Tin sâu nhân quả

20/12/20164:48 CH(Xem: 6474)
Tin sâu nhân quả
TIN SÂU NHÂN QUẢ
Thị Giới

nhan qua 2Tin Nhân Quả chúng ta cũng sẽ tin rằng những hành động, ý nghĩ của chúng ta cũng đã và đang tác động vào mọi hiện tượng của thế giới và ngược lại. Thế giới được soi rọi bằng chánh niệm thì nó sẽ trở thành chánh niệm, được soi rọi bằng ánh sáng lưu ly thì nó sẽ trở nên lưu ly, được soi rọi bằng ánh sáng và tình thương của Đức A Di Đà thì nó sẽ trở thành ánh sáng và tình thương của Đức A Di Đà, hay Tịnh Độ.

Điều Thầy chúng tôi thường nhắc nhở là hãy Tin Sâu Nhân Quả. Tin Nhân Quả phải chăng là một hệ luận của Tin Duy Thức? Tin rằng mọi hiện tượng phát sinh trong đời sống chúng ta đều do nghiệp hay Thức tạo ra, nhìn thấy toàn thế giới là nghiệp, là Thức. Và từ đó, chúng ta có thể thay đổi hoàn cảnh của chúng ta và của người khác bằng ý nghĩ và hành động của chúng ta. Tin Nhân Quả, chúng ta sẽ cố gắng giữ gìn giới hạnh, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp, tôn trọng những luật lệ chung, tích cực góp sức vào những việc làm lợi ích, phước thiện…

Tin Nhân Quả cũng cho chúng ta thấy mọi hiện tượng đều không có tự tánh, chỉ khởi lên từ nghiệp, và cả chúng ta cũng khởi lên từ nghiệp. Từ đó không chấp vào ta, không chấp vào người, không chấp vào pháp.

Nói như Thầy tôi, chúng ta đi đụng đầu vào cây cột, chúng ta lại trách cây cột. Bây giờ chúng ta nhận ra rằng cây cột không ở ngoài chúng ta và sự va đầu vào cột cũng là do chúng ta bước đi mà không để ý. Cả hai mặt, thế giới và cách chúng ta đi trong thế giới đều không ở ngoài Thức, đều do Thức của chúng ta tạo ra.

Tin Nhân Quả chúng ta cũng sẽ tin rằng những hành động, ý nghĩ của chúng ta cũng đã và đang tác động vào mọi hiện tượng của thế giới và ngược lại. Thế giới được soi rọi bằng chánh niệm thì nó sẽ trở thành chánh niệm, được soi rọi bằng ánh sáng lưu ly thì nó sẽ trở nên lưu ly, được soi rọi bằng ánh sáng và tình thương của Đức A Di Đà thì nó sẽ trở thành ánh sáng và tình thương của Đức A Di Đà, hay Tịnh Độ.

Dù những cái thấy đó chưa phải là chân lý cứu cánh, nhưng đó là cách để chúng ta giảm bớt giòng nghiệp tiêu cực ngày đêm không ngừng đổ vào Thức A Lại Da. Và đó cũng có thể là nơi chúng ta tạm thời dừng lại để thấp thoáng tiếp cận với bản chất duy tâm, vô ngã của thế giới hiện tượng, là những mặt trăng giả để chúng ta có thể làm quen dần với ánh sáng của mặt trăng thật.

Bên cạnh việc tin sâu Nhân Quả, chúng ta cũng cố gắng thấy mình và thế giới không có sự ngăn cách.

Tiếp xúc với một cá nhân, một cộng đồng, ban đầu có thể chúng ta thấy cá nhân, cộng động đó hoàn toàn bên ngoài chúng ta, đối mặt với chúng ta, dòm ngó chúng ta, tạo sự khó chịu cho chúng ta. Nhưng qua thời gian, khi sự kết nối trở nên mật thiết, có thể chúng ta lại thấy cá nhân hay cộng đồng đó với ta là một, là cơ thể thứ hai của chúng ta.

Khi nhìn những ngọn sóng nhấp nhô trên mặt biển chúng ta biết rằng sóng đó chính là nước biển. Khi đứng bên một bờ biển hoang vắng với những thứ được sóng đánh giạt vào bờ, chúng ta nhìn thấy biển ở trong những thứ đó. Như có người nghe được âm thanh của đại dương trong một chiếc võ ốc.

Đối diện với những ngọn sóng lên xuống của đời sống, chúng ta biết đó là những ngọn sóng khởi ra từ tâm của chúng ta, chính là tâm, mang hình ảnh tâm của chúng ta. Những con sóng của đời sống đó cũng là những con sóng chung cho tất cả chúng ta, những chúng sinh đang đi trên cùng một chiếc bè thế gian…

Tin Nhân Quả và hòa mình vào thế giới Một là con đường đưa chúng ta vào Giới và Từ, cũng là buớc đầu cho sự dừng lại mọi lăn xăn, phân biệtchấp ngã của chúng ta. Đó là con đường đưa chúng ta đến gần hơn với đức Di Lặc.

Và bây giờ chúng ta có thể lắng nghe tiếng của đại dương trong một chiếc võ ốc.

Thị Giới
(Thiện Tri Thức)

Thị Giới

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
30/08/2014(Xem: 27338)
24/05/2011(Xem: 24831)
18/10/2010(Xem: 41015)
18/10/2010(Xem: 44261)
18/10/2010(Xem: 40902)
05/07/2019(Xem: 8857)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.