Duyên khởivô ngã

01/11/20164:01 SA(Xem: 14983)
Duyên khởi và vô ngã

DUYÊN KHỞIVÔ NGÃ


duyen khoi va vo ngaĐịnh nghĩa
: “…Này Ananda, giáo lý Duyên Khởi này thâm thuý, thật sự thâm thuý. Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ Munja và lau sậy babaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, đoạ xứ, sanh tử” (Kinh Đại Duyên, Digha. I)

Ai thấy rõ Duyên Khởi, người ấy thấy pháp-

Duyên khởi hay nhân duyên: Paticca-samuppàda (P) Pratiyasamutpada (S)

- Paticca:                    bởi vì, hay tuỳ thuộc nơi
- Samuppada   :          xuất xứ, hay phát sanh

Định lý duyên khởi:

- Thử hữu bỉ hữu –       Do cái này có mặt, cái kia có mặt
- Thử vô bỉ vô-            Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt-
- Thử sanh bỉ sanh      Do cái này sanh, cái kia sanh                                               
- Thử diệt bỉ diệt-       Do cái này diệt, cái kia diệt         

Một số dạng thức của giáo lý Duyên Khởi

(1) Năm chi phần duyên khởi :

“Này các TK, sự sinh khởi của khổ là gì? Do căn và trần gặp nhau, thức khởi lên; sự gặp gỡ của căn trần và thức gọi là xúc; duyên xúc mà cảm thọ sinh khởi’ do cảm thọ mà ái sinh. Này các TK, đây gọi là sự sinh khởi của khổ”.

(2) Tám chi phần duyên khởi :

“Như vậy, này Ananda, danh sắc duyên thức và thức duyên danh sắc. Danh sắc duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, sầu, bi, khổ ưu não”.

(3) Mười chi phần duyên khởi :

“Này cac TK, rồi Bồ tát Tỳ Bà Thi (Vipassi) tác ý: ‘Thức này quay về danh sắc, nó không rời xa. Cho đến như vầy, sinh lão tử có mặt, ở vào trong cảnh giới khác và tái sanh, gọi là danh sắc duyên thức và Thức duyên danh sắc; danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não. Và như vậy, toàn bộ khổ uẩn sinh khởi.

(4) Hai mươi ba chi phần :

Này các TK, vì thế cho nên hành duyên vô minh, thức duyên hành, danh sắc duyên thức, lục nhập duyên danh sắc, Xúc duyên lục nhập…khổ duyên với sinh,  khổ sinh tín, tín sinh hỷ, hỷ sinh lạc, lạc sinh khinh an, khinh an sinh định, định sinh tri kiến như thật, tri kiến như thật sinh nhàm chán, nhàm chánh sinh ly tham, ly tham sinh giải thoát, giải thoát sinh tri kiến giải thoát.”

(5)Mười hai chi phần nhân duyên

1. Vô minh (avijja): Không biết khổ, sự sinh khởi của khổ.. gọi là vô minh (S.II)

2. Hành (samkhàra): Có ba hành: thân hành, khẩu hành, ý hành (Một định nghĩa khác: Thế nào là hành? Đấy là sáu chỗ của tư: sắc, thanh, hương, vị…pháp tư (hành là yếu tố quyết định nghiệp lực của con người, là nguyên nhân của khổ đau và tái sinh)

3. Thức (Vinnàna): có sáu nhóm thức: nhãn thức…ý thức. Thức có nghĩa là rõ biết. Rõ biết chua, đắng, cay, ngọt, rõ biết chất kiềm…không phải kiềm, mặn, không phải mặn. Nhưng theo các luận sư, (a) thức có nghĩa là tưởng tri (sanjanàti): Biết và không có phản ứng tâm lý.; (b) thức có nghĩa là thức tri (vijanati) phân biệt; (c) thức có nghĩa là hiểu biết (pajanati) quyết định.

4 Danh sắc (Nàma- rùpa): Thọ tưởng tư xúc tác ý gọi là danh- Tứ đại và sắc do tứ đại tạo thành gọi là sắc (Thọ tưởng tư xúc và tác ý là thuộc thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn).

5. Lục Nhập (salayatana): Nhãn xứ, …. Ý xứ (lục nhập tức là nói đến sáu căn và sáu trần gặp gỡ).

6. Xúc (phassa): Nhãn xúc… ý xúc.  Xúc là sự gặp gỡ của ba yếu tố căn, trần và thức. Nói cách khác, đây cũng là ý nghĩa của chủ thể nhận thức, đối tượng nhận thức và nội dụng được nhận thúc.

7. Thọ (vedàna): Thọ do nhãn xúc sinh,…thọ do ý xúc sinh. –Cảm thọ lạc thì sản sanh tham ái. Cảm thọ khổ thì đem lại sân hận. Không khổ không lạc là nuôi dưỡng si.

8. Ái (Tanha): ái sắc, ái pháp. Thế nào là sự sinh khởi của khổ? Chính là ái đồng khởi với hỷ và tham, tìm cầu dục lạc chỗ này, chỗ kia: dục ái, hữuu ái, vô hữu ái.

- Khát ái các lạc thú, tức khát ái vị ngọt của sắc thanh hương vị xúc pháp: dục ái.

- Khát ái hiện hữu, trở thành, danh tướng, nhà mới, xe mới,… hữu ái

- Nhàm chán sự hiện hữu: vô hữu ái.

9. Thủ (upàdàna): bám víu, ôm chặt lấy vật ham muốn. Có bốn loại thủ:

(a) dục thủ (bám víu, ôm ấp ái dục vọng);

(b) kiến thủ: chấp chặt cái thấy;

(c) Giới cấm thủ: chấp chặt những  tà kiến;

 (d) Ngã luận thủ: chủ trương sai lầm về một cái ngã thườn hằng.

 Thủ là biểu hiện của ái dục ở cường độ mạnh mẽ. Ái dục được ví như mò trong đêm tối để lấy trộn đồ vật, trong khi ấy thủ chính là sự trộm cắp. Nguyên nhân của thủ là: ái luyếnlầm lạc. Do thủ phát sinh ý thức sai lầm “tôi’ và ‘của tôi”.

10. Hữu (bhava): Dục hữu, sắc hữuvô sắc hữu. Theo nghĩa đen, bhava có nghĩa là trở thành. Hữu bao gồm hành động tạo nghiệp (kammabhava-tiến trình tích cực của sự trở thành) và những cảnh giới của chúng sanh. Hữu tạo điều kiện cho sự tái sanh.

11. Sinh (Jàti): là sanh, xuất sanh, giáng sanh, sự xuất hiện của các uẩn, sự hình thành các xứ.

12. Lão tử (Jaràmarana): là già, suy yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ lụn bại, các căn suy hoại gọi là già. Sự tách rời, tiêu mất, tử vong, các uẩn tan rã, hoại diệt, vứt bỏ gọi là chết.

 SỰ VẬN HÀNH CỦA MƯỜI HAI CHI PHẦN NHÂN DUYÊN:

“Không có sinh khổ đau không có mặt,
Không có hữu thì không có sinh
Không  có thủ thì không có hữu
Không có ái thì không có thủ
Không có thọ thì không có ái,
Không có xúc thì không có thọ
Không có lục nhập thì không có xúc
Không có danh sắc thì không có lục nhập
Không có hành thì không có danh sắc
Không có vô minh thì không có hành.

Lưu ý: Mỗi chi phần nhân duyên vừa là nhân, vừa là quả, nó vừa là tuỳ thuộc hay bị định đoạt bởi (paticcasamupanna), và vừa làm điều  kiện cho (paticcasamupàda). Do vậy chúng phụ thuộc vào nhau, liên quan với nhau.

VI. TIẾN TRÌNH NHÂN QUẢ CỦA 12 NHÂN DUYÊN:

Theo ngài Anurudha Àcariya (tác giả quyển Abhidhammatthasangaha), Lý duyên khởi bao quát bốn tiết đoạn, gồm quá khứ, hiện tại, vị lai:

  1. Aticca kamma bhava: Nghiệp quá khứ gồm những hành động trong quá khứ và thuộc về vô minh (avijjà) và hành (samkhàra). Sự thật vô minh và hành này bao trùm cả ái (tanha), thủ (upàdàna) và hữu.
  2. Paccupanna vipàka bhava: quả hiện tại gồm những quả hiện tại do nghiệp đời trước phát sinh, tức là thức (vinnana), danh sắc ( nàmarùpa), lục nhập (salàyatana), xúc (phassa) và thọ (vedanà).
  3. Paccuppanna kamma bhava: nghiệp hiện tại gồm những hành động trong hiện tại và những hành động này sẽ phát sinh quả trong đời sau. Nghiệp hiện tại gồm ái (tanhà) thủ (upàdàna) và hữu (bhava). Sự thật chúng bao gồm cả vô minh, và hành.
  4. Anàgata vipàka bhava: Quả vị lai: kết quả trong đời sau do những nghiệp hiejen tại. Những kết quả này tức là sanh (Jàti) và già chết (jaràmarana). Sự thật sanh già chết này bao trùm cả thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ.

Bốn tiết đoạn này, một thuộc quá khứ, hai thuộc hiện tại và một thuộc vị lai. Trong 12 pháp hình thành định lý duyên khởi, vô minh (avijja) và ái (tanha) được xem là gốc rễ (mùla). Chỉ khi nào hai gốc rễ này được trừ diệt, bánh xe sanh tử luân hồi mới có thể dừng lại được.

V. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ DUYÊN KHỞI

1. Nghiệp cảm duyên khởi: Trong quá trình luân hồi sinh tử, định luậttrật tự vận hành tạo nên vòng tròn sinh hoá là luật nhân quả. Yếu tố chính của diễn trình nhân quả là  lý thuyết về nghiệp cảm. Nghiệp cảm là cái năng lực tâm lý tiềm tàng, vẫn tồn tại khi thân xác bị chết đi. Nghiệp gồm có biệt nghiệp và cộn nghiệp. Biệt nghiệp tạo nên cá thể và cộng nghiệp tạo nên thế giới. (Tuy nhiên, theo giáo lý duyên khởi, không có điểm khởi đầu hay nguyên nhân đầu tiên, mà chúng chỉ là sự vận hành liên tục của bánh xe luân hồi. Một sinh vật chết đi không phải chấm dứt, mà ngay đó, một đời sống khác bắt đầu với một quy trình sống chết tương tự, và cứ lập đi lại thành một chuỗi sinh hoá bất tận. Lưu ý phần nhân quả ba đời của 12 chi duyên khởi).

2. A lại da duyên khởi: Theo Duy Thức, thức được chia thành 8 nhóm: tiền ngũ thức, ý thức, mạt nalại da thức. Thức thứ bảy là trung tâm hiện khởi của các ý tưởng vị ngã, ích kỹ, tự ái, ảo tưởng, là trung tâm chấp ngã, ngã hoá. Trong khi đó, a lại da thứctrung tâm tích tụ ý thể (nghĩa là thức), là nơi chứa nhóm các hạt giống (chủng tử) của tất cả mọi hiện khởi và chúng được bộc lộ trong các hiện khởi đó. Theo Duy thức tông, nguyên khởi của vạn pháphiệu quả của ý thể. Tàng thứctrung tâm tích tụ của ý thể, là kho chứa hạt giống của mọi hiện hữu. Khi chúng tiềm ẩn, ta gọi là chủng tử; khi chúng hoạt động ta gọi là hiện hành. Những chủng tử cố hữu, những hiện hành và những chủng tử mới hỗ tương phụ thuộc lẫn nhau tạo nên một vòng tròn mãi mãi tái diễn tiến trình trước sau như nhất. Cái làm cho chủng tử phát khởi thành hiện hành, nghĩa la động lực tạo ra dòng vận động của duyên khởi chính là ý thể- nghĩa là thức. Đấy gọi là A lại da duyên khởi. Theo thuyết A lại da duyên khởi, Hoặc, Nghiệp, Khổ khởi nguyên từ nghiệp thức hay ý thể.

3. Chân như duyên khởi:

Chân nhưtừ ngữ được dùng để diễn tả thực tại cứu cánh vượt ngoài định danh và định nghĩa. Nó cũng được gọi là Như Lai tạng, tức là Phật tánh ẩn tàng tàng trong bản tánh phàm phu. Chân như trong nghĩa tĩnh thì phi không gian, phi thời gian, bình đẳng, vô thuỷ, vô chung, vô tướng vô sắc. Chân như trong nghĩa động có thể xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào. Khi được điều động bởi một nguyên nhân thuần tịnh, nó mang hình thức thanh thoát; khi được điều động bởi một nguyên nhân ô nhiễm, nó mang hình thức hủ bại. Do vậy, chân như có hai trạng thái: (a)mặt tĩnh là tự thân chân như, và mặt động là những biểu lộ của chân như trong vòng sống chết.

Như vậy, có ba loại duyên khởi: (1) Nghiệp cảm duyên khởi như được miêu tả trong bánh xe sinh hoá; (2) A lại da duyên khởi, để giải thích căn nguyên của nghiệp; (3) Chân như duyên khởi, để giải thích căn nguyên của tàng thức.

4. Pháp giới duyên khởi: Theo Hoa Nghiêm tông, Pháp giới (dharmadhatu) có nghĩa là “những yếu tố của nguyên lý” và có hai sắc thái: (a) trạng thái chân như hay thể tánh; (b) thế giới hiện tượng. Học thuyết pháp giới duyên khởi  thường dùng theo nghĩa thứ hai, nhưng khi nói về thế giới lý tưởng sở chứng, nghĩa thứ nhất được ứng dụng.

Học thuyết Pháp giới duyên khởi chủ trương rằng vạn hữu trong vũ trụ- tâm và vật- đồng khởi, đồng hiện hữu, nương tựa lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Tất cả hoà điệu trong một thế giới toàn vẹn. Nếu thiếu một, vũ trụ không hiện hữu, nếu không có tất cả, cái một cũng không thể lập. Khi toàn thể vũ trụ hoà điệu toàn, nó được gọi là nhất chân pháp giới. Ấy là vũ trụ của cái một, cái thực hay “liên hoa tạng” biểu hiện qua bốn mặt:

a.- Sự pháp giới (thế giới của sự): thế giới của đời sống hiện thực, thế giới của sự kiện

b.- Lý pháp giới (thế giới của lý): thế giới lý tưởng, của các định luật hay nguyên lý.

c.- Lý sự vô ngại pháp giới: (thế giới của lý sự vô ngại) thế giới của lý trong sự, sự và lý hoà điệu.

d.- Sự sự vô ngại pháp giới: thế giới tương giao hoà điệu giữa chính các thực kiện hiện hữu. Các thực kiện dung nhiếp nhau, hỗ trợ nhau, phụ thuộc nhau.

Theo Pháp giới duyên khởi, vạn vật trong thế giới hiện thực phải có sự hoà điều với nhau, vì các lý do:

(a) Vạn vận đồng thời hiện khởi;

(b) Vạn vật hỗ tương giao thiệp ảnh hưởng;

(c) Vạn vật thiết yếu hỗ tương đồng nhất (tương huỷ tương thành) để thể hiện sự hoà điệu;

(d) Chủ và khách thiết yếu là nhất thể hay hoà điều để thành tựu mục đích;

(e) Vạn vật khởi nguyên từ ý thể- do đó, một ý niệm tương đồng phải được phản ảnh trong tất cả;

(f) Vạn vật là kết quả của nhân duyên do đó chúng hỗ tương phụ thuộc;

 (g) Vạn vạn không định tính nhưng cùng hỗ tương phụ trợ, do đó chúng tự do hoà điệu với tất cả

(h) Vạn vật đều có Phật tánh tiềm ẩn;

(i) Vạn hữu, từ tối cao cho đến tối thấp, đều cùng chung trong một mandala (vòng tròn toàn vẹn);

(k) Vì có sự hỗ tương phản chiếu tất cả  mọi tác dụng- như trong một căn phòng dựng các mặt kính chung quanh, sự vận động của một ảnh hưởng tạp ra sự vận động của hàng nghìn phản chiếu.

VÔ NGÃ (ANATTA):

Hai lý do khiến con người sáng tạo ra cái ngã:

1.- Tự vệ::Vì muốn tự vệ con người dựng lên thượng đế để nương tựa, dể được che chở, được bảo đảm an ninh như một đứa trẻ nương tựa vào cha mẹ.

2.- Tự tồn: vì muốn tự tồn người ta đã sáng tạo ra ý tưởng về một linh hồn bất tử hay atman sẽ sống mãi bất tận.

Phật giáotôn giáo duy nhất trong lịch sử tôn giáo nhân loại chủ trương học thuyết vô ngã, phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn hay cái ngã, cái tôi. Vô ngã là kết quả tự nhiên, là hệ luận tất yếu của ngũ uẩnduyên khởi. Theo quan điểm chính thống; vô ngã có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại về cái ngã bất biến trong mọi hình thái: nhân vô ngã (pudgalanairàtmya) và pháp vô ngã (dhammanairàtmya). Giáo lý vô ngãtác dụng như là phương thuốc với mục đích chấm dứt niềm tin sai lạc này (sakkàyaditthi-nirodha)

Có 04 nghĩa vô  ngã:

(1) Vô ngã (anatta) là không có bất cứ sự hiện hữu độc lập nào, và do vậy không có một thực thể của riêng nó. Luận lý này có mối liên hệ chặt chẽ giữa vô ngã (anatta) và duyên khởi (paticcasamupada); vì duyên khởi chủ trương không có gì sinh khởi mà không phụ thuộc vào các nguyên nhân; do vì các thành tố tạo nên con người (năm uẩn) được diễn đạt là tuỳ thuộc vào nhau mà sinh khởi (paticcasamupanna pancakkhandha)

(2) Nghĩa vô ngã thứ hai có thể thấy qua bài kinh Chachakka (M.): “Nếu ai xem mắt (hay cái thấy) như là ngã, lập trường ấy không đứng vững, vì sự khởi và biến mất của cái thấy rõ ràng là từ cảm nghiệm. Đối với một vấn đề sinh ra và biến mất, nếu ai nghĩ rằng ‘cái tự ngã của tôi đang sinh ra và biến mất’ (cái suy nghĩ như thế) hẳn cũng sẽ biến đổi bơi chính người ấy.  Do vậy, không nên có quan điểm xem cái thấy như là cái ngã. Như vậy, mắt được chứng minh là vô ngã” (tương tự với 5 giác quan còn lại. Ví dụ, cảm thọ có được xem là ngã không? Nếu mắt được xem là ngã thì một khi cảm giác lạc được thay bằng cảm giác khổ, người ta phải chấp nhận rằng cái ngã của họ thay đổi, nếu như nó không biến mất hoàn toàn.)

(3) Nghĩa thứ ba trong đó từ ‘ngã’ với ý nghĩa là vật môi giới, được hiểu là người làm tách biệt với việc làm. Ý nghĩa này phát sinh do bởi lời dạy của đức Phật “ngang qua hành uẩn thì cảm thọ có điều kiện”.

(4) Nghĩa thứ tư ‘vô ngã” được rút ra cuộc tranh luận giữa Đức Phật và du sĩ ngoại đạo Saccaka. Du sĩ Saccaka cho rằng giống như mọi loại hạt giống hay thực vật sinh ra và phát triển đều phụ thuộc vào đất; cũng vậy, đối với bất cứ hành động dù thiện hay bất thiệncon người thực hiện đều hoàn toàn tuỳ thuộc vào 5 uẩn. Từ đây, du sĩ ngoại đạo kết luận 5 uẩn cấu thành cái ngã.

Để phản bác lập luận này, đức Phật hỏi Saccaka rằng có phải vua xứ Kosala (Kiều Tất La) hay Magadhasức mạnhquyền lực đối với nhân dân, vì vậy ông ta có quyền thưởng phạt họ. Tương tự, nếu người ta khẳng định năm uẩn chính là tự ngã, hẳn người ấy phải thẩm quyền đối với năm uẩn: “hãy để cho 5 uẩn của tôi thế này, hãy để 5 uẩn của tôi không như thế này…” nhưng thật sự người ta không làm gì được với sự vô thường của 5 uẩn.

Tất cả các hành (hữu vi) là vô thường (sabbe samkhàrà aniccà)

Tất cả hành là khổ (sabbe samkhàrà dukkhà)

Tất cả pháp là vô ngã (sabbe dhammà anattà)

Do vậy, cái ta gọi là “linh hồn”, “cá thể”, “tôi”… chỉ là cái tên gọi hay nhãn hiệu để đặt cho sự nhóm họp của năm uẩn, vốn là vô thường, hằng biến. Một sự vật biến mất, làm nhân duyên cho sự xuất hiện của vật kế tiếp trong chuỗi dài nhân quả. Không hề có gì là bản thể bất biến ở đằng sau chúng  mà chúng ta có thể họi là cái ngã trường cửu (àtma), cá thể, hay cái “tôi” thật sự.  Không có yếu tố sắc, thọ, tưởng, hay hoạt động tâm linh nào thuộc hành uẩn hay thức uẩn có thể gọi là “cái tôi” Vì sao? Vì nếu cái tôi ấy là sắc hay thọ, hay tưởng, hay hành, hay thức, thì chúng ta có thể điều khiển nó như thế này hay thế khác! Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể điều khiển được chúng bởi luật vô thường, biến hoại.

Phật giáo không hề chủ trương một linh hồn trường cửu bất biến có thể xem là ngã, linh hồn, hay cái tôi đối lập với sự vật và thức (vinnàna). Sở dĩ nhấn mạnh điểm này vì có một quan niệm sai lầm cho rằng ý thức là một thứ ngã hay linh hồn như là một bản thể trường tồn. Theo lời Phật dạy, ‘do các duyên thức sinh khởi, không có các duyên thì thức không thể sanh khởi. Bởi vì, thức được gọi tên tuỳ thuộc điều kiện mà nó phát sinh; VD: do duyên con mắt và sắc thức sinh thì gọi là nhãn thức; do duyên tai và tiếng thức sinh gọi là nhĩ thức (tương tự mũi hương, lưỡi vị, thân xúcm ý và pháp):

Thức có thể tồn tại với sắc làm phương tiện (rùpapàyan), sắc làm đối tượng (rùparammanam) sắc làm nơi nương tựa (rùpapatittham), và tìm lạc thú trong ấy (sắc) nó có thể lớn lên, tăng trưởng và phát triển (tương tự với thọ…). Nếu ai bảo rằng họ có thể chỉ rõ sự xuất hiện, sự ra đi, biến mất, sự sinh, tăng trưởng, phát triển và biệt lập với sắc, thọ, hành, tưởng, thì đấy là một điều không thực có.”

tương tự một ngọn lửa được gọi tên tuỳ theo nhiên liệu. Lửa được đốt bằng củi gọi là lửa củi, lửa được đốt bằng rơm gọi là lửa rơm… đức Phật tuyên bố: thức tuỳ thuộc vào 4 uẩn là sắc thọ tưởng hành, không thể tồn tại biệt lập

HAI LOẠI CHÂN LÝ:

(1) Sammutisacca: chân lý ước lệ: khi ta dùng từ ngữ thường ngày như “tôi”, “anh”. “linh hồn”, “cá nhân”… là chúng ta thuận theo quy ước thế gian

(2) Paramatthasacca: Chân lý tuyệt đối (thắng nghĩa đế): nhưng sự thật tối hậu là không có cái tôi hay linh hồn như Kinh Lăng Già (Mahayanasutralankara) dạy: “một con người (pudgala) cần được xem là một sự giả lập (prajnapati)- (nghĩa là theo quy ước thì có một cá thế hay con người) chứ không phải trong thực tại (chân lý tuyệt đối).

Ý nghĩa về Sự im lặng của đức Phật trước những câu hỏi siêu hình:

Vachagotta:- Thưa đức Phật có tự ngã hay không?

Đức Phật im lặng

Vachagotta:- Thế thì thưa ngài không có tự ngã?

Đức Phật im lặng, và ngài giải thích thái độ im lặng: khi được hỏi có ngã hay không, nếu trả lời có, có nghĩa là đức Phật chủ trương thuyết thường hằng (sassatavadà); nếu trả lời không, là đức Phật đứng về thuyết đoạn diệt (ucchedavadà). Thêm vào đó, nếu trả lời không thì sẽ làm cho Vacchagotta đã hoang mang lại càng hoang mang; vì theo tư duy của Vacchagotta: “trước kia quả thật ta có ngã, nhưng bầy giờ ta không còn nữa”.

Bài đọc thêm:
Phật Học Khái Luận - Thích Chơn Thiện
blank

Giáo Lý Duyên Khởi (Thích Hạnh Bình)

blank




Chương 2 Vô Ngã






blank
Nguyên Lý Duyên Khởi (Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/05/2011(Xem: 20770)
19/07/2020(Xem: 5478)
03/08/2010(Xem: 37207)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.