh mông bát ngát của Phật giáo, không biết bao nhiêu là đường ngang ngả dọc, chứ không phải chỉ có 10 con đường này mà thôi. Nhưng đây là những con đường chính, những đại lộ có thể đưa bộ hành đi đến đích mà không sợ lạc đường. Người học Phật biết được 10 con đường lớn này có thể nói là đã thấy được gần toàn diện khu rừng Phật giáo.

Theo các kinh sách Phật giáo, người ta thường liệt kê các tôn phái trên theo thứ tự như sau :

Câu xá tôn, Thành thật tôn, Luật tôn, Pháp tướng tôn, Tam luận tôn, Thiên thai tôn, Hoa nghiêm tôn, Mật tôn (hay Chơn ngôn tôn), Thuyền tônTịnh độ tôn.

Nhưng sắp đặt như trên là đứng về phương diện thuần nghiên cứu, dựa trên giáo sử, đi từ Tiểu thừa đến Đại thừa.

Trong Bản đồ tu Phật này, chúng tôi căn cứ theo trình độ hiểu biết, hoàn cảnh và sự nhu cầu thiết thực của đa số Phật tử Việt Nam, sắp đặt 10 tôn theo thứ tự dưới đây. Chúng tôi sẽ tuần tự biên soạn và xuất bản theo thứ tự ấy, để quý vị Phật tử hiện đang cần những tôn trên có trước những tài liệunghiên cứutu hành :

1/ Luật tôn (thuộc về Tiểu thừaĐại thừa)

2/ Tịnh độ tôn (thuộc Đại thừa)

3/ Thiền tôn (thuộc cả Đại thừaTiểu thừa)

4/ Duy thức tôn (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Pháp tướng tôn)

5/ Mật tôn (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Chơn ngôn tôn)

6/ Pháp hoa tôn (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Thiên thai tôn)

7/ Hoa nghiêm tôn (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Tánh không tôn)

8/ Tam luận tôn (thuộc Đại thừa, cũng gọi là Tánh không tôn)

9/ Câu xá tôn (thuộc Tiểu thừa, cũng gọi là Hữu tôn)

10/ Thành thật tôn (thuộc Đại thừa)

Tóm lại, trong 10 tôn này, Luật tôn và Thiền tôn thông cả Đại thừaTiểu thừa, Câu xá tôn và Thành thật tôn chỉ thuộc về tiểu thừa, sáu tôn còn lại thuộc về Đại thừa.

Tuy Phật giáo có chia ra nhiều tôn phái, hay nhiều con đường tu hành như trên, nhưng người tu hành muốn đi theo con đường nào cũng đều đến một mục đíchthành đạo, chứng quả. Cũng như nhà có nhiều ngõ, đi ngõ nào cũng đều vào nhà được cả. Tuy nhiên, ngõ có rộng, có hẹp, có dài, ngắn khác nhau, con đường tu hành có khó, dễ, dài, ngắn không đồng. Hành giả phải kỹ lưỡng chọn lựa con đường nào thích hợp với trình độhoàn cảnh của mình mà tu hành, mới thâu hoạch được kết quả tốt đẹp.

Trong mỗi tôn, đều có rất nhiều kinh sách và phương pháp dạy bảo tu hành cũng rất tinh vi, có nhiều từng bực, thứ lớp. Hành giả phải tận tâm học tập và nghiên cứu mới thấu suốt được, rồi hạ thủ công phu một cách kiên nhẫn dẽo dai, mới được thành công.

Hiện nay Phật tử Việt Nam, kinh sách của 10 tôn phái thì có tôn rất nhiều, như Tịnh độ tôn, Luật tôn, Duy thức tôn, có tôn rất hiếm kinh sách như Mật tôn, Tam luận tôn… Nói là hiếm, chứ không phải là không có, nếu muốn nghiên cứu hay tu hành thì tôn nào cũng vẫn có đủ kinh sách để cung cấp cho chúng ta. Khổ một nỗi là những kinh sách ấy bằng chữ Hán, lý nghĩa rất thâm huyền, súc tích, nếu không có một cái vốn Hán học vững vàng thì cũng khó mà thấu suốt được. Thêm nữa, chúng ta lại ít có những vị hướng dẫn uyên bác, chuyên môn để đưa đường chỉ lối. Có lẽ vì thế mà ở Việt Nam chúng ta, ít có Phật tử chuyên tu về một môn phái nào rõ rệt.

Nhận thấy cái khuyết điểm ấy, nên chúng tôi với khả năng và sức hiểu biết có hạn lượng, cố gắng giới thiệu những con đường tu chuyên môn nói trên, tạm thời làm người hướng dẫn trong những bước đầu. Và chúng tôi hy vọng rằng nhờ những bước đầu đó, quý độc giả sẽ ham thích học hỏi và đi sâu dần vào các con đường tu, hướng dẫn những người đi sau, tạo thành những môn phái riêng biệt như ở Trung Hoa ngày xưa, và nhất là Nhật Bản bây giờ, mà tôn phái nào cũng thịnh hành, có rất đông môn đồ như Thuyền tôn (mà tổ đình là chùa Tổng trì), Tịnh độ tôn (Tổ đình là chùa Tăng thượng), Pháp tướng tôn (Tổ đình là chùa Dược sư v.v…).

Nếu Phật giáo Việt Nam mà được cái phong cách sung mãn hùng hậu như thế, thì vận mệnh đất nước đã đến thời kỳ rạng rỡ, hưng thịnh rồi vậy.

Soạn giả THÍCH THIỆN HOA

 

LUẬT TÔN
CON ĐƯỜNG TU THỨ NHẤT TRONG 10 TÔN

 

I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tôn này dùng Luật làm chỗ căn cứ, nên gọi Luật tôn. Đức Phật khi còn tại thế, tùy căn cơ, tùy hoàn cảnh mà chế ra nhiều giới luật để răng dạy đệ tử, hóa độ chúng sinh. Sau khi Ngài nhập Niết bàn, các đại đệ tử của Ngài, như Ưu Ba Li là vị tinh thông về giới luật, đứng lên pháp tọa trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ nhất, để tụng đọc lại những giới luậtĐức Phật đã chế ra. Lần kết tập này chưa biên chép thành kinh điển, nên ngài Ưu Ba Li phải đọc đi đọc lại đến 80 lần, đến nỗi mỗi người trong hội nghị đều thuộc lòng. Do đó, mới có tên gọi là “bát thập tụng luật”. Về sau, tuần tự theo thời gian, nguyên thủy Phật giáo lần hồi chia ra làm nhiều nhánh, hay bộ phái. Mỗi bộ phái đều theo một  bộ luật riêng. Trong số các bộ luật này, bộ được nói đến và áp dụng nhiều nhất là các bộ : Thập tụng, Tứ phần, Tăng ký, Ngũ phần.

Những bộ luật này được truyền sang Trung Hoa và được phiên dịch ra Hán văn. Đến đời Đường, ngài Tri Thủ luật sư chú giải các bộ ấy, và đệ tử của ngài là Đạo Tuyên luật sư, nhận thấy trong các bộ ấy, bộ luật Tứ phầnthích hợp với căn cơ người Trung Hoa, nên đã căn cứ vào bộ luật này để lập ra Luật tôn. Ngài Đạo Tuyên là người Chung nam sơn, nên người đời cũng gọi tôn này là “Chung nam sơn tôn” để phân biệt với các Luật tôn khác, như của các ngài Pháp Lệ bên phái Hữu tướng bộ, hay ngài Hoài Tổ ở Đông pháp.

Trong các tôn này, chỉ có Luật tôn của ngài Chung nam sơn là thạnh hành hơn hết và được truyền bá cho đến bây giờ, vì nó dung hòa cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa.

II. TÔN CHỈĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬT TÔN

Phàm một tổ chức, một công việc gì đúng đắn cũng đều phải tuân theo những quy luật nhất định. Hơn tất cả, sự tu hành lại càng phải tuân theo những giới luật nghiêm minh. Như chúng ta đã biết trong phần giáo lý căn bản, nghiệp là động lực chính  của vũ trụ nhân sinh. Nghiệp định đoạt tất cả đời sống của chúng ta. Nghiệp có ba loại : nghiệp của hành động, nghiệp của lời nói và nghiệp của ý nghĩ. Nếu những nghiệp ấy được thanh tịnh, không tạo ra các điều ác, thì ta không thọ quả báo sanh tử luân hồi. Không có quả báo sanh tử luân hồi thì tất nhiên là được giải thoát. Muốn các nghiệp được thanh tịnh thì ta phải giữ gìn giới luật. Giữ gìn giới luật, chính là một phương pháp tu hành trong nhiều phương pháp, mà Phật đã chế ra. Phương pháp này rất thiết thực và rất hiệu nghiệm đối với Phật tử chúng ta :

- Giữ giới không sát nhơn hại vật, hiện đời không làm người hung dữ, khỏi bị tù tội, về sau khỏi đọa trong ba đường dữđịa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, và khỏi bị người giết hại, đó là tu.

- Giữ giới không trộm cướp, thì hiện thời làm người lương thiện, khỏi bị giam hảm xiềng xích, đời sau không mắc quả báo, bị người giựt của cướp đồ, đó là tu.

- Giữ giới không tà dâm, hiện thời thành người tốt, gia đình mình và người không bị rầy rà đánh đập, khổ sở vì ghen tuông, đó là tu.

- Giữ giới không nói dối, không nói láo xược, thèo lẽo, thêm bớt, đâm thọc, không nói hung ác và thô tục, thì không bị người khinh khi, lại được sự kính trọng, đó là tu.

- Giữ giới không cờ bạc, hút sách, rượu chè, thì khỏi mất tiền, thiếu nợ, khỏi say sưa, làm điều tội lỗi và khỏi bị người khinh bỉ, trí huệ tăng trưởng, đó là tu.

Nói một cách tổng quát, giữ một giới là ngăn ngừa được một điều quấy, và thêm một điều tốt, giữ nhiều giới là ngăn ngừa được nhiều điều quấy và thêm được nhiều điều tốt. Bởi thế, nên giữ giới luật là phương pháp tu hành không xa thực tế và rất cần thiết cho các Phật tử cầu đạo giải thoát.

Nhờ giữ giới luật không làm các việc tội lỗi, nên tâm được “định”, do tâm định nên phát sanh ra trí tuệ  sáng suốt. Nhờ có trí huệ, sáng suốt nên phá trừ được vô minh, si ám và được minh tâm kiến tánh thành Phật.

Người tu tại giagiữ giới, mới thành Phật tử chơn chánh. Người xuất gia thọ Sa di, có giữ giới mới phải là chơn tu. Thầy Tỳ kheogiữ giới mới phải là Tỳ kheo thanh tịnh. Bồ tátgiữ giới mới phải là chơn Bồ tat. Bởi thế nên trong ba môn vô lậu học (giới, định, huệ), “giới” đứng đầu hết cả.

Tôn này sở dĩ lập ra là nhằm vào lợi ích thiết thựcchắc chắn của giới luật, như đã trình bày ở trên.

III. CÁC LOẠI GIỚI LUẬT

Giới luật có nhiều từng bực, tùy theo căn cơ, tùy theo giới tu sĩ, tùy theo sự phát nguyện của kẻ tu hànháp dụng. Nhưng nói một cách tổng quát thì giới luật có thể phân chia làm hai loại lớn là giới luật của Tiểu thừagiới luật của Đại thừa.

1. Những giới luật nào có tánh cách tiêu cực, tự lợi, chỉ có mục đích chính là tránh tội lỗi cho riêng mình là thuộc về giới Tiểu thừa. Tất nhiên trong khi giữ giới cho riêng mình, thì người khác cũng được lợi, như giữ giới không trộm cướp, thì mình được lợi là kềm giữ lòng tham, mà người khác cũng được lợi là khỏi cái khổ vì tiếc của đã mất. Mặc dù thế, giới không trộm cướp cũng chỉ liệt vào giới Tiểu thừa, vì trong khi giữ giới, mục đích chính, trực tiếp là giữ cho mình, còn cái lợi cho người chỉ là ảnh hưởng gián tiếp của giới ấy. Những giới như : Ngũ giới (5 giới chế cho người tại gia), Bát quan trai giới (8 giới  cho người tại gia tập sống như người xuất gia), Sa di giớiSa di ni giới (10 giới chế cho người mới xuất gia), Thức xoa (6 điều nữ học giới), Tỳ kheo giới (250 giới) và Tỳ kheo ni giới (348 giới) là những giới thuộc về Tiểu thừa.

2. Những giới luật nào có tánh cách tích cực, nhằm vào mục đích lợi tha hơn tự lợi thì thuộc vào Đại thừa giới. Những giới thuộc về Đại thừa như : 10 giới trọng và 48 giới khinh của Bồ tát, Tam tụ tịnh giới (gồm có : Nhiếp luật nghi giới là không làm việc ác, Nhiếp thiện pháp giới là làm các việc lành, Nhiêu ích hữu tình giới là làm ích lợi cho chúng sinh, như làm các việc có tánh cách từ thiện xã hội. v.v…

Nếu đứng về phương diện hành trì mà phân loại, giới luật lại có thể chia làm hai phần lớn : một phần thuộc về chỉ trì, nghĩa là ngăn dứt ác nghiệp, một phần thuộc về tác trì, nghĩa là hành động theo thiện nghiệp.

1. Về chỉ trì, có hai bộ giới bổn

a) Tỳ kheo giới bổn, gồm 250 giới, chia làm 8 nhóm là : 1. Ba la di (4 giới), 2. Tăng tang (13 giới), 3. Bất định (2 giới), 4. Xả đọa (30 giới), 5. Đơn đọa (90 giới), 6. Đề xá ni (4 giới), 7. Chúng học (100 giới), 8. Diệt trạch (7 giới). Hai trăm năm mươi giới này, có thể chia thành tám nhóm như trên, nhưng cũng có thể tùy nghi chia làm năm nhóm (ngũ thiên) sáu nhóm (lục tụ) hay 7 nhóm (thất tụ).

b) Tỳ kheo ni giới bổn (giới của Tỳ kheo ni) gồm có 348 giới, chia làm 7 nhóm là : 1. Ba la di (8 giới), 2. Tăng tàng (17 giới), 3. Xả đọa (30 giới), 4. Đơn đọa (178 giới), 5. Đề xá ni (8 giới), 6. Chúng học (100 giới), 7. Diệt trạch (7 giới). Ba trăm bốn mươi tám giới này, có thể chia làm bảy món như trên, nhưng cũng có thể tùy nghi chia thành năm nhóm, sáu nhóm hay bảy nhóm như bên tăng.

Giới Tỳ kheoTỳ kheo ni trên này gọi là Cụ túc giới, nghĩa là những giới đem lại cho người thọ vô lượng giới hạnh phước đức. Nhưng 250 hay 348 giới chưa phải là nhiều. Đó chỉ là mới tóm thâu những giới luật chính, làm giềng mối cho sự trì phạm mà thôi. Nếu kể cho hết giới luật thì về “lượng” sách đồng hư không, về “cảnh” lại lan khắp cả pháp giới. Nếu kể về bực trung, thì bên Tăng có đến 3.000 oai nghi 80.000 tế hạnh, bên Ni có đến 80.000 oai nghi 120.000 tế hạnh.

Vì sao Phật lập ra nhiều giới luật như thế ? Vì mỗi một giới là ngăn ngừa một việc xấu tệ, mà con người chúng taphàm phu, từ tâm niệm cho đến hành vi, có không biết bao nhiêu việc xấu tệ, nên phải có vô số giới luật để ngăn ngừa.

2. Về tác trì, gồm có 20 kiền độ.

Kiền độ nghĩa là phẩm loại, điều luật (Khanda).

Hai mươi kiền độ là :

1. Thọ giới kiền độ.

2. Thuyết giới kiền độ.

3. An cư kiền độ.

4. Tự tứ kiền độ. v.v…

Sự chia ra chỉ trìtác trì là cốt cho dễ phân biệt trong khi giữ giới, chứ thật ra, nói một cách rốt ráo thì trong chỉ có tác, trong tác có chỉ, không thể nói một cách dứt khoát được.

IV. CÁC DANH TỪ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH CẦN BIẾT

Như chúng ta đã thấy ở trên, giới luật của Phật chế ra rất nhiều, do đó, danh từ chuyên môn và cách thức giữ giới cũng rất phức tạp. Vậy muốn giữ giới được kết quả, trước tiên phải biết những điều sau đây :

1. Sao gọi là “danh, chủng, tánh, tướng” ?

a) Danh là tên (danh từ) nghĩa là tên chỉ mỗi giới, như “bất sát sinh, bất thâu đạo” v.v…

b) Chủng là chủng loại, hay nhóm, như chúng ta thấy ở phần chia các giới của Tăng, Ni, Ba la di, Tăng tàng. v.v…

c) Tánh là tâm tánh, là tánh chất ở bên trong, như người giữ giới, trong tâm niệm không nghĩ tưởng đến việc sát, đạo, dâm, vọng. v.v… hoặc thấy người phạm cũng sanh tâm vui mừng hay liên tưởng đến. Giữ gìn tâm tánh ở bên trong được thanh tịnh như vậy, gọi là “tánh giới”.

d) Tướng là hình tướng ở bên ngoài, như bên trong đã không nghĩ đến sát sanh, trộm cướp (tánh giới) v.v… mà bên ngoài, không thực hiện những điều ác ấy, gọi là “tướng giới”.

Tóm lại, mỗi khi phạm một điều tội lỗi, người giữ giới phải biết tội ấy tên gì (danh), sat hay đạo v.v… thuộc về loại nào (chủng), Ba la di hay Tăng tàng v.v… thuộc về nội tâm (tánh) hay ngoài thân (tướng) ? Và cuối cùng hành giả phải biết tội ấy, theo luật, phải trị phạt thế nào mới được thanh tịnh ?

2. Sao gọi là “khai, giá, trì, phạm” ?

a) Khai là mở, cho làm.

b) Giá là ngăn cấm, không cho làm.

Như khi Phật còn tại thế, Ngài cấm các vị Tỳ kheo leo lên cây, đó là “Giá”. Nhưng về sau, có vị Tỳ kheo vào rừng bị ác thú rượt, mà không dám leo lên cây để tránh vì sợ phạm giới, và cuối cùng phải bị ác thú hại. Từ đó, Phật dạy : “nếu có duyên sự thì được leo cây” như thế gọi là “Khai”.

Một thí dụ thứ hai : người Phật tử phải giữ giới không uống rượu, đó là “Giá”. Nhưng khi bị bệnh nặng, nếu cần rượu để hòa với thuốc, uống mới lành bệnh, thì tạm được dùng. Đó là “Khai”. Nhưng trước khi uống, phải bạch với chư Tăng.

c) Trì là giữ gìn, như khi đã thọ giớigiữ gìn cho được thanh tịnh thì gọi là “Trì”.

d) Phạm là vi phạm, như đã thọ giới rồi mà không giữ gìn giới thì gọi là “Phạm”.

Tóm lại, trong khi tu hành giữ giới luật, hành giả luôn luôn quan sát mỗi mỗi hành vi hằng ngày của mình, xét xem một cách sáng suốt thế nào là “Trì”, thế nào là “Phạm”, trong trường hợp nào, và giới nào được “Khai”, trong trường hợp nào và giới nào không được “Khai” v.v… Nói một cách tổng quát khi đã thọ giới thì phải “Trì”. Nếu không “Trì” là “Phạm”. Tuy thế, nếu vì lòng từ bi, vì lợi ích chung, hay vì trí tuệ thúc đẩy, thì có thể “Khai” mà không phạm tội. Nhưng nếu vì tâm nhiễm ô, vì phiền não thúc đẩy mà “Khai” thì là “Phạm”.

3. Sao gọi là “chỉ trì, tác phạmtác trì chỉ phạm” ?

a) Chỉ trì là nói về phương diện các điều ác quyết giữ gìn không gây tội lỗi.

b) Tác phạm là nói về phương diện các điều ác, đáng lẽ phải giữ gìn, mà lại không giữ được, cho nên phải phạm tội lỗi.

c) Tác trì là nói về phương diện các điều thiện, cần phải làm, mới là giữ giới.

d) Chỉ phạm là nói về phương diện các điều thiện, nếu đình chỉ không làm, là phạm giới.

Thí dụ : Về tội ăn trộm, nếu không làm là chỉ trì, nếu làm là tác phạm. Trái lại, về hạnh bố thí nếu làm là tác trì, nếu không làm là chỉ phạm.

4. Sao gọi là tánh tội và giá tội, hay tánh giới và giá giới ?

a) Tánh tội là tội sẵn có trong bản tánh chúng sanh, như sát, đạo, dâm, vọng. Bốn tánh này có sẵn trong tâm tánh chúng sanh từ vô thỉ đến nay, hễ có chúng sanh là có chúng nó. Mỗi người, không cần ai dạy bảo, không cần học tập, đều biết sát, đạo, dâm, vọng. Vì thế cho nên gọi là tánh tội.

b) Giá tội là tội không sẵn có trong bản tánh, nhưng do hoàn cảnh, do tập nhiễm mà phát sinh, như tội uống rượu chẳng hạn. Nói một cách tổng quát, ngoài bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng, còn bao nhiêu tội khác đều là giá tội cả.

c) Tánh giới là giới để ngăn ngừa bốn tánh tội là sát, đạo, dâm, vọng. Giới nầy rất quan trọng, nhưng cũng rất khó giữ. Giữ được bốn giới này còn sự tu hành tất sẽ kết quả và con đường giải thoát chắc chắn sẽ chờ đón hành giả.

d) Giá giới là giới để ngăn ngừa tội lỗi do hoàn cảnh luyện tập mà phát sinh. Những giới này ít quan trọng hơn những giới trên. Nhưng muốn giữ được tánh giới một cách ít khó khăn, phải cần giữ giá giới. Như người muốn đốn cây cổ thụ, trước tiên phải chặt dần ngành ngọn, như người dụng binh giỏi, trước khi muốn chiếm một đô thị lớn, phải ngăn chặn các con đường đi vào đô thị ấy.

V. KẾT LUẬN

Như chúng ta đã rõ, mục đích của giáo phápĐức Phật chỉ bày cho chúng ta là để được minh tâm, kiến tánhthành Phật. Tất cả các tôn phái, mặc dù có chủ trương và đặc điểm khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng đều là một : Giác ngộThành Phật.

Luật tôn cũng không đi ra ngoài mục đích trên, mặc dù phương pháp có khác. Phần nhiều các tôn khác thì phải hiểu rồi mới tu, Luật tôn, trái lại, chủ trương : hãy tu đi rồi sẽ hiểu, hãy giữ gìn giới luật cho nghiêm chỉnh, thì tâm sẽ định tĩnh, thanh tịnh, tâm đã thanh tịnh, thì trí tuệ sẽ sáng suốt, chân tâm sẽ biện bày, Phật tánh sẽ phát lộ.

Thật là một chủ trương rất thiết thực, mà kết quả lại chắc chắn ! Những kẻ học rộng biết nhiều mà không giữ giới cũng chẳn khác gì ngọn đèn trước gió, có thể sáng lắm, nhưng không biết sẽ tắt khi nào. Trái lại, kẻ học ít biết hẹp mà giữ giới một cách chân thành, thì cũng như ngọn đèn có ống khói, khi mới thắp thì còn lu, nhưng không tắt và càng cháy lâu càng cháy tỏ.

Vì những lý lẽ trình bày ở trên, Luật tôn đều thích hợp với mọi căn cơ, nhất là với những căn cơ chậm lụt. Ở đời chúng ta thường thấy phần nhiều những người có căn trí lanh lẹ, hiểu nhanh biết lẹ, nhưng vì hay ỷ vào sức mình, không chịu đặt mình vào khuôn phép kỷ luật nên cuối cùng, chẳng thu hoạch được kết quả gì tốt đẹp cả. Trái lại, những kẻ có căn trí tầm thường, nhiều khi chậm lụt nữa, nhưng lại dễ thành công trên đường đời cũng như trên đường đạo, vì họ biết thủ phận, chịu khó phép mình vào kỷ luật, không tự mãn, tự cao. Nhưng đệ tử của Phật, có ai có một địa vị xã hội hạ tiện (đi gánh phân) và một căn trí thấp thỏi như ngài Ưu Ba Li ? thế mà ngài Ưu Ba Li đã trở thành một đại đệ tử của Phật, đã thành một bậc hiền thánh, chỉ vì đã nghiêm trì giới luật ! Chúng ta đây địa vị xã hội và căn trí chắc chắn không kém ngài Ưu Ba Li, lẽ nào chúng ta không thu hoạch được thành quả tốt đẹp như Ngài, nếu chúng ta cũng tập nghiêm trì giới luật như Ngài ?

Trước khi chấm dứt tôn này, chúng tôi xin mời quý Phật tử hãy suy xét kỹ lưỡng và tự trả lời mấy câu hỏi giản dị sau đây :

- Tu như thế này có cầu kỳ, xa thực tế không ?

- Đối với mình, con đường tu về Luật tôn trong “Bản đồ tu Phật” này có cần thiết, thích hợp với mình không ?

Hết phần luật tôn

 

TỊNH ĐỘ TÔN
CON ĐƯỜNG TU THỨ HAI TRONG 10 TÔN

 

Con đường tu thứ hai trong mười tôn là Tịnh độ tôn. Tôn này thuộc về Đại thừa, chủ trương dạy người chuyên tâm niệm Phật để được vãng sanh về cảnh Tịnh độ của Phật A Di Đà. Do đó, tôn này mới có tên là Tịnh độ tôn.

Đây là một trong nhiều pháp môn của Phật, mà đặc điểm là dễ tu, dễ chứng, rất thích hợp với đại đa số quần chúng. Với pháp môn này, bất luận hạng người nào, trong thời gian nào, hoàn cảnh nào, cũng có thể tu chứng được cả. Nếu đem so sánh với con đường đi, thì tôn này là một đại lộ bằng phẳng, rộng rãi mát mẻ, hành giả dễ đi mà mau đến, không sợ gặp nguy hiểm chướng ngại giữa đường.

Bởi những lẽ ấy, từ xưa đến nay, đã có không biết bao nhiêu người chọn lựa pháp môn này để tu hành. Riêng ở Việt Nam chúng ta, ngày xưa cũng như hiện nay, có biết bao nhiêu người làm môn đồ của tôn này. Đó là lý do thúc đẩy chúng tôi gấp rút biên soạn tập sách này để giới thiệu “con đường tu thứ hai” trong mười tôn phái của Phật giáo.

I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

Tịnh độ tôn căn cứ vào những kinh điển gì để thành lập ? Kinh điểnTịnh độ tôn đã y cứ thì rất nhiều. Ở đây chúng tôi chỉ xin nêu lên một ít bộ kinh căn bản, thường được nói đến thôi. Đó là các bộ :

1. Kinh Vô lượng thọ : Kinh này chép lại 48 lời thệ nguyện của Đức A Di Đà, khi còn là một vị Tỳ kheo tên là Pháp Tạng. Nội dung của 48 lời thệ nguyện ấy là : Sau khi thành Phật, Ngài sẽ lập ra một quốc độ hết sức trang nghiêm thanh tịnh để tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương thế giới về đó, nếu những chúng sanh ấy thường niệm đến danh hiệu Ngài và thường cầu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của Ngài.

2. Kinh Quán vô lượng thọ : Kinh này chép rõ 16 phép quán và 9 phẩm, để được vãng sanh về cõi Tịnh độ.

3. Kinh Tiểu bổn A Di Đà : Kinh này lược tả cảnh giới cõi cực lạc trang nghiêm (Tịnh độ) khiến người sinh lòng ham mộ, phát nguyện tu theo pháp môn “trì danh niệm Phật” cho đến “nhất tâm bất loạn” để được vãng sanh về cõi ấy.

Ba kinh trên này là ba kinh chính : cổ nhân thường gọi là “Ba kinh Tịnh độ”. Ngoài ra còn các kinh khác như :

- Kinh Bữu tích, chép việc Đức Phật vì vua Tịnh Phạn và bảy vạn người trong thân tộc, nói pháp môn “trì danh niệm Phật” để cầu sanh về thế giới Cực lạc.

- Kinh Đại bổn A Di Đà, kinh Thập lục quán, kinh Ban Châu niệm Phật, kinh Bi Hoa, kinh Phương Đẳng, kinh Hoa Nghiêm v.v…

Giáo điển về Tịnh độ truyền qua Trung Hoa rất sớm, nhưng đến đời Đông Tấn nhờ ngài Huệ Viễn đại sư ra công hoằng dương, tôn này mới bắt đầu thịnh hành. Ngài là vị Tổ đầu tiên ở Trung Hoa. Sau đó, các vị đạodanh tiếng như ngài Đàm Loan, ngài Đạo Xước, ngài Thiện Đạo v.v… đều dùng pháp môn này mà tu chứnghóa độ rất nhiều người và mãi lưu truyền cho đến ngày nay.

II. BỐN LOẠI TỊNH ĐỘ

Tịnh độ không phải chỉ có một cõi, mà rất nhiều cõi. Đứng về phương diện tính chất, từ tế đến thô, có thể chia làm bốn loại Tịnh độ sau đây :

1. Thường tịch quang Tịnh độ : Đây là cảnh giớiPháp thân Phật an trụ. “Thường” là không thay đổi, không sanh diệt tức Pháp thân Phật, “Tịch” là xa lìa các phiền não vọng nhiễm tức là đức Giải thoát của Phật. “Quang” là chiếu sáng khắp cả mười phương tức là đức Bát nhã của Phật. Như thế là cõi Tịnh độ này đủ cả ba đức quý báu của Phật là thường, tịch và quang, cho nên gọi là “Thường tịch quang tịnh độ”.

Cảnh tịnh độ này không có hình sắc mà chỉ là chơn tâm. Vì bản thể chơn tâm, hay tánh viên giác “thường vắng lặng, chiếu soi và thanh tịnh”, nên gọi là “thường tịch quang tịnh độ”. Chư Phật khi đã chứng được cảnh giới này rồi, thì thân và độ không hai, song vì căn cứ theo ba loại tịnh độ sau đây mà tạm gọi là có thân, có độ. Chứng đến chỗ nầy, nếu đứng về thân thì gọi là “Pháp thân”, còn đứng về độ, thì gọi là “Thường tịch quang tịnh độ”.

Kinh Tịnh danh, về lời sớ, có chép “tu nhơn hạnh về duyên giáo, khi nhơn duyên quả mãn, thành bực Diệu giác (Phật) sẽ ở cõi “Thường tịnh quang tịnh độ”.

2. Thật báo trang nghiêm tịnh độ : Hành giả trải qua ba vô số kiếp tích công lũy đức, do phước báo tu hành nhiều đời dồn chứa lại, làm trang nghiêm cảnh giới chân thật nên gọi là “Thật báo trang nghiêm tịnh độ”. Cảnh giới tịnh độ này, là chỗ ở của Báo thân Phật. Kinh Quán vô lượng thọ về lời sớ có chép : “tu tập chơn thật, cảm đặng quả báo tốt đẹp, cho nên gọi là “Thật báo trang nghiêm”. Bên Đại thừa Viên giáo thì cõi này là của các bậc Tam hiền (Trụ, Hạnh, Hướng), còn bên Đại thừa Biệt giáo, thì đây là cõi của các bậc từ Thập địa cho đến Đẳng giác Bồ tát.

3. Phương tiện hữu dư tịnh độ : Cảnh tịnh độ này không phải là cứu cánh rốt ráo, mà chỉ là phương tiện. Đây là cõi tịnh độ của hàng Nhị thừa. Các vị này, tuy đã dứt được kiến hoặctư hoặc trong ba cõi (Dục giới, sắc giớivô sắc giới), nhưng còn dư lại hai hoặc là vô minh hoặctrần sa hoặc chưa trừ được, nên gọi là “hữu dư”. Đã là “hữu dư” tức là chưa phải hoàn toàn cứu cánh, nên gọi cõi tịnh độ này là “Phương tiện hữu dư Tịnh độ”.

4. Phàm thánh đồng cư tịnh độ : Đây tức là cõi Tịnh độ của đức Phật A Di ĐàTây phương. Đã gọi là Tịnh độ, hay Cực lạc tất nhiên có đủ các đức thanh tịnh, trang nghiêm, không có bốn ác thú. Nhưng đây vì Phật, Bồ tát và các vị thượng thiện nhơn (thánh) cùng sống chung với các chúng sinh mới vãng sanh, chưa chứng được quả thánh (phàm) nên gọi là “phàm thánh đồng cư Tịnh độ”.

Vì phần đông tín đồ Phật giáo Việt Nam và Trung Hoa trong khi tu về pháp môn tịnh độ, đều nguyện sanh về cõi Tịnh độ này, tức là cõi Cực lạc của Phật A Di Đà, nên ở đây, chúng tôi xin căn cứ theo kinh “Tiểu bổn A Di Đà” thuật lại lời Đức Phật Thích Ca đã tả về cảnh giới của cõi Tịnh độ này :

“Từ cõi Ta bà này, cứ về hướng Tây, cách đây hơn mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc. Vị Giáo chủthế giới ấy là Phật A Di Đà, thường hay nói pháp. Cõi ấy có 7 lớp câu lưu (tường hoa) bảy lớp lưới giăng, bảy hàng cây xinh đẹp, có “hồ thất bảo” đầy “nước tám công đức”. Đáy hồ toàn là cát vàng. Bốn phía bờ hồ đều cẩn vàng ngọc, châu báu. Trong hồ có hoa sen bốn màu lớn bằng bánh xe, hương thơm ngào ngạt, màu nào cũng có hào quang chiếu sáng. Quanh hồ, vươn lên những tòa lâu đài nguy nga, xinh đẹp làm toàn bằng thất bảo.

Trên không trung, hòa lẫn trong những bản nhạc thiêng, có những tiếng chim hót, do Phật hóa hiện ra, để thuyết pháp luôn trong sáu thời cho dân chúng nghe. Người nghe rồi liền phát tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Không những chỉ tiếng chim, mà cho đến tiếng nước chảy, gió thổi, cây reo, cũng đều phát ra tiếng pháp nhiệm mầu.

Cảnh giới cực lạc tốt đẹp, trang nghiêm như thế là do công đức của Phật A Di Đà là vị Giáo chủ của cõi ấy và các vị Bồ tát. Thánh chúng chung nhau tạo thành.

III. BA YẾU TỐ ĐỂ CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ

Muốn được vãng sanh về cõi Tịnh độ nói trên, hành giả phải chuẩn bị đủ ba yếu tố sau đây là : Tín, Hành và Nguyện. Ba yếu tố này thường được gọi là ba món tư lương, nếu thiếu một món nào, cũng không thể tu hành có kết quả.

1. Thế nào là Tín ?

Tín là đức tin vững chắc, không gì lay chuyển được. Đức tin rất quan trọng và cần thiết cho người tu hành. Kinh Hoa Nghiêm có dạy : “Tin là mẹ sanh ra các công đức”. Nhờ đức tin mà quả Bồ đề có thể thành tựu được.

Tin có ba phần :

a) Tin Phật : Tin rằng Phật là đấng hoàn toàn sáng suốt, biết các việc quá khứ, hiện tạivị lai, thấy hết thảy hằng sa thế giới, hiểu biết các pháp một cách rõ ràng. Tin rằng do lòng Từ bi muốn cứu khổ sanh tử luân hồi cho chúng sanh mà Phật Thích Ca nói pháp môn niệm Phật để chúng sanh thực hành theo mà được vãng sanh về Tịnh độ. Tin rằng lời dạy của Đức Phật Thích Ca không hư dối, Đức Phật A Di Đàcảnh Tịnh độ đều có thật.

b) Tin Pháp : Tin rằng pháp môn niệm Phậtpháp môn dễ tu, dễ chứng, có bảo đảm chắc chắn. Tin rằng 48 lời thệ nguyện của Phật A Di Đà có đầy đủ hiệu lực để cứu độ chúng sanh, và nếu ta thực hành đúng theo pháp môn này, chắc chắn sẽ được vãng sanh về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà.

c) Tin mình : Tin rằng mình có đầy đủ khả năngnghị lực để tu theo pháp môn này. Tin rằng nếu mình thực hành đúng như lời Phật Thích Ca đã chỉ dạy trong kinh A Di Đà, chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà cho đến “nhất tâm bất loạn” thì khi lâm chung chắc chắn thế nào mình cũng sẽ được sanh về cõi Tịnh độ.

2. Thế nào là “nguyện” ?

Nguyện là lời hứa hẹn, sự ước ao, là chí nguyện, mong muốn thực hiện những điều chân chính. Nguyện là sức hút của đá nam châm, là cánh bườm căng gió của chiếc thuyền, là cái chong chóng của chiếc máy bay. Nguyện là động cơ thúc đẩy cho người tu hành mau đến mục đích.

Nguyện quan trọng như thế, nên hành giả phải lập nguyện cho vững bền, luôn luôn kiên tâm, trì chí tu theo pháp môn niệm Phật này, ngày đêm chuyên niệm Phật không ngớt, thiết tha mong cầu được sanh về cõi Tịnh độ của Phật A Di Đà.

Để có một ý niệm về chữ nguyện, chúng tôi xin trích ra sau đây ba lời nguyện trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà khi còn làm Pháp Tạng Tỳ kheo :

- “Sau khi ta thành Phật, chúng sanhmười phương, một lòng tin ưa, muốn về cõi ta, từ một niệm cho đến mười niệm, nếu không đặng vãng sanh, thời ta thề không thành bậc Chánh giác, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch và chê bai Chánh pháp”.

- “Nếu ta đặng thành Phật, chúng sanhmười phương pháp giới phát tâm Bồ đề, tu các công đức, một lòng phát nguyện, muốn sanh về cõi nước ta, giá như ta không cùng với đại chúng quanh vây hiện ra trước mắt, thời ta thề không thành bậc Chánh giác”.

- “Nếu ta đặng thành Phật, chúng sanhmười phương nghe danh hiệu ta, chuyên niệm cõi nước ta, mà nếu không được thỏa nguyện, thời ta thề không thành bậc Chánh giác”.

3. Thế nào là “Hành” ?

Hành là thực hành, làm theo. Nếu tin (tín) mà không ước ao (nguyện) thì chỉ là tin suông, vô bổ. Nhưng nếu ước ao, mong muốn (nguyện) mà không làm (hành) thì chỉ là ước ao mong muốn ảo huyền, không đi đến kết quả gì. Bởi thế, tín, nguyện, hành ba yếu tố căn bản này bao giờ cũng phải có đủ, mới đủ điều kiện vãng sanh Tịnh độ. Cũng như cái đảnh, phải có đủ ba chân mới đứng vững được, thiếu một chân tất phải ngã.

IV. PHƯƠNG PHÁP TU VỀ TỊNH ĐỘ

Sau khi đã chuẩn bị đủ ba yếu tố hay ba món tư lương tịnh độ nói trên, chúng ta phải hạ thủ công phu ngay. Nhưng muốn cho có hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ phương pháp tu hành. Vẫn biết rằng pháp môn niệm Phật là một pháp môn rất giản dị, chỉ cần niệm Phật là đủ. Nhưng niệm Phật cũng có nhiều cách, nhiều loại, mà chúng tôi xin dẫn một ít phương pháp ra sau đây :

1. Trì danh niệm Phật : Trong lối niệm Phật này, hành giả chỉ cần chuyên tâm trì niệm danh hiệu của Phật A Di Đà. Mỗi ngày từ khi mới thức dậy cho đến lúc đi ngủ, hành giả phải nhớ niệm luôn, không cho xen hở. Khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi ăn, trước khi ngủ, hành giả đừng bao giờ quên niệm Phật. Ngoài ra, muốn cho có hiệu quả hơn hành giả cần phải theo phương pháp “kinh hành niệm Phật” hay “tọa thiền niệm Phật”. Mỗi khi niệm xong, hành giả đều hồi hướng cầu sanh về Tịnh độ.

2. Tham cứu niệm Phật : Trong lối tu này, hành giả phải tham khảo cứu xét, suy nghiệm câu niệm Phật. Như khi niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, hành giả phải quán sát câu niệm Phật này, từ đâu mà đến, đến rồi sẽ đi về đâu ? niệm đây là ai niệm. v.v… Nhờ sự chuyên tâm chú ý tham khảo một câu niệm Phật như thế, sóng vọng tưởn dần dần chìm lặng, nước định tâm hiện bày, hành giả được “nhất tâm bất loạn”, đến khi lâm chung, sẽ được sanh về cảnh giới của Phật. Phép niệm Phật này giống như phép tham cứu câu “thoại đầu” bên Thiền tôn, nên gọi là tham cứu niệm Phật.

3. Quán tượng niệm Phật :

Trong lối tu này, hành giả chăm chú quán sát hình trạng của Phật.

Hành giả ngồi trước tượng Phật, chú tâm chiêm ngưỡng, quán sát các tướng tốt mà liên tưởng đến các đức tánh của Phật. Như khi chiêm ngưỡng đôi mắt Phật thì liên tưởng đến trí tuệ, khi chiêm ngưỡng nụ cười hiền hậu của Phật thì liên tưởng đến đức tánh từ bi, hỷ xả của Phật. Nhờ quán trí huệ của Phật mà tánh Si của hành giả phai dần, nhờ quán từ bi của Phật mà tánh Sân của hành giả bớt dần… Hễ quán thêm một đức tánh của Phật, thì một tánh xấu của hành giả được bớt đi. Tánh tốt của đức Phật như tia sáng mặt trời, tánh xấu của hành giả như vết mực, tia sáng mặt trời sáng càng nhiều và càng chiếu rọi lâu lâu ngày, thì vết mực càng phai nhanh. Tóm lại, nhờ sự chú tâm quán các tướng tốt trên hình tượng của Phật, mà các đức tánh như từ bi, hỷ xả, bình đẳng, lợi tha được huân tập, thấm nhuần vào tâm hành giả, lâu ngày, tâm hành giả sẽ thanh tịnh lọc sạch những niệm ác độc và sẽ giống tâm Phật, được vãng sanh về cõi Phật.

4. Quán tưởng niệm Phật :

Trong lối tu này, hành giả ngồi yên một chỗ, mặc dù không có hình tượng Phật trước mặt, mà hành giả vẫn quán tưởng như có đức Phật Di Đà, cao lớn đứng trên hoa sen, phóng tỏa hào quang như tấm lụa vàng, bao phủ cả thân hình mình. Hành giả ngồi ngay thẳng, hai tay chắp lại, cũng tưởng mình ngồi trên tòa sen, được Phật tiếp dẫn. Hành giả chuyên chú quán tưởng mãi mãi như thế, đi, đứng, nằm, ngồi cũng không dừng nghỉ cho đến khi nào, mở mắt hay nhắm mắt cũng đều thấy được Phật, tức là phép quán đã thuần thục. Khi lâm chung, hành giả chắc chắn sẽ được vãng sanh Tịnh độ.

Trong kinh Quán Phật tam muội chép rằng : “Phật vì phụ quân vương, nói pháp quán tưởng bạch hào…”. Quán tưởng bạch hào nghĩa là quán tưởng lông trắng có hào quang sáng chiếu giữa hai chân mày của Phật như trăng thu tròn đầy, trong suốt như ngọc lưu ly. Đây là một phương pháp quán tưởng niệm Phật.

5. Thật tướng niệm Phật :

Thật tướng niệm Phật là pháp niệm Phật đã đạt đến bản thể chơn tâm. Chơn tâm không sanh diệt, không khứ lai, bình đẳng như không hư giả, cho nên gọi là “thật tướng”.

Trong năm phép niệm Phật trên này, thì bốn phép trước đều thuộc về Sự, có niệm, có tu, còn phép thứ năm (thật tướng niệm Phật), thuộc về Lý, không còn niệm, còn tu, không còn năng sở, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến chỗ này mới hoàn toàn rốt ráo.

Nhưng, hành giả phải luôn luôn nhớ rằng : nhờ có Sự, Lý mới hiểu. Trước hết phải tu bốn phép niệm Phật trên, cho đến khi thuần thục, không còn thấy có mình là người niệm, Phật là bị niệm, chỉ có một tâm yên lặng chiếu soi, không năng sở, bỉ thử, không hữu, không vô. Đến chỗ này, kinh Di Đà gọi là “được nhất tâm bất loạn”. Kinh tứ thập nhị chương cũng chép : “niệm đến chỗ vô niệm, mới là chơn niệm”.

Trong năm phép niệm Phật trên này, từ xưa đến nay, người tu tịnh độ thường lựa pháp môn trì danh, là một pháp môn dễ hạ thủ công phu, hành giảtrình độ nào cũng tu được. Thật là một pháp môn rất thù thắng.

V. LỢI ÍCH CỦA PHÉP NIỆM PHẬT

Lợi ích của phép niệm Phật thật vô lượng vô biên, tựu chung có thể chia thành hai phần : lợi ích về Sự và lợi ích về Lý.

1. Lợi ích về sự :

a) Niệm Phật sẽ trừ được các phiền não :

Những người gặp các cảnh khổ như tử biệt sanh ly, nhà tan cửa nát, tai nạn bất thường v.v… sanh các phiền não, nếu biết chí tâm niệm Phật, thì các phiền não khổ đau sẽ dần dần tiêu tan hết. Vì sao lại có kết quả tốt đẹp như thế ? Vì tâm ta cũng như dòng nước luôn luôn tuôn chảy, nếu chúng ta pha vào những chất cấu bẩn, thì nước trở thành đục vẩn, nếu chúng ta pha vào những chất thơm tho, thì nước sẽ trở thành thơm mát. Tâm ta nếu chỉ nhớ nghĩ đến những tai nạn, khổ đau, thì luôn luôn sẽ bị phiền não khuấy đục. Khi ta niệm Phật thì cố nhiên ta sẽ nhớ Phật, quên đau khổ. Đem sự nhớ Phật này thế cho cái nhớ sự khổ đau, một giờ niệm Phật thì đổi được một giờ sầu khổ, một ngày niệm Phật thì đổi được một ngày khổ đau. Cứ như thế, nếu niệm Phật được tăng chừng nào, thì sự buồn phiền đau khổ sẽ giảm đi chừng ấy. Cho nên cổ nhân có câu : “Một câu niệm Phật giải oan khiên”.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Pháp vừa qua, tôi đã đem phương pháp niệm Phật này chỉ dẫn cho một số đồng bào bị điên vì thất tình, hay mất của, và kết quả thu lượm được rất là tốt đẹp.

b) Niệm Phật sẽ trừ được niệm chúng sanh :

Chúng sanh hằng ngày nhớ nghĩ đến những điều tội lỗi như tham, sân, si v.v…, miệng thoát ra những lời ác độc, thân thực hành những ý niệm xấu xa. Đó là những ác nghiệp của chúng sanh. Nay nếu chúng ta niệm Phật, thì chúng ta không còn thì giờ để thực hành những ác nghiệp trên nữa. Như thế là niệm Phật sẽ trừ được niệm chúng sanh. Niệm Phật càng nhiều thì niệm chúng sanh càng ít. Niệm Phật hoàn toàn thì niệm chúng sanh dứt sạch.

c) Niệm Phật sẽ làm cho thân thể được nhẹ nhàng an ổn :

Bệnh tật của chúng ta, một phần do thể xác, nhưng một phần cũng do ảnh của tinh thần. Nhiều người mất ăn, bỏ ngủ vì uất hận, nhục nhã v.v… Do đó, uất khí tích tụ lâu ngày trong người, mà sinh bệnh, mất ăn bỏ ngủ. Gặp những trường hợp như vậy, nếu chúng ta niệm Phật cho ra tiếng, thì những nỗi uất hận đè nặng tâm can chúng ta, sẽ như được trút ra cùng hơi thở, cùng tiếng niệm, và thâm tâm ta sẽ được nhẹ nhàng, dễ chịu. Những người yếu tim nếu biết niệm Phật sẽ mau bình phục. Vì bệnh yếu tim, thường làm cho người bệnh hồi hộp, lo sợ, nay nhờ niệm Phật nên tâm định, tâm định thì những sự hồi hộp lo nghĩ giãm đi. Do đó mà ăn được, ngủ yên, và bệnh mau bình phục.

d) Niệm Phật, tâm trí sẽ sáng suốt, học hành mau nhớ :

Những người tâm trí loạn động thì tối tăm như ngọn đèn bốn phía bị gió đàn, không sáng được. Nhờ niệm Phật, tâm trí sẽ định tĩnh, như ngọn đèn có ống khói, không lay động. Do đó tâm trí sẽ phát chiếu, như ngọn đèn tỏa sáng vậy.

e) Niệm Phật khi lâm chung sẽ sanh về Tịnh độ :

Như chúng ta đã thấy ở trên, niệm Phật đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống hiện tiền, về phương diện thể chất lẫn tinh thần, về tính tình lẫn trí huệ. Nhưng cái lợi ích lớn nhất là ở đời sau. Nếu chúng ta thực hành pháp niệm Phật này, đúng như lời Phật dạy, cho đến “nhất tâm bất loạn” thì sau khi lâm chung, sẽ sanh về Tịnh độ, được luôn luôn thấy Phật, nghe pháp, làm bạn với thánh hiền tăng, và có đủ nhiều thiện duyên để tiếp tục tu hành cho đến quả Phật.

2. Lợi ích về lý :

Khi hành giả niệm Phật được “nhất tâm bất loạn”, thì các vọng tưởng hết, chơn tâm thanh tịnh hiện ra. Chơn tâm không sanh diệt hư hoại là Thường, thanh tịnh vắng lặng là Tịch, sáng suốt vô cùng là Quang. Cảnh “Thường tịch quang tịnh độ” là đó, chứ không đâu khác.

Lại nữa, chơn tâm không hoại diệt là “Phật vô lượng thọ”, chơn tâm chiếu soi vô tận là “Phật vô lượng quang”, và đó cũng tức là “Thanh tịnh diệt pháp thân của Phật A Di Đà”.

Tóm lại, người niệm Phật đến khi hết vọng, ngộ nhập được chơn tâm rồi, thì Phật A Di Đà hay cảnh Tịnh độ cũng chỉ ở nơi tâm mình hiện ra, chứ không phải đâu xa. Bởi thế nên kinh chép :

“Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ” là vậy.

VI. SỰ QUY NGƯỠNG VÀ CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ CỦA CÁC VỊ BỒ TÁTTỔ SƯ

Chúng ta đừng tưởng rằng pháp môn Tịnh độ là một pháp môn dễ dàng, giản dị chỉ để cho những người căn trí thấp thỏi, hẹp hòi tu hành mà thôi. Thật ra, mặc dù pháp môn này không đòi hỏi hành giả có một sức hiểu biết thâm sâu, một trí óc thông minh xuất chúng, nhưng vì nó dễ tu, dễ chứng, hiệu quả chắc chắn, nên từ xưa đến nay, rất nhiều vị Bồ tátTổ sư đã thực hành pháp môn này để cầu sanh về Tịnh độ. Ngài Văn Thù là một vị Bồ tát có một trí huệ tối thắng, không ai sánh kịp, thế mà cũng phát nguyện sanh về nước Cực Lạc của Phật A Di Đà như sau :

“Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời,

Tâm trừ nhất thế chư chướng ngại

Diện kiến bỉ Phật A Di Đà

Tức đắc vãng sanh an lạc sát”

(Tôi nguyện đến khi lâm chung, diệt trừ hết cả chướng ngại, trước mắt thấy được Phật A Di Đà, liền được vãng sanh về cõi An lạc).

Các vị Bồ tát như ngài Phổ Hiền, Quán Âm, Đại Thế Chí cũng đều nguyện sanh về cõi Tịnh độ.

Các vị Tổ ở các tôn khác, mặc dù hoằng truyền tôn mình, nhưng cũng vẫn tu về Tịnh độ. Như ngài Thiên Thân, tổ của Duy thức tôn, ngài Trí Giả đại sư, tổ của Thiên thai tôn, ngài Hiền Thủ, tổ của Hoa nghiêm tôn, ngài Nguyên Chiếu luật sư, tổ của Luật tôn, ngài Mã Minh, Long Thọ, tổ của Thiền tôn v.v… cũng đều thực hành pháp môn tịnh độ.

Sau nữa, các vị Đại sư danh tiếng ở Trung Hoa, như ngài Đàm Loan, ngài Đạo Xước, ngài Thiện Đạo, ngài Thừa Viễn, ngài Pháp Chiếu, ngài Thiếu Khương, ngài Tĩnh Am v.v… đều dùng pháp môn này để tự độ và độ tha, và mãi mãi lưu truyền cho đến ngày nay.

VII. KẾT LUẬN

Chúng ta đã biết qua tôn chỉ, đặc điểm, phương pháp tu hànhgiá trị của Tịnh độ tôn. Đến đây, chúng ta cần phải lắng tâm suy xét kỹ lưỡng, xem con đường tu về Tịnh độ tôn này, có thiết thực lợi ích và có thích hợp với chúng ta không. Trong phút giây quan trọng này, chúng ta hãy hết sức thành thực, nếu chúng ta nhận thấy con đường này rõ ràng không thích hợp với chúng ta, thì chúng ta có quyền chờ đợi và lựa chọn một tôn khác. Nhưng nếu chúng ta nhận thấy nó có một giá trị thiết thực, lợi ích chắc chắn cho đời chúng ta trong hiện tạimai sau, thì chúng ta đừng chần chờ gì nữa, hãy hạ thủ công phu ngay. Thời gian vùn vụt trôi qua, chẳng chờ ai cả. Hãy chuẩn bị ngay ba mín tư lương là Tín, Nguyện, Hành, và tinh tấn thực hành các phương pháp niệm Phật.

Với một thái độ thiết tha chân thành, một quyết tâm không thối chuyển, chúng ta chắc chắn sẽ niệm Phật đến chõ “Nhất tâm bất loạn”.

 

PHỤ HAI PHƯƠNG PHÁP

NIỆM PHẬT

 

NGHI THỨC

TỌA THIỀN NIỆM PHẬT

 

- Hành giả súc miệng, rữa tay sạch sẽ, y phục tề chỉnh ngồi trước bàn Phật hoặc ở trong phòng riêng hay trong mùng, chỗ nào mát mẽ và không muỗi, là tiện hơn hết.

- Hành giả ngồi kiết già hay bán già cũng được, ngồi thẳng lưng, cổ ngay, đầu hơi nghiêng tới, đôi mắt mở một phần b, tay bỏ xuôi theo chân và đọc thầm hai bài chú như sau :

CHÚ NGỒI KIẾT GIÀ

Kiết già phu tọa

Đương nguyện chúng sanh

Thiện căn kiên cố

Đắc bất động địa

Án phạ tất ra a ni, bác ra ni, ấp da da tá ha (3 lần)

CHÚ TỌA THIỀN

Chánh thân đoan tọa

Đương nguyện chúng sanh

Tọa Bồ đề tòa

Tâm vô sở trước

Án phạ tất ra a ni, bác ra ni, ấp da da tá ha (3 lần)

- Hành giả bắt đầu hít vô và thở ra mười hơi thiệt dài và mạnh. Khi thở ra hành giả phải tưởng bao nhiêu các phiền não trược khí trong người bị tống ra theo hơi thở này. Khi hít vào hành giả phải tưởng : những thanh khí, tươi sáng của vũ trụ, chủa chơn lý, được thấm vào thân tâm làm cho hành giả nhẹ nhàng sảng khoái.

- Xong rồi hành trở lại thở thật nhẹ và dài, chắp tay ngang ngực và đọc thầm các bài như sau :

BÀI CÚNG HƯƠNG

Giới hương, định hương dữ Huệ hương

Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương

Quang minh vân đài biến pháp giới

Cúng dường thập phương tam bảo tiền

Nam mô Hương cúng dường Bồ tát ma ha tát (3 biến)

Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật (3 biến)

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bá thiên vạn ức kiếp nan ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như lai chơn thật nghĩa

Nam mô thập phương thường trụ Tam bảo (3 lần)

Hành giả tay trái ký thẳng, tay mặt cầm chuỗi và đọc các bài chú như sau :

CHÚ CẦM CHUỔI NIỆM PHẬT

Bồ đề nhất bá bát

Diệt tội đẳng hà sa

Viễn ly tam đồ khổ

Xích sắc biến liên hoa

Án phệ lô dá na, mạ lạ, mạ lạ, tá phạ hạ (3 lần)

Ái hà thiên xích lãng

Khổ hải vạn trùng ba

Dục thoát luân hồi khổ

Tảo cấp niệm Di Đà

Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới, Đại từ Đại bi, tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật. (niệm nhiều ít tùy ý).

Hành giả không niệm ra tiếng, chỉ dùng tâm tưởng niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Niệm mỗi câu, tai hành giả đều nghe rõ ràng sáu tiếng, không lu mờ một tiếng nào.

Niệm “Nam mô A Di Đà Phật” đếm một, niệm “Nam mô A Di Đà Phật” đếm hai, cho đến mười câu lần một hột chuỗi. Hành giả bắt đầu đếm một lại, cho đến mười câu lần một hột chuỗi nữa.

Trong khi đếm, nếu niệm ít mà nhớ nhiều thì hành giả phải bắt đầu đếm lại một, hay đã niệm nhiều, mà nhớ ít, cũng bắt đầu đếm lại một, hoặc quên không biết đã niệm được bao nhiêu rồi, cũng bắt đầu đếm lại một.

Khi niệm Phật xong, tiếp niệm bốn vị thánh như sau :

Nam mô Quán thế âm Bồ tát (10 biến)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát

Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát

Nam mô Thanh Tịnh đại hải chúng Bồ tát

BÀI SÁM

Đệ tử chúng đẳng tùy thuận tu tập

Phổ Hiền Bồ tát thập chủng đại nguyện :

Nhứt giả lễ kỉnh chư Phật

Nhị giả xưng táng Như Lai

Tam giả quảng tu cúng dường

Tứ giả sám hối nghiệp chướng

Ngũ giả tùy hỷ công đức

Lục giả thỉnh chuyển pháp luân

Thất giả thỉnh Phật trụ thế

Bát giả thường tùy Phật học

Cửu giả hằng thuận chúng sinh

Thập giả phổ giai hồi hướng

HỒI HƯỚNG

Niệm Phật công đức thù thắng hạnh

Vô biên thắng phước giai hồi hướng

Phổ nguyện Pháp giới chư chúng sanh

Tốc vãng Vô lượng quang Phật sát

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não

Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ

Thế thế thường hành Bồ tát đạo

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung

Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh

Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.

Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhất thiết

Ngã đẳng dữ chúng sanh

Giai cọng thành Phật đạo.

Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 xá)

Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 xá)

Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 xá)

Hành giả đọc bài kệ xả già như sau và duỗi dài hai chân ra độ 3 phút cho máu chạy đều rồi sẽ đứng dậy.

Xả già phu tọa

Đương nguyện chúng sanh

Quán chư hạnh pháp

Tất quy tán diệt.

- HẾT-

 

NGHI THỨC

KINH HÀNH NIỆM PHẬT

 

Hành giả nào thường bị bịnh hôn trầm (ngủ gật) hoặc ngồi lâu hay tê mỏi v.v…thì nên dùng phương pháp Kinh hành niệm Phật này. Nghĩa là hành giả vừa đi xung quanh bàn thờ Phật và vừ niệm Phật, (đi từ trái qua mặt).

Trước nhất hành giả phải đốt hương đèn trên bàn đứng trước Phật, đọc bài tán thán công đức Phật, rồi lễ Tam bảo, theo nghi thức như sau :


Như Lai diệu sắc thân

Thế gian vô dữ đẳng

Vô tỷ bất tư nghị

Thị cố kim đảnh lễ

Như Lại sắc vô tận

Trí huệ diệc phục nhiên

Nhứt thế pháp thường trụ

Thị cố ngã quy y

Đại trí đại nguyện lực

Phổ độ ư quán sanh

Linh xả nhiệt nảo thân

Sanh bỉ thanh lương quốc

Ngã kim tịnh tam nghiệp

Quy y cặp lễ tán

Nguyện cọng chư chúng sanh

Đồng sanh an lạc sát.


 

1. Chí tâm đảnh lễ

Thường Tịch Quang Tịnh độ, A Di Đà Như Lai, Thanh tịnh diệu pháp thân, biến pháp giới chư Phật. (1 lạy)

2. Chí tâm đảnh lễ

Thật báo trang nghiêm độ, A Di Đà Như Lai, vi trần tướng hải thân, biến pháp giới chư Phật. (1 lạy)

3. Chí tâm đảnh lễ

Phương tiện thánh cư độ, A Di Đà Như Lai, Giải thoát tướng nghiêm thân, biến pháp giới chư Phật. (1 lạy)

4. Chí tâm đảnh lễ

Tây phương An lạc độ, A Di Đà Như Lai, Đại thừa căn giới thân, biến pháp giới chư Phật. (1 lạy)

5. Chí tâm đảnh lễ

Tây phương An lạc độ, A Di Đà Như Lai, thập phương quá vãng thân, biến pháp giới chư Phật. (1 lạy)

6. Chí tâm đảnh lễ

Tây phương An lạc độ, Giáo Hạnhtam kinh, cực y chánh tuyên dương, biến pháp giới tôn pháp. (1 lạy)

7. Chí tâm đảnh lễ

Tây phương An lạc độ, Quán Thế Âm Bồ tát, vạn ức tử kim thân, biến pháp giới Bồ tát. (1 lạy)

8. Chí tâm đảnh lễ

Tây phương An lạc độ, Đại Thế Chí Bồ tát, vô biên quang chí thân, biến pháp giới Bồ tát. (1 lạy)

9. Chí tâm đảnh lễ

Tây phương An lạc độ, thanh tịnh Đại hải chúng, Phước Trí nhị nghiêm thân, biến pháp giới Thánh chúng. (1 lạy)

Đứng chắp tay nguyện (chủ lễ xướng)

Ngã kim phổ vị tứ ân, tam hữu, pháp giới chúng sanh, tất nguyện đoạn trừ tam chướng, quy mạng sám hối.

Quỳ gối chắp tay sám hối.

Chí tâm sám hối :

Đệ tử (pháp danh), cập pháp giới chúng sanh, tùng vô thỉ lai, vô minh sở phú, điên đảo mê hoặc, nhi do lục căn tam nghiệp, tập bất thiện pháp, quảng tạo thập ác, cập ngũ vô gián nhứt thiết chúng tội, vô lượng vô biên, thuyết bất khả tận, thập phương chư Phật, thường trụ thế gian, pháp âm bất tuyệt, diễu hương sung tắc, pháp vị đinh không, phóng tịnh quang minh, chiếu xúc nhất thiết, thường trụ diệu lý, biến mãn hư không.

Ngã vô thỉ lai, lục căn nội manh, tam nghiệp hôn ám, bất kiến, bất văn, bất giác, bất tri, dĩ thị nhơn duyên, trường lưu sanh tử, kinh lịch ác đạo, bá thiên vạn kiếp, vĩnh vô xuất kỳ.

Kinh vân : Tỳ lô giá na, biến nhứt thiết xứ, kỳ Phật sở trụ, danh Thường tịch quang.

Thị cố dương tri, nhứt thiết chư pháp, vô phi Phật pháp, nhi ngã bất liễu, tùy vô minh lưu, thị tắc ư Bồ đề trung, kiến bất thanh tịnh, ư giải thoát trung, nhi khởi triền phược; kim thỉ giác ngộ, kim thỉ chi hối, phụng đối chư Phật, Di Đà Thế tôn, phát lồ sám hối, Đương linh ngã dữ pháp giới chúng sanh, tam nghiệp lục căn, vô thỉ sở tác, hiện tác, dương tác, tự tác giáo tha, kiến văn tùy hỷ, nhược ức bất ức, nhược thức bất thức, nhược nghi bất nghi, nhược phú nhược lộ, nhứt thiết trọng tội, tất giai thanh tịnh.

Ngã sám hối dĩ, lục căn tam nghiệp, tịnh vô hà lụy, sở tu thiện căn, tất diệt thanh tịnh, giai tất hồi hướng, trang nghiêm Tịnh độ, phổ dữ chúng sanh, đồng sanh an dưỡng.

Nguyện : A Di Đà Phật, thường lại hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhân, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thính phân minh, diện phụng Di Đà, dữ chư Thánh chứng, thủ chấp hoa đài tiếp dẫn ư ngã, nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng trí. (1 xá)

Tội tùng tâm khởi tùng tâm sám

Tâm nhược diệt thời tội diệt vong

Tội vong tâm diệt lưỡng câu không

Thị tắc danh vi chơn sám hối (xá rồi đứng dậy)

Nam mô cầu sám hối Bồ Tát Ma Ha Tát

(đọc 3 lần, mỗi lần 1 lạy rồi đứng dậy đọc tiếp)

A Di Đà Phật thân kim sắc

Tướng hảo quang minh vô đẳng luân

Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu di

Hám mục trừng thanh tứ đại hải

Quang trung hóa Phật vô số ức

Hóa Bồ tát chúng diệt vô biên

Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn

Nam mô Tây phương cực lạc thế giới, đại từ đại bi, tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

(hành giả đi xung quanh bàn Phật từ trái qua mặt, hoặc 3 vòng hoặc 8 vòng tùy ý, vừa đi vừa niệm Phật)

Nam mô Đại bi Quán thế Âm Bồ tát. (3 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (3 lần)

Nam mô Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ tát (3 lần)

Nam mô Thanh tịnh Đại hải chúng Bồ tát (3 lần)

(đồng quỳ xuống chắp tay và đọc bài sám như sau) :

Đệ tử chúng đẳng

Tùy thuận tu tập

Phổ Hiền Bồ tát

Thập chúng đại nguyện

Nhứt giả lễ kính chư Phật

Nhị giả xưng tán Như Lai

Tam giả quảng tu cúng dường

Tứ giả sám hối nghiệp chướng

Ngũ giả tùy hỷ công đức

Lục giả thỉnh chuyển pháp luân

Thất giả thỉnh Phật trụ thế

Bát giả thường tùy Phật học

Cửu giả hằng thuận chúng sanh

Thập giả phổ giai hồi hướng

(tiếp đọc bài hồi hướng)

Niệm Phật công đức thù thắng hạnh

Vô biên thắng phước giai hồi hướng

Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh

Tốc vãng vô lượng quang Phật sát

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não

Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ

Thế thế thường hành Bồ tát đạo

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung

Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh

Bất thối Bồ tát vi bạn lữ

Nguyện dĩ thử công đức

Phổ cập ư nhứt thế

Ngã đẳng dữ chúng sanh

Giai cọng thành Phật đạo

(đồng đứng dậy)

Đệ tử đại vì nhứt thế Sư trưởng ân, chí tâm đản lễ, Nam mô Tận Hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam bảo. (1 lạy)

Đệ tử đại vì nhứt thế Phụ mẫu ân, chí tâm đảnh lễ, Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa Giáo Chủ đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ tát, Linh Sơn hội thượng Phật Bồ tát. (1 lạy)

Đệ tử đại vì tam đồ thọ khổ, cập pháp giới nhứt thế chúng sanh, chí tâm đảnh lễ, Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới, Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Liên trì Hải hội Phật Bồ tát. (1 lạy)

- HẾT-

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/10/2022(Xem: 2952)
27/11/2013(Xem: 54254)
30/08/2014(Xem: 27765)
24/05/2011(Xem: 24941)
18/10/2010(Xem: 41078)
18/10/2010(Xem: 44366)
18/10/2010(Xem: 41010)
05/07/2019(Xem: 8956)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.